Viếng thăm Sicily

Năm thứ năm đại học thì mình đủ tín chỉ để làm luận án ra trường nên rảnh một năm trời để tìm kiếm đề tài. Giáng sinh năm đó, mình được một cô bạn Ý Đại Lợi mời sang chơi ở Brescia. Sang đó chơi rồi nói chuyện với bạn trai của cô này, anh chàng gốc Do Thái, giàu lắm, nhà cho thuê đầy do bà nội sống sót trại tập trung trở về. 

Anh ta có cô chị họ làm kiến trúc sư ở Torino nên hỏi. Cô này hẹn gặp mình trên đường về Paris. Gặp cô này thì giới thiệu cho giáo sư đại học kiến trúc tên Galbetti. Ông này đồng ý mướn mình làm 6 tháng, giúp tìm ý làm luận án. Thế là mình về Paris, báo tin cho mọi người rồi chạy qua Ý Đại Lợi làm việc 6 tháng, ăn ở ký túc xá sinh viên đại học bách khoa Torino.

Ở đại học xá thì quen nhiều tên ở miền nam nước ý, lên miền Bắc học nên hè năm đó chúng rũ mình ghé thăm chúng nên vác ba-lô, quá giang xe hay đi xe lửa, xe buýt đi khắp miền nam Ý Đại Lợi. Dạo ấy, dân tây đi du lịch bụi, phải đem theo cuốn “guide des routards « làm thêm làm thẻ hội viên quốc tế “auberge de la jeunesse‘ (lữ quán thanh niên) để có thể ngụ lại các lữ quán thanh niên, rẻ. Chỉ cần phụ dọn dẹp, làm cọc-vê một chút mỗi ngày, có cái giường nằm và ăn sáng hay chiều. Do đó chỉ ghé lại các thành phố có lữ quán thanh niên và nhà tụi bạn ý.

Hành trình của mình là đi xe lửa xuống miền nam, ghé lại Roma, Napoli rồi Cosenza, viếng đảo Sicily rồi khi về sẽ đi mấy vùng phía biển Adriatic rồi về lại Paris , chuẩn bị đi học lại.

Xe lửa dừng lại Roma, chỗ này mình đã đi viếng năm thứ 3 với ông thầy và bạn gái của ông ta. Ông ta là anh họ của tài tử tây Marc Borel nên ông này cho mượn căn nhà ở ngoại ô Roma. Chuyến này mình chỉ ghé lại 2 ngày, ra mấy chỗ xưa ngồi vẽ để bán tranh cho du khách, kiếm chút tiền làm lộ phí. Đã kể rồi, trên www.muctimsonden.com có bài này. Sau đó ghé lại Napoli rồi Pompei mà mình đã kể rồi.

Không hiểu sao mình lại mê thi sĩ Hy-Lạp Homer nên muốn đi vùng nam Ý Đại Lợi vì ông ta có kể về những con quỷ 5, 6 đầu chó Schilla rồi mấy ngư nữ kêu gọi ông Ulysses nhưng ông này bắt thuỷ thủ trói ông ta lại để khỏi phải nhìn mấy cô này vì sẽ biến thành đá.

Do đó mình ghé lại Cosenza trước để nghỉ qua đêm rồi đi xe lửa xuống Schilla. Cái vui là người Hy-Lạp đầu óc thông minh, văn hoá cao, nghệ thuật kiến trúc hùng vĩ, chỉ có cái tội là xứ này nghèo, toàn là núi và biển. Ngày nay 90% dân số của họ tụ tập xung quanh thủ đô Athens để sinh sống. Do đó để sống còn, họ chạy qua xứ Ý Đại Lợi khi xưa, đem theo văn hoá, nền văn mình Hy-Lạp rồi từ đó người La-mã mới bổ sung mà người ta hay gọi nền văn minh la-hy. 

Schilla là một thành phố nhỏ ở ngay biển. Theo truyền thuyết thì ông thần biển, tên Glaucus, hay giúp đỡ các thủy thủ đi biển, yêu một nữ thần tên Schilla nhưng cô này từ khước mối tình hữu nghị, sông liền sông núi liền núi nên ông ta mới đến gặp một bà phù thuỷ, say nắng, yêu ngầm ông ta. 

Ông thần này không biết lại nhờ bà ta, giúp để được cô gái Schilla đáp lại mối tình sông liền sông, biển liền biển khiến Bà này nổi điên lên. Bà ta bỏ thuốc độc vào bồn tắm của cô thiếu nữ, biến cô này thành một con quỷ có 6 cái đầu chó. Ai đi tàu bè ngang khúc này là bị cô ta làm đắm thuyền. Ở ngay biển có một cù lao và trên mõm núi có một lâu đài. Người ta kêu là chỗ ở của cô quỷ 6 đầu chó. Mình ở lại đây một đêm để thỏa mãn những gì học về Homer. Nhân vật Ulyssus khiến mình thích đi giang hồ.

Sáng hôm sau lấy phà qua bên đảo Sicily, cảng Messina. Từ ngày mình qua tây là có nghe đến chương tình xây dựng một cái cầu nối liền đất liền xứ Ý Đại Lợi với đảo Sicily từ thời xưa nhưng không bao giờ thực hiện được vì sợ tiền vào tay các nhóm mafia.

Mình nghe kể là Mafia ở Sicily khởi đầu bằng 3 anh em gốc Tây Ban Nha. Họ giết một bá tước nào ở xứ họ vì làm nhục em gái nên trốn qua đảo này. Họ sử dụng cách thức hoạt động của hội kín Franc Macon để không ai phản bội lại lời thề vì sẽ bị giết.

Nếu xét về lịch sử của hòn đảo này thì bị các nước lớn xâm chiếm qua bao nhiều đời. Từ quân đội Norman, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, la-mã, Ả-rập,…nên giống dân ở đây có khuôn mặt khác với người ý ở miền bắc Ý Đại Lợi, lai đủ giống. Ở khu vực, có một đảo khác tên là Malta cũng bị ảnh hưởng về lịch sử như nhau.

Nghe nói vùng này là vựa lúa của đế quốc La-mã, món spaghetti xuất hiện từ vùng này. Chính họ chế ra cái nĩa để ăn spaghetti. 

Qua đảo rồi thì mình đi xe lửa đến thành phố Taormina. Rất đẹp. Thành phố này có nhiều di tích lịch sử, nhà cửa kiến trúc ảnh hưởng dưới thời chiếm đóng của người Ả Rập, Hy Lạp, La-mã,… đi viếng rất đẹp, phong cảnh quá tuyệt vời. Trên là núi rồi nhìn xuống bãi biển, xa xa thấy núi lửa Edna mà lâu lâu truyền hình chiếu phun lửa ra. Người ý gần đó dùng phúng thạch để trồng nho làm rượu rất nổi tiếng. Mình ở đây được 3 ngày, bán được hai tấm trang nên bắt đầu đi tiếp. Mình thích thì ở lại thêm còn không thì đi tiếp.
Taormina, trên núi, nhìn xa xa thấy đỉnh núi lửa Edna

Taormina, nhìn từ nhà hắt ngoài trời, xuống biển. Đẹp lắm

Cạnh thành phố này có 2 làng mà Francis Coppola dùng làm nơi để quay phim “Bố Già”. Trong phim hay truyện thì nói đến cái làng Corleone, gần Palermo nhưng làng này còn mới nên đạo diễn mới kiếm hai cái làng cạnh Taormina, có tên là Savoca và Forza d’Agro. Mình tính đi viếng nhưng không có xe buýt đưa đến nên thôi đợi lần sau mà 40 năm qua chưa trở lại. Chán Mớ Đời 

Hôm sau, mình đến Syracusa  một địa điểm rất nổi tiếng về lịch sử Hy-Lạp nhất là nhà hát lớn, được xem là đẹp nhất và được giữ gìn tốt nhất thế giới. Mùa hè, họ có làm festival nhạc kịch ở đây. Thật ra ở âu châu hay Ý Đại Lợi nổi tiếng vì mùa hè nên họ làm tiền bằng cách tổ chức các buổi hoà nhạc, kịch ở những di tích lịch sử để câu du khách, kiếm tiền. Mình nhớ xem vở Opera Aida ở La MÃ trong mấy di tích cổ của la mã, được gọi là nhà tắm Caracalla. Đẹp nức nở.

Thành phố này đẹp, toàn là di tích cổ để lại do bao nhiêu kẻ chiếm đóng, từ hy-Lạp, la mã, Francs, Ả Rập, suốt mấy ngàn năm, tuyệt nhiên không có viện bảo tàng tội ác. Mình ở lại đây 3 ngày, mỗi ngày đi vẽ, tối về thì gặp tụi đi du lịch bụi đức, rũ nhau đi nghe nhạc. Dạo ấy chỉ có du khách đức, Bắc âu mới đi du lịch bụi về miền nam Ý Đại Lợi. Dân tây thì thích thám hiểm Bắc âu, Anh Quốc,…

Hôm đầu tiên ngồi vẽ, có hai cô gái địa phương, tới gần, ngồi nói với nhau, xì lô xi la với nhau về mình, kêu “carino “ đủ trò nhưng mình không dám nói chuyện vì bị ám ảnh Mafia, họ hay kêu “Lupara” bắn những ai làm có nhục gia đình họ. Họ nói cái gì khiến mình buồn cười nên họ hỏi thì khám phá ra mình biết tiếng ý nên hỏi chuyện. Sau khi vẽ xong mình chào rồi bỏ chạy vì sợ người nhà của họ bắt gặp. Sau này, hỏi tụi bạn thì chúng kêu xi nê thôi. Chán Mớ Đời 

Sau 3 ngày thì phải lên đường vì lữ quán thanh niên chỉ giới hạn được ở lại 3 ngày. Nếu không thiên hạ đến đây ở cả tháng. Mình định lần sau đi Ý Đại Lợi với vợ, sẽ ghé lại đây ở 3 ngày như xưa, thật ra đảo Sicily đi cả tháng chưa chắc đã hết nơi thăm viếng.

Rời Syracusa thì mình đến Ragusa, một tỉnh nằm trên núi, xa biển nhưng để thăm một tên bạn ý mà mình vẫn còn liên lạc đến bây giờ. Nhà hắn ở cách thị trấn này 10 cây số, tên là làng Chiaramonte Gulfi. Tên bạn ở làng nên khi lên Torino, có tâm lý mặt cảm nông dân. Làng rất dễ thương. Hắn kêu tắm rữa xong, ăn spaghetti rồi ngủ trưa, chiều đi chơi. Bố mẹ hắn làm việc và ở Ragusa. Căn nhà ở làng như nhà thờ từ đường ở Việt Nam, hắn về đây hè và luôn tiện tiếp mình ở đây cho tiện việc.

Làng này tương tự các làng khác mà mình thăm viếng đều có một con đường chính, có vài quán lưa thưa. Hồi trưa mình đi xe buýt đến thì không có một bóng người nhưng chiều lại thì đông như quân nguyên. Hoá ra người ý miền nam, trời nóng thì ngủ trưa mà họ gọi “la siesta” đến chiều thì mát hơn là trai gái thanh lịch, bận đồ chải chuốt ra đường mà họ gọi “la passagiata”, đi dạo phố.

Làng nhỏ nên tên bạn mình đều quen hết đám thanh thiếu nữ. Mới đi một bước là gặp một đám bạn, kêu “Ciao” rồi dừng lại. Nói chuyện rồi thiên hạ hỏi tên mình là gì, từ đâu đến. Có lẻ làng này có người da vàng đầu tiên đến viếng nên cha con chạy ra chào tên bạn mình với đôi mắt tò mò nhìn tên mít đặt, hỏi han lung tung. Cứ 3 bước là gặp một đám khác. Đi hết cuối đường thì đi ngược lại, gặp lại đám cũ cũng Ciao ciao rồi hỏi lại khiến mình nói chắc ngày mai, tao phải viết cái bảng, đeo trên người để khỏi mất công trả lời. Rất vui. Tên này không có xe gì cả nên 3 ngày ở với hắn là chỉ lòng vòng trong làng nên mình xin phép đi chỗ khác.

Mình lấy xe buýt đi Ragusa rồi đổi đi Gela, ngủ tại đây một đêm rồi sau đó đi Agrigento, mà mình nhớ cảnh tượng hùng vĩ đẹp khiến mình nhớ để đời. Phải đi lại đây viếng.

Từ Ragusa, mình lấy xe buýt đi. Người ý gọi xe buýt là Pullman, lý do là xe hiệu này từ đời Garibaldi còn ở truồng. Ngồi trong xe, mình xem phong cảnh hoài cũng chán vì toàn là cây olive nên lấy đồ vẽ ra, vẽ hí hoạ ông tài xế. Cuối cùng ông ta xin làm kỷ niệm, không lấy tiền vé. Xong om.

Mình về lữ quán thanh niên lấy phòng xong thì đi ăn. Trong sách hướng dẫn du lịch nói có 2 tiệm ăn nên bò lại tiệm rẻ thì thấy đóng cửa. Bò lại tiệm thứ 2 thì thấy sang trọng nhưng đói mà lữ quán thanh niên không nấu cơm chiều nên đành bò vào, nói là ăn spaghetti thôi, ngày mai tính tiếp.

Vừa bước vào quán ăn thì tên hầu bàn hỏi mình là sinh viên thì mình gật đầu nên hắn dẫn mình đến một nơi dành chỗ cho khách khiến mình ngạc nhiên. Sau đó thì thấy lác đác vài tên mỹ vào. Mình xem thực đơn thì không thấy đề giá tiền nên hỏi tên hầu bàn. Hắn kêu đừng ngại, ăn gì thì trường trả lúc đó mình mới hiểu là có đoàn sinh viên mỹ đi du lịch nào đặt trước và tên hầu bàn tưởng mình là sinh viên nên kéo ghế cho mình ngồi ở nơi đã dành cho đám sinh viên mỹ. Chỉ có khác biệt là đám sinh viên mỹ không biết nói tiếng ý còn mình thì bú xu la mua tiếng ý.

Hôm đó, hầu bàn đem ra đủ loại thức ăn, 4 món rồi đưa mình tờ giấy, bảo viết tên vào rồi di. Xong om. Sau này mình kể chuyện này cho tụi ý, khiến chúng đồn ầm lên, gặp mình là chúng cứ hỏi kể lại chúng này. Khó tin nhưng có thật.

Sáng hôm sau, mình lấy xe buýt đi Agrigento, một địa điểm lịch sử như Syracusa với nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn minh. Đảo sicily này bị đô hộ, chiếm đóng vào phía nam vì khi xưa người ta đi thuyền đến, nên phía Bắc chả có di tích lịch sử nào cả.
Syracusa

Agrigento cũng nằm gần bờ biển, ngồi vẽ, nhìn ra biển xanh đẹp khôn tả. Dạo ấy ít có du khách chớ ngày nay du lịch được đaị chúng hoá nên chắc đông du khách. Dạo mình đi có đâu vài chục người đức. Ai đi Sicily, bắt buộc phải đi đến chỗ này. Đẹp không thể tả được. Theo mình di tích kiến trúc thôi hy-Lạp thì chỗ này đẹp nhất và được bảo trì tốt nhất. Họ gọi nơi còn lại di tích lịch sử, các đền đài của một thành phố cỗ xưa, cách đây 2,500, là Thung Lũng Đền Đài (valle dei templi). Khi xưa là một thành phố lớn sau này bị bỏ hoang, chỉ còn các đền đài là còn sống sót với thời gian.

Agrigento, Thung Lũng đền đài. Đẹp nức nở
Vùng Ý Đại Lợi hay bị động đất nên họ xây mấy đền đài bằng đá trên một lớp gạch nên khi bị động đất, không ảnh hưởng đến các đền đài. 2,500 năm trước họ đã tìm ra cách chống động đất. Mình ở được 3 ngày rồi lại khăn gói lên đường đến Palermo, thủ phủ của đảo Sicily này.

Palermo thì mới nên kiến trúc đầy kiểu Baroque, mình lại không thích kiểu này. Mình chỉ nhớ là nóng kinh khủng, bụi bặm lại sợ Mafia nên chỉ ở có 2 đêm rồi lấy xe lửa chạy về Messina để viếng đảo Lipari, nơi mà Ulyssus của Homer, đi ngang qua đây, phải kêu thuỷ thủ đoàn cột ông ta lại để không nghe lời quyến rũ của ngư nữ.

Lipari là một hòn đảo, nghe nói do phún thạch hay núi lửa tạo thành, từng là quân cảng cho các quân đội chiếm đóng Sicily. Ai muốn vào đất liền, phải đi ngang qua đây. Mình đi tàu qua đảo rồi chiều bò về Messina. Không thấy ngư nữ đâu hết nhưng con gái vùng này có cái duyên vì lai đủ giống.
Đảo Lipari, nơi mà Ulyssus đi ngang qua, kêu thủy thủ bịt mắt, tới gô ông ta lại để khỏi đi theo mấy mụ người cá này.

Thật ra, lấy vợ rồi mình mới nghiệm đàn ông lúc nào cũng bị phụ nữ mê hoặc nên chạy theo ai là bị mù, hoá đá, ngu như con bò. Không có chi là đặc biệt. Thi sĩ làm trò để thi vị hoá cuộc đời thêm.

Lần sau sẽ kể tiếp đi miền nam nước ý, phía bên biển Adriatic.

Nhs

Tôn giáo trong mùa đại dịch

Trong mùa đại dịch này, có nhiều điều thường ngày chúng ta lơ là, bổng nhiên trở thành quan trọng. Có bà bạn người Mỹ kể chồng làm luật sư chuyên về luật gia đình, thừa kế, tuy phải làm việc ở nhà vì cách giãn xã hội nhưng lại bận gấp bội phần trong mùa đại dịch. Nhờ covid-19 mà thiên hạ bắt buộc phải nhìn sự thật, có thể chết, phải làm di chúc trước khi bị cô-vi thăm hỏi.

Khi mới sang Tây, mình có cảm tưởng người tây phương không sợ chết, hình như có tư duy trường sinh bất tử. Cái chết ra xa vời. Chẳng bù lại ở Việt Nam, chiến tranh triền miên, cứ thấy thiên hạ chết nên đầu óc mình bị ám ảnh, lo sợ cái chết, tìm cách đi du học, khỏi phải đi lính. Làm gì cũng phải cầu khẩn, xin trời Phật gia hộ cho mình và gia đình.

Sau này, sống lâu năm ở hải ngoại, mình cũng bắt chước suy nghĩ theo người tây phương, tin rằng con người có thể khống chế được cái chết, nhờ vào khoa học, y khoa hiện đại. Người ta nói loài người từ Homo Sapiens đã trở thành Homo Deus (thiên nhân) ở thế kỷ 21, với họ tôn giáo mới chính là Khoa Học.

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử các tôn giáo lớn hay ý thức hệ như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, DO Thái Giáo và Ấn Độ Giáo đều nói đến cái chết là kết quả không thể tránh né được của con người, giúp họ bán cái gọi là thế giới sau khi chết.

Qua Epic of Gilgamesh, các huyền thoại về Orpheus và EurydiceCựu Ước và Tân Ước, Qur’an, Vedas và nhiều kinh thánh khác đều cho rằng con người chết vì Thượng Đế phán quyết. Có thể một ngày nào đó cái chết sẽ chấm dứt khi Chúa Ki-tô hay Thiên Sứ trở lại Quả đất này. Đó là cái nhìn của con người về cái chết từ bao nhiêu thiên kỷ nay.

Bổng nhiên cuộc cách mạng khoa học xuất hiện, các khoa học gia cho rằng cái chết không phải định đoạt bởi các đấng toàn năng mà vì cơ thể con người, như cái máy bị trục trặc điểm hình tim ngưng bơm máu, tế bào ung thư phá hủy lá gan, vi khuẩn lây-lan trong phổi,… ai đã gây nên các trục trặc kỹ thuật này? Các trục trặc kỹ thuật khác. Tim ngưng bơm máu  vì không đủ oxygen ở tim mạch, tế bào ung thư lây-lan vì biến đổi của gen. Vi khuẩn xâm nhập vào buồng phổi vì có ai đó hắt xì, ho trong máy bay, xe buýt,…khiến chúng hít thở vào nên bị nhiễm.Xong Om

Năm 1929, người Mỹ chết trung bình ở lứa tuổi 62, do đó người ta mới ra luật cho người Mỹ về hưu ở tuổi 65. Nghĩa là chết trước khi nhận cái ngân phiếu an sinh xã hội hay hưu trí, vợ con sẽ lãnh số tiền này độ 10 năm là qua đời. Chính phủ giàu to. Ngày nay với khoa học, y khoa tiến bộ giúp người Mỹ, sống trung bình đến 78 tuổi, 22 năm thêm. Vợ sống thêm 10 năm đến tuổi 88 tuổi. Chính phủ lỗ nặng. Do đó, an sinh xã hội là cái gai tỏng mắt của chính phủ mà không ai dám lấy ra.

Khoa học cho rằng các trục trặc kỹ thuật sẽ giải quyết bằng phương thức kỹ thuật. Con người không cần chúa ki-tô giáng trần lần thứ 2, các khoa học gia có thể làm việc đó, bằng tạo dựng các pacemaker, hay ghép ngủ tạng, thay thế tim mới,… hay uống thuốc để diệt hay ngừa các vi khuẩn,…

Khi người dân Nga Sô hỏi Lenin, có thể vắn tắt về chủ nghĩa cộng sản là gì. Ông ta kêu chủ nghĩa cộng sản là mọi gia đình đều có điện nước, có nhà máy khắp nơi để sản xuất.

Khoa học đã giúp tuổi thọ con người từ 40 tuổi lên đến 72 tuổi cho toàn thế giới và 80 tuổi cho nhiều nước giàu có, phát triển trên thế giới. Ở Anh Quốc, vào thế kỷ 17, cứ 1000 em bé sơ sinh là có 150 chết vào năm đầu tiên, và chỉ có 700 là sống đến tuổi 15. Ngày nay chỉ có 5 đứa bé chết trên 1000 bé sơ sinh và 993 sống đến tuổi 15. Cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh chết dưới 5%.

Các tôn giáo đều nói đến linh hồn của chúng ta sau khi chết, nào là thiên đàng, cõi niết bàn, vườn địa đàng nơi 72 trinh nữ đang chờ đón chúng ta nếu bấm nút cho bom nổ phanh thây thành 72 mảnh. Từ thế kỷ 18 trở đi với các chủ nghĩa như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa phụ nữ bình đẳng được mọc lên như nấm đã làm mọi người ít quan tâm về cuộc đời sau khi chết ở cõi trần gian. Thay vì sống 40 năm, nay họ sống đến 80 tuổi.

Ít ai đặt vấn đề; chuyện gì sẽ xẩy ra cho một người cộng sản trung kiên sau khi chết? Một đại tư bản? Một phụ nữ đòi quyền bình đẳng? Khoa học chưa trả lời được ngoài các đáp án đưa ra với các ông sư, cố đạo, Iman, rabbi,…về một thế giới hậu trái đất.

Có một Ý thức hệ độc nhất hiện nay còn tô vẽ về cái chết là chủ nghĩa dân tộc. Người ta quảng cáo, tuyên truyền là chết cho dân tộc, chết cho tổ quốc, cho đảng, cho cách mạng, là anh hùng và sống mãi trong quần chúng đến khi chế độ sụp đỗ. Người ta tạc hình các vị anh hùng như người mẹ anh hùng, người cha anh hùng, người chiến sĩ  vô danh,…để kích thích con người cương lên hy sinh, lao đầu vào chỗ chết như Lê Văn Tám.

Sau khi Liên Sô sụp đỗ thì các tượng đài Lê-Nin, anh hùng cách mạng đều bị đập phá, dẹp bỏ, dù hôm qua được xem là thần linh, anh hùng, linh hồn cách mạng.

Ngay các tôn giáo ngày nay, bắt đầu chuyển hướng, thay vì nói đến thiên đàng, niết bàn, ..họ bắt đầu nói đến đời sống hiện hữu, cần làm gì trong cuộc sống hôm nay. Nghe nói, Vatican đang suy nghĩ lại có nên để các linh mục và sơ được lập gia đình. Sang âu châu, thấy các nhà thờ được trang trí lại để bán sách, trung tâm thương mại vì giáo dân giảm dần, nhà thờ không đủ tiền để trang trải tu bổ, sửa lại nên phải bán.

Trong đại dịch covid-19, con người có thay đổi cái nhìn về cái chết? Không. Nhà thờ đóng cửa, nhà chùa khép cửa lại, synagogue càng đóng chặt vì sợ khủng bố.

Mình có anh bạn linh mục, kể là giáo dân gọi các giáo sứ, mời cha đến nhà thương đọc kinh, làm lễ “xức dầu” cho người đang hấp hối. Nhiều cha sứ từ chối, anh ta phải đi khi họ gọi giáo sứ của mình. Tang quyến không được vào nhà quàn hay nơi chôn cấp, chỉ đứng sau hàng rào vẩy tay chào người thân.

Người ta càng cố gắng cứu chữa mạng sống con người. Có mấy người bạn nhờ mình phụ giúp chương trình “Masks Save Lives”(khẩu trang cứu các sinh mạng). Mọi người thay vì đầu hàng trước covid-19 như các hình ảnh kể về các đại dịch trong lịch sử, người ta gia tăng, tìm cách nghiên cứu để tìm ra thuốc chủng ngừa cho vi khuẩn covid-19.

Khi đại dịch bùng phát ra vào thời trung cổ ở âu châu, con người lo sợ cho mạng sống của họ, đau khổ khi người thân qua đời nhưng nói chung văn hoá thời đó là đầu hàng, cho rằng mình làm việc gì đó tồi bại nên thượng đế ra tay trừng phạt “cuộc phán xét cuối cùng”. Đừng có lo nếu giáo dân sống tốt thì sẽ được lên thiên đàng. Đừng có tìm kiếm thuốc men để chữa lành bệnh, chúa đã quyết định cho chúng sinh rồi.

Tương tự ở Việt Nam, tôn giáo, mê tín, tử vi, kinh dịch giúp chúng ta an phận, khi gặp một hoàn cảnh nào đó khắc nghiệt. Tự an ủi cái phần số của mình như vậy và chấp nhận, nhắm mắt mặc cho cuộc đời đưa đẩy.

Ngược lại, khoa học giúp con người càng thất bại, càng phấn đấu thêm như ông Madison, thất bại biết bao nhiêu lần để thành công. Ngày nay là Bill Gates, Steve Jobs, chủ công ty Tesla, Amazon ,….thay thế các anh hùng cách mạng, các thánh tử vì đạo,..

Các anh hùng không phải các linh mục, kỳ kheo, Iman,..như khi xưa, cầm thánh giá,…để chống lại quỷ dữ mà là các nghiên cứu gia, y sĩ, y tá ở tuyến đầu. Họ được xem là các Người nhện (Spiderman), sẽ chiến thắng covid-19. Con người không hỏi thiên đường ở đâu? Niết Bàn ở đâu? Cầu nguyện để dọn đường về đất chúa hay cõi Vĩnh hằng. Họ chỉ hỏi chừng nào thuốc chủng ngừa sẽ ra đời? Như khi xưa Gilgamesh đi tìm câu hỏi về trường sinh bất tử khi người bạn của ông ta qua đời.

Bệnh viêm phổi khiến người Mỹ chết nhiều hơn bệnh nhân dính covid-19. Theo www.CDG.org thì trong 5 tháng qua, số người Mỹ chết vì viêm phổi cao hơn 179% số người chết vì covid-19 nhưng người ta lo sợ vì chưa có thuốc chủng ngừa như khi xưa, ban đêm sợ ma, ra đường mình hay đeo tượng Phật Bà Quán Âm.

Biết bao nhiêu thiên kỷ đã trôi qua, con người sử dụng tôn giáo như một công cụ, tin rằng họ sẽ sống mãi mãi khi giả từ cỏi đời này. Ngày nay, con người lại dùng khoa học để bảo vệ họ, tin rằng các y sĩ, khoa học gia sẽ cứu họ và họ sẽ sống muôn đời tại nhà riêng của họ hay liệm họ với thuốc để mai sau, hậu thế tìm ra các hồi sinh lại người đã chết.
Một nhà sư ở Ba-Tây

Có thể trong tương lai gần đây, các tỷ phú và thân nhân của họ sẽ được các khoa học gia giúp họ sống lâu và khoẻ mạnh. Có thể 100 năm nữa, khoa học sẽ giúp con người sống lâu hơn nhưng câu hỏi thường được đặt ra ”sống lâu để làm gì?

Chúng ta không đặt câu hỏi như ông bà khi xưa, chết đi về đâu mà sống để làm gì. Sống làm gì khi tất cả hành vi của chúng ta đều bị theo dõi như ở các nước độc tài như Trung Cộng, các máy quay video được trang bị khắp nơi. Các công ty đang hợp nhau, nhân danh bảo vệ y tế cộng đồng để viết lập trình có những chức năng, có thể kiểm soát tư tưởng chúng ta, giao tiếp với ai, nói những gì,…. Chán Mớ Đời 

Nhs


Tô Bún Thang Đàlạt

Trên Facebook tuần này, có anh bạn tải tấm ảnh tô bún riêu, kêu không ăn được mắm tôm chi đó khiến mình nhớ đến tô bún thang, ăn lần đầu tiên trong đời do mẹ anh ta nấu.

Khi mình sang trường Văn Học thì ngơ ngơ ngác ngác, may thay có 2 tên ở gần xóm Thi Sách là Huỳnh Kim Sang và Phạm Anh Tuấn học chung lớp nên cũng đỡ bở ngỡ. Học buổi sáng, chiều chúng rũ đi đá banh ở sân vận động với học sinh trường Việt Anh và đám xóm Kho Bạc.

Được mấy tháng thì 2 tên này sinh 1955, được lệnh đôn quân nên xếp bút nghiên, đi lính đến nay vẫn không gặp lại. Huỳnh Kim Sang, nghe nói ở Texas còn Phạm Anh Tuấn thì ở Đàlạt. Mình có gặp hắn đi xe Honda qua nhà mình nhưng đứng nói chuyện thì hắn không nhớ mình.

2 tên này đi lính nên mình phải làm quen, chơi với mấy tên khác. Một hôm ra về, cả đám rũ nhau đi ăn chè Mây Hồng ở đường Tăng Bạt Hổ bổng nhiên có một tên kêu cho hắn đi ké thế là phải chở 3. Tới bồn binh Hải Thượng thì tên Đức, ngồi sau nhảy xuống vì sợ cảnh sát phạt. Nói sẽ đợi hắn ở góc Phan Đình Phùng. Xe vừa chạy thì tên đi ké xe kêu oái oái khiến mình hoảng hồn, ngừng xe lại. Hoá ra tên này bỏ chân vào bánh xe, bị mấy vành xe cắt một ít thịt. Kinh. 

Thế là bỏ vụ ăn chè, mình hỏi nhà hắn ở đâu để chở về. Từ đó mỗi ngày mình phải chạy đến nhà hắn, chở hắn đi học rồi chở về. Ăn trưa xong lại phải chạy qua nhà hắn ở hẻm Tăng Văn Danh, chở lên nhà thương Đàlạt, để thay băng bó cái chân. Khi không mình lãnh của nợ. Hắn ở đâu nhảy tới xin đi ké rồi chơi một đường, tính nhẩm xem vòng quay của trục bánh xe quay bao nhiêu vòng như thầy dạy Vật Lý Hoàng Ngọc Ẩn, khiến mình phải làm tài xế bất đắc dĩ.

Nhờ quen hắn, mình mới khám phá ra vụ ông cụ mình bị đổi đi Ban Mê Thuột. Bố tên này quen với ông cụ mình, hay đánh chắn hay tổ tôm với nhau ở nhà ông Định làm ty công chánh, nha Kiều Lộ, ở đường Thi Sách, cư xá Kiến thiết thì phải, trong xóm Cao Quốc Tuấn và Ngọc Tịnh.

Ông cụ mình thanh liêm nên không chịu ăn hối lộ với đám ông Định nên đám này chơi ông cụ mình bằng cách bỏ cây thuốc lá 555 và rượu tây trong hộc bàn của ông cụ khi thanh tra từ Sàigòn lên. Tình ngay lý gian, ông cụ bị khiển trách và bị đổi lên Ban Mê Thuột. Sau nhờ ông Đổ Cao Luận, bố của tướng Đổ Cao Trí, hay đến nhậu với ông Hai, hàng xóm mình nên nhờ ông bà Hai nói một tiếng, mới được thuyên chuyển về lại Đàlạt. Bố tên bạn kêu bố mày rất căm thù ông Định.

Đến nhà tên này thì khám phá ra hắn có một ông anh đi du học ở Gia-nã-đại, gửi hình về để tóc dài như con gái, khiến mình cũng muốn đi du học. Trong lớp có Hùng tiệm thuốc Con Cua, cũng có anh đi du học ở Gia-nã-đại. Bổng nhiên mấy tên có anh đi du học và mình chơi thân nhau, mơ mộng đi du học chung.

Ngoài ông anh đầu ở Gia-nã-đại, hắn có một ông anh khác đang học Chính Trị Kinh Doanh Đàlạt, rồi đến một cô em gái tên Mai thì phải, 2 em trai khác tên Thắng và Hùng.

Được mấy tháng thì chân tên này lành. Có lẻ để trả công mình làm tài xế không lương nên mẹ hắn kêu chủ nhật, ghé lại nhà ăn bún thang. Mình nghe đến bún thang thì mặt như bò đội nón vì cả đời chưa bao giờ nghe nói đến “bún than”. Ai mà ăn bún làm với than đen xì. Nhưng nghe ăn thì chủ nhật phải đến ăn trả thù vì tên bạn học chung hay đến nhà mình ăn mệt thở.

Dạo ấy, lâu lâu nhà mình hay đổ bánh xèo, mỗi đứa có thể mời một người bạn đến ăn. Tên này chơi một lần 6, 7 cái bánh xèo đến hết bột. Chán Mớ Đời 

Ông cụ mình thì gốc Bắc kỳ, còn bà cụ thì Trung kỳ nên đa phần ở nhà, ăn cơm theo kiểu người Trung kỳ hơn là Bắc kỳ. Tết thì bà cụ có làm thịt đông, cho có vẻ Bắc kỳ một tí. Mấy vụ canh mồng tơi, rau đay,…thì sang Cali mình mới biết đến. Khi mẹ tên này nói ăn bún thang thì mình cứ nghĩ là bún than. Bún vừa ăn vừa than hay làm bằng than gì đó.

Chủ Nhật đến, mới 4 giờ chiều là đã bò sang nhà hắn để xem bún than là bún gì. Mình thấy mẹ hắn làm rất công phu. Cái vụ trứng chiên, bác ấy tráng rất mỏng rồi cuốn lại để cắt chỉ mỏng le. Vụ này mình có tìm cách làm trứng chiên mỏng như thế nhưng chịu.

Hoá ra món này có đủ thứ; thịt gà, tôm khô, chả lụa, thịt gà xé phay,… rồi bỏ lên tô bún, có nhiều màu hấp dẫn. Nhà văn Vũ Bằng từng nhận xét: “nhìn bát phở cho ta cảm giác của bức hoạ tập thể bạo màu thì quan sát tô bún thang cho ta cái cảm giác đang được ngắm bức tranh phong cảnh trong trẻo của dòng sống Stêbơn mà ở đó những mảng màu nguyên chất được gần nhau chứ không pha lẫn.” Ông Vũ Bằng bú xua la mua, có ai biết dòng sông Stêbơn ở đâu.

Theo mình hiểu là món này thường được làm sau mấy ngày Tết. Các thức ăn còn dư sau 3 ngày Tết, mấy bà thái nhỏ rồi cho cả nhà ăn. Từ “Thang” ở đây là do chữ Hán mà ra, nghĩa là “canh” như “canh Bún” của người Bắc mà mình chỉ biết khi ra Bolsa mới  nghe lần đầu tiên.


Cũng có thể là từ cụm từ “bày thang”. Nghe kể là ở Hà Nội khi xưa, sau khi bỏ bún vào bát thì người ta sẽ “bày thang”, nghĩa là xếp từng nguyên liệu chế biến vào bát. Người Hà Nội có một dụng cụ làm bằng gỗ tương tự khung thêu của trẻ con, được chia thành 5 phần bằng nhau. Khung được đặt trên bát bún rồi 5 loại nhân thắng như trứng gà, giò lụa, thịt gà, củ cải dầm khô, rồi mới chán nước dùng. Đặc biệt là phải ăn một tí mắm tôm, cà cuống. Mình ngạc nhiên khi anh bạn kêu là sợ bún riêu vì có mắm tôm. Nếu mình không lầm thì anh chàng này ăn rất khoẻ bún thang có mắm tôm và cà cuống. Khi xưa, ở Đàlạt nghèo đói nên ăn bú xua la mua, nay ở hải ngoại nên chê mắm tôm, cà cuống. Chán Mớ Đời 

Lần đầu tiên ăn bún thang và cũng lần đầu ở nhà hắn nên xong 1 tô thì mình ngưng. Mẹ hắn có mời thêm nhưng mình tuy còn đói nhưng kêu cảm ơn vì nghe Bắc kỳ hay “mời nhưng lạy trời đừng ăn”.

Ai ngờ có tên hàng xóm cũng học Yersin, cũng được mời. Hắn kêu “gầy là thầy cơm” nên làm 1 phát 2 tô bún thang. Hắn quen ăn ở gia đình này nên không làm bộ làm tịch chi cả. Tên này và anh tên bạn cứ gặp nhau là choảng nhau đủ trò. Gọi là tranh luận gì đó mình chả hiểu, vì rất trí thức, nào là nhảy Cha Cha phải như thế này, nhót Sì-lô phải như thế kia. Ôm gái ngoài sàn nhảy điệu nghệ như Cuốn Theo Chiều Gió,… Toàn là những cụm từ mình chưa bao giờ nghe đến. Mình gặp gái là run như người bị bệnh sốt rét, trong khi hai tên này nói là ôm gái như ôm ca-ve khiến mình khâm phục bội phần. Lâu lâu vẫn thấy 2 ông trí thức đường TĂng Văn Danh xưa, tranh luận về sợ vợ như thế nào. Chán Mớ Đời 

Mình mê bún thang từ đấy, nên khi có tiền hay bò ra đường Thành Thái, cạnh cầu thang phòng nha sĩ Nguyễn Văn Trình, có một quán bún thang rất ngon nhưng không bằng mẹ tên bạn nấu. Có lẻ có mùi hương hiệu Lá Bồ Đề.

Lần thứ 2 được mẹ tên bạn nấu cho ăn bún thang, trước khi mình đi tây. Bác nói để cho mày nhớ bún thang của bác vì sang đó không có ai nấu ngon như nhà này. Mà thật, 45 năm qua mình chưa bao giờ ăn lại tô bún thang. Gần đây, có chị hàng xóm, gốc Bắc kỳ, có mời ăn một lần. Rất ngon! Mình nghĩ tô bún thang thời đói khát ở Đàlạt vẫn ngon hơn.

Kể lại đây để nhớ một thời ở Đàlạt xưa. Năm 1986, mình đi chơi ở Hoa Kỳ, có ghé sang Ottawa thăm gia đình tên bạn. Có gặp lại mẹ hắn nhưng quên vụ bún thang. Mình chỉ nhớ, dạo Sàigòn đổi chủ thì anh đầu hắn, dù chưa bao giờ gặp mặt, viết thư cho mình ở Pháp, khuyên xin sang Gia-nã-đại sinh sống, có gia đình hắn cho vui. Mình có xin giấy tờ đi định cư ở Gia-nã-đại nhưng không được.
Mình và anh bạn hay ghé tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, mua bánh mì rồi về nhà mình trét bơ ăn. Ngon cực.

Mình có gặp lại vợ chồng tên bạn ở Cali vài lần và lần cuối ở Niagara Falls. Một hôm, đang đi trượt tuyết thì nhận được điện thoại của anh bạn, kêu tao bị ung thư phổi. Vài tháng sau, điện thoại reo, bên kia đường dây là tiếng vợ của anh bạn khóc.

Nhs

Tôi Là Người Do Thái

Trong một buổi họp mặt thường niên của hội y sĩ, dược sĩ người Mỹ gốc Do Thái, một diễn giả gốc á châu được mời nói chuyện khiến anh bạn mình thất kinh khi nghe cô ta tuyên bố: “I am jewish“, tôi là người Do Thái.

Cô ta sinh tại Trung Cộng, bố mẹ mất hay sao đó được vào viện mồ côi rồi cha mẹ nuôi là người Mỹ, gốc Do Thái nhận làm con nuôi. Mình có xem một cuốn phim tài liệu về Trung Cộng, hệ luỵ chế độ Một Con. Có nhiều người mẹ sinh ra con gái nhưng không muốn giết con nên cho con vào một đường dây bán con nít cho các người Mỹ hay tây phương nhận làm con nuôi giúp các cán bộ kế hoạch sinh đẻ làm tiền rất nhiều. 

Cô ta gốc Á châu, được bố mẹ nuôi gốc Do Thái trên xứ mỹ, và tự vỗ ngực “tôi là người Do Thái” trong khi có nhiều người Việt, đổi họ của mình thành “Nugent”, phát âm tương tự “Nguyen” vì mặt cảm về nguồn gốc của mình, quay mặt lại với nguồn cội.

Nghe kể là bố mẹ cô y sĩ gốc á đông, theo đạo DO Thái, cho cô ta qua xứ Do Thái vào mùa hè để học hỏi về nguồn gốc Do Thái. Chính sách của chính phủ Do Thái, là sẵn sàng trả tiền máy bay, nuôi ăn ở trong thời gian cư ngụ tại xứ họ cho các thanh nam thiếu nữ gốc Do Thái. Đó là chính sách nuôi dưỡng nhân tài người do thái ở Hải ngoại.

Sau khi cuốn phim Schlinder’s List , đoạt giải Oscar, có nhiều người Do Thái, sống sót trở về từ các trại tập trung Đức quốc xã, nói với đạo diễn Steven Spielberg là họ muốn ghi lại những gì họ đã kinh qua, chứng kiến, để con cháu họ sau này đừng quên. Ông ta gửi các nhóm quay phim đi quay, thu thập những gì các nhân chứng của cuộc diệt chủng trên 12 quốc gia, thu hình gần trên 50,000 người sống sót trong số 300,000 người, xem như 1/6.

Mình có viết kể về con tàu PB858, đưa vợ mình ra khỏi Việt Nam, đi tìm Tự Do. Có mấy đứa cháu cùng đi chung chiếc tàu khi còn bé, xin đọc khiến chúng rất cảm động và cảm ơn đã kể lại. Nếu mình không viết thì chắc con cháu không hiểu tại sao bố mẹ, ông bà chúng bỏ nước ra đi.

Mình viết về bố mẹ, ông bà, gia đình mình để sau này con cháu có tìm đọc sẽ có chút hiểu biết về nguồn cội. Mình rất ngạc nhiên khi mấy đứa cháu vợ, đọc về cuộc hải trình đi tìm tự do cùng bố mẹ chúng ở tuổi 1 tháng, 2 tuổi,....

Shoah Foundation gọi chiến dịch chạy đua với thời gian vì các nạn nhân sống sót của cuộc diệt chủng ở thế kỷ 20 đã già yếu. Các video này được lưu trữ ở Yad Vashem, Do Thái, 4 địa điểm khác ở Hoa Kỳ như viện bảo tàng Holocaust, Simon Wiesenthal Center,….

Đó là chiến dịch “Tâm Công” của người Do Thái đối với thế giới trong cuộc chiến chống lại các nước lân cận theo đạo Hồi Giáo. Trong cuộc chiến Việt Nam, Hà Nội sử dụng rất giỏi các thành phần trí thức Việt Nam và ngoại quốc tại hải ngoại trong chiến dịch Tâm Công dành thắng lợi về mặt trận tuyên truyền dù thua te tua trong cuộc tổng công kích Mậu Thân.

Mình cho thằng con, theo phái đoàn y tế thiện nguyện về Việt Nam để giải phẫu và chữa bệnh cho người Việt. Hà Nội bắt phải đóng tiền xin phép làm việc trong vòng 2 tuần. Về đến Sàigòn thì công an cấm làm việc khiến phái đoàn phải chạy về Vĩnh Long, làm chui trong một đại học việt Mỹ. Những gì thằng con chứng kiến bị Hà Nội làm khó dễ, cán bộ ăn gian đem gia đình đến khám bệnh, xem như hết muốn trở lại Việt Nam.

Hà Nội lên chương trình “khúc ruột nghìn dặm”, kêu gọi người Việt hải ngoại về đầu tư, với lời kêu gọi “bạn đã làm gì cho tổ quốc” rồi khi làm ăn bắt đầu khấm khá, kêu họ trốn thuế rồi tịch thu hết tài sản, bỏ tù như trường hợp Trịnh Vĩnh Bình, may ông ta trốn thoát nếu không thì tù rục xương như Nguyễn Gia Thiều.

Cô bé gốc tàu 10 tuổi được cha mẹ người Mỹ bảo lãnh về mỹ nuôi, với sự giáo dục truyền thống Do Thái trong xã hội mỹ, cô ta đã thành đạt và tự nhận mình là người Do Thái. 


Người theo đạo Do Thái, rất sùng đạo nhờ đó mà họ giữ được truyền thống văn hoá của dân tộc họ, dù đã bị mất quê hương trên 2,000 năm nhưng thọ vẫn gặp nhau và hẹn năm sau ở thành Jerusalem. Có một linh mục kể vào nhà bố mẹ anh ta hay các người lớn tuổi gốc Việt thì trong nhà luôn luôn có một cái bàn thờ riêng để vài tấm ảnh Chúa Ki tô hay đức mẹ Đồng Trinh. Còn vào nhà của giáo dân trẻ thì không thấy bàn thờ, năm khi 10 hoạ mới thấy cây thánh giá hay hình đức mẹ, chúa Ki tô trên cái lò sưởi.

Lò sưởi không phải là bàn thờ, người ta chỉ để hình vợ con, gia đình. Về Việt Nam, vào các nhà đều thấy cái bàn thờ tổ tiên, ông bà to đùng trong khi ở hải ngoại thì tuyệt nhiên mình không thấy. Ngoại trừ nhà mấy người lớn tuổi. Mình cũng bắt chước nhà ông bà cụ mình ở Việt Nam, trên lầu cũng lập một bàn thờ để tượng Phật, hình bố mẹ vợ và ông cụ mình đã qua đời. Khi nào hái trái cây ở vườn về, vợ mình đều đem lên bàn thờ cho tổ tiên. Thế hệ mình không giữ được truyền thống thì làm sao nói đến thế hệ con cháu sau này.

Dạo còn độc thân, đi làm ở New York, lâu lâu mình được sinh viên các đại học mời nói chuyện về chiến tranh Việt Nam, các thuyền nhân,… lý do các sinh viên mời mình vì hay sinh hoạt với họ, giúp họ tổ chức các chương trình giới thiệu văn hoá Việt Nam tại các đại học để họ biết chút gì về lịch sử của quê cha đất tổ. 

Mời các giáo sư người Việt tại các đại học mỹ như giáo sư Nguyễn Quỳnh nói chuyện về hội hoạ Việt Nam, giáo sư Nguyễn Thuyết Phong nói, trình diễn về nhạc dân tộc, gia đình ông Nguyễn Đình Nghĩa chơi nhạc trống dân tộc hay sáo,… Bác Huỳnh Sanh Thông nói về thi ca Việt Nam, những chương trình giúp giới trẻ Việt Nam có khái niệm về văn hoá Việt Nam, cái gì để hãnh diện về nòi giống của mình thay vì phở, bánh mì và cà phê sữa đá.

Nếu không làm thì Hà Nội sẽ cho người sang tâm công về mặt trận văn hoá. Một sinh viên trẻ 19, 20 tuổi đầu, thấy một đoàn múa rối nước được Hà Nội đưa sang. Họ sẽ hãnh diện về văn hoá và sẽ chạy theo Hà Nội như các Việt kiều yêu nước trước 1975 ở hải ngoại.

Mình nghe kể một giáo sư mỹ muốn tổ chức một buổi nói chuyện về chiến tranh Việt Nam. Người mỹ họ lúc nào cũng mời nhóm thiên tả, và để thực thi dân chủ, họ muốn mời các đại diện cộng đồng người Việt tỵ nạn, cho họ cơ hội để nói lên quan điểm của Việt Nam Cộng Hoà về cuộc chiến.

Các sinh viên gốc Việt mời các đại diện cộng đồng người Việt hải ngoại đến dự và được nhận lời. Đâu 1 tuần trước cuộc nói chuyện thì các sinh viên chới với, cộng đồng từ chối không đến tham dự cuộc nói chuyện của nhóm thiên tả, viện lý do này nọ. Các sinh viên phải nhờ một vài người trẻ hơn để chuẩn bị.

Buổi nói chuyện khởi đầu thì khám phá ra các đại diện cộng đồng người Việt từ chối tham gia cuộc nói chuyện để bày tỏ quan điểm của Việt Nam Cộng Hoà nhưng lại đến cuộc hội thảo với cờ xí, biểu tình. 

Người ta cho mình cơ hội để nói trước công chúng người Mỹ thì không chịu nhưng lại đem biểu ngữ đến biểu tình, sẽ làm người mỹ bất mãn. Người Việt mình quen nền văn hoá bạo lực, không thích tranh luận, chỉ đánh lộn vì thằng nào thắng là thằng đó có chính nghĩa. Thằng nào thua là ngụy quân ngụy quyền, tay sai đế quốc xen đầm.

Sau khi các diễn giả nói chuyện thì phía cộng đồng mới lên tiếng trong phần đặt câu hỏi, nói tiếng Việt, rồi các sinh viên thông dịch lại. Hoá ra họ không thống nhất chỉ định ai đại diện cộng đồng để lên diễn đàn dân chủ. Ông chủ tịch muốn đại diện nhưng không nói tiếng anh được nên từ chối tham dự và đem cờ đi biểu tình. Sau đó hả hê ra về vì đã làm được chuyện gì đó cao xa qua dương cao cờ xí, biểu ngữ. Làm sao thế hệ thứ 2 nể phục về cha ông họ đã hy sinh, chống cộng sản. Người ta mời mình đi cửa tước thì không chấp nhận, chỉ muốn đi cửa hậu. 

Mình có lấy lớp về tranh luận, nay có gia nhập hội Toastmasters và có cho hai đứa con học hè về tranh luận. Người ta giải thích có 3 loại người: loại thứ 1 là những người yêu mến mình, mình có làm gì nhóm này đều ủng hộ. Nhóm thứ 2 là họ rất ghét mình. Mình làm gì họ cũng chê chửi, cho họ ăn thì họ kêu nấu dỡ như kít,… loại thứ 3 là đám bàng quang mình làm gì họ cũng không để ý.

Do đó khi các ứng cử viên tranh luận, họ đều nhắm vào đám bàng quang để thuyết phục họ bỏ phiếu cho mình. Ứng cử viên Dân Chủ nói về một đề tài gì đó thấy hay hay thì đến phiên ứng cử viên Cộng Hoà, bẻ lại thì mình lại thấy có lý. Do đó ăn chung là tài thuyết phục của ứng cử viên để người bàng quang bầu cho họ. Mình có bầu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hoà tuỳ họ có thuyết phục được mình về chương trình làm việc của họ.

Văn hoá Việt Nam không quen tranh luận. Trong gia đình thì cha nói con nghe, anh bảo em vâng lời, ra đường cũng vậy, xếp nói là phải nhất trí. Ông Robert Kennedy Jr., con trai của ông Robert Kennedy, cựu bộ trưởng Hoa Kỳ, bị ám sát, kể là trong gia đình, cha con, anh em đều tranh luận nhau để giúp hiểu rõ vấn đề hơn. 

Do đó người ta hỏi ông ta nghĩ gì khi một người thân trong gia đình, viết một bạch thư kêu ông ta sai, lên án ông Bill Gates giả dối khi nói về đại dịch trong khi ông ta có cổ phần rất lớn trong các công ty dược phẩm chuyên bán thuốc chích ngừa. Ông tỷ phú nên nói gì ai cũng tin dù chẳng biết gì về y khoa. Ông Kennedy con, kêu đâu có gì đâu, tôi quen việc này từ bé nên vẫn gặp nhau cuối tuần ăn cơm gia đình. Gặp người Việt là anh em từ nhau, chửi bới nhau, cắt đứt liên hệ.

Trong văn hoá Việt Nam thì không có vụ này. Chúng ta không quen tranh luận, người Việt sống về cảm tính nhiều hơn, không thiên về duy lý như người tây phương. Con em chúng ta cứ cho học toán để trở thành kỹ sư hay hoá học để làm bác sĩ nhưng tuyệt nhiên về khoa học nhân văn, thì ít người theo học, cha mẹ cấm cản.

Mình hay cười khi đồng chí gái và mấy đứa con tranh luận, sau đó đồng chí vợ kêu mấy đứa con mất dạy. Con nít ở Hoa Kỳ, quen tranh luận, đâu phải vì không được giáo dục, ngược lại. Sao anh không la chúng. Có lần ở New York, thượng nghị sĩ Ted Kennedy nói với mình là Dân Chủ, quyền làm ngược khởi đầu tại gia. Mình quen với sự á đặt của đồng chí vợ nên không đòi hỏi quyền làm chồng.

Ông thống đốc tiểu bang Cali, tuyên bố khơi khơi bệnh dịch Covid 19 khởi đầu lây lan tại phòng nail mà chúng ta biết là 90% tiệm nail trên nước Mỹ đều do người Việt làm chủ. Thử ông ta nói bệnh dịch khởi đầu tại một tiệm ăn Kosher của người Do Thái, hay Halah của người hồi Giáo xem. Người Việt, chúng ta không có tiếng nói chính trị tầm quốc gia Hoa Kỳ do đó người Mỹ trắng mới dám khơi khơi nói.

Tương tự vụ gian lận y tế mấy chục năm về trước. Bác sĩ Mỹ trắng hay các công đồng thiểu số khác cũng gian lận nhưng tại sao họ chỉ nhắm vào cộng đồng Việt Nam, bắt mấy y sĩ gian lận y tế để làm gương cho mấy cộng đồng khác.

Người Việt không có người đại diện trên diễn đàn chính trị. Họ cho con cháu học bác sĩ kỹ sư, không học các môn khoa học nhân văn khác rồi kêu tôi không làm chính trị. Không có tiếng nói chính trị thì sẽ không được bảo vệ. Lâu lâu các ứng cử viên mỹ đến cộng đồng, vuốt đầu vài cái, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà, quơ quơ vài cái để kêu người Mỹ gốc Việt bầu cho họ rồi biến mất. Người Việt đắc cử vào nghị viên thành phố, là tìm cách đập họ, bỏ tiền, xin chữ ký bãi nhiệm họ thay vì ủng hộ để giúp họ lên xa hơn để tạo quyền lực chính trị cho cộng đồng.

Chúng ta như con thú bị nhốt chuồng lâu năm, ra hải ngoại, như con thú được thả ra khỏi chuồng, vẫn còn quán tính cũ nên chỉ đi lòng vòng trong không gian vô hình như cái chuồng trước đây. Cắn xé các con bị nhốt cùng chuồng thay vì hợp tác để chống lại muôn thú rừng khác. Có lẻ tình thần nô lệ đã ăn sâu vào tâm khảm DNA của chúng ta.

Sau đại dịch này, người Mỹ trắng sẽ đỗ lỗi vào người Tàu, họ không phân biệt được người Việt hay các người Á châu khác với người Tàu, ai có quyền lực để lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng người Việt. Báo chí cho hay là có nhiều cơ sở thương mại của người Việt bị phá hoại. Sau vụ thống đốc tuyên bố về tiệm nail, sẽ thấy nhiều tiệm nail bị đập phá.

Mình rất ngạc nhiên khi nghe người Việt nói chuyện, họ hay chêm tiếng Mỹ vào. Cứ tưởng tượng đang nói chuyện với một người Mỹ rồi mình chêm tiếng việt vào thì hỏi bố tên Mỹ nào hiểu không. Người Việt mình không trân trọng tiếng Việt, nói tiếng Việt sao cũng được, chêm tiếng Mỹ đủ thứ nhưng khi phải nói chuyện bằng anh ngữ là lo ngại, sợ Tây cười nên chỉ loay hoay trong cộng đồng mà người Mỹ gọi là văn hóa Ghetto, một từ mà Đức quốc Xã sử dụng địa điểm họ tập trung các người gốc Do Thái, trước khi cho vào lò ga.

Tiếng Mỹ là ngoại ngữ thì sợ gì, sợ là tiếng mẹ đẻ không thông, người Mỹ có biết và nói thông thạo tiếng Việt? Hồi chiều có tên bạn từ Hoà Lan nhắn tin:

Lý do là dạo mình làm việc ở Thuỵ Sĩ với hắn ở vùng đức ngữ thì muốn tập nói chuyện bằng tiếng đức trong khi hắn muốn tập đàm thoại tiếng pháp nên khi nói chuyện, hắn nói tiếng Pháp còn mình thì Đức ngữ, tương tự khi xưa mình hay lên Giáo Hoàng HỌc Viện Đàlạt để đàm thoại với cha Leahy. Từ đó quen nên khi viết hay nói chuyện với hắn đều bằng đức ngữ.

Trong một cuộc hội thảo do các sinh viên gốc Việt tổ chức, có mời cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Hoa Kỳ nói chuyện. Có một sinh viên hỏi vị cựu đại sứ là trong cuộc nói chuyện của bác, không nghe nhắc đến “Lobby” quốc hội Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Hà Nội lobby rất nhiều trong quốc hội Hoa Kỳ, để không lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. 

Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1383) có một số phận đầy long đong. Các phiên bản của đạo luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua ba lần vào các năm 2004, 2008 và 2012 với số phiếu ủng hộ áp đảo, tuy nhiên sau đó đã bị chặn tại Thượng viện.” (Trích VOA).

Nếu chúng ta có quyền lực chính trị, có nhiều đại biểu Việt thì dự luật này đã thông qua quốc hội Mỹ. Chúng ta có 1,000 bác sĩ, nhà sĩ, dược sĩ ở vùng Bolsa nhưng tiếng nói ở quốc hội Hoa Kỳ là con số không to tướng. Ngược lại chỉ cần có 10 đại biểu quốc hội liên bang là thấy tiếng nói của người Mỹ gốc Việt rất lớn.

Hồi nhỏ, nghe nói “được làm vua, thua làm đại sứ” do đó chúng ta hiểu vì sao Việt Nam Cộng Hoà thua cuộc. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, chỉ thấy có một người Việt làm lobby quốc hội Hoa Kỳ. Hoá ra, bác ta được huấn luyện khi làm việc cho uỷ ban về người Đông Dương. Người Mỹ gửi bác đi học các khoá huấn luyện với người Do Thái đủ trò. Có hai người đi học tập khoá này về Việt Nam bị Hà Nội bỏ tù ngay. Nay họ thả và đang sinh hoạt, đấu tranh tại hải ngoại.

Mấy tuần nay, mình giúp mấy người bạn làm chương trình “Masks Save Lives” thì khám phá ra con gái mình theo dõi mình qua Facebook. Không có gì hay hơn thể hiện qua những việc làm để con cháu bắt chước. Mẹ mình khi xưa cũng hay tham gia làm các chuyện xã hội ở chợ Đàlạt,…nên sau này mình bắt chước.

Xong om
Nhs 

Nghe Mẹ kể chuyện


Nghe mẹ kể chuyện

Mỗi lần gặp lại mẹ, mình hay ngồi nghe mẹ kể chuyện ngày xưa, phần nào chưa nghe thì mình mở iphone ra thâu. Câu chuyện mẹ mình kể thường được chia thành 2 phần; thời sau 30/04/75 và thời con gái. Khi kể thì mẹ mình ít khi ngừng như sợ quên câu chuyện. Từ hai năm nay, mình bắt đầu nhận thấy trí nhớ mẹ mình bắt đầu có những ngắc khoảng nên càng muốn nghe mẹ để sau này khi mẹ mình có trả nhớ về không thì không tiếc nuối.

Mấy cô em mình ở Việt Nam, nghe kể hoài nên khi mẹ mở đài phát thanh là mấy cô cười rồi biến mất, còn lại mình ngồi nghe. Mình xa mẹ gần hai thập kỷ mới gặp lại rồi địa lý xa xôi nên chỉ gặp nhau 2, 3 năm một lần. Từ ngày ông cụ mất thì gặp mỗi năm nhưng từ khi Covid thì chịu. Qua Tết 2023, mình sẽ về Việt Nam, đưa mẹ đi chơi ở Phuket. 

Mấy cô em không hiểu nên cứ cành nanh, cho rằng mẹ mình thương mình nhất. Mẹ đều thương mọi người như nhau nhưng thích gặp mình để kể chuyện đời xưa, mình ngồi nghe mẹ, lâu lâu thì nhắc tên ai đó ở trong họ hay ở Đàlạt để mẹ moi trong ký ức, kể thêm chi tiết cuộc đời của mẹ. Mình con đầu nên khi xưa, mẹ hay kể chuyện than thở với mình. Người già, họ thèm được có người nghe họ kể chuyện đời xưa.

Mình cảm thấy rất may mắn, bằng tuổi mình vẫn còn có cơ hội đi chơi với mẹ nhất là còn có thể nói chuyện với mẹ. Có nhiều người bạn tâm sự là khi xưa, bận lo con cái, công việc đến khi rảnh rổi thì bố mẹ đau ốm hay đã qua đời.
Mẹ mình nhìn qua đảo Phuket

Mình có anh bạn, bác sĩ than là mỗi lần về Việt Nam, không nói chuyện được với mẹ anh ta. Mẹ anh ta với thói quen hàng ngày, đi mót củi, nấu ăn,… trong khi anh ta thèm được nghe mẹ kể về cuộc sống, những đòi hỏi hay nghe anh ta kể về cuộc sống bên mỹ,… anh ta xa nhà từ năm lên 13 tuổi, được một gia đình mỹ nhận làm con nuôi, đem về Hoa Kỳ sau Mậu Thân, gặp lại gia đình sau 30 năm. Anh ta xây nhà cho mẹ ở quê, lo đầy đủ về vật chất nhưng không liên hệ được với mẹ anh ta, cho thấy có mẹ là may mắn mà nói chuyện được với mẹ là một hạnh phúc vô biên.

Ông Trần Trung Quân có kể câu chuyện về một người bạn, nói thời ông ta xa nhà, có lẻ đi bộ đội rồi sau này trở về thì mẹ ông ta bị lẫn nên có làm bài thơ “trả nhớ về không” kể lại câu chuyện này, rồi có ai sáng tác ra nhạc nhưng quên tên. Nghe rất thấm vào những chiều nhớ tới mẹ.

ngày xưa chào mẹ, ta đi
mẹ ta thì khóc , ta đi thì cười
mười năm rồi lại thêm mười
ta về thì khóc, mẹ cười lạ không
ông ai thế ? Tôi chào ông
mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi
ông có gặp thằng con tôi
hao hao...
tôi nhớ...
nó ...người ...như ông.
mẹ ta trả nhớ về không
trả trăm năm lại bụi hồng...
rồi..
đi...
ĐỖ TRUNG QUÂN

Bài thơ này cũng nói lên tâm trạng mình. Khi mình chào bà con, bạn bè ở Đàlạt, đi du học thì mẹ mình hay quay mặt đi để dấu những dòng nước mắt, trong khi mình vui vẻ, cười sung sướng khi mộng đi du học được toại nguyện. 10 năm rồi lại thêm 10, gần 20 năm sau mình mới trở lại Đàlạt. 
Mẹ ở Los  Angeles 

Mình may mắn hơn ông bạn của nhà thơ Đổ Trung Quân là khi mình về lại Đàlạt thì mẹ mình vẫn còn minh mẫn. Mình ngồi nghe mẹ kể chuyện, những khó khăn trong cuộc sống dứoi thời cách mạng, không ở bên cạnh giúp mẹ, ngoài những thùng quà.

Hình ảnh của mẹ dạo ấy mất đi cái tính đài cát của phụ nữ Huế. Thay vì bận áo dài như xưa, nay bận áo bà ba, đi khập khiễng, hỏi ra mới biết là những ngày đi thăm nuôi ông cụ mình ở trại cải tạo, bị té gãy xương hông. Mùa đông lạnh, đau, chỉ biết khóc, chịu đựng, tảo tần nuôi con và thăm nuôi chồng.

Sau này, cô em ở Pháp bảo lãnh mẹ sang Pháp để giải phẩu vì Hoa Kỳ chưa có bang giao với Việt Nam. Nhìn mẹ đi đứng lại bình thường, mẹ kêu thuốc tiên khiến mình muốn khóc.

Chuyến đi thăm vùng Đông Bắc kỳ này, chỉ có mình đi với mẹ vì đồng chí gái bận đi làm. Mẹ mình có cái bệnh là hay bị chóng mặt khi đi xe nên mình tính đi xe lửa để mẹ mình khỏi chóng mặt và biết xe hoả ở xứ mỹ này ra sao nhưng nghĩ lại bất tiện vì xứ mỹ không có xe thì như què nên phải mướn xe nên lâu lâu hỏi mẹ có mệt không. Khi nào thấy có chỗ nghỉ và đi vệ sinh là ngừng khiến tên bạn học cũ Đà Lạt xưa, cứ gọi điện thoại đền cháy máy, hỏi đến đâu rồi.

Mẹ có cái bệnh là khi được hỏi có mệt không thì câu trả lời luôn luôn là không dù là đang bị chóng mặt,… Tình mẹ lạ lắm, cứ hy sinh cho con cho chồng, không than van, không bao giờ đòi hỏi gì cả ở con cái. Đó là hình ảnh người mẹ ưu tú, người vợ nhân dân, một người mẹ anh hùng. Không dám lái xe nhanh thêm phải ngừng dọc đường cho mẹ bớt chóng mặt.

Lên xe là mẹ bắt đầu kể chuyện cho tới khi xe ngừng. Câu chuyện lúc nào cũng khởi đầu bằng “Con ơi! Thời cách mạng vào Khổ lắm con”. Hai tiếng “con ơi” tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa đầy uẩn ức của một thời, có lẻ gian nan nhất cuộc đời mẹ. Sau đó là mẹ kể đến những thống khổ của mười mấy năm trường, chắt chiu để nuôi con, thăm nuôi chồng ở trại cải tạo. Những người CM30, tìm cách lập công, tống cổ gia đình mình đi kinh tế mới, bỏ thư nặc danh phản động,…

Có lẻ những người sống trong chế độ cộng sản thích được kể cho những người may mắn như mình, không biết mùi cộng sản. Kể cho những người cùng cảnh ngộ không phê bằng những người không đồng cảnh. Mình nhận thấy bạn bè, người thân thích kể thời bao cấp cho mình như được trải lòng những uẩn ức trong tâm can, chứa đựng từ bao nhiêu năm qua.

Rồi đến buôn bán, làm ăn được ơn trên phù hộ nên có tiền để nuôi 9 đứa con, cho hai đứa đi vượt biển. Ngày đi buôn đi bán, tối lại phải đi học tập khu phố,.. Bị dân CM30 gài những câu hỏi về phụ nữ Việt Nam, con người mới của xã hội chủ nghĩa,… những câu trả lời của mẹ mình khiến mình thán phục vì mẹ mình cả đời chưa bao giờ được đi học. Ôn ngoại đi kháng chiến, mệ ngoại nuôi một đàn con, chạy tản cư. Mẹ được xem là đầu vì người chị đầu đã vào Sàigòn giúp việc cho ông cậu, chăm sóc đàn em và giúp mệ ngoại buôn bán ở chợ Vỹ Dạ.

Mẹ mình không được đi học nhưng ôn ngoại mình, không có con với bà vợ sau, nuôi hai người con nuôi ăn học, làm đến chức thanh tra giáo dục của VNCH xưa. Mệ ngoại mình cũng không biết chữ. Khi xưa mình hay đọc sách, kinh phật cho mệ ngoại nghe, đi xi nê thì đọc phụ đề việt ngữ cho mệ, bị khán giả xung quanh cứ kêu xuỵt xuỵt hoài. Có lẻ vì vậy, sau này mình đọc sách nhiều như thể đọc dùm cho mẹ và mệ ngoạihai người đàn bà mù chữ thân thương của mình.

Chồng tôi đã sai đường lạc lối, được cách mạng cho đi học tập cải tạo, tôi hy vọng một ngày trở về, chồng tôi thành một người công dân của xã hội nghĩa. Riêng tôi, cũng dạy 10 con của tôi thành cháu ngoan của bác, trò ngoan của thầy. Riêng tôi, cố gắng thành một phụ nữ của xã hội chủ nghĩa. Chị em ta ở đây, cũng cực khổ, buôn tảo bán tần để kiếm ký gạo về nuôi con, cũng dành 5, 10 phút để khuyên chồng con đừng có đi sai đường lạc lối của cách mạng”. Mỗi lần mẹ kể lại những câu trả lời, bị dân 30 gài khiến mình ngạc nhiên vì mẹ chưa bao giờ cắp sách đến trường mà có thể trả lời theo văn thể cách mạng. Nhiều khi mình ước gì được thừa hưởng cái trí óc của mẹ, chắc cuộc đời mình đở vất vả hơn.

Hết chuyện đói khổ, cách mạng thành công thì mẹ kể chuyện ngày xưa, thời còn bé ở Huế, chạy tản cư ra sao rồi được người bà con, đem vào Đàlạt giúp việc nhà, làm ô sin. Đi xe lửa từ Huế ra Đà Nẵng rồi đi tàu thuỷ đến Sàigòn, rồi lấy xe đi Phan Thiết rồi xe đò lên Đàlạt. Người bà con có tiệm buôn bán nên học tập cách buôn bán rồi ra riêng, đi buôn đi bán, lập gia đình....

Cuộc đời lạ! Khi xưa lúc còn bé, mẹ hay kể chuyện để ru mình và mấy người em ngủ rồi khi lớn lên, mình ít khi nghe mẹ lắm, nay lớn tuổi thì lại thèm được mẹ kể chuyện đời xưa như dạo còn bé. Chỉ khác là ngày xưa mình nghe để hướng tới tương lai còn nay thì để trở về quá khứ như con cá hồi bơi ngược dòng sông, con suối để trở về nơi chúng đã được sinh ra.

Mình chỉ mong được mẹ kể chuyện hoài, không bao giờ ngưng nghỉ.

Con đi đâu, con về đâu
Cuộc đời của mẹ là câu trả lời

Xong om 

NHS

Tại Sao Lấy Vợ Việt

Hôm trước thấy hình ảnh các người đứng lãnh ATM gạo ở miền nam có vẻ trật tự rồi ở miền Bắc thì chen lấn nên nhiều người kêu này nọ, nào là dân miền nam có văn hoá hơn người Việt ở miền Bắc,… cho thấy văn hoá kẻ thua cuộc và kẻ thắng cuộc vẫn chưa được dung hoà.

Mình đoán Hà Nội cho đăng những hình ảnh này để định hướng dư luận, gây tranh cãi để người ta quên những chuyện quan trọng khác như cấm xuất cảng gạo khiến nông dân chới với, rồi đang đêm họ cho xuất khẩu gạo qua Trung Cộng,… đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán, hải quân Trung Cộng lợi dụng khắp nơi lo vụ côvi tập trận ở biển đông. Có thể để xoa diệu dân miền nam, tự sướng vì thua cuộc 30/4/75 nhưng có văn hoá hơn dân miền Bắc. Xong om
Những hình ảnh chỉ cho thấy một góc độ nào của môi trường nên khó mà đánh giá sự thật, để có một cái nhìn rõ rệt và khách quan hơn. Hình ở miền nam, có thấy vẽ mấy làn gạch để người ta đứng đợi, xếp hàng, đợi đến phiên mình còn hình ảnh được cho là ở miền Bắc thì quá cận cảnh nên không biết ban tổ chức có vẽ các làn mức để người ta đứng đợi đến phiên mình,.. 

Hình ảnh chỉ thấy phụ nữ Việt Nam đứng xếp hàng còn đàn ông Việt thì biến đâu mất. Khiến mình nhớ anh bạn kể có người bạn lâu năm, nói là cần gì cho chương trình “masks save lives” thì cho anh ta biết để anh ta giúp một tay. Khi nhóm quyết định thành lập chương trình nói trên, liên lạc anh ta, anh ta kêu sợ, không dám ra khỏi nhà. Anh bạn hỏi thế ai đi chợ, lo những việc cần thiết thì được biết anh ta giao hết cho cô vợ gốc việt lo mấy chuyện này, còn anh ta ở nhà tập đánh đàn, lai chim câu “like”. Cho thấy đàn ông Việt Nam, tuy sống ở xứ khác vẫn chưa bỏ được tinh thần đùn cho vợ làm hết.
Cảnh chen lấn ở miền Bắc. Mình có xét thêm thì ở miền bắc cũng xếp hàng đàng hoàng. Chỉ có vài cảnh chen lấn, chắc sợ hết gạo
Cảnh xếp hàng lãnh gạo tại miền nam. Ta thấy đa số là phụ nữ, còn đám đàn ông ở đâu.

Mình hỏi một anh bạn khác, anh ta kêu thằng con rể tao không chịu đi nên tao cũng không đi, nó trẻ, khoẻ mạnh mà không chịu đi thì tao già ở nhà, để vợ và con gái đi chợ. Mình ngạc nhiên vì nghe anh bạn cùng tuổi, kêu già. Mình lên vườn, trung bình đi bộ lên đồi từ 7-9 dậm, tập nội công và Thái Cực Quyền 2 tiếng mỗi ngày.

Một chị kể là muốn giúp nhóm, may các khẩu trang nhưng ông chồng không cho, viện lý do là vãi có thể bị nhiễm vi khuẩn nên không cho đem vào nhà nên trả lại. Có nhiều chuyện mình nghe kể thấy vui vì mình phải đợi 2 tiếng đồng hồ để vào chợ mua được bịch giấy vệ sinh cho vợ con. Phải chi mình cứ bắt chước mấy ông thần này, đùn mọi việc cho vợ con như ông Tú Xương khi xưa là khỏe đời.

Hồi nhỏ mình có học ông Trần Tế Xương, được vợ gồng gánh nuôi ăn học đến 24 năm mới đậu được bằng Tú tài rồi cũng chẳng làm ra được đồng nào, ngoài một bài thơ tả về người vợ, vừa nuôi, vừa sinh con, vừa làm ô sin cho ông ta.

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

Ông Tú Xương là người có học mà còn đối xử tệ với vợ thì huống chi những người ít học hơn ông ta.

Ngoài ông Tú Xương, còn được dạy Kim Vân Kiều của ông Nguyễn Du, không có một tên đàn ông nào được tác giả tả, đáng làm gương cho các thế hệ mai sau. Từ ông bố đánh bài thua hết tiền rồi bán con gái cho Mã Giám Sinh. Tên Kim Trọng nghe người yêu bị nạn, kêu thôi tình chị duyên em, cô cứ vào lầu xanh, trả nợ cho cha, cho tòn chữ hiếu, còn cô em gái thay thế hầu hạ ta.

Rồi Thuý Kiều lại dính phải Sở Khanh, rồi Thúc Sinh (tên này có thể gọi là sư tổ của mình, nhưng không thể nào làm gương cho đàn ông) Rồi đến Hồ Tôn Hiến, Từ Hải. Mình bị ông thầy bắt học thuộc làu mấy câu để trả bài nhưng phải công nhận chả có tên nào khiến mình muốn học nghề dù có tên rất kêu Sở Khanh :)

Có học Lục Vân Tiên thì ông thần này ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga nhưng rồi bị hại, vì những kẻ dốt tài hơn. Phải trải qua những gian truân đến gần xuống lổ mới gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Nói chung trong thi ca Việt Nam chả có anh mít khiến mình muốn theo gương.

Mình có cô bạn đầm, năm kia đi du lịch Việt Nam, nơi mà mẹ cô ta đã sinh ra tại Nam Định khi ông bà ngoại sang Việt Nam làm việc cho chế độ thực dân pháp. Cô ta kể là đàn ông Việt Nam chả thấy làm gì cả, ngoài nhậu đầy đường, còn phụ nữ Việt Nam thì làm việc chết bỏ.

Nghe cô đầm nhận xét thì thấy có phần đúng vì về Việt Nam, mình thấy đàn ông ngồi nhậu, vợ con ở nhà đợi cơm, ít ai ở nhà vào buổi chiều tối với vợ con.

Nói vậy chớ mình thấy cũng có nhiều đàn ông ở Việt Nam ở nhà phụ chăm lo cho vợ con nên không thể vơ đũa cả nắm. Mình có hai người em rể ở Việt Nam chí thú làm ăn.

Có thể đổ tội vào khổng giáo, giai cấp được phân chia “Sĩ Nông Công Thương”. Mấy tay có học một tí, tự nhận mình là kẻ sĩ thì để móng tay dài cong uốn như mấy bà quái quái. Mình có xem hình của thực dân, chụp khi họ sang Việt Nam, hình ảnh mấy ông cầm cuốn sách đọc với móng tay dài mấy chục phân. Kinh

Tinh thần ảnh hưởng của nho Giáo đưa đến sự xem thường làm nông, thậm chí buôn bán là kiếm nhiều tiền nhất cũng bị chê. Rốt cuộc kẻ sĩ không làm gì cả. Ăn bám vợ như ông Tú Xương rồi vỗ ngực kêu: “quân tử ăn bất cầu no” nhưng khi có giỗ, hội đình, làm bận đồ tươm tất vì ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau như ông Thạch Lam tả trong các bài văn của ông ta.

Tuần qua, mình được làm quen hai cô gái gốc Đàlạt, đậu tiến sĩ ở Hoa Kỳ. Một cô dạy đại học Pomona và một cô làm giám đốc một bệnh viện. Cho thấy phụ nữ Việt Nam rất tài giỏi. Ở Việt Nam mọi việc đều tự mình quán xuyến dù xã hội khắc khe, không cho học cao, sợ khó lấy chồng vì đàn ông Việt Nam hay bị mặc cảm, sợ lấy vợ giỏi hơn mình.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ rửa chén trong khi phu nhân đánh Bridge cho thấy phụ nữ việt giỏi đều lấy chồng mỹ

Có thể vì lý do đó, ở hải ngoại đa số các cô gái mít giỏi, thông minh đều lấy chồng ngoại quốc. Ở hải ngoại, họ không bị ràng buộc gì cả nên học lên cao. Cứ tưởng tượng lấy chồng mít, đi làm về mệt, phải đi chợ vì thằng chồng mặt cảm hay sợ chết vì Covina-19, lăn vào bếp nấu cơm trong khi thằng chồng ngồi nhậu rồi kêu cơm mà dỡ thì đi ăn phở,…

Đàn ông Việt Nam bị vi trùng Nho Giáo, khiến họ bị vĩ cuồng. Cứ vỗ ngực tự xưng là quân tử chi đó, thi không đỗ thì kêu “học tài thi phận”, cái số của mình không được làm quan. Ngày nay, cứ mua bằng khỏi cần học, có thể cải số bằng tiền cụ Hồ.

Quan sát những người đàn bà Việt Nam như mẹ Mình, mẹ vợ hay đồng chí gái thì mình nghĩ Ai có Phước mới lấy được vợ việt vì họ có DNA trong huyết thống, biết quán xuyến gia đình, con cái. Nếu đàn ông không làm gì và cũng đừng có phá của thì về già người vợ sẽ được sung sướng còn nếu không thì lại phải cong lưng ra đi làm để chạy chửa cho tên chồng, bị bệnh đủ thứ vì nhậu nhẹt,..

Nhìn xung quanh, thy bn bè nào ly v mít thì nói chung gia đạđều yên. Có nhà có ca, con cái hđàng hoàng. Có nhiu tên m quen, vợ ăn xài nên cả đời chả mua được căn nhà, muôn năm vô sn.



Nhs