Lý do Mình ngu lâu dốt sớm?


Hồi ở Việt Nam, mình hay được bạn bè và thầy cô kêu ngu lâu dốt sớm nên đổ lỗi cho con Thuý hàng xóm. Dạo ấy xóm mình chỉ có 6 gia đình cư ngụ. 47/1 là ông bà Hai, rồi đến gia đình mình, rồi gia đình chú Kỳ, sau này đi du học ở Pháp, đến cái nhà hội của xóm, nơi mà gia đình ông Khoa ở rồi về hưu bỏ trống, đến gia đình ông Kiếm, gia đình con Thuý, cuối cùng là nhà ông Nhân.

Khi chơi 5, 10 hay ù mọi, gì đó thì con Thuý hay chụp ôm mình hoài, thấy phê phê sướng chi lạ. Một hôm, chơi 5, 10, nó kéo mình đi núp ở hội trường của xóm, sau cánh cửa. Dạo ấy có cánh cửa bằng gỗ mà tây gọi là volet . Nó kéo mình vào đó núp trong khi thằng Đắc, con anh Bình, đi kiếm 2 đứa mệt thở.

Bổng nhiên con Thuý kêu mình cho nó xem chim, mình nói cho mình xem chim của nó vì mình hay thắc mắc là khi nó đi tè thì ngồi trong khi mình thì đứng. Nó xem chim mình xong thì kêu cu đen và từ đó cả xóm gọi mình là Cu Đen. Mình kêu nó cho mình xem chim của nó thì mình há mồm chới với vì không thấy chim đâu hết. Từ đó hình ảnh ấy cứ ám ảnh mình hoài nên học ngu đến giờ. Trời ị trúng đầu sau này đậu tú tài rồi được Việt Nam Cộng Hoà cho đi du học. 

Sau này, gia đình con Thuý dọn lên Ban Mê Thuột, cùng thời với ông cụ mình nên mất liên lạc từ đó. Trước Mậu Thân, Khu Công Chánh cao nguyên trung phần từ Ban Mê Thuột dọn về Đàlạt, nhưng mình không thấy gia đình con Thuý trở lại Đàlạt. 

Mình cứ Đinh ninh ngu lâu dốt sớm là vì xem cái bướm con Thuý đến 60 năm sau, đọc tài liệu về thử nghiệm của NASA Hoa Kỳ thì mới giải oan cho con bạn hàng xóm ngày xưa.

Theo NASA thì con nít bị ngu hoá bởi học đường, trường học. Ngẫm lại thì rất đúng, sẽ giải thích sau.

Cơ quan NASA nhờ hai tiến sĩ George Lane và Beth Jarman thành lập một cái test để tìm kiếm các kỹ sư và khoa học gia cho cơ quan này trong tương lai. Test này giúp NASA rất nhiều để tìm kiếm tài năng nhưng lại khiến các khoa học gia đặt nhiều câu hỏi như sáng tạo đến từ đâu? Người ta sinh ra với óc sáng tạo hay được đào tạo. Họ thử nghiệm và theo dõi 1,600 trẻ em từ 4 đến 5 tuổi, tuổi của mình khi xem bướm con Thuý.

Kết quả của thử nghiệm khiến các khoa học gia thất kinh.

Mục đích để xem xét khả năng có nhiều óc sáng tạo, khác lạ và ý tưởng cải cách, canh tân cho các vấn đề. Bao nhiêu phần trăm của các trẻ em được loại vào hạng này.

98%! (Mình thuộc loại 2% Ngu còn lại)

Họ đồng ý là Test lại các trẻ em này sau 5 năm khi chúng được 10 tuổi. Kết quả cho thấy chỉ còn 30% trẻ em này được xếp vào loại thần đồng về sáng tạo. Các khoa học gia chới với nên 5 năm sau, họ thử nghiệm lại.

12% ở tuổi 15 được xếp vào hạng thần đồng, có óc sáng tạo.

Họ thực hiện cuộc thử nghiệm với 280,000 người đã trưởng thành thì chỉ còn 2%. Từ 98% xuống 30% rồi 12% rồi 2% trong vòng 20 năm. Kinh

Đọc tới đây mình mới giác ngộ là đã hiểu oan cho con Thuý hàng xóm khi xưa.

Cuộc thử nghiệm này đã được lập lại cả triệu lần và ông Gavin Nascimento kết luận là hệ thống học đường hiện nay, đã giết chết óc sáng tạo của chúng ta. Nếu ai quen biết cô hàng xóm này, có đọc được thì cho mình xin lỗi con Thuý ngày xưa.

Thủa nhỏ, Ông Albert Einstein rất chậm biết nói khiến cha mẹ lo lắng, phải đem đi hỏi chuyên gia. Ông Thomas Edison thì được thầy giáo kêu là tàng tàng còn ông Charles Darwin thì được thầy giáo kêu là rất thấp về mặt tri thức. Thầy giáo dạy nhạc của mấy người thành lập ban nhạc The Beatles không khám phá ra thiên tài âm nhạc nơi họ....

Trường học là nơi được sử dụng từ mấy ngàn năm qua, để đào tạo các người làm việc cho giai cấp thống trị từ tây sang đông. Ở á châu, người ta dùng Nho giáo để nô lệ hoá con người, các trường học như quốc tử giám được sử dụng để đào tạo các quan, bày tôi, nghe lời vua chúa, giúp giai cấp cai trị. Vua nói cái gì đều đúng tương tự thầy nói cái gì cũng đúng.

Đó là chưa nói đến tôn giáo với các trường dạy các đạo sĩ.

Bên tây, khi ông Napoleon lên ngôi hoàng đế, có thành lập các trường công lập cấp đại học, thường được gọi Grande École để đào tạo các nhân viên làm việc tận tuỵ để xây dựng đế quốc Pháp, sau này đi chiếm đóng thuộc địa, lam giàu cho nước pháp.

Vua tên Bảo Đại thì kỵ huý, không được viết 2 từ Bảo và Đại. Vợ vua tên Nam Phương thì không được dùng hai từ Nam và Phương. Bố vợ của vua tên Hào thì cũng kỵ huý, không được viết vì sẽ bị đánh rớt... ông thầy dạy biết được 500 chữ hán, nay phải bớt đến 6 chữ, học trò chỉ được dạy đâu 450 chữ, vì thầy muốn giữ vài chữ để lấy le với học trò sợ học trò giỏi hơn mình. Thế là ngọng.

Mình có cái tính phản động, hay thắc mắc hồi nhỏ, nên cứ hỏi thầy cô nên hay bị kêu sao mày ngu thế. Từ từ những lời nói của thầy cô và bạn bè khiến mình nhập tâm là mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm. Chán Mớ Đời 

Câu hỏi là chúng ta có thể tìm lại óc sáng tạo hay không sau 12 năm từ tiểu học lên trung học rồi 4 năm đại học rồi càng lên cao càng học tiếp thì càng không có óc sáng tạo.

Hai vị tiến sĩ cho biết là khả năng tìm lại óc sáng tạo là 98% nếu chúng ta muốn. Họ khám phá trong các nghiên cứu với trẻ em. Có 2 loại suy nghĩ trong não bộ. Cả 2 đều sử dụng các bộ phận khác nhau của não bộ.

#1 được gọi là divergent (tách ra) được dùng vào khi tưởng tượng, mộng mơ. Do đó ở Hoa Kỳ, thầy cô hay khuyên học sinh theo đuổi giấc mơ của mình (Follow your dream).
#2 được gọi là convergent (hội tụ), dùng khi lấy quyết định, định lượng, chỉ trích hay thử nghiệm một việc gì.

Khi nhà trường dạy con nít, họ dạy trẻ em cả 2 lối này. Khi được hỏi tìm một sáng kiến cho một đồ án bài tập như “Science Fair” mà trẻ em tìm ra những gì đã học thì sẽ bị chỉ trích: “cái này học rồi, sao mày ngu thế”, hoặc không thực tiễn ,… dạo còn học ở Việt Nam mình hay được bạn bè và thầy cô kêu là ăn chi mà ngu rứa, khi mở mồm hỏi một câu theo họ là cực ngu.

Trời ị trúng đầu nên du học được sang Pháp thì giáo sư kêu “không có câu hỏi ngu” nên mình hết bị chửi là ngu lâu dốt sớm.

Khi trường hợp này xẩy ra thì người ta nhận thấy các neuron trong não bộ đang choảng nhau, 1 bên thì các neuron tìm cách hội tụ và một bên các neuron tìm cách tách ra, dần dần giảm thiểu sự linh hoạt của não bộ vì chúng ta luôn luôn sợ chỉ trích, tự kiểm duyệt. Làm cái gì cũng sợ bị người khác chê cười, hay rụt rè trước đám đông vì không muốn làm trò cười cho thiên hạ.

Dạo mình ở vùng Bolsa, mấy đứa con đi học thì cho học trường  Montessori. Mới có 4, 5 tuổi cô giáo đã cho chúng học hay xem tranh của Picasso, Cezanne, Michelangelo,... thằng con trong một buổi làm hết một cuốn sách về bài tập toán, học tiếp chương trình cho 2, 3 năm tới. Nghe lời thiên hạ, mình dọn nhà lên vùng khác, cho đi học trường công miễn phí thì thấy óc sáng tạo, vẽ viết hay làm toán bị hạn chế vì chỉ học những gì thầy cô dạy.

Con mình tuy được nhận vào trường GATE nhưng óc tò mò, thích hỏi như xưa dần dần bớt lại nên phải cho đi bơi, chơi thể thao và hướng đạo. Mỗi đứa bé có một cách tiếp thu khác, sớm chậm như trường hợp ông Einstein, Edison,..nên cần được giáo dục tuỳ theo khả năng.

Hôm qua, nói chuyện với thằng cháu, nó kêu bạn học của nó giỏi nên làm bậy vì bài tập quá dễ, dư thì giờ nên hút cần sa, đủ trò nên phá lại tương lai luôn.

Được cái mình có cái tính không sợ thằng Tây nào nào, bị chê bai nhưng cứ hỏi nên khi đi học ở tây thì bạn bè và thầy giáo đều thích vì hay hỏi những câu cực ngu.

Điển hình, khi mình nghe lời cô bạn, bắt đầu viết kể chuyện về ngày xưa, bạn bè cũ kêu mày viết sai chính tả, không biết cú pháp, bú xua la mua. Mấy tên này khi xưa hay chửi mình ngu lâu dốt sớm. Mình chả để ý, cứ tiếp tục viết cho mình để giúp thông cái não bộ. Chúng chửi mình riết cũng chán.

Khi chúng ta lo ngại thì chỉ sử dụng có phần nhỏ của não bộ, chỉ khi nào chúng ta suy nghĩ sáng tạo thì mới sử dụng não bộ hoàn toàn. Có lẻ vì vậy, về già người ta hay bị teo não, mất trí nhớ vì không quen hoạt động não bộ, chỉ thu nhận mà không tưởng tượng, sáng tạo.

Muốn có đầu óc sáng tạo, chúng ta phải trở về thời 5 tuổi, lúc hay mơ mơ, màng màng. Con nít hay ngồi nói một mình. Mình nhớ mấy đứa con hồi nhỏ, để ngồi ghế sau xe, nói luyên thuyên mà mình cũng không hiểu chúng nói gì. Rồi bố mẹ kêu ngưng, mệt quá, từ từ chúng bớt nói lại và bớt sử dụng bộ óc để rồi vâng lời người khác.

Con nít thì hay tò mò mà trong văn hoá việt thì khó có thể sáng tạo. Mình nhớ khi xưa, nhà có khách, mình thích hóng chuyện người lớn nhưng khi nghe họ nói cái gì không thông lắm thì mình có tật hay hỏi. Là bị chửi ngay, đồ ăn cơm hớt,… mất dạy đủ trò. Thậm chí còn ăn tát để chừa tật hỏi những câu khó ngu trả lời.

Người ta thích những đứa bé ngoan hiền, lúc nào cũng phải bẩm dạ thưa vô hình trung khiến chúng sử dụng một phần não bộ nên không phát triển được óc sáng tạo. Khi xưa, ở Việt Nam chỉ học từ chương, học thuộc lầu để trả bài như con vẹt, không hiểu gì cả. Con mình đi học, không thấy có vụ học thuộc lòng. Cần gì thì lấy sách ra tra tìm hay Internet.

Trong cuốn "Surely You're Joking, Mr. Feynman", tiến sĩ Feynman, khôi nguyên Nobel về Vật Lí Quantum, có nhắc đến giai thoại khi ông ta dạy đại học ở Ba Tây. Trước khi về Mỹ, ông ta được khoa trưởng, mời nói chuyện cho cả phân khoa; cho biết nhận xét thật sự của ông ta về ngành giáo dục của xứ BaTây.

Ông ta khởi đầu, nói với sinh viên: mục đích của buổi nói chuyện là để chứng minh; xứ Ba Tây không có giảng dạy Vật Lý. Ông ta nhận thấy trẻ em ở xứ này bắt đầu học Vật Lý sớm hơn trẻ em Hoa kỳ nhưng thực tế cho thấy xứ này không đào tạo được các nhà vật lý. Ông ta đơn cử câu chuyện về một học giả người Hy Lạp, dạy ngữ văn Hy Lạp cổ điển mà ngày nay, chính học sinh xứ này, ít người chịu học tử ngữ này.

Khi vị học giả được mời dạy môn này tại một nước khác ở Âu Châu thì khám phá nhiều sinh viên, ngay cả học sinh trung học đều thích học môn này. Có lần, trong kỳ thi tốt nghiệp, trong phần vấn đáp, ông ta hỏi một sinh viên " Socrates nghĩ gì về sự liên hệ giữa Cái Đẹp và Sự Thật?" thì sinh viên này ú ớ, mặt như ngỗng ị. Ông ta hỏi lại " Socrates nói gì với Plato trong Symposium thứ 3?" thì sinh viên này trả lời bằng tiếng Hy Lạp cổ, thao thao bất tuyệt những gì Socrates đã nói với Plato. Third Symposium là tóm tắc những gì Socrates nói về sự liên hệ giữa sự thật và cái đẹp.

Ông Feynman cầm cuốn sách vật lí xuất bản tại xứ này, cho sinh viên biết là trong cuốn sách, không thấy nói đến thí nghiệm, chỉ có học thuộc lòng. Ông ta lật một trang gặp từ Triboluminescence, rồi đọc tiếp "Triboluminescence: ánh sáng tỏa ra khi các chrystal bị đè nát." Ông ta hỏi các thính giả, đây có phải là khoa học? Không! Đây chỉ là một từ được giải thích bằng những cụm từ khác như trong tự điển. Nếu người soạn sách viết thêm, nếu lấy đường cát và dùng cái kềm để nghiền nát đường trong bóng tối thì sẽ thấy ánh sáng tỏa ra thì các học sinh có thể thí nghiệm ở nhà. Hiện tượng này gọi là Triboluminescence.

Ông ta nói là trong số sinh viên được ông giảng dạy năm vừa qua, chỉ có hai sinh viên, có đầu óc tư duy đột phá, ngoài ra các sinh viên khác chỉ học như vẹt tương tự sinh viên học tiếng Hy Lạp cổ điển, thuộc làu Symposium III nhưng không hiểu những gì Socrates nói với Plato. 

Trong phần đặt câu hỏi thì có hai sinh viên đứng dậy; một sinh viên kể là lúc trẻ, cha mẹ làm ăn buôn bán ở Đức nên đi học bên đó, mới trở về Ba Tây năm ngoái nên đầu óc vẫn học theo lối của người Đức. Một sinh viên khác nói vì ở làng quê, không tới trường được nên anh ta học qua sách, tham khảo các sách Anh ngữ. Phương pháp giáo dục ở xứ Ba Tây là cách mình học tại Việt Nam từ bé đến tú tài. 

Trường học đào tạo ra các máy đi thi lấy bằng cấp, các máy nói như vẹt như sinh viên học tử ngữ Hy-Lạp mà thật sự chả hiểu gì cả. Tương tự mấy ông lão ngày xưa, cứ một Khổng tử cỏn, hai MẠnh Tử nói này nói nọ. Đậu xong cái bằng treo tường rồi thôi, ngưng học trong khi biển học rộng mênh mông. Chúng ta sống trong thời đại @ kỹ thuật thay đổi nhanh đến nổi không cập nhật hoá kịp.

Mỗi năm công ty Thompson Reuters thống kê 3,000 người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Trong số đó có đến 1,500 khoa học gia mỹ (50%), Anh quốc có 360 người, Trung Quốc có 200 người (6%). Đông Nam Á đứng đầu là Tân Gia Ba có 27 người, Việt Nam có 5 người nhưng chỉ có một người sinh sống tại Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành (CIRTECH) – Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)  còn mấy người kia đều giảng dạy tại các đại học Hoa Kỳ. Tân gia Ba là nước nhỏ hơn thành phố Sàigòn với dân số 5 triệu người trong khi Việt Nam có đến 96 triệu với trên 24,356 tiến sĩ mà chỉ có một người có tên trong danh sách của Reuters. Có một ông khác theo mình rất giỏi, tên Trần Huỳnh Duy Thức vì mình có đọc mấy lá thư của ông ta gửi cho gia đình thì họ bỏ tù 7, 8 năm nay. Chán mớ đời.

Đọc thấy có lý nên tính mỗi ngày, bỏ chừng 1 tiếng, ngồi mơ mộng, tưởng tượng giúp não bộ hoạt động. Lấy cây viết Apple để viết vẽ trên iPad, biết đâu tìm ra công thức làm giàu cho vợ nhờ. Bổng đồng chí gái từ trên lầu đi xuống, kêu chén bát chưa rữa, làm ơn thanh toán dùm. Chán Mớ Đời 

Nhs

Cuộc cách mạng âm thầm ngành nước mắm Việt Nam

Hôm trước, nghe tin Pier 45 ở thành phố San Francisco bị cháy nên mình có hỏi thăm anh bạn có công ty làm nước mắm Lăng Cô tại đây, có giấy phép của FDA và “Patent” tại Hoa Kỳ. Anh bạn cho biết là địa điểm làm nước mắm thì không bị gì hết, ngoại trừ khu bên kia đường, có kho dự trữ các vật dụng thì bị cháy, có thể mua lại.

Mình kêu hết nước mắm ăn rồi, thấy vợ mình thèm nước mắm, phải chạy mua nước mắm ngoài chợ maze in Việt Nam thì toàn là muối và hoá chất nên không dám ăn. Anh ta kêu; tuần tới, có anh bạn xuống thăm con ở miền nam Cali, sẽ gửi xuống cho ít chai nước mắm loại pha với mật ong, Koji, thơm, nhất là mắm nêm và mắm hào nổi tiếng của Lăng Cô, gia truyền của mệ ngoại anh ta. Tuần tới chắc mình phải gửi bơ cuối mùa lên cho vợ chồng anh ta.

Nói chuyện thì anh ta cho biết là có hợp tác với 2 công ty mỹ ở Bắc Cali. Một công ty rất nổi tiếng về làm Caviar, tạm dấu tên. Họ nuôi cá sturgeon (cá tầm) trung bình đến 7 năm để lấy trứng làm Caviar. Ở âu châu thì người ta làm Caviar, họ nuôi cá, mỗ lấy trứng rồi khâu lại, nuôi tiếp. Tại Hoa Kỳ thì luật không cho phép tiếp tục nuôi, phải giết. Do đó, công ty làm Caviar, phải bỏ tiền đem đi đổ cá sau khi lấy trứng cá. Nay họ liên lạc với công ty anh bạn, kêu dùng cá tầm để làm nước mắm nguyên chất vừa khỏi tốn tiền trả chi phí quăn cá nơi được chỉ định của chính phủ tiểu bang mà lại có lợi tức.

Một công ty khác nuôi bán cá hồi cũng lâm vào tình trạng này, đầu cá và xương thì cũng phải quăn, nay có thể ngâm với muối để làm nước mắm, có thêm lợi tức. Anh ta đã làm thử lần đầu được 4 tháng nay, có mở ra xem thì thơm lắm. Đợi thêm vài tháng cho đúng ngày tháng sẽ chiết ra và lọc.

Nếu loại cá này được làm thành nước mắm với công thức gia truyền của mệ ngoại anh ta ở làng đánh cá Lăng Cô của Việt Nam thì cuộc cách mạng làm nước mắm trên thế giới sẽ thay đổi. Lý do là ngày nay, điển hình ở Việt Nam, nước mắm đều làm bằng muối và chất bảo quản. Không có cá vì nếu thử nghiệm sẽ không thấy amino acid (chất đạm), ai tò mò thì đọc bài mình viết về nước mắm.

Các ngư phủ khiu xưa ở làng chài Lăng Cô, trước khi ra biển, đều ghé tiệm của mẹ ngoại nhà ta, mua chén nước mắm, uống cái ực. Muối làm cho ấm người để ra biển đêm khuya và amino acid giúp đỡ đói. Ăn no ra biển sóng nó đánh là ói hết.

Có một công ty bán nước mắm vô chai tại Hoa Kỳ. Họ làm nước mắm tại Việt Nam rồi đem qua Hoa Kỳ, pha với nước rồi vô chai, bán cho thị trường người Việt. Loại nước mắm này chỉ có 40N trong khi nước mắm của anh bạn mình làm tại Hoa Kỳ thì được thử nghiệm tại đại học Davis, có đến 80 Nitrogen, thường người ta viết tắc là 80N hay 40N,….

Trong thực phẩm có hai loại chính là “carbon” và “nitrogen”. Một để làm tăng năng lượng giúp cơ thể ấm áp (carbon) và một để làm tăng sức lực (nitrogen). Theo anh bạn thì Nitrogen mà công ty bán nước mắm Việt Nam 40N, là họ sử dụng chất đạm của rau cãi để pha chớ không phải của cá. Nếu mình không lầm thì anh ta có gửi cho đại học Davis để thử nghiệm. Có lẻ muốn pha với Nitrogen của cá làm tại Hoa Kỳ thì phải được FDA chấp thuận. Anh ta khẳng định là chỉ có anh ta làm nước mắm nguyên chất hoàn toàn, không có chất bảo quản và được FDA cấp giấy phép tại Hoa Kỳ.

Đợt nước mắm đầu tiên có 80N, lần thứ nhì thì độ 40N. Bà cụ mình và vợ đều là gốc Huế nên mình quen ăn mắm nêm. Khi làm nước mắm với cá, cái xác cá đầu tiên của nước mắm nhỉ, người ta lấy để làm mắm nêm, còn lần thứ nhì thì gọi làm mắm xay. Anh bạn nói sẽ gửi cho mình ăn vì mình ít khi ăn mắm mua ở chợ Việt Nam vì ngại vệ sinh và chất bảo quản.


Khi xưa, làng Lăng Cô có một loại mắm rất nổi tiếng và đắt tiền đó là mắm hào. Dọc các khe đá của bờ biển Lăng Cô, anh bạn có công thức của mệ ngoại nên trong thời gian cách ly cô-vi, anh ta mua hào làm mắm thử. Anh ta kêu ngon tuyệt vời, mụ vợ của anh ta húp như người ta ăn chè. Hy vọng tuần tới sẽ được thử món này.

Mình đang tìm cách kiếm tiền để đầu tư vốn vào công ty anh chàng. Chắc sẽ dùng Roth-IRA. Để xem anh ta có cho mình giúp vốn hay không. Ít ra cũng ăn được nước mắm nguyên chất maze đế quốc Mỹ.

Nếu hai công ty mỹ thành công trong việc sử dụng cá và xương của họ để làm nước mắm thì khắp thế giới sẽ không dùng loại nước mắm hiện bán trên thị trường, toàn là bố láo, chỉ có tên nhưng thực chất chỉ là nước muối và chất hoá học.

Để mình giải thích thêm về mùi nước mắm hoá chất. Từ ngày mình mua cái vườn thì khám phá nhiều điều mới lạ. Mình có đến viếng một vườn của ông người Mễ. Ông ta nuôi 1 con chó loại Bulldog. Ông ta hay dắt con chó đi vòng vòng hay để chó chạy trên vườn. Lý do là các con thú tự đánh dấu phạm vi, lãnh thổ của chúng trong thiên nhiên bằng cách ị đái nơi nào đó thì mấy con thú khác không đến gần.

Trong vườn lúc đầu có một người vô gia cư sống trong hang đá. Ông ta, đái ị trước cửa hang rất hôi để các thú hoang không bén mãn đến. Nay không gặp ông ta nữa. Mình bắt chước vì bị coyote cắn phá hệ thống tưới nước nên hay tè mấy chỗ bị thú hoang cắn phá. Chán Mớ Đời 

Tây nổi tiếng làm nước hoa. Mình có quen một tên tây mà ông nội hắn là một hoá học gia, thành lập công ty xà bông Roger-Gallet . Khi đi tiểu hay đi cầu, mùi phân và mùi nước tiểu rất mạnh và lưu lại trong khứu giác của chúng ta. Ngay các bác đọc đến đây là đã ngửi phảng phất đâu đây rồi.

Do đó để làm nước hoa đắt tiền, người ta sử dụng công thức hoá học của nước tiểu và phân rồi cộng thêm mùi thơm, biến thành nước hoa mà mấy bà mấy ông mua về để xức. Nước mắm công nghệ tại Việt Nam cũng tương tự, họ dùng công thức hoá học của mùi vị nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết,…để biến chế chớ thực chất chả có chất đạm từ cá….thậm chí cà phê của một công ty Việt Nam cũng vậy.

Ai tò mò thì kiếm trên bờ lốc của mình về bài nước mắm California Fish Sauce, có kể rõ hơn. Phải lên vườn dù chủ nhật. Nông dân không có ngày nghỉ.

Xong om
Nhs

Lấy tiền cho gái đòi lại được không?

Bắt thang lên hỏi ông trời, lấy tiền cho gái
Lấy tiền cho gái, đòi lại được không?
Ông trời ông bảo là không
Tao còn bị gạt huống chi là mày
SơnDaigai@yahoo.com

Hôm nay, ai đó gửi một bài với tựa đề “CON TRAI TRẢ TIỀN” của ông thần nào, than là đi chơi với bạn gái, phải trả tiền, không bình đẳng, Bú xua la mua,….khiến mình thất kinh.

Ông thần còn phán thêm câu ca dao:

"Gái khôn bòn của về nhà
Trai khờ dỡ cả cột nhà đem đi!"
Người xưa thường nói: “lấy vợ là lấy một bà tổ cho dòng họ mai sau” do đó người ta kiếm vợ rất đàng hoàng, mất thời gian, nhờ mai mối, xem tông chi họ hàng. Có thể nói đó là cuộc đầu tư quan trọng nhất của đời người đàn ông. Lấy được một người vợ đảm đang, nói theo thầy tử vi là “vượng phu ích tử”.

Vợ mình có một bà dì, lấy chồng từ tuổi 16, có đâu 14 người con, sau này đám hậu duệ lên đến 200 người. Ông chồng của bà dì đi hỏi vợ, một bà tổ cho 200 người qua 4, 5 thế hệ. Con cháu đều thành đạt hết. Tưởng tượng 10 đời sau sẽ ra sao.

Ông thần viện cớ là nghèo nên không có tiền để trả tiền, mời bạn gái đi chơi. Mình nghĩ một cô gái đàng hoàng, con nhà gia giáo, đâu có đòi phải đi mua sắm gì cả. Nếu hai người đàng hoàng thì chỉ cần vô một tiệm bình thường cũng vui, nhiều khi mua 2 ổ bánh mì, ly cà phê ra biển, vừa hóng gió biển vừa gặm bánh mì với cà phê đá đả thông tư tưởng, cũng lãng mạn như điên. Mình từng làm như vậy với đồng chí gái.

Có lẻ ông thần này ở Việt Nam vì văn phong rất cực chất hậu 75. Muốn chơi nổi với bạn gái nên phải dắt vào tiệm ăn sang trọng để chứng tỏ đẳng cấp gia thế của mình. Mấy cô khôn lanh thì nhận ra ngay cái chân tướng của ông thần nổ này ngay nên chơi tới bến. Hát bài anh còn còn nợ em, còn nợ em.

Ông thần này kêu là sinh viên, không tiền mà mấy cô này đòi đi tiệm ăn sang trọng khiến bạc đầu. Người ta nói “ngưu tầm ngưu”, dân nổ gặp dân cà bựa thế thôi. Cho nên mình không nghĩ tất cả phụ nữ đều tìm cách chài tiền đàn ông.
Ông thần này kêu con trai ở Việt Nam phải trả tiền kinh khiếp. Mình không sống ở Việt Nam nên không biết vụ này. Ông thần còn nổ thêm về như có kinh nghiệm ở hải ngoại, đi chơi hò hẹn thì đàn ông, đàn bà đều mạnh ai nấy trả, không ai bao ai cả. Như vậy mới công bằng.

Ở xã hội tây phương, khi xưa, phụ nữ không đi làm. Đến tuổi cập kê thì có đàn ông theo đuổi, họ mời đi chơi thì đàn ông đi làm có tiền thì phải đầu tư, mấy cô ở nhà làm gì có tiền. Thêm truyền thống về ”Chivalry”, sự hào hiệp của đàn ông từ thời trung cổ, ảnh hưởng đến ngày nay. Đàn ông lúc nào cũng bao che cho phụ nữ, khác với đàn ông việt. Trong phim Joy Luck Club, có cảnh một tên tàu ở chung với một cô gốc đại hàn hay ngược lại. Đồ hắn mua để trong tủ lạnh thì cô bạn gái không được đụng đến còn hắn thì ăn có cô ta rồi cuối cùng bị đuổi chạy mất dép. Tên này đóng rất cực đỉnh, thấy giống mình cực kỳ.

Đàn ông Việt Nam thì để vợ gánh hết do đó ra hải ngoại, đàn ông việt vẫn còn DNA này trong máu nên mình nhận thấy đa số phụ nữ gốc việt, thông minh, học giỏi đều lấy chồng ngoại quốc.

Đa số đàn ông không phải keo kiệt nhưng cũng không ngốc.” Đây câu trích trong bài. Cụm từ “Không ngốc” nếu đứng từ một góc độ nào của ông ấy, còn nếu đứng ở góc độ đứng đắng, tìm vợ thì như một cuộc đầu tư, có thể thành công và có thể không. Thà tốn tí tiền lúc đầu để biết được cô gái này không thuộc loại vượng phu ích tử mà biến chồng thành “Vượn Phụ”. Lấy về, vài năm sau ly dị, nó chia gia tài là hết hát em còn nợ anh.
Ông thần “không ngốc” có lẻ chưa bao giờ, tự đứng ở vị thế của phụ nữ, được mời đi chơi. Họ muốn làm đẹp để người đàn ông tự hào ở chốn đông người. Do đó họ phải sửa soạn rất lâu, chọn lựa áo quần, trang điểm. Mỗi lần đi ăn cưới hay ăn tiệc, mình thấy vợ mình lo lắng đủ trò. Mình chỉ cần 30 giây là xong. Vợ mình chọn áo quần, làm tóc,…đủ trò để làm đẹp khiến mình hãnh diện cho nên biết vợ tiêu tiền nhưng mình không căn nhằn.

Phụ nữ đi hẹn hò, nhiều khi họ phải lên đồ, mua cái váy đầm mới, làm tóc, trang điểm, tốn bộn bạc chớ có phải khơi khơi đưa mặt đến buổi hẹn hò. Đàn ông đi vào tiệm ăn hay dạ vũ, bên cạnh có một cô gái xinh đẹp, ăn bận sang trọng thì phải hãnh diện, chớ sao phải đòi phụ nữ trả tiền, cưa đôi. Muốn hãnh diện thì phải chi tiền, mua áo cho bạn gái,… đó là đầu tư. Đầu tư thì có thể thua nhưng nếu thắng thì rất lớn như mình lấy được đồng chí gái.

Khi chúng ta chọn một công ty nào để đầu tư thì khả năng trúng lớn có, mà thua sạch cũng có. Hôm kia đi ăn với anh bạn, anh ta nói đến một công ty đang ra các loại thuốc giúp người ta quên đói, gầy ốm mà bà Oprah đã sử dụng và gầy. Mình nói có mua cổ phiếu của công ty này và bắt đầu lên năm nay đâu 75%, hy vọng khi FDA chấp thuận thì thoải mái con tim ngục tù. Nhưng có nhiều cổ phiếu mình mua cũng lỗ. Buôn bán khi lời lổ. Mình thấy bà cụ buôn bán, bị thiên hạ quỵt tiền vẫn tỉnh bơ vì đi buôn quen lời và lổ.

 Nếu không đầu tư thì chúng ta sẽ không có gì cả. Mỗi lần mình gặp một chủ nhà muốn bán nhà, mình đều trả tiền ăn uống để gieo chút thiện cảm vào đầu họ. Mình chỉ hẹn ở quán ăn MacDonalds nên không đắt lắm. Khi mượn tiền chủ nhà thì không bao giờ mời tiệm ăn sang trọng vì họ chỉ lo mình không có tiền trả tiền lời cho họ. Nên luôn luôn hẹn tiệm ăn rẻ tiền. Mấy chuyên gia địa ốc thì mình đều trả tiền hết. Có một ông mỹ, chuyên gia địa ốc, lâu lâu mình gọi đi ăn, nói chuyện nên khi nào có “good deal” là ông ta kêu mình trước. Chủ nhà cho vay lại cả triệu bạc mà chả thèm hỏi nhà cửa giấy tờ gì của mình vì họ tin ông ta. Ông này giúp mình gầy dựng được 1/4 tài sản của mình ngày nay. Tốn có bao nhiêu bữa ăn. Quá rẻ.
Mình dặn con trai mình luôn luôn trả tiền cho phụ nữ. Lý do là để tạo một hình ảnh đàng hoàng vì uy tín đi rất mau và lan nhanh. Khi đồng chí gái giới thiệu mấy cô phụ dâu, thì có một cô là cháu. Cô này chưa bao giờ gặp mặt nhưng cô cháu biết mình có thời quen với một cô này nọ, tên gì, con ai. Nếu mình cà chớn với cô bạn kia thì chắc chắn đồng chí gái đã không đăng ký quản lý đời mình. Cuộc tình hữu nghị không thành nhưng họ vẫn còn giữ được uy tín sơn đen. Mình mua một khu thương mại, chủ nhà cho mình vay 3.5 triệu mà chả hỏi số an sinh xã hội gì cả.

Bên mỹ, vào cuối năm trung học, có truyền thống được gọi là Prom. Con trai mời một cô gái đi dự lễ này, tuỳ nơi tuy nhóm tổ chức như ăn tiệc, khiêu vũ. Mấy cô thì lo mua áo đầm đẹp nhất để bận, phải làm tóc, trang điểm, móng tay đủ trò, thêm mua đôi giày. Tất cả cũng mấy trăm bạc. Con trai thì có nhiệm vụ lo ăn uống, đem xe đến đón cô gái. Tính ra mấy cô gái tốn tiền nhiều hơn con trai. Nay còn kêu mấy cô phần ai nấy trả thì lại càng làm thiệt thòi cho phụ nữ.

Ngày nay, sinh viên nữ hay nam đều đi làm thêm để kiếm tiền xài nên trai gái quen nhau đi hẹn hò thì họ cũng lựa cơm gắp mắm nên không vào tiệm ăn sang trọng. Họ tự trả tiền phần của họ. Đó là chuyện đương nhiên. Vì khi mình để người khác trả tiền cho mình thì tâm lý mình sẽ phải nợ họ cái gì, cần phải trả. 

Mình quen toàn mấy cô ở xa nhưng cũng phải bỏ công từ Luân Đôn bay sang California để ra mắt gia đình một cô bạn gái cũ. Bố mẹ chê mình nên không thành. Sau đó quen một cô khác ở Colorado, cũng phải bay sang hay Texas. Cuối cùng thì bay lên Boston thì gặp đồng chí gái. Nếu mình không đầu tư, bỏ tiền bay đi xa để kiếm người bạn đời thì chắc chắn sẽ không gặp được đồng chí gái.

Đi chơi với cô khác thì cũng tốn tiền nhưng đó là đầu tư hệ trọng nhất đời nên không quản ngại, tiền bạc, đường xá xa xôi. Có vợ rồi thì không cần phải trả tiền cho mấy bà nữa. Mình vốn dòng keo kiệt trở về dòng Ki Bo. He he he
Xong om

Nhs


Chủ nghĩa “dân Chửi” ở thế kỷ 21

Mình tự xem là “libertarian capitalist”, ai muốn làm gì thì làm, miễn không đụng chạm đến quyền lợi của mình. Khi đi ăn uống với bạn bè, mình chỉ ngồi ăn, ít khi tham gia các cuộc nói chuyện, ngoại trừ khi họ hỏi ý kiến của mình. Từ ngày lấy vợ, mình trở thành người em sầu lặn khi đi bên vợ.

Từ khi ông Trump đắc cử như ngựa về ngược, mình nhận thấy xã hội Hoa Kỳ được chia ra 2 phái rõ rệt và không tôn trọng lẫn nhau. Họ chửi nhau như điên, bên thì kêu bọn cuồng Trump, bên thì gọi bọn Dân Chủ liếm giày của tàu. Không những chỉ người Mỹ mà ngay đến người Việt ở Hoa Kỳ cũng được chia thành 2 phe, thoá mạ nhau.

Mình đọc trên một bờ lốc, họ cho biết tình báo Hoa Nam của Trung Cộng, trả tiền cho các dư luận viên lên mạng chửi Trump. Bờ lốc của họ, có người bên tàu theo dõi rất nhiều. Chắc là an ninh mạng. Gần đây, họ tung ra các tấm ảnh vợ bé và con riêng của mấy quan nhớn, trước đại hội đảng năm tới để chọn người theo Trung Cộng vào bộ chính trị. Chán Mớ Đời 

Sau này, khi ông Trump mãn nhiệm kỳ thì không biết họ dựa vào cái gì để choảng nhau hay tiếp tục ủng hộ Tân tổng thống để chửi nhau. Ngày nay, họ định hướng dư luận đánh Trung Cộng tương tự ở thế kỷ trước, người Âu châu dấy lên phong trào chống người Do Thái đưa đến cuộc diệt chủng 6 triệu người Do Thái và bao nhiêu người khác.

Trong một thế kỷ, nước Đức đi từ chế độ quân chủ lên đến chế độ phát xít, xã hội quốc gia nazi rồi tư bản và cộng sản và nay dân chủ xã hội. Trong quá trình, 100 năm họ thử đến 5 chủ nghĩa chính trị, giết hại biết bao nhiêu triệu người.

Với làn sóng định hướng chống Trung Cộng, trong tương lai người gốc Á châu như chúng ta có thể bị ảnh hưởng khi những đạo luật giới hạn sự tham gia của người Mỹ gốc tàu. Lúc đó, cuồng Trump hay ghét Trump sẽ bị ảnh hưởng như nhau.

Thay vì cùng nhau xây dựng một cộng đồng người Việt đoàn kết về chính trị và kinh tế, chúng ta lại hùa theo người Mỹ trắng để chửi bới nhau như cha ông chúng ta học từ người pháp, các chủ nghĩa xa lạ với văn hoá và truyền thống Việt Nam.

Họ trở nên những người bảo hoàng hơn vua, người tây đã từ bỏ các chủ nghĩa do họ đề ra từ 30 năm về trước trong khi chúng ta vẫn tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản dù biết là sai. Chúng ta chưa học được một tư duy mới khác của người da trắng như con thú nô lệ được nhốt trong chuồng vô hình, lượm lặt những gì của người da trắng không xài. 

Thế hệ chúng ta vẫn tiếp tục bắt chước người ngoại quốc, không có gì tự sáng tạo, do chính mình làm ra. Chúng ta học ở người ngoại quốc nhưng phải biến chế lại cho hợp với văn hoá người Việt như người xưa đã biến chế món ăn của người Pháp “Pot-au-feu” thành món Phở, được thế giới ưa chuộng. Đàng này, cứ bảo hoàng còn hơn vua, cứ bắt chước người da trắng bú xua la mua.

Dạo này ở Hoa Kỳ, có vụ mấy cảnh sát da trắng, đè cổ một mỹ da đen chết ngạt luôn khiến bà con biểu tình, bạo động. Da trắng họ kỳ thị dân da màu, đen vàng gì như nhau. Người Mỹ hay nói: “bỏ con thiên Nga vào đàn vịt thì nó sẽ hoàn vịt, bỏ con vịt vào đàn thiên Nga nó vẫn là vịt”.

Hoa Kỳ hiện đang theo chủ nghĩa bày đàn, bộ lạc hoá mọi người. Có một bộ lạc lên án, xuống đường, bạo động để đấng đuổi Trump bất chất hệ quả, một bên thì một bộ lạc khác, chống bạo loạn, ủng hộ ông Trump khiến ta nghĩ đã đưa đến bế tắc xã hội, chính trị.

Trên thực tế, có một bộ lạc khác, thầm lặng nhưng sẽ quyết định cuộc bầu cử cuối năm nay. Bộ lạc này thì lên án, cho rằng vụ bắt bớ ông mỹ da đen, đưa đến cái chết có thể phòng ngừa được. Họ lại chống bảo động, hôi của,... truyền thông chỉ muốn đưa ra những hình ảnh bạo loạn để câu khán giả để bán quảng cáo. Do đó chúng ta mới ngạc nhiên khi kết quả bầu cử khôgn như giới truyền thông tuyên đoán.

Trong mùa đại dịch, thiên hạ bị cách ly, phải ở trong nhà nên đâm điên khùng. Các chiến sĩ bàn phiếm như các thập tự quân khi xưa, lên mạng xã hội chửi bới, ngụy biện bằng cách sử dụng tin tức giả như một vũ khí truyền thông để chứng minh phía bên kia là sai. 

Điển hình, bên ghét Trump đưa ra hình ảnh, kêu ông Trump ngăn cản mấy ngày, không cho gửi tấm ngân phiếu cứu trợ $1,200 cho mỗi người Mỹ vì muốn in hình ông ta lên tấm ngân phiếu. Thiên hạ nhảy vào chửi bới nhau te tua. Mình và vợ nhận được tấm ngân phiếu $2,400, không thấy hình ông Trump nên không hiểu lý do tại sao họ chửi nhau vì những tin tức vớ vẩn. Tò mò mình tìm tài liệu đọc thêm vụ này để hiểu phần nào thế thái nhân tình ngày nay. Chán Mớ Đời 

Có một ông thầy giải thích trong cuộc đời, có 3 loại người: loại thứ nhất, rất yêu mến mình, mình làm gì họ đều ủng hộ hết mình, sai thì họ khuyến khích, động viên. Loại thứ 2 thì họ ghét mình, mình làm gì họ đều chửi dù cho họ ăn ngon cũng bị chê. Loại này thì mình nhận ra rất nhiều. Trời cho mình cái mặt cực kỳ khó ưa, không có thiện cảm nên thiên hạ ghét mình ra mặt. Cách tốt nhất là họ chửi, mình cũng cười Như dân an nạ Mit mà ông Nguyễn Văn Vĩnh đã nêu khi xưa. Xong om. Loại thứ 3 thì chả đếm xỉa gì đến mình, bàng quan. Mình thuộc loại người này, thiên hạ làm gì, nói gì mình chỉ u chau u châu hay hè. Xong om.

Trong cuốn the death of expertise” , Tom Nicholsgiáo sư trường chiến tranh hải quân Hoa Kỳ cho rằng hiện tình, sự hiểu biết rất thấp của người mỹ trung bình (average american), tuột xuống tận đáy, từ không hiểu biết đến cập nhập thông tin sai, không được sàn lọc, khiến họ tin vào những tin tức sai lầm và trở nên bạo lực nếu có ai nói xấu hay tìm cách đánh đỗ niềm tin của họ. 

Điển hình trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hà Nội tuyên truyền dân miền Bắc, phải góp sức, hy sinh để giải phóng miền nam nghèo đói dưới chế độ tay sai của đế quốc mỹ xâm lược, đến khi họ vào được Sàigòn thì mới bật ngửa, biết mình bị lầm như nhà văn Dương Thu Hương đã bạch lộ.

Người miền nam thì chửi dân miền Bắc ngu. Thật ra không thể trách họ được vì họ chỉ có thông tin một chiều. Người dân Triều Tiên khóc khi lãnh tụ qua đời, vì họ được sinh ra và nuôi dưỡng trong chế độ quân chủ độc tài nên đâu có cái nhìn khác để so sánh. Tương tự ngày nay, thông tin quá nhiều, hàng giả hay thật không ai biết như bóp ví LV . Người ta chỉ tin vào những gì họ đọc hay nghe.

Do đó chúng ta cần đọc tin tức hai chiều, thậm chí phải tìm tin tức của nhóm thứ 3, không theo phe nào để có cái nhìn khách quan. Mình phải đọc sách báo, xem phim âu châu để có một cái nhìn thoáng hơn về cuộc sống tại Hoa Kỳ.

Có thể chúng ta sống vào thời đại thông tin được tràn ngập qua mạng Internet nên ai cũng có thể tiếp thu được. Mỗi người có một nhân sinh quan riêng nên họ chỉ săn lùng những tin tức hợp với quán tính của họ còn ngoài ra những ai có ý kiến khác thì họ sẽ đã phá.

Nhất là Internet sử dụng kỹ thuật toán để cò mồi, đưa tin tức mà mình thích đọc. Trên Facebook hay Tweet, mình theo dõi ai thì phải nhấn “like” nếu không thì ít khi bài vở của những người đó được kỹ thuật toán gửi cho mình.

Có một người hỏi mình sao lâu quá không thấy mình viết trên Facebook. Mình đoán là người này chả bao giờ “like” bài viết của mình. Có những người mình theo dõi nên lâu lâu đọc xong phải “like” nếu không kỹ thuật toán sẽ không tải về các bài của họ cho mình đọc. Điển hình khi mình xem tin tức trên iPad là khi sang phần thể thao, họ đưa toàn tin tức của Mờ U vì mình ủng hộ độ bóng này, dù mình không có gia nhập gì cả. Kỹ thuật toán của Google hay Safari, biết rõ mình đọc gì.

Tương tự các người theo tôn giáo, họ tin và đặt đức tin của họ vào một đấng tối cao nào đó thì không chấp nhận có một thượng đế khác ngoài đấng tối cao của họ thờ. Do đó từ mấy ngàn năm qua, biết bao nhiêu cuộc thánh chiến nhân danh Thiên Chúa, Allah,..người ta tàn sát lẫn nhau một cách man rợ.

Về mặt chính trị, con người cũng tìm kiếm lãnh tụ đại diện cho chính quán của họ. Ai chửi bới lãnh tụ của họ là chửi chính họ nên họ quyết tâm chống chọi, tìm cách hạ nhục đối thủ không cùng chính kiến. Đó là chúng ta sống trong một xã hội tương đối dân chủ, thử hỏi ở trong một chính thể độc tài.

Mình lấy thí dụ về y tế. Mình theo dõi 2 ông bác sĩ nổi tiếng về bệnh tim, chuyên gia giải phẫu tim. Sau mấy chục năm chuyên mỗ tim, họ mới giác ngộ là mỗ tim xong thì vài tháng sau, bệnh nhân của họ lại vào phòng mỗ nữa nên tìm cách cứu bệnh nhân của họ không phải lên bàn mỗ. Hai ông này đưa ra 2 phương cách khác nhau để trị bệnh tim. Một ông thì kêu gọi ăn chay, không ăn thịt, ăn dầu,… một ông thì giải thích lý do tại sao tim mạch bị nghẹt và kêu mỗi ngày phải ăn mấy muỗng dầu olive rồi bán đủ thứ. Mình phải tin ai bây giờ?

Đó là các chuyên gia mà có thể cách đây 10, 20 năm khi cách mạng thông tin chưa nở rộ như ngày nay thì khi họ phán thì mình tin ngay. Nếu mình gặp ông thứ 1 thì sẽ ăn chay để tránh bệnh tim mạch còn nếu gặp ông thứ 2 thì ăn dầu olive, mua mấy thứ bột trái cây của ông ta bán để sử dụng.

Vì thông tin quá nhiều, người ta đâm ra không tin vào các chuyên gia nữa. Đi bác sĩ, kêu uống thuốc thì người ta lại nói ông hay bà bác sĩ này muốn nuôi bệnh nhân. Khi hết thuốc thì phải đến phòng mạch tái khám để được kê thêm toa thuốc. Họ dùng sự việc uống thuốc để nuôi bệnh nhân, kiếm thêm tiền. Bệnh nhân như một người tiêu dùng, tốn tiền quảng cáo mới tìm ra họ nên một thương hiệu nào đều tìm cách để giữ, nuôi khách hàng lâu dài.

Mấy người bác sĩ có y đức cho rằng họ đi học trường y khoa chỉ dạy hiện tượng của bệnh và cho uống thuốc nào. Chương trình dạy học đều được các công ty dược phẩm bảo kê. Xong om.


Rồi người ta khám phá ra các công ty thực phẩm, dược phẩm lobby các cơ quan có chức năng, kiểm soát về y tế, dược phẩm, thực phẩm như FDA, USDA,.. nên đâm ra ngờ vực những gì các tổ chức này nói. Điển hình vụ coronavirus, có tin tức tố cáo ông Fauci, giám đốc cơ quan National Institute of Allergy and Infectious Diseases cấu kết với các công ty dược phẩm, bắt dân chúng tại Hoa Kỳ chích ngừa.

Họ kể này nọ nhưng không thuyết phục lắm. Ông này lại phan thêm, nếu tìm ra thuốc chích ngừa chỉ hiệu nghiệm có 16%. Mình nhớ có năm đi chích ngừa cúm nhưng mùa đông đến cũng bị cúm. Hỏi bác sĩ thì bác sĩ kêu cúm năm nay khác lạ. Vậy chích ngừa làm gì. Từ đó hết chích ngừa, tập nội công Hồng Gia.

Người ta chửi bọn cuồng Trump hay bọn cuồng Dân Chủ với sự kiêu ngạo vô căn cứ, tự xem mình là đúng như đảng cộng sản lúc nào cũng sáng suốt, sáng lòng sáng dạ. Sự phẫn nộ của một nền văn hoá càng ngày càng tự ái càng lên cao, quá kệch cỡm dù chỉ là sự bất bình đẳng nhỏ tí.

Có thể chúng ta đang nhầm lẫn giữa các quan niệm căn bản về dân chủ và mối quan hệ giữa chuyên môn và dân chủ nói riêng. Ông Voltaire hay ai đó đã từng nói: “tôi có thể bất đồng ý kiến với ông nhưng tôi sẵn sàng chết để ông có quyền để nói”. 

Dân chủ là sự công bằng chính trị: một người một lá phiếu, bất kể da trắng hay da màu, giàu hay nghèo. Do đó, các đảng phái phải tuyên truyền, định hướng các cử tri, bầu cho họ.

Trong đại dịch, mình có theo dõi một ông, hình như ở New York hay Dallas. Mỗi ngày ông ta cứ đưa tin số người bị nhiễm coronavirus, số người chết, số người lành bệnh lên Facebook của ông ta. Mình đoán ông này là kỹ sư. Sau 2 tuần lễ, thiên hạ xem ông ta là chuyên gia về coronavirus. Họ bắt đầu hỏi ông ta về tình hình thì ông này giải thích còn hơn ông Fauci. Mình phải ngưng theo dõi ông này vì thiên hạ bắt đầu xem ông ta như một ông thánh coronavirus . Ông ta chỉ lên mạng của nhà thương Hopkins, tải về các sử liệu rồi tự phong là chuyên gia. Chán Mớ Đời 

Có một bà khác cứ đưa tin thuốc này chữa khỏi hay bác sĩ này ra sao, y sĩ kia ra sao. Cách chữa bệnh hiện thời sai. Lần đầu mình tưởng bà ta là bác sĩ, sau xét lại thì bà ta lấy tin tức ở đâu không kiểm chứng được rồi tự tạo cho mình một cái hiệu chuyên gia y tế, câu “like”.

Có người hỏi tại sao trên Facebook của mình, ít người nhấn “like”. Mình trả lời, mình viết cho mình, để tập luyện trí nhớ, ai muốn đọc thì đọc. Ai muốn chửi thì cứ chửi. Không có chi là đặc biệt.

Cái nguy hiểm là thông tin được mỗi cá nhân tiếp thu từ mạng Internet, có thể đưa đến sự phẫn nộ mù quáng. Có một ông nào có người mẹ chết tại bệnh viện Boston. Sau khi đọc tin tức trên mạng về loại thuốc mà bác sĩ cho mẹ ông ta uống là không đúng. Ông ta vác súng vào nhà thương bắn chết ông bác sĩ.

Đồng ý là bác sĩ có thể sai nhầm trong việc điều trị bệnh nhân nhưng một người bình thường, có thể đọc một thông tin nào đó trên trang nhà WEbMd.com chưa chắc là đúng, vội tin ngay. Làm sao chúng ta tin vào các thông tin trên các trang nhà của các tổ chức về bệnh tim mạch, ung thư khi họ quảng cáo các thức ăn, bảo trợ bởi các công ty thực phẩm mà Ai cũng biết sẽ gây ra bệnh ung thư, tiểu đường,...

Từ ngày mình bị mỗ cục bướu trong người thì có đọc vài cuốn sách về bệnh tật. Mình có ghi lại những gì đã kinh qua rồi gửi cho bạn bè đọc. Mình thất kinh khi có nhiều người hỏi mình về y khoa, xem mình là chuyên gia. Phải cắn cỏ lạy họ đừng hỏi. Mỗi cơ thể đều riêng biệt nên họ phải tự tìm kiếm, tìm hiểu. Đi khám bác sĩ, hỏi cặn kẽ sự tình rồi áp dụng nhưng cách điều trị phù hợp với cơ thể của mình.

Phải kiếm sách để đọc để hiểu rõ vấn đề, lý do là các bài báo thường rất ngắn, không nói rõ vấn đề, thêm có thể bị công ty dược phẩm hay thực phẩm nào đó đặt hàng. Người Mỹ rất lười đọc sách nên chỉ muốn chụp cái gì nhanh gọn như đi mua hàng khuyến mãi.

Có lẻ vì vậy mà thiên hạ ngày nay với Google, Internet, Wikipedia, lướt mạng, đọc được vài tít lớn rồi tự cho mình hiểu biết về chuyên môn nào đó. Đưa đến sự chửi bới nhau qua sự mập mờ về thông tin vô hình trung tạo thành một nền Dân Chửi dựa trên quyền phát ngôn, tu chính án #1. Điển hình là hình in của ông Trump trên ngân phiếu do quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn để giúp người Mỹ trong đại dịch. 

Tên nào lấy cái ngân phiếu rồi Photoshop, bỏ hình ông Trump lên rồi bỏ lên mạng. Nhiều người nhận, không tìm hiểu rõ, muốn câu like nên bỏ thêm hành ngò. Bổng nhiên ai cũng trở thành một phóng viên săn lùng tin giật gân. Khi xưa, ở Việt Nam, mình nghe người ta nói “nhà báo nói láo ăn tiền” còn ngày nay thiên hạ nói láo câu “Like”.

Tưởng tượng nguyên thế hệ con cháu của chúng ta, quen lướt mạng (Browse), đọc vài tin tóm tắc thay vì đọc sách để có một cái nhìn sâu đậm về một vấn đề. Làm cái gì cũng để câu like. Sống trong ảo tưởng là mình được nhiều người thương mến, tự cao tự đại vô bờ. Do đó ngày nay, bệnh trầm cảm gia tăng khủng khiếp.

Internet khiến chúng ta dại hơn vì không chịu tìm hiểu vấn đề kỹ lương hơn thay vì chỉ đọc cái tít lớn. Ngoài ra Internet còn khiến chúng ta càng ngày càng hung dữ, chửi bới nhau vì chúng ta không phải đối mặt mà chỉ trên mạng. 

Ở bôn-sa, mấy năm trước có hiện tượng ”báo chửi”. Ai ghét ai thì đưa tiền cho một nhà báo. Nghe nói $500 thì chửi nữa trang báo, còn $1,000 thì chửi nguyên một trang. Sau này có một ông bác sĩ bị chửi, ông này lại có tiền nên mướn luật sư, kiện tờ báo ra toà. Toà phán phải bồi hoàn bao nhiêu đó, không nhớ nên từ đó người Việt hết dám mướn báo để chửi nhau. Chán Mớ Đời

Nhs

Chết là hết hay nợ vẫn phải trả

Hôm lễ chiến sĩ trận vong, có mấy người bạn ghé nhà ăn cơm sau mấy tháng cách ly xã hội. Có người hỏi mình là mấy cái nợ, chưa trả hết thì sau khi chết sẽ ra sao. Trong thời gian cách ly, họ có thì giờ suy nghĩ về mấy vụ sống chết.

Mình là nông dân, không phải luật sư mà thiên hạ hay hỏi những vụ về luật thừa kế, đủ trò. Cách tốt nhất là kiếm sách đọc rồi ghi xuống những gì cần hỏi luật sư rồi trả tiền họ để họ trả lời những thắc mắc. Đừng có kêu nông dân.

Sau khi chết, thì chủ nợ thường tìm cách thu nợ bằng cách theo các tài sản của người quá cố qua toà án thừa kế (probate court). Nhiều trường hợp, người phối ngẫu hay con cháu thừa hưởng gia tài, có thể phải lãnh trách nhiệm về số nợ. Nhiều tài sản không được liệt kê trong gia sản của người quá cố.

Đối với người thừa kế, như người phối ngẫu hay con cháu, vấn đề là trách nhiệm trả nợ ra sao. Cái này thì cũng tuỳ theo luật lệ của mỗi tiểu bang và loại nợ gì.

Thông thường thì các tài sản cá nhân dù to hay ít, trở thành gia tài của họ khi chết. Gồm các trương mục tài chánh, xe cộ, bàn ghế, áo quần,…. Các chủ nợ có thể xiết nợ qua mấy tài sản để lại của người quá cố. Do đó lâu lâu thấy mấy tấm bảng đề “Estate Sale” là một công ty đại diện gia tài của người quá cố, đến ước lượng các vật sở hữu để bán trừ nợ. Dư tiền thì đưa lại cho người thừa kế.

Thường thì người phối ngẫu hay người thừa kế gia tài, không phải lãnh trách nhiệm về các nợ của người quá cố. Nhưng cũng có những ngoại lệ chiếu theo luật địa phương.

Sau khi qua đời, sẽ có toà đứng ra giúp, lấy gia tài của người quá cố, trả hết nợ, đóng thuế gia tài cho chính phủ, còn dư thì chia cho các người thừa kế theo di chúc. Nếu không có di chúc thì toà thì sẽ phán dùm. Quá trình này được gọi là “probate”. Không biết tiếng việt gọi là gì. Thông thường thì vài tháng còn lâu hơn thì vài năm như gia tài của Elvis Presley tính ra mất đến 20 năm.

Lý do là ông ta không làm di chúc và chết bất đắc kỳ tử. Có một điều là ít ai biết sẽ đi tây phương cực lạc ngày nào, giờ nào và ra sao. Vụ Nathalie Wood cũng mất 15-20 năm mới xong.

Khi một người chết thì phải đăng cáo phó tên người chết để bạn bè, người thân biết nhưng quan trọng nhất là luật bắt gia đình đăng để ai có dính dáng gì đến gia tài, có thể đến để lãnh phần hay đòi nợ. Một khi toà đã xử xong thì ai không đòi trong thời hạn của ”probate” thì bù trớt, không có quyền đòi nữa.

Có lần, báo chí đăng tải bà Jackson Onassis chết để lại gia tài có đâu một triệu đồng, khiến thiên hạ ngạc nhiên. Thật ra, bà này làm “Estate planning” về việc để lại gia tài ra sao hết, nhưng phải để ra ngoài một số vớ vẩn để qua toà thừa kế để giải quyết mấy tài sản lặt vặt. Khi toà án về thừa kế gia sản của bà Jackson được phán quyết thì sau này, không ai có quyền kiện thưa về tài sản của bà này nữa.

Nghe nói có nhiều trường hợp, người chết rồi có cháu hay con rơi đâu đến đòi chia gia tài. Điển hình bà Anna Nicole Smith, 25 tuổi lấy ông chồng tỷ phú 89 tuổi, khiến ông chồng không chịu nổi phải trả bài mỗi đêm cho vợ trẻ hơn mình 5 giáp nên chết sớm. Theo luật thì gia tài của ông tài sẽ được bà vợ cuối cùng thừa kế. Vợ cũ, con cháu nhảy ra kiện loạn cào cào, cuối cùng bà ta nhận đâu mấy trăm triệu.

Vài năm sau, bà ta lại lăn đùng ra chết. Có mấy tên nhảy vào kêu là cha của mấy đứa con của bà ta. Ra toà đủ trò, thử nghiệm DNA xem có phải cha thật hay không. Giống như ông tài tử đóng trong phim Love Story, ly dị bà vợ nhưng khi bà vợ cũ bị ung thư chết thì ông ta đến chăm sóc, cuối cùng kêu bức tranh hoạ chi đó là được bà vợ cũ cho, giá mấy triệu. Chán Mớ Đời 

Lý do đó, người ta làm Living trust và di chúc,…để tránh phải phơi bày mọi thứ, tài sản đủ trò cho mọi người biết và bớt tốn tiền. Nếu không thì phải ra toà, nhiều loại người không có tên được ghi trong di chúc, có thể kiện tụng ,… mình đã kể rồi trong bài về thừa kế.

Theo mình hiểu thì chi phí đám tang là đứng số 1, đến chi phí để quản lý gia tài, tài sản, rồi đến thuế rồi đến y phí nhà thương, y sĩ,…

Có những tài sản của người quá cố không tính vào gia tài thừa kế như bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí (401(k) hay IRA. Mấy quỹ này được trao thẳng cho người thừa kế hay tài sản nào đã được chuyển qua mấy Trust.

Có thể người qua đời để lại gia tài mà không có đủ tiền để trả nợ hay đã chuyển ra khỏi “estate” và không phải qua “probate” thì thông thường chủ nợ không được rờ đến.

Lý do này mà khi mình mượn nợ trên căn nhà, ngân hàng luôn luôn bắt mình và vợ phải sang tên căn nhà từ Living trust qua tên hai vợ chồng, để ký giấy nợ. Sau đó thì phải sang tên lại qua Living Trust. Nếu một trong 2 người qua đời thì người còn lại lãnh hết số nợ còn lại. Vì nếu Living trust ký giấy nợ thì bù trớt. Tương tự một pháp nhân như Corporation, LLC khó mà mượn được tiền.

Ngoài các tiểu bang như California có luật “Community Property”, sẽ khiến nợ nần khá lộn xộn. Tiểu bang xem là nợ ký trong thời gian lấy nhau thì người phối ngẫu sống sót có thể phải lãnh nợ hết cho dù căn nhà đứng tên người quá cố. Nhiều khi sống chung cũng bị lãnh nợ. Mình không rành lắm.

Ngoài ra các y phí, nằm nhà thương, bác sĩ thuốc men trước khi chết thì người ở lại cũng phải trả.

Nghe nói là trong thời gian ra toà Probate, người thừa kế có thể viện cớ là không có tài sản, để xin xoá nợ. Nếu mà đã ký chung cái nợ thì người còn lại sẽ phải trả nợ dù không sử dụng. Điển hình, có người mua nhà nhưng không đủ tiêu chuẩn nên nhờ người thân đứng tên mượn ngân hàng. Sau đó họ lăn đùng ra chết thì người ký giấy nợ dùm lãnh đủ. Do đó không bao giờ ký tên dùm ai dù đó là con mình.

Nợ tiền học đại học. Khi người mượn tiền đi học đại học thì khi chết, xù được vì của chính phủ. Chán Mớ Đời 

Đại khái là nên làm Living Trust, chuyển tên các tài sản của mình qua Living trust để tránh bị thiên hạ, không có tên trong di chúc, nhảy vào ăn có, tốn tiền luật sư để cãi dùm khiến tài sản sẽ không còn bao nhiêu. Thêm mất thì giờ, điên đầu. Chán Mớ Đời 

Nhs

Lịch sử tiệm ăn của Tây

Hồi nhỏ hay nghe người lớn nói: “ăn cơm tàu, ở nhà tây, lấy vợ nhật” khiến mình thắc mắc. Lý do là 18 năm ở Đàlạt, mình ăn cơm tàu được 2 lần ở tiệm Như Ý, cạnh rạp Ngọc Hiệp. Lần nào, ông bà cụ đều kêu món Tả-phí-lù nên cũng chưa nếm mùi cơm tàu là ngon tới đâu. Chỉ biết lâu lâu có tiền thì ghé quán mì Cẩm Đô và mì vịt-tiềm ở đường Phan Đình Phùng, cạnh tiệm Luồng Điện. Bà tàu bán mì vịt tiềm rất ngon, có ông chồng cờ bạc, chả lo phụ gì cả thêm đàn con đầy đàn. Nhớ bà ta hay cổng đứa con sau lưng khi bán mì.

Trong cuốn “Dining Out: A Global History of Restaurants”, 2 tác giả Elliott Shore và Katie Rawson cho rằng tiệm ăn lâu đời nhất thế giới khởi phát từ bên tàu vào thế thứ 12, đời nhà Tống tại các thành phố lớn đông dân cư hơn cả triệu người như Hàng Châu, Tú Xuyên.

Các thương gia đi buôn bán ở phương xa, không quen với thức ăn địa phương nên mới có màn người từ miền Bắc xuống miền nam nấu món ăn cho các thương gia gốc miền Bắc và ngược lại và từ đó các tiệm ăn được thành lập để giúp thương gia tứ xứ ăn món quen của quê hương họ. Họ có thể đến một tiệm mì, hay tiệm Điểm Sấm,…. Dần dần, các tiệm ăn sang trọng bắt đầu mọc lên với các thực đơn cầu kỳ cho thực khách có tiền, dân buôn bán làm ăn.

Nghĩ lại cũng đúng, khi mình rời Việt Nam đi Tây. Sau mấy tháng ở Paris, thèm nhớ thức ăn Việt Nam. Đi làm được chút tiền là bò vào tiệm ăn việt, giá cả đắt quá nên chỉ ăn được bát bún bò. Đi chơi ở xứ nào cũng nhớ các quán ăn việt ở Bolsa. Mình có ông anh vợ, đi Mễ tây cơ chơi mà đem theo đồ ăn Việt đông lạnh. Đến phi trường, quan thuế nói là xứ họ cũng có thức ăn. Chán Mớ Đời 

Theo lịch sử loài người thì bán thức ăn đã có từ thời xưa, ở các nền văn minh cổ đại. Các tiệm ăn đã được thành lập từ thời đế quốc La-mã và bên tàu. Khi người nông dân đem gia cầm của họ từ quê ra thành thị để bán thì họ phải đi mất mấy ngày đường, giữa đường nên cần một chỗ để dừng chân, nghỉ ngơi và ăn uống. Do đó có những lữ quán mọc bên đường cho đám người này.

Viết tới đây lại nhớ dạo mới đậu tú tài xong, hay đi xe đò về Sàigòn, nộp đơn xin du học. Họ hay ngừng xe ở Đinh Quán để cho hành khách đi tiểu và làm đĩa cơm sườn nướng và ly trà đá. Ngon chi lạ. Sau này về lại, đi ngang đây, không dám ngồi, ruồi bu kinh khủng.

Thường thì không có thực đơn, món ăn chính do chủ quán nấu hôm ấy kiểu “plat du jour “ bên tây hay ở Hoa Kỳ, “Special of the day”. Dạo mình đi chơi ở Ý Đại Lợi cũng hay tìm đến mấy tiệm cơm bình dân gia đình “casalinga” để ăn vì rẻ.

Theo tài liệu tại âu châu vào thời trung cổ, đến thời Phục Hưng, thì các lữ quán, lữ điếm là nơi người ta có thể mua thức ăn, thường được gọi là Taverne. Còn ở Tây Ban Nha thì được gọi là Bodegas, bán các món được gọi là “tapas”. Ở Anh Quốc thì họ bán món sausage và Shepherd’s pie mà dạo ở Anh Quốc mình ăn đến ngán luôn. Trong các quán Pub, bán bia và món này. Đi theo đám bạn vào đây là chỉ có món này nên bỏ chạy qua mỹ.

Hồi ở bên Pháp, nghe người tây kể là khi xưa như thời trung cổ, chỉ có mấy hiệp hội bán thịt (charcutier ) mới có quyền làm thức ăn bán cho thiên hạ. Vào năm 1765, có ông tên Boulanger, nấu món thịt cừu (pieds de mouton à la sauce poulette) để bán trong tiệm của ông ta gần cung điện Louvre bị hiệp hội bán thịt kiện ra toà nhưng ông Boulanger thắng kiện, tạo nên phong trào mở tiệm bán thức ăn như của ông Boulanger tại Paris.


Mình đọc National Geographic thì họ cho biết thời đó người Pháp, ít ai có một nhà bếp trong nhà để có thể nấu ăn nên họ ăn đồ nguội ở nhà hay mua thức ăn ở các quán bán hàng rong ngoài đường. Khá hơn thì vào các tiệm Traiteur để mua thức ăn khá hơn.

Khi cách mạng 1789 xẩy ra thì vua chúa và cận thần bị đưa lên đoạn lầu đài, chém hết nên các người giúp việc của họ như đầu bếp phải tìm cách sống nên bắt đầu mở tiệm ăn và từ đó sự ăn uống của pháp xuất xứ từ thành phần quý tộc lan tràn đến ngày nay.

Các tiệm ăn dạo ấy, nói chung chỉ một nơi để mọi người đến ăn chung tập thể như các lữ quán thanh niên, gần hơn là cơm đại học mà mình ăn suốt cuộc đời sinh viên. Không có thực đơn, chỉ có món đầu bếp nấu hôm đó.

Lúc đầu người ta bán loại “Bouillon”, một loại súp hầm xương, sau này được biến chế thêm rau cải thành “Pot au-feu” rồi người Pháp đem sang Việt Nam, tạo nên món phở Việt Nam sau này. Theo tự điển bách khoa Larousse xuất bản năm 1867, cho rằng món súp này: “la base de notre cuisine, c’est par lui que notre cuisine nationale se distingue de toutes les autres »

Người Pháp gọi là “consommé “ một loại súp giúp hồi sức, bồi dưỡng (restaurer) từ đó từ ngữ “Restaurant” (tiệm ăn) ra đời. Trong cuốn “The Invention of the restaurant: Paris and Gastronomic Culture” , bà Spang cho biết tiệm ăn ở Pháp quốc bắt đầu xuất hiện trước cuộc cách mạng 1789. Do các giới thương gia của thời đại Khai Sáng (Enlightment), muốn tạo cho mình một chỗ đứng khác biệt với đám nông dân quê mùa nên các tiệm ăn cao cấp mới xuất hiện để phục vụ cho tầng lớp này.

Bà Catherine de Medicis thuộc gia tộc Medicis, giàu có nhất Ý Đại Lợi, lấy vua Pháp quốc nên đem theo đám tuỳ tùng, nấu ăn riêng cho bà sang pháp. Từ đó thức ăn của pháp mới được quý tộc hoá và nổi tiếng đến ngày nay.

Năm 1782. Antonio Beauvilliers mở tiệm ăn sang trọng đầu tiên ở Pháp quốc dành cho các người giàu có. Dần dần các tiệm ăn trang bị thêm các phòng vệ sinh cho khách và tính tiền. Nên nhớ khi xưa hay hiện nay vấn đề vệ sinh công cộng là vấn đề tại Paris.

Vào thế kỷ 19, nhờ sự di chuyển nhanh chóng, người có tiền đi du lịch, viếng thăm Paris, thưởng thức các món ăn tương tự ngày nay du khách đi chơi xứ nào, ăn thử các món địa phương. Paris dạo ấy là trung tâm thương mại, văn hoá của thế giới như ngày nay New York và các trung tâm tài chánh trên thế giới.

Dần dần ăn uống trở thành một nghệ thuật hơn là nhu cầu và các quán ăn và cà phê tại Paris trở thành những trung tâm điểm như quán “Les deux magots “ ở đại lộ Saint Germain ở khu La-tinh. Hay tiệm ăn La Rotonde ở Montparnasse, nơi hoạ sĩ Pablo Picasso hay ghé ăn.

Năm 1882, César Ritz, một người giàu có Thuỵ Sĩ, mở khách sạn Monte Carlo với đầu bếp nổi tiếng Auguste Escoffier, được xem là khách sạn đầu tiên, cung cấp cùng lúc thức ăn cho khách và chỗ ngủ. Từ đó khắp âu châu, mọc lên các khách sạn với tiệm ăn sang trọng.

Có điều là người Tàu đi đâu, ở xứ nào cũng thấy họ mở tiệm ăn cả. Mình đi Guatemala, tới những chỗ khỉ ho cò gáy, vẫn thấy mọc những tiệm ăn tàu, dù không ngon. Lâu lắm rồi mình không đi ăn cơm tàu vì dầu mỡ nhiều quá thêm bột ngọt. Có lần đi ăn mì ở Bôn sa, vào nhà vệ sinh thấy họ chất một núi bao bột ngọt 50 cân trở lên khiến mình hết dám trở lại quán này.

Nhs

Đường vào cơ thể

Nhìn tấm ảnh này làm mình nhớ đến thời bé ở Việt Nam trong thời gian quân đội mỹ tham chiến tại Việt Nam. Lâu lâu, chị người giúp việc hay khui lon đồ mỹ đề chữ “Ham”, rồi thái lát mỏng rồi chiên lên ăn với cơm. Mình không thích lắm nhưng cũng phải ăn.


Sang Hoa Kỳ thì mới khám phá ra nhờ mấy lon đồ hộp này, người ta biện minh là đã giải phóng phụ nữ khỏi nhà bếp, tạo dựng một lối sống khác, phụ nữ đi làm ngoài xã hội, lo chở con đi học, chơi thể thao, không có thì giờ nấu nướng nên phải ăn thức ăn công nghệ, dần dần chúng ta quên đi cách nấu hay không biết nấu ăn.

Trước mùa đại dịch, mình có mua cái máy “air fryer” nên đồng chí gái tập nấu ăn với các lò mới này mệt thở. Lấy nhau gần 30 năm, nay mới thấy vợ chịu khó học nấu ăn nhờ cô vi xuất hiện. Hôm qua, vợ có mời mấy người bạn đến nhà ăn cơm, mụ vợ hỏi mình cách ướp thịt để nướng. Hôm trước, mình làm cho cả nhà ăn, mấy đứa con khen ngon cực đỉnh nên đồng chí gái làm cho mấy người bạn.

Tiếp theo thấy một tấm ảnh 50 năm sau, 2015 thì thực phẩm công nghệ chế biến lắm trò. Mò mò thêm thì khám phá ra 10 công ty thực phẩm đa quốc gia chuyên  chiếm hết 90% thị trường trên thế giới.


Đặc biệt là các thực phẩm này không có nhiều chất dinh dưỡng, omega-3. Cá bắt ngoài biển thường có omega-3 vì có rong biển, còn cá chăn nuôi thì không có dù là nuôi gần biển như khu vực cạnh Vancouver, Gia Nã Đại, mang tiếng là cá hồi nhưng vì chăn nuôi nên không có Omega-3. Thiên hạ kháo nhau ăn cá hồi có nhiều Omega-3 nhưng quên là họ chăn nuôi rồi nhuộm phẩm cho thịt đỏ Hồng lên.

Ngược lại thì lại có nhiều chất béo, amino acid như leucine, isoleucine, valine hay omega-6, chất bảo quản, emulsifier (chất nhũ hoá). Cơ thể con người cần omega-6 nhưng tỷ lệ phải 1-1 với omega-3 nhưng ngày nay thì tỷ lệ lên đến 10-1 đưa đến tình trạng các tế bào ung thư sinh sản nhanh. Cơ thể cần Omega-6 để hàn gắn vết thương, tái tạo tế bào mới.

Ngoài chất bảo quản, người ta bỏ thêm muối rất nhiều. Nhớ dạo đi làm, chiều thứ 6, mấy người đồng nghiệp hay rũ đi vào mấy quán uống nước. Mình thấy trên quầy để mấy đĩa đậu phụng rang muối miễn phí. Với bản tính bần cố nông, thấy miễn phí thì mình cứ lấy ăn, ăn hết thì tên barista lại bỏ mồi thêm. Càng ăn càng khát càng kêu nước thêm. Sau này mới hiểu. Chán Mớ Đời 

Nếu đọc kỹ thì nước ngọt đều bỏ sodium (muối) rất nhiều để người ta uống mau khát, họ bỏ đường để che đậy các mùi vị như mặn, chua, umami và đắng. Muối thật ra họ bỏ Nitrite mà mình có kể rồi, họ làm jambon hay thịt ba chỉ muối, đều bỏ nitrite để có màu Hồng. Nếu không thì thịt đen xì tương tự thịt xa xíu trong tiệm ăn tàu được bỏ phẩm.

Dần dần chúng ta bị nghiện đường. Con nít ngày nay ăn ngọt và uống nước ngọt quá nhiều khiến bị những bệnh tương tự của người lớn khi nghiện rượu. Dạo đi chơi ở Hoà Lan, nước mà họ cho phép bán cần sa đầu tiên ở âu châu, lại muốn cấm, hạn chế tiêu thụ “đường” vì kêu là sẽ làm người ta nghiện đường. Vợ mình than là bụng bự nhưng cứ mua sô cô La ăn mệt thở.

Đường là nguyên nhân đưa đến bệnh béo phì và các hệ luỵ khác. Trên 600,000 thực phẩm được bán trên thị trường Hoa Kỳ, 74% đều được bỏ thêm đường (sucrose, HFCS High fructose Corn Syrup). 50% được bỏ thêm muối nhiều hơn giới định.

Ngày nay, người ta tính ra con nít ăn hơn quy định mỗi ngày 275kcal, xem như 25% hơn đưa đến bệnh béo phì và tiểu đường.


Vào những năm 70 của thế kỷ trước, người ta theo bản tường trình của thượng nghĩ sĩ Macgovern, kêu phải bớt ăn béo lại thì các công ty thực phẩm bỏ đường vào nếu không sẽ lạt nhách vô hình trung làm người Mỹ béo phì, bệnh tiểu đường, cao áp huyết lên cao. Thêm vào đó, trẻ em uống nước ngọt 41% nhiều hơn trước. Nhớ khi xưa ở Việt Nam, lâu lâu, năm khi mười hoạ, nhà có giỗ hay Tết mới uống được nước cam BGI hay xá xị, mà đâu phải uống nguyên chai. Phải chia ra cho mấy đứa em, nay con mình tha hồ mà uống. Vào tiệm, uống hết tới lấy tiếp. Kinh  

Người ta tính trung bình hàng năm, mỗi người Mỹ tiêu thụ 63 cân anh High Fructose Corn Syrup, (đường bắp). Trong đó là có 38.6 cân anh là đường. Vui cái là nước CoCa cola làm ở bên Mễ bằng đường mía nên người Mễ thích uống loại đường mía hơn thay vì HFCS của người Mỹ. Vào tiệm của người Mễ thì bán CoCa cola hecho in Mexico.

 Theo thống kê từ năm 1980 đến 2000, số người Mỹ hút thuốc giảm đến -32.2%, cholesterol giảm đến -6.1%, tập thể dục giảm -7.8%, ngược lại số người Mỹ bị bệnh tiểu đường gia tăng lên 44.2%. Họ không chết, sống nhờ thuốc. Kinh


Người Tàu hay người Ấn Độ, tuy không béo phì như người Mỹ nhưng tỷ lệ bệnh tiểu đường là 11% dân số. Lý do xã hội được hiện đại hoá, phụ nữ được giải phóng khỏi nhà bếp, đi làm nên ăn ngoài hay mua đồ ăn nấu sẵn, chỉ hâm lò vi sóng thêm thực phẩm công nghệ. Xong om

Trẻ em gốc Mễ hay da đen hay bị béo phì vì được ăn hay uống đồ ngọt, tạo chất béo trong gan nên các chuyên gia kêu gọi giảm tiêu thụ đường. Từ năm 2000, có một uỷ ban nghiên cứu về dinh dưỡng cho người Mỹ, cứ 5 năm thì họ lại điều trần trước quốc hội, đề nghị thay đổi dinh dưỡng ra sao. Năm 2000 thì phải, không nhớ rõ. Ủy ban này nộp bản báo cáo 480 trang, trong đó đưa ra các vấn đề gây bởi tiêu thụ đường. Cuối cùng thì bản báo cáo đã được duyệt trình ở quốc hội. 80 trang viết về đường đã không cánh mà bay. Nhóm lobby của công ty thực phẩm đã yêu cầu bỏ chương về đường ra khỏi bản phúc trình.

Người ta thấy sự liên quan của đường và bệnh tật như gây bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, gan bị mỡ, răng bị hư mòn và có thể gây ra bệnh ung thư mà mình đã kể trong vụ bệnh ung thư và mất trí nhớ. Vụ tiêu thụ đường làm mất trí nhớ để hôm nào sẽ kể rõ hơn.


Được cái là thực phẩm được công nghệ hoá thì rẻ nên người Mỹ tiết kiệm được tiền ăn uống. Phải công nhận từ khi mình dọn qua Hoa Kỳ thì thức ăn rẻ chán, không như ở âu châu. Mấy người em mình ở âu châu, sang Cali chơi, kêu ăn sướng quá. Rẻ quá xem như 1/4 của âu châu.

Từ năm 1982 đến năm 2012, người ta thấy người Mỹ tiêu thụ ít thịt lại, sữa,.. Ngược lại thì thức ăn công nghê gia tăng từ 11.6% lên đến 22.9% đưa đến cổ phần chứng khoán các công ty thực phẩm lên như diều. Mình có anh bạn chơi thị trường chứng khoán, kêu mình mua cổ phiếu của công ty Domino Pizza, lên như điên.


Hàng năm các công ty thực phẩm tại Hoa Kỳ bán được trên 1 tỷ đô la, lời 450 triệu đôla.

Ngược lại y tế tốn đến 2.7 tỷ đôla. 75% là bị bệnh cấp tính, có thể ngừa phòng được. Xem như 1.4 tỷ đôla bị đốt khơi khơi. Thay vì trả tiền thuốc men, tiểu đường, họ có thể dùng số tiền này để làm các việc khác giúp xã hội công bằng đáng sống hơn.

Có ông bác sĩ mỹ kể; được mời nói chuyện trước 20 chuyên gia kinh tế hàng đầu Mễ Tây Cơ. Mấy người này đều tốt nghiệp tiến sĩ tại các đại học lớn của Hoa Kỳ. Ông ta nói về sự nguy hại của thực phẩm công nghệ và đường. Các tiến sĩ kêu là “ Giúp chúng tôi làm ra tiền quan trọng hơn con người.”

Hôm kia trên báo cho biết là có ông thượng nghị sĩ liên bang được nhóm lobby cúng $400,000 để ông ta Ủng hộ luật bắt buộc chích ngừa dù trước đây ông ta kêu trong thuốc chích ngừa có chất bảo quản làm trẻ em bị tự kỷ. Hiện nay có trên 10% trẻ em tại Hoa Kỳ bị bệnh tự kỷ, người ta cho là vì chích ngừa. Mình có kể rồi.

Người ta hỏi tại sao người Mỹ chết Nhiều nhất thế giới vì đại dịch cô-vi. Hôm qua chị bạn được sĩ làm cho nhà thương kêu là nhiều người chết bệnh khác nhưng vẫn được ghi là bệnh cô vi để nhận của liên bang bao nhiêu tiền. Chị ta kêu không hiểu có âm mưu gì, quá tầm cờ hiểu biết của mình.

Nhà thương tiểu bang của chị có trên 2,000 nhân viên, phải đến Masks Save Lives để xin khẩu trang, diện trang. Tỏng khi bệnh viên không làm ra tiền, phải cho nghỉ việc nhân viên vì không có ca giải phẫu. Ông làm chìa khoá kêu hai bà chị y tá bị sa thải vì không ó việc tỏng khi ông ta cần mỗ cái gì trong bụng thì bác sĩ không dám lên thời kháo biểu. 

Vì vậy người ta nói medicare sẽ bị phá sản. Bệnh béo phì và tiểu đường sẽ là mối nguy hại cho nền kinh tế trong tương lai. 30% thanh niên mỹ ngày nay không đạt tiêu chuẩn để đăng lính vì quá béo. Mình nhớ năm ngoái đi thăm quân cảng của Mễ tây cơ, thấy lính hải quân của Mễ, có nhiều người rất béo. Khi chiến tranh xẩy ra, mấy người này làm sao chạy, cầm súng bắn?

Người dự đoán vào năm 2030, nghĩa là 10 năm nữa, 1/3 con nít tại Hoa Kỳ sẽ bị bệnh tiểu đường. Do đó ai có tiền mua cổ phiếu thì lựa mấy công ty dược phẩm bán thuốc tiểu đường mà mua. Con nít bị tiểu đường thì bác sĩ bắt uống thuốc cả đời. Giàu to.

Về Việt Nam, mình thấy thiên hạ nhậu, dô dô khắp nơi khiến mình thất kinh. Lý do là uống rượu sẽ có hại về sau nhất là dân da vàng dễ bị ung thư khi uống rượu vào loại máu của họ.

Khi về già, bị bệnh, vợ con phải chạy tiền nhà thương, chữa bệnh, có thể phải bán nhà cửa để lo cho cha, cho chồng. Kiểu đời cha uống rượu, đời con trả nợ mút mùa lệ thuỷ. Chán Mớ Đời 

Ai muốn biết thêm về vụ này thì lên trang nhà của Institute for Responsible Nutrition (responsiblefoods.org). Chúng ta nên tìm hiểu rõ ràng các thông tin về thực phẩm, đừng có nghe ai nói như Sơn Đen rồi tin ngay.

Khi xưa, mình cũn gọi vụ này. Bạn bè gửi email các tin tức về y tế, sức khoẻ, kêu ăn gì uống gì mà mình phải mất 25 năm mới tìm ra cách giảm cân và giảm cái bụng phệ. Lý do là tin tức đều nói lên một phần hay do các công ty thực phẩm Cho chuyên gia của họ viết và đăng tin để quảng cáo.

Đi học đầu tư, người ta cho biết không ai chăm sóc kỹ lưỡng tiền bạc của bạn bằng chính bạn. Thằng chuyên gia tài chánh chỉ nghĩ đến tiền huê hồng của họ, tương tự tên chở mình đi mua nhà hay tên bán bảo hiểm. Từ đó mình phải tự học, đi Seminar để mò ra cách đầu tư.

Tương tự về sức khoẻ của mình thì bác sĩ chỉ muốn nuôi bệnh nhân để có tiền cho vợ mua sắm nên mình phải tự tìm, đọc sách báo, đi Seminar để học hỏi thêm để về y khoa, để hiểu về bệnh tật.

Người ta nói bệnh tòng khẩu nhập thì muốn chữa bệnh phải nghiên cứu cho cái gì vào mồm. Nếu biết tiêu thụ đường làm béo phì, tăng insulin thì bớt ăn đường lại hay ngưng luôn.

Tóm lại đừng có nghe em kể chuyện về những gì mà tin theo. Hãy tìm kiếm sách vở để đọc vì mỗi người mỗi khác. Xong om

Nhs