Một liệu thuốc trị ung thư bị bắt buộc quên lãng

 Sống lâu, mình nghiệm một điều là vì đồng tiền người ta bỏ qua thiên chức, đạo đức để làm ra tiền và thật nhiều tiền. Như vụ Covid, họ tạo thêm đủ trò để bán thuốc tiêm mà ngày nay, hệ quả về chích thuốc ngừa COVID khiến người Mỹ càng lãnh thêm bệnh tật và chả có ai bị đi tù hay ra toà. Các công ty dược phẩm làm giàu vẫn phây phây hốt bạc.


Điển hình về y tế, các bác sĩ nhà thương không muốn chúng ta lành bệnh vì một bệnh nhân khỏi là mất đi một khách hàng. Nhớ có lần, đi khám sức khoẻ, kết quả thử nghiệm máu miết gì đều bình thường, bác sĩ của mình khuyến khích nên uống thuốc ngừa cholesterol và đường. Lý do là để phòng ngừa khiến mình Chán Mớ Đời chả muốn trở lại. Nghe nói bác sĩ cũng như nhà thương có quota hàng năm kê toa cho bệnh nhân. Mình xem phim tài liệu, nói về các đại diện thuốc Tây bên Ý Đại Lợi đi chiêu dụ bác sĩ kê toa thuốc của họ. Từ đó có cái nhìn bớt kính nể các vị lương y như kế mẫu.

Theo thống kê mỗi người bị ung thư là nhà thương và bác sĩ nhận tối thiểu $500,000 và chỉ cho phép trị ung thư bằng 3 phương cách mà tỷ lệ sống sót chỉ có 2.1%. Trong khi ở Âu châu, thì có nhiều phương cách chửa như sinh tố C… có ông Mỹ đưa vợ sang Đức quốc chữa bệnh ung thư. Ông ta quay phim, suốt 1 tháng trời nằm trong bệnh viện tư, họ truyền sinh tố C và cho nhìn đói khiến các tế bào ung thư đói và chết. Tốn $10,000 khỏi bệnh.


Có vợ chồng anh bạn nha sĩ từ Dallas đến cuối tuần này đi ăn cưới, ở lại nhà mình, anh chồng nha sĩ kể là trị được bệnh ung thư gan và từ 7 năm qua mỗi ngày uống sinh tố C. Ai tò mò kiếm trên bờ lốc mình có kể vụ sinh tố C và trị bệnh ung thư.

Bơ bán trên thị trường có mùi bơ nhưng không phải bơ. Toàn là hoá chất và đường, hỏi sao không bị bệnh khi ăn năm này qua năm nọ


Từ hơn 1 thế kỷ nay, thế giới xem y khoa hiện đại như là một là sự thật của mọi việc cứu chữa bệnh tật và bỏ qua hay xoá sổ tất cả những phương pháp trị liệu tích góp từ nghìn xưa. Vấn đề là ngày nay, chúng ta thấy bệnh tật càng ngày càng nhiều. Có thể chúng ta sống lâu hơn thế hệ ông bà nên càng tin sâu hơn và chỉ muốn chữa bệnh theo y khoa hiện đại. Đọc trên báo, có ông cho biết là hơi nhức đầu nên đi bác sĩ, bác sĩ bắt khám nghiệm đủ trò, lấy máu, chụp Quang tuyến này nọ, cuối cùng cho viên thuốc Tylenol uống. Tháng sau nhận biên lai dù hãng bảo hiểm đã trả phần nhiều, ông ta phải bỏ tiền túi trả gần $10,000.


Hôm qua đọc một bài viết của một bác sĩ đăng trên trang nhà các y sĩ vùng Trung Mỹ, nên ghi lại đây cho ai tò mò tìm hiểu. Mình chỉ tóm tắc vì khá chuyên môn nên đọc như ăn cơm khô, bánh mì 5 ngày. Ai tò mò thì theo đường dẫn



Vì bác sĩ cho biết “Trong sáu tháng qua, tôi đã nỗ lực thu hút sự chú ý của công chúng đến dimethyl sulfoxide (DMSO), một liệu pháp tự nhiên bị lãng quên, có khả năng điều trị nhanh chóng nhiều loại bệnh lý và được nhiều nghiên cứu chứng minh là rất an toàn (nếu sử dụng đúng cách), và quan trọng nhất (nhờ Đạo luật DSHEA năm 1994 hợp pháp hóa tất cả các liệu pháp tự nhiên), hiện đã có sẵn. Vì tôi tin rằng DMSO có vô vàn lợi ích cho cộng đồng y tế và bệnh nhân, tôi đã miệt mài tập hợp các bằng chứng để chứng minh cho việc tái khám phá nó. Chính vì vậy, trong suốt loạt bài này, tôi đã trình bày hơn một nghìn nghiên cứu cho thấy DMSO điều trị hiệu quả:”


Sơ lược bài viết của vị lương y như từ mẫu:


•DMSO là một chất an toàn và tự nhiên, có hiệu quả đáng kể đối với nhiều loại bệnh, bao gồm đau, chấn thương và đột quỵ.


•DMSO hòa tan hiệu quả nhiều loại thuốc và có thể vận chuyển chúng đi khắp cơ thể. Điều này làm tăng hiệu lực của thuốc, cho phép thuốc được đưa qua da và cho phép chúng nhắm mục tiêu sâu bên trong cơ thể (ví dụ: nhiễm trùng kháng thuốc) mà các liệu pháp khác khó tiếp cận.


•Thông qua nhiều cơ chế khác nhau, DMSO nhắm mục tiêu chọn lọc các tế bào ung thư và đồng thời làm giảm hậu quả của các liệu pháp điều trị ung thư. Nó cũng mang các liệu pháp điều trị ung thư thông thường và tự nhiên đến các khối u, do đó làm tăng đáng kể hiệu lực của các liệu pháp này (đồng thời cho phép sử dụng liều thấp hơn và ít độc hơn nhiều).


•Khi DMSO được kết hợp với hematoxylin (một loại thuốc nhuộm được sử dụng rộng rãi trong bệnh học), nó trở thành một phương pháp điều trị ung thư cực kỳ hiệu quả, vừa khai thác các đặc tính chống ung thư nội tại của DMSO vừa trực tiếp tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó cũng có khả năng nhắm mục tiêu ung thư rất đặc hiệu mà không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường, do đó cho phép nó hòa tan ung thư ở liều lượng hầu như không gây độc cho bệnh nhân. Ai tò mò thì xem phỏng vấn bác sĩ trên chương trình 60 Minutes tại Hoa Kỳ vào những năm 1960, nói đến phương cách trị liệu ung tư với DMSO nhưng FDA không cho phép. Lý do là các công ty dược phẩm không làm ra tiền.


https://youtu.be/4XEt0n6LPrk?si=yHbSiMA-Agi4UPKS


Hematoxylin


Hematoxylin là một loại bột thu được từ cây gỗ tròn (ví dụ: nghiền gỗ lõi, đun sôi trong nước để hòa tan hematoxylin, và làm bay hơi hỗn hợp đó để chỉ còn lại bột). Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Mỹ và ban đầu được người Maya sử dụng để nhuộm vải bông và làm thuốc (ví dụ: để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ). Sau khi được người Tây Ban Nha phát hiện vào năm 1502, một thị trường khổng lồ cho loại cây này đã nhanh chóng phát triển do nhu cầu của ngành công nghiệp dệt may trong việc tạo ra một loại thuốc nhuộm đáng tin cậy. Không lâu sau, nó bắt đầu được trộn với nhiều loại muối kim loại để giữ lại trên vải (và không bị phai màu).


Vì nhiều quá trình tế bào trong suốt và do đó khó nhìn thấy nếu không có thuốc nhuộm có thể nhuộm màu chúng, nên rất lâu sau đó (khoảng năm 1830), hematoxylin bắt đầu được sử dụng trong bệnh học, nơi nó được phát hiện (sau khi được oxy hóa thành hematein và gắn với muối kim loại), nó có hiệu quả đáng kể trong việc nhuộm nhiều thành phần của tế bào, bao gồm cả DNA. Đổi lại, do hiệu quả tốt của nó, gần hai trăm năm sau, nó vẫn là một trong những phương pháp nhuộm chính được sử dụng trong bệnh lý học để đánh giá mô (đó là chữ “H” trong phương pháp nhuộm H & E).


Vị bác sĩ kể tiếp:

Vì vậy, gần đây tôi đã xuất bản một bài viết về những đặc tính đáng chú ý của DMSO trong điều trị ung thư và trích dẫn hàng trăm nghiên cứu cho thấy rằng:


•DMSO khiến nhiều loại tế bào ung thư chuyển đổi trở lại thành tế bào bình thường.

•DMSO làm chậm sự phát triển của nhiều loại ung thư.

•DMSO cho phép hệ thống miễn dịch nhắm mục tiêu và loại bỏ các tế bào ung thư mà trước đây nó không thể loại bỏ.

•DMSO điều trị nhiều biến chứng khó khăn của ung thư như đau do ung thư và bệnh lắng đọng tinh bột do đa u tủy.

•DMSO bảo vệ mô khỏi tổn thương do xạ trị và hóa trị.

•DMSO làm cho nhiều liệu pháp điều trị ung thư (ví dụ: xạ trị hoặc hóa trị) hiệu quả hơn, do đó đảm bảo tỷ lệ thành công điều trị cao hơn và ít biến chứng hơn (vì liều lượng độc hại được sử dụng ít hơn).


Điều đáng chú ý là mặc dù đặc tính chống ung thư của DMSO thường được sử dụng trong các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm (bao gồm cả những thí nghiệm tìm kiếm các tác nhân chống ung thư có cùng đặc tính chống ung thư), lĩnh vực nghiên cứu ung thư lại có một điểm mù đáng chú ý đối với việc sử dụng DMSO, vì vậy trong các tài liệu hiện có, nó hầu như không bao giờ được thảo luận như một liệu pháp tiềm năng.


Trong số rất nhiều công dụng này, tôi tin rằng hai công dụng đáng chú ý nhất là khả năng làm giảm các biến chứng khó khăn của ung thư (ví dụ: đau do ung thư hoặc bảo vệ mô khỏe mạnh khỏi xạ trị) và khả năng tăng cường các tác nhân chống ung thư khác.


Một trong những ưu điểm và rủi ro chính của DMSO là nó có thể đưa các chất qua da và làm tăng đáng kể hiệu lực của chúng trong cơ thể. Một mặt, điều này khá có lợi vì nó cho phép tiêm những chất mà nếu không thì phải tiêm qua da và chỉ cần liều lượng thấp hơn nhiều để đạt được kết quả (ví dụ, như tôi đã trình bày ở đây, thuốc kháng khuẩn được trộn với DMSO thường có thể điều trị nhiều loại nhiễm trùng mãn tính mà nếu không thì kháng lại liệu pháp kháng sinh). Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm tăng đáng kể nguy cơ ngộ độc, do vô tình đưa các hợp chất độc hại (ví dụ: thuốc trừ sâu) vào cơ thể đã có trên da trước khi bôi DMSO (hoặc đã được tiếp xúc sau đó), hoặc làm tăng hiệu lực của thuốc dùng kết hợp với nó.




Những kết quả sau khi được diều trị bởi DMSO. Các trị liệu thấy rất hay. Khi nào buồn đời em sẽ kể tiếp


Mình tạm ngưng đây vì kể nhiều quá mấy bác lại choáng mắt. Nếu thích thì cho biết, sẽ tải thêm những gì em ghi lại trong sổ tay.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử

Hậu duệ khoa bảng người Việt

 

Hôm trước tình cờ đọc trên mạng bà Dương Nguyệt Ánh và bà Dương Vân Mai có họ hàng với nhau, xuất thân từ hai anh em Dương Khuê và Dương Lâm khiến mình tò mò về hậu duệ các người nổi tiếng có học thức khi xưa. Thú thật mình không biết hai ông họ Dương này chỉ nghe đến ông Dương Thiệu Tước , con trai của 1 trong ông này là nhạc sĩ tác giả bài “đêm tàn Bến Ngự” bất hủ. 


Mình đọc đâu đó nhà Lý khi bị Trần Thủ Độ soán ngôi nên có một số người sống sót vượt biển chạy đến Đài Loan và Triều Tiên. Con cháu di tản trên hai chiếc tàu này sau này phụ giúp vua xứ Cao Ly xây dựng cơ đồ mà ngày nay có người làm đến chức tổng thống mà người Triều Tiên gọi dòng tộc này là Lee. Gặp ai họ Lee, người đại Hàn thì biết họ là hậu duệ của nhà Lý Việt Nam khi xưa.


Khi xưa đồng chí gái hay kêu mình đi dự “ngày nhớ Huế” do ông anh và mấy người đồng hương tổ chức thì khám phá các gia đình khoa bảng của Huế khi xưa như Hồ Đắc, Tôn Thất, Thân Trọng, Hà Thúc, NGuyễn Khoa…. Hàng xóm mình khi xưa có ông Hà Thúc Mãn, cán sự công chánh, nghe nói cháu của ông Hà Thúc Nhơn, người tử thủ ở bệnh viện Nha Trang thì phải, kêu tẩy trừ tham nhũng sau bị Lý Tòng Bá cho chiến xa bắn chết thì phải.


Nếu xét về khoa học thì có lẻ gen của gia đình di truyền. Cũng có thể là giáo dục hay cả hai. Mình nghĩ là giáo dục gia đình hơn là gen vì dòng tộc chỉ có một vài người đổ tú tài, cử nhân hay tiến sĩ chớ không phải cả họ. Cha hay ông nội đổ làm quan thì con cháu cũng phải học thì có đứa thông minh đậu cao, có đứa học ngu thì rớt.


Mỗi lần có kỵ bên vợ thì mình thấy con cháu tụ họp động đủ. Đa số là bác sĩ hay kỹ sư hay nha sĩ hoặc dược sĩ, chả có ai làm vườn nông dân như mình. Tuần rồi đi ăn cưới cháu kêu bằng ông cũng thấy toàn là bác sĩ kỹ sư thế hệ sau này. Có thể nói sang Hoa Kỳ hay thời nay, cơ hội học lên cao hơn xưa. Bạn học khi xưa ở Đà Lạt còn dân Đà Lạt mình gặp lại thì đậu tiến sĩ thì đông hơn quân tàu. Có hai cô, một cô là con gái tiệm cà phê ở đường Phan Bội Châu. 


Không biết là nhờ gen hay giáo dục. Bên vợ mình thì được biết ông ngoại là dòng Tôn Thất, học đậu cao nên làm quan, bà ngoại là họ Hồ Đắc cũng nổi tiếng học giỏi ở Huế, có đông con gái và con trai. Mấy ông cậu là bác sĩ ngoại trừ một ông buồn đời sao học vẽ làm hoạ sĩ, tên Tôn Thất Đào nổi tiếng ở Huế, khi xưa dạy đại học mỹ thuật Huế. Mấy cô con gái đều được đi học trường Đồng Khánh sau này lấy chồng đều học cao, làm công chức đến chức phó tỉnh trưởng ,… con trai cũng đông, đa số qua Hoa Kỳ làm bác sĩ,  có 1 người con trai thì đi theo cách mạng, làm tùy viên cho Võ Đại tướng, đổi họ thành nGuyễn thay vì Tôn Thất, con cháu đều học cao, có hai cô con gái đậu tiến sĩ ở Harvard chớ không phải mua bằng như đa số tiến sĩ ở Việt Nam. Đậu xong ở lại Hoa Kỳ vì về Việt Nam chả làm được gì cả phí đời. 


Có thể cha mẹ có học nên cải thiện thêm gen và từ đời này sang đời kia gen từ từ khá lên chớ nông dân như mình thì con cháu đời đời là nông dân. Chán Mớ Đời 


Mình có anh bạn học chung khi xưa kể là trong gia phả có ghi tên hai người đậu tiến sĩ nhưng không ghi tên. Đặc biệt là dặn con cháu sau này dù thời thế ra sao cũng phải cho con cháu ăn học. Sau 75 gia đình anh ta bị Trù dập không được đi học tiếp lên đại học nhưng anh ta vẫn lén nghe đài BBC và voa để học thêm anh ngữ.  Sau đổi mới họ phải dùng anh ta vì biết tiếng anh nên nay có cuộc sống tươm tất. Sau này về Hà Nội, mới khám phá ra là hai vị tiến sĩ không ghi tên trong gia phả là hai ông Ngô Thời Nhậm và Ngô Thời Sỹ. 


Có anh bạn khác kể sau 75 anh ta đậu thủ khoa Huế được giấy tờ đi du học liên Xô đến khi gần ngày đi thì mấy ông Hà Nội vào đá ra để con họ đi Chán Mớ Đời nên anh ta vượt biên nay giàu có. Ngược lại anh ta kể có thủ khoa Sàigòn không được đi nên anh thủ khoa miền nam Chán Mớ Đời tự tử. 

Đi ngày nhớ Huế thì khám phá ra các dòng họ Nguyễn Khoa, Hồ Đắc, Thân Trọng,.. đều có rể má với bên họ của vợ như rể hay dâu. Chỉ có mình, gốc làm vườn, nông dân lạc đâu vào gia đình cát mệ. 


Lấy vợ dòng cát mệ mới khám phá ra người Huế rất chuộng khoa bảng. Ở Huế có hai dòng họ được gọi “nhất Thân nhì Hà” ý nói đây là dòng Thân Trọng và Hà Thúc. Hai dòng họ này chú tâm học để làm quan, cách tiến thân duy nhất của người xưa. Khi xưa thời phong kiến họ kêu nhất sĩ nhì nông tam công tứ thương nên ai cũng muốn học để làm Quan. Vì một người làm quan cả họ được nhờ. 


Bên ngoại mình, chú ruột của bà cụ mình đậu kỳ thi Hương bên được bổ làm quan, triều đình đưa vào Blao để cai quản. Ông kêu anh em vào đây rồi phát mỗi người một mẫu đất trồng trà làm ăn. Bên nội mình thì thuộc dạng bần cố nông, sau này trong cuộc cải ư Ruộng đất được cách mạng phong lên giai cấp phú nông, suýt bị giết.  Thấy trong gia phả có ghi một ông đậu tiến sĩ. Mình nhờ ông chép gia phả xem có đúng không thì được biết vào thời đại kể trong gia phả chả có ai  đậu tiến sĩ mang tên của ông tổ này cả. Đoán là khi xưa, gia tộc làm ruộng buồn đời ai đó viết gia phả cho dòng tộc buồn đời ghi tên một ông tiến sĩ cho oai gia phả.


 Nói chung thì khi xưa muốn học đi thi đỗ ông nghè này nọ phải có tiền. Nghe kể mấy dòng họ Thân Trọng hay Hà Thúc hay đem cháu trong họ về nuôi ăn học vì đâu phải ai cũng có tiền. Khi xưa chỉ có nghề làm ruộng mà mấy ông con trai không làm thì đói. 


Ngày nay thì học hành được phổ thông hóa nên bất cứ ai cũng có thể học. Học không được thì mua bằng. Khác với bên Tây đi học đại học chỉ cho rớt một lần trong hai năm đầu rớt quá 2 lần thì không Cho học nữa vì tốn Tiền chính phủ. Con bà chủ nhà cho mình mướn phòng ô sin rớt lần thứ hai là nghỉ nhà đi học nghề thợ mộc. Bên mỹ học trường tư nên tha hồ đóng tiền đến khi đủ điểm ra trường. Mình nghĩ học đại học tốn tiền ngoại trừ muốn đậu tiến sĩ , bác sĩ,..


Qua Mỹ tinh thần khoa bảng từ từ biến mất tiếng cộng đồng người Việt ở thế hệ thứ 2. Thế hệ thứ nhất thì cũng bắt con học y khoa hay nha khoa này nọ nhưng đến thế hệ sau thì quen với đời sống Hoa Kỳ nên chủ yếu là kinh tế vì phi thương bất phú. Mình có hai đứa cháu chả học đại học, mở công ty buôn bán sau đó một đứa bán một công ty với giá 27 triệu và một đứa ở tuổi 30 bán một công ty khác, bán dụng cụ gắp kít chó, thiên hạ dẫn chó đi bộ, lười gắp cứt chó nên mua đồ này gom cứt chó khoẻ ru, giá 8 triệu đô. Nay ăn xong đi chơi đây đó trong khi anh em họ làm nha sĩ, bác sĩ cày học gạch để trả nợ mượn tiền học đại học.  



Khi xưa người ta hay nhắc đến bài thơ của ông vua Tự Đức nói về các cô gái Kim Long. 

Kim Long gái đẹp Mỹ miều, 

trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi. 


Ngày nay về Huế người ta lại nhái lại câu thơ trên biến thành 

“Kim Long gái đẹp Mỹ miều , 

kiểm tra dân số đĩ nhiều hơn dân”


 Đúng là vật đổi sao dời. Việt Cộng vô thay đổi hết truyền thống họ tộc theo đúng tinh thần cách mạng xóa Cái cũ làm cái mới. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc Sơn tử

Xem ca trù với Nguyễn Tuân


Hôm nay, lái xe lên Lone Pine vì có người kêu muốn bán cho mình căn nhà của gia đình mà bà mẹ khi xưa có hứa bán cho mình sau khi bà ta chết nên chạy lên xem. Thành phố này mình có đến hai lần khi leo núi lên đỉnh Whitney. Lần chót là tháng 9 năm ngoái. Mua chắc làm Airbnb rồi lâu lâu lên đi bộ lên núi hay viếng Thung Lũng Tử Thần cách đó mấy chục dặm mà năm kia có lên đây chơi mấy ngày với mụ vợ, khách sạn đắt như ở Thụy Sĩ. Luôn tiện dạy thằng con cách xem nhà, nghiên cứu ra sao trước khi quyết định mua và thương lượng. 


Đi đường, buồn đời mở ca trù nghe đến bài Tỳ Bà Hành thì thấy tên ca nương là Phó thiên Đức nên chợt nhớ đến bài viết của ai, được tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đăng lại trên bờ lốc của ông mà mình đọc lâu lắm rồi. Có nghe ông Nguyễn Tuân gọi ca nương; em Đức ơi nên mình mò lại bài viết khi xưa của ai kể về đêm ở An Toàn Khu, ông Trần ĐỨC Thảo kể lại được nghe ca trù lần đầu tiên. Tải lại đây để ai thích hiểu thêm về thời cách mạng cũng như khía cạnh ca trù. Từ khi đọc bài này mình hay Mở xem ca trù ở Việt Nam thay vì nghe thiên hạ hát karaoke. 

Mình bắt đầu để ý đến ca trù sau khi xem phim do ông Đơn Dương, gốc Đà Lạt đóng

TRẦN ĐỨC THẢO VÀ ĐÊM Ả ĐÀO CHUI Ở ATK NĂM ẤY

 

– Thời gian sống ở ATK (An Toàn Khu), tôi [Trần Đức Thảo] bị sai khiến làm mấy việc vơ vẩn như ngồi dịch những tài liệu cũ kỹ, mà rồi sau chẳng dùng được vào việc gì! Hoặc là theo chân mấy phái đoàn Trung ương đi thanh tra này nọ với vai trò của một cây cảnh: đi tới đâu cũng được giới thiệu là trí thức ở bên Tây mới về tham gia cách mạng! Rồi được vỗ tay, hoan hô. Chứ chẳng làm được một việc gì hữu ích cả! Ai thích xem ca trù thì nhấn. 

 https://youtu.be/temE-QtnBRk?si=IScZba5Wbj010eYX

– Sống như thế thì tẻ nhạt quá, làm sao bác chịu nổi?

 

– Ấy trong quãng thời gian sống ở bên lề chính trị như thế không hẳn là tẻ nhạt đâu. Thỉnh thoảng cũng có những giây phút rất thú vị, rất vui. Bởi sống ở hậu phương thời kháng chiến, luôn luôn được chứng kiến những ngang trái xảy ra thật là bất ngờ, làm bật cười, cười đến chảy nước mắt. Trong cách mạng mà cũng có lúc ăn chơi lén lút, đáng ghi nhớ về cái “thời bao cấp” ấy. Những thú vui chui lén như vậy cũng làm cho mình phải suy nghĩ, tìm hiểu hiện tượng cách mạng và những khát vọng của con người…

 

– Thú vui lén lút đáng nhớ ấy là gì?

 

Bác Thảo kể có một lần, “không thể nào quên được”. Đó là lần được nhà văn Nguyễn Tuân mời đi ăn một bữa cơm Tây, tại một xóm dân Hà Nội tản cư về sống gần ATK. Khi vào tới xóm ấy, là phải chui qua mấy hàng giây thép, trên phơi đầy quần áo màu mẻ sặc sỡ khác hẳn với quần áo nâu sồng của nông thôn, được giặt để cất đi, ở sân sâu bên trong một căn nhà cổ, để tới cái quán ăn chui lậu hiếm hoi ở hậu phương. Chủ nhân tự khoe mình từng là đầu bếp của cựu thống sứ Bắc kỳ Graffeuil! Bữa ăn hôm ấy có cả món thịt bò. Chateaubriand, có cả rượu vang Bordeaux. Thịt tươi là do cánh công an vừa săn được một con nai! Còn rượu cũng là do cánh công an mang từ Hà Nội ra! Ăn xong, Tuân chửi vui: “Sư bố chúng nó! Tàn dư phong kiến, thực dân mà sướng thế đấy!”. Thảo ngơ ngác không biết Tuân chửi ai? Ăn uống ngon lành thế sao lại chửi?

 

Sau bữa ăn, Tuân còn cao hứng dẫn Thảo đi hát “cô đầu”! Dĩ nhiên cũng là hát chui, hát lậu. Địa điểm là một căn nhà chòi có cót che kín mít, dùng để chứa nông cụ thúng, mẹt, cày bừa… ở ngay giữa một cánh đồng lớn mới gặt xong. Thảo được đưa tới chờ ở đó, nên rất lấy làm lạ. Ngồi một mình ngắm trăng mười sáu sáng ngời, chung quanh là một cánh ruộng bàng bạc màu vàng khô khốc của những gốc rạ mới gặt xong, xa xa là những luỹ tre xanh vi vu gió thổi. Cảnh thật đẹp và buồn.

 

Mãi sau, Tuân trở lại lố nhố với năm, sáu người lạ mặt, trong đó có một phụ nữ khoảng ngoài ba mươi tuổi, mỗi người ôm một cái túi khá lớn. Họ vào trong căn chòi rồi cài cài mấy tấm cót cho kín đáo. Một ngọn đèn dầu hoả được thắp lên cho vừa đủ sáng để thấy tỏ mặt nhau. Họ mở túi lấy ra, người thì một cái trống nhỏ, người thì một cây đàn Đáy. Chị phụ nữ cũng lấy ra hai que gỗ và một cái phách. Tuân nói thật trịnh trọng:

 

– Hôm nay tôi lén tổ chức chầu hát này là để đãi ông bạn trí thức ở tận bên tây mới về. Yêu cầu em Đức hát cho thật đạt chỉ tiêu đấy nhé!

 

Cô ca nương nhìn Thảo rồi đáp:

 

– Anh Tuân ơi! Anh ép, thì vì nể anh em cũng cố mà ra đây hát thôi. Bởi em đã giải nghệ từ mấy năm nay rồi. Nêu công an mà biết thì em sẽ bị đi tù mất. Hát ả đào bây giờ bị coi là thứ nhạc sa đọạ của thời phong kiến, nó đã bị khai tử từ lâu rồi!

 

– Không sao đâu, anh đã lo lót hết rồi. Tuân này bảo đảm mà!

 

– Cứ hát đi, đã có ông chủ tịch xã kiêm trưởng công an ngồi nghe đây thì còn sợ gì!

 

– Thôi đừng khách sáo nữa! Ta bắt đầu đi, kẻo đã quá canh khuya rồi. Đàn lên! Xin mời quan viên giữ trống ra tay! Bắt đầu “Hồng, Hồng, Tuyết Tuyết” đi em!

 

Vài tiếng đàn chậm rãi vẳng lên, trầm bổng, thánh thót day dứt trong đêm khuya thanh vắng. Rồi một giọng ca trong vắt, ngân nga, luyến láy vang lên giữa cánh đồng vằng vặc ánh trăng.

 

Rồi tiếng trống vào nhịp:

 

– Tom! Chát! Chát! Tom!

 

– Hồng, hồng, tuyết, tuyết ứ ư ừ mới ư ừ ngày nào chửa… ư biết cái chi chi…

 

– Tom, tom, chát…

 

Tiếng hát, tiếng đàn nhịp trống bỗng đưa mọi người nhập vào một thứ nghi lễ tôn giáo linh thiêng… gợi cảm, trữ tình của nghệ thuật!

 

Bác Thảo vui vẻ, thích thú kể lại thật chi tiết về một chầu hát ca trù lén lút vô cùng cảm xúc, trong đêm khuya ấy, giữa một cánh đồng khô, trong lúc tình hình chiến tranh sôi động, mọi người lo âu, bồn chồn không biết ngày mai sẽ ra sao!

 

Bởi đấy là lần đầu tiên trong đời bác Thảo được nghe tiếng hát “trong như pha-lê, luyến láy ngân nga, thấm nhập tâm can, làm rung động toàn thân xác.,.”. Bác say sưa khen:

 

– Ôi! Lúc ấy, tiếng đàn, tiếng hát, sao có thể thuần khiết, âm vang sâu thẳm đến thế! Tiếng trống bắt nhịp thật lịch duyệt, như thúc dục, như khuyến khích ca nương!

 

Bài ca vừa chấm đứt, Thảo không nhịn được phản ứng ngạc nhiên, nên hỏi:

 

– Sao thứ ca dân gian này có thể nghệ thuật đến thế! Hay như vậy sao lại cấm? Trong đời tôi, tuy đã từng biết thưởng thức những tiếng đào, lời ca cổ điển vô cùng nghệ thuật của lối hát đại nhạc (opéra) phương Tây, nhưng đây là lần đầu tiên tôi khám phá ra một lối ca nghệ thuật tuyệt kỹ, vừa trữ tình, vừa huyền bí, thiêng liêng như của một tôn giáo, nghe mà rợn cả người, cứ y như bỗng mình được lạc vào cõi Thiên Thai. Một thứ nghệ thuật truyền thống quý như vậy, sao lại bắt nó phải chết?

 

– Tại vì xưa kia nó phục vụ giới quan lại, phú hộ thời phong kiến! – Tuân giải thích – Thôi bây giờ thì ca tiếp đi chứ!

 

Người nghệ sĩ chơi đàn, người “quan viên” giữ nhịp trống điều khiển, rồi ca nương, tất cả đều đắm say diễn tả, như hoà tâm hồn vào mấy bài hát nói danh tiếng của mấy nhà thơ trứ danh thời trước. Tay đàn, tay trống và ca nương, tất cả đều biểu diễn, với tất cả sở trường, y như đang làm sống dậy giây phút thanh bình của đất Hà thành thanh lịch xa xưa!

 

Thảo giải thích thêm với chúng tôi:

 

– Tiếng hát ả đào đúng là hợp với tâm tư, hoàn cảnh của từng người lúc ấy. Ai ai cũng đang mang nặng một tâm tư u buồn, nên mới hát được như thế, mới nghe thấu được nỗi niềm của giọng hát, lời ca. Tôi đã từng biết lối hát đại nhạc (opéra) của phương Tây. Lối hát ấy là dùng sức buồng phổi đẩy làn hơi qua thanh quản để đưa nốt nhạc vọt lên chói vót như thi tài với tiếng đàn. Nhưng lối hát ả đào thì tế nhị hơn, vì ca nương phải kiềm chế làn hơi, rồi từ từ vừa đẩy, vừa níu lại làn hơi qua họng, để uốn nắn âm thanh qua thanh quản, làm nó uyển chuyển, luyến láy, nghẹn ngào; như than van, nức nở, để bầy tỏ nỗi niềm… Nghệ thuật hát ả đào, do đó tinh vi, truyền cảm tình tiết cao siêu, sâu sắc, huyền bí hơn hẳn đại nhạc phương Tây. Tôi không hiểu sao một nghệ thuật tuyệt vời như thế mà lại nỡ lòng mang vứt bỏ nó đi! Một dân tộc có một nền văn minh cao độ mới có thể có một lối hát nghệ thuật đậm tính văn hoá dân tộc đến thế, sao lại chê bai, kết tội nó!

 

– Ôi dào! Bây giờ thì cái gì của thời cũ đều bị phá đi, vứt bỏ hết! Bây giờ người ta tính áp dụng lối tiêu thổ kháng chiến ở Liên Xô, phá sập, dẹp hết, đốt hết, san thành bình địa ráo, để địch không thể xâm chiếm được. Nơi nào có tinh thần kháng chiến cao như vùng Vinh, Thanh Hoá, Nghệ An thì đã bắt đầu có lệnh thi hành chính sách “tiêu thổ”. Với hô hào “tất cả cho kháng chiến”. Tiếc gì cái lối đa truyền cảm, trữ tình, nay bị coi là truỵ lạc, là sa đoạ này!

 

Chầu hát ả đào dần tới hồi kết thúc. Quan viên cầm trống bỗng đứng dậy, bước tới trước mặt nhà văn Nguyên Tuân, nghiêm chỉnh cúi đầu nói:

 

– Xin kính mời quan bác! Quan bác là người đã nổi tiếng là tài danh cầm chầu là tài tử lịch duyệt của ca trù, đệ xin trả lại ngôi quan viên cho quan bác, để quan bác giữ nhịp cho bài ca cuối cùng của chầu hát chui này. Đệ chọn bài “Tỳ bà hành” để kết thúc, y như trong các buổi ca trù của các nhà hát trứ danh của Hà thành thanh lịch thủa xa xưa.

 

Nguyễn Tuân nghiêm nghị đón nhận chiếc trống nhỏ, sửa lại thế ngồi cho ngay ngắn, đặt trống xuống đúng tầm tay, đưa roi trống lên cao, rồi nhìn tay đàn và ca nương, đúng cách quan viên sành điệu, như vị nhạc trưởng của ban đại hợp tấu, chuẩn bị phát lệnh trên một chiếu hát. Mọi người chờ tiếng trống phát ra. Nhưng Nguyễn Tuân lại đặt nhẹ rồi trống xuống và nói với giọng trầm buồn:

 

– Này em Đức ơi! Anh biết em từng là ngôi sao ca nương sáng chói của lò hát bà Đốc Sao ở Hà Nội. Xưa kia thì phải là cỡ Tuần phủ, Tri huyện trở lên tới Tổng đốc mới được nghe tiếng em ca. Thế rồi cách mạng về thì nhà bà Đốc Sao biến đâu mất tích. Nay được tin em trôi dạt về đây, anh đã phải bịa chuyện xin đi công tác phương này, cốt là để tìm em, để được nghe em hát thêm một lần, cho dù mai sau có chết vì bom đạn thì anh cũng mãn nguyện là đã tận hưởng cuộc đời. Bởi hôm nay đây, cái cánh đồng khô giữa vùng đất núi rừng Tuyên Quang này bỗng trở thành một bến Tầm Dương! Và em Đức sẽ là người đưa tiễn anh với anh Thảo đây, đều là những Tư mã của thời đại, đang bị thời thế lưu đày về cái đất Giang Châu của Tuyên Quang này… Em hãy ca thật hay lên, để tiễn đưa chúng anh ngày mai lại lên ứ… ư đường! Chỉ tiếc ở đây không có rượu ngon để anh ngâm mấy câu thơ cổ:

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi

Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi!

 

(Thơ Vương Hàn, Lương Châu từ, Trung Quốc)

 

Rồi Nguyễn Tuân cao hứng, đằng hắng, lấy giọng ngâm thật thống thiết tiếp:

 

Rượu ngon thơm ngát chén ngà

Chén chưa kịp cạn, tỳ bà thúc đi

Sa trường say, cười mà chi

Xưa nay chinh chiến, mấy ai trở về!

 

(Người dịch khuyết danh)

 

Cây roi giơ lên phát lệnh bắt đầu bài hát:

 

– Tom! Tom! Chát!

 

Nhưng tất cả ngạc nhiên vì ca nương không cất tiếng hát mà lại ôm mặt khóc nức nở! Thảo ngồi đấy cũng long lanh nước mắt. Vì trong lòng cũng cảm thấy một nỗi u buồn thấm thía khó tả, chẳng rõ vì sao. Nức nở, sụt sùi một hồi, ca nương lấy lại bình tĩnh nói:

 

– Em xin lỗi! Em xin lỗi! Vì nhìn mấy anh ăn mặc nâu sồng vất vả, mặt mày hốc hác, em thấy thương mấy anh quá! Mà em cũng khóc cả cho thân phận em! Thôi để em hát, để tiễn đưa các anh, và cũng là đưa em nữa, vì mai đây gia đình em sẽ tìm đường về xuôi, vì cái bến Tầm Dương của em là bên quê ngoại ở mãi vùng Thái Bình cơ!

 

– Thôi nín đi em! Hát đi em!

 

Nguyên Tuân lại nổi trống giục:

 

– Tom! Tom! Tom! Chát!

 

Ca nương bắt đầu lên giọng ngân nga, luyến láy não lòng:

 

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách

Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.

 

Dời thuyền ghé lại thăm tình

Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui.

 

Nghe não nuột mấy dây buồn bực

Dường than niềm tấm tức bấy lâu

Mày chau tay gẩy khúc sầu

Dãi bầy hết nỗi trước sau muôn vàn.

 

Thuyền không, đậu bến mặc ai

Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi, lạnh lùng.

 

Nghe não ruột khác tay đàn trước

Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi

Lệ ai chan chứa hơn người

Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh…

 

(Trích thơ Bạch Cư Dị, Phan Huy Vịnh dịch [*])

 

– Tom! Chát! Chát! Tom!

 

Tiếng trống vang lên như để khen “Thật tuyệt vời!”, tiếng đàn cùng tiếng hát ngưng bặt. Cả cái chòi cót giữa cánh đồng không ấy bỗng im lặng hoàn toàn. Chỉ còn tiếng gió, xào xạc, qua một bụi tre, vọng lại từ xa.

 

Trong chòi, mọi người, như chết lặng vì quá cảm xúc. Tất cả êm thấm đứng dậy, chậm rãi thu xếp trống, đàn, từ từ rút lui. Tất cả họ bùi ngùi, câm nín, ra về trong sợ sệt, nhìn trước, ngó sau, lắng tai, phóng mắt ra khắp phía xa chung quanh, không ai nói với ai nửa lời. Mỗi người mỗi nặng một tâm tư luyến tiếc, lo âu, sợ hãi…

 

Nguyên Tuân ghé tai Thảo:

 

– Này ông bạn trí thức của tôi ơi, nhớ cho kỹ là đừng cho ai biết là tôi đãi ông chầu hát ca trù này đấy nhé! Phải “bem” (giữ bí mật) kẻo lại bị ngồi viết kiểm điểm thì mệt lắm đấy!

 

– Thú thật là ngồi nghe, tuy không hiểu hết ca từ, nhưng tôi cảm thấy lòng mình chùng xuống y như mình cũng đang khóc cho nỗi niềm u uất của chính mình. Không thể ngờ là lối ca này nó thấm thía vào tim gan đến thế!

 

– Anh có biết tại sao ca trù nó thấm thía vào tâm hồn mọi người không? Tại vì đây là một lối ca trữ tình. Bởi lời ca toàn là những bài thơ, bài hát nói của một nền văn chương quý phái đã lâu đời. Cách diễn tả lại càng trữ tình hơn. Vì làn hơi bị ức chế trong lồng ngực để rồi được đẩy ra thành tiếng luyến láy nghẹn ngào, nức nở, để bầy tỏ những tình cảm uất ức khó diễn tả, nên ca mà cứ như nấc nghẹn, muốn than van, nuối tiếc, khóc thương một thời hạnh phúc đã mất… Ai mà có nỗi niềm trong lòng thì mới thưởng thức hết được cảm xúc sâu thẳm của ca trù. Tôi biết anh cũng đang có nhiều nỗi niềm bị ức chế ở trong lòng nên tôi mới mời anh đi hát hôm nay. Có đúng như vậy không nào?

 

Thảo nhìn Tuân chằm chằm, rồi ngần ngừ nói:

 

– Anh hỏi tôi câu ấy làm tôi chột dạ. Cố phải anh là môn đệ của Freud đã nhìn thấy tâm can tôi không? Hay anh là cán bộ của “cụ Hồ” đang gài bẫy để bắt quả tang lập trường chao đảo của tôi đây?

 

– Tôi chưa hề đọc Freud. Và anh cũng đã mắc cái bệnh cảnh giác nặng rồi đấy. Nhưng cứ yên tâm, vì thằng Nguyễn Tuân này dù thế nào thì cũng không thể hèn mạt đến nỗi bán rẻ tình bạn cho cách mạng đâu. Anh cứ bình tĩnh mà chịu đựng và chờ đợi, chờ thời… Tôi hỏi thật, anh có hiểu tại sao ca trù nó lại thấm thấu tâm can chúng ta như vậy không?

 

– Tại sao vậy anh?

 

– Tại vì ca trù toàn chuyên chở âm điệu những nuối tiếc, những tình hận, những chí cả sinh bất phùng thời của những kẻ bất mãn, bất đắc chí như anh đấy!

 

– Sao anh thấy được tận đáy lòng tôi như thế? Xin cảm ơn anh! Nhưng cũng xin anh đừng làm tôi sợ vì đúng là anh đã bắt quả tang tôi đang chao đảo lập trường đối với cách mạng!

 

– Anh đừng lo. Tôi hiểu anh vì tôi hiểu tôi. Bởi chúng ta chỉ là bọn Giang Châu Tư mã đang bị giông bão thời cuộc đánh trôi dạt về cái bên Tầm Dương rừng rú này. Buồn lắm! Thảm lắm anh ơi! Với anh tôi mới dám thổ lộ tâm sự u buồn của tôi. Bởi tôi biết sợ cũng như anh biết sợ…

 

Rồi bác Thảo còn cho biết sau khi về tiếp thu Hà Nội, Nguyễn Tuân còn mời bác đi nghe hát ca trù chui lậu thêm hai lần nữa, nhưng những lần sau này thì không còn xúc động mạnh như lần đầu, trong cái chòi tranh thô kệch nghèo nàn ở giữa cái cánh ruộng khô, đêm trăng ấy nữa.

 

Trích “Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối”,

Phan Ngọc Khuê ghi.

Nguồn: FB La Khac Hoa.

Đăng lại theo FB Nguyễn Xuân Diện.

Đăng lại theo fb Nhã Hoàng

 

➡️ [*]: Ngày nay chúng ta biết bản dịch Tỳ bà hành nổi tiếng là của Phan Huy Thực, còn trong bài ghi Phan Huy Vịnh là đúng với kiến thức thời đó - NH.

Rồi bác Thảo còn cho biết sau khi về tiếp thu Hà Nội, Nguyễn Tuân còn mời bác đi nghe hát ca trù chui lậu thêm hai lần nữa, nhưng những lần sau này thì không còn xúc động mạnh như lần đầu, trong cái chòi tranh thô kệch nghèo nàn ở giữa cái cánh ruộng khô, đêm trăng ấy nữa.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc Sơn tử