Showing posts with label dl Những mảnh nhớ. Show all posts
Showing posts with label dl Những mảnh nhớ. Show all posts

Tấm ảnh Đà Lạt sau 75

 Hôm qua, ai đó tải một tấm ảnh phố xưa Đà Lạt, trông rất quen thuộc nhưng chỉ khác về ánh sáng và các bảng hiệu so với thời mình còn sinh sống tại Đà Lạt. 30 giây sau thì mình mới nhận ra đâu là đâu. Hoá ra chỗ này là góc đường Minh Mạng và Nguyễn Biểu.

Tiệm ngay góc đường Minh Mạng và Nguyễn Biểu, hình như là nhà sách Thiên Nhiên xưa, số 30 Minh Mạng cũng có thời là một tiệm cắt kiếng. Lâu lâu cửa kính nhà mình bị vỡ. Con nít hàng xóm căm thù mình nên lấy đá chọi hay đá banh trúng vào, mình đo kích thước, chạy ra đây để mua kính. Họ lấy kích thước của mình xong lấy cái thước, đúng hơn là thước 2 cạnh 90 độ, bằng sắt, rồi lấy cái bút có cái đầu tròn tròn hay chi đó, nghe nói làm bằng kim cương để cắt kính. Họ để cái thước sắt rồi lấy con dao kim cương, kéo cái rẹt rồi đưa tay bẽ cái tạch làm đôi. Mình đem về ráp vào, lấy mấy cái đinh nhỏ, đóng khe khẽ để kính không di chuyển rồi lấy cao trét lên phía ngoài theo hình tam giác, phủ luôn mấy cái đinh nhỏ để không khí không lọt vào nhà.

Ảnh chụp góc Nguyễn Biểu và đường Minh Mạng, do ông Kuro, một người Nhật Bản. Không biết ông này sang Việt Nam làm gì mà chụp hình ở Đà Lạt thời sau 75 rất nhiều.

Tấm ảnh chụp sau 75 nên quang cảnh khá te tua, đường xá được đào bới nhưng không sửa chửa. Mình về Đà Lạt lần đầu tiên năm 1992, thì thấy Đà Lạt xuống cấp trầm trọng so với thời mình còn ở Đà Lạt. Thấy hiệu nhà may Anh Tú mà khi xưa là tiệm sách Thiên Nhiên và cái tiệm cắt kính mà mình hay bò ra đây mua kính cửa sổ.

Bên tay phải là đường Nguyễn Biểu, chạy cuối đường là gặp đường Tăng Bạt Hổ, thấy nhà bác Tám, tiệm chè Mây Hồng. Bác có hai người con trai tên Hải và Phước, hay chơi với mình khi xưa. Cứ gần Tết là bà cụ sai mình đem nếp, thịt heo, đậu xanh vào cho bác trai nấu bánh tét. Được dịp mình hay ra xem bác ấy cuốn bánh tét, nấu trong cái nồi to đùng. Nghe nói hai anh này chết sau 75. Nhà này có con gái đông lắm, có một chị tên Nga, học Văn Học, Dương Quang Trí hay đi chơi với chị.

Ngay góc Tăng Bạt Hổ và Nguyễn Biểu, bên tay trái có tiệm Hiệp Tam Kỳ, bán đồ phụ tùng xe hơi thì phải, có 2 anh em học chung với mình khi xưa ở Yersin, người anh học đánh đàn với ông thầy Hà, nằm vùng ở đường Tăng Bạt Hổ, sau này đánh đàn cho đài phát thanh Đà Lạt. Đối diện dãy phố Hiệp Tam Kỳ là bãi đậu xe hàng. Nhìn xéo qua là tiệm vàng Lung, sau này làm sui gia với bố mẹ mình.

Đối diện tiệm Thiên Nhiên, góc Nguyễn Biểu, nói chung là phía này toàn là talus, chấn đất trùi vì dốc, không có tiệm nào cả, ngay góc Tăng Bạt hổ có một bãi đất, đậu xe hàng, thấy mấy ông vá bánh xe,.. Nhớ có một xe bán phở ở đây, mình có ăn một hai lần nên nhớ. Mình không nhớ con đường song song với đường Nguyễn Biểu, chỗ tiệm vàng Bùi Duy Chước là đường gì, chỉ nhớ ngay góc đó có quán sữa đậu nành của bà Bảy Quốc khi xưa. Có người nói cũng tên đường Nguyễn Biểu.

Bên tay phải có tiệm vàng Bùi Duy Chước, bố của bà Bùi Thị Hiếu. Bà này quen bà cụ mình, có dặn cô em mình ở Pháp khi nào mẹ sang thì cho cô gặp. Hình như sau này, bà ta về sống và chết tại Đà Lạt. Bên trái là tiệm vàng Kim Thịnh, của gia đình Nguyễn Biểu, học chung với mình khi xưa ở Yersin, có liên lạc được với anh chàng qua cô em. Khi xưa đi học, mình thắc mắc hắn tên Nguyễn Biểu, lại ở gần đường Nguyễn Biểu. Thế lầy nà thế Lào. Tên này thì ai học chung với hắn đều nhớ tên cúng cơm của hắn vì hắn có tài chửi bằng tiếng Huế cực đỉnh. Chán Mớ Đời 
Tiệm vàng Hùng Thanh của ông Bùi Duy Chước, nơi ban đêm thì bà Bảy Quốc bán sữa đậu nành. Bố Huỳnh Ngọc Ánh, học nghề kim hoàn với ông ta, sau mở tiệm vàng ở Đà Lạt. Nói chung thì đa số dân mở tiệm vàng, làm nghề thợ bạc, đều xuất xứ từ làng Kế Môn ở Huế, đa số sống tại Ấp Ánh Sáng nên họ hay nói người làng Kế Môn sáng lập gia Ấp Ánh Sáng. Mình có kể vụ này rồi, ai tò mò đọc bài Ấp Ánh Sáng.

Trở lại tấm ảnh đầu tiên, phía trái là đường Minh Mạng. Mình không nhớ rõ mấy tiệm kia, chỉ nhớ cái tiệm nơi có mấy người ngồi, trước 75 là tiệm bán sĩ cà phê. Lý do nhớ là vì mấy thang cấp, chỗ này có một thang cấp rất cao, nhảy xuống là đau chân, mình bị một lần. Mỗi lần đi ngang đây, ngửi mùi họ rang cà phê thấy phê cà luôn. Nhà này có một cô con gái, cùng tuổi với mình, học Bùi Thị Xuân, học chung lớp Hội Việt mỸ với mình, không nhớ tên. Lớp năm đó có ông thầy Cường, chạy xe Vespa, đẹp trai khiến học trò mê mẩn. Chỉ nhớ cô nầy khá xinh, má đỏ môi hồng của gái Đà Lạt, tóc ngắn. Thấy thằng Hùng còn ông Nguyễn Hợp Đoàn, thích cô này vì học chung lớp. Khoá đó mình rớt ở lại nên không học chung nữa. Chán Mớ Đời 

Bên cạnh tiệm này là tiệm giày Mỹ Hưng, thuê nhà của ông Tư, anh mệ ngoại mình ở Sàigòn. Trước khi đi Tây, ông cụ dẫn mình ra đây, đặt một đôi giày thời đó có cái mũi tròn như đầu vịt. Tưởng qua tây, sẽ đúng Mode của Paris, ai ngờ tây nhìn đôi giày cười nức nở nên mình hết dám mang, tốn tiền bà cụ. Chán Mớ Đời 

Gia đình dì Bơn, bán trái cây ngoài chợ, mướn tầng trên ở. Sau này, mua nhà ở trong Dốc Nhà Làng, đối diện nhà của mẹ ông Lê Xuân Ái, đi tập kết. Hình như ông này dính dáng gì đến vụ ám sát tên mật thám Tây Lai, ngay trước tiệm Đức Xương Long, khiến tây đem 20 tù nhân ra Cam Ly bắn, chỉ có một bà tên Lan là sống sót, ỏ trên Số 4.

Ai đó bỏ lên mạng cái bằng tiểu học người bản xứ của ông Lê Xuân Ái, hình như là bác của Lê Xuân Thảo đánh bóng bàn cho Adran ngày xưa, con ông Lê Xuân Lợi. Ông Ái theo việt minh rồi tập kết ra Bắc, sau 75, nghe nói có trở về Đà Lạt. Khi xưa mình đi học chương trình pháp, nghe nói đi thi trung học, tú tài đều có hai đề thi: 1 cho mẫu quốc và 1 cho các thuộc địa được gọi là indigène. Trong tấm ảnh thấy đề Franco-indigene. Thấy ký  ngày 10 tháng 12 năm 1937 mà đến 4 tháng sau mới được giám học của trường Khải Định ký duyệt.

Mình nhớ lâu lâu ra nhà Dì Bơn chơi, hay lấy nước đứng trên lang cang, đỗ xuống đầu thiên hạ đi ngang. Có lần trúng áo một cô nào đang đi bát phố với ông bồ hay chồng gì đó khiến tên này tức chạy lên nhà nhưng mình đóng cửa lại. Họ đi ngang tiệm giày Mỹ Hưng, đứng lại xem cái tủ kính trưng bày giày dép, mình đứng trên balcon, đỗ nước xuống rồi thụt người xuống cười khoái chí. Những ai bị mình đỗ nước xuống người, có đọc được bài này thì xin nhận nơi đây lời xin lỗi chân thành nhất của ông đạo Bơ. Nay mình ăn bơ hàng ngày, mới giác ngộ cách mạng là làm điều sai khi xưa. Xong om

Sau này, ông Tư kêu mẹ mình mua căn nhà này nhưng bà cụ kêu đắt hay sao đó. Ông đòi 1.4 triệu trong khi căn phố ở 13 đường Duy Tân, chỉ kêu bán có 1 triệu. Hình như chị vợ của ông Tư theo Việt Cộng nên sau 72, hiệp định Paris được ký kết thì họ bán nhà cửa hết nên 75 vào không bị đánh tư sản. Chuyện người lớn nên mình không rành lắm. Để có dịp mình trở lại thăm dì bà con ở Montreal, sui gia của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, để hỏi thêm. Xong om

Cuối dãy phố này là tiệm giặt ủi của cậu Châu, con Mệ Cai Thỏ, ở ngoài ấp Hà Đông, đường Nguyễn Công Trứ, nơi ông Phúng bán vía mình cho Cậu Tám. Hồi nhỏ thấy cậu Châu, hay đánh quần vợt và làm trọng tài đá banh ngoài sân vận động.

Góc Mình Mạng và Tăng Bạt Hổ. Thấy tiệm chè Vọng Nguyệt Lầu ở tầng trên, lối lên là cái cửa nhỏ ở đường Tăng Bạt Hổ, phía dưới là tiệm Hủ Tiếu Nam Vang, lối vào đường Mình Mạng. Nói cho ngay, 17 năm sinh sống tại Đà Lạt, mình chưa bao giờ ăn hủ tiếu Nam vang cả. Chỉ có ăn chè trên lầu.

Cuối tấm ảnh, thấy có tiệm chè Vọng Nguyệt lầu (ở trên lầu, đi lên ngõ đường Tăng Bạt Hổ, có mấy cầu thang nhỏ), ở tầng dưới thì bán hủ tiếu Nam Vang. Nhìn tấm ảnh này, khiến mình nhớ đến anh bạn thân học chung khi xưa, tên Đào Văn Quý vì nhà anh ta nằm bên cạnh tiệm chè này. Nhà một tầng, được quét vôi màu xanh tím. Ông bố chạy xe đò Đà Lạt Di Linh, có ông anh tên Sơn, đai đen nhu đạo, có tập võ với mình ở võ đường Ngã Ba Chùa trong chỗ hãng cưa của gia đình Xu Tiếng. Bên cạnh nhà Quý là nhà của ông Xí Rổ, một tay anh chị Đà Lạt khi xưa, bảo kê các cô gái vũ trường La Tulipe, nổi tiếng đã chém Đại Ca Thay trước cửa vũ trường này. Chắc anh ta bảo kê mấy chị em ta ở dưới Vọng Nguyệt Basement.

Cứ tết đến là Xí Rổ mở sòng tài xỉu trước nhà. Quý giải thích cho mình là anh chàng này dán miếng mousse dưới đáy cái chén để chận mấy hột xí ngầu nhảy khi lắc để ăn gian.

Đặc biệt chỗ này có một địa điểm lạ của dân chơi Đà Lạt. Giữa tiệm Vọng Nguyệt Lầu và nhà Quý có một cầu thang đi xuống động mấy chị em ta, một xóm Bà Thái kiểu mẫu. Cuối tuần các sinh viên Võ Bị ra đây thăm viếng động này, sau đó ăn hủ tiếu Nam Vang để lấy lại sức vì nắng mưa quân trường, anh không sợ chỉ sợ lên giường đá gà với em. Quý kể mình mấy tên học chung trường, tên nào bò xuống đây. Vui là khi ra chơi, chỉ mặt mấy tên này.

Con gái của tiệm hủ tiếu Nam Vang kể là sau 75, có ông nằm vùng nào kể cho mẹ cô ta nghe. Ông ta được lệnh đặt chất nổ vào cuối tuần vì sinh viên Võ Bị ăn đông lắm. Hôm ấy, ông ta đặt mìn trong gà mên, ra đây nói để mua rồi bỏ quên gà mên có mìn lại. Khi thấy mấy đứa con nít đang chơi trước cửa tiệm nên ông ta không để chất nổ lại. Chủ nhân của Lữ Quán Sàigòn đối diện cũng là chủ tiệm hủ tiếu Nam Vang.

Nghe kể thì mình không tin lắm vì chính sách của Việt Cộng là khủng bố, họ đặt chất nổ chết trẻ em vô số. Mình đọc đâu đó tài liệu của Việt Cộng, cho nằm vùng làm hộ lý để lấy tin tức, có tiền để giúp cách mạng. Mình nghe nói có vài chị em ta nằm vùng ở trong xóm BÀ Thái khi xưa. Biết đâu, ông ta sợ làm chết vài em hộ lý nằm vùng ở bên cạnh.

Trở lại tấm ảnh đầu, đối diện bên kia đường Mình Mạng là đầu dốc Nguyễn Biểu, đi xuống Dốc Nhà Làng. Chỗ này chiều là thấy thiên hạ bán bắp nướng, đồ ăn. Đặc biệt buổi sáng có bà bán bánh căn. Trước đây, bà ta bán ở dưới chợ, chỗ mấy quầy thịt mà mình thường ra ăn. Sau bà ta dọn lên chỗ này để bán khá hơn.

Tấm ảnh này do ông Kuro chụp sau 75, phản ánh khá đúng với những gì mình thấy năm 1992, khi về Đà Lạt lần đầu. Hôm nào, đồng chí gái chửi mình, buồn đời, sẽ tải mấy tấm ảnh của ông Kuro lên cho mấy bác xem. Tấm này chụp ở đường Phan đình Phùng, thấy trạm biến điện ở cạnh cầu thang từ Minh Mạng đi xuống trước rạp Ngọc Hiệp. Hồi bé mình có thấy xe thổ mộ ở Đà Lạt, sau này thì không thấy nữa vì xe Lam đầy, đến khi về lại Đà Lạt thì thấy xe ngựa. Nhà cửa không được Quét vôi lại. Khi xưa, cứ đến Tết là cả Đà Lạt cho người quét vôi để ăn Tết. Đi thụt lùi với lịch sử. Chán Mớ Đời 

Chỗ này là nơi mình hay đi qua mỗi lần ra chợ Đà Lạt. Nay về Đà Lạt thì cứ như Từ Thức về quê, không nhận đâu ra đâu, đâu là bến bờ. Chán Mớ Đời 

Có chị bạn ở Đà Lạt gửi cho tấm ảnh này , ngay góc tiệm sách Thiên Nhiên ngày xưa

Nói cho ngay, Đà Lạt nay còn chút không gian ở đường này, chưa được bê tông hoá nên còn chút gì của Đà Lạt xưa. Đi xuống chút xíu, cạnh nhà sách Khái Trí khi xưa, có em trai mình bán bánh căn ở đây.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hình ảnh Đà Lạt xưa

 Mấy hôm nay, thấy có ông Tây nào tải mấy tấm ảnh do ông ta chụp tại Đà Lạt trước năm 75 khiến mình chợt nhớ đến khung cảnh ngày xưa. Mình tính không kể về Đà Lạt xưa nữa vì cứ như múc nước từ ao ký ức rồi đổ sang vùng hoài niệm kia, tát qua tát lại đến khô kiệt. Lâu lâu thấy dân Đà Lạt tải một tấm ảnh mới thì bao kỷ niệm lại tuông về. Mình có đâu trên 800 tấm ảnh cũ của Đà Lạt, do một anh cựu học sinh Lasan Adran tặng.

Đặc biệt tuần này có một tấm bưu thiếp chụp con đường mòn, nối liền đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng, băng qua vườn trồng rau. Khi xưa, mình có đi bộ vài lần khúc này. Để hôm nào rảnh mình lục tất cả các tấm bưu thiếp về Đà Lạt ngày xưa bán cho du khách, rồi tải lên đây.

Đường Phan Đình Phùng nằm song song với đường Hai Bà Trưng, được nối liền bởi 3 chiếc cầu chính, xe có thể đi qua: phía Số 4 có cầu ở đường La Sơn Phu Tử, cầu Cẩm Đô, và cầu đường Hải Thượng, gần trường Việt Anh. Đường bộ, hẽm thì có phía sau trường Tân Sanh, cây xăng Ngọc Hiệp, ngay Chợ Nhỏ ở tiệm thuốc tiệm Tây Lâm Viên, một ở Ngã Ba Chùa, đi băng qua vườn ông Ba Đà, mướn đất của ông bà Võ Đình Dung, và con đường chỗ hãng cưa Xu Tiếng, ảnh của tấm bưu thiếp.

Nói chung từ MÃ Thánh đến trường Việt Anh, tất cả đất làm vườn trồng rau, dọc con suối thuộc về ông bà Võ Đình Dung. Ông Võ Đình Dung là người thầu xây nhà ga Đà Lạt ở đường Nguyễn Trãi và dãy phố khu Hoà Bình, chỗ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn đến nhà trồng răng ông Phan gì Trình, bố của thằng Hy khi xưa học chung với mình. 

Chùa Linh Sơn và Linh Quang, cũng được ông bà tặng đất để xây. Ông ta có chân trong hội đồng thị xã Đà Lạt, gồm 3 ngươi Tây và 2 người Việt nên khi người Pháp quy hoạch thành phố, ông ta biết khu nào dành cho người Việt (indigènes) thì mua hết nên sau này được xem là người giàu nhất Đà Lạt. Mình có kể vụ này rồi.

Ảnh chụp in trên bưu thiếp nhìn từ phía đường Phan đình Phùng sang Hai Bà Trưng, thấy con đường đất để người dân đi ra phố.
Đây là phía sau tấm bưu thiếp, được in tại Hương Cảng, chỉ cần dán tem và viết địa chỉ bên phải và vài dòng cho người thân bên trái. Khi xưa, mỗi lần đi chơi đâu ở âu châu, mình mua vài tấm làm kỷ niệm vì không có máy hình, gửi vài tấm cho bạn bè, người thân ở Paris.

Xem hình này thì điểm đầu tiên nhận thấy là Domaine de Marie trên đồi bên kia, ngoài ra còn thấy trường tiểu học Đa Nghĩa mà khi xưa, mình có lên đây chơi vài lần. Khúc này ở đường Phan Đình Phùng gần hãng cưa Xu Tiếng và Ga ra Phan Xứng. Hai nhà này có người học chung với mình khi xưa; Nguyễn Văn Thảo, sau này mình có gặp tại Paris sau 75 và Phan Hiền Huy. Nghe nói anh chàng này ở hải ngoại nhưng chưa có dịp gặp lại.

Có người hỏi mình lý do khi xưa, dân Đà Lạt gọi ông ngoại của anh ta là “ông Xu Huệ”. Tại sao là “Xu”? Mình hiểu là khi xưa, thời tây mấy người Việt đi làm cho Tây, được làm đội trưởng, mà tây gọi là “surveillant”, người Việt gọi Nôm na là “cai” như ông Cai Thỏ. Nhiều khi đọc luôn tiếng tây khá dài vì tiếng Việt là đơn âm nên người Việt gọi “xu” cho tiện.

Ông xu Tiếng, khi xưa làm việc cho tây, học nghề xây cất, sau này làm nhà thầu xây cất. Chính ông ta đã thầu xây Nha Địa Dư, cạnh trường Grand Lycee. Ông ta là 1 trong hai nhà thầu khoán nổi tiếng Đà Lạt với ông Võ Đình Dung ở buổi giao thời của Đà Lạt.

Nha Địa Dư Đà Lạt, do thầu khoán Xu Tiếng xây cất. Ông này chết sớm, cô con gái kể là mới lên hai thì ông ta đã qua đời.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             
Phía trên đồi trước Domaine de Marie, thấy khói cháy cỏ, mình đoán là lúc họ chuẩn bị cày miếng đất nằm giữa đường Ngô Quyền và đường Thi Sách, sau này mình hay lên đây đá banh với dân Số 4. Tết đến thì người Huế ở Số 4 hay tụ tập đây chơi bài chòi thì phải.
Ảnh này cho thấy rõ trường tiểu học Đa nGhĩa và nguyên khu Domaine de Marie. Hình này cho thấy con đường mòn nối liền đường Ngô Quyền, Thi Sách, đi mép bên trường Đa Nghĩa, rồi xuống đường Hai Bà Trưng, nối liền với con đường mòn đất qua Phan Đình Phùng. (Hình của Bill Robie)

Nếu mình không lầm nhà thầy Hồ Thanh Tâm, dạy sử mình năm lớp 11, gần xóm trong khu vực này. 

Tấm không ảnh này chụp từ Domaine de Marie, có thấy đường Ngô Quyền, Thi Sách, Hai Bà Trưng và một đoạn đường mòn từ Phan Đình Phùng trước trường Đa Nghĩa. Không thấy khu nhà thầy Hồ Thanh Tâm ở.
Tấm ảnh này chụp trên cầu đi vào chợ Trên, từ khu Hoà BÌnh, tiệm chụp hình Hồng Châu. Thấy cuộn dây kẽm, nhớ là chiều tối, cảnh sát kéo lại để tránh nằm vùng vào đặt chất nổ trong chợ sau Mậu Thân.
Mình có một kỷ niệm bị ông cụ khệnh cho một trận trên chiếc cầu này. Dạo đó, đi vào vườn trong Suối Tía. Không hiểu lý do ông cụ chọn đi đường này, mình cầm cái bình thủy, đựng nước. Có tên nào đi ngược lại, đụng mình, làm rơi cái bình thủy bể. Ông cụ cho một tát nhớ đời về tội xớn xác. Chỗ này chắc là cuối tuần vì trong tuần ít người. Thiên hạ bán lén, lâu lâu cảnh sát rượt chạy mệt thở, chỉ sau này thì cảnh sát cho bán líp ba ga, không rượt nữa.

Mình hay thấy một bà hay ông người chàm, ngồi đây trên cầu, kêu thiên hạ dừng lại để nghe họ xem bói thì phải. Mấy bà ngoài chợ sợ họ lắm, kêu sợ bị họ thư. Kêu người hồi (hồi giáo).

Chỗ này, nơi mấy thang cấp, thường thấy mấy bà sơ của Domaine de Marie, đứng đây bán đồ cũ của người Mỹ viện trợ để nuôi trẻ mồ côi. Sau này mấy sơ bán thẳng cho mấy bà bán áo quần trong chợ, để bán lại cho dân Đà Lạt.

Đặc biệt chiếc cầu này được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ với cầu thang bên vũ trường La Tulipe Rouge. Chiếc cầu nổi dài, hình chữ K, rất đặc biệt thay vì thẳng. Ngoài ra còn thiết kế mấy dãy phố dưới cầu thang chợ, hai bên hông của Chợ Đà Lạt. Mình có mấy tấm ảnh bản vẽ cũ.

Tấm ảnh này đề ngày 12 tháng 2 1972 do Blaine Jessee chụp. Mình đoán là mùa chợ Tết vì thường họ mướn chỗ này để bán hàng. Hàng năm, thành phố có vẽ mấy cái ô để dân Đà Lạt mướn chỗ để bán mấy ngày Tết. Bà cụ mình hay mướn một chỗ để một chị người làm ra bán, sau này có hai gia đình hàng xóm, mướn chỗ rồi lấy hàng bà cụ bán, kiếm tiền ăn Tết.

Hình này ở khu Hoà Bình, chụp từ dãy phố nhà hàng Chic Shanghai chiếc xe màu xanh, nếu mình không lầm là của ông bà Võ Quang Tiềm, dùng để chở rượu. Mình hay thấy ông tài xế, hình như là cháu của ông Tiềm, hay lái chiếc xe này. Bà Tiềm là chị em bạn dì hay cô cậu với mệ ngoại mình.

Dạo bà cụ mình vào Đà Lạt, được bảo trợ bởi ông bà Phúng, em của bà Tiềm. Sau đó mẹ mình theo việt minh bị bắt chung với cô Minh, con ông bà Võ Quang Hàm, hình như cháu của ông Tiềm, tiệm thuốc tây Minh Tâm. Ông Tiềm là người bảo lãnh bà cụ ra tù. Khi ông cụ mình giải ngủ, học thi vào làm công chức cho ty công chánh, ông Tiềm kêu ra nhà ngủ lại, bắt học thi thay vì để ở nhà, ông cụ lại tính chuyện sản xuất.

Thấy chiếc xe Ladalat của hãng Citroen. Dạo ấy công ty này đầu tư vào Việt Nam, dàn xe hình như được sản xuất tại Việt Nam còn máy móc thì đem từ Pháp sang. Nếu không có vụ 30/4/75 thì ngày nay Việt Nam có lẻ đã sản xuất xe chiến đấu hơn xe của đại hàn.

Chiếc xe đò chạy Sàigòn - Đà Lạt mà khi xưa, mình có đi mấy lần. Bến xe ở gần Ấp Ánh Sáng, cạnh bên cây xăng Caltex. Khi đi thì đến bến xe để đi, còn khi về từ Sàigòn thì nhà Mệ Ngoại mình ở Hàng Xanh nên ra đường chính, kéo ghế ăn tô hủ tiếu rồi đứng đợi bên đường rồi quơ tay để xe Nam Sơn ngừng rồi chạy về Đà Lạt. Mình cũng hay đu lên xe kiểu này vì xe không dám đậu lâu, sợ bị cảnh sát phạt vì đón khách bên đường, xem như ăn gian chủ xe. Tài xế và lơ xe, bắt khách dọc đường thì bỏ túi tiền riêng nên rẻ hơn là mua vé.
Mình đoán là chụp xe chạy lên dốc đường Lê Đại Hành, vì ông ta cũng chụp  tấm ảnh từ rạp Ngọc LAn xuống hồ Xuân Hương, thấy cái mái nhà của cây xăng Caltex
Dạo ấy Đà Lạt ít xe, hoặc là vào giờ thiên hạ đi học hay đi làm hết. Chủ cây xăng Caltex này là ông chủ nhà hàng Chic Shanghai, được thị trưởng Trần Văn Phước cho đất, để ông ta bỏ tiền xây cây xăng. Ngoài ra ông ta cũng bỏ tiền ra để xây khu rạp xi nê Hoà Bình khi họ dời chợ Cũ xuống chợ mới. Phía trong chợ cũ, được thiết kế lại làm rạp chiếu bóng Hoà Bình, xung quanh thì có dãy tiệm bán đồ như mấy tiệm Tiến Đạt, Anh Lân,…
Đây là ảnh chụp từ dãy phố của ông Đội Có, người xây hồ Đội Có, mình có kể rồi, nhìn sang tiệm sách Hoà Bình, nơi hàng năm phải ra đây mua sách của mấy ông tây bà đầm bắt mua để đọc. Tiệm này cũng do mấy chú Ba làm chủ, bên cạnh có tiệm bánh Thanh Nhàn, của hai bác Bửu Ngự, hàng xóm. Nhìn xéo qua thì có tiệm sách Liên Thanh, cạnh bên tiệm giầy Bata. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cô bé lọ lem tây khác với Tấm Cám Ta

Bài này mình viết lâu rồi, Facebook nhắc lại nên mình đọc và sửa thêm vài phần.

Nhớ hồi nhỏ, học tiểu học, bà đầm dạy truyện “Cendrillon ou la Petite Pantouffle de verre”, một trong những chuyện cổ tích của ông Charles Perrault có thời làm quan cho triều đình của vua Louis 14, nếu mình không lầm là dưới quyền ông Colbert, bộ trưởng tài chánh. Khi xưa ông tây bà đầm dạy lịch sử nước pHáp, bắt học thuộc lòng, chả nhớ thằng tây nào cả. Đến khi sang pháp thì mới hiểu sơ sơ, nhớ lại mấy tên  như Colbert, Richelieu bú xua la mua.

Ông ta có viết mấy chuyện khác cũng được độc giả yêu thích như La Belle au bois dormant, Le Petit Chaperon rouge, La Barbe bleue, Le Maître chat ou le Chat botté và Le Petit Poucet. Có lẻ chuyện Cendrillon nổi tiếng nhất thế giới vì được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Mình là dân a nam mít mà học những truyện xứ tây đầm xa xôi thì cảm thấy là lạ nhưng để bụng vì nghe kể về quỷ râu xanh, cô bé quàng khăn đỏ, công chúa ngủ trong rừng,…thì mình cũng i-tờ chả hiểu gì lắm vì ít liên quan đến đời sống thường nhật tại Đà Lạt.

Ở Đàlạt dạo ấy, đâu có ai dám vào rừng để ngủ, Việt Cộng thường được người dân gọi là “ông kẹ” bắt. Đi xe đò còn bị chận lại, bắt đem vô rừng nên mình không mơ mấy vụ vô rừng để tìm công chúa ngủ trong rừng,…

Sau này qua tây mới khám phá ra những câu chuyện mà bà đầm dạy mình khi xưa là từ cuốn: “Contes de ma mère l’Oye” của ông Charles Perrault, ký dưới tên của người con trai ông ta để tránh tranh cãi với những văn sĩ thời đó. Mère l’Oye ở đây có nghĩa là vú nuôi, khi xưa hay kể chuyện cho con nít nhà giàu. Sau này các câu chuyện của ông được thay đổi bởi anh em Grimm ở xứ Đức, Balzac hay Disney một chút như công chúa ngủ trong rừng thức dậy khi có hoàng tử quỳ bên cạnh thay vì hôn lên môi, hay thợ săn đến kịp để mỗ bụng con chó sói, lôi cổ cô bé choàng khăn đỏ và bà ngoại ra hay Balzac đã đổi “Verre” (thuỷ tinh) thành “vair” (da lông sóc) cho đôi giày của cô bé lọ lem….

Sau này thăm viếng các nước theo cộng sản cũ, với khăn quàng đỏ khiến mình lại nghĩ đến cô bé đeo khăn quàng đỏ của ông Perrault ngày xưa, như Việt kiều yêu nước, ngu chi mà ngu lạ, cứ thấy chó sói (đảng cộng sản) lại tưởng là bà ngoại (hoá trang, phỉnh gạt) để rồi bị ăn thịt như bà ngoại cô ta. Có nước thêm tên thợ săn tư bản, đến bắn chết con chó sói để mỗ bụng, cứu hai bà cháu ngu dại tin theo lời chó sói.

Qua Ý Đại Lợi làm việc thì khám phá ra con nít xứ này cũng có “la Gatta Cenerentola” do ông Gamnattista Basile viết, hay ở Đức quốc thì có hai anh em họ Grimm viết trong “Aschenputtel”. Mình biết vì đi học thêm tiếng sở tại thì thầy giáo cũng đem mấy chuyện này ra dạy như khi xưa mình học tiểu học chương trình pháp, nên đoán là các xứ trên thế giới đều có dịch hay có những truyện cổ tích tương tự cô gái lọ lem.

Lần lần ra thì nhiều nơi trên thế giới đều có câu chuyện cô bé lọ lem, như chuyện của cô bé chăn ngỗng tên Mathilda ở Thuỵ Sĩ, khi mình đi làm ở Thuỵ Sĩ, được viết bởi bà Mathilde de Moribond (Mechthild von Moersberg ) chết năm 1152, trước ông Perrault gần 500 năm nhưng câu chuyện nói về chiếc nhẩn thay vì chiếc giày thủy tinh.


Người ta đi xa hơn thời Hy Lạp, Ai Cập cổ xưa cũng đã có những câu chuyện tương tự như Rhodopis (Con Mắt Hoa Hồng), vợ của vua. Khi xưa đang tắm ở suối thì con chim đánh cắp chiếc giày rồi thả trong hoàng cung rồi vua hỏi ai mang được thì lấy làm vợ. 

Ở Á Châu cũng có chuyện của Yexian trong Youyang Zazu của người Tàu hay chuyện 1001 đêm của Ba Tư hay Chujo-hime của Nhật Bản…. Chiếc giày của Trung Quốc nói lên cái chân nhỏ mà người phụ nữ tàu phải bó chân từ bé, kích thích người đàn ông trong công việc thoả mản sinh lý. Rảnh sẽ kể vụ này.

Adhémard Leclère, toàn quyền người Pháp ở Cam Bốt, có viết cuốn “Cambodge, Contes et légendes”, cũng có kể câu chuyện cổ tích của xứ Cam bốt tương tự câu chuyện Tấm Cám của Việt Nam. Ông goá vợ có con gái và một bà goá chồng cũng có con gái cùng tuổi, lấy nhau khiến xẩy ra mâu thuẩn giữa hai cô con gái. Một cô lấy chồng, là hoàng tử, về quê thăm mẹ, ông bố ganh tị với con gái của vợ kế nên tìm cách giết để thế vào con gái của mình,… ông tây này có kể về Tấm Cám của Việt Nam nhưng mình chưa đọc được bản pháp ngữ. Ai biết thì cho em xin. Em chỉ đọc được trên mạng cuốn sách của ông ta về xứ Cam Bu Chia.

Khi ông Perault tranh cãi nhau với giới hàn lâm pháp đâm chán đám trí thức tây. Sau khi vợ mất, ông lấy vợ khác thua đâu 21 tuổi, có con nhỏ tuổi nên bỏ thời gian để dạy con nên có ý viết những chuyện khuyên răng con về mặt đạo đức, khiến ông ta nổi tiếng đến ngày nay. Còn giới hàn lâm tranh tụng với ông ta ngày nay, chả ai nhớ. Cho thấy ai chửi thì cứ để họ chửi (vì đó là nghề của họ) còn ông ta cứ viết người ta càng yêu thích.

Mình chỉ nhớ khi xưa, học mấy câu truyện của ông ta thì thích nhất truyện “le Petit Poucet” kể về cặp vợ chồng tiều phu nghèo, có con đông, nuôi không nổi nên bàn đem con vô rừng để bỏ lại nhưng đứa con út nghe được nên sáng sớm, đi lượm đá để rãi trên đường để làm dấu, sau này lần theo các hòn sỏi mà về tới nhà. Lần thứ nhì thì không kịp kiếm sỏi nên lấy bánh mì bẻ ra để làm dấu thì bị chim muông ăn hết nên không biết đường về nhà, nên mấy anh em đứng khóc. May là bố mẹ bổng hồi tâm, chạy vào rừng, tìm lại bầy con. 

Từ đó, mỗi lần đi chơi với bố mẹ, mình hay sợ bố mẹ chơi kiểu cha mẹ Le Petit poucet nên cũng lấy một bọc đá, rồi rãi trên đường đi. Khi đi về thì trời tối, mình cũng chả nhận ra mấy hòn sõi trên đường nhựa. Mình giác ngộ rất sớm là mình thuộc thành phần ngu lâu dốt sớm mà đến ngày nay, mụ vợ mình lâu lâu hay hỏi ôn ăn chi mà ngu rứa. Chán Mớ Đời 

Lý do mình sợ vì ông bà cụ mình hay kể; lượm mình từ thùng rác ngoài chợ, ông bà cụ thấy tội, chắc của người thượng vức đấy nên da mình đen như cột nhà cháy nên đem về nuôi. Có lần mình nghe vậy, khóc như mưa phùn Đà Lạt, lần mò ra chợ Đàlạt, đến cạnh chỗ đống rác phía sau chợ, để xem bố mẹ ruột của mình có hồi tâm như cha mẹ của Le Petit Poucet, chạy ra đống rác kiếm mình. Đợi hoài không được mình lại bò ra trước chợ Đà Lạt, cạnh hàng bông, gần bến xe đò Chi Lăng, có nhiều người thượng đứng bán ngo để xem ai là bố mẹ mình. Đói quá nên mình chán đợi bố mẹ ruột, bò về nhà, lén vào bếp lục cơm nguội ăn trong khi bà cụ lo sợ đi tìm khắp nơi.

Sau này có con mình không bao giờ đem mấy chuyện tào lao, xịt bột, nói con lượm thùng rác, để chọc con mình, thậm chí chưa bao giờ đánh chúng.

Còn mấy chuyện kia thì mình không để ý lắm vì nói về con gái nhiều hơn đến khi có con, tối kể chuyện cổ tích cho con trước khi đi ngủ thì mình mới đọc lại để kể. Nhiều hôm đi học khuya, vợ mình đọc cho con nghe thì chúng không thích, nói đợi bố về. Lý do là mình kể chuyện tếu hơn. Đồng chí gái chấp nhận lấy mình dù nghèo cũng vì thích nghe mình kể chuyện ba lơn ngày xưa. Sau này mình hay sưu tầm truyện tếu để kể cho đồng chí gái nhưng từ ngày bắt đầu kể chuyện trên mạng thì hết thì giờ. Bác nào có chuyện tếu thì cho em xin. Xin cảm ơn trước.

Khi đọc cho con gái về công chúa ngủ trong rừng, mình nói con cũng thông minh, không thua gì con trai, nên không cần đợi thằng hoàng tử, hoàng chết nào cả. Cứ chịu khó học, làm lương cao thì mua sắm những gì con thích, không đợi thằng chồng giàu có cho phép mới mua đồ. Mình gieo trong đầu con gái tinh thần tự chủ, không có tinh thần thua thằng con trai nào cả. Mình kể trong hồi ký bà Condi Rice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, kêu là người phụ nữ da màu nên phải làm việc, học tập gấp 3 người da trắng ( làm việc gấp 2 để hơn da trắng và gấp 3 là vì phụ nữ trong một xã hội theo chế độ phụ hệ). 

Kể hết chuyện tây, chuyện mỹ thì mình lại kể chuyện cổ tích Việt Nam. Khi mình kể chuyện Tấm Cám thì con gái kêu nó không thích Cinderella Việt Nam. Hỏi sao thế, nó kêu tàn ác, giết em mình rồi còn làm mắm, gửi cho kế mẫu xơi. Kinh

Nghe con nói thì mình mới bắt đầu suy nghĩ so sánh hai câu chuyện. Trước đây, có lẻ vì sinh sống tại Việt Nam 18 năm nên không để ý lắm. Tây dạy dân an na mít Cendrillon, rồi họ dịch ra theo tư duy của người Việt thuần tuý, biến tấu thành chuyện khác cho hợp khẩu vị người Việt về mặt đạo đức cách mạng, vừa luân lý truyền thống của nước Đại Ngu. Ai ngu lâu dốt sớm, lên tiếng về mặt đạo đức dạy con trẻ,… sẽ bị chửi như tát nước vì tội mất gốc. Chán Mớ Đời 

Con nít ở Hoa Kỳ đi học, cũng học Cinderella như mình khi xưa bà đầm dạy về Cendrillon trong khi con nít học trường việt lại học Tấm Cám. Rất khác nhau về mặt đạo Đức, nhồi sọ con nít thủa còn bé.

Con nít ở Hoa Kỳ học về cô bé lọ lem để hiểu là chúng cần phải hẹn đúng giờ thay vì đồng hồ cao su. Cô bé ham nhảy đầm nên sau 12 giờ đêm là tùm lum trò xẩy ra. Câu chuyện này dạy con nít nên phải yêu thương động vật vì trong lúc gian khổ, chim gà đến giúp cô bé. Chúng ta cần có bạn bè vì trong lúc cần thiết, nguy nan sẽ được bạn bè giúp đỡ. Khác với Việt Nam, con nít được dạy cách khác, gặp chó dính lẹo là lấy đá chọi, lấy ná bắn chim, bắn gà, đủ trò,…

Cô bé lọ lem bị bà kế mẫu nhốt trong nhà nhưng cô bé vẫn cứ tìm cách rời khỏi nhà, cho thấy tự do của con người, không ai cấm cản được. Cô bé lọ lem muốn đi dạ hội, tìm mọi cách để đi được, không an phận. Chính sách lý lịch của Việt Cộng không cho con cháu của chế độ cũ đi học trong khi con họ dốt, phải tốn $45,000 để được nâng điểm nhưng nếu một người con cháu của chế độ cũ muốn học hỏi thì vẫn tiếp tục học được dù không phải đến trường. Mình có anh bạn lý lịch nguỵ quân nguỵ quyền nhưng vẫn tiếp tục, lén học anh ngữ qua đài BBC và VOA để rồi sau này Việt Cộng cần người biết anh ngữ, để giao tiếp với người ngoại quốc, bắt buộc phải mướn anh ta cộng tác.

Ngược lại cô bé lọ lem được biến thành chuyện Tấm Cám của Việt Nam, dạy con nít hận thù, tranh đoạt với chị em của mình, tàn sát lẫn nhau rồi làm mắm gửi cho kế mẫu xơi. Văn hoá Việt Nam, cho thấy con hai dòng không thân với nhau lắm. Ngược lại ở Hoa Kỳ thì khác. Mình có thằng cháu, bố nó ly dị, lấy vợ khác đã có con riêng. Khi cô con gái của kế mẫu có bầu, chồng đi thực tập nhà thương ở tiều bang khác thì nó túc trực. Hễ cô con gái của kế mẫu, không chung máu huyết chuyển bụng là kêu nó đến chở đi nhà thương đợi. Con anh con tui vẫn đề huề, đi chơi, nghỉ hè chung như bạn bè. Rất khác với cách cư xử anh em cùng cha khác mẹ tại Việt Nam.

 Qua câu chuyện này thì mình mới hiểu các cuộc thảm sát Mậu Thân, các cuộc pháo kích vào người dân bỏ chạy trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Quảng Trị ngày nào, nhất là các trại giam sau 1975 mà họ dệt lên bức tranh Trại Cải Tạo, để giết người đã chống lại họ 20 năm qua. Người chung một giống nòi mà tàn ác, đối xử dã man. Như bồi thường của ông quan nào về cái cách ruộng đất:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 

Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Có điểm vui là người tây phương, cái gì họ cũng đào sâu thêm về phân tâm học. Người tây phương quen thói quy nạp rồi suy diễn. Câu chuyện cô bé lọ lem được họ đem lên bàn mỗ, cho rằng câu chuyện này đưa ra hai hình ảnh về người phụ nữ: hình ảnh đẹp lý tưởng của người đàn bà, được mọi người chiêm ngưỡng, thèm muốn trong buổi dạ hội và hình ảnh hoang dại sau 12 giờ đêm. Bác trai nào thử sau 12 giờ đêm, ngắm vợ mình nằm ngáy như đang gọi phà Thủ Thiêm, mồm há ra, nước bọt đầy mồm thì trông rất cực phản cảm, khác với lúc trang điểm, lên đồ, đi dạ hội. Chán Mớ Đời

Trên tờ Le Figaro, có dạo bà Isabelle Germain có nói đến sự phức tạp của cô bé lọ lem, bắt nguồn từ giáo huấn khác nhau giữa con trai và con gái trong xã hội Pháp. Người ta dạy con trai các trò chơi và sách báo, chuẩn bị cho chúng, khi lớn lên đi chinh phục thế giới trong khi cha mẹ lại dạy con gái, đợi chờ một hoàng tử đẹp trai, con nhà giàu học giỏi như các bậc phụ huynh Việt Nam thường đề cập. Việt Nam thì dạy con gái công dung ngôn hạnh, đủ trò trong thời đại nông nghiệp. Vấn đề là ngày nay, ở thời đại A Còng, tư duy của chúng ta vẫn chưa cập nhật hoá với thời đại công nghệ thông tin,…

Đồng chí gái hay xem chương trình “Bạn Muốn Hẹn Hò”, vẫn thấy các người điều khiển chương trình, hỏi các cô gái hiện đại, có bằng cấp đại học câu “em có làm dâu được không?” Hoá ra người Việt đi hỏi vợ là để kiếm một ô sin về nuôi cha mẹ mình, trong khi họ la cà các quán nhậu, bia ôm. Xong om

Mấy người ghi danh để kiếm chồng, kiếm vợ đều hỏi một câu hỏi vớ vẩn: “quan niệm anh hay em về tình yêu?”, hay “có gia trưởng không?”. Trong giai đoạn dò xét hồ sơ lý lịch tình yêu ngang dọc, đồng chí gái rất là dễ thương, trọ trẹ giọng Huế khiến mình ngất ngư nên khi cô nàng kêu đăng ký quản lý đời mình thì mình nhất trí. Ai ngờ vâng ai ngờ, lấy nhau về là quản lý cuộc đời ô sin của mình. Đồng chí vợ đâu có bao giờ nghe lời than vãn của mình, cứ bảo mình câm ngay. Vợ nói không được cãi. Dần dần mới hiểu là mình gia nhập đảng Sợ Vợ từ hồi nào. Chán Mớ Đời 

Có nhà tâm lý học Bruno Bettelheim đi xa hơn, cho rằng cô bé lọ lem mang chiếc hài bằng thuỷ tinh, không giản nở vì nếu không thì các cô gái khác, có thể kéo căng ra để mang được. Cho rằng tác giả cố ý dùng hài làm bằng “thuỷ tinh” như ám chỉ đến cái âm hộ của phụ nữ. Được làm bởi một loại dễ vỡ nếu người ta xiết chặt mạnh bạo, một vật có thể mất dễ dàng sau một đêm dạ vũ, như muốn nói đến sự trinh tiết của cô gái. Trong xã hội cỗ xưa của tây phương, cụm từ để tuột giày, ý muốn nói là trao thân cho người đàn ông.

Dạo mình ở Pháp thì phong trào phụ nữ đòi bình đẳng, đủ trò nên không rõ nhưng mình đoán khi xưa, người Pháp chắc cũng chú trọng về mặt trinh tiết của phụ nữ nên có thể chiếc hài bằng thuỷ tinh của cô bé lọ lem, biểu tượng cho sự trinh tiết của người con gái mà không có cô con gái nào khác có thể mang chiếc hài thuỷ tinh của Cendrillon.

Nghiệm ra thì thuốc ngừa thai đã giải phóng được phụ nữ ngày nay, đưa sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới lên ngang hàng. Trong khi giáo điều của nhà thờ như cấm phá thai vô hình trung đã nô lệ hoá phụ nữ mấy ngàn năm qua. Đây cũng là một tranh luận khá thú vị. Để hôm nào, mình kể về vụ cấm phá thai ở cấp liên bang tại Hoa Kỳ.

Còn Tấm Cám của người Việt thì sao. Tại sao người ta vẫn kể, dạy cho con nít từ bé, chuyện Tấm giết hại em mình rồi làm mắm gửi cho kế mẫu ăn. Nếu mình không lầm thì người Việt đồng tình với sự việc này. Bởi vì Cám hung dữ, đã nhẩn tâm giết chị mình để làm vợ của vua. Thậm chí người ta còn làm phim. Mình thấy trên Amazon có phim Tấm Cám do Việt Nam sản xuất nhưng không dám coi. Đạo diễn là Ngô Thanh Vân. Cám có ác độc nhưng trên căn bản đạo đức, chúng ta không thể nào khuyến khích con mình, học trò mình, giết một người, nhất là em hay chị của mình.

Có thể một ngày nào đó, các nhà phân tâm học Việt Nam sẽ nghiên cứu ảnh hưởng Tấm Cám vào sự đối xử của bên thắng cuộc với bên thua cuộc. Là anh em, chung một màu da, máu huyết nhưng đối xử như kẻ thù.

Tên vua thì với tinh thần trai tài năm thê 7 thiếp thì có gái khác để chơi nên chả nói năng gì cứ đè Cám ra chơi như Việt Cộng ngày nay bảo vệ các đảng viên biến chất. Có ông nào bị thu hình, ôm con nít trong thang máy nhưng chả thấy bị lên án gì cả. Vì nếu bắt giam, không bảo vệ đảng viên, đồng chí của mình thì ai theo nữa. Họ theo vì quyền lợi và được bảo vệ dù phạm tội nếu không thì mọi người đã bỏ đảng gần đây, họ bỏ tù vài tên tép riêu để mấy tên quan nhớn xìa tiền ra là xong chuyện.

Người Việt tin theo thuyết luân hồi của phật giáo nên cứ tin vào sự việc đầu thai, cá bống rồi chim hoàng anh, cây thị,… nếu tô vẽ cho một Tấm hiền lành, thật thà sẽ được hưởng điều lành về sau thì cứ chết hoài đến khi cái ác trong người của Tấm, hiện ra thì giết em mình để chấm dứt sự việc, luân hồi,…

Người Việt chấp nhận việc Tấm giết em, làm mắm gửi cho kế mẫu ăn vô hình trung đã hợp pháp hoá “Cái Ác” về mặt đạo đức trong xã hội. Người ta chấp nhận việc kẻ thắng cuộc, đuổi vợ con nguỵ quân nguỵ quyền lên rừng thiêng nước độc, mà họ gọi là vùng kinh tế mới, để giết họ lần mòn hay bỏ tù cả triệu người trong các trại cải tạo là việc đương nhiên, là một hành động cách mạng, đúng theo quan điểm lập trường đạo đức cách mạng.

Họ bỏ tù, cho rằng người dân miền nam làm tay sai cho đế quốc mỹ, để rồi ngày nay họ cho con cháu họ sang Hoa Kỳ du học hay thậm chí định cư luôn tại xứ tư bản phồn vinh giả tạo. Sau 44 năm, không ai lên tiếng xin lỗi VNCH, cho rằng các anh đúng chúng tôi sai. Chúng tôi mất 20 năm đánh thắng các anh, rồi phải tốn thêm 20 năm để hiểu là các anh đúng. Ngày nay nhạc vàng được hát liên tu ti trên các kênh truyền hình tại Việt Nam. Chán Mớ Đời 

Có ông lãnh đạo nào kêu người ta thù ghét tôi nên bắt tôi phải nạp $45,000 để được nâng điểm cho con tôi.

Người dân ở Hương Cảng, xuống đường biểu tình chống đối luật dẫn độ, rất ngạc nhiên khi thấy những hình ảnh cảnh sát ở Hương Cảng mà người ta kêu là do người Tàu lục địa, cải trang đã bóp dế, đánh đập một cách tàn bạo các người biểu tình không bạo lực. Những hình ảnh cười khoái trá của đám cảnh sát như nói lên “Cái Ác hợp pháp”, không bị luật pháp trừng trị. Họ có thể đánh đập người dân một cách vô tội vạ như thể chưa có tội thì đánh cho có tội, có tội rồi thì đánh cho chừa.

Gần đây, mình đọc trên mạng những còm của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, chửi rũa người di dân lậu. Không một ai muốn bỏ nước ra đi cả nhưng vì sự sống còn của gia đình, họ phải vượt biên để đến Hoa Kỳ sống chui rúc âm thầm, không được luật pháp bảo vệ, để gửi những món quà nho nhỏ, tiền bạc về cho vợ con, cha mẹ ở quê nhà. Có trách là trách giới lãnh đạo của các xứ này.

Khi xưa, các người Việt tỵ nạn, kêu là sống không nổi với Việt Cộng, tự xưng là tỵ nạn chính trị nhưng sau vài năm, có quốc tịch mỹ thì có một thiểu số lại bò về Việt Nam như kiểu áo gấm về làng. Nay họ lên án những người di dân lậu, tỵ nạn kinh tế, vi phạm chủ quyền quốc gia Hoa Kỳ như họ khi xưa lên bờ các nước Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương bất hợp pháp.

Họ quên hết quá khứ của họ, và nghĩ họ là người da trắng. Người Mỹ hay nói: “we are what we remember”.

Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

My Father, My Hero

 Hôm nay, tại hội Toastmasters, đến phiên mình làm toastmaster. Mình chọn đề tài “tình phụ-tử” (Fatherhood) vì cuối tuần này là ngày Từ Phụ, người Mỹ sẽ ghi nhớ công ơn dương dục người cha như tháng trước là ngày từ mẫu. Trong khi biên soạn chương trình, mình khám phá một điều là vai trò người cha rất quan trọng trong cuộc đời của những đứa bé. Thiếu vắng bóng người cha, những đứa trẻ lớn lên thường gặp vấn đề giao tiếp trong xã hội, bạo lực,…

Trước đây, ai cũng nghĩ tình mẫu tử mới quan trọng, nay các chuyên gia tâm lý, cho rằng sự hiện diện của người cha, quan trọng hơn cả vai trò của người mẹ. Kinh


Dạo mình ở New York, báo chí ca ngợi ông thị trưởng Giuliani tài ba, đã làm giảm chỉ số tội phạm theo chương trình giảm tội ác của ông ta và ông cảnh sát trưởng. Trên thực tế thì cách đó 20 năm, Hoa Kỳ cho phép phụ nữ được phá thai nên tình trạng thiếu niên phạm pháp giảm vì ít người mẹ đơn côi. 

Một cô bé vị thành niên, yêu đương bị dính bầu thì bỏ học, nuôi con, ăn trợ cấp xã hội. Cha đứa bé thường thì bỏ chạy mất hay vào tù. Người mẹ đơn côi phải đi làm những việc tay chân, nhiều khi hai ba job nên không có thì giờ dạy dỗ con thêm còn bé chưa trưởng thành thì khó dạy dỗ con. Thường ông bà nội, ông bà ngoại dạy cháu tốt hơn vì có kinh nghiệm, có thời gian để dạy cháu tốt hơn cha mẹ chúng, bận công việc, thiếu kinh nghiệm làm cha mẹ.

Có một anh hội viên, kỹ sư đọc diễn văn: “My Dad, my Hero“ trong vòng 7 phút. Anh ta cho biết là sinh tại Mễ Tây Cơ, khi bà mẹ dính cái bầu rồi gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Mẹ anh ta, chị cả nuôi 8 người em vì bố mẹ qua đời. Lo cho các em, con mình, chồng khiến bà mẹ bị stress quá nên anh ta và bà mẹ hay cãi lộn. Anh ta hỏi ông bố, lý do nào mà bố chịu đựng mẹ, con chỉ đợi 18 tuổi là ra khỏi nhà, thoát khỏi sự nhiếc mắng của mẹ.

Ông bố cho biết vì con nên bố mới chịu đựng lối hành xử của mẹ. Chiều lái xe đi làm về, bố không biết sẽ gặp chuyện gì nữa đây nhưng vì thương con nên bố chịu đựng. Cuối cùng anh ta chiếu tấm ảnh của ông bố đã qua đời, và đứng khóc như trẻ thơ. Kêu rằng My Father, My Hero. Cha tôi, người anh hùng của tôi.

Cuối tuần rồi con gái mình nhắn tin, cho biết bố của cô bạn, bị tai biến, được đưa vào nhà thương, đang nằm Coma. Con gái mình chợt nhận ra cuộc đời rất mong manh, người thân của mình có thể ra đi bất kỳ lúc nào. Nó mong đến ngày gặp lại gia đình ở Dubai tháng tới.

Chúng ta thường không để ý hay trân trọng người thân, cha mẹ để rồi một ngày nào đó chưng hửng nhìn lại mình là kẻ mồ côi, phải gắn hoa hồng trắng vào ngày Vu LAn. Ước gì đổi thiên thu để tìm lại nụ cười của mẹ hay bố, người thân.

Sau phần diễn văn thì đến phần Tabletopic thì mọi người được hỏi 1 câu về sự liên hệ, kỷ niệm với cha. Mình rất ngạc nhiên vì ai cũng kể về những kỷ niệm đẹp với cha, nhiều khi có sự khắc khẩu. Ai cũng nghĩ bố mình làm gương cho mình đi theo.

Mình nhớ khi xưa, ông cụ làm công chức tại ty công chánh Đà Lạt, tối đi học thêm để thi bằng tiểu học để vô ngạch công chức kiếm thêm tiền nuôi con. Tối tối, mình hay đi đón ông cụ ở trường Hiếu Học, ở đường Hai Bà Trưng. Nhiều đêm thấy ông cụ ngồi học bài. Không ngờ, sau này lập gia đình, mình cũng nối gót ông cụ, đi học thêm lớp tối về nhà cửa, đầu tư để có khả năng mua thêm sữa cho con.

Có lần sau khi học lớp đêm, mình ngồi nán lại chém gió với mấy tên mỹ quen. Khi về đến nhà, mình thấy hai đứa con nằm ngủ dưới đất, trước cửa phòng của mình. Lý do là mỗi tối, trước khi đi ngủ, mình đều đọc truyện cho chúng nghe. Chúng không bao giờ chịu đi ngủ trước khi nghe mình kể chuyện đời xưa. Đồng chí gái đọc thì chúng kêu Chán Mớ Đời.

Từ dạo đó, đi học ban đêm, tan lớp là mình bò về, đọc truyện cho hai đứa trước khi đi ngủ. Nay lớn lên chúng kêu bố kể chuyện không tin được. Dạo đó mình kể chuyện Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử, Anh Hùng Lĩnh Nam, bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Nhìn lại thì mình có ảnh hưởng khá lớn với mấy đứa. Có chuyện gì như tình yêu, tài chánh,…chúng đều hỏi mình.

Năm nay thanh long đỏ ra nhiều

Nhìn lại mình chỉ ở gần ông cụ có vài năm, khá lắm là 8 năm. Khi mình mới ra đời thì ông cụ còn trong quân đội, sau này giải ngủ thì làm công chức ở Ban Mê Thuật mấy năm. Sau này, được tướng Đổ Cao Trí can thiệp nên được thuyên chuyển về lại Đà Lạt. Mình cũng ít khi đi chơi với ông cụ, chỉ nhớ vài kỷ niệm. Ông cụ kỳ vọng vào mình nhưng mình học cực ngu. 

Chỉ có khi ông cụ ở trại cải tạo suốt 15 năm, mình mới nhớ đến ông cụ nhiều. Nhiều khi ăn ngon tiệc tùng, chợt nhớ đến ông cụ trong trại cải tạo. Về Việt Nam thăm nhà, mình mới khám phá ra mấy người em ở Việt Nam, cũng bù trớt vì ông cụ ở trại cải tạo khi còn bé. Lớn lên không có người cha bên cạnh, mẹ mình phải đóng vai trò người mẹ vừa người cha. Có cô em kể, thời bé đến nhà bạn, thấy họ có bố chăm sóc còn mình thì chả biết đâu mà rờ. Đi thăm nuôi thì xa xôi, tốn kém.

Sau này, mình có hỏi về thời gian trong trại, ông cụ có kể, mình có thu âm lại để sau này mấy đứa con nghe. Văn hoá người Việt không bầy tỏ tình cảm như người tây phương. Chỉ qua ánh mắt, chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con cháu.

Mình lựa tựa đề buổi họp khiến nhiều người có cơ hội, nhớ lại những giây phút của người cha. Có lẻ trong chúng ta, ai cũng cũng có một người cha anh hùng. Xong om

Cuối tuần này, em xin chúc các bác một ngày vui vẻ, đoàn tụ bên người cha anh hùng của mình. Tuần sau em leo núi Whitney, cao nhất nội địa Hoa Kỳ. Đồng chí gái nghe em leo núi thì đã mua vé đi Gia-nã-đại chơi. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Túc cầu ngày xưa

 Có anh bạn mê túc cầu, hay thức đêm để xem đội tuyển Việt Nam đá, đúng hơn là dậy sớm vì khác múi giờ. Mình thích xem các đội âu châu như Anh quốc, Pháp quốc, Ý Đại Lợi và Đức quốc đá còn thì xem tóm lược trên kênh. Ba Tây hay Á Căn Đình thì cũng không xem nữa vì đa số cầu thủ nổi tiếng của các xứ này đều đá cho các câu lạc bộ âu châu. Mình xem tóm lược cuối tuần nên không cần xem ngoại trừ khi có giải vô địch thế giới.

Hôm qua, xem trận chung kết vô địch Âu châu. Có một điểm đáng nhớ là đội cầu Liverpool thua, đã lãnh huy chương, vẫn đứng lại để xem đội tuyển Real MAdrid, nhận cúp, vổ tay mừng đổi tuyển đá bại mình xong mới rời sân cỏ khiến mình cảm phục họ hơn. Trong khi đội tuyển Chelsea thua trận chung kết giải FA qua màn đá luân lưu, đã bỏ về từ lâu trong khi đội tuyển Liverpool nhận cúp. Dạo ở Anh quốc, mình đi xem đội Liverpool ở Wembley được 2 lần. Dạo ấy có Keegan và Daglish đá cho Liverpool.

Thấy các cầu thủ áo đỏ đứng nấn ná, vổ tay kẻ đã đá bại mình khiến mình cảm phục. Mình đều thích 2 đội  này nên chả buồn. Khi mình ở Ý Đại Lợi thì thích Juve và Roma. Khi ở Anh quốc thì mê Liverpool và Nottingham Forest, ở tây thì đi xem Bayern Munich khiến mấy thằng bạn Tây chửi khi xem đá banh với chúng, ở Tây Ban Nha thì mê Real Madrid. Mình thấy Barcelona đẹp hơn Madrid nhưng không hiểu tại sao lại thích Real Madrid. Có lẻ khi xưa, đọc báo họ hay nói đến Di Stéfano, trung phòng Huyền thoại của đội tuyển này. Nói chung, mình có đi xem mấy cầu trường nổi tiếng của âu châu như Wembley, San Bernarbeu, Parc Des Princes,…

Hình như cầu thủ tên Nguyễn văn Mộng, cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đoạt giải Merdeka. Nghe nói đa số các cầu thủ này sau 75 te tua lắm. Mình chỉ nhớ thủ môn Lâm Hồng Châu có đi theo phải đoàn Virginia về Cali tranh giải đá banh người Việt ở Hoa Kỳ.

Thấy hai đội tuyển Việt Nam vừa nam vừa nữ đoạt chức vô địch Đông Nam Á, người dân đi bão kêu gào Thái Lan thua xa Việt Nam đến 15 năm khiến mình thất kinh. Lý do là các công ty bảo trợ cho tổ chức năm nay đều là các công ty ở Việt Nam nhưng thực tế cho biết chủ là người Thái.

Sơ đồ các công ty sở hữu của người Thái Lan tại Việt Nam. 

Mình có anh bạn Đà Lạt, chuyên sản xuất hàng len Đà Lạt cho cả nước, kể là mất mối của công ty Big C, khi họ bán lại cho người Thái. Hoá ra người giàu có ở Việt Nam nhờ buôn bán nhà đất chớ không sản xuất, làm gì ra tiền. Thực tế thương mại nay là người Tàu hay người Thái chiếm trọn. Người Tàu và người Thaí theo chủ nghĩa Phi Thương Bất Phú, còn người Việt thì Phi điền Trạch bất thành đại gia.

Đi Peru, mình thấy Nam Hàn, Nhật Bản và Trung Cộng xâm nhập thị trường ở đây rất nhiều. Xe hơi và các đồ điện tử,…

Báo chí việt ngữ kêu gào tên huấn luyện viên tây của đội Thái Lan xất xược, bắt tay người ta vừa chống nạnh, đủ trò, bất lịch sự. Nói chung thì các đội tuyển quốc gia á châu hay phi châu, đều mướn huấn luyện viên ngoại quốc cả. Xứ giàu có thì mướn những người nổi tiếng còn không thì các huấn luyện viên tây, đói, không ai mướn, phải xa xứ kiếm ăn. Nghe nói, nhờ ông thần Kim-chi họ Phác mà đội tuyển Việt Nam U23 mới khá lên được. Nếu huấn luyện viên là người Việt thì chắc không xong.

Hình như ông ta ngưng làm huấn luyện viên tại Việt Nam, các tay chuyên gia, tiến sĩ túc cầu Việt Nam, nhảy vào chê ông ta đủ trò. Nào là lối chơi quá cổ điển này nọ. Bảo đảm đưa họ làm Huấn luyện viên thì đội Việt Nam sẽ ôm đầu máu ngay.

Nhớ thời Việt Nam Cộng Hoà, đội tuyển Việt Nam Cộng Hoà đá hay, đoạt chức Merdeka, giải độc lập của xứ MÃ Lai Á. Hồi đó đâu có truyền hình như ngày nay, chỉ nghe ông Huyền Vũ, hình như người Bình Thuận, tường trình trực tiếp qua đài phát thanh Sàigòn. Khi trung phong Nguyễn Văn Chiêu đá lọt bàn, phá lũng lưới đội tuyển Miến Điện, mình và anh Bình, bố của thằng Đắc, hàng xóm nhảy hét om sòm. Mình nhớ ông Huyền Vũ, lập đi lập lại, sau đó đọc báo nghe trung phong Nguyễn Văn Chiêu, đưa ngực hứng quả banh, xoay người sút chân trái, thủ môn số 1 á châu Tin Tin gì đó ngáp ruồi. 

Xóm mình có anh Bình, lớn tuổi, dạy mấy đứa nhỏ trong xóm, hay bàn chuyện đá banh, chém gió với mình. Mình hơn con anh ta, thằng Đắc có 1 tuổi nhưng gặp mình ở đâu là bàn đá banh như bạn kinh niên, cả buổi. Hồi nhỏ mình có thấy anh Bình đá banh ngoài sân vận động, hình như em trai của anh Bình tên Hành cũng có đá cho trường Trần Hưng Đạo.

Có lần ông cụ  dẫn mình đi xem đá banh giữa hai đội tuyển Việt Nam A và B. Có Đổ Thới Vinh, Đực 1 và Đực 2 thủ môn. Hai ông thần này cứ đá banh cho mạnh để biểu diễn xem ai đá banh dài nhất thay vì đá để giao banh cho cầu thủ. Hồi nhỏ nên không nhớ Đổ Thới Vinh đá ra sao, chỉ nghe thiên hạ kêu Đổ Thới Vinh lừa rất hay, mà sau này ông Duyên Anh đặt tên Bồn Lừa theo ông này.

Sân vận động Đà Lạt, bên tay phải là cổng vào, có hai chỗ bán vé. Sau này, hết có màn bán vé. Hình của ông Bill Robie từng tham chiến tại Việt Nam.
Thao trường

Mình nghe kể đội tuyển Việt Nam đá thua hoài vì Lý do không biết có thiệt hay không. Tối tối ở khách sạn, nữa đêm có tiếng gõ cửa, mấy cô gái Thái xinh đẹp đi lộn phòng, nắn gân nên qua hôm sau các cầu thủ Việt Nam xụm bà chè, ra sân hết chạy nổi. Khỏi cần bán độ.

Năm 1966, Việt Nam Cộng Hoà thắng giải này lần đầu tiên, khi có sự tham dự đến 12 đội tuyển á châu, không cộng sản. Năm đó, đội tuyển Bắc Hàn đại diện khu vực Á châu dự giải túc cầu thế giới đã đá bại đội tuyển Ý Đại Lợi và trong trận đấu với Bồ Đào Nhà, họ dẫn trước 3 không ở hiệp đầu. Sau đó, Eusebio con báo đen của Phi Châu xuất thần, đã loại đội tuyển Bắc hàn. Mình có xem phim này tại rạp Ngọc Lan.

Hình như dạo ấy có giải túc cầu các nước trung lập và cộng sản tại Đông Nam Á, có sự tham dự của Hà Nội, Cao Miên, Lào, Bắc Hàn, Trung Cộng,…

 Việt Nam đoạt giải là nhờ ông tây người đức, làm huấn luyện viên. Đặc biệt ông này, không phải là huấn luyện viên thật thụ, ông làm nghề gì đó. Ông ta không có bằng cấp gì cả về thể dục. Ông ta sang Việt Nam để dạy nghề ở trường Cao Thắng. Mình đoán thay vì đi quân dịch, ông ta tình nguyện sang Việt Nam dạy học như các sinh viên pháp tốt nghiệp đi các nước khác làm việc cho chính phủ Pháp theo chương trình “cooperation” mà mình có nộp đơn nhưng cuối cùng đi khám sức khoẻ thì họ cho mình miễn dịch vì kêu đã sống 18 năm trong chiến tranh.

Ông ta mê đá banh nên hay đi vòng vòng ở nơi cầu thủ Việt Nam tập. Rồi ngứa mồm, chỉ chỏ, nói sao khiến cầu thủ Việt Nam nghe, tập theo cách của ông ta. Cuối cùng tổng cục túc cầu Việt Nam, chấp nhận cho ông ta dẫn dắt đội tuyển Việt Nam Cộng Hoà. Lý do là không phải trả tiền lương cho ông ta.

Hình phái đoàn Việt Nam và ông huấn luyện viên người đức. Không biết ở đâu mà thấy các cầu thủ mang dép nhựa, ngoại trừ hai ông bận đồ vét. Chắc là nhà dìu dắt đội tuyển.

Ông huấn luyện viên bất đắc dĩ Wiegand này đã giúp thống nhất các cầu thủ đội tuyển Việt Nam, nghĩ đến quyền lợi chung của đội tuyển thay vì quyền lợi cá nhân. Các cầu thủ đã cho các câu lạc bộ Việt Nam Cộng Hoà nên không ưa nhau. Họ chèn chân nhau gãy để đoạt giải vô địch. Vụ này thì đội tuyển nào trên thế giới cũng bị. Vì quyền lợi cá nhân, không đoàn kết nên thua. Các đội tuyển có nhiều cầu thủ nổi tiếng chừng nào thì càng không đoạt giải gì cả. Chỉ có huấn luyện viên nào giỏi về tâm lý, cải thiện tinh thần đồng đội thì mới có thể thắng. Có thể ông ta thấy cầu thủ Việt Nam thể lực nhỏ con, nên luân phiên thay người, dưỡng sức vì thường khó có ai mà chạy nổi 90 phút, cho nên độ 60 phút là huấn luyện viên thay người ngay.

Nghe kể ông này trẻ lắm, lớn hơn 2,3 tuổi các cầu thủ Việt Nam, không có bằng huấn luyện viên khiến cầu thủ không phục lắm. Dần dần ông ta đã cải thiện được tinh thần đồng đội của đội tuyển đưa đến chiến thắng. Người Đức rất kỷ luật, có lẻ nhờ vậy đã giúp tinh thần kỷ luật cho đội tuyển Việt Nam, kết quả đưa đến thắng giải năm 1966. Hình như năm đó ở vòng loại Việt Nam bị thua Ấn Độ 0-1.

Các nước nghèo, thuộc địa cũ của người tây phương thường có vấn đề này; tinh thần của kẻ bị trị. Gặp tây thì sợ nhưng gặp người cùng xứ thì cứ lên-lên cái mặt. Không phục tùng người đồng chủng, hỏi mày là cái thớ gì mà tao phải nghe hay mày biết bố mày là ai không. 

Muốn lãnh đạo, phải qua thời gian dài được huấn luyện. Mình nhớ ở hội Lions International. Mới đầu vào, họ giao cho nhiệm vụ, rót cà phê cho mọi người đang ăn. Sau đó lên chức thư ký, rồi lên từ từ. Mấy năm sau mới được bầu làm phó rồi chủ tịch. Có 2 ông thẩm phán và 1 ông thị trưởng đều phải đi qua mấy giai đoạn này cả trước khi được bầu làm chủ tịch hội. Không ai sinh ra là biết lãnh đạo, phải qua một thời gian dài, được tập luyện để biết cư xử ra sao đối nội, đối ngoại.

Cứ 2 năm, Cao Nguyên Trung Phần có tổ chức đại hội thể thao 1 lần để tuyển lựa các cầu thủ để thi đấu ở Sàigòn trong giải vô địch quốc gia. Mình nhớ năm 1971, có đại hội thể thao vùng II, được tổ chức tại Đà Lạt. Lần trước, nghe nói được tổ chức tại Phan Thiết. Phái đoàn Phan Thiết được xem là mạnh nhất vùng II.

Đội banh của họ có các nhà mạnh thường quân, giàu có, chắc bán nước mắm, cho tiền nên họ rất mạnh, mướn các cầu thủ như Đổ Thới Vinh từ Sàigòn ra đá. Về quần vợt, nhớ có hai anh em Đinh Quốc Tuấn, Đinh Quốc hÙng, uống nước mắm đánh như điên. Hình như Đinh Quốc Tuấn là vô địch thiếu niên Việt Nam. Mình nhớ có xem Đinh Quốc HÙng, đánh độ với ông Châu, đánh hay nhất Đà Lạt dạo ấy. Đinh Quốc Hùng chấp chỉ đánh, không được đánh giao banh nhưng vẫn ăn độ. Nếu mình không lầm thì dáng người khá cao. Khi giao banh là Ace không.

Sau khi thấy hai anh em Đinh Quốc Tuần và Đinh Quốc Hùng đánh quần vợt, được xem là tương lai sẽ thay thế các tay vợt lão tướng Võ Văn Bảy và Võ Văn Thành, khiến mấy đại gia Đà Lạt, cho con đi học đánh quần vợt như điên. Cứ thấy mấy ông thần này ra sân tập với ông Châu, tiệm giày Bata thì phải. Dạo ấy, thằng Bi, con đại uý Hải, anh Toàn, con ông Tô hàng xóm hay rủ mình lên ty công chánh, có cái sân quần vợt không lưới để tập đánh. Nói chung mình không có khiếu lắm. Qua Tây có đánh với bạn bè cho vui, không có đam mê.

Đinh Quốc Tuấn từng là vô địch Việt Nam môn quần vợt năm 16 tuổi. Nghe cô em kể là đi vượt biển mất tích. (Thứ 2 từ bên trái)

Mình nhớ trận chung kết vô địch túc cầu Cao Nguyên Trung Phần giữa đội tuyển Đà Lạt và Phan Thiết. Cả thị xã ra đứng xem chật vận động trường. Trời mưa mưa nhưng dân Đà Lạt chấp, không sợ mưa rơi. Có người kể ở Pleiku, đá banh thì họ đem thiết giáp ra để mấy góc sân, bắn chỉ thiên khiến cầu thủ đội tuyển bạn rét quá, đá thua cho chắc ăn.

Đội tuyển Phan Thiết đá rất hay. Mấy ông thần cầu thủ to con, chạy như điên trong khi đội tuyển Đà Lạt thì nhỏ con, gầy. Hình như chỉ có anh Xuân, ở ấp Cô Giang là to to một tí nhưng thấp hơn mình. Mình quên tên anh của anh Xuân, người bé tí ti, gầy. À tên Liêm, hình như ở cư xá Địa Dư gần Grand Lycee, hay ấp Cô Giang hay chạy bộ vòng bờ hồ. Thủ môn là anh Lực, hay có trò chạy ra chụp banh xong lộn một vòng đưa đôi giày Đinh vào mặt đối phương. Đội Cảnh Sát Quốc Gia có ông thần tên Rớt thì phải làm thủ môn. Sau 75, mình có nhận thư của anh ta, lưu lạc đâu tới xứ Ấn Độ thì phải. 

Việt Nam dạo đó có 4 quân khu thì phải. Phải thắng quân khu của mình trước mới được đi đấu đại hội thể thao toàn quốc với các quân khu khác. Phan Thiết đá hay, vô địch quân khu 2, thi đấu với các đội tuyển của Quảng Ngãi, Pleiku, Kon-Tum, Darlac, BÌnh Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Lầm Đồng, Tuyên Đức. Đà Lạt lúc nào cũng đụng trước Bình Thuận nên rớt đài.

Nếu không lầm thì người ta nghe tiếng Bình Thuận từ khi đội tuyển này đoạt giải vô địch toàn quốc, khi đá bại đội tuyển Mỹ Tho năm 1971. Ra sân, xem đá banh thì cứ nghe khán giả chém gió này nọ, mình chỉ biết nghe như lời dạy của thánh túc cầu.

Nghe kể đội này được mạnh thường quân giúp đỡ tài chánh như nhà sách Vui Vui, nước mắm Vĩnh Hương,… mình nhớ Vĩnh Hương vì bà cụ hay mua của họ khi xe hàng về. Cho thấy tạo dựng một đội banh, cần tiền bạc để giúp cầu thủ về tài chánh, chỉ lo tập luyện, không lo cơm áo. Ngược lại bầu đội tuyển được quảng cáo về thương hiệu của mình.

Thủ quân đội tuyển Đà Lạt là anh Bôn hay Paul, nhà ở đường Phan Đình Phùng, gần Cẩm Đổ. Khi nào tiền đạo đối phương lừa qua được anh Bôn là xem có màn lọt lưới. Anh ta bé bé nhưng chạy bám theo địch thủ như sam. Sau đó anh Bôn bị Việt Cộng đặt chất nổ, hay cài lựu đạn nơi, xe chết trước nhà hàng Nam Sơn với ông Thanh, bầu của đội tuyển. Mình đoán họ làm việc trong chiến dịch Phượng Hoàng. Dạo đó, Đà Lạt bị đặt chất nổ nhiều, hình như để trả thù cho đồng bọn bị bắt, hay bị tình nghi là nằm vùng, để đánh lạc hướng nhà chức trách.

Sau vụ này, đội tuyển Đà Lạt, kêu ông cụ mình làm bầu cho đội tuyển, nghĩa là sau khi đá thì ông bầu trả tiền đi tắm ở tiệm nước nóng Minh Tâm, trước rạp Ngọc Hiệp và đi ăn phở bên hông rạp Ngọc Hiệp hay tiệm ăn Kim Linh để lấy sức lại. Mình sợ Việt Cộng đặt chất nổ công xa của ông cụ nên sáng nào cũng phải rà xét xung quanh trước khi mở cửa. Có lần, nghe tiếng tích tắc của đồng hồ nhưng không biết ở đâu. Đùng một cái, có tên nào bò lại, thò tay sau tấm vãi mui trần phía trong xe, lấy ra một cái đồng hồ rồi bỏ đi một mạch lên Số 4. Mấy cha con đứng nhìn theo như Từ Hải. Đến ngày nay, mình cũng không giải đáp được sự vụ. Nằm vùng đặt chất nổ trong xe ông cụ, rồi thấy mấy đứa con đứng sớ rớ nên nghĩ sao đó, bò lại lấy chất nổ và đồng hồ đi. Xe để dưới đường Hai Bà Trưng, đêm khoá lại.

Nghe con gái của tiệm Hủ Tiếu Nam Vang ở đường Minh Mạng kể; có ông nào nằm vùng kể với mẹ cô ta sau 75 là có lần được lệnh đặt chất nổ trong tiệm vào cuối tuần vì sinh viên Võ Bị ra ăn đầy quán. Ông ta đem gà mên đến, có đặt chất nổ ở trong nhưng thấy mấy đứa nhỏ chơi ngoài cửa nên thôi, vác gà mên về.

Hôm đó bà rá sao đội tuyển Đà Lạt đá lọt lưới trong khi đội Phan Thiết Bình Thuận, tấn công như điên, vây hãm khung thành nhưng thần Đà Lạt hay ai đó cúng vái cả đêm nên thủ môn Lực bắt dính như Chương Còm, đoạt chức vô địch. Hôm đó trời mưa Đà Lạt khiến sân banh như vũng xình. Mình có đá tại đó hai năm học Văn Học nên nhớ. Đá banh trúng vũng nước thì chỉ có cách đá như vịt thì banh mới chạy. Hình như Phạm bá Đà có đá tại đây với nhóm KHo Bạc. Đó là lần đầu tiên mình chứng kiến một đội banh trên chân nhưng đá thua. Cũng có thể Đà Lạt trên cao, mấy cầu thủ Phan Thiết, không quen nên thở không nổi nhưng chắc chắn là vì sân đầy vũng nước. Ngựa về ngược. Chán Mớ Đời 

Hình như anh Xuân, chạy cánh biên phía trái, chạy vào thì ai đó, câu banh vào vùng cấm địa. Bên Phan Thiết đá phá ra nhưng banh không đi vì trúng vũng nước… thế là anh Xuân cứ lấy chân lùa lùa banh như vịt bơi vào khung thành, kiểu đá chỉ có dân Đà Lạt mới tu luyện được. Dân thị xã hoan hô. Kinh

Cả thị xã vỗ tay bú xua la mua, dưới cơn mưa trên đường về thấy thiên hạ cười, không đi bão như ngày nay. Nhớ bố tên Thành học 11A, nhà ở đường Phan Đình Phùng, gần cái giếng trước khách sạn Mimosa, quơ tay chào mình. Ông này làm cho ty cảnh sát. Khi xưa, có đá banh nên còn giữ máy áo quần đá banh màu xanh của đội Cảnh Sát Quốc Gia. Sau này tên Thành, người cao cao, hiền lành, đem ra cho mỗi đứa một cái áo, mình mang số 6. Sướng rên! Sau này nghỉ đá, lo học thi tú tài, tên Nguyễn Mơ có xin mình. Khi tham dự giải quốc gia tại Sàigòn thì đội Phan Thiết kêu để họ đi, chỉ cho một hay 2 cầu thủ đội tuyển Đà Lạt đi theo để cho làm vui lòng thôi. 

Có lần, mình có xem một trận không nhớ đội tuyển nào, đá với mấy ông lính đại hàn. Đó là trận banh quốc tế đầu tiên mình được xem. Mấy ông đại hàn đá dỡ nhưng hay bay đá song phi như Thái Cực Đạo khiến mấy cầu thủ mít né như mèo, cuối cùng hoà cả làng. Đứng xem thì nghe thiên hạ rỉ tai, kêu là ở BÌnh Định, lính đại hàn đấu võ thua người Việt rồi ra tay sát hại ông võ sư nào đó. Chắc là Việt Cộng tuyên truyền nhưng dạo ấy tin như sấm.

Dân Đà Lạt dạo ấy thích xem đội của trường Võ Bị Quốc Gia đá. Họ có đòn, quỳ xuống đội đầu, ông nào ông nấy đầu hớt cua như trọc. Cứ kêu tự thắng để chỉ huy. Đang chạy bổng nhiên thấy mấy ông thần này, quỳ xuống đội đầu các ực. Có lần cũng đập lộn khi giao đấu với đội tuyển trường chiến tranh chính trị. Hình như mấy xe GMC chở sinh viên võ bị ra xem đầy sân. Có một anh tên Đức thì phải, cao cao đá rất hay, đá trung phong. Hình như ra trường nhưng được giữ lại trường để đá banh hay dạy Tân sinh viên.

Có lần, có anh Đa, cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo, được xếp vào đội tuyển quốc gia hạng B, lên Đà Lạt vì công vụ. Cuối tuần hay thấy anh ta đá, rồi lừa bóng. Dân con nít như mình học nghề, đá lừa lừa, kéo tới kéo lui như anh ta. Nói chung thì trường Trần Hưng Đạo thường là vô địch hoc sinh, trừ một năm đội tuyển của trường Văn Học vô địch. Hôm sau, đám học sinh Trần Hưng Đạo, bò lại, quăn lựu đạn cay vào trường đủ trò. Mình có kể vụ này rồi.

Có lần đội lão tướng Đà Lạt đá với đội nào không nhớ. Mình chỉ nhớ bác Bửu Ngự, hàng xóm, từng là trung phong thời trẻ, đá cho đội lão tướng. Nghe chú Phấn, tiệm thuốc Minh Tâm, kể ở tù ngoài Bắc, nghe đài phát thanh, kêu trung phong Bửu Ngự đá lọt lưới, khiến cả nhà tù reo vang. Hôm đó mình cứ vênh mặt lên, kêu tụi bạn, hàng xóm tao đó. Oai như tây đen.

Hôm đá trời gió, khi đá phạt góc, chú Ngự đá vào khung thành rồi gió thổi bay vào lưới luôn. Thủ môn đứng đực ra như Từ Hải. Nói cho ngay, người Việt mình nhỏ bé, đứng ở khung thành thì khó mà nhảy lên với banh được. Đá cao hay đá góc là ngọng.

Hôm qua, thủ môn Real Madrid cao lêu nghêu mới đỡ mấy quả sút của tiền đạo Liverpool.

Dạo đó Đà Lạt không có gì để tiêu khiển nên cuối tuần mà có đá banh là thiên hạ đến xem, chật sân. Hồi mình còn nhỏ thời đó đi xem đá banh, phải mua vé. Trước khi vào sân banh, có cái cổng và hai phòng bán vé hình tròn, có mấy cái cột cờ. Xung quanh là cái tường dài. Sau này thiên hạ leo lên tường ngồi, xem cọp. Họ đập dẹp mấy mảnh chai bỏ trên tường để tránh thiên hạ trèo lên. Cuối cùng thì họ cho xem líp ba ga, không vé không gì cả.

Có vài người rất ấn tượng trên sân cỏ Đà Lạt là cậu Châu, con bà Cai Thỏ, có tiệm giặt ủi ở đường Minh Mạng, ngay góc Tăng Bạt Hổ, đối diện tiệm chè và hủ tiếu Nam Vang. Cậu hay làm trọng tài. Cậu người thấp thấp, chạy thấy vui lắm, thiên hạ chê đủ trò. Sau này thì ông Năm Ngựa, người Nam thì phải, nuôi ngựa đâu cạnh Domaine de Marie, hay cửi ngựa, đi ngang nhà mình. Ông Năm Ngựa, trên sân không chạy như người ta, cứ đi từ từ như người đang Chánh niệm, rồi thổi từ xa. Khán giả hét kêu chạy chạy, đồ lười. Nghe kể sau 75, ông ta vẫn làm trọng tài nhưng hay bán độ nên thiên hạ thua chửi ông ta tùm lum. Ngoài ra còn có Cò Giao, hay đậu xe Harley để coi trật tự khi có đá banh.

Khi mình qua Văn Học thì Huỳnh Kim Sang và Nguyễn Anh Tuấn rủ đi đá banh mỗi chiều tại sân vận động với đám mê đá banh như học sinh việt Anh, xóm Kho Bạc, Trần Hưng Đạo. Chỉ nhớ xóm Kho Bạc có tên nhỏ con đá khá hay, tên Cường thì phải. Ở đường Phan đình Phùng có anh thằng Lộc, nhà làm nệm ghế, cạnh tiệm giò chả An Lộc, đá hay. Mình đi chân không đá mà ông thần này mang giày đinh nên sợ bị hắn đá gãy giò nên cứ để hắn lừa qua cho chắc ăn. Có hai anh em Nguyễn Ước, Nguyễn Mơ ở ấp Cô Giang hay đến đá.

Hình như mình có kể mấy vụ đá banh thời học sinh này rồi. Ai có tin tức gì thêm thì cho mình xin.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Mình vừa viết xong, bỏ lên bờ lốc, chưa kịp đọc lại vì khi viết trên blogger thì chữ bé lắm nên phải tải lên để dễ đọc và biên tập. Khi nào mình đọc lại thì mới tải lên Facebook. Có người ở Gia-nã-đại đọc trước, gốc Phan Thiết nhắn tin cho mình như sau:

Hello Anh Sơn:

Tôi là Đinh Thị Hoà, dân Phan Thiết (Tú tài IBM 1974 cùng năm với anh). Tôi thường theo dõi những bài viết của anh vì thích bơi lội, leo núi, đi bộ…Bài mới nhất của anh có viết về Tennis Phan Thiết nói về 2 Anh trai của tôi Đinh Quốc Hùng & Đinh Quốc Tuấn. Có 1 vài điểm tôi muốn đính chánh. Anh Hùng là vô địch miền trung giải Đà Nẵng và Đà Lạt. Anh Tuấn là vô địch VN từ 1971-1974 đánh hạ Võ Văn Bảy & Võ Văn Thành. Anh Tuấn vượt biên năm 1978, tàu chìm, mất tích. Anh Hùng ở tù CS từ 75 đến 80, ra tù thì 2 tháng sau vượt biên chung chuyến với tôi, nay anh Hùng định cư ở San Jose, CA. Phan Thiết là 1 tỉnh giầu có và những nhà có con chơi tennis không nhận bảo trợ từ những nhà hàm hộ làm nước mắm. Có thể anh đúng khi nói về đội đá banh PT, có người bà con của tôi nổi tiếng là 1 mạnh thường quân cho đội đá banh PT, đã ủng hộ tiền của rất nhiều cho đội PT.

Cảm ơn anh cho những bài viết…Tôi đã đi The Wainwright C2C in England 200miles in 12 days năm 2010. Nếu anh chị thích đi bộ thì nên nghĩ 1 ngày nào đó nên thử đi cái đường này.

Tôi rất thích sẽ có dịp được đi El Camino de Santiago full trail 500miles from France to Spain. Nếu anh chị có tổ chức đi, pls kindly LMK!

Có 1 bài viết nào của anh có mentioned đến Võ Thị Đông Phong. Đông Phong học Khoa Học trước tôi 1 năm, cùng tốt nghiệp khoa hoá học, Đại Học Khoa Học SG.

Sẵn dịp xin được làm quen với anh chị. Nếu có dịp anh chị đi Canada, mời anh chị ghé qua. Tôi & chồng

 ở Edmonton, Alberta. Rocky Mountains ở AB cũng đẹp lắm!

Đinh Thị Hoà


1 lổi lầm tốn $100,000 Chán Mớ Đời

 Mình vừa bán một căn nhà, mua cũng 8 năm rồi. Tuy có lời gấp mấy lần giá mình mua nhưng phạm phải một lổi lầm lớn nên bớt lời $100,000. Chán Mớ Đời 

Cách đây 8 năm, ông Steve, một chuyên gia địa ốc, mua cho mình rất nhiều nhà rẻ trong thời gian khủng hoảng tài chánh 2008; $25,000 hay $50,000/ căn nhà trong khi xây lại thì tốn độ $150,000. Mấy căn nhà này ở vùng xa xôi, cách nhà mình cả tiếng lái xe. Nay mình muốn bán để mua mấy căn gần nhà cho tiện quản lý, khỏi đi xa.

Một hôm, Ông ta gọi, nói muốn bán nhà của ông ta đang ở cho mình. Mình kêu mụ vợ tôi không cho mua nhà nữa. Mụ vợ kêu đủ rồi, để tiền mụ đi mua sắm bú xua la mua. Mỗi cuối năm, mụ vợ thấy có dư chút tiền nên tính mua cái này, mua cái nọ thì bổng nhiên số tiền bay mất, vì mình tìm được căn nhà rẻ, mua cho thuê nên mụ hăm mụ đe. Cấm không cho mua nữa. Từ đó, mình mua theo dạng Land Trust nên không cần mụ ký nữa nên khỏi phải năn nỉ mụ. Mua xong, hỏi muốn đi xem thì chở đi xem. Xong om

Ông Steve kêu tui muốn bán căn nhà của tui cho ông. Mình thì chỉ có mê nhà, ngoài ra chả có cái gì mình thích cả trên cái xứ tư bản giãy chết, phồn vinh giả tạo này. Có bà nào không quen biết, kêu mình hôm trước, khi đang đi dã ngoại với đồng chí gái, muốn bán 2 căn hộ gần đại học USC, hôm nay sẽ bò với thằng con lên xem. Hôm nay, hẹn gặp bà chủ nhà để xem thương lượng có thể mua lại theo kiểu bà ta cho vay lại, được không.

Mình bò lại xem nhà ông ta. Ông ta kêu là bị sở thuế đánh te tua nên không bán nhà được, vì bán thì sở thuế vớt tiền của ông ta. Ở thì không được vì ông ta không có tiền trả ngân hàng. Ông ta muốn bán lại cho mình với giá 50% thị trường. Ông ta thiếu tiền nhà ngân hàng mấy tháng nay, sắp sửa bị siết nhà.

Chữ Tín rất quan trọng trong sự làm ăn. Ông ta thích mình vì ông ta chỉ mình căn nào, mình thích thì mua còn không thì mình nói liền để ông ta kiếm khách hàng khác. Không làm mất thì giờ ông. Lâu lâu, mình gọi điện thoại rủ đi ăn trưa, hỏi xem tình hình, kiểu nuôi ông ta và các tay địa ốc khác để dò biết tình hình địa ốc địa phương ra sao. Dân chuyên về bất động sản, có cuộc sống 3 down 7 up vì khi bán được nhà thì có huê hồng, ăn xài thoải mái nhưng tháng nào không bán được thì đói. Do đó, khi nhà cửa xuống thì mình hay gọi mấy chuyên viên địa ốc, đi ăn. Tiệm rẻ tiền thôi. Do đó họ nhớ đến mình khi có deal mới.

Thằng con đi học Seminar về mua nhà cửa, gặp nhiều tên, nói là quen biết mình, rủ nó đi ăn. Khiến thằng con nghĩ bố nó cũng không có ngu như thiên hạ nói. Nó kêu đám mỹ khen bố nhiều lắm. Cho thấy trong giới đầu tư về địa ốc, tiếng đồn đi xa và nhanh hơn mình tưởng.

Người Mỹ gọi là “pocket listing”. Khi chuyên gia địa ốc ký giấy tờ với chủ nhà để bán thì trên nguyên tắc họ phải bỏ lên Mutiple Listing Service (MLS). Mấy người này muốn lãnh huê hồng 2 đầu nên họ để “pending” rồi gọi vòng vòng khách hàng quen như mình. Người đầu tiên ông ta gọi là mình, cho địa chỉ nhà và mật mã để lấy chìa khoá vô nhà. 

Mình nghe đến nhà bán, là bỏ hết tất cả đang làm, chạy đi xem liền, thích thì mình kêu ông ta mở escrow. Hôm kia, mình nói thằng con đi với bố lên thành phố West Covina để xem nhà. Hai cha con mới chạy lên Los Angeles xem 4 căn hộ. Vừa chạy về Bolsa thì nhận email của một bà địa ốc, cho biết địa chỉ của một người bạn, mới qua đời, sắp bán. Mình kêu chạy lên xem. Thằng con mệt nói mai. Mình nói không. Chạy lên bây giờ. Mình kể bị mất cái deal vì đợi đến ngày mai.

Có tên quen, làm về địa ốc, cho mình mật mã để vào tài khoản MLS của hắn. Mình tìm ra được một căn nhà, chạy đi coi thấy rẻ nên kêu hắn, gọi cho chuyên viên địa ốc kia để làm thủ tục mua. Ông thần này chắc xỉn vào lúc 7:00 chiều. Kêu sáng mai làm, nay hay sáng mai “same shit”. Sáng hôm sau, mình gọi cho tên chuyên viên địa ốc của chủ bán để hỏi thì tên này nói đã bán tối hôm qua lúc 11:00 đêm. Rút kinh nghiệm, là nếu good deal là mình đánh thức thiên hạ dậy để làm giấy tờ. 

Mình xem nhà xong thì chạy lên thành phố, tìm kiếm tin tức về căn nhà và vùng này thuộc loại nào, rồi chuyển tiền sang Escrow. Đóng hồ sơ sau 1 tuần. Không có khách hàng quen mua thì họ mới rút “pending” xuống để các chuyên gia địa ốc khác biết mà dẫn khách hàng đi xem.


Nhà trong khu vực này, độ $235,000, nay thì $480,000. Ông ta bán cho mình $116,000. Ông ta còn nợ $36,000, chỉ muốn $80,000. Mình và ông ta ra bò ra ngân hàng, để xem ông ta thiếu bao nhiêu và trễ bao nhiêu tháng. Mình làm tài khoản để trả tiền mỗi tháng. Làm giấy tờ với ông ta là nợ $80,000, sẽ trả lần lần mỗi năm $10,000 với điều kiện là ông ta phải lo vụ trả thuế. Ông ta nhờ luật sư đâu thương lượng với sở thuế để trả từ từ.

Ông ta giải thích là lúc nhà lên, làm tiền ngon lành nhưng lại mua đất rất nhiều để xoay qua bán lại. Lấy tiền đó để trả thuế. Đùng một cái năm 2009, nhà banh-ta-lông khiến ông ta ngọng. Bị ngân hàng siết hết. Ông ta chỉ mình mấy miếng đất, có miếng ở trong khu sang lắm, chưa trả xong nợ, mà phải đóng tiền Home association $450/ tháng nên mình không dám rờ. Có một mẫu đất trên đồi, xa xa thành phố.

Mình không biết làm gì với số tiền trong Self-directed Roth-IRA của mình nên thử thời vận, mua miếng đất này với giá $10,000. Lỡ có mất thì cũng không lo lắm. Mình làm giấy tờ sang tên.

Mình có nhờ Title Insurance tìm kiếm xem ông ta có cái nợ nào khác ngoài ngân hàng Chase thì không thấy gì cả, nên không mua Bảo hiểm về sổ đỏ (Title insurance). Đi học đầu tư thì họ kêu mình phải mua cái bảo hiểm này. Mình mua nhà từ mấy người lớn tuổi thì họ không có vấn đề nên không mua.

Ông Steve sang tên nhà cho mình và miếng đất. Custodian của Roth-IRA của mình chuyển tiền $10,000 cho ông ta, và ông ta ký giấy tờ chuyển nhượng cho Roth-IRA của mình. Mình tiếp tục trả số nợ $36,000 mỗi tháng ($957.25), cho thuê được $1,800/ tháng. 3 năm sau mình trả hết nợ của ngân hàng thì theo hợp đồng thì mình bắt đầu trả cho ông Steve. Ông ta đưa giấy tờ đã thương lượng với sở thuế để trả từ từ. Mình trả ông ta $10,000/ năm theo hợp đồng.

Đùng một cái, ông ta giới thiệu mình bà bạn gái, làm chuyên gia địa ốc. Bà này giới thiệu mình mua 5 căn hộ giá 1.1 triệu, mà mình đang bán giá gấp mấy lần. Hy vọng 10 ngày nữa, người mua chồng tiền. Thêm cái vườn, nay có người trả mua để xây nhà với giá khủng.

Ông ta muốn xây lâu đài tình ái với bà bồ mới nên mua lại miếng đất. Mình bán lại giá $20,000, xem như lời gấp đôi. Cấn vào tiền nợ của ông ta. Người thuê nhà trả cho mình tiền nhà, mình trả lại cho ông ta nên khoẻ đời. Từ $10,000 trong Roth-IRA, bán cho ông ta mình được $20,000 rồi từ đó đến này lên gấp 10 lần. Có tài khoản Self-directed Roth-IRA, mình có thể mua nhà, cho vay,… 

Mình có cho bà mỹ mượn $125,000 từ tài khoản này tháng 11 năm vừa rồi với 12% tiền lời. Mỗi tháng đóng $1,250. Nay bà ta tái tài trợ được rồi, sẽ trả mình $125,000 và $10,000 tiền lời còn lại (8 tháng còn lại chưa trả). Luôn luôn, đề câu này vào tờ giấy nợ là nếu họ trả trước thời hạn, sẽ không bị phạt và phải trả hoàn toàn số tiền lời còn lại. Bà ta mới trả có 4 tháng, còn 8 tháng tiền lời. Nếu mình không để câu này vào thì họ mượn tiền mình rồi trả trong 1 tháng sau là mình ngọng. Mấy đứa con mình đều mở trương mục Roth -IRA này. Hôm trước bà mỹ hỏi mượn tiền, mình hỏi thằng con có bao nhiêu tiền nhưng hơi ít. Đợi lần sau, mình cho nó cho mượn ké để nhồi tiền lên.

Tại sao người mượn tiền trả 12%. Lý do bà ta cần tiền để mua một cơ sở UPS, lợi tức mỗi năm $300,000. Họ cần liền để mua cho kịp. Do đó luôn luôn cần làm một cái nợ HELOC $250,000. Mình xét thì họ có cái nợ 1.5 triệu cho căn nhà trị gía 3 triệu đồng mà không có HELOC. Nếu có HELOC thì họ có thể mượn ngay nộp ngay, còn mượn tiền ngân hàng thì làm thủ tục giấy tờ lâu lắc. Mình thì xem nợ nần của bà ta xong thì chuyển ngân cho bà ta ngay. Ai có HELOC, trả 4-5% mà cho vay 12% thì cũng nên làm, ăn ké 6-8% tiền lời trên “equity” của mình thay vì nó nằm yên nghỉ như mọi ngày.

Bác nào có Heloc, kiếm mấy người làm nợ ngân hàng. Hỏi họ có ai cần tiền gấp trong 1 năm. Cho mượn. Để lấy tiền lời của Heloc của mình thay vì để yên như công chúa ngủ trong rừng. Phải thế chân căn nhà của họ và chỉ cho mượn ngắn hạn, tối đa là 1 năm.

Nhà Cali lên như điên, nên mấy căn nhà ở xứ khỉ ho cò gáy của mình cũng lên như điên nên mình bán để mua lại mấy căn khác ở gần nhà cho tiện việc quản lý vì đang dạy nghề cho thằng con, để nó lo cho mình sau này và dạy nó mua nhà. Hôm nay mình dẫn nó đi xem nhà bà mỹ nào ở đâu, kêu có người giới thiệu mình để bán nhà.

Mình bán được 3 căn, mua 6 căn hộ gần nhà thì căn nhà của ông Steve có người mua nhưng bị khựng mất 2 tháng. Lý do là mình không mua bảo hiểm sổ đỏ (Title insurance). Ở mỹ khi mình mượn tiền có 2 loại “secured loan” và “unsecured loan”. Loại “secured” là chỉ được bảo chứng vào căn nhà (nếu mua nhà) , vào xe (nếu mua xe). Nếu người mượn không trả tiền thì ngân hàng chỉ có quyền tịch thâu căn nhà hay chiếc xe. Còn loại “unsecured” là mấy cái nợ khơi khơi như thẻ tín dụng, …rất nguy hiểm vì họ có thể cấn bảo chứng vào các tài sản của mình một lúc.

Điển hình là khi mình mua cái vườn, tên làm vườn bán lại cho mình, hắn mượn ai $25,000 nên Escrow bắt ông ta trả số tiền đó. Nghĩa là khi nhận được tiền của mình, thì escrow trích ra $25,000 để trả cho chủ nợ. Lý do là nếu không làm như vậy, thì chủ nợ có thể bỏ cái nợ vào cái vườn mình mua sau này.

Đó là trường hợp của ông Steve. Ông ta bán nhà cho mình, nhưng lại nợ của thiên hạ ở đâu. Họ mò trên mạng, biết ông ta có căn nhà này nhưng vì mình không mua bảo hiểm sổ đỏ nên họ cứ bương vào căn nhà mình mua trước khi họ bỏ vào cái nợ. Nếu có bảo hiểm thì xong ngay vì họ có luật sư, là được dẹp bỏ. Mình có thể thuê luật sư lo vụ này nhưng tốn tiền và thời gian mà nay nhà đang đứng, bắt đầu xuống. Thường thì 10 năm là dẹp bỏ vụ này nhưng nay mới có 8 năm.

Nay mình bán thì lòi ra cái nợ này và tiền nợ của sở thuế vụ. Ông ta nợ một ngân hàng đâu $78,000 thêm tiền lời độ $80,000 sau 9 năm. Xem như $160,000 còn sở thuế vụ thì kêu ông ta không đóng thuế trong vòng 3 năm thế là thêm $22,000. Cái mất dạy là mình sử dụng công ty Escrow của người mua. Thường thì mình mua thì luôn luôn dùng Escrow của mình. Nay bán thì người mua đòi dùng Éscrow của họ vì họ là Flipper. Họ kêu ai đó bán lại nên cần escrow rành vụ này. Escrow này kêu ngân hàng mà ông Steve nợ thì ngân hàng biết đang bán nên không thương lượng, chịu bớt tiền.

Mình nhờ luật sư của mình nhưng ngân hàng không chịu, phải thưa kiện, mất thời gian  không biết được bao nhiêu. Thêm nữa, mình không phải khách hàng của ngân hàng nên họ không muốn thương lượng nên phải kêu ông Steve thương lượng. Cuối cùng thương lượng thì họ bớt số tiền lời của 8 năm qua. Cuối cùng mình phải trả tổng cộng $100,000. Mình thấy ông Steve, đã mua cho mình rất nhiều nhà rẻ như bèo, nay lên khá nhiều. Thôi để trả ơn ông ta mình đồng ý trả mấy cái nợ này cho ông ta. Nên ký giấy tờ. Được cái là mình bán thêm được $25,000.

Lý do là thằng Flipper mua nhà của mình, flip lại cho thằng khác, được $25,000 lời. Trong khi chờ đợi mọi việc vụ nợ ông Steve thì hai bên cãi nhau ra sao đó về một deal khác. Tên mua liên lạc với mình, nói muốn mua thẳng với mình. Hạn định của escrow quá hạn 1 tháng nên có thể huỷ bỏ hợp đồng, mình bán thẳng cho hắn thêm $25,000. Xong om.

Xem như không ăn được thêm $75,000 nhưng bù lại ông ta đã giúp mình mua rất nhiều nhà mà nay giá lên như điên. Cách cảm ơn ông ta.

Mình nói với thằng con là rút kinh nghiệm đau thương của bố, sau này, mua nhà dù người thân, cũng phải mua bảo hiểm sổ đỏ (Title insurance).

Dạo này tiền lời lên thêm đánh nhau ở Ukraine, xăng dầu lên như điên nên nhà đang hạ giá từ từ, sẽ xuống cuối năm nay hay sang năm. Có tên quen chuyên thẩm định địa ốc, cho biết là ngân hàng nhờ hắn thẩm định các căn nhà mà họ sắp siết vì đại dịch, người thuê và người chủ không có tiền trả, nay kéo dài khá lâu nên ngân hàng sẽ làm thủ tục siết nhà.

 Địa ốc không xuống cái rụp mà từ từ. Bán mà không có ai mua thì lâu ngày phải xuống giá và từ từ xuống thôi. Nếu mình để lâu thêm 1 năm thì cũng mất $75,000. Thôi cho đi luôn, lấy tiền mua cái khác. Giá dầu lên như điên, lạm phát nữa. Thôi cho đi để lo việc khác. Chán Mớ Đời 

Mình gặp nhiều cảnh các chuyên viên địa ốc. Có nhiều người thành công, giàu to. Nhưng đa số là hay vướng cái nghiệp. Lúc nhà lên, họ thấy khách hàng mua rẻ rồi xoay qua bán lời ngon ơ nên cũng nhảy vào nhưng thường là Trễ chuyến đò nên mất hết. 

Điển hình ông Steve, ông ta bán nhà hay mua cho khách hàng, thấy họ lời quá nên ham. Ông ta thay vì đóng thuế, lấy tiền huê hồng bán nhà để mua nhà cửa đất đai, đợi vài tháng, sửa lại bán có lời. Nhưng đã trễ, 2008 đến là nhà banh-ta-lông. Không có tiền trả ngân hàng thì bị siết, vợ chồng bỏ nhau vì đỗ lỗi cho nhau. Còn cứ ăn chắc mặc bền, cứ mua từ từ rồi cho thuê là chắc ăn. Mua bán thì lại phải đóng thuế tiền lời. Lỗ thì ngọng. Cho thuê thì người mướn nhà trả tiền ngân hàng cho mình.

Đi học đầu tư thì họ khuyên là khi nhà lên, thì bán mấy căn nhà hạng cá kèo, để đổi lấy nhà khá khá ở khu ngon hơn, để nâng cấp “portfolio”. Mình đang làm vụ này. Hy vọng 10 ngày nữa người ta sẽ chồng tiền mua 5 mẫu đất của mình ở vùng Zone Opportunity. Mình sẽ bỏ ra 30% để mua một căn phố trị giá tương đương giá bán để khỏi đóng thuê, và mượn ngân hàng 70%. Còn dư tiền thì để dành, năm sau ra mua nhà cửa lại khi nhà xuống như lần trước. Kỳ này sẽ có thằng con đồng hành.

Video từ Ukraine, cho biết họ sử dụng tiền do Mục Vụ Không Biên Giới gửi tặng 

https://youtu.be/liwKwPaFyXA

Sau đó sẽ tính vụ cái vườn vì có người trả giá khủng. Mình xin họ thời gian vì đang lo chuyện 5 mẫu đất, xong sẽ nói chuyện với họ. Dự định tiền bán cái vườn thì sẽ bỏ trong một cái quỹ để khỏi đóng thuế, và dùng giúp từ thiện. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn