Sự hình thành khu Hoà bÌnh xưa của Đàlạt

 Mình viết bài này thẳng trên bờ-lóc vì khó tải hình ảnh lên Facebook và bờ lóc. Mình viết trên OneNote nên tải hình trên đó thì lại không chuyển hình lên được. Nên bỏ hình ảnh nào lên thì mình sẽ chú thích. Có gì sai thì nhờ các bác cho em biết để bổ túc. Cảm ơn trước.



Đây tấm ảnh của công ty La Pagode in, chụp từ khách sạn Palace. Ta thấy con đường (vừa là cái đập chận nước của hồ Lớn) và chiếc cầu để nước thông qua từ khúc Thuỷ Tạ ngày nay chạy sang bên kia hồ như cầu Ông Đạo ngày nay. Hình mờ quá nên không hiểu khu nhà lá ở đầu bên kia cầu là của người Mọi hay người Kinh di cư đến. Mình đoán là người Mọi vì thấy vài người trong hình bận khố, cởi trần.

Chiếc cầu này bị cuốn trôi khi mưa nhiều (mình có tấm ảnh này) nên Tây phá luôn con đường này để nới 2 cái hồ thành hồ Lớn (Grand Lac tây gọi, với cái hồ nhỏ phía gần ấp Ánh Sáng sau này. Sau khi tây về nước thì người Việt mới thống nhất gọi hồ Xuân Hương, hương của mùa xuân chớ không phải bà HỒ Xuân Hương như mình nghĩ khi xưa).

Bên kia cầu, thấy có hai con đường nhỏ, sau này là đường Đinh Tiên Hoàng (bên phải), và đường Võ Tánh. Xa xa là dãy núi Lâm Viên.

Đồi đầu tiên trước mặt, thấy chợ Đàlạt, khu Hoà Bình sau này. Phía sau có cái đồi, nơi dinh ông đại diện cho chính quyền Tây ở, còn mấy ông quản lý Đàlạt người Việt thì ở nhà gần bờ hồ nhỏ hơn, thường được gọi nhà ông Quản Đạo. Sẽ cho biết sau.


Đây là bản đồ Đàlạt thời Tây. Hồ lớn (Grand lac), có 2 hồ nhỏ; 1 nhỏ nhất nằm cạnh Sân Cù mà ông dượng của mình hay đến câu cá ở đây. Có cái tên nhưng bổng nhiên quên mất, hôm nào nhớ thì sẽ bổ túc. 1 hồ lớn tên hồ Đội Có, nằm ở giữa hai đường Võ Tánh và Đinh Tiên Hoàng, có nhà máy nước của Đàlạt, nơi ông cụ mình làm việc trước 75. Nhà máy này được thành lập thời Tây để cung cấp nước cho dân cư Đàlạt.

Mình nhớ ông tỉnh trưởng Nguyễn Hợp Đoàn kêu ông cụ làm sao để có nước cho dinh của ông ta. Dạo Đàlạt mới thành lập, ít dân cư nên bơm nước từ nha máy nước lên đến dinh tiếng trưởng rất dễ, sau mấy chục năm thì ống nước làm bằng gan bị rét rỉ và phải cung cấp cho toàn thị xã nên tỉnh trưởng không có nước. Sau ông cụ phải làm cái Château d’Eau để ban đêm bơm nước lên để cả gia đình ông ta mới có nước sử dụng trong ngày.

Cái đập nước, vừa là con đường chạy từ bùng binh Thuỷ Tạ chạy đến hồ máy nước, đã được phá để nhập với hồ nhỏ (Petit lac) phía gần ấp Ánh Sáng. Mình có tấm ảnh chụp khúc này, có kể trong bài Thuỷ Tạ. Ai thích thì kiếm trên bơ lốc của mình.

Bây giờ trở lại khu Hoà Bình. Khi Đàlạt mới thành lập thì tây thực dân cần cu-li (coolies) bản xứ để phục dịch cho họ nên cho phép một số người việt được đến đây làm ăn, buôn bán, trồng trọt để cung cấp cho người Pháp. Vùng này thuộc An Nam, thuộc về triều đình Huế nên được xem là lãnh thổ của triều đình Huế. Sau này ông Bảo Đại về nước lên ngôi vua thì gọi Đàlạt là Hoàng Triều Cương Thổ.

Để giải thích cho người trẻ Đàlạt là dưới thời Tây, Việt Nam được chia thành 3 miền: Bắc kỳ (Tonkin), Trung kỳ (An Nam) và Nam kỳ (Cochinchine, nằm giữa Ấn độ (inde) và tàu (chine ). Nam kỳ thuộc về Pháp quốc nên có số đông người giầu có gốc Việt như gia đình bà hoàng hậu Nam Phương hay ông Trần Văn Đôn đều mang quốc tịch Tây.

Bắc kỳ là một vùng bị bảo hộ dưới chính quyền của Pháp quốc còn An Nam trên nguyên tắc là tự trị nhưng đều do pháp áp đặt. Vua của Việt Nam đều được người Pháp phê chuẩn mới được lên ngôi, do đó mới có vụ 4 ông vua được thay thế liên tục. Mấy ông quan Việt Nam Chán Mớ Đời nên mới dấy lên phong trào Cần Vương.

Người Việt đến lập nghiệp, đa số là người Huế và Quảng vì thuộc triều đình Huế (Annam). Sau này người Pháp cho phép người Bắc kỳ đến để trồng rau cải cho người Pháp tiêu dùng. Người Việt họp chợ tại khu Hoà BÌnh bây giờ.



Hình trên là bản vẽ của khu chợ Đàlạt khi xưa mà người ta gọi là Chợ Cây vì làm bằng gỗ. Sau khi khu Chợ Cây bị cháy thì người Pháp cho thiết kế lại và cho xây Chợ lại, sau này được gọi là khu Hoà BÌnh. 3 dãy nhà tô đậm đen là dãy phố Bùi Thị Hiếu đến Cà phê Tùng, dãy phố của ông Sáu Còm và khu tiệm chụp hình Hồng Châu đã được xây xong.

Ta thấy Chợ Cây có hình như tam-giác, cái chợ làm bằng gỗ, được tô đậm. Mình tải lên đây mấy tấm ảnh thời đó, chụp từ cà phê Tùng (dạo ấy chưa có) và từ bên kia chợ đối diện.


Hình này theo mình là xưa nhất mà mình có vì các tấm ảnh khác cho thấy góc đường Tăng Bạt Hổ, dãy phố của tiệm Bùi Thị Hiếu và nhà hàng Mekong được xây bằng gạch ngói còn tấm này cho thấy vẫn còn làm bằng gỗ. Chú thích của Tây là nouveau marché , chợ mới. Chắc mới được thành hình. Thấy dãy nhà của Bùi Thị Hiếu và nhà hàng Mekong còn làm bằng gỗ, các tiệm đều có bảng hiệu chữ Hoa nên đoán là của người Tàu. 

Người Tàu là người di cư, thời Tây chưa đến cũng được triều đình Nguyễn cho phép làm ăn, đến thời pháp thuộc, được pháp ủng hộ cho phép làm ăn vì họ không có đấu tranh, kháng chiến gì cả, chỉ muốn làm ăn. Người Pháp dùng người Tàu để giúp cai trị Đông Dương. Nếu đọc lịch sử Nam Kỳ thì mới hiểu ý định của Tây với người tàu trong Chợ Lớn rồi các tướng cướp như Ba Cụt, 7 viễn,...


Hình trên cho thấy dãy phố Bùi Thị Hiếu đã được xây lại bằng gạch và ngói. Ngoài ra phía sau chợ Cây thì dãy nhà của ông Sáu Còm đã được xây. Có lẻ được xây cùng thời. (Dãy nhà có tổng cục tiếp tế trước 75). Thiên hạ vẫn bán hàng rong, ngồi lề đường, được cái là chưa có công an mít để đến rượt đuổi như ngày nay. Tây cho phép vô tư buôn bán.


Hình này chụp từ đường Hàm Nghi, góc cà phê Tùng, nhìn về phía chợ Cây. Ta thấy chợ được đóng ba tấm gỗ và lợp mái tôn. Thấy dãy phố Bùi Thị Hiếu, nhà sách Liên Thanh đã được xây cất tử tế.


Đi đến vài bước thì thấy dãy phố Mekong và Việt Hoa làm bằng cây, chưa được ông Võ Đình Dung xây lại. Mấy khu nhà ở khu Hoà Bình đều được ông Võ Đình Dung thầu xây cất hết. Phía xa, thấy trạm biến điện sau này được chuyển cạnh trường Đoàn Thị Điểm. Bên trái là chợ Cây.


Hình này chụp từ balcon của khu nhà ông Sáu Còm. Ta thấy tiệm vàng Bùi Thị Hiếu thời đó là một tiệm làm tóc (coiffure). Bên trái chợ Cây, ta thấy dãy nhà bằng gỗ, 2 tầng. Sau này khi chợ Cây cháy thì khu này cũng bị rụi luôn nên được xây lại. Xem hình sau này.


Hình này mình chưa định rõ, phía dãy đối diện dãy phố Bùi Thị Hiếu, bên kia chợ Cây hay là đường Phan Bội Châu. Ai biết thì cho mình biết để bổ túc. Hình ảnh khiến mình nhớ về Đức Trọng Tùng Nghĩa, các hàng quán cũng tương tự làm bằng gỗ. Tiệm tàu này có mấy tấm gỗ được cất bên kho bên cạnh. Có 3 tấm ván ngắn và mấy tấm lớn, xem đúng đủ để đóng cửa tiệm khi trời tối. Đó là cách các tiệm buôn đóng cửa trước khi cửa sắt ra đời.

(Mình tìm ra rồi. Mai Vuông Tròn gửi cho mình mấy tấm ảnh xưa, có thấy hình này. Hoá ra là mấy căn nhà đầu tiên được xây dựng cạnh hồ Xuân Hương bây giờ, gần khu ấp Ánh Sáng. Sau này bị lụt cuốn trôi mất. Từ đó Tây mới nhập hai hồ thành hồ ngày nay. Có dịp mình sẽ kể lại và tải mấy tấm ảnh của Mai Vuông Tròn.


Bản vẽ cho thấy địa điểm chợ Đàlạt được xây lại. Hình chữ nhật là chợ mới của Đàlạt, sau này là khu Hoà Bình. Dãy phố phía bên chợ Mới sau này đã bị cháy rụi. Họ cho nới thêm một phần đất, bằng cách xây talus mà hình trên của bản vẽ cho thấy. (Phần màu xanh)

Bản vẽ của khu chợ được xây lại khi chợ Cây bị cháy của ông tây nào, chắc kiến trúc sư. Có người cho biết là KTS. Louis George Pineau ! Họ xây phần bên phải rất đẹp, có dãy arcades để bộ hành đi để tránh mưa.


Chợ Cây Đàlạt được xây lại sau cơn hoả hoạn. Chụp trước chợ, ta thấy cái chuông đồng hồ được dựng lên cao, tượng trưng cho trung tâm thành phố. Ở Pháp, trong các làng, thường thì có cái chợ rồi đối diện là  nhà thờ có tháp chuông cao, giúp người dân định hướng đâu là trung tâm thành phố.

Mình đoán họ sửa chửa lại mặt tiền của Chợ sau này vì khi xây chỉ thấy hình bán Nguyệt trên 3 cửa sổ, sau này thì thấy là hình tròn.

Chợ Đàlạt được xây xong. Ta thấy dãy nhà bên phải bị cháy rụi, được thay thế bởi các cửa hàng kiosque. Phía dãy nhà hàng Mekong, Việt hoa, Đức Xương Long đã được xây xong. Cận cảnh là cặp vợ chồng tây đầm với hai đứa con. Hình ghi chú vào những năm 1940.


Có nhiều tấm ảnh thời Tây nên mình tải lên đây. Tấm ảnh giữa cho thấy vào những năm 60, các kiosque bên phải đã được thay thế bởi một dãy nhà, được xây bằng đá theo kiểu tây. Ta thấy bến xe đò Chi Lăng (Saint Benoît) ở ngay trước chợ. Mình nhớ thời ông Ngô Đình Diệm, bố mình phải tham gia đoàn thanh niên Cộng Hoà, bận áo xanh quần xanh đi diễn hành chỗ công trường trước chợ này. Mình đi coi diễn hành, lòng hãnh diện về ông cụ như mẹ mình đi ra đồn Mang Cá để xem anh cô cậu đi lính Khố Xanh, Khố Đỏ, nay cậu Luyện vẫn còn sống trên 100 tuổi.


Tấm không ảnh này cho thấy Chợ phía trong nhưng ở ngoài vẫn có nhiều người trả tiền thuế mỗi ngày bán hàng rong. Đặc biệt là thấy luôn dãy phố bên trái, phía chỗ Chợ Mới được xây sau này, xây theo kiểu tây, thế vào các kiosque trước đây. Sau này khôi nguyên La-mã, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cho đập phá khu này, để có thể nhìn cảnh quang hồ Xuân Hương.

Theo mình thì đã làm cho khu phố Hoà BÌnh mất thăng bằng về thiết kế đô thị. Thêm nữa, ông thầu khoán chợ Mới Đàlạt, Nguyễn Linh Chiểu cho xây khách sạn Mộng Đẹp, tự xây thêm một tầng không được phép nên che mất quảng cảnh hồ Xuân Hương. Nếu để yên dãy phố này thì khu Hoà BÌnh tấp nập hơn, có dãy nhà này chắn gió cho nguyên khu phố này, người Đàlạt đi phố xung quanh vui hơn thay vì chỉ đi lòng vòng dãy Mekong, Bùi Thị Hiếu,... 

Khu này có vài kiosque bán đồ lưu niệm cho du khách, bãi gửi xe cho dân đi xem xi-nê. Có dạo thời ông Kỳ, có pháp trường cát để xử bắn các thương gia đầu cơ tích trữ như Tạ Vinh ở Chợ Lớn.


 Hình này cho thấy thời ông Diệm đã đắc cử tổng thống. Tiệm người Hoa, đã được đổi tên Việt. Ông Diệm bắt người Tàu chọn quốc tịch, nên đa số người Tàu vào quốc tịch Việt Nam để làm ăn nên sau này bị đi lính. Có anh bạn quốc tịch Tây vì ông bố người Course nên trước 75, không bị đi quân  dịch. Ta thấy tiệm Đức Xuong Long để bản hiệu bằng Việt ngữ.

Thời ông Kỳ cũng cấm đặt tên hiệu bằng ngoại ngữ.

Nếu dãy phố bên tay phải không bị phá, thì dân Đàlạt có thể dạo phố hình chữ U ở khu Hoà BÌnh thay vì hình L như sau này. Bên phải dãy phố có arcades để trú mưa như bên tây, khá thành công. Kiến trúc sư đã tính khi trời mưa nhất là buổi chiều, mặt trời ở phương tây sẽ rọi vào các tiệm như dãy Tiến Đạt, Anh Lân,...


Hình này chụp trước tiệm ăn LangBian sau này được đổi thành Chic Shanghai, ở phố Hoà Hoà Bình. Mình để ý mấy tấm ván làm cửa mà dân Đàlạt sử dụng khá nhiều khi xưa, lúc chưa chế ra loại cửa sắt kéo ra vào. Tối khi đóng cửa, chủ tiệm tháo mấy tấm ván ra rồi gắn từng miếng vào cái rọc, kéo sát vào một bên, cuối cùng thì khoá lại. Hàng mẹ mình khi xưa cũng sử dụng loại cánh cửa gỗ này để khoá cái sập.

Sẵn đây mình tải các tấm ảnh khu vực này.


Hình chợ mới xây chụp từ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn


Từ tiệm thuốc bắc Thiên An Đường Con Cua

Có thể chụp từ khách sạn Thuỷ Tiên, hoặc trạm biến điện của đường Duy Tân, vì thấy nóc nhà của tiệm Vĩnh Chấn.


Cũng góc phố trên nhưng sau thời Ngô Đình Diệm, thấy tiệm đồng hồ Tiến Đạt, có tiệm thâu băng nhạc Việt Quang. Mỗi lần ra phố là nghe nhạc vang vang từ tiệm này. Ai có tiền thì mua băng gốc, còn không thì đưa băng cũ cho mấy tiệm này thâu lậu, rẻ hơn. Ông cụ mình quen thân với ông chủ Việt Quang nên hay có mặt ở đây.

Nghe nói ông qua đời, còn bà thì còn sống. Mình có gặp mặt bạn học Văn Học cũ ở quán cà phê của con gái ông bà Việt Quang, đường Lê Quý Đôn.


Cũng góc này nhưng thấy rạp Hoà Bình. Thấy phía bên kia hội trường Hoà Bình, mấy dãy nhà khi xưa bị dẹp bỏ, có cái tiệm nhỏ bé trơ trọi vô duyên.


Mình chỉ có tấm ảnh này cũ nhất của dãy phố do ông Võ Đình Dung xây cất khi họ cho xây Chợ Đàlạt sau khi Chợ Cây bị cháy rụi. Hình này cho thấy tiệm thuốc tây của người tây, sau này chắc gia đình ông Nguyễn Văn An, con rể của ông Phạm Quỳnh mua lại. Chợ Đàlạt đang hoạt động khi thấy thiên hạ bán hàng rong ở trước cửa chợ. Có cả xe ngựa, mình nhớ hồi bé có đi xe ngựa một hai lần khi đi viếng thăm ông Dụ ở Ấp Xuân An.


Có lẻ tấm ảnh này gợi nhớ cho mình nhiều nhất về Đàlạt. Những trận mưa dài đẳng. Hình chụp từ thang cấp khu Hoà Bình. Chỗ này sau này xe tuần cảnh đậu, chận bắt quân dịch. Đối diện thấy lò bánh mì Vĩnh Chấn, tiệm thuốc Con Cua ở đầu đường Duy Tân, phía sau là khách sạn Thuỷ Tiên 4 tầng. Phía bên phải là tiệm Vĩnh Hoà, anh em chi với lò bánh mì Vĩnh Chấn. Mình giật mình khi thấy chiếc xe bánh mì thịt. Hình như chỗ này có bán bắp nướng. Mình đang viết về bánh mì thịt La Tulipe Rouge, sẽ kể thêm về các xe bán bánh mì thịt đã vớt tiền ăn quà của mình ngày xưa.

Khi xưa, có luật lệ về quảng cáo do người Tây quy định như ở Pháp quốc nên các bảng hiệu rất đồng đều và gọn gàng được gắn trên cửa tiệm, không như ngày nay bản quảng cáo che kín, không còn thấy nhà cửa. Chỉ có những khu không có dân cư như phía dưới chợ, phía đồi kế bên Nam Đô Ngân Hàng mới cho treo mấy bảng hiệu quảng cáo to lớn như kem Hynos,..


Hình này cho thấy dãy phố trên khu Hoà Bình, có dãy phố đối diện khu nha sĩ Nguyễn Trình, sau này bị phá bỏ rất uổng.


Hình này cho thấy bến xe Taxi Đàlạt xưa trước hai nhà hàng Nam Sơn và Chic Shanghai. Xe taxi dạo ấy đều Sơn đen và cái mui màu trắng, không cần đề bản taxi, ai cũng nhận ra.


Chụp từ chợ Đàlạt, rạp xi-nê Hoà BÌnh sau này.

Tấm ảnh này chụp từ bến xe đò Tùng Nghĩa, có tiệm ăn Âu Chat Botté, bên tay phải có tiệm nhỏ sau này là tiệm phở Tùng, có lần bị cháy. Sau đó như đốt phong long, tiệm này nổi tiếng, thực khách đến đông như quân Nguyên. Mình có ăn đây được vài lần. Chỗ này có cái hẻm đi xuống dốc, đến đường Phan Đình Phùng và MInh Mạng, chỗ tiệm uốn tóc Ba-lê. Dãy phố này có cà phê Tùng, Phở Bắc Hương, Đông Hải,...có nhà in Lâm Viên của Nguyễn Văn Phước học chung với mình,.. 
 

C Cà-phê Tùng, tiệm giày Tân Việt, nhà sách Liên Thanh


Dãy phố của ông Sáu Còm bên tay phải có 2 tiệm của 2 cô học chung với mình khi xưa; Nam Trân và Anh Đào. Phía dãy cà phê Tùng, thấy tiệm Liên Thanh mà mỗi năm phải ra đây mua sách đi học. Có nhà may của bác Đoàn Mừng. Vợ của bác bán ở chợ Đàlạt, bán hàng xén.


Nhìn thẳng dãy phố có tổng cuộc tiếp tế, và tiệm giày Bata khiến mình phải chụp hình ở Tiệp Khắc trước một tiệm giày mang hiệu Bata để nhớ về Đàlạt năm xưa.



Hình này chụp từ trực thăng do ông Bill Robie cho thấy phố khu Hoà Bình loang quanh khúc này vì phía bên kia rạp Hoà Bình không có dãy phố nên không tạo cho khu này là cứ điểm như đa số các thành phố .

Hình này chụp mé bên kia rạp Hoà Bình, cho thấy sự phá bỏ dãy phố xây vào những năm 50 la một thất bại to lớn cho việc thiết kế đô thị của khu Hoà BÌnh. Lác đác vài cây tùng như muốn đem thiên nhiên vào thành phố. Có lẻ nên trồng hoa mai Anh-đào. Phía trên sân thượng của La Tulipe Rouge và khách sạn Mộng Đẹp làm xấu đi cảnh Quang của khu phố. Chán Mớ Đời 

Hình này chụp ngay tiệm Lưu Hội ký, cạnh Đức Xương Long ngay góc Minh Mạng và khu Hoà Bình. Thấy tiệm Anh Võ, nhất là photo Đại Việt, nơi mình mua cái máy chụp hình đầu đời, được 1 tháng thì bị hàng xóm ăn cắp. Mình học được bài học từ đấy là có của thì không nên khoe hàng xóm, chúng sẽ ăn cắp.


Hình này chụp ngay tiệm Đức Xuong Long, thấy tiệm của bà Bội Sanh, quen bà cụ mình.


Hình này chụp phía bên kia đường thấy có tiệm bán đồ sắt hình như tên Thiên Thai hay gì đó, kế đến tiệm vàng Kim Thịnh, có một người con trai họ chung với mình, nay vẫn còn ở Đàlạt.


Hình này chụp lễ rước kiệu hoa Phật Đản mà mình có kể khi thấy tấm ảnh ở đường MInh Mạng.



Hình chụp không gian giữa khu rạp Hoà Bình và dãy Việt Hoa, đầu đường là Đức Xương Long. Mình rất tiếc là khu phía bên kia rạp Hoà Bình, nếu họ không đập phá dãy phố cũ làm bằng đá và ngói rất đẹp.


Không gian của khu rạp Hoà Bình và dãy nhà hàng Mekong, chụp ngược lại từ tấm ảnh trên, có tiệm Việt Hoa bán máy truyền hình. Phía xa thấy tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, nhà thuốc Tây Nguyễn Văn An,..


Khúc này từ cầu thang chợ đi lên, thấy tiệm chụp hình Hồng Châu. Mình nhớ bên cạnh có tiệm bán đồ lưu niệm cho du khách. Có lần, mình lãnh về xỏ mấy hạt chuỗi của người Mọi để họ bán cho du khách, có chút tiền nhưng không nhớ lý do lại nghỉ. Đối diện, họ phá dãy phố xây bằng đá để thay thế những kiosque như Hoàng Lan. Chán Mớ Đời 


Hình ngay cầu thang lên chụp từ cái cầu của Chợ Mới Đàlạt lên khu photo Hồng Châu. Chỗ này có bán hàng rong khá nhiều, và đồ viện trợ do mấy bà sơ đem bán. Hình chú thích năm 1971, do người Mỹ chụp. Chỉ có người Mỹ mới có tiền rảnh chụp hình kỷ niệm vào thời đó.


Photo Hồng Châu, chỗ cầu thang đi xuống chợ. Họ phá bỏ dãy  phố 1 tầng với arcades đẹp để thay vào đó các quán lụp xụp mất thẩm mỹ. Chán Mớ Đời 


Nói về khu Hoà Bình mà không nói đến bến xe phía sau lưng thì hơi khiếm khuyết. Hình này cho thấy vào những năm 1950, lúc Chợ mới chưa được xây cất thì bến xe đò Tùng Nghĩa, Thái Phiên, Trại Mát chưa được thành lập. Thấy dãy nhà của ông Sáu Còm với đường Phan Bội Châu và chút đường Hàm Nghi, góc cà phê Tùng khá vắng vẻ.


Tấm ảnh này cho thấy bến xe Tùng Nghĩa với mấy chiếc xe Peugeot, được độ lại, làm ba hàng ghế, còn xe đò chạy Thái Phiên và Trại Mát loại Renault phía đâu lưng với cái đồi. Phía đường Hàm Nghĩ, thấy Phở Tùng, bên cạnh có hẻm đi xuống Phan Đình Phùng. Mình không nhớ cây xăng tại đây hay là phía bên đường Phan Bội Châu, ai nhớ thì cho mình biết. Cảm ơn.




Chỗ này là các quán ăn ngay bến xe đò Tùng Nghĩa. Mình không bao giờ ăn ở đây khi xưa. Năm 1992 về Đàlạt lần đầu tiên thì tình cờ gặp ông giáo Kim đang ăn phở ở đây. Ông ta dạy kèm mình khi học tiểu học. Nghe nói ông ta đi mỹ hay Gia Nã Đại rồi chán mớ đời về Việt Nam sống với bà vợ chân dài nào. Đại khái chỗ đường Trương Vĩnh Ký cũng có một số hàng ăn tương tự và bên hông Cẩm Đô, ngay góc Duy Tân và Hải Thượng và nhất là bên sẽ đò Sàigòn - Đàlạt có phở Ngọc Lan nổi tiếng.



Em đăng tấm ảnh chụp ngay đường Lê Đại Hành, thấy khách sạn Mộng Đẹp, được ông Nguyễn Linh Chiểu xây thêm một tầng nên choáng cảnh Quang về hồ Xuân Hương vì có chiếc xe Jeep màu xanh da trời của ông cụ em. Dạo ấy, Đàlạt chỉ có một chiếc xe Jeep sơn màu này, người lái xe có thể bố em và cũng có thể là em. :)

 Thôi em ngừng ở đây vì tù mù con mắt, không biết chọn tấm ảnh nào để tải thêm. Lần sau, em sẽ lựa mấy tấm ảnh của Đàlạt xưa rồi kể về mấy khu phố ấy thay vì kể lại cào cào như bài này.

Nhs


Thắc mắc của người Đàlạt xưa và nay

 Có chị bạn gốc Đàlạt kể; đã đọc đi đọc lại mấy lần bài mình kể về cái bûche de Noël được ăn lần đầu tiên trong đời tại Đàlạt. Thậm chí chị ta gửi mua cuốn sách Mực Tím Sơn Đen do Chử Nhị Anh và Huyền Ma Sơ biên soạn và xuất bản về những ký ức một thời sinh sống tại Đàlạt của mình.

 

Bài đầu tiên chị ta đọc là bài “Bûche de Noël “ khiến mình cảm động. Chị ta nêu lý do là mình có kể về những người mà chị ta quen biết khi xưa, nhắc lại những kỷ niệm với họ. Như ai nói ký ức còn nguyên, chỉ có chúng ta thay đổi qua năm tháng.

 

https://www.amazon.com/Forty-Years-Van-Hoc-Dalat/dp/1522843841/ref=sr_1_1?dchild=1&keywords=Mục+tim+Sơn+đen&qid=1607006107&sr=8-1

 

Mình không biết bao nhiêu người mua cuốn Mực Tím Sơn Đen vì không có nhuận bút. Chỉ biết có một anh bạn học với đồng chí gái ở Sàigòn, có gửi mua qua Amazon và vài chị bạn quen đã nói có mua nhưng ở xa nên cũng không cần chữ ký tác giả. 

 

Có người lâu lâu gửi một tấm ảnh cũ Đàlạt, hỏi mình thêm tin tức về Đàlạt ngày xưa khiến mình thất kinh vì đã xa Đà Lạt trước 75. Có hình thì biết, có hình thì không. Điển hình mấy tấm ảnh của Mộ Thập Tự là mình ngọng vì khi xưa, không bao giờ đến đây, thậm chí là biết đến. 

 

Mộ thập tự tại đèo Prenn

Xin nhắc lại là khi xưa, thời chiến tranh thì Việt Cộng đóng quân đâu trong Núi Voi, an ninh không tốt thêm di chuyển rất khó khăn. Lâu lâu Việt Cộng chận đường, đặt mìn khiến quốc lộ bị tăng-bo. Do đó đa số dân làm ăn, có xe hàng chạy Sàigòn-Đàlạt đều cúng tiền cho Việt Cộng và sau 75, được Việt Cộng tuyên dương là Tư Sản Dân Tộc. Có người Đàlạt gửi tài liệu danh sách của các vị này, sau cũng bỏ Cách Mạng chạy hết ra hải ngoại.


Vừa đăng lên Dalat Historic thì có ông Mỹ, cựu binh sĩ mỹ đóng quân tại phi trường Cam Ly khi xưa, gửi tấm bản đồ, cho biết gần thác Datanla, nhìn xuống đèo Prenn như một chị cho mình biết. Ông ta kể là nghe một gia đình người Pháp xây nhưng rồi bỏ chạy vì chiến trận. Nếu anh chị nào biết thì xin bổ túc thêm.


Xem bản đồ này thì Mai Vuông Tròn đúng về tấm ảnh đường vào Đàlạt đầu tiên là đi qua chỗ này mà Việt Cộng đặt tên ngày nay là Khe Sanh. Nơi mấy tháng trước bị sạt lỡ, họ mới lên án mấy ông chủ thầu vô trách nhiệm gì đó nhưng chắc sẽ huề vốn khi dân tình quên dần.



The cross is marked on map 6632-1. Nearby is a feature labeled as a corral. I was told the cross was built as a tomb/crypt for the French family that owned the farm/ranch but the family fled long before it was needed. The 3rd interesting feature on this map is the site listed as "ruins" which I have no idea as to the history of.

( from Steve Boering ỏ Dalat Historic Group)


Nếu ông mỹ nói đúng thì có thể là ông Tây dạy mình năm 10 ème, tên Didier thì phải. Mình nhớ có lần cả lớp đến nhà ông ta vào mùa lễ giáng sinh ở đèo Prenn. Vợ ông ta cho cả lớp uống sô-cô-la Tây. Lần đầu tiên được uống sô-cô-la Tây khiến mình nhớ đời. Hình như có cô cháu nội hay ngoại của cụ Sâm ở đường HÙng Vương, đứng lên đọc thơ bài gì về Noel. Sau Mậu Thân nghe nói ông ta suýt bị Việt Cộng bắt hay sao đó rồi đem gia đình về Tây. Mình có thấy hình ông ta trong các hội ngộ của nhóm yersinien tại Pháp. Chưa bao giờ gặp lại ông ta.

 

Lớn lên, mình có chiếc xe máy BS màu đỏ, mua lại của anh Sửu, hàng xóm nên một vài người bạn học cũ còn nhớ tới mình nhờ chiếc xe đó. Xe này được anh Sửu, thợ máy độ lại, cưa ống bô nên chạy đến đâu là thiên hạ nghe đến nấy vì kêu to. Khi gặp lại anh Toàn, con bác Tô đường Thi Sách, anh ta nhớ ngày xưa mình chạy xe này, bận bộ đồ kaki màu vàng. 


 Bridge Stone o Dalat nổi tiêng nhất la xe cua Mr Pham Dang Luc, (Phu khao o Vien DH Dalat,la surveillant o Yersin,vè cung la Trung uy biêt phai day hoc riêng cho con TKtruong kiêm Tinh thi truong,Dai ta Nguyên Hop Doàn)duoc gan guidon cao easy ryder,va xoay piston,kê dên la chiec BS cua Trân minh Mân(con thieu ta  TMGia,so 6 Nguyen tri phuong duong xuong deo Prenn)la HS Yersin truoc khi du hoc o France,moi lan di hoc xuông dôc Nguyen truong Tô lang ôm cua cercle sportif thây lac mat,bà Dang ban vai la ma cua anh em thang Dinh hoc yersin ,nghe noi sau nay dêu la thây giao thoi VC,nhg sap vai trong cho gôm co My Luong(cô My la vo Ô Ta van Thanh lam rang o duong Duy Tan kê bên Nha si thieu ta Trân Tu),doi diên ngay cau thang xuông cho duoi la Yên Son,ke ben Yen Son ban quân ao vien tro cua 2 chi em ba Tu va ba Nam nha sô 83 Ham nghi(nhg nguoi nay con song cung tren 100 tuoi)bà Tu la ma cua Kiêt danh trông cho ban nhac Les Viathans(gom Giang,Tin thot,Mai nham,Ngoc Thanh,Kiêt),day ban vai giua cho gôm Nghia Trung(Quach ai Trung,yersinien)Bich Dao,Ha Noi(chi Uy ,pham Dân,yersinien)doi dien Ha nôi la sap vai cua cô 8,nguoi Huê khg lâp gia dinh,anh em cô 8 làm chu may quan billard duong Duy tân kê bên tiem Laine Thâm my,co tiem vai nôi tiêng nua la tiem  Dung Hanh ben hông khu Hoa binh(chi em Dung Hanh la HS Couvent,la em gai Dai uy Binh lam viec o truong Vo bi DLat,kê bên tiêm hot toc cua chi gai 2 chi em sinh dôi Suong Huong,toc demi garcon cung la yersinienne,do la nhg tiêm vai Ad nho toi dau noi toi do,con vê tiem may,duong Ham nghi co ông Trung (nguoi Huê)chu tiem Minh Tân,duong Duy tân co tiêm may âu phuc nu Tuyêt Mai kê bên tiem Laine Trang Nha(Nha hoc Yersin toi 70 thi bi diên),tom lai Ad chi noi lai nhg gi minh biet thoi con o Dalat,Son Nguyên thây co gi khg ôn thi sua la nhé,Ad khg biêt bo dâu tiêng VN xin moi nguoi thông cam,hinh duoi la ban nhac Yersiniens nguoi dan guitare dung giua la Dang vu Binh,chau cu Khâm ,ty côn chanh day cours particulier ma Son USA da nêu ra khi noi vi petit lycee ( Nguyễn Anh Dũng bổ túc) 

ông thần này ở xóm Địa Dư, gần nhà mình, học trên mình mấy lớp, con của bác Tước đi chiếc xe Vespa hay Lambretta, nay ở MOntreal. Ông thần có hẹn tháng 12 chạy qua Cali, mình nói ngủ lại nhà mình cho đỡ tốn tiền khách sạn. Hình như anh chàng đi lính cho tiểu khu Đà Lạt trước 75 nên am hiểu khá nhiều về Đà Lạt dạo ấy. Lần trước ông thần sang nhưng không gặp được. Kỳ này nếu gặp, chắc mình sẽ biết nhiều chuyện Đà Lạt khi xưa, sẽ kể lại.


Mình bỏ hình lên bờ lốc thì có người gửi tiếp 2 tấm ảnh rõ hơn, trên đồi hay núi nhìn xuống đường đèo Prenn. Cây thánh giá được làm bằng đá hay tráng xi măng, được dựng trên một cái hầm đá. Họ chú thích là do một ông cố đạo người Tây thực hiện. Có người lại cho biết là các người đi phượt đến đó rồi tạo ra những huyền thoại để câu du khách nên mình cũng không biết có đúng hay không. Ai biết thì cho em hay để bổ túc thêm.

 

Mấy cây thánh giá kiểu này thường được thấy tại âu châu hay mỹ châu, được xây dựng trên núi, thường ở cạnh các con đường để thiên hạ đi ngang thấy biểu tượng của Chúa Ki-tô. Xe gắn máy dạo đó chỉ 50 phân khối nên chạy xuống đèo Prenn là oải rồi. Chạy về Tùng Nghĩa là phải ngừng dọc đường để cho máy nguội. Qua Campuchia thấy dân lái xe tuk tuk độ cái bình nước để làm nguội máy để có thể chạy xa.


Gần nhà mình, trên xa lộ 91 chạy hướng Đông, ban ngày thì không để ý nhưng ban đêm thì thấy có một cây thánh giá được thắp đèn sáng rực trên núi đồi, cạnh xa lộ rất hùng vĩ, giúp mình chạy xe chậm lại như mỗi lần có xe chạy sang làn xe của mình một cách vội vã, khiến mình phải cầu nguyện Phật Quán Thế Âm, giúp mình định tình lại. 

 

Điểm ngạc nhiên là mình nhận được tin nhắn của nhiều người trẻ, muốn biết thêm về lịch sử Đàlạt trước 75. Họ cho biết là bố mẹ họ biết chút chút, anh chị lớn thì nhớ tạm tạm nên phải tìm tòi thông tin về Đàlạt xưa để hiểu rõ hơn vì không tin tưởng vào tin tức sau 75.có anh nào hỏi muốn đọc bài viết về Đà Lạt trên YouTube thì mình kêu cứ tự nhiên. Hôm tước, có một anh có thời sống tại Đà Lạt, gửi cho mình một video của ông nào đọc bài mình viết về thiết tá Lê Xuân Phong, con hùm xám Đà Lạt. Mấy người gốc Đà Lạt, xa xứ nay lại già yếu, mắt kém, đọc bài không được, có ai thâu chuyện kể về Đà Lạt thì chắc họ vui.

 

Mình mới tham gia nhóm Dalat Historic của cựu chiến binh mỹ, mới khám phá ra ông phi công trực thăng quyên tiền để trao học bổng cho hai nữ sinh nghèo của trường Bùi Thị Xuân. Mấy người mỹ này yêu cầu mình viết bằng anh-ngữ cho họ đọc vì dùng gú-gồ để thông dịch là họ ngọng. Mình chỉ tóm tắt bằng anh-ngữ cho họ khi chia sẻ. Cho thấy ai đã đến Đàlạt trước 1975 dù người Mỹ, người ngoại quốc cũng đều có nhiều kỷ niệm đẹp và vẫn theo dõi tin tức về Đàlạt.

 

Mình không biết có nên tiếp tục viết thêm về Đàlạt vì sợ phải đọc thêm tài liệu tây ta về Đàlạt, không có thì giờ đọc những gì mình thích. Gần đây mình tìm ra một trang nhà của tây chuyên bán bưu thiếp (carte postale) cũ thì khám phá ra mấy ngàn tấm bưu thiếp về Việt Nam. Có mấy tấm ảnh đặt thù về người Mọi , người địa phương của Đàlạt trước khi tây khám phá ra vùng này. Đi Mễ kỳ này về, mình muốn học thêm tiếng Tây Ban Nha nên phải đọc sách báo tiếng Tây Ban Nha thêm. Cảm nhận thiếu ngữ vựng khi nói chuyện với người Mễ. Mình kinh nghiệm, cách học một ngoại ngữ để đàm thoại là đọc sách tiểu thuyết của họ để học thêm ngữ vựng.

 

Lịch sử và nguồn gốc của họ rất hiếm hoi. Đối với tây là đặc thù vì phụ nữ phơi rốn và ngực, đàn ông bận khố nên họ chụp rồi in bưu thiếp để bán cho du khách, gửi về mẫu quốc cho biết những nơi họ đi du lịch bụi,… người Mọi Đàlạt đi trước thế giới văn minh, ngày nay đầm phải ra biển để được topless còn phụ nữ chính gốc Đàlạt đã được tự do phơi ngực trước thời Bảo Đại.


Cuộc thi hoa-hậu người Mọi tại Đàlạt. Cho thấy người Đàlạt đã đi xa trước gần cả 100 năm, tuyển lựa chân dài, vú nhọn. Chán Mớ Đời 
 
Mình nhắc lại cho giới trẻ sau này là khi xưa, đi du lịch ít ai có máy ảnh lắm nên du khách lên Đàlạt, có mấy ông thợ chụp hình dạo, đứng ở hồ Xuân HƯơng, chỗ quán Thanh Thuỷ hay cầu Ông Đạo, kêu réo mời gọi chụp hình. Do đó người ta bán các bưu thiếp, in những hình ảnh của Đàlạt để bán cho du khách làm kỷ niệm. Mình có anh bạn có bố làm nhiếp ảnh viên cho du khách Đàlạt khi xưa.

 

Do đó, ở bùng binh chợ Mới Đàlạt, có các nhà dù để bán quà lưu niệm cho du khách. Thiết kế dỡ vì phải đem hàng về mỗi tối thay vì làm sao người ta đóng cái kiosque khoá lại ban đêm nên không ai thuê cả. Sau này hư nên đập bỏ.

 

Mấy cái kiosque để bán đồ lưu niệm nhưng không có chỗ để đồ đạt lại qua đêm nên không ai mướn. Hư tháo bỏ. Chỗ này mình ra  đây chơi với đám con trai có mẹ buôn bán ở chợ.

Du khách mua rồi gửi về cho gia đình, bạn bè. Mình khi xưa, sang tây, đi chơi ở đâu đều mua bưu thiếp để gửi cho vài gia đình tây quen. Ngày nay thì cứ xeo-phì rồi bỏ lên mạng ngay. Sau này mình có vẽ tranh rồi in thành thiệp chúc tết, gửi cho bạn bè. Ngày nay thì có sẵn trên mạng, cứ gửi một loạt qua mạng, mất đi tính cách riêng tư, tình cảm về một người bạn. Nói chung ngày nay, tình cảm dành cho bạn bè đều là đại trà. Xong om

 


Bưu thiếp Đàlạt xưa.

Có người yêu cầu mình viết về người Đàlạt xưa, ăn bận ra sao khiến mình thất kinh vì không rành về thời trang. Nhỏ thì mẹ mua áo quần may sẵn ở chợ. Mỗi năm có hai bộ bận rồi theo hệ thống anh truyền em nối, nghĩa là bận chật vì nhiều khi mình trổ giò thì bận không được nên truyền lại đứa em kế.

 

Lớn lớn một chút thì tiếp thu áo quần cũ của ông cụ. Quần rộng thì lấy dây dừa cột lại. Xong om. Sau này trước khi đi tây, ông cụ mua cho sợi dây nịt ở tiệm ông chà-và ở khu Hoà Bình. Mình quen bận đồ cũ của ông cụ nên sang tây, tây hay cho áo quần phát chẩn bận. 7 năm đi học, mình không tốn tiền mua quần áo, đến khi ra trường thì không thấy họ gọi, kêu đến lấy áo quần nữa. Chán Mớ Đời

 

Dạo ấy thế hệ bố mình thì hay may áo quần ở tiệm Hoàng Nho hay Văn Gừng trên đường Minh Mạng, còn giới trẻ hơn thì may ở hai anh chàng tên Sơn và Tánh ở xóm đường Hai Bà Trưng, nơi gia đình CÒ Đào và bác Lê Công Oai ở gần xóm mình. Trước khi đi Tây, mình có may bộ đồ vía đầu đời ở hai anh chàng này. Bận lên máy bay đi tây được một lần rồi quăn vì qua Tây thấy cực sến. Quần túm ở trên xoè ở dưới kiểu ông chân voi, rất thịnh hành thời đó với phong trào Hippie tại Đàlạt. Bạn bè tây đầm hỏi là quần áo truyền thống văn hoá xứ mày. Chán Mớ Đời 

 

Tiệm may Parimode, sao lại thiếu chữ S  mình đoán hình chụp sau 75 vì chưa bao giờ Đà Lạt lại xuống cấp như vậy trước 75. Mỗi năm gần tết, họ đều sơn vôi lại

Dân đại gia Đàlạt thì may ở tiệm Parimode  ngay khu Hoà Bình, hình như tiệm may của bác Đoàn Mừng trước hay sau khi dọn xuống đường Minh Mạng, cạnh tiệm sách Liên Thanh. Đường Duy Tân thì có nhà may Anh Thi của ông Thi, bà con chi đó bên ngoại mình. Đường Hàm Nghi thì có nhà may Tân Tân, có cô con gái học chung với mình. Tháng 2 vừa rồi khi đi Sơn Đoòng thì có gặp lại cô nàng với chồng. Mình như hai vợ chồng về Việt Nam ở luôn hay sao đó.

 

Thường thì thiên hạ ra chợ vào các hàng vải để mua rồi đem đến thợ may. Trong chợ cũng có nhiều người may, rẻ hơn ngoài tiệm. Bên ngoại mình có hai người bán vải ngoài chợ; bà Phúng tiệm Hiệp Thạnh và bà Đàng tiệm Long Hưng ở số 9 và 11 đường Duy Tân. Hai bà này là chị em bạn dâu, bà cụ mình gọi bằng Mợ. Bà Đàng bà con sao bên vợ mình, lại phải gọi vợ mình bằng O. Hôm tước, gặp anh bạn họ Võ, kêu là cháu của rông bà Võ Đình Dung, thầu khoán Đà Lạt, chắc lại bà con chi với bà Đàng.


Mình nghe kể khi ông Võ Quang Tiệm, anh rể của ông Phúng, thời mới vào Đàlạt làm nghề thợ may. Anh của mệ ngoại mình cũng thợ may, nổi tiếng ở Sàigòn, may áo quần cho ông Ngô Đình Diệm, ở đường Thủ Khoa Huân, gần chợ Bến Thành. Hình như bên ngoại mình, cả dòng họ đều là thợ may cả. Em mình sau 75, không được đi học thêm, nên cũng có người học nghề thợ may.

 


Hình ảnh công trường xây cất đường rày Phan-Rang Đàlạt. Nơi mà ông Tiềm và ông Phúng gánh hàng quần áo may đến bán.

Hai anh em ông Tiềm may quần đùi, gánh ba ngày ba đêm, đi xuống nơi công trường mà họ làm đường sắt Đàlạt-Phan Rang để bán cho thợ làm đường rày. Nhờ chịu khó mà sau này giàu lên, ra buôn bán rượu,.. Thời đó có cọp rất nhiều mà hai ông này gan thật. Đàlạt như một vùng đất hứa của người Huế nghèo nên khi có cơ hội làm giàu thì họ sẵn sàng chịu khó. Gặp mình thì chắc ở nhà kêu vợ đi buôn bán nuôi. Xong om

 

Nói đến quần áo của người Đàlạt thì phải nhắc đến chiếc áo len, rất đặc thù vì các tỉnh khác ít ai mua áo ấm vì nóng. Đàlạt thì ai cũng bận áo len ra đường gần như quanh năm suốt tháng vì thời tiết đang nóng có thể chuyển mưa hay lạnh. Chiều tối chắc chắn là lạnh.


Mấy bà đi buôn bán ngoài chợ như mẹ mình, thậm chí các bà gánh đồ đi bán đều bận áo dài cả. Khi mình về thăm Việt Nam lần đầu, thấy mẹ mình bận đồ bộ, đón mình ở phi trường khiến mình thất kinh. Còn đâu dáng xưa của phụ nữ Đàlạt. 

 

Học sinh cũng có áo len với đồng phục. Nếu mình không lầm thì trường Bùi Thị Xuân bận áo len màu xanh dương, trường Bồ Đề thì áo len màu đen, trường Hùng Vương thì áo len màu vàng nâu. Đến mùa tựu trường dân Đan áo Đàlạt rất bận, bán không kịp thở. Đa phần mấy bà đều biết đan nên cũng đỡ. Cứ thấy mấy bà ngồi trước cửa nói chuyện bà tám với nhau và cặp kim đan và bó len. Mẹ mình buôn bán ngoài chợ nhưng cũng tranh thủ Đan áo len cho 10 đứa con. Kinh

 

Hình học sinh Yersin đi phố, chắc dân nội trú, hình thấy trên trang nhà Yersin. Thế hệ trên mình mấy năm. Chắc dân nội trú, ra đường bận complet. Kinh


Trường tư thì không có đồng phục, nhưng đa số đều bận áo dài, ngoại trừ các nữ sinh trường tây thì váy đầm hay quần tây. Ai khá giả thì bận áo blouson, manteau nhưng đến khi quân đội mỹ sang thì có màn bận đồ SIDA, quần áo phát chẩn do người Mỹ tặng mấy nhà thờ. Mấy bà sơ đem ra chợ bán cho thiên hạ cũng như bán gạo cho bà cụ mình. Dân Đàlạt tha hồ mua áo manteau và blouson SIDA.

 

Đây là hình ảnh đặc trưng của người Đàlạt, trùm khăn, bận áo len hay manteau. Mẹ mình khi xưa cũng chuyên bận áo quần như vậy, tránh gió, tránh mưa.

Dạo ấy ngoài chợ thấy bán áo blouson không quân, phía trong màu cam là thiên hạ mua bận nhiều. Dạo mình học lớp 10-11 thì có loại áo blouson và quần bò maze Chợ Lớn màu tím tím nhạt mà con trai hay bận. Mình nhớ thằng HÙng ở ngã Ba Chùa hay bận áo này.


Hình này chụp tại trường Bùi Thị Xuan, khi ông mỹ tên Bill Robie, quyên tiền của đơn vị đến trao học bổng cho chị nữ sinh này. Thấy thầy cô đều bận áo len. Đang viết.

Trong những người còm thì có một anh chàng lớn tuổi hơn mình, kể về những người hàng xóm của mình khiến mình thất kinh. Gia đình này thì nhà mình không có qua lại vì ông bố chơi xấu ông cụ mình, bị đổi lên Ban-mê-thuột mấy năm. Sau này ông ta chết vì uống rượu nhiều quá. Mình có nhắn tin riêng cho anh ta để xem có thể học thêm những gì về Đàlạt khi xưa vì anh ta biết nhiều về tình hình an ninh của Đàlạt. Chỉ tội ông thần này khi xưa học trường tây, nay lại viết tiếng Việt không dấu nên mò nát óc. Chán Mớ Đời 

Bridge Stone o Dalat nôi tiêng nhât la xe cua Mr Pham Dang Luc, (Phu khao o Vien DH Dalat,la surveillant o Yersin,vè cung la Trung uy biêt phai day hoc riêng cho con TKtruong kiêm Tinh thi truong,Dai ta Nguyên Hop Doàn)duoc gan guidon cao easy ryder,va xoay piston,kê dên la chiec BS cua Trân minh Mân(con thieu ta  TMGia,so 6 Nguyen tri phuong duong xuong deo Prenn)la HS Yersin truoc khi du hoc o France,moi lan di hoc xuông dôc Nguyen truong Tô lang ôm cua cercle sportif thây lac mat,bà Dang ban vai la ma cua anh em thang Dinh hoc yersin ,nghe noi sau nay dêu la thây giao thoi VC,nhg sap vai trong cho gôm co My Luong(cô My la vo Ô Ta van Thanh lam rang o duong Duy Tan kê bên Nha si thieu ta Trân Tu),doi diên ngay cau thang xuông cho duoi la Yên Son,ke ben Yen Son ban quân ao vien tro cua 2 chi em ba Tu va ba Nam nha sô 83 Ham nghi(nhg nguoi nay con song cung tren 100 tuoi)bà Tu la ma cua Kiêt danh trông cho ban nhac Les Viathans(gom Giang,Tin thot,Mai nham,Ngoc Thanh,Kiêt),day ban vai giua cho gôm Nghia Trung(Quach ai Trung,yersinien)Bich Dao,Ha Noi(chi Uy ,pham Dân,yersinien)doi dien Ha nôi la sap vai cua cô 8,nguoi Huê khg lâp gia dinh,anh em cô 8 làm chu may quan billard duong Duy tân kê bên tiem Laine Thâm my,co tiem vai nôi tiêng nua la tiem  Dung Hanh ben hông khu Hoa binh(chi em Dung Hanh la HS Couvent,la em gai Dai uy Binh lam viec o truong Vo bi DLat,kê bên tiêm hot toc cua chi gai 2 chi em sinh dôi Suong Huong,toc demi garcon cung la yersinienne,do la nhg tiêm vai Ad nho toi dau noi toi do,con vê tiem may,duong Ham nghi co ông Trung (nguoi Huê)chu tiem Minh Tân,duong Duy tân co tiêm may âu phuc nu Tuyêt Mai kê bên tiem Laine Trang Nha(Nha hoc Yersin toi 70 thi bi diên),tom lai Ad chi noi lai nhg gi minh biet thoi con o Dalat,Son Nguyên thây co gi khg ôn thi sua la nhé,Ad khg biêt bo dâu tiêng VN xin moi nguoi thông cam,hinh duoi la ban nhac Yersiniens nguoi dan guitare dung giua la Dang vu Binh,chau cu Khâm ,ty côn chanh day cours particulier ma Son USA da nêu ra khi noi vi petit lycee bổ túc của Nguyễn Anh Dũng
Tháng 12 này anh chàng qua, mình kêu ở nhà mình để hỏi chuyện xưa Đà Lạt. Anh chàng ở gần xóm mình, học trên vài năm nên biết nhiều về Đà Lạt hơn.

Thôi ngưng nơi đây, phải lên vườn, xem thợ thay lại hệ thống nước. Chính phủ cho chút tiền để thay lại để đỡ tốn nước. Tiểu bang Cali có chương trình hà tiện nước nên họ giúp nông dân như mình, tìm cách giảm bớt sự thất thoát của nước. Cái vườn bơ mình mua lại đã 30 năm mà tên thợ làm hệ thống nước khi xưa, gốc Nhật Bản nên hà tiện vật liệu, hắn gắn một phần hệ thống nước loại ông nước dày schedule 40, phân nữa hắn chưa loại mỏng gần phân nữa nên sau 30 năm là hay bị bể ống nước. Mỗi lần như vậy thì không tưới nước được vì phải đợi ít nhất 3 tiếng đồng hồ cho khô keo mà mình đâu biết. Có thể bể từ lâu rồi mới khám phá ra.

Mình nạp đơn, mất cũng 2, 3 năm mới được nên làm lại hệ thống nước. 



Ngoài ra, mỗi năm mình mua bảo hiểm lợi tức cho cái vườn nên năm nào thu hoạch thấp hay bị thất mùa thì có thể báo cho công ty bảo hiểm. Họ cho người xuống xem rồi hoàn tiền lại cho mình. Nói chung là nếu bị thất mùa thì được trả tiền về nước, phân bón,....coi như không lỗ chỉ không lời là được. Chính phủ họ bảo kê nên chỉ đóng đâu 25% tiền bảo hiểm.

Nhs

Khu rạp Ngọc Hiệp Đàlạt xưa

 Mình thấy nhiều tấm ảnh đăng trên mạng của mấy ông Nguyễn Kính, Lê Huy Cầm, Tuấn Lê,…về khu rạp xi-nê Ngọc Hiệp xưa khiến bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ trỗi dậy trong đầu nên viết xuống cho bớt nhớ. Gần đây thì nhận được một tấm không ảnh của một người nghiên cứu về Đàlạt xưa. Điểm lạ là khi thấy không ảnh thì mình thấy lại rất nhiều hình ảnh xưa, khác với một tấm ảnh tại một góc độ nào đó.

Xem không ảnh thì thấy có 3 đường chính rõ nhất là Phan đình Phùng, bị rạp Ngọc Hiệp che đứt khoản, giáp với đường Minh Mạng từ trên khu Hoà Bình đỗ xuống. Phía tay phải của tấm ảnh có một khúc đường Hai bà Trưng với khu rừng thông chỗ nhà của Hạnh Ù sau này.


Có người gửi cho tấm ảnh rạp xi-nê Langbian, nói gần rạp Ngọc Hiệp nên nhìn lại tấm không ảnh trên thì đoán ra rạp Langbian là địa điểm nhà to cạnh tiệm Đức Lập. Nghe nói họ đập phá rạp này để mở cây xăng Ngọc Hiệp, hình như Esso. Chỗ này có một ga ra sửa xe vận tải nên mở cây xăng là đúng. Mình được cháu nội của ông Cai Sớm, thầu khoán cho biết là rạp hát này của ông Cai Sớm. Sau bị cháy nên phá luôn và để làm cây xăng.

Chụp ngay rạp Lambiang sau khi bị cháy và phá bỏ, xây cây xăng, có con hẻm đi qua con suối để lên đường Hai Bà Trưng. Có hai quán ăn, một quán bán mì quảng của ông bắc kỳ di cư vào nam những năm 1940 hình như tên Bình. Căn nhà 3 tầng là tiệm bán vật liệu Đức Lập

Không chính xác,tiền thân của rạp Ngọc Hiệp Đà Lạt không phải rạp Langbian..Đó là một rạp nhỏ cách rạp Ngọc Hiệp khoảng 150m .Thuở học  tiểu học (1957.60) chúng tôi thường coi phim thần thoại Ấn Độ ở đây.Nơi đây cũng đã chiếu phim Việt Nam Bạch Viên,Tôn Các do kiều nữ Kim Cương  thủ vai chánh..

 

Một chút Đà Lạt xưa

Trước 1954 Đà Lạt chỉ có vài rạp ciné như : Rạp Langbian (Đường Cầu Quẹo - Bây giờ là đường Phan Đình Phùng, nằm cạnh cà phê Liên Hiệp), Rạp Eden (Đường Đồng Khánh - Bây giờ là đường Nguyễn Chí Thanh - Sau này là rạp Ngọc Lan và Hotel Ngọc Lan), Rạp Annam (Ở số 55 Đường Annam - Gần nhà thờ Tin Lành - Bây giờ là đường Nguyễn văn Trỗi). Mỗi phim được trình chiếu thường có 1 tờ chương trình (Programme). Hôm nay mình tìm thấy trong tài liệu gia đình 2 tờ chương trình của 2 rạp. Rạp Langbian phim Across the Wide Missouri sản xuất năm 1951 với nam tài tử lừng danh Clark Grable (đóng Cuốn theo chiều gió). Rạp Eden phim Ivanhoe sản xuất năm 1952 với nữ minh tinh nổi tiếng Liz Taylor . Những tờ Programme này tính ra cũng đã gần 70 tuổi rồi.

Chia sẻ với mọi người để cùng nhau hiểu thêm 1 chút Đà Lạt xưa. 

(Facebook Trưởng Ngọc Thuỵ)

Anh này lại gọi rạp Annam thay vì Kinh Đô.


Nếu mình không lầm thì tấm này được chụp khá xưa vì chưa thấy khách sạn Cẩm Đô được xây cất. Chỉ thấy dãy nhà 2 tầng 4, 5 căn mà căn đầu là nhà gia đình Đinh Anh Quốc chỗ tiệm hớt tóc Như Ý.

 

Trên đường Minh Mạng thì thấy có tiệm Billard Hồng Ngọc, nơi mình nướng tiền ăn quà khá nhiều cho mấy bàn banh bàn. Sau này có chơi bi-da nhưng các bàn ở đây không mềm lắm vì lạnh. Nghe nói các bàn bi-da khá nhất Đàlạt là của tiệm bi-da Minh Tâm. Nơi mình hay ghé lại để học nghề Trung 3 Tai. Ông này không hiểu làm nghề gì nhưng cứ thấy đánh cá độ mỗi ngày ở tiệm này. Ông thần này có thêm cái tai nhỏ, độ 1 cm nên dân Đàlạt chơi bi-da đặt tên là Trung Ba Tai. Đánh bi-da rất cừ. 

 

Dân học Yersin với mình có tên Võ Ngọc Sơn thì phải, con bà Lộc Sơn, cạnh tiệm Bình Lợi của Cô Ba Chỉ, đối tượng một thời với một người em chú bác của bà cụ mình. Nghe kể ông cậu bà con mình dạy bà ta học rồi thương nhau nhưng chú ruột của bà cụ mình không cho lấy vì không môn đăng hộ đối chi đó. Ông Dụ là quan triều đình của vua Bảo Đại thời đó. Sau này lấy chồng sinh ra hai người con trai đặt tên là Lộc và Sơn, đặt tên tiệm là Lộc Sơn.

 

Tên Sơn này có thời rất thân với mình vì nhà hắn gần chợ và hàng bà cụ mình. Hai thằng hay bị cấm túc nên mỗi lần bị « consignés “ là hai thằng đi chung rồi đi đánh bi-da. Hắn dạy mình đánh, sau này mình dạy thằng Phong, nhà may Văn Gừng, nghe nói ở Úc. Mình có gặp dì hắn, học sinh Văn Học. Tên Sơn đánh hay lắm, hay đánh độ. Nghe nói chết sau 75.

 

Nhà mình ở đường Hai Bà Trưng nên được xem là khu ngoại ô của Đàlạt. Toàn là chung cư, cư xá công chức Đàlạt nên không có hàng quán, phố chợ như ngày nay.

 

Muốn ăn cái gì, đi chợ thì phải ra phố. Phố gần nhất là đường Phan ĐÌnh Phùng mà người thế hệ bố mẹ mình sinh sống tại Đàlạt gọi là đường Cầu Quẹo. Lý do là cuối đường này quẹo đến chiếc cầu nhỏ  chỗ Ngã Ba Chùa đi về phía Mã Thánh. Chiếc cầu này có mấy ống cống bằng xi măng lớn để con suối từ trên đồi, khu chùa Linh Sơn chảy xuống, gần nhà Nguyễn Đắc Hớn và Hồ Thanh Hải.

 

Thời bé thì mình hay đến rạp xi-nê Ngọc Hiệp chơi. Đi lòng vòng trong khu tiếp tân của rạp, để xem mấy tấm ảnh của phim đang được chiếu và các Bích chương, hình ảnh của tài tử và phim sắp chiếu trong tương lai. Có kể rồi. Xem đường dẫn

https://www.muctimsonden.com/search?q=Rạp+Ng%E1%BB%8Dc+hiệp

 

rạp tên Langbian (Lâm Viên), địa điểm cây xăng Ngọc Hiệp. Rạp này của ông Cai Sớm, ông nội của một người bạn học cũ sau này bị đập phá để làm cây xăng Ngọc Hiệp
chú biết rap hat mang tên Ngọc Hiệp gốc cuối đuong Mình Mang và Phan đinh Phùng.
Nếu đung'rạp ấy co đầu tiên tại Dalat.
Khi chu 7 tuổi ( nhả o xéo vai cang phía trước.)
Khanh thanh có gánh hát bội tên Tân Thành Ban và tên rap Hát CASANOVA 
🚇Chú la' Câu bé đánh trống trước rap quang Cao .vả khiêng vô  được xem Free .cũng với. Ba bạn trẻ trong xóm ấy. "Xóm Cầu queo"

Theo mình được biết:Rạp Ngọc Hiệp ở ngay đầu dốc Minh Mạng còn rạp LangBian ở phía phải của rạp Ngọc Hiệp hướng mả thánh cách độ khoảng từ 100 mét, cách tiệm cơm Kim Linh một vài dãy nhà .Mình đã từng xem ké cải lương tại rạp nầy .Ở Dalat có 4 rạp: Ngọc Hiệp và Langbian  ở đường PDP,rạp Kinh Đô ờ đường Hàm Nghi và rạp EDEN ờ đường Thành Thái (Ngọc Lan sau nầy)riêng rạp Hoà Bình có vào thập niên 60 khi họ dời chợ Cũ xuống chợ Mới. Ông chủ tiệm Chic Shanghai, thắng thầu để sửa chửa lại chợ cũ và rạp xi nê


Không ảnh cho thấy dạo ấy hai tiệm ăn tàu Như Ý và Kim Linh đã được xây cất. Tiệm Như Ý thì mình được ăn 2, 3 lần… gia đình con đông nên đi ăn tiệm thì chỉ gọi món Tả-pí-lù, lẩu thập cẩm. Cả nhà chia nhau nồi lẩu không có màn kêu từng món như ở Mỹ. Mấy vụ ăn uống thì mình đã kể trong bài “rạp Ngọc Hiệp”.

 

Đối diện rạp Ngọc Hiệp thì dân Đàlạt xưa đều nhớ có tiệm tắm nước nóng Minh Tâm mà lâu lâu, được bà cụ cho tiền, mình dẫn hai thằng em đi tắm, kỳ cọ cả tiếng đồng hồ, hết nước của họ. Người lớn như ông cụ mình thì có màn cắt tóc rồi đi tắm, sau đó được sấy tóc lại.


Mình thấy dãy nhà phía sau của gia đình chú Cương Đen (an ninh quân đội), bạn thời quân ngủ với ông cụ. Bên cạnh là nhà của Sỹ, học Trần Hưng Đạo, tập võ chung với mình, hình như anh họ của Nguyễn đình Tài, sau này đi nhảy dù chết.


Mình không thấy cây xăng Ngọc Hiệp, chỗ có cái hẻm đi băng qua đường Hai Bà Trưng, sau này họ xây dãy nhà mà gia đình Nguyễn Đình Tài và Nguyễn Hùng ở, hình như có thêm gia đình Lê hÙng Sơn, Lê Nam Sơn.


Cận cảnh là có hai tiệm sửa xe Tân Tiến và Công Thành, đối mặt nhau qua đường Phan đình Phùng. Bên thì bắc cầy, bên thì Trung mắm ruốc. Cạnh tranh sao đó nên họ hay cãi nhau. Lâu lâu đi chợ về, đi ngang khu này là nghe hai gia đình này chửi nhau. Mình hay đứng hóng chuyện nghe họ chửi nhau để học nghề chửi nhưng trong trường có tên Biểu, là vua chửi.


Tiệm Tân Tiến cạnh tiệm gìo chả An Lộc, gốc bắc nên chửi khá chát chúa còn tiệm Công Thành thì Huế rặc nên chửi rặt mùi ớt hiểm. Nghe bà cụ kể là gia đình Công Thành là bà con chi đó,là em của bác Cháu cũng có tiệm bán xe gắn máy ở đường Phan Bội Châu, phía tiệm chụp hình Hồng Châu. Hình như có một tiệm nữa của gia đình anh chị em họ ở đường Minh Mạng nhưng không nhớ tên. Nghe nói hai gia đình này làm sui gia sau 75. Cứ tưởng tượng cặp vợ chồng này, mỗi lần chửi nhau là cứ vát chuyện cũ hai gia đình ra chửi. Chán Mớ Đời 

Hình này theo mình đoán là được chụp từ trên đường Hàm Nghi, thấy 1 phần rạp Ngọc Hiệp. Mình nhận ra các thang cấp cạnh nhà biến điện từ đường MInh Mạng đi xuống để băng qua rạp Ngọc Hiệp. Thấy dãy nhà của Đinh Anh Quốc, tiệm hớt tóc Như Ý, cạnh tiệm giày Hồ-Út.

Đoạn đường này cho thấy nhà và phòng mạch của bác sĩ Đào Huy Hách. Phía sau tiệm bi-da Hồng Ngọc và cuối đường Minh Mạng.

Rạp Ngọc Hiệp nhìn từ đường Minh Mạng. Chắc xưa lắm. Xa xa thấy đỉnh núi Bà.

Khúc này thì từ phía rạp Ngọc Hiệp nhìn sang. Thấy tiệm bi-da, tắm nước nóng. Mờ qua nên không nhận ra bảng hiệu tiệm nào.

Mình đoán chụp từ rạp Ngọc Hiệp vì thấy đông người nhìn sang góc cuối đường Minh Mạng. Đặc biệt là mình thấy cái hẻm đi lên đường Hàm Nghi, góc phở Tùng. Có văn phòng Bảo Hiểm Rồng Vàng của bác Hoè, người Huế. Khi xưa, đánh đàn cho đài phát thanh Huế, làm huynh trưởng gia đình Phật tử hay hướng đạo chi đó. Sau vào Đàlạt làm cho ty thông tin rồi bán bảo hiểm xe. Có mấy thằng con trai, mình có chơi hồi nhỏ. Bác Hoè là vô địch bóng bàn Đàlạt một thời. Bên cạnh có tiệm kem Thuỷ Tinh.

Hình như bác Hoè có chiếc xe Peugeot 203, còn bố mẹ Phước Ngọc Lan, nếu mình không lầm chạy chiếc xe DS 19. Loại xe có thể nâng cao cái chassis lên xuống khi chạy đường xa hay đường mòn. Mình hỏi hắn tài liệu về hai rạp xi nê của bố mẹ hắn thì hắn chả nhớ gì cả. Chán Mớ Đời 

Thấy tiệm thuốc Tây Nguyễn Duy Quang, có ông Tư Thân đứng bán thuốc, nhà trên Số 4, bà con chi với ông bà Trương văn Tước, hàng xóm mình nên có gặp mặt khi gia đình ông ta chạy tản cư về tá túc tại nhà ông Tước. Thấy tiệm uống tóc Ba-Lê nơi mẹ mình hay đến đây uốn tóc mỗi lần đi ăn đám cưới. Thấy có mấy nhà ngủ Tịnh Tâm, Nam Việt.

Hình này thì sau 75, năm 1993. Năm 1992, mình về lại lần đầu thì Đàlạt như vậy đó, lèo tèo vào chiếc xe gắn máy, thiên hạ đi bộ không. Xem ra là y chang như trước khi mình đi Tây năm 1974, chỉ có nghèo hơn, nhà cửa xuống cấp như tấm ảnh tiệm Parismode ở khu Hoà Bình. Giờ nghĩ lại sao lúc đó mình không chụp hình cho nhiều. Đúng ra thời đó còn chụp phim nên phải lựa chọn chớ không chụp bú xua la mua như ngày nay.


Mình thấy họ giải toả mặt bằng hai tiệm ăn Như Ý và Kim Linh. Việt Cộng tìm cách tiêu huỷ hết các tàn tích của chế độ Việt Nam Cộng Hoà nên cho phá hết những gì miền nam xây dựng. Nếu họ xây lại đẹp thì không nói nhưng xây lại toàn là rác rưới không. Điển hình Thao Trường Đàlạt xưa, cạnh sân Vận-động, được xem là một kiến trúc đẹp nhất Đong-nam-Á, bị phá đi để xây cái gì tròn tròn xấu cực kỳ. Hôm nào rảnh sẽ kể vụ này. Chán Mớ Đời 


Bỏ thêm mấy tấm ảnh sau 75 cho các bác nào xa Đàlạt, nhớ về chút chút ngày xưa còn bé của mình.


Nhs