Ăn muối loại nào tốt?

 Dạo còn bé mình hay thấy mấy người thượng đeo mấy cái gùi ra chợ, bán ngo thông rồi mua gạo và muối ở hàng bà Cáp, bỏ vào gùi đem về.

Con người giao dịch buôn bán muối từ mấy ngàn năm qua. Muối là một trong những nhu-yếu phẩm cần thiết cho dinh dưỡng của loài người. Người Việt có món nước mắm rất mặn vì làm với muối nên ít thấy bỏ muối khi nấu ăn, khác với người Tây phương.

 

Hồi nhỏ nghe nói muối được làm bằng nước biển nên khi viếng Nha Trang, thấy những ruộng muối trắng mê mệt thở. Qua Tây lại khám phá có muối trên núi. Xem các phim tài liệu về các núi muối trên cao nguyên trắng xoá, người thợ phải đeo kính mát để bớt bị chói ánh sáng mặt trời rọi lên muối.


Có lần đi chơi ở Mono Lake, được xem là hồ muối, từ trên núi chảy xuống. Nghe nói độ muối của hồ mặn gấp 2.5 lần nước biển. Ai muốn tự tử, nhảy xuống đây, bảo đảm không chết chìm.

 

Dạo học trung học thì được biết các tế bào của cơ thể chúng ta cần muối để giúp chất lỏng trong cơ thể di chuyển, giúp xương chắt, cân bằng lượng đường, các cơ bắp và giúp hệ thống thần kinh hoạt động.




Muối ăn, sodium chloride (NaCl), là một khoáng chất tự nhiên cần thiết cho đời sống động vật.  Muối là một trong những dạng gia vị thực phẩm được sử dụng rộng rãi và lâu đời nhất.  Vị mặn là một trong năm vị căn bản của con người ngoài vị ngọt, chua, đắng và umami mà mình có kể trong bài về nước mắm madze in California.  Khi muối hòa tan trong dung dịch hoặc trong thực phẩm, nó sẽ phân hủy thành các ion thành phần của nó: sodium và chloride (Na + và Cl-, tương ứng).  Vị mặn chủ yếu đến từ các ion sodium.


Sodium là một chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng cơ thể không thể tự sản xuất được như sinh tố C.  Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể và được chứa trong chất lỏng cơ thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Muối cũng rất cần thiết trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng tổng thể của cơ thể.


Muối đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người.  Nó là nguồn chính của các ion sodium và chloride trong chế độ ăn uống của con người.  Sodium cần thiết cho chức năng thần kinh và cơ bắp và tham gia vào quá trình điều tiết chất lỏng trong cơ thể.  Sodium cũng đóng một vai trò trong việc kiểm soát huyết áp và thể tích của cơ thể.  Mặc dù Sodium rất cần thiết, những người tiêu thụ quá nhiều Sodium có thể bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao, một tình trạng có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ. Do đó bác-sĩ khuyên các người bị áp huyết cao, ít dùng sodium để tránh những hiểm nguy.

 

 Các ion chloride đóng vai trò là chất điện giải quan trọng bằng cách điều chỉnh độ pH và áp suất trong máu. Chất điện phân là các hợp chất, thường là muối, phân ly thành các thành phần ion của chúng trong dung môi như nước.  Chloride cũng là một thành phần quan trọng trong việc sản xuất axit dạ dày (HCl).  Con người bài tiết muối khi đổ mồ hôi và phải bổ sung các ion sodium và chloride bị mất này thông qua chế độ ăn uống của họ.


Mình nhớ có lần, một tên bạn mời đánh quần-vợt ở ngoại-ô Paris, nơi nhà của ông nội hắn, người sáng lập công ty xà-bông Roger Gallet khi trời nóng vào mùa hè, hắn chạy không nổi nên kêu ông bố. Ông bố chạy vào nhà làm cho nó ly nước muối, uống xong thấy hắn tỉnh táo lại đánh banh tiếp. Do đó các loại nước khi chơi thể thao đều có sodium hết.


Người Việt mình ăn đồ mặn như mắm, nước mắm quen vì muối thường được dùng để làm đồ khô như cá,...nên về già phải cẩn thận, ăn ít đồ mặn lại.


Chúng ta cần tiêu thụ Sodium thường xuyên, thành phần chính của môi trường bên trong của một người - chất lỏng ngoại bào.  Các chất dinh dưỡng đến các tế bào của cơ thể bạn thông qua các chất lỏng này.  Sodium hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể bao gồm thể tích chất lỏng và cân bằng acid.


Cẩn thận đừng dùng Nitrite vì người ta dùng nó để giữ gìn thịt mà mình có kể rồi trong bài về làm thịt Jăm-bông công nghiệp được bán ở siêu thị.


 Cơ thể người lớn chứa khoảng 250g muối và lượng muối dư thừa sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài một cách tự nhiên qua đường nước tiểu hay các chân lông.


 Sodium là một chất điện giải, như Kali, Calcium và Magnesium;  nó điều chỉnh các điện tích di chuyển trong và ngoài các tế bào trong cơ thể.  Nó kiểm soát vị giác, khứu giác và quá trình xúc giác của bạn.  Sự hiện diện của ion sodium rất cần thiết cho sự co bóp của các cơ, bao gồm cả cơ lớn nhất và quan trọng nhất, đó là tim.  Nó là nền tảng cho hoạt động của các tín hiệu đến và đi từ não.  Nếu không có đủ sodium các giác quan sẽ bị tê liệt và thần kinh sẽ không hoạt động.


Vấn đề ngày nay, chúng ta chọn lựa cẩn thận loại muối nào để ăn. Trên thị trường có nhiều loại thứ muối, nào là muối công nghệ, nào là nơi xuất xứ vì công nghệ làm giả các loại muối như họ đã làm với đường hay các loại khác. 

Điển hình là nước mắm, khi xưa làm bằng muối biển nay muối biển đắt nên họ sử dụng muối công nghệ để tạo ra nước mắm với các hoá chất, tạo ra nước mắm, không có muối hay cá, chỉ có mùi hoá học, không có chút cá gì cả. Loại cao cấp thì chỉ có độ 20% Amino acid từ cá.

Các loại muối công nghệ ngày nay đều được chế tạo dưới dạng Sodium Chloride từ muối trong các đá, hay muối biển.

Muối tự nhiên được nấu ở 1200 độ F. Ở độ nóng này thì muối đều mất hơn 80 nguyên tố kiềm, cả iodine tự nhiên, chỉ còn sodium chloride. Sau đó lại được tẩy trắng trước khi bán. Ở Việt Nam khi xưa có loại muối hột mà người ta dùng nấu ăn hay quăn vào lửa khi đốt nhang đèn, cúng quẩy. Mình nhớ muối loại này không có trắng tinh như muối mua ở siêu-thị. Các chợ Việt Nam thường tặng không khi mua nhiều đồ. Toàn là muối giả nên rẻ. Không nên sử dụng. Họ cho thì đem về dùng để ngâm chân nước nóng hay để diệt cỏ dại.

Ngoài ra còn có các hoá chất khác được bổ sung thêm vào muối ăn bán trên thị trường như sodium solo-co-aluminate, iodide, sodium bicarbonate, fluoride, các loại độc tố của potassium iodide cũng như đường trắng và bột ngọt. Xem ra, ăn muối có thể nhiễm độc cho cơ thể.

Muối ăn từ hoá chất này, còn thấy trong các loại thực phẩm đóng hộp từ bánh mì đến đồ đông lạnh.

Tiêu thụ muối này, về lâu về dài sẽ tạo ra áp huyết cao khi cơ thể tìm cách tống khứ các độc tố xa trái tim.

  •  Gây ứ nước và chất lỏng.
  •  Góp phần vào và hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh gút và béo phì.
  •  Các chất phụ gia trong muối có thể gây ra các vấn đề về thận, tuyến giáp và gan, bướu cổ, tăng huyết áp, bệnh tim, hệ thống đào thải căng thẳng, chuột rút cơ, giữ nước, phù nề, đột quỵ, suy tim, hậu mãn kinh và các rối loạn hệ thần kinh chính như lo lắng và trầm cảm.
  •  Muối ăn ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn và thần kinh, đồng thời làm rối loạn sự cân bằng của hệ bạch huyết.

 

Muối công nghệ rất dễ gây nghiện vì các chất phụ gia hóa học được thiết kế để kích thích các trung tâm khoái cảm của não, tương tự như người ta sử dụng đường hoá học.

 

Vậy chúng ta ăn muối nào vì muối biển cũng bị ô nhiễm đại dương, muối biển được phát hiện có chứa các hạt vi nhựa. Người ta khuyên tốt nhất là dùng muối Himalaya, được khai thác từ các lớp muối được tạo ra từ rất lâu trước khi nhựa và các hóa chất độc hại khác được sản xuất. Khi dãy núi Himalaya được hình thành bằng cách trồi lên từ lòng đại dương, sau đó chúng được dung nham bảo vệ và bao phủ bởi băng tuyết trong hàng nghìn năm. Nếu thế giới tiếp tục ăn muối của vùng núi này thì dãy Hy-mã-lạc-Sơn sẽ biến mất nên chưa chắc là phải muối của vùng ngày hay cũng bị làm giả. Chán Mớ Đời 

 

Thấy trong Costco bán loại này và Smart Final cũng có bán, bên thì đóng hộp còn bên thì khách hàng tự động lấy bị bỏ vào nên không biết loại nào đúng nào sai. Mình ngâm chanh muối với loại muối này, có màu hồng . 

 

Muối Nhật làm từ rong biển


Sự cân bằng của sodium và chloride với các khoáng chất tự nhiên bổ sung cần thiết cho cơ thể, góp phần tạo nên màu hồng của nó. Muối Himalaya có chứa ít nhất 80 nguyên tố vi lượng tự nhiên có lợi cho sức khỏe của chúng ta.  Hãy thận trọng khi mua hàng vì có những loại hàng nhái giá rẻ.  

 

Muối Himalaya hạt to, màu Hồng 

Mình xem phim tài liệu, họ quay cảnh làm muối bên Nhật Bản với rong biển. Họ lấy rong biển về nấu lên rồi chắt nước ra, làm bốt hơi thành muối. Mình có gửi mua về để ăn thử.

Nhs 

 

Mẫu-Nan-Nhật

Hôm nay, sinh nhật thứ 90 của bà cụ, mình có gọi điện thoại từ Tanzania, trước khi leo núi Kilimanjaro. Đúng lúc bà cụ đang ở tiệm ăn, mấy cô em mời tại nhà hàng thay vì làm tại nhà như mọi năm. Cậu em mình đi chơi ở Hà Giang còn mình thì đi Phi Châu. Chưa bao giờ tham dự sinh nhật của mẹ. Nói cho đúng khi xưa, ở Đà Lạt có bao giờ mừng sinh nhật trong nhà đâu. Có cơm ăn là may, chuyện sinh nhật chỉ dành cho dân giàu có hay trong xi-nê. Mình chỉ biết ngày sinh của ông bà cụ khi làm đơn xin đi du học.

Phong-tục Việt Nam rất chuộng con trai qua câu: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Con trai được cưng chìu còn con gái thì hay bị rày la nhưng trên thực tế mình thấy con gái có hiếu với cha mẹ hơn. 10 người con trai thì hoạ may, có một lo chăm-sóc bố mẹ khi về già. Rất hiếm vì phải hầu vợ. Tôi trung chỉ thờ một chúa. Chán Mớ Đời  

Sinh nhật thứ 90 của mẹ mình tại Đà Lạt  
Cô em mình đậu vào trường kiến trúc nhưng vì con của ngụy quân ngụy quyền nên không được phép học đại học, ở nhà đan áo len. Nay thấy có khiếu về nghệ thuật, làm mấy tác phẩm đặc thù sau những giờ bán cà phê ở quán Chez Nous, đường Phan Đình Phùng

 Mỗi tuần, nói chuyện, bà cụ kể cô em này làm thức ăn đem đến cho mẹ xơi, cô kia mua thuốc bổ cho mẹ, cuối tuần thì có cô chở con đến ăn cơm với mẹ, giúp mẹ mình bớt cô đơn từ khi ông cụ qua đời. Có cô thì chở mẹ đi viếng cảnh Đàlạt, chụp hình cho mẹ tạo dáng. Những giây phút này sẽ được thiên thu hoá. Còn mấy ông con trai như mình, chỉ lo hầu vợ. Chán Mớ Đời 

 

Mình quen một gia đình có hai người con trai khác biệt hoàn toàn. Một ông thì cuối tuần lái xe từ Fernando Valley xuống Quận Cam, đưa bố mẹ đi chợ trời, ăn uống trong khi một ông khác thì không bao giờ thấy mặt. Khi nào ông này xuất hiện là biết cần tiền, về thăm mẹ để xin tiền hay nhờ nói với mấy anh chị cho mượn tiền và bới đồ ăn do mẹ nấu về cho vợ. Ông ta lấy vợ rồi ly-dị, sau này lấy một cô nào đi du-lịch sang mỹ rồi làm đám cưới ở lại. Cô này chưa bao giờ gặp bố mẹ chồng, dù ở cùng thành phố, đám tang hay kỵ giỗ bố mẹ chồng không bao giờ tham dự.

 

Nếu giải thích theo Phật-pháp thì người con có nợ với bố mẹ kiếp trước, hoặc bố mẹ mắc nợ người con thì kiếp này đến trả nợ hay đòi nợ. Trong gia đình, thường thấy bố mẹ cứ lo cho những người con ít lo lắng cho bố mẹ, thậm chí bạc đãi bố mẹ, ngược lại những đứa con chăm-sóc họ thì bố mẹ lại không để ý tới. Bố mẹ mắc nợ mấy đứa con này từ kiếp trước nên kiếp này phải trả. Đứa cho tiền xài, cất để đưa lại đứa khác khiến anh em lục-đục nhưng hiểu theo Phật pháp là nợ. Mình nợ bố mẹ thì trả còn bố mẹ nợ em hay anh chị thì bố mẹ trả thế thôi. Tiền của mình được bàng-giao lại qua tay anh chị. Khi đã hiểu như vậy thì anh chị em sẽ không lục-đục nữa. Không cành nanh vớ vẩn.


Mình lại nghe nói là nếu bố mẹ lấy tiền đứa này để cho đứa khác vô hình trung làm chúng thất đức, đời con cháu hết có câu “có đức mặc sức mà ăn”. Lý do là mình chăm sóc bố mẹ, làm việc thiện để tạo đức cho con cháu sau này hưởng như trồng cây thì trong tương lai, đời sau mới hưởng. Nếu mình lấy tiền của cha mẹ về già thì lấy luôn cái đức của con cháu mình sau này. 


Nói như nhà nông, bón phân cây năm nay là để cho vài năm sau vì phân bón phải hoà vào đất trời một thời gian dài, mới được rể cây hút vào, nuôi thân cây, đâm cây ra trái. Thay vì bón phân, mình lấy đất tốt của cây thì không lâu, cây sẽ úa tàn.

 

Có lẻ người con gái, có chồng sinh con đẻ cái, trải nghiệm quá trình của người phụ nữ vượt cạn nên thương mẹ và chăm sóc cho cha. Khi người con gái đi lấy chồng, có mang, sinh con thì tận hiểu sự đau-đớn gánh-chịu của mẹ khi xưa, lúc có mang và sinh ra mình.

 

Đàn ông thì cứ đè đầu xuống phịch một cái rồi con sinh ra, hứng thì nuôi không thì kiếm chỗ khác phịch thêm, định hướng sinh-lý thị trường xây dựng nòi giống.

 

Mỗi lần gần đến sinh-nhật lại nhớ đến cụm từ của người Tàu “mẫu-nan-nhật”.母難日 Người tàu không gọi ngày sinh của họ là “sinh-nhật” mà họ gọi “mẫu-nan-nhật”, ngày mẫu thân nạn. Ngày mà người mẹ phải rặn đau, sau 9 tháng 10 ngày hoài thai. Có khi chuyển bụng cả mấy ngày mới sinh con mà khi xưa có thể mất mạng như chơi vì y-khoa chưa được tốt như ngày nay.

 

Khi xưa, phụ-nữ nào may-mắn, có người chồng thương-yêu, khi vượt-cạn thì người chồng ra sông ngụp lặn, cầu khẩn hà-bá để giúp hồn vía của vợ sinh con cho mau và bình-yên. Khi xưa người ta hay ví “Người ta đi biển có đôi, vợ tôi đi biển mồ-côi một mình.” Nay ở xứ tây-phương thì người chồng phải vào phòng sản-phụ để giúp vợ vượt cạn. Trong thời kỳ hoài thai thì hai vợ chồng phải theo học khoá Lamaze , học hít thở, vợ rặn thì chồng hô thở vô thở ra.


Nhớ lúc vợ chuyển bụng, đang rặn mệt, y-tá hỏi có khoẻ không, mình muốn động-viên tinh thần vợ nên kêu “she’s OK” khiến mụ vợ nổi doá kêu “NO! I’m not Ok” khiến mình câm luôn. Mụ vợ kêu mình vô duyên không đúng lúc. Cực chuẩn.


Giây phút sinh con ra đời là giây phút nguy-hiểm nhất của người mẹ nhưng khi mẹ tròn con vuông thì vui mừng, quên hết mọi lo âu, đau đớn. Có lẻ vì vậy trong chữ Hán có chữ “hảo” có hình tượng Mẹ + Con 

 

Mình nhớ khi đồng chí gái sinh thằng con đầu lòng, chuyển bụng mấy lần, chở vào nhà thương, chúng lại đuổi về rồi đến khi bể nước ối thì mới được giữ lại. Nhìn đồng chí gái rặn đẻ suốt 22 tiếng đồng hồ khiến mình tự hứa là sau vụ này chắc không dám phịch vợ nữa. Nhịn được vài tháng đến khi vợ kêu trả bài thì đành tranh thủ hò giả gạo, lao động định-hướng tạo giống nòi.

 

Sau 22 tiếng rặn không ra, kêu la đau, bác-sĩ kêu mổ mới kéo đầu thằng Ku ra. Đứa thứ 2 cũng vậy rặn 18 tiếng đồng hồ rồi phải mổ. Chán Mớ Đời 

 

Nhìn vợ vượt cạn mấy lần khiến mình thất kinh, kế-hoạch-hoá gia đình, không sinh con nữa theo tiêu chí Trai hay Gái chỉ hai mà thôi. Xong om

 

Ở Việt Nam, mình chưa bao giờ ăn mừng sinh-nhật ai cả. Trong xóm khi xưa, có một nhà ăn sinh-nhật con gái họ, xe hơi đậu đầy đường Hai Bà Trưng, mấy thằng trong xóm như mình, mò lại đứng ngoài cửa sổ, coi cọp, nhìn vào xem con nhà giàu cắt bánh sinh-nhật, nuốt nước miếng hay quẹt nước dãi chảy ở mồm như chó thấy cứt. Ngày nay, ăn sinh nhật vợ con, rồi bạn bè, đến con cháu bạn bè, đồng chí gái kêu đi, ngồi vổ tay hát happy birthday….chỉ nhìn bánh nhưng không dám đụng vào. Chán Mớ Đời 

 

Mình dám chắc ngày sinh-nhật, ít ai nghĩ đến mẹ, người mang nặng đẻ đau, sinh ra mình thậm chí chưa chắc đã nhớ đến sinh-nhật bố mẹ. Chưa chắc đã mời mẹ hay bố dự, gọi điện thoại cảm ơn 1 tiếng hay chỉ biết tạo dáng, chụp hình rồi xeo-phì trên mạng khoe áo mới mua.

Mẹ mình đầu năm con mèo quý

 Người ta nói nước mắt lúc nào cũng chảy xuống, cha mẹ cực khổ nuôi dưỡng con như biển hồ lai-láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày là vậy. Thật ra làm cha làm mẹ, mình chỉ muốn con mình hạnh-phúc chớ không đòi-hỏi gì ở chúng khi về già còn con cái cứ ní cho nhau, kêu anh giàu hơn em, chị nghèo hơn em. Họ đùn-đẩy nhau việc chăm-sóc bố mẹ, bổn-phận người kia vì họ khá giả hơn hay gì đó. Khi bố mẹ qua đời thì lại thuê người khóc mướn đến khóc dùm. Rồi mượn câu thơ của ai, kêu đổi thiên thu để lấy nụ cười của mẹ. Có ai dám chết để thấy mẹ mình cười. Chán Mớ Đời 


Còn cha mẹ có chút tài sản thì anh em tranh nhau, thậm chí khi bố mẹ còn sống. Cứ hăm hăm kêu bán nhà chia của, anh em đưa nhau ra toà.


Làm cha làm mẹ, lo cho con đến khi nằm luôn. Dạo này, có mấy bà bạn của đồng chí gái tìm cách giới thiệu con hay cháu cho thằng con mình. Xem có làm sui được không. Mình thì kệ xác con, vì mình đã kinh qua vụ này. Từ Việt Nam chạy qua Âu châu rồi từ Âu châu qua Mỹ, rồi bổng nhiên đưa đẩy để gặp đồng chí gái nhưng người mẹ thì lúc nào cũng lo lắng. Mấy bà cứ gửi cho nhau hình ảnh con cháu. Thằng con mình năm nay 28 tuổi. Nghe thiên hạ nói là nó đẹp trai cực chuẩn luôn. Bác nào muốn làm sui với em thì cứ nhắn tin cho đồng chí gái.

 

Mình nhớ ông anh vợ, có lần tổ-chức lễ thượng-thọ cho bố mẹ vợ rất hoành-tráng thì hơi ngạc nhiên. Sau này, có con mới hiểu. Đến sinh-nhật mình, chúng tổ chức trong nhà, chỉ có 4 người, làm cái bánh cho bố, nấu một món ăn để nhớ thời nghèo ở Đàlạt, đi coi cọp thiên-hạ ăn sinh-nhật, bị họ lấy chổi chà ra quét, đuổi như đuổi chó rượng đực. Thấy con tổ chức trong nhà là cảm thấy hạnh-phúc, huống chi mời cả làng.

 

Từ dạo giác ngộ cách mạng về Mẫu nan Nhật, mình hay gọi điện thoại ngày bà cụ sinh ra mình. Bà cụ chỉ nhớ ngày tháng sinh mấy đứa con theo Âm lịch, nhớ rõ ngày và giờ sanh của 10 đứa con. Khi đến ngày Mẫu nan nhật dương lịch hỏi thì không nhớ, còn hỏi ngày âm-lịch thì bà cụ nói ngay là ngày sinh ra con.

 

Mình hy-vọng sang năm, Tết về Việt Nam, cùng mấy người em tổ chức “mẫu-nan-nhật” thứ 90 của mẹ. Mấy người em cản vì sợ mang lại xui. Thôi đành tổ chức đi Dubai cho bà cụ họp mặt con cháu khắp năm châu vậy.

Quà mình tặng mẫu nan nhật của mẹ năm nay. Mời con cháu khắp nơi về chung vui với mẹ tại Dubai

Thấy tấm ảnh này rất đẹp. Mình không biết chữ Hảo (mẹ và con) cộng thêm chiếc xe đạp và bó rau đem đi bán, là hình tượng của từ nào. Có lẻ tình mẫu tử.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Quả thật, chưa bao giờ em nghĩ đến Má vào ngày "mẫu nan nhật" của mình! Một lời nhắc rất ý nghĩa.


 


Nhs   

 

 

Suýt mất vợ

 Dạo mình đi kiếm vợ, lâu-lâu được cô nào dẫn về nhà là sau đó mất tích luôn, gọi điện thoại thì bố mẹ bảo em không có nhà hay đi chơi với bạn giai rồi. Bố mẹ không hiểu kiến trúc sư là nghề gì, nghề ông sư nhìn cây trúc, có khả năng nuôi vợ con hay không. Họ định hướng kinh-tế thị trường bác-sĩ, nha-sĩ hay cùng lắm là kỹ-sư nên mình bị ế-vợ trường-kỳ.

 

Đến khi phát hiện ra mối tình hữu-nghị của đồng chí gái, sông liền sông, núi liền núi thì may-mắn thay, bố mẹ vợ mới di cư sang Hoa Kỳ theo diện bảo-lãnh, chưa rành văn-hoá Việt kiều nên mình có cơ hội lên xe bông nhưng cũng phải trải qua những thử-thách làm rể trước, phải ăn mấy vạt cà chấm mắm nêm.

 

Mẹ vợ thấy đồng chí gái trên 30 tuổi nên lo ế, cứ gặp ai cũng hỏi có con trai hay không, lớn tuổi, nhỏ tuổi đều muốn làm sui. Xem như đại-hạ-giá, khuyến-mải cho không đồng chí gái vô điều-kiện. Khi gặp mình thì kêu đồng chí gái đừng đòi hỏi nữa thế là mình có cơ -hội xoá ế giảm độc-thân, vui-tính, từ-giả thơ-ngây lên xe bông về nhà vợ.

 

Đồng chí gái tên Phương Trinh có cô em gái chưa chồng, thân hình bốc lửa tên Ngọc Trinh. Mỗi lần mình đến nhà là cô nàng bận áo décolleté , mini-jupe, cứ xấn trước mình để lộ cặp bông đào khiến mình tối mặt, tuy ngại đồng chí gái bắt gặp nhưng lâu lâu cũng tò mò liếc xem sao.

 

Sau phần điều-tra lý-lịch trích dọc, trích ngang thì Đồng chí gái nhất trí với mình, kết-thúc cuộc đả-thông tư-tưởng về lập-trường chính-trị, quan điểm đạo-đức cách mạng, xin công-hàm độc-thân, ra toà thị-chính thành-phố, đăng-ký quản-lý đời nhau. Rồi lại lên chùa, được ông sư bắt hai đứa phải thề sông có cạn núi có mòn sông song đồng chí gái không bao giờ sai.

 

Sau vụ kết-hôn dân-sự thì lại phải lo tổ-chức đám-cưới truyền-thống tại nhà, đãi 2 họ tại nhà hàng nên bù đầu. Đồng chí gái tự may áo đầm cho phụ-dâu, còn tính may áo cưới cho đồng chí gái nhưng mình kêu ra mướn một cái cho khoẻ như mình nhưng cô nàng không chịu, phải mướn thiên-hạ, may một cái rồi vài năm sau, dọn nhà cho ai mất tiêu vì để chật nhà. Chán Mớ Đời 

 

Cái khổ là đồng chí gái đòi 4 cô phụ-dâu nên bắt mình tìm cho bằng được 4 tên phụ-rể. Mình mới dọn sang Cali, chưa quen tên nào ế vợ cả còn mấy tên mình quen thì đều ở vùng Đông-Bắc.

 

Mình hỏi đồng chí gái mướn mấy tên Mễ di-dân lậu, đứng trước bãi đậu-xe của Home Depot được không. Trả $50/ ngày bao ăn uống nhưng bị cô vợ chưa cưới chửi bay nút. Cuối cùng thì cũng có 4 tên bạn nhận-lời làm phụ-rể, bay từ vùng Đông-Bắc và Texas sang kiếm vợ. 


Có hai tên lấy vợ nhờ phát-hiện đối-tượng ở đám cưới mình. Một cặp phù-dâu phù-rể và một cặp lo phần tổ chức đám cưới. Thú-thật có nhiều người dự đám cưới bên họ nhà trai mà mình chưa bao giờ gặp mặt, không biết là ai. Các thành viên của Bút Nhóm Lửa Việt, nghe mình lên xe bông khiến họ vui mừng nên bay khắp nơi, từ âu châu, texas, vùng Đông bắc về để chứng kiến vụ xoá ế giảm độc-thân của mình.

 

Một hôm, đồng chí gái kêu cuối tuần này, ghé lại nhà để bàn việc mời ai. Mình kêu dành 1 bàn cho mình vì có 4 thằng phụ-rể, vợ chồng bác Bửu Ngự, hàng xóm khi xưa, vợ chồng bác Thừa, bạn bố mẹ mình ở Đàlạt và bố mẹ tên bạn đi hỏi vợ cho mình. Cô nàng cứ bắt mình phải lại.

 

Dạo ấy mình đi làm và ở trên Los Angeles nên cuối tuần mới bò xuống Quận Cam, đả thông tư-tưởng đồng chí gái và gia đình. Hôm ấy, đến nhà thì cô em đồng chí gái mở cửa, bận đồ ngủ Victoria Secret, cực-kỳ sexy  như nữ-hoàng nội-y. Mình hỏi đồng chí gái đâu thì cô em bảo chị đột suất, xếp kêu phải đi làm tăng-ca đến chiều mới về, nhờ em duyệt danh sách mời bà con bạn bè với anh. Dạo ấy chưa có điện thoại di-động.

 

Ngồi duyệt tên họ-hàng, bạn-bè hai bên, mình chỉ cần một bàn nên không lo lắm, chỉ lo cái áo décolleté của cô em vợ sắp cưới, cứ đưa cặp bông đào tòng teng trước mặt mình.

 

Bổng nhiên cô em vợ sắp cưới ôm ghì lấy mình rồi nói là cô nàng thương mình. Trước khi mình lên xe bông về nhà vợ, cô nàng muốn ngủ với mình một lần để kỷ-niệm nhớ đời khiến mình thất kinh, mặt xanh như đít nhái. Chưa kịp gọi hồn vía lại thì cô nàng, bảo lên lầu, chuẩn-bị, đợi mình trong phòng.

 

Mình thất kinh, hồn vía lên mây, đấu-tranh tư-tưởng, cố gắng khắc-phục sự suy-thoái tư-tưởng về chính-trị,  đạo-đức hồ chí minh nhưng cuối-cùng chủ-nghĩa cá-nhân hẹp-hòi, ích kỷ vẫn thắng. Mình moi cái vía ra xem có cái bao cao-su nào không nhưng không thấy nên đứng dậy, mở cửa nhà, ra xe vì nhớ có mua một hộp để trong xe, chưa bao giờ sử-dụng.

 

Mới mở cửa ra thì mình thất-kinh khi thấy đồng chí gái, bố mẹ đồng chí gái đứng trước cửa. Ông bố thì cười toe-tét, bảo rứa mới là rể của tui còn đồng chí gái thì chạy lại ôm mình kêu “I Love You, Honey”. Ông nhạc tương-lai kể là muốn thử xem mình có đáng tin-cậy hay không, trước khi gả con gái cưng của ông ta nên bày ra kế “lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn-bà và lấy đàn-bà thử đàn ông”. Mình nghe xong thì hú-vía. Suýt chút nữa là bị lọt tròng của gia-đình vợ, xem như mất vợ, hết cơ-may lấy vợ ở vùng Bôn-sa này.

 

Tháng sau, đúng ngày lễ độc-lập của xứ Mỹ, mình lên xe-bông về nhà vợ, trao trả tự-do đời trai cho vợ. 

 

Chú thích: đồng chí gái là con út, Chán Mớ Đời 

 

Chúc mấy bác một giáng-sinh vui-tươi trong mùa đại-dịch. Em kể chuyện này với chủ đề chuyện tếu ở Toastmasters , thấy người Mỹ thích nên chuyển ngữ tiếng Việt. Xong Om

 


Nhs

Giấc Kê Vàng 2021 hay giấc mơ người ăn Oe-phe

 Bài này mình viết lâu rồi (2015), được cô giáo dạy việt-văn ở Yersin, Đàlạt xưa, chấm điểm, đổi tựa là “Giấc Kê Vàng”. Bằng tuổi mình còn có cô giáo và thầy giáo cũ đọc mình kể chuyện đời xưa là một niềm hãnh diện của cuộc đời. 

Lâu quá không viết chuyện tếu vì thiên hạ cứ gửi ảnh cũ Đàlạt xưa, kêu kể tiếp những mảnh nhớ về Đàlạt, giúp họ sống lại một thời yêu dấu xưa, kể lại những kỷ-niệm của thời học sinh. Hy vọng sang năm, sẽ rảnh hơn để kể chuyện tếu. Mình thích tếu lâm, cuộc đời là một hài kịch mà chúng ta ai nấy đều diễn đến mãn cuộc đời.

Mình tham gia lại hội Toastmasters, chọn cái ”Path” để luyện tập về nói chuyện vui cười nên sẽ phải viết và đọc diễn văn cho các hội viên khác về đề mục này suốt năm tới nên hy-vọng sẽ có thì giờ viết nhiều chuyện tếu.

 

Mình có sửa lại bài này một chút, vẫn còn nhiều lỗi chính-tả, đăng lại cho các bác đọc vui ba ngày cuối năm, bị đại-dịch chôn chân ở nhà. Mấy năm trước khi mình bắt đầu viết thì lỗi chính-tả đầy khiến mấy cô bạn học xưa, phải ra tay sửa lỗi chính-tả vì ê-đít (edit). Vốn liếng tiếng Việt không khá thêm ở tây mấy chục năm nên bị mấy cô bạn dũa tơi bời hoa lá.


Năm 2013, tình cờ nhận được email của người bạn học cũ, khiến mình nhớ đến vài kỷ-niệm thời học sinh nên kể lại qua email. Cô bạn hỏi còn nhớ chuyện gì nữa không, kể tiếp. Mình kể tiếp những  mảnh nhớ của thời Sửu-nhi, không ngờ đến nay đã 7 năm, viết trên 1,200 bài hoa lá cành.


Có anh bạn học cũ, tiến sĩ Chử Nhị Anh, lựa đâu 100 bài của mình viết vào năm 2013, làm thành một cuốn kỷ-yếu cho cựu học sinh Văn Học, Đàlạt. Đặt tựa Mực Tím Sơn Đen, được bỏ bán trên Amazon. Điểm vui là vợ bạn học cũ lại thích đọc truyện tếu của mình, bảo chúng gửi mua về cho mấy bà đọc.


Lâu lâu đồng chí gái hỏi mình viết cái gì mà mấy bà bạn học cũ Trưng Vương, bàn tới bàn lui. Vợ mình không đọc chuyện kể của mình, kêu tào-lao xịt-bột. Có bạn học cũ của đồng chí gái ở Việt Nam, gửi mua. Kinh


Có hai ông thần không quen, 1 ở Việt Nam và 1 ở Cali, hay đọc bài của mình nên đề nghị, cho họ làm một cái bờ-lốc để thiên hạ, dễ tìm những bài của mình. Thấy họ vào Facebook, chuyển từng bài mình đăng trên Facebook qua bờ-lốc, đâu 1 ngàn bài mà thương, không ngờ mình có người theo dõi, chịu khó đến thế. Anh bạn học cũ, đã đọc và lựa từng đề mục đã khiến mình cảm phục nay có người bỏ công gấp 10 lần anh ta. Không ngờ tháng này có đến 10,000 lần đọc. Kinh

 

Nhiều khi mình mới tải bài lên bờ-lốc, chưa kịp chia sẻ với mấy nhóm trên Facebook, đã thấy có người đọc rồi. Có người theo dõi mình nên bài nào ra thì họ đều nhận email báo ngay để đọc như bánh mì Vĩnh Chấn mới ra lò. Rất cảm động!


Lúc đầu, mình viết rồi email cho mấy người bạn học cũ, rồi họ lại chuyền cho bạn họ, những người từng sống tại Đàlạt nên mình quyết định bỏ lên Facebook. Không ngờ việc làm này giúp mình tìm lại nhiều người hàng xóm quen xưa, bạn học cũ, khiến bao kỷ-niệm một thời từ đâu chảy về như cái giếng của Manon des Sources, bị cha con nhà họ Jean Florette bít lâu năm, để chiếm đoạt đất đai của gia đình Manon được khơi lại, giúp dòng suối của mảnh nhớ Đàlạt xưa trào ra, tưới thắm lại sa-mạc tuổi trẻ của mình. Đơm lại những đoá hoa quỳ, hình ảnh xưa một thời vô-tư, đi học.


Có ông thần nào theo dõi đọc những bài mình viết về sự hình thành của Đàlạt như hồ Xuân Hương, cầu Ông Đạo, Chợ Đàlạt, Khu Hoà Bình,...dán cho cái nhãn-hiệu “nhà Đàlạt-học”. Kinh


Có ông thì khi xưa, làm cho an-ninh ở Đàlạt, chú thích thêm mấy bài  của mình kể, giúp kết nối lại những miếng mosaique của hình ảnh xưa của Đàlạt, của Việt Nam Cộng Hoà.


Thật ra có nhiều người trẻ sinh sau 75, hỏi mình nhiều vấn đề mà họ thắc-mắc về Đàlạt xưa mà không tìm được câu hỏi hữu-lý, nên phải giải thích kiểu viết theo lối đặt-hàng.


Có nhiều người gửi hình ảnh xưa của Đàlạt giúp mình hiểu sự hình thành của xóm này, ấp nọ như Ấp Ánh Sáng. Xem ảnh cũ cho thấy khu phố của người việt, người mọi lúc đầu ở ngay khu cầu Ông Đạo ngày nay nhưng vào năm 1932, mưa to gió lớn, làm vỡ cái đập nên người Pháp phá bỏ khu phố ở đây, dời lên khu Hoà Bình, nhập hai cái hồ lại và xây cái đập mới ngắn hơn được người Đàlạt gọi cầu Ông Đạo.


Mình khám phá ra lai lịch của ông bá hộ Chúc, giàu có nhờ nấu nước nóng cho thị dân tắm,... mình tìm ra nhiều tấm ảnh cũ Đàlạt sau khi đã viết về hồ XUân Hương, Thuỷ Tạ,...nên chắc năm 2021 sẽ bổ túc lại cho chính xác.


Mình lại được giới thiệu gia nhập một nhóm của các cựu chiến binh mỹ, có lần đóng quân tại Đàlạt xưa nên mỗi bài gửi cho họ, đều có một phần tóm lược ngắn bằng anh-ngữ cho họ. Mấy người này có nhiều tài liệu hình ảnh xưa của Đàlạt giúp mình giải mả nhiều điều ở Đàlạt xưa.


Chúc các bác cùng thân quyến một năm 2021 được nhiều an lành. NHS


Bích câu kỳ ngộ 2015

 

Hắn vừa dọn nhà xong, bò ra chợ trời xem có cái gì re-rẻ để mua trang trí căn phòng mới thuê tại Tribeca, Nữu-Ước. Hắn thay đổi chỗ ở, chỗ làm, thành phố đều đều nên gia tài hắn chỉ vỏn-vẹn có cái ba lô, cái túi ngủ và cây đàn thêm vài bộ đồ. May tên ở trọ trước hắn để lại cho cái nệm, nếu không thì tối lại kéo túi ngủ ra nằm như thời ở trại tị nạn vì mỗi lần chuyển nhà rất tiện, chỉ gom vài thứ rồi nhảy lên xe lửa hay máy bay.

 

Hắn đi lòng vòng chả có gì re-rẻ cả nên tính bỏ về thì bổng thấy một bức tranh cũ kỷ được treo lơ lững ở một gian hàng. Hắn ngạc nhiên vì tấm tranh có hình một thiếu nữ giống một cô bé mà hắn đã từng gặp ở trại Pulau Bidong. Tình Bidong có list là dông.


Không ai biết tên cô bé, chỉ biết là người độc nhất sống sót trên con tàu PB835 sau cuộc hải trình tìm Tự Do. Ngày nào, cô bé cũng vào nhà thờ cầu nguyện, không giao thiệp với ai cả, ngoài những giờ đi lễ cầu nguyện, cô bé cứ ra biển nhìn về xa xăm mênh mông như ngọn hải đăng tìm các con tàu lạc loài trong đêm tối bảo bùng. 


Dân tỵ-nạn trên đảo hay gọi cô bé là Thánh Nữ Pulau Bidong. Chiều chiều cô bé ra biển, lẩm nhẩm:


Suốt tuần nay em vẫn ngồi 
Một mình lẩm bẩm 
Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi 
Như thuở chờ Mẹ đi chợ về 



Hắn hay theo cô bé vào nhà thờ. Mỗi lần như thế hắn ngồi phía sau như một tín đồ ngoan đạo, trông về cô bé đang quỳ trước tượng Chúa. Tuy không phải tín đồ nhưng hắn hay lâm râm cầu nguyện như bài hát ngày nào. Con quỳ lạy Chúa trên trời sao cho con lấy được người con thương. Mấy tên trong trại cứ chọc hắn, bảo đến giờ đi bảo vệ Thánh nữ đời tôi nhưng hắn mặc kệ bọn ganh-tị. Chúng không hiểu ái tình là cái chi chi, tình yêu là gì. Nhiều lần hắn ao-ước được cô bé thánh nữ ban cho hắn một cái nhìn dù chỉ tít-tắt nhưng tuyệt nhiên cô bé không bao giờ nhìn hắn, bố-thí cho một cái nhìn, lúc nào cũng vênh vênh váo-váo nhìn lên trời.

 

Rồi hắn nhận được giấy tờ định cư tại Hoa Kỳ. Tình Bidong có list là dông, tuy buồn nhưng hắn phải ra đi. Đêm chia tay, hắn buồn vời-vợi, cả trại xúm lại làm cơm tiễn hắn lên đường. Hắn bắt chước Duy Khánh, 30 năm về trước, đêm cuối cùng ở Lào, đã hát trong nước mắt "Xin anh giữ trọn tình quê". Hắn ca với nước mắt chảy dài vì mừng rời khỏi trại mì gói và đồ hộp thế giới cho: “Chung vui đêm này cho trọn tình Bidong, mai tôi về chúng mình đôi đường”.... Hắn đưa mắt nhìn xem, xem có bóng dáng cô bé Thánh nữ nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng vía cô nàng chắc đang cầu nguyện.


 Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi 

Ðã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em 
Ôi những giọt máu Việt Nam 
Linh diệu vô cùng 
Nuôi sống em 
Một người con gái Việt

Hắn dừng lại xem, càng xem thì hắn càng bị thu hút bởi cặp mắt của người phụ nữ như mời gọi, hồi tưởng về một thời gánh dầu ra biển để chôn, chuẩn bị vượt  biển, để chôn mối tình học trò, chôn những nhục-nhằn của kẻ bại trận. Hắn đang xem thì tên mễ kêu cien dólares , amigo. Thông thường hắn ít khi mua ba thứ này nhưng không hiểu vì sao, có một tiếng nào vang vang bên tai hắn, bảo hắn phải mua. Hắn trả giá mua được 10 đô.

 

Hắn treo tấm tranh trên tường ngay trong phòng khách của hắn, đứng ngắm nghía xem có xiêng hay vẹo rồi nấu ấm nước để làm tô mì gói ramen. Đang ngồi ăn tô mì ăn liền thì có ai như bảo hắn phải nhìn tấm tranh, hắn lại thấy cô bé mặt có vẽ buồn rầu như hờn trách hắn, ăn mà không mời nên hắn lấy thêm cái tô rồi làm thêm tô mì ăn liền rồi để nơi bàn cộng thêm đôi đũa. Mặt Cô bé như vui reo như vừa được quà.

 

Ăn xong hắn quăn hai tô mì trong cái bể nước của kitchenette rồi lăn dưới đất, ôm cây đàn rồi hát mấy bài nhạc kỷ niệm một thời ở trại tỵ-nạn. Hắn nhớ những đêm phải gánh dầu, đem ra biển để chôn ở bãi hẹn. Hắn không có tiền đóng cho Tài-công nên phải chịu lén lén khi công an ngủ, gánh dầu để chủ ghe cho đi miễn phí. Nhiều đêm bị công an rượt bắn, chạy mệt thở như Châu Đình An ngày nào.

 

Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn 

Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương 

Anh chôn, chôn mối tình chúng mình 

Gửi lại em trăm nhớ ngàn thương 

Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non. 

 

Hôm sau, tan sở hắn ghé vào tiệm tạp hoá á châu, vác thùng mì gói và ổ bánh mì mang về. Hắn có tật là ăn mì gói với bánh mì baguette như thời còn ở quê nhà. Hắn hay mua ổ bánh mì Vĩnh Chấn ở khu Hoà Bình rồi đem về nhà làm tô mì gói, dùng bánh mì chấm nước lèo bột ngọt. Bột ngọt làm khát nước nên chơi thêm cốc nước là no căng cái bụng. Sang Mỹ tuy đồ ăn rẻ nhưng cái thói quen xưa vẫn không rời bỏ hắn được. Bạn bè bảo ăn mì gói nhiều sẽ bị tóc gió thôi bay như tên bạn tên Lăng họ Trần nhưng hắn cũng kệ, chỉ biết cười cười hề hề. Hắn ghé vào quán phở Pasteur làm tô tái nạm, hành trần nước trong rồi bò về nhà.

 

Vừa bước vào nhà thì hắn rất ngạc nhiên vì trên bàn có mâm cơm đủ 3 món cơm đang còn nóng. Hắn liếc vào bếp thì tô chén, ly tách đều được rữa sạch sẽ, xếp ngăn nắp. Tuy mới đẫn xong tô tái nạm nhưng hắn vẫn ngồi xuống ăn thì cô bé trong tranh lại nhìn hắn trách móc như hôm qua, hắn đi lấy cái tô và đôi đũa đem lại bàn. Hắn ăn tự nhiên vì thói quen ăn chực nhà người quen. Vào nhà mấy cô quen, hắn ăn thả dàn vì lâu ngày, không ăn cơm gia đình khiến bố mẹ mấy cô cấm không cho chơi nữa, bảo lấy thằng ăn như hạm này về là nghèo mạt-rệp con ạ.

 

Ăn xong, hắn lại quăn chén bát trong lavabo rồi lăn ra cầm đàn hát. Hắn để ý cô bé trong tranh như đang gật gù khiến hắn ngạc nhiên, tự hỏi chỉ mới có một chai bia mà đã say.

 

Từ độ ấy hắn không đi ăn phở nữa, đi làm về là thấy có đồ ăn làm sẵn, mỗi bữa đều đổi món như mấy nhà nấu cơm tháng đem lại. Có dạo hắn nhờ người ta nấu cơm tháng, sáng trước khi đi làm hắn để cái gà-mèn trước cửa, chiều về lấy đồ ăn mới vào, nấu nồi cơm là xong. Mỗi ngày 3 món nhưng ăn riết cũng ớn nên đành trường kỳ kháng chiến với mấy gói mì ăn liền. 

 

Hắn thắc-mắc không biết ai bỏ công nấu ăn cho hắn. Ở quê hắn người ta có lệ để thêm cái chén và đôi đũa cho người khuất mặt khi ăn cơm nên qua mỹ hắn cũng đem theo tinh thần ấy nên để thêm cái bát cho thổ thần, thổ trạch hay thần công-an khu-vực ghé lại, bồi dưỡng hương đồ ăn hầu bảo vệ dân làng gia chủ tránh bom đạn. 

 

Cuối cùng hắn nghĩ ra một cách là để cái iPad của hắn trong phòng, mở cái app Skype, rồi từ sở sẽ xem ai vào nhà hắn, thổi cơm. Đúng 4 giờ chiều, skype hiện lên cô bé trong tranh chui ra khỏi khung rồi biến thành một phụ nữ 3 chiều, cô vào bếp rữa đống chén bát của hắn rồi dọn nhà cửa, hút bụi rồi lăn vào bếp nấu ăn, chiên xào khói bay mịt mù như ở tiệm ăn tàu Panda Express. Độ 5 phút sau thì cô bé trong tranh đem đồ ăn lại bàn. Xong xuôi thì cô bé chui tọt vào khung tranh như cũ.

 

Tối, sau khi ăn hắn ghé lại tấm tranh rồi mi một cái chụp cô bé trong tranh. Hắn hả hê là đã khám phá ra bà Táo. Thế là từ dạo đó hắn không còn gầy còm như xưa, hắn bắt đầu béo ra, hắn giả từ mì ăn liền, ngày nào cũng filet thịt bò, cá kho tộ. Hết bò né thì đến bò đất, bò tránh, ôi thôi đủ món. Sau khi ăn cơm, Hắn không hát nữa, chỉ xem mấy chương trình đầu bếp trứ danh, thế là hôm sau hắn được toại nguyện, món ăn mới được nấu sẵn để trên bàn. Mỗi sáng trước khi đi làm, hắn không quên mi cô bé trong tranh. Đi thử máu thì Bác sĩ bảo hắn phải kiêng cử, lên kế hoạch chế độ ăn uống cho có điều độ nhưng hắn không nghe vì Thánh Nữ đời hắn nấu ăn quá ngon.

 

Một hôm hắn đi về, thấy có cái bánh sinh nhật để trên bàn và một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật hắn. Chu choa mạ ơi, từ ngày ra đời tới giờ mới có người nhớ đến sinh nhật của hắn. Hắn cám ơn cô bé trong tranh bằng nụ hôn rồi viết trên tấm thiệp, hỏi cô bé có thể ra thổi đèn cầy chung với hắn. Đột nhiên những dòng chữ hiện lên trên tấm thiệp, yêu cầu hắn tắt đèn.

 

Khi đèn bật lại thì hắn thấy cô bé Thánh Mẫu đứng trước hắn bằng xương bằng thịt, bận bộ đồ trắng như Tiểu Long Nữ của Dương Quá. Hắn vui mừng reo lên, có phải em là cô bé ở Pulau Bidong. Cô bé dịu dàng gật đầu. Hắn kể là trước khi lên đường đi định cư, hắn đi tìm để cho cô bé địa chỉ của thằng bạn nối khố bên mỹ để liên lạc nhưng không thấy cô bé. Hắn hỏi cô bé có biết là hắn đi theo nàng mỗi khi có lễ và vái trời cho hắn lấy được nàng. Cô bé chỉ cười rồi gật đầu. Hắn nói nếu lúc đó biết cô bé để ý đến hắn thì có lẻ chúng mình gặp lại nhau sớm hơn. 10 năm qua hắn không bao giờ quên mối tình hữu-nghị đơn phương với Thánh Nữ như 10 năm tình cũ của Trần Quảng Nam.

 

Thánh nữ buột miệng kêu hắn là đồ ngu khiến hắn ngơ ngác. Như hiểu sự ngu ngơ của hắn, cô nàng giải thích, cô bé đi lễ để hắn đi theo, tìm cách nói chuyện với cô nàng nhưng hắn lúc nào cũng ngồi phía sau. Hắn bảo hắn nhát gái thêm thấy ông Giê Su trên thánh giá, như đang bảo hắn bỏ cái tính gian tham, tu mau kẻo trễ nên không dám nói gì.

 

Hắn lấy làm lạ là đàn bà hay gọi hắn là đồ ngu. Nhớ dạo hắn học trung học, có lần ra chơi thì hắn ở lại trong lớp tán gẫu với thằng Hải Bò, thằng này thích nhảy híp hop, cứ bò lăn bò càng như Linda Trang Đài biểu diễn màn mò lượm bạc cắc trên sân khấu nên bạn bè đặt cho hắn cái tên Hải Bò. Hắn nói với tên bạn, ước gì có xôi nếp than ăn vì buổi sáng đi học, hắn không ăn sáng. Nhà hắn đông anh em nên hắn dành phần của mình cho mấy đứa em. Hôm sau, ra chơi hắn đi tè xong thì vào lớp tính lấy vỡ ra ôn bài để chuẩn bị cho lớp tới thì thấy có gói xôi, gói bằng lá chuối của ai bỏ trong hộc bàn của hắn.

 

Hắn lắm lét nhìn quanh không thấy ai, bốc ra ăn như điên như dại như sợ tên nào ả nào vào lớp, hô hoán là của chúng thì khốn. Ra về thì thấy cô học chung lớp hỏi xôi có ngon không. Hắn chả biết ất giáp, đứng như bò đội nón. Dạo ấy "xôi" được bọn con trai diễn tả là ngực vú của con gái mà hắn thì có bao giờ biết rờ mò ngực con gái đâu mà bảo ngon hay không ngon. Hắn đứng như Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến bắn khiến cô bé kêu Đồ Ngu rồi bỏ xuống cầu thang. Sau này lớn thêm một tí thì mới hiểu câu hỏi của cô bé nhưng không biết ở phương trời nào mà cảm ơn. Bác nào cho em ăn xôi thì có đọc dòng này, cho em tạ tội và cảm ơn đã nuôi em được một bửa. Nếu gặp lại cố nhân, em sẽ đãi cho một thùng bơ, trét mật ong ở vườn em. :)

 

Cô gái bảo cô bé là cung nữ trên Thiên đình, em của Chức Nữ, có anh rễ kiếp trước là con trâu, họ Ngưu nhưng vì Chức Nữ thích Shopping, mua sắm quần áo đẹp nên mượn tiền mua sắm của thẻ tín-dụng nhưng không trả nổi nên Ngọc Hoàng mới đầy Ngưu Lang đi trại cải tạo ở Đại Ninh, hoá thành con trâu đi cầy thuê cho nhân dân để trả nợ dùm Chức Nữ. 


Mỗi năm chỉ được thăm nuôi một lần nên phải bôi trơn bọn quản giáo quạ để làm cái cầu Ô Thước cho Chức Nữ gặp chồng ở trại cải tạo, cầy cấy mỗi ngày. Mỗi lần gặp chồng là Chức Nữ thấy chồng ốm yếu, lao động vinh quang để trả nợ cho mình, mang tội tín-đồ thời-trang, mua áo quần nên khóc Ngưu Lang như mưa nên người ta gọi là mưa trâu, mưa ngưu nhưng dân chúng sợ thần trâu đạp chết nên nói trại đi là mưa ngâu. 

 

Một hôm đi theo Chức Nữ thăm nuôi Chồng Trâu thì thấy anh đang lao động vinh quang thì cái khăn choàng của em bị gió làm rơi xuống vườn của gia-đình anh trong Suối Tía, ấp Bồng Sơn nên em xin Chức Nữ cho em đi theo mỗi lần thăm nuôi để có thể gặp lại anh. Ai ngờ anh đi vượt biển nên em bay đến Pulau Bidong, kiếm cớ để gặp anh. Hắn hỏi cô bé Thánh Nữ sao không nói cho hắn hay khi ở đảo thì cô bé lại bảo đồ Ngu, trâu đi tìm cột chớ có bao giờ cột đi tìm trâu đâu. Hắn thắc mắc hỏi kiếp trước hắn là trâu thì cô bé chỉ mĩm cười không đáp.

 

Hắn nói bây giờ mình trùng phùng rồi thì em khỏi phải ở trong tranh nữa. Anh đi kiếm vợ không được mà anh chỉ có hình bóng của em từ độ ở trại tỵ-nan.  Cô nàng bảo là không được, em không có visa nhập cảnh, khi khai lí lịch để đi định cư thì em khai quê quán ở Thiên Đình, ở Cỏi trên thay vì Đàlạt nên họ không cho em đi định cư. Nhớ hắn quá nên trốn trong tấm ảnh, đi theo một gia đình định cư xong họ bán garage sale nên được tên Mễ mua, đem ra chợ trời bán. 

 

Thánh nữ mà ra khỏi tranh thì coi như di dân lậu sẽ bị La Migra tống cổ về trời mà Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao với Thiên đình, nên hắn không thể bảo lãnh Thánh Nữ dù có Công Hàm Độc Thân. Hắn nói hay em sinh con rồi làm giấy tờ hoàn chỉnh tình trạng cư trú. Con mình sẽ có Quốc tịch Mỹ, sẽ bảo lãnh em sau.

 

Cô bé Thánh Nữ bảo không được vì DNA của hắn và của Thánh Nữ không giống nhau, bên là Chromosome Cao Cấp CC, cung nữ Thiên đình còn của hắn là XY, là người nên không thể đẻ con chung được. Thánh Nữ bảo khi xưa bà Cố là gốc Chim (Tiên) bay dạo chơi ngoài biển thì bị bão đánh ướt cánh nên rớt xuống biển lọt vô lưới chài của một tên chài lưới tên Rồng ở làng đánh cá họ Lạc. Để trả ơn cứu mạng, bà Cố gã cho ông cố tên Rồng xứ Lạc. Vì DNA của hai người không cùng giống nên chỉ sinh ra được trứng. Bà cố sinh ra được một cái bọc có 100 cái trứng, nhưng trứng phải ấp nên ông cố tìm mấy cái tổ chim để cho chim rừng ấp.

 

Từ ngày bà cố ấp 100 cái trứng thành 100 người con thì ông bà cố cãi nhau hoài vì tối tối ông cố đi giăng câu nên cuối cùng đâm đơn li dị. Ngọc Hoàng chia đôi gia sản nên 50 người con theo bà cố lên rừng và 50 con theo ông Cố xuống miền Nam. 50 người con xuống miền nam, vì đói nên đi lính cho đế Quốc Mỹ còn 50 người con theo bà cố lên rừng cũng đói nên đi lính đánh giặc cho Mao Trạch Đông và Liên-sô.

 

Hắn nảy ra một ý nên nói với Thánh Nữ. Em ráng sinh ra một bọc có 100 cái trứng như bà cố, anh sẽ mướn một cái máy ấp trứng ở tiệm hột vịt lộn Long An ở Bolsa. Sinh ra 100 đứa con như bà Cố em thì tuyệt. Nhà nước cho mỗi đứa $500.00/ tháng vị chi $50,000/ tháng, mỗi năm ngồi chơi đẻ trứng có $600,000.00 chưa kể là tiền Food Stamp, sữa, tã,... Nếu mình khéo tiếp thị thì truyền hình tứ xứ đến phỏng vấn mình lấy $10,000/ lần là khoẻ, khỏi cần đi làm. Em sẽ đạt kỹ lục Guiness người đàn ba đông con nhất, chắc mình sẽ giàu to. Hollywood sẽ làm phim "cheaper by the 100", em sẽ là người đàn bà nổi danh nhất thế giới hơn cả Hillary Clinton.

 

Hắn và Thánh Nữ nhất trí cùng chung xây dựng ngôi nhà hạnh phúc nên mỗi ngày sau khi làm việc quần quật cả ngày, tối về hắn được Thánh Nữ cho ăn Gà Ác để thực thi kế-hoạch gia đình của thiên đình, “trai hay gái chỉ 100 mà thôi”, bồi dưỡng nghiệp vụ chức năng làm chồng. Ngày đầu tiên hắn ăn còn thấy mùi gà ác nhưng đến ngày thứ 3, hắn cảm thấy hắn còn Ác hơn con gà. Hắn mới nhớ đến câu thơ của tên bạn Hải Bò:

 

Ngày Xuân con lạy Phật Trời

Sao cho con bỏ được người con thương

Không phải tại nó bất lương

Mà vi` nó bắt "Mười Thương" tối ngày

 

Một thương giựt tóc đuôi ga`

Hai thương tay móc lưởi rà phía trên

Ba thương bịt miệng cấm rên

Bốn thương con phãi leo lên đầu giường

Năm thương con tựa vách tường

Sáu thương nằm dưới hết đường bó tay

Bảy thương phải ngoáy phải xoay

Tám thương qua nui' vác cày gảy xương

Chín thương phải thở bình thường

Mười thương bải cát sấu trường sấu nhai

 

Chúa ơi con sáu mươi ngoài

mà làm kiểu đó có ngày con die !

Xuân nầy nàng mới hai hai

Con hơn nàng tới bốn hai xuân thi`

 

Đang thả hồn theo dòng thơ trữ tình của tên Hai Bò thì bổng nhiên hắn nghe tiếng mụ vợ hắn ré bên tai. Dậy! dậy đi đón con, nó mới gọi bảo là Party xong rồi , mau lên, người chi mô mà ngồi đâu ngủ đó. 



Chán Mớ Đời 


Đầu năm 2021, em xin chúc các bác cùng thân quyến một năm an lạc.

 

Nhs

Sự hình thành của hồ Xuân Hương Đàlạt 2

 Mình có kể về hồ Xuân Hương qua các hình ảnh cũ nhưng nay nhận được thêm hình ảnh xưa, như các tấm mosaique bổ túc các hình ảnh khác giúp mình thấy rõ hơn về sự hình-thành hồ nước nổi tiếng của xứ hoa Anh-Đào, nên phải viết lại vì bài trước có nhiều chỗ sai. Bác nào thấy em kể lại sai thì cứ vô tư cho em biết để em hoàn chỉnh. 

Khi ông bác-sĩ Yersin tìm ra cao nguyên Lâm-viên và đệ trình với toàn quyền Paul Doumer, thành lập một khu nghỉ dưỡng cho người Pháp tại đông-dương. Theo những tài liệu mình đọc thì họ đề nghị thành lập ở cạnh hồ Đan-kia, Suối Vàng nhưng không hiểu lý do nào lại xây dựng Đàlạt tại địa điểm hiện nay. Hồ Dan-kia to lớn và đẹp hơn, gần quận Lạc Dương trên đường về Phan Rang và Nhà Trang. Có lẻ vì hai tỉnh này cũng là nơi nghỉ dưỡng vùng biển của người Pháp xưa nên tính làm cho gần nhau, dễ di chuyển.


Mình có nhận phản hồi của:


Chào Tác Giả. Mình vừa đọc hết bài trên. Mình thấy Tác Giả thắc mắc vì sao chọn khu vực Hòa Bình ngày nay để phát triển mà không phải trong khu vực Đan Kia.
Mình chia sẽ một chút hiểu biết về vấn đề này nếu có gì thiếu sót và không đúng xin mạn phép bỏ qua.
Khi bác sĩ Yersin khai phá ra vùng đất này. Nơi mà ông đặt chân đến đầu tiên đó là cao nguyên Đan Kia ( tức là khu vực suối vàng ngày nay). Sau khi đẳ chân đến đây thì ông cùng cộng sự của mình đã đệ đơn với toàn quyền Paul Doumer và được chấp nhận sống thực nghiệm tại khu vực này. Và để phát triển được một vùng đất mới thì phải đầy đủ những yếu tố sau đây:
Thứ nhất: Khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp để trồng trọt và chăn nuôi.
Thứ hai: Phải có nguồn nước để tưới tiêu và sinh hoạt.
Thứ ba: Địa hình phải thích hợp để xây dựng nhà cửa phát triển Giao Thông.
Khu vực Đan Kia đáp ứng đủ 2 điều kiện một và hai. Tuy nhiên địa hình ở khu vực này không thể xây dựng đường xá và khu đô thị, chính vì thế navs sĩ Yersin lại một lần nữa đi khám phá và tìm ra cao nguyên Lâm Viên tuecs là khu Hòa Bình(Trung tâm Đà Lạt ngày nay) để xây dựng và phát triển Đà Lạt làm một trong những nơi nghĩ dưỡng dành cho binh lính và sĩ quan Pháp.
Một chút thông tin mình biết được là vậy. Hy vọng mọi người góp ý. Cám ơn Tác Giả và các ace đã đọc.


Có lẻ con đường đến Đàlạt bằng đường Phan Rang, khó khăn, hoặc họ khám phá ra đường đến Đàlạt qua ngõ đèo Prenn từ Phan Thiết tiện hơn. Mẹ mình kể đi từ Huế vào Đàlạt, bằng thuyền từ Đà Nẳng (Tourane) đến Phan Thiết rồi lấy xe đò lên Đàlạt. Dạo ấy chưa có con đường đi từ Sàigòn đến Bảo Lộc rồi Đàlạt.

 


Tấm ảnh này được xem là tấm cũ nhất mà mình tìm thấy về hồ Xuân Hương, Đàlạt, khi còn hoang dã, mới được người Pháp phát-hiện (theo chú-thích của Tây).

 


Tấm thứ 2 chụp ở vùng hồ Đan-kia, Suối Vàng, nơi người Pháp dự định xây dựng khu nghỉ-dưỡng cho thực dân pháp tại Đông-dương mà năm 1993, mình có dịp thiết kế một dự-án du-lịch cho một tập đoàn đầu tư Tân-gia-ba nhưng không được thực hiện. (hình người bận khố là Sơn đen ngày xưa :)


Đọc tài-liệu tây và việt cho biết lúc đầu có hai cái hồ; Hồ Lớn (grand lac) và Hồ Nhỏ (Petit Lac). Sau đó, có trận mưa bão lụt lớn vào tháng 5 năm 1932, làm vỡ chiếc cầu nên người Pháp mới quyết định nhập hai hồ lại thành một và xây một cái đập to và ngắn hơn vào năm 1934-1935 mà ngày nay người dân Đàlạt hay gọi cầu Ông Đạo. Theo kỷ-yếu của Công-Chánh, được biết người thiết kế xây dựng cái đập này là một kỹ-sư công chánh người Việt.



 

 Mình mới tìm ra tấm không ảnh này, cho thấy rõ hơn những gì các tấm ảnh khác chụp dưới đất mà mình kể trước đây. Ta thấy từ bùng-binh chỗ Thuỷ-tạ sau này, có con đường vừa là cái đập, vừa là chiếc cầu chạy qua bên kia hồ chỗ bùng-binh của đường Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh sau này. 


Gần chỗ này có chiếc cầu, xem hình sau này, nơi nước hồ đầy thì tràn qua bên kia đập, đỗ vào hồ nhỏ chỗ ấp Ánh-sáng sau này. Xem bài mình viết về Ấp Ánh Sáng và Cầu Ông Đạo.




Tấm này, cho thấy Thuỷ-tạ chưa được xây, thấy con đường (đập chận nước), chạy từ bùng-binh qua hồ đến bùng-binh chỗ đường Võ Tánh, Nguyễn Thái Học và Đinh Tiên Hoàng.



Hình này chụp từ khách sạn Palace nhìn xuống. Khi mình về Đàlạt lần đầu tiên với vợ con thì có ngụ tại đây. Sáng mở cửa sổ, ra balcon nhìn xuống hồ rất đẹp. Sương mù trên hồ khi nắng ban mai vừa lộ lên, khiến mình nhớ đến những buổi sáng đi học Grand Lycee, sương mù và ánh nắng mờ mờ, quá đẹp. Sau này đi học ở Paris, tương tự sáng đi ngang cầu Passerelle des Arts, cũng sương mù, ánh nắng ban mai phía sau nhà thờ Notre Dame de Paris hay cầu mới (pond neuf )


Khi xưa, cứ đi ngang qua khách sạn, tò mò không biết bên trong ra sao nên sau này về Đàlạt, thử ở trong khách sạn này. Dạo ấy, ít du khách nên được phục vụ rất chu đáo. Mấy lần sau thì ở nhà bố mẹ mình vì cô em kêu tốn tiền, để dành cho em.






Hoạ đồ do kiến trúc sư phát hoạ từ đồi khách sạn Palace. Tương tự hình trên. Thấy khuôn viên Thuỷ-tạ, đường Nguyễn Trường Tộ, nhà hàng Đào Nguyên. Phía địa điểm Thao Trường là một khách sạn lớn, phía sau thấy cái chuông, có lẻ là phát hoạ Grand Lycee. Chỗ Thuỷ-tạ có 3 cơ sở thương-mại, có dáng dấp của thuỷ-tạ sau này được xây cất.








Tấm ảnh này thấy tương tự bức phát hoạ của kiến trúc sư Tây, thấy nóc chuông của Grand Lycee, khách sạn không được xây.








Hình này, chụp từ chỗ trước Thao Trường, trong thời kỳ chiến tranh là nơi đậu trực thăng. Bên tay trái là cái đập đầu tiên và chiếc cầu. Xem cận cảnh phía dưới. Mình đoán là hai ông Tây, kiến trúc sư, được giao nhiệm vụ phát hoạ kế hoạch phát triển Đàlạt xưa.



Hình này thì cận cảnh cho thấy chiếc cầu, thấy nhà lao sau này trên đồi. Chắc dạo ấy dùng để cho nhân công ở hay binh lính đến nghỉ dưỡng.





Đây là tấm ảnh chụp từ trên đồi của khách sạn Palace, thấy khu phố đầu tiên tại Đàlạt mà mình có kể trong bài Cầu Ông Đạo và Ấp Ánh Sáng. Khu này mình có một tấm ảnh của khu phố, nơi ông bá-hộ Chúc nấu nước bán cho dân cư tắm, làm giàu. Xa xa trên đồi có dinh tỉnh trưởng. Phía trái có thấy cái hồ nhỏ. Sau này, khu phố bị lụt phá vỡ, người Pháp phá cái đập nhỏ rồi làm cái đập chỗ Cầu Ông Đạo bây giờ.




Đây chụp từ trên đồi của ty bưu-điện, nhìn xuống thấy chiếc bằng gỗ mà mình có kể trong bài Cầu Ông Đạo. Thấy dốc Lê Đại HÀnh mà khi xưa được gọi là đường Gia-Long. 


Khu phố này bị lụt nên người Pháp phá bỏ để xây cái đập, vừa là con đường mà người ta gọi Cầu Ông Đạo. Mình có tấm ảnh của góc phố này trên đường, nơi ông bá hộ Chúc nấu nước nóng cho dân cư tắm. Để lục lại rồ tải lên đây. Mình mất nhiều thời gian để định vị con đường này.



Tấm ảnh trên cho thấy rõ hồ nhỏ (Petit lac). Sau này được nhập với hồ lớn tạo ra hồ Xuân Hương ngày nay.




Đây tấm ảnh chiếc cầu và đập của hồ lớn, sau bị bão lớn nên người Pháp phá vỡ để xây cái đập ở Cầu Ông Đạo.





Đây tấm không ảnh, mình đoán chụp vào năm họ xã hồ để vét hồ vì bùn được kéo về bởi các con suối từ hồ Than-Thở,.... Cho thấy tàn tích của con đường xưa, chận cái hồ lớn, chỗ Thuỷ Tạ, chạy từ đường Trần Quốc Toản qua phía bên kia hồ, dường Bà Huyện Thanh Quan, bị đập vỡ để xây chỗ cầu Ông Đạo.





Tấm ảnh này cho thấy tiền thân của cầu Ông Đạo. Khu phố là tiền thân của Ấp Ánh Sáng sau khi xây cái đập. Xa xa bên tay trái, trên đồi là dinh tỉnh trưởng.





Tấm ảnh cho thấy vùng đất làm vườn chỗ ấp Ánh Sáng, thấy con suối mà ngày nay vẫn còn. Thấy mé mé bên phải căn nhà của ông Quản Đạo.





Hình này, cho thấy nhà ông Quản Đạo, trên đồi có dinh tỉnh trưởng. Con đường mòn mà thiên hạ đi bộ, băng ngang qua, là tiền thân của cái đập (cầu Ông Đạo).





Hình này cho thấy đập đã được xây xong, bên kia hồ, vẫn còn căn nhà của Quản Đạo, sau này bị phá bỏ. Phía trên đường Thành Thái, có rạp xi-nê Eden, tiền thân của rạp Ngọc Lan.





Hình này cho thấy nhà ông Quản Đạo và đường Lê Đại Hành chạy lên CHợ Cũ, thấy rạp xi-nê Eden. Ấp Ánh Sáng đã được thành lập. Đặc biệt dãy tiệm ở đường Thành Thái như tiệm kem Việt-Hưng đã được xây dựng. Chợ Đàlạt chưa được xây, chỉ thấy toàn là vườn rau. Nghe người lớn kể nhưng nay có mấy tấm ảnh này mới hình dung về Đàlạt thời mẹ mình vào Đàlạt lập nghiệp.




Hình này được chụp trên cầu Ông Đạo, vẫn thấy nhà của Ông Đạo. Trên đồi, đường Thành Thái, thấy rạp xi-nê Eden tiền thân rạp NgọcLan.




Có lẻ điểm nhấn nổi tiếng của hồ Xuân Hương là nhà hàng Thuỷ Tạ, hình ảnh muôn thủa của Đàlạt. Mình có kể là kiến trúc sư người Pháp phát hoạ câu lạc bộ thể thao nước này dựa theo nhà hàng nổi tiếng “La Grenouillère” một thời ở ngoại-ô Paris, nơi phát xuất chủ nghĩa Ấn-tượng (impressionism). Ngày xưa, nghe nói nhưng chả hiểu lý do đến khi qua Tây, học về lịch sử nghệ-thuật thì mới vỡ lẽ. Câu lạc bộ này bị dẹp lâu rồi.





Tấm ảnh cho thấy địa điểm nhà hàng Thuỷ Tạ khi xưa là đất liền như miếng đất trước sân vận động, dùng để đậu trực thăng trong thời chiến tranh. Sau đó có lẻ thiết kế theo câu lạc bộ bên pháp nên họ cho đào đất biến thành một hòn đảo, đi qua với chiếc cầu gỗ cong.




Hình này khi họ mới đào đất biến thành hòn đảo, với chiếc cầu gỗ kiểu Á-đông.




Tấm bưu thiếp này với con tem đóng dấu mộc ngày 12 tháng 8 năm 1933 cho thấy Thuỷ Tạ lúc đầu chỉ là một quán nhỏ để thiên hạ đến uống nước. Mình có thấy bản hoạ đồ, xây 3 cái quán ăn ở 3 đầu nhưng sau khi xây Thuỷ Tạ thì quá đẹp nên họ ngưng không xây tiếp. Hy vọng trong tương lai Việt Cộng không xây thêm nhà hàng ở hòn đảo này như xây chiếc cầu gương trong Thung Lũng Tình Yêu. Chán Mớ Đời 


Ngày tháng trên bưu thiếp hợp với vụ đập bị vỡ năm 1932, và được xây lại nên họ cho đào đất để biển khu Thuỷ tạ thành hòn đảo, là câu lạc bộ để chơi thuyền buồm, mang tên “La grenouillère“.


Hai hoạ sĩ nổi tiếng của trường phái ấn-tượng; Auguste Renoir và Claude Monet đã ở vùng này đến 2 tháng trời để vẽ câu lạc bộ nổi tiếng này và mấy bức tranh này được trình bày tại viện bảo tàng Luân-đôn và Stockhom. Ai có dịp đến đó thì vào xem. Theo mình Thuỷ Tạ vẫn đẹp hơn.





Hình này cho thấy nhà hàng Thuỷ Tạ đã được xây xong. Mình hiểu Tây gọi là “La Grenouillère « còn người Tàu thì gọi là “Thuỷ Tạ” xây trên nước.




Tấm ảnh này năm 1968, cho thấy mấy chiếc xe đạp nước nhẹ nhàng, không như ngày nay, họ làm mấy con thiên nga, chiếm mất cảnh quang của hồ. 


Mình có viết, kể về Thuỷ-tạ, ai thích thì đọc trên bờ -lốc của mình. Mình viết lại sự cấu thành hồ Xuân Hương vì bài trước chỉ hiểu qua các tấm ảnh có, nay nhận được thêm nhiều tấm khác như những miếng mosaic nên gắn thêm trên bức tranh của hồ Xuân Hương Đàlạt của một thời.


 Ngày nay, du-lịch và dân cư đông hơn đã biến hồ này thành một máy làm tiền, phá vỡ khá nhiều hình ảnh thơ mộng của Đàlạt sương mù mà mình đã sống được 18 năm trời.


NHS


Ông Bill Robie, người lái trực thăng, quyên tiền để tặng học bổng cho học sinh trường Bùi Thị Xuân và Trân Hưng Đạo bổ túc:

These stories from Sony Nguyen are wonderful and the photos are tremendous! Sony has exceptional access to some incredible historic resources. The sequence of the development of Ho Xuan Huong from two lakes into one is clearly shown in many of the photos, to include the more modern color photo that shows the lake drained and the location of the remains of the old dam can be seen. Translation of these stories from Vietnamese to English would be great!