Mưa Cali nhớ mưa Đàlạt

Trời Cali năm nay khác lạ, bắt đầu mưa từ tháng 11 dù có bản nhạc “It never rains in Southern California” của Albert Hammond và Mike Hazelwood mà mình đã kể lịch sử của bản nhạc này khi mình sang Cali lần đầu, đi chơi với Chử Nhị Anh, hắn kể là Nam Cali không bao giờ mưa đến khi dọn sang đây lấy vợ. Mưa năm nay được xem là đủ đô cho nam Cali thường niên, nay vẫn tiếp tục mưa.

Cứ mỗi lần có làn gió từ sa mạc thổi về Quận Cam mà dân Nam Cali gọi là “santa ana wind” thì vài ngày sau là có mưa. Tháng trước có mưa và tuần trước có gió sa mạc thổi về nên hôm nay lại mưa. Từ ngày trở về đời nông dân thì mình lại mê mưa, hơn ông Trượng mê Tiên Bửu. Lý do là mình khỏi phải tưới cây bơ. Cây bơ thì chúng mê uống nước như phụ nữ tín đồ thời trang mê mua sắm. Mỗi ngày trung bình mình trả $150 tiền nước. Cả tháng nay đỡ $4,500 tiền nước. Từ đầu năm đến nay, đở tốn trên 10 ngàn tiền nước.

Nằm trên giường nghe tiếng mưa róc rách và tiếng gió ì xèo khiến mình lại nhớ đến mưa Đàlạt năm xưa. Thay vì nằm nướng thêm bên vợ, bò dậy, kể lại cho đỡ nhớ.
Nhà mình ở Đàlạt thì lợp mái tôn nên cứ nằm trong nhà là nghe tiếng mưa rải đều từng đợt trên mái tôn, lâu lâu có một làn gió thổi ù ù qua gạch thông hơi trên cửa sổ như đa số các nhà ở Đàlạt, để tránh ẩm ướt. Cửa sổ phòng mình hướng về đường Thi Sách nên nhiều khi ngồi học bài nhìn ra cây bơ mà mình và ông Ngoại trồng khi xưa. Cây này cần đến 7 năm mới có trái nên khi ra trái thì mình đã ở phương trời tây. Hàng xóm, đến lấy cây khoèo không được, lấy đá chọi cho rớt. Nhưng cái đám ăn trộm này này ngu dốt như mình khi xưa đi ăn trộm chuối với thằng Khánh Ù ở nhà bà làm vườn. Chúng quăng đá hụt trái bơ lại lọt xuống mái tôn nhà của mình nên cuối cùng nhà cho chặt cây bơ, giúp nhân dân trong xóm bớt đánh phá đạo đức cách mạng. Ai ngờ 45 năm sau mình lại làm nông dân trồng bơ. Chán Mớ Đời 

Lâu lâu lại phải lấy mấy tấm phom, tẩm xăng rồi leo lên mái nhà để trét vào mấy cái lỗ đinh để tránh dột mái nhà. Dạo ấy, nhà lợp có mấy tấm tôn bằng nhựa trong để ánh sáng lọt qua, dễ bể hay nức lại đóng đinh thay vì bắn ốc như bên mỹ, có miếng cao su chấn để tránh bị dột nên trời nắng không sợ teo gỗ, lòi Cây Đinh ra khiến bị dột. Đời không gì khốn nạn khi trời mưa lại bị dột, cứ lấy thùng thiết để dưới cái lỗ để hứng. Những giọt mưa cứ tí tách rơi xuống bỏm bỏm như tra tấn sự tịch lặng. Dạo ấy chỉ đóng đinh, nay ở Hoa Kỳ thì bắt vít nên khó bị bung lắm. Nhà lớp mái tôn nhưng có một hai tấm tôn nhựa để ánh sáng vào trong nhà. Tôn nhựa này dễ bị nứt lắm.

Dạo còn nhỏ, ông cụ mình chưa làm ty công quản nước thì nước máy không có nên phải đi xách nước ở giếng ông Ba Tây trên đường Thi Sách hay giếng ông Ba Đà hay năn nỉ ông Nhị ở dưới đường Hai BÀ Trưng, bố của thằng Bảo. Dạo ấy, mưa là mình mừng, không phải đi xách nước vì có thể hứng nước mưa với 3, 4 cái thùng phuy thêm cởi trần tắm mưa sướng mê tơi đến khi ông bác sĩ Sohier kêu bị phổi nên từ đó hết được tắm ngoài trời. Sau này tập Trạm Trang Công mới hết bị đau, ho hen mùa đông.

Hôm trước mình có kể về ga Đàlạt khi thấy tấm không ảnh của vùng này mới hiểu lý do có lần trời mưa lụt ngập con suối chảy về hồ Xuân Hương, chảy ngang khu trồng rau cải ở khu này và cuốn đi phân bón và thuốc sâu, làm ô nhiễm hồ Xuân Hương khiến cá chết nổi lềnh bềnh. Đi học về, chạy ngang hồ thấy thiên hạ vớt cá chết về ăn.

Mấy ngày nay thấy dân Đà Lạt kêu cá chết nổi lên hồ làm mình nhớ đến vụ này khi xưa. Lại nghe họ kêu không phải thuốc sâu của các vườn mà là nước bị ứ đọng như cống rãnh, hôi thối. Kinh
Mình không hiểu họ xử lý ống cống ở Đà Lạt ra sao. Mình chỉ nhớ, ngoài chợ, khu Hoà Bình, khi xưa nước cống chảy ra chỗ bến xe, xuống suối Cam ly chỗ ấp Ánh Sáng. Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng thì nước cống chảy xuống suối từ Đa Thiện về, rồi đỗ đến thác Cam Ly. Do đó đến thác Cam Ly là thối không thể tả. Mấy cặp tình nhân đến đây, vẽ tên họ với mũi tên xuyên trái tim ngục tù. Nay đông dân cư, phía Chi Lăng, cống rãnh đều đổ về hồ Than Thở và hồ Xuân Hương. Xong om

Mỗi lần mưa là nước suối ở đường Hai Bà Trưng hay đường Phan Đình Phùng chảy về thác Cam Ly làm ngập đường, ngập khu vườn nằm giữa đường Phan Đình Phùng và Hai BÀ Trưng. Lý do chính là dân cư ở ven khu vực này thuộc loại đại nhát, đại lười nên rác thải, thay vì canh me khi xe đổ rác chạy ngang. 

Lấy thí dụ ở xóm Công Chánh của mình. Xóm mình trên cao so với đường Hai Bà Trưng. Nước cống dơ được xã từ nhà bà Tước, qua nhà bà Thường rồi đến nhà ông Mãn rồi đến nhà mình. Từ nhà mình chảy xuống nhà bà Ngần, rồi từ chảy xuống đường Hai Bà Trưng. Tại đây có cống rảnh, chảy xuống mé vườn cua bà Bắc Kỳ, số 49 từ đó chảy qua ống cống xuống con suối chỗ nhà Hải. Suối này chảy về Lò Gạch rồi đến thác Cam Ly.

 Đà Lạt xưa có xe rác, chạy lấy rác. Trước khi xe đến, có người đi cầm cái chuông to, lắc keng keng để báo cho dân trong xóm đem rác ra đổ. Cứ nghe rác là chạy thục mạng, cầm thùng rác chạy xuống đường. Mấy người ở trong hẻm sâu, không nghe tiếng chuông báo động hay lười đem rác ra đường vì cũng cả trăm thước. Họ đem ra đổ xuống suối, nghĩ là dòng suối sẽ cuốn trôi đi nhưng vào mùa khô thì dân làm vườn trên số 6 và số 4 chận suối, giữ nước lại để tưới vườn của họ nên không có nước kéo mấy đống rác đi. Mỗi lần đi ngang qua mấy cái cầu ở đây nhất là cầu Cẩm Đô là thấy núi rác, ruồi bu như lá mùa thu. 

Nhiều tên thất tình ở Đàlạt, muốn nhảy cầu Cẩm Đô tự tử nhưng khi thấy tấm bảng “cấm xã rác” nên bỏ ý định của kẻ yêu điên cuồng, sẵn sàng chết cho tình yêu thay vì vô Núi Voi, đánh Việt Cộng như đại đội Trinh Sát 302, con cưng của dân cư Đàlạt, của tiểu đoàn Địa Phương Quân 214.
Nhắc vụ tự tử, có dạo người ta bắt một tên dân Đàlạt. Hắn và đối tượng yêu nhau nhưng bố mẹ không chấp nhận nên cặp này rủ nhau ra hồ Xuân Hương quyên sinh để thiên thu hoá cuộc tình của họ, dân cư Đàlạt sẽ nhớ đến cuộc tình máu lửa, không môn đăng hộ đối, tiểu tư sản của họ như chuyện tình đồi thông hai mộ. Họ nghĩ gia đình sẽ chôn họ trên đồi cù, để mai sau giới trẻ sẽ đến tặng hoa “forget me not” cho cuộc tình bất tử thuộc dạng quyên sinh của Đàlạt dấu yêu. Hay sẽ làm cái am tình yêu và mướn Sơn đen làm ông từ để nhang khói cho cuộc tình lỡ bị ngu.

Hai người đứng trên cái cầu nổi mà con nít hay tụ lại để nhảy xuống bơi. Họ để lại thư tuyệt mạng cho gia đình và hứa sẽ giúp cho các đôi trẻ khác sẽ không bao giờ xa nhau, không bao giờ phải hát ân tình lại vỡ đôi. Khi nhảy xuống thì cô gái không biết bơi, ngủm, còn tên con trai, bổng nhiên thấy tấm bảng “cấm đổ rác”, bổng nhiên giác ngộ cách mạng là chết vì tình, vì gái là ngu, là dại nên bơi luôn đến bờ chỗ khác, trốn về Sàigòn. Cô gái như căm thù thằng bồ, bội phản lời thề chết chung trên cầu nên điềm chỉ cho cảnh sát bắt hắn ở Sàigòn.

Nếu mình không lầm thì chỉ có một bên hồ, phía Thanh Thuỷ là có mấy chiếc cầu này
Cũng mùa mưa, mình đi chơi với mấy tên bạn, thấy chỗ lữ quán thanh niên của hướng đạo Lâm Viên, thiên hạ tụ lại đông nên tò mò dừng xe lại. Thấy ông Phác Râu sau này làm ông từ ở am Sohier. Ông này làm cho ty công Chánh thì phải và ăn rất khoẻ. Có lần mình bị chó bà Quán cắn nên lên ty công chánh với ông cụ để qua viện Pasteur chính thuốc ngừa chó dại. Thấy thiên hạ cá cược với ông ta ăn hết nồi chè. Hình như bị chó berger cắn nên sau này, Mình hơi điên điên khùng khùng Đến nay. Chán Mớ Đời 

Mình thấy ông Phác cầm chai nước mắm rồi tu cái ực như bợm nhậu rồi nhảy xuống hồ lặn. Lâu lâu lại trồi lên, tu thêm chai nước mắm cho ấm người rồi thấy thiên hạ reo lên. Thấy ông Phác từ từ trồi lên rồi lội vô bờ như Ursula Andress trong phim James Bond. Thấy ông kéo một thằng bé độ 10 tuổi, rồi lên bờ, thấy ông ta lấy hai cái chân quàng qua vai, đầu thằng bé trút xuống đất phía sau lưng, ông ta cõng thằng bé chạy tới chạy lui đến khi nước ọc ra mồm. Nghe nói thằng bé sau đó chết vì bị chết đuối lâu quá. Năm 12 B mình cũng chứng kiến một tên học trường Tân Sanh, ở cạnh Ngọc Hiệp, chết đuối ở Thung Lũng Tình Yêu. Có kể rồi.

Con nít bơi ở đây, chết đuối mấy trự khi mình còn ở Đàlạt 
Cũng khu này, thằng Thịnh học chung với mình ở trường Thanh Ngọc, nhà đường Hàm Nghi. Nhà nó bán gạo ở đường Hàm Nghi, đối diện tiệm phở Bằng còn mẹ mình thì kiếm gạo ở đâu, do đại đội trưởng địa phương quân, đánh bài thua nên đem bán gạo của lính cho bà cụ rẻ. Hay mấy ông cha nhà dòng cứu thế, hay bà sơ được mỹ viện trợ đem bán cho bà cụ. Rồi bà cụ bỏ mối cho mấy tiệm bán gạo Đàlạt có môn bài bán gạo như tiệm Sơn Hà,….

Bố mẹ thằng Thịnh quen bà cụ mình nên hai thằng chơi thân, mình hay đến nhà nó ở đường Hàm Nghi chơi. Một hôm không thấy nó đi học, thiên hạ kể là bố nó dạy mẹ nó lái xe, chở nó theo, chạy xuống đường Võ Tánh, Nguyễn Thái Học rồi xuống bờ hồ ngay bùng binh đây, thay vì quẹo cua thì mẹ nó đạp lút ga bay xuống hồ ban đêm nên ít ai đi qua khi vực này. Bà cụ mình rên vì mới giao cho mẹ thằng Thịnh 5 tấn gạo chưa lấy tiền, thường thiên hạ bán xong mới đưa tiền lại cho bà cụ. Chán Mớ Đời 

Có lẻ trận mưa cuối cùng ở Đàlạt khiến mình nhớ cả đời là ngày cuối cùng học trung học. Học sinh lớp 12 được nghỉ sớm để học luyện thi tú tài IBM. Mình và thằng Nguyên, nổi hứng đi bộ dưới mưa, như để đánh dấu ngày cuối cùng của đời học sinh. Hai thằng lang thang ra khu Hoà Bình rồi lội về Hàm Nghi. Nó rẽ lên Võ Tánh về đường Tăng Văn Danh còn mình thì đi xuống Phan ĐÌnh pHùng, băng qua vườn ông 3 Đà về nhà ở Hai Bà Trưng.

Ảnh chụp từ rạp xi nê Hoà Bình nhìn về đường Duy Tân
Sau trận đi mưa ngu xuẩn đó, mình bị đau một trận hơn một tháng, chả học thi gì cả. Sau đó Chán Mớ Đời mình mới bò lại nhà thằng Nguyên, rủ vào đập Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu bơi. Hai thằng nhảy xuống bơi và như phép lạ Thần Tình Yêu ở thung lũng này ra tay cứu độ. Hai thằng hết đau ngày hôm sau nên ngày nào cũng bò ra đây bơi 2 tiếng. Khi đi thi tú tài, mình thấy mấy tên trong lớp mặt xanh lè như đít nhái còn mình thì như cột nhà cháy. Mình thì học cực ngu nhưng thi cái gì cũng đậu. Chắc khi xưa, bà cụ mình bán vía mình cho Cậu Mười ở Am bà Cai Thỏ ở đường Nguyễn Công Trứ, ấp Hà Đông nên trời hay ị trúng đầu mình.

Nhớ mưa Đàlạt thì Chán Mớ Đời vì xứ nhỏ bé, cứ mưa và mưa. Mình hay sang nhà ông Tước, hàng xóm sau khi ăn tối, ngồi đấu láo nơi mái hiên với Cu Bi, học Văn Học trên mình đâu 2 năm. Trời mưa nên chẳng biết làm gì, lâu lâu có tiền thì hai thằng rủ nhau ra đường Minh Mạng, đến hàng bà 7 Quốc bán sữa đậu nành, ngay tiệm vàng Hùng Thanh của ông Bùi Duy Chước. Ngồi nơi bậc thang, nước mưa từ mái nhà hắc vào ước áo quần nhưng mồm vẫn thổi ly sữa đậu nành nóng hổi, uống nhấp nhi nhấp nha. Lâu lâu có tiền thì hai thằng chia nhau cái bánh da lợn. Mình mới tìm lại chị và 2 cô em của hắn trên Facebook. Không biết hắn còn nhớ đến mình hay không. Có em một bạn học cũ, kể là có hỏi hắn nhớ Sơn Đen thì hắn nhớ nhưng dặn đừng nói lại. Hôm nào rảnh mình kể lại tài chửi giọng Huế của tên này. Khi xưa đi học, không tên nào dám đánh nó cả. Tên này bé tí ti mà cái mồm to hơn bà Cả Đọi, chửi mấy tên nào ăn hiếp nó.

Mình nhớ mưa năm học lớp 12 B, hay đi chung đường với đối tượng một thời. Nghĩ lại mình sang hơn ông Phạm Thiên Thư. Ông thi sĩ này chỉ đi theo Hoàng Thị Ngọ, còn mình thì sánh vai “Ngày Xưa Fan Thị” đi dưới mưa trên đường Hai Bà Trưng từ cầu Cẩm Đô đến trường. Đến trường thì mấy tên như Nguyễn Mơ 12C la hét ỏm cù tỏi nhưng Sơn đen vẫn hiên ngang đi bên đối tượng lên cầu thang. 

Chả nhớ nói gì với đối tượng nhưng dạo ấy có bài hát, được phổ từ thơ của ông Nguyễn Tất Nhiên “đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa,…” chỉ có điều mình không có tiền để vào quán. He he he
Thời bé, mưa Đà Lạt làm thiên hạ rất buồn. Cứ rú rú trong nhà khiến mình chi muốn thoát khỏi cái không gian ấy. Cái dung dịch khiến mình buồn não, chả biết làm gì. May thay bò đi tây được. Mình như con chim xổ lồng, đi tứ xứ. Như ai nói thế giới là một cuốn sách, nếu bạn không đi đây đó thì như bạn chưa bao giờ lật các trang sách.

Theo thời tiết cho biết là tuần này mưa mệt thở, đỡ tốn tiền tưới nước đến tuần sau. Xem như 3 tuần nữa không cần tưới. Chỉ tưới chút phân lõng cho cây đậu trái vì đang là mua hoa nở. Rồi đi Seattle và Oregon chơi với đồng chí gái 10 ngày. Khi về sẽ bắt đầu hái bơ. Hái xộn thì đi chơi nữa. Ông nuôi ong đã đem ong vào vườn chuẩn bị cho mùa nở hoa. Hoa cam, quýt và bưởi bắt đầu ra trái.

Hôm qua, lên vườn mình chích Botox. Có  ông nuôi ong mới thay thế ông kia về hưu. Mình đâu biết ông ta ở trên vườn nên đi lòng vòng, ngang mấy tổ ong, mới được ông ta chăm sóc, bị một con bay lại chích nơi trán. Bị sưng chù vù một chỗ, xem như chích Botox, giúp có được kháng sinh cho cơ thể.


Chán Mớ Đời 
Nhs

Uống trà có tốt?

Nhớ hồi nhỏ, mỗi sáng thức dậy, mình có bổn phận đem 2 lò than ra sân, lấy ngo chụm lửa rồi bỏ mấy cục than lên để đốt. Khi nào than hồng thì đem vào bếp, đun nước sôi pha trà cho ông bà cụ uống và chế nước sôi vào bình thuỷ để khi mấy đứa em dậy, pha sữa Ông Thọ uống, ăn sáng với bánh mì lò ở Phan Đình Phùng, gần Ngã 3 Chùa.


Dạo ấy nhà mình chuyên uống trà Nguyễn Đăng của bên ông ngoại mình ở Bảo Lộc. Mình nghe nói dòng họ bên ngoại thuộc dòng Mạc Đăng Dung, sau con cháu lấy họ Nguyễn để khỏi bị giết, lấy chữ lót “Đăng” để nhớ về cội nguồn.

Hồi bé có uống trà nhưng không ghiền, qua tây thì thiên hạ uống cà phê, mình không có tiền uống nên sau ăn trưa, không bò vào quán cà phê với tụi học chung. Qua Anh Quốc thì khác với những gì mình nghe nói đến xứ sương mù này, con dân của nữ hoàng Elizabeth toàn uống cà phê như hủ chìm, chỉ có đến những tiệm như Fortnum & Mason hay Harrods mới thấy thiên hạ mua trà và uống trà. Dân Anh Quốc uống trà cũng điệu nghệ lắm, phải cầm tách ra sao, cầm đĩa hứng trà ra sao, ngón tay út chĩa ra sao khá bú xua la mua. Qua mỹ thì dân mỹ uống cà phê, nay thì uống trong ly giấy. Chán Mớ Đời 

Hôm qua, có anh bạn điện thoại hỏi uống trà có tốt không, rồi nhắn tin kêu mày kể chuyện về trà cho tao đọc vì qua điện thoại chả nhớ gì cả. Chán Mớ Đời 

Đọc sách báo thì họ nói uống trà tốt, giảm cân, hạ Cholesterol, có kháng oxy hoá đủ trò nên thiên hạ mua uống. Cái gì cũng vậy, trà có cái hay và cũng có cái xấu tương tự cà phê, vấn đề là thằng bán trà chỉ đem những cái hay của trà ra nói để bán cũng như cà phê. Khách tiêu dùng như mình cứ nghe đến, không xem xét kỷ là ùn ùn đi mua về uống.

Đến nhà mấy tên bạn, lại thấy họ cầu kỳ hoá, hình thức hoá uống tách trà theo kiểu trà đạo đủ trò thấy đời sao mệt vậy.

Mình có đọc một nghiên cứu về trà của ông bác sĩ Trần Đại Sỹ, ở bên Pháp. Ông ta được viện Pháp-Á tài trợ để nghiên cứu về trà để giảm chất béo. Theo ông này thì trong trà có chất Théine, một độc tố nên tránh vì uống nhiều có hại cho thận. Cách tốt nhất là không nên uống trà để qua đêm vì các độc tố được thải ra nhiều.

Xem bảng cường độ Théine được khảo nghiệm trong các loại trà phổ thông:

Trà O-long xanh, Trung-quốc
Trà O-long đen, Trung-quốc
Trà xanh Phúc-kiến, T-q
Trà tươi Việt-Nam
Trà Phú-thọ Việt-Nam
Trà Blao Việt-Nam
Hao-ling
12,5%
07,4%
12,0%
14,2%
12,3%
11,5%
 0,5%

Phái đoàn của ông ta tình cờ khám phá ra trà Pủ-eh mà ông ta gọi là Phản-phì, một loại cây trà, thuộc họ Camélia Sinensis L. Loại trà này uống vào có khả năng hạ Cholesterol và Triglyceride trong máu. Theo ông ta thì trong bộ Đại-lý thông chí, có nói rằng: 
« Quan Thái-sư Ngột Lương Hợp Thai mang quân vượt núi đánh Giao-chỉ (tên cũ của Việt-Nam). Nhưng ngựa kéo xe tải lương béo quá, vượt núi không được, phải thả vào thung lũng nghỉ ngơi. Ngựa ăn loại cây Phản-phì, nên ít hai tháng sau, bụng hết mỡ, vượt đèo dễ dàng. Quan Thái-sư ra lệnh cho dân chúng cung cấp lá cây Phản-phì cho những con ngựa béo ăn vào, chúng trở thành khỏe mạnh ».

Vào năm 1981, trên tạp chí y học địa phương Vân-Nam, có đăng một truyện ngắn mang tựa đề Ngạ phu, của nữ bác sĩ Shu Vi-Hao (Chu Vĩnh Hảo). Nội dung kể truyện một anh chàng ăn không bao giờ biết no, hơi làm là mệt, nhưng về phương diện tình dục, một ngày giao-hoan đến ba lần vẫn chưa đủ, đến nỗi vợ chịu không nổi phải xin ly dị. Trong đó có đoạn nói: 
« ... Lỡ có béo, chỉ cần gặm ít lá cây Phản-phì là hết ngay ».

Khi đọc truyện ngắn này thì ông ta tò mò vì được viết bởi một y sĩ nên liên lạc với vị y sĩ này để xem có đúng hay chỉ bựa ra. 15 ngày sau thì ông ta nhận được lá thư hồi âm của vị y sĩ này với  mấy lá cây Phản-phì. Cho khảo nghiệm thì ông ta khám phá ra loại lá này thuộc họ trà và có tính chất khử cholesterol và triglyceride rất mạnh, chứ không có tác dụng chữa béo hay chống lại bệnh cuồng dâm. Chán Mớ Đời

Năm 1982, ông ta làm trưởng đoàn nghiên cứu với 7 người sang Trung Cộng, đi tìm ở các vùng Đông-XuyênCôn-minh, Song-giang, Khâu-bắc, Văn-sơn, Nguyên-dương. Kết quả tại những vùng trên đều tìm thấy các loại trà sau đây:

– Phản phì là loại trà hoang, mọc ở cao độ từ 1500m trở lên, 
– Lá nhỏ hơn trà thường khoảng 1/7 đến 1/3.

Loại 1, không có độc chất,

Loại 2, có ít độc chất.

Loại 3, không có độc chất. Có 18 dạng khác nhau.

Loại 4, không có tác dụng khử mỡ.

Loại 5, lá quá nhỏ, không thể khai thác sản xuất.

Phái đoàn đã hái mỗi nơi, mỗi loại khoảng 5 kg lá tươi, chở khẩn cấp về châu Âu phân tích, thử nghiệm. Kết quả cho thấy tính chất, cùng thành phần hóa học không giống nhau. Mãnh lực khử cholestérol, triglycéride cũng không đều nhau. Tôi quyết định chỉ thử nghiệm loại 3, vì loại 3 có dược tính khử cholestérol cũng như triglycéride rất cao, dễ trồng, độc chất không có, chất Théine rất thấp. Nhưng loại 3 lại có đến 10 dạng khác nhau. Tôi đặt tên theo số thứ tự.
Khử cholestérol mạnh nhất, là loại lá ở :
– Nguyên-dương
– Văn-sơn
– Khâu-bắc
– Song-giang,
– Côn-minh,
– Đông-xuyên
Khử triglycéride mạnh nhất là loại lá ở:
– Đông-xuyên,
– Côn-minh,
– Song-giang,
– Khâu-bắc,
– Văn-sơn,
– Nguyên-dương,
Như vậy :
« Càng đi về phương Nam, thì độ khử cholestérol càng mạnh ». 
« Càng đi về phương Bắc thì độ khử triglycéride càng mạnh».
« Càng đi về phương Nam thì chất Théine càng mạnh ».

Sau đó cây :
Phản-phì loại 3 được đặt tên là Hao-Ling,

Để ghi kỷ niệm hai thiếu nữ Trung-quốc có công trong việc tìm ra nó. Hảo là tên của Bác-sĩ Chu Vĩnh Hảo. Ling phát âm Quan-thoại là Liên, tên của diễn viên điện ảnh Hương-cảng. Viện Pháp-á đã nghiên cứu rất kỹ thì thấy rằng những cây có độ khử cholestérol, triglycéride càng cao thì chất théine càng mạnh. Cuối cùng chúng tôi đã lấy giống (hạt và tiếp cành) đem về trồng thử tại 8 địa điểm ở Âu-châu: Cùng độ cao, cùng demi-soleil, cùng độ ẩm của đất, cùng độ ẩm của không khí. Các địa điểm ở Hòa-lan, Pháp, Ý, Bồ-đào-nha. Nhưng kết quả thực thảm hại. Cây trà mọc cao, lá to, hoa đẹp, nhưng hàm lượng Théine quá cao (18%), mà than ôi độ khử mỡ dường như không có, chỉ bằng 1/10 những loại ở Vân-Nam.

Chúng tôi phải thuê đất trồng tại Vân-Nam, rồi theo dõi, làm các thí nghiệm:
– Biến chế cách trồng,
– Tìm phân bón đặc biệt,
– Nghiên cứu thời gian hái,
– Làm tăng độ khử mỡ,
– Hạ chất théine hạ thấp đến tối thiểu (0,05 đến 0,5%).
– Cây Hao-Ling bắt đầu được thuê đất trồng tại Vân-Nam.

Nhưng mãi tới năm 1986, sản phẩm này mới được đem xử dụng như dược phẩm. Đã có nhiều công ty bắt chước trồng thử, nhưng không có một chút kết quả nào cả. 

Những bí mật này là lẽ sống còn của chúng tôi. Chúng tôi không thể phổ biến. Sau đây chúng tôi xin trích một đoạn trong tài liệu này (1985):
« ... Hao-Ling là một loại cây thuộc họ trà, mọc hoang ở các sườn đồi núi vùng Vân-Nam, có thể trong vùng núi Tây-Bắc Việt-Nam nữa. Căn cứ vào thành phần địa chất, khí hậu, càng đi về Nam, cường độ chống cholestérol, và tryglycéride của Hảo-Ling càng mạnh. Nếu như mai này hoàn cảnh có thể, đem giống này về trồng ở vùng núi non Tây Bắc-Việt, thì kết quả còn tốt hơn. Cái khó khăn là chọn vùng đất, khí hậu, phân bón và nhất là thời gian hái, cùng ướp. Hiện nay luật lệ Việt-Nam, cũng như tổ chức xã hội, cùng an-ninh địa phương chưa cho phép công ty ngoại quốc đầu tư về canh nông. Chúng ta hãy chờ...” *

Được biết: 
DHL, viết tắt của chữ dosage d'Hao-Ling, nghĩa là phân lượng trà khi hái ép lấy nước, nếu đem sử dụng có kết quả tương đương với:
  • Simvastaline (Zocor) 5mg
  • Atovastatine (Tahor) 10mg
  • Fénofibrate (Lipanthyl) 70mg.


Trong bản báo cáo của nghiên cứu chữa trị 1000 trong 4000 bệnh nhân (không chọn lọc) có bệnh béo phì, huyết áo cao, bệnh tim. Các bệnh nhân có lượng cholesterol trong máu cao hơn 3.50g/l (Cholestérol >1,80 – < 2,40 g/l) và triglyceride trên 1.50 g/l (Triglycéride >0,40 – < 1,50 g/l).

Theo nghiên cứu thì 965 bệnh nhân trong số 1000  có cholestérol trên 3.50 g/l, triglycéride trên 1.50 g/l. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm, 1 được chữa trị bằng trà Hao-ling và một được chữa trị bằng PCIB. Sau mấy tháng thì thử nghiệm cho biết như sau:

Về Cholesterol 


Phân lượng trong máu
Nhóm Hao-Ling
Nhóm PCIB

28 người
15 người
Trước khi trị + S.D mg/dl 
266.43 +/– 31.11
257.00 +/– 21.6
Sau khi trị + S.D mg/dl 
220.93 +/– 37.65
211.40 +/– 41.24
Phân lượng giảm + S.D mg/dl 
45.5 +/– 35.11
45.60 +/– 40.35
Bách phân giảm (%) 
17.08
17.74
Số hữu hiệu (%)
92.86
100
Độ giảm bệnh nhân (%) 
64.29
66.67
Bệnh nhân trở lại bình thường(%) 
50
53.33

Về triglycéride

Phân lượng trong máu
Nhóm Hao-ling
PCIB

15 người
51 người
Trước khi trị + S.D mg/dl
290.06 +/– 163.87
304.57 +/– 107.30
Sau khi trị + S.D mg/dl
225.53 +/– 154.68
175.64 +/– 87.98
Phân lượng giảm S.D mg/dl
64.53 +/– 99.10
128.93 + /-117.60
Bách phân giảm (%)
22.25
42.33
Số hữu hiệu (%)
86.27
89.29
Độ giảm bệnh nhân (%)
64.71
75
Bệnh nhân trở lại bình thường (%)
33.33
53.57

Những bệnh nhân có lượng créatinine cao hơn 11 mg/l không nên dùng quá 4 gói một ngày trong thời gian trên 60 ngày. Bởi trong số một nghìn bệnh nhân, sau ba tháng điều trị bởi lượng 4 gói một ngày (10g) thì lượng créatinine biến đổi như sau:
– 15 bệnh nhân créatinine dưới 10mg/l lên tới 12mg/l
– 30 bệnh nhân créatinine từ 11mg/l lên 17mg/l
– 15 bệnh nhân créatinine từ 15mg/l lên 20mg/l

Mình có gửi mua bên tàu, loại trà Pủ-eh này để uống, vì ra tiệm ông Tái Sanh, nay không ở tiệm nên con cháu lạng quạng. Ông này ngạc nhiên khi mình hỏi loại trà này. Được biết là loại trà này càng để lâu càng tốt, càng đắt tiền. Mình không uống thường xuyên lắm, chỉ biết là khi uống thì đầu óc khá bén nhậy, không mệt mỏi. Hôm qua mình có gửi bên pháp mua trà Hao-ling do công ty  Thé de là Pagode bán. Theo mình hiểu thì ông Trần đại sỹ và một số người pháp khác, mua đất hay hợp tác với người Tàu ở Vân Nam để trồng loại trà theo phương thức của họ nghiên cứu để giảm thiếu tối đa chất Théine, nên họ bán khá đắt. Ai muốn thì lên mạng mua của họ còn không thì vào Amazon đánh trà Pu-eh . Họ bán từng bánh tròn chớ không vô hộp như Ô-long,…

Loại trà này kỵ rượu bia, khi uống thì không được uống thuốc trị cao mỡ,…

Trà Pủ-eh mua từ bên tàu

Chúc các bác một giáng sinh vui vẻ.

Nhs

Bạn học = chuyên gia chửi

 Ở đâu không có dân chủ với tinh thần đối thoại cởi mở, ở đó có tiếng chửi. (Chu Mộng Long)


Hôm trước, có cô tự xưng là cựu học sinh Yersin, em của tên bạn học chung khi xưa khiến mình thất kinh, bao nhiêu kỷ niệm một thời học chung với hắn, từ đâu trôi về. Mình hỏi cô nàng là tên này còn nhớ đến mình thì được trả lời: ‘ Dạ, có nhớ đến anh. Nhưng " suỵt em" và nói " coi như tao không biết gì hết nhe". Nhưng có vẻ rất vui khi được biết anh có kể về anh Biểu trong truyện. Hihihi…”

Em trai mình, nay ở Pháp có kể là sau 75, lâu lâu gặp hắn thì hắn có gửi lời thăm mình. Về Đàlạt nghe nói hắn đã qua đời nên không đi tìm, nay cô em kêu một nhân vật lịch sử vẫn còn sống. Có lẻ mấy cô em mình còn ở Đàlạt, lầm tưởng hắn với người em út đã qua đời.


Trong lớp học, thường người ta chỉ nhớ đến những ai học giỏi, đẹp hay có cá tính đặc biệt còn không thì như đám lục bình trôi sông, đại khái không ai nhớ đến như mình, lục bình khi xưa. Ngược lại tên B này thì bảo đảm mấy tên khi xưa học chung lớp đều phải nhớ đến hắn. Người hắn thấp thấp, lanh chanh nên hay bị thiên hạ chửi hay đánh mà khi đánh hắn là như mở cái nắp của hộp Pandora.


Hộp Pandora của hắn là hộp chửi. Hắn tuy bé con nhưng cái mồm hắn chửi kinh hoàng. Càng đánh hắn thì hắn càng chửi, không hổ thẹn cái tính lì của dân Huế. Làng này chuyên nghề thợ bạc nên chỉ có lửa mới làm chảy vàng. Được cái hắn khôn, hay đứng gần đám con gái để chửi nên mấy tên đánh hắn, bị sỉ nhục nhưng không dám làm gì cả trước đám con gái. He he he


Nhớ có lần ra chơi, không biết chuyện gì lại thấy hắn đứng chửi thằng H. “Tổ cha mi, mai tau ra tau đào mả cha mi lên, tau đào 3 đời ôn cố nội, tam tông môn họ hàng mi lên, tau ẹ vô mả cha, dòng họ mi, đi ăn mày 10 đời sau. Có vàng thành cứt..” hắn chửi dài dòng văn tự lắm nhưng lâu quá không nhớ rõBác nào còn nhớ thì bổ túc dùm em. Hắn học trường tây mà chửi có bài bản nên mình đoán hắn học ở ai trong gia đình hay họ hàng vì làm luận văn, hắn cũng không được nhiều điểm hơn mình. Hình như sau này, hắn bay qua học trường Trần Hưng Đạo, cải tên khác.

Tên H mặt xanh như đít nhái, bổng nhận ra lỗi lầm đã chọt đúng tổ ong chửi của lớp thậm chí của trường nên im re, không dám hùng hổ như trước đây 5 phút. Có dịp trở lại Đàlạt, chắc mình sẽ đi tìm tên này để chọc hắn chửi lại một lần để đưa mình về phương trời của ký ức một thời.


Thấy đối thủ im lặng như đài phát thanh ở sông Bên Hải bị cúp điện, thế là hắn thừa thắng xông lên chửi tiếp vì có đám con gái đứng gần, lắng nghe để học nghề sau này chửi chồng, chửi con. Khi mình viếng thăm Bàn Môn Điếm, ranh giới Bắc Nam Triều Tiên, nghe đài phóng thanh tuyên truyền lãi nhãi từ hai bên dòng sông, khiến mình lại nhớ đến hắn và tự nhiên cười. 


Chửi đến đây, hắn ngưng để lấy hơi lại, nhịp đập của tim phổi của hắn trong khi mọi người như đang say sưa nghe đài phát thanh chửi của hắn, bị ngưng bất thình lình để nghe phần quảng cáo nên mặt đực ra hết, mong hắn tiếp tục cung bậc chửi đồ rề mi pha son đàng hoàng. Thường thường thì con gái Huế chửi hay hơn nhưng tên này chửi hay cực kỳ. Khi xưa, mình hay cãi lộn với bà Ron, hàng xóm. Tiếng Việt mình thì không rành nên khi nghe bà chửi là mình nhái lại nên ngày này nhớ lỏm bỏm. Mình vẫn mê nghe thằng B chửi với giọng Huế, như tiếng thợ bạc đang làm đồ bạc. 


Sau khi lấy lại sức và hơi thở dồn dập, hắn chửi tiếp khiến ai nấy đều mừng rỡ đưa lỗ tai ra hứng những lời vàng thánh ngọc của hắn: “mả cha mi, đồ mi là đồ mi phá, ba mi về là ba mi la mi” như khi xưa mình thấy ban cổ  am mệ Cai lên đồng,..., có Mệ Vĩnh Tường, đánh đàn, sau này lấy dì Mến, làm chung với mẹ mình ở tiệm Hiệp Thạnh khi xưa. 


Chửi đến đây thì hắn bổng như lấy lại sức, rống lên: “Cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông, cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, đằng gái đằng trai, hãy vén cái tai, hãy gài cái tóc nghe tao chửi đây nì. Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau xóm trên xóm dưới, lư hương bát nước, chiếu trải giường thờ, tao bới mả cha bây rung rinh như thuyền mành gặp sóng. Tao chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi, đã ăn của tao bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhân ác nghiệp.Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bây ăn lật đật, bây ăn nửa đêm, bây ăn mờ sáng. Bây ăn cho chồng bây sợ, bây ăn cho vợ bây kinh, bây ăn cho ngã miếu sập đình, cho tổ tiên bây chết hết để mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt. Đồ cái quân không sợ Phật đánh Thánh đâm, đồ cái quân không sợ trời tru đất diệt. ...”


Rồi như sực nhớ đến bài chửi khác nên rống lên như Tạ Tốn: “Mồ tổ cha mi, nhìn tau chi rứa“. Hắn lầm lừ nhìn tên Đinh Anh quốc, người Bắc, đang tìm cách nghe theo giọng Huế của hắn.


Viết đến đây thì nghe điện thoại của tên bạn học ngày xưa, chúc giáng sinh. Mình hỏi hắn có nhớ Nguyễn B? Như chọc đến chỗ ngứa, tên bạn kêu : “địt mẹ thằng B thì ai chả nhớ. Thằng nào chọc nó là nó đi theo nó chửi đến khi nào khô nước miếng, nó đeo theo chửi cho hết 4 mùa lá rụng.” Kinh. Rồi hai thằng kể về Đàlạt khi xưa, về những ngày mưa dầm, mưa dề lê thê Đàlạt.


Mình bắt đầu để ý đến mưa hay yêu thích mưa khi nghe bản nhạc “Cơn Mưa Phùn” của ông Đức Huy nhưng không hiểu rỏ lắm vì tiếng Việt bị hạn chế. Như “một sớm mai thức dậy tình yêu rời chăn gối bay theo những cơ mưa phùn”. Mình không hiểu tại sao tình yêu lại bay theo mưa phùn nhưng không dám hỏi vì sợ bị kêu ngu lâu dốt sớm. Mình nghe bản nhạc này lần đầu tiên năm 11b, khi lên đại học Đàlạt, xem văn nghệ. Có tên nào sinh viên để tóc dài lên cầm micro hát, nghe rất phê.


Trở lại tên bạn, chuyên gia chửi của Yersin khi xưa. Đi Tây nên mình quên hắn đến khi đọc bài thơ  “Tau Chưởi” của ông người Huế, có cái tên Trần Vàng Sao thì mới nhớ lại hắn. Mình không biết tên bạn học cũ có làm thơ chửi sau 75 hay không. Chán Mớ Đời


tau chưởi

tau tức quá rồi

tau chịu không nổi

tau nghẹn cuống họng

tau lộn ruột lộn gan

tau cũng có chân có tay

tau cũng có đầu có óc

có miệng có mắt

có ông bà

có cha mẹ

có vợ con có ngày sinh tháng đẻ

có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần

rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả

tau đầu tắt mặt tối

đổ mồ hôi sôi nước mắt

vẫn đồng không trự nõ có

suốt cả đời ăn tro mò trú

suốt cả đời khố chuối Trần Minh

kêu trời không thấu

tau phải câm miệng hến

không được nói

không được la hét

nghĩ có tức không

tau chưởi

tau phải chưởi

tau chưởi bây

tau chưởi thẳng vào mặt bây

không bóng không gió

không chó không mèo

mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước

giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây

đặng nghe tau chưởi

tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời

cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì

con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi

tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống

hết nối dõi tông đường

tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp

tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu

tam giáo đạo sư bây

cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây

hà hơi trún nước miếng cho bây

bây ỉ thế ỉ thần

cậy nhà cao cửa rộng

cậy tiền rương bạc đống

bây ăn tai nói ngược

ăn hô nói thừa

đòn xóc nhọn hai đầu

ngậm máu phun người

bây bứng cây sống trồng cây chết

vu oan giá hoạ

giết người không gươm không dao

đang sống bây giả đò chết

người chết bây dựng đứng cho sống

bây sâu độc thiểm phước

bây thủ đoạn gian manh

bây là rắn

rắn

toàn là rắn

như cú dòm nhà bệnh

đêm bây mò

ngày bây rình

dưới giường

trên bàn thờ

trong xó bếp

bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra

bây mang bí danh

anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường

lúc bây thật lúc bây giả

khi bây ẩn khi bây hiện

lúc người lúc ma

lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét

lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm

lúc như thầy tu vào hạ

lúc như con nít đói bụng đòi ăn

hai con mắt bây đứng tròng

bây bắt hết mọi người trứơc khi chết phải hô

cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây

sống dai đời đời kiếp kiếp

phải quỳ gối cúi đầu

nghe bây nói không được cãi

phải suốt đời làm người có tội

vạn đợi đội ơn bây

đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống

thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu

bây làm cho mọi người tránh nhau

bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng

đồ phản động

đồ chống đối

đồ không đá bàn thờ tổ tiên

đồ không biết đốt chùa thiêu Phật

thượng tổ cô bà bây

mụ cô tam đợi mười đời bây

tau xanh xương mét máu

thân tàn ma dại

rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch

mả ông bà cố tổ bây kết hết à

tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm

bây ăn chi mà ăn đoản hậu

ăn quá dã man

bây ăn tươi nuốt sống

mà miệng không dính máu

người chết bây cũng không chừa

năm năm mười năm hai mươi năm

xương chân xương tay sọ dừa vải liệm`

bây nhai bây khới bây mút

cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột

bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương

khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng

để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho

cha mẹ cố tổ bây

hỡi cô hồn các đảng

hỡi âm binh bộ hạ

hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió

trong am trong miếu giữa chợ giữa đường

đầu sông cuối bãi

móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó

cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi

bây giết người như thế

bây phải chết như thế

ác lai thì ác báo

tau chưởi ngày chưởi đêm

mới bét con mắt ra tau chưởi

chập choạng chạng vạng tau chưởi

nửa đêm gà gáy tau chưởi

giữa trưa đứng bóng tau chưởi

bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi

mười hai nhánh họ bây

cao tằng cố tổ bây

tiên sư cha bây

tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén

xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng

tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ

mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm

tau chưởi  cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc

đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu

tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn

đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ

bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra

cũng phải tránh xa

tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn

sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn

chết không được mà sống cũng không được

tau chưởi cho dứt nọc dòng  giống của bây cho bây chết sạch hết

không bà không con

không phúng không điếu

không tưởng không niệm

không mồ không mả

tuyệt tự vô dư

tau chưởi cho bây chết hết

chết sạch hết

không còn một con

không còn một thằng

không còn một mống

chết tiệt hết

hết đời bây


Trần Vàng Sao

29 tháng 6 năm 1997

Ông này hình như theo Việt Cộng rồi sau này bị đì nên chửi mệt thở


Ghi lại đây để bà con đọc cho vui, mới hiểu được người Huế chửi thành thi ca, xuất khẩu thành chửi. Kinh 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nhs