Mạng xã-hội ngày nay

 Từ 3 năm nay, mình không xem truyền hình nữa. Lý do là các đài choảng nhau như điên nên cắt dây cáp, tiết kiệm $79/ tháng + thuế + thời gian quảng cáo. Lên mạng xã-hội lại càng loạn thêm. Bạn bè 2 phe, choảng nhau như điên trong vụ bầu cử sắp tới. 

 

Toàn cãi nhau về Fake News để làm giàu cho Twitter và Facebook. Mình Chán Mớ Đời nên không theo dõi bầu cử. Chỉ biết sẽ bầu cho bà Jo Jorgensen, ứng cử viên của đảng Libertarian. Mình chỉ vào trang nhà của 2 ứng cử viên chính để xem chương trình họ đề ra, giúp mình chuẩn bị cho sau cuộc bầu cử.

 




Chính trị Hoa Kỳ chỉ loay hoay quanh 2 đảng chính khiến người ta quên đi những đảng nhỏ khác, chỉ chiếm có 1-5% cử tri Hoa Kỳ. Trên thực tế, chính phủ mỹ do các tài phiệt dựng lên. Ta thấy những hình ảnh ông Trump, cúng tiền cho gia đình Clinton, vừa cúng tiền cho gia đình Bush, để ai lên đều nhờ vã được. Đánh cược cả hai thì sẽ không thua, chỉ có lợi nhưng phải chi gấp hai thì lấy về gấp hai.

 

Tổng thống Carter không nghe lời họ thì an ninh cho biết có cuộc âm mưu ám sát khiến ông ta hết tin vào Chúa và nghe lời đám tài phiệt ngay. Ông Reagan không nghe lời là bị bắn ngay. Sau khi lành ông ta đều làm theo những gì họ muốn để sống còn.

 

Năm 2016, một tỷ Phú mỹ đã cho tiền và mướn công ty Analytica, sử dụng kỹ-thật-toán để mớm các tin tức cho cử tri mỗi vùng, giúp ông Trump thắng cử dù bà Clinton có trên 3 triệu lá phiếu. Năm nay, chắc chắn họ sẽ dùng kỹ-thuật-toán để chiếm phiếu, ngoài ra có các tổ chức ở ngoại quốc, tìm cách kiếm tiền nên cứ bỏ video, hình ảnh giả tạo, sửa chửa lại gây chú ý để thiên hạ nhấn nút là họ được tiền. Người ta tính ra là số tin tức “xe cán chó” trên Twitter được tải, chia sẻ nhanh nhất.

 

Báo chí cho biết là máy cái App về tranh cử, giúp các Đảng biết rõ về người cử tri, để quảng cáo hay bắn những tin giả để họ truyền đi cho nhanh, bớt tiền quảng cáo cho ứng cử viên.

 

Khi xưa ở làng, người ta chỉ biết quen biết một số người trong làng, chơi, sinh hoạt với một ít người. Ngày nay, qua mạng xã-hội, người ta làm quen khắp thế-giới khiến bị áp lực nhiều hơn để được chấp nhận bởi đám đông.

 

Người ta nhận thấy tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi tại Hoa Kỳ, tự tử gấp đôi trong vòng 10 năm từ khi con nít được sử dụng điện thoại đi động vì hình ảnh của các em, được đem ra chế diễu trên mạng hay một thông tin sai lệch nào đó. Dạo thằng con học trung học đệ nhất cấp, có cô bạn chơi ban nhạc của lớp, bị thằng nào chê bai gì đó, tự tử khiến cả trường hoảng tiều. Mình phải củng cố tinh thần của nó.

 

Thêm vào đó, có chương trình “No Child Left Behind” rồi “race to the top” đã khiến rất nhiều trẻ em mỹ tự tử vì điểm xuống.

 

Chúng ta muốn được xã hội, bạn-bè, quen biết, cộng đồng chấp nhận nên chúng ta xeo-phì, chụp hình loạn-xạ, bỏ lên mạng để khẳng định vị trí của mình trong đám đông ảo rất nhiều nên cần được sự chú ý. Từ đó, các tin tức ảo, giả, tin-vịt, chưa được kiểm chứng, đều được đăng truyền rất nhanh. Ai cũng muốn mình là người đầu tiên đưa tin.

 

Chúng ta muốn khẳng định mình hiện hữu theo quan điểm “ta xeo-phì nên ta hiện hữu” nên phải chụp hình tự sướng, câu like. Đi đâu chơi, chúng ta phải chụp hình để câu like, cho dù là tấm ảnh có hình mình to tát, che hết các phong cảnh đẹp. Vài năm sau, có xem lại hình ảnh thì cũng chả biết là đã chụp mở đâu, không hiểu gì về lịch sử nơi chốn đến viếng thăm, chỉ cần xèo phì bỏ lên mạng thôi. Chỉ cần biết photoshop rồi tấm ảnh của ai chụp rồi ịn hình mình lên khỏi tốn tiền đi đến đó.

 

Cái mất dậy là Twitter hay Facebook, sử dụng Kỹ-thuật-toán để mớm từng người trong nhóm. Lúc đầu mình nghĩ ai cũng được mớm tin tức như nhau nhưng trên thực tế thì cùng một thông tin nhưng lại được mớm khác nhau. Sau này, mình xem một phim tài liệu về kỹ-thuật-toán, được sử dụng trong cuộc bầu cử 2016, tạo cho chúng ta một sự nhận thức về cuộc bầu cử khiến chúng ta, tin tưởng vào phe mình sẽ thắng đến khi bỏ phiếu xong thì mới tá hoả tam-tinh. 

 

Số đông thầm lặng, không lên tiếng khiến cho 2 phe dân chủ,cộng hoà có cảm tưởng là phe họ có chính nghĩa, sẽ thắng. Họ cứ đọc toàn tin tức của phe ta nên tạo nên một ảo tưởng về ứng cử viên của họ nhưng cuộc bầu cử là tổng hợp về cả hai phe và số đông không lên tiếng.

 

Trên Facebook, mình dẹp hết các quảng cáo về bầu cử hay tin giả nên bớt phải bị chiếu cố trong vụ bầu cử, ngoại trừ mấy người bạn hai bên, cứ tung tin giật gân đủ loại khiến mình Chán Mớ Đời nên không đọc luôn. Bà Noonan, người thảo cái bài thuyết trình của tổng thống Reagan, khuyên đọc giả nên đọc tin tức cực đoan từ hai phía thì mới có cái nhìn chung về vấn đề được.

 

Các mạng xã-hội như Facebook, Twitter,…tạo cho chúng ta 1 ảo tưởng là được mọi người lắng nghe, khiến chúng ta hăng hái, chia sẻ cho bạn ảo hay thật các tin tức, để họ gài quảng cáo, làm giàu. Nếu phải trả tiền mà không bị quảng cáo thì mình sẽ đóng ngay như YouTube. Mình trả mỗi tháng đâu gần $15 cho YouTube để khỏi phải xem quảng cáo, mất 25% thời gian xem.

 

Tương tự, xem đá banh, mình trả tiền hàng tháng cho cái App  để xem cho khỏe, không bị quảng cáo làm phiền. Khi nào họ quảng cáo ở đài thì chương trình ngừng, mình có thể xem phần khác. 

 

Nguy hiểm nhất là mạng xã-hội dần dần cô lập hoá chúng ta, tạo dựng mỗi ai trong chúng ta thành một hòn đảo. Dạo con mình còn học trung học, chúng sợ nhất là bị tịch thâu cái điện thoại di động vì sẽ bị cắt đứt khỏi vòng bạn bè.

 

Vào tiệm ăn, chúng ta thấy cả gia đình, ngồi chung nhưng mỗi người theo dõi điện thoại riêng của mình. Họ có mặt với nhau nhưng tinh thần ở đâu đâu. Rồi khi món ăn được mang ra, họ thay phiên nhau chụp hình để bỏ lên mạng. Có lần mình la mụ vợ và mấy đứa con, không cho mình ăn, đợi họ chụp hình sau đó thì nguội luôn.

 

Từ đó mình cấm vợ và hai đứa con, đem theo điện thoại vào tiệm ăn hay khi ăn cơm ở nhà. Nhờ vậy mà cha con, vợ chồng  nói chuyện như xưa theo quan điểm chánh niệm. Tuần này, sinh nhật mình nên phá thông lệ, cho chụp ảnh cái bánh tây do mấy đứa con mua. Mấy người bạn kêu, bánh mà do con mua, ăn rất ngon. Đúng thật! Lần đầu tiên, thấy chúng đi mua bánh cho mình, không cần mẹ chúng nhắc. Mình cứ la chúng mà chúng lại nhớ đến sinh nhật bố, đi mua bánh sinh nhật đủ trò. Thêm chúng làm một cây nến riêng, để phía ngoài để mình thổi thay vì để trên cái bánh, khi thổi bao nhiêu vi khuẩn trong mồm bay vào bánh hết. 

 

Hôm qua đi ăn sáng với ông Larry. Ông ta hỏi mình ai sẽ thắng, mình nói không biết. Ông ta nói là hy vọng Trump thắng nhưng lại cầu cho Biden thắng. Lý do là mỗi lần Đảng Dân chủ lên là giúp ông ta làm giàu thêm vì Đảng dân chủ không hiểu gì về kinh tế, làm ăn. Một người Mỹ với 84 tuổi, đã trải qua rất nhiều đời tổng thống nên có chút ít gì kinh nghiệm về chính trị Hoa Kỳ. Chán Mớ Đời 

 

Nhs

Cua đực cua cái

 Cuối tuần vừa rồi, mình ghé lại nhà người bạn ăn cơm thì có anh kêu mẹ anh ta dạy anh ta phải cẩn thận về đàn bà như chuyện cua đực cua cái để đo lòng người vợ khiến mình thất kinh. Chuyện này mình có đọc hồi nhỏ bổng nhiên có người nhắc lại. Câu chuyện kể ông vua tàu nào quên tên rồi đi kinh lý, bị mắc mưa nên ghé vào một hang động để trú mưa. 

Ông ta thấy cua cái đang lột vỏ đau đớn trong khi cua đực bò kiếm thức ăn về cho cua cái, loanh quanh bên cạnh để bảo vệ mấy con cua khác ăn thịt cua cái. Tới phiên cua đực lột vỏ thì cua cái bỏ đi chỗ khác. Một lát sau, cua cái bò về với một con cua đực khác. Cua đực này bò tới ăn thịt cua đực đang lột vỏ. 

Về lại hoàng cung, nhà vua ra chiếu chỉ; ai đem đầu vợ đến sẽ được thưởng 50 lượng vàng. Nhà vua đợi cả tháng chả thấy thằng tàu nào chặt đầu vợ đem đến nhận thưởng. 

 

Ông ta ra chiếu chỉ khác, ai đem đầu chồng đến sẽ được lãnh 1 lượng bạc. Ngày hôm sau có mấy chục bà đem đầu chồng tới lãnh thưởng. Ôi đàn bà dịu ngọt đêm qua.

 

Có anh bạn cười rồi nhìn mình, kêu ôn kể vụ mệ mua bánh mì mà không cho ôn ăn đi khiến mình nhớ đến năm ngoái bị đồng chí gái chơi một vố, chứng tỏ mối tình hữu nghị sông liền sông núi liền núi của mụ.

 

Mình đang ở trên vườn thì vợ kêu, bảo chạy ra khu Bolsa, chở vợ đi ăn khiến mình ngu lại càng thêm ngu bền vững. Mụ có xe riêng mà sao lại kêu mình. Hoá ra, vợ mình đem xe đi xét nghiệm ở bên cạnh Phước Lộc Thọ. Thường là là mình đem xe đi sửa chửa, thay dầu nhớt nhưng hôm đó ra bolsa rồi nghe bạn nói chi đó, nên mụ vợ chạy lại tiệm sửa xe. Phải đợi lâu nên kêu mình tới chở đi ăn, thay vì đi bộ vào Phước Lộc Thọ, cách đó có 50 thước. 

Mình đang làm vườn, phải bỏ hết chạy về mất cả tiếng. Đến nơi thì mình chạy vào cửa trước, không thấy mụ vợ trong khi mụ đói quá nên chạy ra phía sau đợi, để đón xe mình. Mình đi ngõ Magnolia xuống vì ra xa lộ trong khi mụ đứng đợi ở đường Moran.

 

Thế là mụ vợ chửi mình một tăng khiến mình ngậm một mối căm hờn trước tay lái, chở mụ ra bolsa ăn. Mụ kêu trễ giờ đi làm, kêu mình ghé lại tiệm bánh mì. Mình đậu lại trước tiệm Mr. Baguette để mụ vợ chạy vào. Không có chỗ đậu xe nên mình đành ngồi trong xe đợi. 

 

5 phút sau, mụ vợ chạy ra, cầm ổ bánh mì thịt, lên xe ngồi ăn ngon lành. Kêu lâu lâu đói ăn ngon quá. U chầu u chầu ngon trong khi mình thì đói meo tơi, sáng giờ làm vườn không ăn. Đi mua đồ ăn thì mình lúc nào cũng mua cho vợ cho con. Còn vợ con thì chả nhớ đến cua đực sơn đen. Chán Mớ Đời 

Có anh bạn, sau trên 30 năm nội chiến từng ngày lại kêu: tui đang tập tu, câm cái miệng khi bị mụ vợ chửi rồi phán.

 

Ta sai, người bảo ta sai, đó là thầy ta

Ta đúng, người bảo ta đúng, đó là bạn của ta

Ta sai, người bảo ta đúng, đó là kẻ thù của ta

Ta đúng, người bảo ta sai, đó là vợ của ta

 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nhs

16/9/1975 tại Đàlạt (Đánh Tư Bản Mại Sản)

Ngày 16/9/2020 sẽ đánh dấu 45 năm, Hà Nội khai tử nền thương mại tự do tại Đàlạt. Khởi đầu cuộc đánh tư sản mại bản, một cách cướp của, bần cùng hoá người dân Đàlạt. Thay vì làm mọi người giàu có lên thì lại nghèo đói hoá toàn dân Đàlạt.


Hình ảnh Đàlạt mà mình thấy khi về thăm nhà lần đầu tiên. Te tua. 20 năm không thấy sơn sửa gì cả.

Mình kể về những gì mình chứng kiến trong cuộc tổng công kích của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân, đã bắt buộc mình lớn nhanh so với tuổi đời thì có nhiều người nhắn tin, nên kể vụ đánh tư sản sau 75. Cái này hơi châm vì mình không có trải qua giai đoạn này, nên chỉ kể lại theo những gì thiên hạ kể. Ai có tin tức gì thì cho mình biết để bổ túc.


Mình may mắn rời Việt Nam trước 75 nên chỉ có chứng kiến những tàn phá của chiến tranh từ Mậu Thân đến ngày mình lên đường đi du học nhưng mấy người em mình ở lại đã kinh qua sự trả thù tàn nhẫn nhất của lịch sử Việt Nam. Các em mình không được phép học đại học dù thi đậu vào, phải ở nhà đan len hay học may vá trong khi con cán bộ lại được vớt điểm theo diện “học tài thi lý lịch”. 

 

Nay cháu mình được đi học đại học nhưng tương lai sẽ không được tự do phát triển, tạo dựng được ước mơ của mình. Lý do “lý lịch trích ngang trích dọc của gia đình”.

 

Bên “thắng cuộc” đã học được kinh nghiệm của Mậu Thân. Thay vì tắm máu như Vành Khăn Sô của Huế, họ đã tống cổ hơn một triệu người quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà vào các trại tù cải tạo mà ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trước báo chí Tây phương là trên 2 triệu người, để giết họ về tinh thần lẫn thể xác Đến khi không có ý chí chống đối thì được thả về.

 

Không những bỏ tù dân quân miền nam, họ cũng đuổi các đồng chí đã cùng họ tận lực đánh chiếm miền nam về Trung Cộng hay cho lên các con thuyền mong manh, đi tìm cuộc sống mới với bảo tố và hải tặc. Đồng chí của họ có trên 55 tuổi đảng vẫn bị giết như thường vì miếng đất quá ngon.

 

Dạo ở Tây, mình mất liên lạc với gia đình trên 2 năm, và 3 năm sau mới nhận được lá thư đầu tiên của nhà sau 75. Mình thèm khát tin tức về Việt Nam, nên có lần đài truyền hình tây chiếu phóng sự về Việt Nam thì thấy VC kêu là đã nhốt các du đảng và đĩ điếm vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm chi đó, khiến người Tây khen nức nở, nhất là mấy ông bà Việt kiều yêu nước. Nếu họ về Việt Nam ngày nay thì còn hơn gấp 100 lần thời trước 75.


Viết tới đây mới nhớ anh bạn kể là có dịp ra Hà Nội, sau 75. Thầy Hưởng đưa tấm ảnh chụp chung với một người bạn ở Hà Nội, nhờ về hỏi thăm xem gia đình người bạn còn sống. Đến nhà, anh bạn được người bạn của thầy Hưởng mời vào nhà rồi kêu anh không phải thanh niên miền nam vì ở miền nam chỉ có du đảng và đĩ điếm cho mỹ ngụy. Bạn thầy Hưởng có ăn học Bằng đại học mà còn bị Hà Nội tuyên truyền, tin như vậy khi thấy một thanh niên miền nam ăn nói nhỏ nhẹ và có sự hiểu biết.

 

Từ từ hình ảnh con tàu “đảo Ánh Sáng” của Pháp đi vớt các con tàu vượt biển đưa người Việt trốn khỏi Việt Nam được trình chiếu cho người Pháp để nói lên sự thật về Việt Nam. Những tin tức về “những cánh đồng chết” của Campuchia rồi phim “Killing Fields” ra đời. Mình đi xem rạp ở đại lộ Champs Elysées . Coi xong, không có một thằng tây con đầm nào nói chuyện, lặng câm ra về. Dạo ấy 25% cử tri Pháp bầu cho đảng cộng sản pháp.

 

Rồi phim “Boat People” do đạo diễn Ang Lee của Đài Loan thực hiện ra đời khiến mình tá hỏa tam tinh. Ông này sau này đoạt giải Oscar nổi tiếng. Không biết ông này có phải hậu duệ của Lý Công Uẩn, vì khi Trần Thủ Độ lên ngôi thì có 2 chiếc tàu đem gia đình họ Lý rời Việt Nam. 2 con tàu này ghé lại Đài Loan, một chiếc ở lại Đài Loan còn chiếc kia tiếp tục đi đến xứ Triều Tiên, sau này có người làm đến tổng thống Lý Thừa Vãn. Hai người em của mình vượt biển đến pháp định cư mới cho biết tình hình Đàlạt sau 75. Ông cụ mình bị lên án 18 năm tù.

 


Nhìn tấm ảnh này thấy 4 tên cách mạng 30 (CM30), trở cờ, làm trời một thời đến khi Hà Nội cho người vào, giải tán luôn Mặt TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM. Hết làm gì được nên cũng Chán Mớ Đời. Mình nghe kể 2 tên học chung Yersin khi xưa cũng đón gió, làm trời để rồi ngày nay, 1 tên về Bảo Lộc bán mỳ và một tên chết sau một thời làm công an. Còn Văn Học thì có nằm vùng rồi những người cố phấn đấu để trở thành con người mới của xã hội chủ nghĩa. Nay về hưu nên cũng không màng chuyện sinh hoạt với đảng. Trường Văn Học có mấy ông thầy nằm vùng. Kinh

 

Theo mình hiểu thì Hà Nội bần cùng hoá người miền nam bằng chính sách “ đánh tư bản mại sản”. Nhà cửa, tài sản phải kê khai, ai kê khai ít giá tiền thì sẽ được họ đưa tiền mua rẻ như bèo.

 

Theo một anh bạn ở Đàlạt cho biết là trước 75, một số thương gia có cung cấp hay đóng tiền cho nằm vùng để yên ổn làm ăn nếu không sẽ bị đặt chất nổ như cây xăng Ngã 3 Chùa và các nhà chống đối lại họ. Những người này sau 75, được vinh danh là “tư sản dân tộc” nhưng rồi cũng cuốn gói chạy ra hải ngoại. Mình tạm dấu tên vì họ đã chết rồi, con cháu của họ học chung với mình khi xưa ở Yersin.


Do đó khi Đàlạt di tản như gia đình mình, chạy về Bình Tuy rồi tìm ghe di chuyển vào Sàigòn vì đường Sàigòn- Đàlạt đã bị gián đoạn, các thương gia Đàlạt đã đóng tiền hay giúp đỡ nằm vùng, ở lại vì nghĩ đã có công với Mặt Trận.

 

Có chị bạn kể là trước ngày Đàlạt bị chiếm đóng thì có một ông chú họ từ ngoài bắc, được nằm vùng đưa đến nhà, gõ cửa ban đêm, gặp bố của chị ta. Do đó cả nhà ở lại Đàlạt, không tính di tản nữa. Sau này bị đánh tư sản nên cả gia đình chạy về Nha Trang rồi tìm đường vượt biển, nay định cư tại Hoa Kỳ.

 

Theo lời kể của người lớn, bạn bè của bố mẹ mình, nay đã định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi Việt Cộng vào thì họ ra lệnh đóng cửa các nhà máy sản xuất, rạp hát,…của thị xã.

 

16-09-1975, họ cho phát động chiến dịch, biểu tình chống Tư Bản Mại Sản. Các nhóm cách mạng 30 (CM30), nằm vùng điềm chỉ, kê khai tài sản kinh tế thương nghiệp tại Đàlạt.

 

Chiến dịch được phổ biến trên đài phát thanh và trong các buổi học học tập phường khóm mà mẹ mình kể là bị bọn CM30, tìm cách đuổi gia đình mình đi kinh tế mới để chiếm căn nhà của gia đình. Bố mình bị tù, chỉ còn lại mẹ mình và 9 người con nhưng họ muốn chiếm nhà nên tìm đủ mọi cách để đuổi cả gia đình lên kinh tế mới.

 

Một trong những người nằm vùng là Cô Ba Chỉ, tiệm Bình Lợi, ở dưới chợ Đàlạt, có tên trong uỷ ban bài trừ Tư Bản bốc Lộc nhân dân. Nghe kể, trước 75, cô ta có đi Thái Lan chơi và gặp, chụp hình với bà Nguyễn Thị Bình.

 

Đàlạt có chủ tịch mới là ông thợ hớt tóc, tên Nghĩa ở trước rạp Ngọc Hiệp mà mình hay đến tiệm để họ lấy tiền, thâu băng lậu các băng nhạc nhạc trẻ thời đó. Mình được biết là ông Kim, thợ hồ xây nhà cho mẹ mình và ông gì quên tên, thợ mộc ở Số 4 đều là nằm vùng. Hình như ông Kim sau này làm phó chủ tịch Đàlạt.

 

Rạp xi-nê Ngọc Hiệp sau 75, trước khi họ đập phá hết các di tích của chế Độ Việt Nam Cộng Hoà.

Thật ra các thương gia Đàlạt đã bị bắt nhốt tại nhà lao ở đừng Trần Bình Trọng, mình đoán là ty công an. Các người bị bắt gồm có ông dược sĩ Nguyễn Văn An, tiệm thuốc bắc 2 Con Cua, Thế AN Đường, Lưu Hội Ký bán tạp hoá ở đầu đường Minh Mạng, La Hưng, đại lý rau cải Đàlạt, nhà may Hoàng Nho, và tiệm Trung Tín, bán sắt ở đường Phan ĐÌnh Phùng. Mấy người này bị nhốt 5 tháng. Ông Trần Phấn bị nhốt ở trung tâm thẩm vấn đến 2 năm.

 

Ngoài ra còn có bà Mười Võ, có tiệm bán thuốc tây ở dốc ngã 3 chùa, hình có người con tên Đức, học 12A Văn Học, mà mình có quen, hay đi chơi với nhóm tụi này.

 

Còn ông Võ Quang Tiềm, bà con với mẹ mình thì bị vớt hết nhà cửa, được có tội danh “bốc lột, cho thuê nhà, chứa xăng bất hợp pháp, trộn nước lạnh với rượu,…”

 

Người dân Đàlạt gọi cuộc đánh tư sản mại bản này là cuộc cướp có bài bản như “con ơn nhớ lấy lời cha, một ngày cướp của bằng 3 năm làm”.

 

Mình có đọc tài liệu toà án quân sự tố chủ nhân tiệm thuốc tây Minh Tâm, ở đường Duy Tân Đàlạt. Ông này mang tội danh là xuất cảng gỗ thông Đàlạt cho Nhật Bản, thu hồi ngoại tệ để mua vũ khí đánh phá cách mạng. Ông này bị tù ở trung tâm thẩm vấn ở đường Bá Đa Lộc đến 2 năm. Sau này vượt biển, đến pháp, mình có đi thăm ở trại tiếp đón tỵ nạn rồi cả gia đình sang Hoa Kỳ định cư. Nay ở bắc Cali.

 

Được biết ông Nguyễn Văn An, có vợ là con gái của ông Phạm Quỳnh, làm quan cho vua Bảo Đại. Người nổi tiếng với câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn..”. Ông này theo tài liệu thì được cộng sản mời đi đâu rồi không thấy thả về tương tự bào huynh của ông Ngô Đình Diệm.

 


Ông ta có người con, Phạm tuyên, tác giả bài hát: “Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng”. Ông con trai có về lại Đàlạt, và có vào thăm ông An trong lao. Sau này được thả, gia đình ông An bán rẻ cửa tiệm theo hồi giá của cách mạng rồi về Sàigòn, đi định cư tại pháp. Hình con gái của ông ta học yersin cùng niên khoá với mình nhưng không nhớ tên. 






Tài liệu bị toà án quân sự Việt Cộng xử tội và báo chí Việt Cộng đăng tải ngày 5/10/1975. Chán Mớ Đời 


Có người còm về bài 16/9/1975:

Sau 75 ĐvĐệ không được chính quyền VC tin tưởng. Nếu không có thượng cấp cho miễn thì hóa ra ĐvĐệ nằm vùng có nhiều thành tích mà cũng bị bắt đi học tập! Có bài viết rõ ở đây:

http://trian.com.vn/tin-tuc/chien-truong-xua-3571/diep-vien-u4-ke-chuyen-167138 .

Dinh Viêt Hùng và cô em gái Dinh 
Thanh Trúc dang o bên Pháp.
Hai anh em dêu là bác si .
Thanh Trúc tôt nghiêp YKhoa SG 1982 . Sau dó, Thanh Trúc di dü
hôi nghi y khoa o Phap,, defect và o lai Phap luôn.

Theo mình thì con của ông này, không dính dáng gì đến việc làm của bố họ. Có lẻ họ không biết. Mình không phải Việt Cộng mà nhắm tới lý lịch 3 đời. Chán Mớ Đời 


Nhs

Hình ảnh Đàlạt năm Mậu Thân

 Ông Nguyễn Kính gửi cho mình trên 800 tấm ảnh của Đàlạt, có mấy tấm khiến mình nhớ đến những ngày Việt Cộng tấn công vào Đàlạt năm Mậu Thân, đã thay đổi mình từ một đứa bé ngu ngu, bắt buộc phải lớn nhanh như Phù Đổng để trực diện cái chết, cuộc chiến quốc-cộng, sự tàn phá của bom đạn và sự đổ nát của chiến tranh.


Hình này chụp cầu thang chợ đi từ lầu trên, thấy tiệm chụp hình Hồng Châu trước Mậu Thân. Nghe nói ông Hồng Châu có một số hình ảnh rất nhiều về Đàlạt, nay do con trai của ông ta cất ở bên Mỹ. Gặp được ông này tha hồ mà xem hình ảnh ngày xưa của Đàlạt. Có nhiều người bán hàng rong mà Việt Cộng kêu là bọn ký sinh trùng, trong đó có những người nằm vùng, mẹ nuôi của chúng khi xưa.


Hình này chụp chắc từ trên xe chạy ngay Khu Hoà Bình. Thấy lính mỹ đi với mấy bà mỹ.

Hình này cho thấy khu phố này bị cháy cùng lúc với cây xăng ở bến xe đò Tùng Nghĩa. Thấy chiếc xe Traction khiến mình nhớ tới thời ông cụ được cấp cho một chiếc công-xa, hiệu này. Biết đâu 1 trong 2 người đứng cạnh xe là ông cụ mình.


Hình này chụp trong lớp của trường của Grand Lycee ở trên lầu. Năm Mậu Thân mình học ở dãy nhà dưới.

Hình này chụp ở ngoài dãy lớp cong cong với tháp chuông. Việt Cộng cứ leo vào đây, trực thăng bắn như điên chẳng hư hao gì nhiều.


Hình này chụp cho thấy ngoài lớp gạch phủ ở ngoài, phía trong là bê tông.

Hình này chụp cái tháp chuông Đàlạt bị hư hại khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà đánh chiếm lại trường. Mình nghe một tên học chung khi xưa ở Văn Học, nói là bố hắn, thầu khoán, tu sửa lại trường. Tên này, có lần họp mặt khi mình về thì có người kêu hắn là nằm vùng trước 75, nay cũng Đảng viên, giàu có.

Hình ảnh từ Google nên khó lưu qua IPad nên mình phải chụp. Ai có biết cách thì chỉ dùm.

Đặc biệt, mái nhà đều được lợp bởi loại đá ardoise của Tây nên sau này nhìn ảnh chụp từ trên cao lại thấy họ xài gạch ngói của Đàlạt. Có thể khi xây trường, cái chuông chỉ dùng ardoise để lợp mái vì mỏng thay vì gạch ngói. 



Hình này chụp Hành lang, sau này mình được lên đây học, hình như các phòng thí nghiệm đều ở dãy này.

Hình này chụp trước rạp xi-nê Hoà Bình của ông chủ nhà hàng Chic Shanghai làm chủ cũng như cây xăng Caltex ở bến xe đò. Thấy tấm banderolle “Cung Chúc Tân Xuân” te tua, có chiếc xe quân đội mỹ, trên veranda có hai người lính gác canh. Nghe nói Việt Cộng chui lên tháp còi hụ để bắn máy bay. Sau này ra hải ngoại, xem phim mới đoán có lẻ mỹ cho người bắn sẻ, bắn chết mấy tên tử thủ trong tháp chuông mới không dội bom nát khu Hoà BÌnh.



Hình này chụp thấy chiếc xe Jeep của quân đội bị cháy. Mình có kể vụ này khi có người gửi hình và nói bố anh ta ở trong chiếc xe do 4 sĩ quan của tiểu khu lên phố Hoà Bình ăn phở Bằng thì bị Việt Cộng bắn B40. Lần trước về Việt Nam, ăn cơm với mấy người bạn học cũ, một cô nói cho biết là người mà mình kể sống sót bò xuống cầu thang chợ là bố của cô 



Hình này chụp một nhà thờ nào ở Đàlạt mà mình không nhớ. Ai biết chỉ dùm. Theo ông Nguyễn Kính là nhà thờ Tin Lành, đường Phạm Phú Thứ, gần Dinh 3.

Có một ông lính mỹ cho biết là dạo ấy ông ta đón gở phi trường Cam Ly, bị Việt Cộng tấn công, sau thì không quân mỹ đến giải cứu và có bắn phá nhà thờ này vì Việt Cộng núp ở trong để tấn công tiểu khu Đà Lạt, ngay góc Hùng Vương và Pasteur

Hình này chụp trên đường Bá Đa Lộc, từ kho bạc chạy vào. Đường xuống dốc bên phải xuống phường Lạc Thành hay chi đó, toàn nằm vùng không. Họ có đánh một lần trung tâm thẩm vấn, bên tay trái trên cái dốc mà mình có lần được ba thằng HÙng chở vô đây xem, thấy thằng Vui còn bà Thủ bị nhốt trong đó.


Hình này chụp khiến mình nhớ khúc đường mấy chiếc xe Honda, xác Việt Cộng nằm la liệt khi họ tấn công vào đồn trung tâm thẩm vấn. Không thấy người nhà đến nhận xác đem về chôn. Trưa mình đi xem, ruồi bu đen nghẹt. Bên tay trái nơi chiếc xe gắn máy là đường Bá Đa Lộc, chạy vào trường la-san Adran  Chán Mớ Đời 

Những hình ảnh trên không diễn tả được tâm trạng của mình trong thời gian Việt Cộng đánh vào Đàlạt đầu năm rồi sau đó thêm 1 lần nữa. Lần đầu thì mình thấy máy bay bà già bắn trái khỏi xuống trên Số 4 rồi sau đó, các khu trực cơ Skyraiders, từ phía ấp Du Sinh bay lại thả bom Napalm, lửa phừng lên phía số 4, hơi nóng phựt lại khu nhà mình ở, độ 2 cây số đường chim bay.

Còn trực thăng bay trên đầu xóm mình, bắn đại liên M60 hay hoả tiễn xuống số 4 hay nhà thờ Domaine De MArie . Cái khổ là máy bay bắn từ trên xóm mình, hay chỗ nhà thương ở đường Calmette thì các vỏ đạn theo vận tốc của máy bay, rơi theo đường Parabol xuống xóm mình hay vườn ở Hai Bà Trưng. Sau khi đánh nhau thì con nít hàng xóm, chạy đi lượm vỏ đạn để chơi.

Có lần mình đang đứng dưới cây mai ở trước nhà mình, xem bắn nhau với 2 ông lạ mặt. Bổng nhiên mình đi vào nhà, không nhớ rõ là em mình kêu vào ăn cơm hay bên tai có tiếng ai bảo mình vào nhà. Mình mới đi có 10 thước, dưới mái hiên nhà thì một trận mưa vỏ đạn 60mm rơi xuống ngay chỗ mình mới đứng. Một ông lạ mặt bị vỏ đạn đại liên rớt ngay đầu, phọt máu ra như suối. Nhìn lại không biết có phải nằm vùng hay không vì người lạ mặt ít khi vào khu nhà mình.

Sau Mậu Thân, mình có lên Số 4 xem thì thấy gần như bình địa. Nhà dì 3 Ca, kêu mệ ngoại mình là dì biến mất, cây ổi gì bị cháy hết, lác đác vài cụm chất bom Napalm còn tòng teng lẫn mùi khét của napalm. Giữa sân nhà có quả bom nặng 90 cân, nằm chình ình. Kinh

Mình nghe dượng và mấy người con kể là ngày mồng 3, dượng 3 Ca kêu anh Việt lên nhà trên bàn thờ, để bưng mấy cái bánh tét xuống hầm được đào phía sau để cả gia đình ăn. Anh Việt hay anh Hiệp nhìn ra sân thì hình ảnh làm anh ta muốn xỉu. Anh chỉ biết ới ới, lết xuống hầm dã chiến mới đào hôm mồng 2, phiá sau nhà.

5 phút sau, cả gia đình gồng gánh, bỏ chạy xuống nhà mình tá túc. May quá nếu trái bom nổ thì xem như cả gia đình đi tây luôn. Dạo ấy bên cạnh nhà mình có căn nhà trống của ty Công Chánh nên gia đình dì Ba Ca tá túc phía trên, còn gia đình chú NHị và chú Hai, làm vườn cho mẹ mình thì được bố trí phía dưới nhà bếp.

Sau này, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho tiền để mấy người bị cháy nhà được xây lại. Cứ mỗi ngày thấy anh Hiệp và anh cu em, cu anh, cứ trộn cát và xi-măng để làm hắc-lô để xây nhà lại. Khi đầy đủ thì chở lên số 4 để xây nhà.

Mình không hiểu tạo sao lại khu số 4, phía đường Ngô Quyền bị banh hết. Có lẻ nằm vùng ở đây nhiều, vác súng bắn máy bay trinh sát bà gìa cất cánh từ phi trường Cam-Ly nên bị bỏ bom. Sau Mậu Thân, trên số 4, Việt Cộng nằm vùng đêm đêm về giết mấy người làm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà khiến ông cụ mình sợ nên cũng khăn gói với mình, tối ra phố ngủ ở nhà bà Phúng ở 11 Duy Tân.

Cạnh nhà mình có nhà ông Đề, giám đốc trung tâm thẩm vấn, hay đem tù về nhà làm cỏ vê. Xung quanh rào dây kẽm gai tròn như nhà bác Lê Công Oai, vua bắt nằm vùng ở Đàlạt. Hình như có lần nằm vùng về tính đột nhập vào nhà ông Đề nhưng mấy cái lon coca kêu leng keng nên ông Đề đem súng ra bắn loạn cào cào. Có lần ông cụ mình nghe tiếng động ban đêm nên cũng hoảng vác súng Nhân Dân Tự vệ ra bắn loạn lên khiến một sợi dây điện bị đứt dây, phải kêu nhà đèn lên sửa lại. Chán Mớ Đời 

Mình không nhớ hôm nào, mồng 3 hay mồng 4 chi dó, chỉ biết là Việt Cộng ở ngoài phố, khu Hoà Bình, bị máy bay bắn ná thở nên bỏ chạy rút lui về số 4, số 6. Họ đi từng đoàn dưới đường Hai Bà Trưng. Họ tưởng nhân dân Đàlạt sẽ hưởng ứng họ nhưng nhà nào cũng đóng hết, không ai mở cửa để vào tìm mẹ nuôi chiến sĩ nên bỏ chạy tá lả. Có vài người trốn trên tháp chuông của Hoà BÌnh đều bị giết.

Mấy tháng sau, Việt Cộng lại đánh tiếp. Từ nhà mình nhìn qua đồi cạnh ấp Mỹ Lộc, thấy mấy cái lô cốt mà Việt Cộng bị còng chân vào súng máy nên không trốn được. Họ bị bắt buộc phải tử thủ. Mình thấy lính võ bị, đánh từ dưới đồi đánh lên, lâu lâu có một hai người bị trúng đạn.

Nếu mình không lầm thì trường Việt-Anh và trường Văn Học Có mở cửa để các người chạy giặc Việt Cộng tạm trú. Hình như trường Đoàn Thị Điểm cũng có người chạy nạn vào đó ở tạm mấy tháng đến khi yên mới trở lại nhà.

Nhìn lại thì biến cố Mậu Thân đã làm mình già trước tuổi, bắt đầu hiểu Chiến tranh là gì. Mình tự hỏi Việt Cộng sao họ tàn ác vậy mà người ta vẫn theo họ là sao. Họ giết lính mỹ thì không sao những tại sao lại giết đồng bào, những người dân vô tội. Những hình ảnh của Đại Lộ Kinh Hoàng khi họ chiếm Quảng Trị, đã theo mình đến ngày hôm nay.

Ngày nay, họ lại cũng tàn độc ngay cả đồng chí của họ. Kinh

Nhs

Đường Yersin Đàlạt xưa

 Thấy mấy tấm hình do Nguyễn Kính chuyển tới khiến mình nhớ đến trường học ngày xưa trên đường Yersin mà sau 75 thì Việt Cộng dẹp hết để xoá tan tàn tích của chế độ cũ nên mình ghi lại để sau này khỏi quên.

 

Theo mình hiểu thì đường Hùng Vương được khởi đầu từ đường Huyền Trân Công Chúa (trường Couvent des oiseaux ) và đường vào Cam Ly, chạy đến ngã 3 Lê Quý Đôn, và từ đó con đường được tiếp nối bởi đường Yersin, chạy thẳng đến Dinh Bảo Đại, góc cây xăng Kim Cúc.



Hình này cho thấy đường Hùng Vương, góc Lê quý Đôn và Yersin, khởi đầu chỗ trường tiểu học Yersin.



Hình này cho thấy đường Hùng Vương, Nhìn trên cao, có lẻ chụp từ tháp chuông nhà thờ Con Gà, vì thấy nóc nhà của ty Cảnh Sát, bên phải là trường bà sơ Nazareth. Bên tay phải có một khoảng đất trống mà người ta sử dụng để làm các hội chợ trước Mậu Thân. Hồi nhỏ bố mẹ mình hay dẫn đến đây để xem mô tô bay, thảy vòng vào đầu vịt,...



Hình này cho thấy đường Hùng Vương, Chụp từ thư viện Đàlạt đi lại phía tiểu khu và trường tiểu học Yersin. Bên tay trái, thấy một phần của trường trung học kỹ thuật La-san.  Chỗ trạm biến điện bên tay trái là tiểu khu của Đàlạt Tuyên đức, nơi có mấy thùng phui xăng, được sơn màu trắng và viền đỏ. Việt Cộng có đánh một lần dù có hàng rào chống B40. Đối diện tiểu khu là nhà của cô Ngô Thị Liên, ngày ngã 3 Bà Triệu và Yersin.



Hình này cho thấy đường Hùng Vương, bên tay trái là thư viện Đàlạt mà mình vào lần đầu khi chơi với Ngô Văn Thuỷ, hắn dẫn mình vào mượn sách đọc. Bên phải là trung tâm văn hoá mỹ, mà mình đi học hội Việt-Mỹ, phải bò lại đây để đóng tiền cho mỗi khoá mới. Có mẹ của Tú-Anh Long làm tại đây. Dạo ấy nghe mình cô nàng nói tiếng mỹ khiến mình phục lăn. Phần đầu là văn phòng còn phía sau là nơi để triển lãm hay tổ chức các buổi nói chuyện.



Hình này cho thấy đường Hùng Vương, đi về hướng nhà thờ COn Gà, bên tay phải có vạt đất Trống mà sử dụng cho các hội chợ Tết, rao lô tô khá vui. Sau Mậu Thân thì bỏ luôn vì giới nghiêm. Thấy xa xa nóc nhà thờ Con Gà và khách sạn Hotel du Parc, còn bên trái là khuôn viên của trường Nazareth . Hàng rào dây kẽm có lẻ họ làm để tránh thương phế binh cắm dùi vì sau Mậu Thân, thương phế binh, cắm dùi, chiếm đất thiên hạ để làm nhà cho vợ con ở khiến chính phủ không dám làm gì cả vì họ đã hy sinh một phần thân thể của họ để chóng trả Việt Cộng.



Cổng vào trường Nazareth .


Hình này cho thấy đường Hùng Vương, Nhìn từ trên cao phía sau Hotel du parc . Có 1 phần ty bưu điện bên trái, trạm xăng Shell phái sau khách sạn Palace.



Hình này cho thấy đường Hùng Vương,Khách sạn Hotel du parc.


Hình này cho thấy đường Hùng Vương, cây xăng Shell, phía sau lưng của khách sạn Palace.


Hình này cho thấy đường Hùng Vương, Chụp từ cầu thang phía sau khách sạn Palace, thấy cây xăng và khách sạn du Parc.


Hình này cho thấy đường Hùng Vương, thời tây Chưa xây khách sạn du Parc, tây thực dân cưỡi ngựa và mấy ông Mọi Hay người Chàm. Phía sau là ty bưu điện.


Hình này cho thấy đường Hùng Vương, ty bưu điện Đàlạt xưa thời tây. Mình nhớ năm 1974, có chở 2 anh em Phạm Thành Nguyên đến đây để gọi điện thoại cho anh của 2 tên này ở Gia Nã Đại, lo giấy tờ cho thằng Nguyên đi du học. Hai anh em cứ hét trong máy, mình ở ngoài nghe như chửi lộn. Về nhà mẹ 2 ông thần này cứ hỏi đi hỏi lại giọng thằng Nam có thay đổi không, còn nói được tiếng Việt,... Trong khi thằng Nguyên thì suốt nguyên tuần lễ, cứ kể là nghe giọng anh nó như ngồi trước mặt khiến mình phục nó như điên vì chưa bao giờ cầm Điện thoại trong đời còn nó đã cầm và còn nói chuyện bên Gia Nã Đại. Phục lăn.


Hình này cho thấy đường Hùng Vương, Ty bưu điện khi xưa. Nhớ là khi 2 anh em thằng Nguyên vào đây, phải đưa số điện thoại rồi cô ngồi quầy, gọi về tổng đài ở Sàigòn rồi mới móc nối ra sao đó rồi ngồi đợi đến khi họ gọi tên, kêu vào buồng số 2, nghe điện thoại. Mình phục lăn chiêng hai anh em tên này. Văn mình đại chúng quá.

Từ khúc này chạy về Nguyễn Tri phương thì mình không nhớ nhiều, chỉ biết có Kho Bạc rồi một số dinh thự,... Ai nhớ thì bổ túc dùm. Cảm ơn trước.

Nhs



Máy bay rớt tại Đàlạt xưa

 Nhìn tấm ảnh này khiến mình nhớ đến vụ trực thăng rớt tại Thuỷ Tạ, còn vụ này thì mình không nhớ vì nhỏ tuổi, dạo ấy chưa có xe gắn máy nên không lội bộ đi ra phố hoài được nên không nhớ.

 

 Hình do Nguyễn Kính gửi


Mình có đọc thiên hạ kể về vụ này nhưng lại nói năm 1974 trong khi tấm ảnh thì được biết xảy ra ngày 18 tháng 2 năm 1970, có thể là gần tết tại Đàlạt.

 

Hình được ghi chú bằng anh ngữ nên đoán chắc là phi công mỹ bị lâm nạn. Xem hình thì có thể định vị ở ngay dốc Lê Đại Hành, đối diện là cây xăng Caltex. Ngày nay chợ Âm-phủ mỗi đêm được mở tại đây. Cũng may là máy bay rớt ngay chỗ này, thường không có ai đi qua đi lại, chừng 50 thước nữa thì dính ngay cây xăng Caltex.

 

Mình cố gắng tìm tài liệu của không quân mỹ về vụ này không thấy. Bác nào có thì cho em xin để bổ túc.

 

Rớt trực thăng thì mình nhớ có lần, một chiếc trực thăng của không lực Việt Nam Cộng Hoà, rớt trên hồ Xuân Hương, ngay Thuỷ Tạ. Sau người nhái mỹ đến lặn tìm rồi dùng Chinook cẩu lên và đưa đi đâu. Dạo ấy, máy bay trực thăng nhỏ thì hay đậu cạnh hồ Xuân Hương, còn Chinook thì đậu trong sân vận động.


Thiên hạ bảo là mấy ông phi công này, bay đến Đàlạt, đi chơi với em gái hậu phương rồi khi giả từ, bay một vòng lượn chào các em gái Đàlạt thì đâm xuống hồ. Người thì kêu cái cánh quạt quay dính vào cột thuỷ lôi của Thuỷ Tạ, người thì kêu đủ trò nên mình chả biết tin ai. Mình có ra đây xem với thằng Bi, hàng xóm. Họ chận lại ngoài đường, đâu có cho ai vào nên chỉ nghe thiên hạ bàn tán theo sự tưởng tượng của họ. Có lần mình có kể về vụ này thì có một ông viết email cho một chị bạn, nhờ chuyển lại cho mình, kêu là chứng nhân vụ này, ông ta đang ngồi ăn ở Thuỷ Tạ,…. Trí nhớ ông ta hơi mập mờ nên không dám tin hoàn toàn.


Cận cảnh của Thuỷ Tạ với huy hiệu của nhà hàng nổi này, do Đào Trọng Ân gửi cho mình.


Một ông khác thì kể lái xe Honda từ am Sohier đến Thao Trường thì thấy chiếc trực thăng bay vòng vòng rồi, chào đón các em gái hậu phương rồi cánh quạt dính vào cột Thuỷ Lôi, rớt xuống hồ khiến, nổ cái đùng, cháy ngập trời khiến ông ta hoảng tiều, té xe gắn máy,….

 

Có người cho mình biết là máy bay rớt là của ICCS . An ninh quân đội đến khách sạn Palace, niêm phong rồi tuỳ viên quân sự mỹ đến đem Vali đi trong khi dân địa phương kháo nhau là chào em gái hậu phương đủ trò. Không có tài liệu nào về điều tra vụ rớt máy bay trực thăng này trong khi phản lực cơ F-5 của phi công Toàn rớt ở bờ hồ thì mỹ có điều tra và đăng vụ này.


Có một chuyện ly kỳ khác là một chiếc trực thăng bị mất cắp tại Thuỷ Tạ. Tối ngày 7 tháng 11 năm 1973, đài BBC loan tin có một chiếc trực thăng UH-1 của phi đoàn 219, bị không tặc. Được biết vào 9 giờ sáng có chiếc máy bay đi từ Quảng Đức vào Nha Trang nhưng thời tiết xấu nên bay lên Đà Lạt. Lúc đầu họ muốn gửi máy bay ở tiểu khu nhưng không gặp vị chỉ huy nên tính bay vào fi trường Cam Ly nhưng lại không có phương tiện di chuyễn ra thành phố nên họ bay đến đậu trước Thuỷ Tạ.

 

Hình chụp cho thấy người Mỹ cho làm hàng rào chỗ trực thăng hay đậu bên hồ Xuân Hương. Sau khi quân đội rút lui thì chắc mấy ông cho rút hết cọc và kẽm gai Khiến vụ ăn cắp trực thăng mới xảy ra.


Sau này người ta khám phá ra là có ông thiếu uý không quân tên Hồ Duy H, được đi học lái bên mỹ về nhưng rồi người ta siêu tra ra thấy ông ta có liên hệ với Hà Nội nên không cho bay nữa. Ông ta sợ bị bắt nên trốn lên Đàlạt, ngụ tại nhà của nằm vùng, lâu quá mình không nhớ nhà ai. Một hôm, ông ta đi ngang qua cây xăng Esso nên nảy ra ý định ăn cắp trực thăng rồi bay vào mật khu Việt Cộng để tránh an ninh quân đội bắt

 

Năm mình học 12B, đang giờ ra chơi độ 10:00 giờ sáng, mình đang đứng với Trần Thiện Tân, ngoài sân trường Văn Học, bổng thấy một chiếc phản lực cơ F5 lượn èo èo, rất thấp từ hướng Cam Ly bay xà xuống đường Cường Để rồi không thấy máy bay lên lại rồi một tiếng nổ ẦM, khói lên mịt mù phía đường Cường Để. Mình tưởng bỏ bom như tết Mậu Thân. Ăn cơm trưa xong thì mình có chạy ra hồ Xuân Hương xem. Tối đó đài BBC loan tin ở ấp Ánh Sáng có một tên fi công bảo con nít trong xóm là khi thấy F5 lượn xuống là hắn, Lê Đình Toàn.

 

Xui cho anh fi công này là lúc xuống quá thấp nên không kịp lên gấp để tránh cầu Ông Đạo nên lộn cù lèo rớt xuống hồ, máy móc gì nổ banh, bay lên đồi cù làm mấy người đi ngang qua cầu ông Đạo hay bán hàng xung quanh đó chết oan. 


Theo tin tức do Nguyên lưu chuyển thì được biết là kết quả cuộc điều tra là cánh máy bay vướng vào dây cột truyền tin, hãm tốc độ nên bay lên không được. Không biết vườn chỗ nào. Ai biết chỉ dùm. Cảm ơn.


Người Việt kỵ đem người chết ngoài đường về nhà nên họ đặt bàn thờ và hòm cúng ngay khúc cầu Ông Đạo, có độ 6 ,7 đám ma dạo ấy, chạy xe ngang thấy ớn ớn nên sau này mỗi lần chạy xe sang khúc đó là mình dỡ mũ hay khấn lâm râm. Nghe nói gia đình fi công Lý Tống khi xưa ở ấp Ánh Sáng nhưng không biết có thật không.

 

Mình nghe nói có lần, một chiếc máy bay bà già, loại trinh sát, bị rớt trên sân cù nhưng có lẻ còn bé nên không nhớ. Ai nhớ hay biết thêm chi tiết thì cho mình xin. Cảm ơn trước.

 

Nhs


Đọc trên mạng, xem link


https://sites.google.com/site/datutieuvuparis/trang-giai-tri/-vinh-hieu/phi-vu-dhieu-cay


Tuấn Nam Nguyễn:  Năm đó mình học tại trường kỹ thuật lasan .trưa hôm mình và ba người bạn trốn học xuống dưới đập Hồ xuân Hương bơi. Và thường nhóm mình hay đi xuống dưới cây thông nơi máy bay rớt  nhưng hôm đó cả nhóm kéo nhau lên rạp Hòa bình.Đang đi lên dốc thì lúc đó thấy một trực thăng đang chao đảo trên khách sạn Mộng đẹp và quay xuống bến xe cũ và vòng lại đâm vào bờ dốc ngay cây thông .khi mình đến xem thì tất cả đều đã chết không một ai nhảy ra trực thăng ơ cư ly thấp nhờ vậy mà dân Dalat thoát nạn hôm đó. đã lâu quá rồi bây giờ không biết nhưng người bạn mình hôm đó còn sống hay đã mất


Dalat xảy ra hai tai nạn trực thăng và một phi cơ. Một vu mất trực thăng. Trực thăng roi  ơ thủy tạ khác với roi ơ cho âm phủ. Vụ này dân Dalat ai cũng biết.


Do Nguyen Luu cho biết


Thử ráng Google thì kiếm được đoạn này mô tả tai nạn của chiếc F-5A, trong cuốn sách "F-5 Tigers Over Vietnam". Nguyên nhân do đầu cánh bên phải của máy bay vướng vào sợi dây neo của cột thông tin, làm máy bay giảm tốc độ và văng xuống hồ. Xem paragraph 2.