Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts
Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts

Thoát khỏi căn tu

 Hôm nay, đồng chí gái kêu đi ra biển ngắm mặt trời lặng như thủa mấy chục năm về trước. Bò ra đến cái Pier Huntington Beach, thấy một đám trẻ, thân thiện, ôm micro Phone, kêu gào, tu mau kẻo trễ, kêu gào không nên phá thai, tội lỗi đầy mình,…

Đồng chí gái hỏi có tiền không, đưa cô nàng vào mua kem ăn. Mình không ăn kem, chợt nhớ thời sinh viên năm thứ nhất, mình thoát một vụ đi tu. Buồn đời mình kể cho đồng chí gái nghe khi cô nàng ăn cà REM.

Số là năm đầu tiên vào học trường quốc gia mỹ thuật, mình bị vướng cái văn hoá tây. Khi xưa học trường tây nhưng chỉ biết những gì trong sách vỡ đến khi qua tây thì sống trong môi trường, văn hoá của thiên chúa giáo khác với phật giáo nên mình đã ngu lại càng cảm thấy ngu hơn.

Khi thầy giảng về một bức tranh, điển hình là trận đánh của thánh Bartholemeo là mình ngọng, không biết là ai dù khi xưa có học về cuộc chiến 100 năm giữa người thiên chúa giáo và Huguenot (Tin Lành, cơ đốc giáo). Hỏi thầy thì thầy nhìn mình như bò đội nón, không ngờ thằng học trò của cựu thuộc địa không biết ông thánh Bartholomeo. Cuối cùng ông ta khám phá ra mình là lương dân nên khuyên mình đọc thánh kinh để hiểu thêm về nhà thờ, mỹ thuật,…

Nhớ dạo ở Đà Lạt, mình thấy ai kêu có mấy bà Tin Lành mỹ, dạy anh ngữ miễn phí nên rủ tên bạn, đi chung lên đó học đàm thoại anh ngữ,… hôm đó, họ đang giảng về Phục Sinh, nói ông Giê-su bị quân la-mã đóng Đinh chết, 3 ngày sau ông ta sống lại, khiến mình như bò đội nón, nhìn qua thằng bạn, thấy mặt nó từ từ biến thành màu xanh hơn đít nhái. Ra hiệu chuồn ngay, mấy bà mỹ kéo ở lại nhưng sợ quá, hai thằng bỏ chạy mất dép, hết mơ nói tiếng anh như bồi nhà hàng Chic Shanghai, Cẩm Đô.

Mình bò vào thư viện, mượn thánh kinh, đem về đọc. Nói cho ngay, đọc thánh kinh thì được một trang là mình buồn ngủ. Có lẻ không có căn tu. Cứ mò xem bức tranh, nói về ông cha, bà thánh nào thì lục trong tân ước để xem lịch sử họ là ai.

Một hôm, thứ 7, trường đóng cửa sớm. Mình học ở trường từ thứ 2 đến thứ 7 từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, khi gác dan đến khoá cửa thì về. Thứ 7 thì họ đóng cửa trường vào lúc 4 giờ chiều. Lý do học ở trường vì trời lạnh, phòng ô sin của mình không có sưởi. Dạo đó mình không biết lấy gạch nung lửa, bọc tờ giấy báo để sưởi ấm.

Học và vẽ đến 6 giờ chiều thì đi ăn cơm đại học xá, 9 giờ xong về đến nhà độ 10 giờ, đọc sách vớ vẩn, trùm mềm ngủ tới sáng hôm sau. Lại đi tiếp.

Một hôm, ngày thứ 7, gác dan đến đóng cửa, chưa tới giờ ăn nên mình bò ra khu Saint Michel đi vòng vòng rồi đến giờ, ghé tiệm ăn đại học Sorbonne ăn tối. Đang đi lang thang, tính bò vào tiệm sách Hachette, đọc sách vớ vẩn đợi đến giờ đi ăn rồi về. Bổng nhiên có một tên da trắng, hỏi mày có biết nói tiếng anh, khiến mình giật mình, kêu chút chút nhớ lại ngày xưa ở Đà Lạt, đi học giáo lý Tin LÀnh được 15 phút, nghe Chúa chết đi sống lại, sợ chạy mất dép.

Hắn rủ mình vào quán uống cà phê. Trời lạnh nên chạy vào trong thay vì ngồi ngoài terrasse. Hắn bắt đầu nói về chúa, hỏi mình có tin chúa không, mình nói cần tìm hiểu thêm về thiên chúa giáo. Nói cho ngay, dạo ấy mình chưa biết là đạo Ki tô có nhiều hệ, giáo phái. Tên mỹ nghe vậy thì càng hồ hởi xông lên, nói đủ thứ về Chúa khiến mình như ngỗng ị. Cuối cùng hắn rủ mình về văn phòng của hắn ăn cơm. Nghe đến ăn cơm tối là mình mừng, đồ phát chẩn.

Mình đi theo hắn, băng qua vườn Lục Xâm Bảo mà ông Cung Trầm Tưởng diễn tả khi theo học lái máy bay ở Ma-rốc rồi ghé qua Paris chơi, thăm mẫu quốc trước khi về Việt Nam. Vào văn phòng thì thấy một đám con gái, đầm méo, mỹ méo đủ hết. Họ vui vẻ đón tiếp mình như một người bạn thân tình lâu năm không gặp.

Họ đưa cho mình xem mấy cuốn Album, chụp hình đám thanh niên thanh nữ, họp mặt tại một lâu đài ở Normandie, và mời mình tham dự miễn phí. Nghe miễn phí là mình chảy nước miếng, nhất trí đi theo, biết đâu sẽ phát hiện, làm quen một con đầm nào.

Đâu nữa tiếng sau, có xe Van Volkswagen của đức đến chở một đám trẻ trong đó có mình. Xe chạy mệt nghỉ. Nhìn phong cảnh Normandie vào mùa đông thì chán như con gián. Cuối cùng xe chạy vào một khu rừng rồi một lâu đài hiện ra trước mặt, hoành tráng khiến mình nức nở, phen này được ở lâu đài, tha hồ mà gáy với đám tây đầm học chung vào thứ hai.

Xe dừng lại thì từ trong lâu đài, chạy ra một đám trẻ cỡ tuổi mình, trai có gái có, chào hỏi rất thân mật. Họ dẫn vào một đại sảnh, kêu ngồi đợi ăn cơm. Độ 1 tiếng sau, họ kêu vào nhà bếp, ngồi ăn súp couscous, một loại kê mà người ả rập ăn hàng ngày như người Việt ăn cơm. Ăn xong, họ dẫn đến một phòng to nhất của lâu đài. Tại đây rất đông người, không nhớ là bao nhiêu.

Sau khi mọi người an toạ, họ bắt đầu chiếu mấy hình ảnh bên Mỹ, bên Nam Hàn,… nói về những người của tổ chức này đi thăm viếng. Thấy hình ảnh đi chơi, lại nói được tổ chức gửi đi miễn phí. Mình buồn đời hỏi thật không. Họ trả lời nếu mình được theo các lớp học, đào tạo của họ. Nghe thế khiến mình hồ hởi, được đi chơi với đám này để thoả mãn mộng giang hồ của mình. Lâu lâu, họ ngưng chiếu phim, dạy mọi người vỗ tay, hát mấy bản nhạc mà mình chưa bao giờ nghe như Cumbaya my lord, hay 

Tiens bon la vague et tiens bon le vent
Hissez haut! Santiano!
Si Dieu veut, toujours droit devant(Nous irons jusqu'à San Francisco)
Je pars pour de longs mois en laissant Margot(Hissez haut! Santiano!)D'y penser, j'avais le cœur gros(En doublant les feux de Saint Malo)
Tiens bon la vague et tiens bon le ventHissez haut! Hissez haut! Santiano!Si Dieu veut, toujours droit devant(Nous irons jusqu'à San Francisco)…

Nói chung mình rất thích mấy bản nhạc này, có tính cách sinh hoạt cộng đồng nhưng cứ nghe Chúa đủ loại nên cũng hơi oải vì thức khuya. Nhìn xung quanh thì chả thấy con đầm nào cho ra hồn, thất vọng. Chỉ muốn về căn phòng ô sin lạnh lẽo để ngủ.

Sau đó, đến giờ đi ngủ, đâu 2 giờ sáng. Họ dẫn mình vào một căn phòng rồi đưa một cái túi ngủ, rồi cả đám đâu mười mấy mạng, lăn xuống sàn nhà ngủ. Đó là hình ảnh ngủ trong lâu đài lần đầu tiên của mình. Đang thiu thiu mơ màng về các chuyến đi thăm viếng Hoa Kỳ, Nam Hàn,.. mình bổng nghe tiếng ai hát. Mở mắt ra, thấy 2 tên á đông nào, cầm đàn guitar hát: “lèves-toi, viens vers la liberté”. Nhìn đồng hồ thì đâu 5 giờ sáng.

Mình chỉ muốn ngủ mà chúng cứ rống lên, đứng dậy, đi tìm tự do về hướng mặt trời vào sáng chủ nhật. Cả đám bò lúc nhúc dưới sàn nhà của ngôi lâu đài vĩ đại, bò dậy đi vào phòng vệ sinh. Sau đó thì trở lại bàn ăn. Lại ăn súp kê vàng hôm qua. Chán Mớ Đời 

Kể tới đây, đồng chí gái kêu đưa thêm tiền, vào mua thêm cây kem. Đồng chí gái đi không mang theo ví nên không có tiền, phải hỏi mình. Mình bâng khuâng nhớ về một thời ngu dại, tưởng đi chơi miễn phí, kiếm được con đầm nào, làm quen. Ai ngờ lại dính vào nhóm ngoan đạo. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái kêu kể tiếp. Ăn xong súp kê, chúng kêu mình sang một phòng khác để học tập về cuộc hy sinh và tình yêu của CHúa Giê Su. Thế là đúng ý của mình, muốn học hỏi thêm về cuộc đời ông tây nào, sinh ra gần 2,000 năm trước, chết đi sống lại khiến mình và thằng Nguyên, khi xưa nghe đến, bỏ chạy mất dép. Tên này, sau này lấy vợ thuộc một gia đình cực kỳ ngoan đạo Tin Lành. Sang Gia-nã-đại thăm gia đình hắn, vợ hắn kêu thằng con, ăn mau lớn, sau này làm mục sư. Kinh

Vào lớp thì tên giảng về kinh thánh, nói Giu-đa là người phản bội chúa khiến mình bất bình, cãi , kêu không phải. Hồi mới sang Tây, đi làm hè ở Mantes La Jolie, mình có đi xem phim Ben Hur, thấy ông vai chính tên Giu Đa này, cứu chúa đủ trò nên cãi khiến tên tây ngơ ngác như bò đội nón. Học xong thì đi ăn cơm. Cũng lại món súp kê như hai lần trước.

Ăn xong thì mình bò ra ngoài để xem, thấy xa xa, có cái cổng sắt nhưng bị đóng chặt, có khoá. Nói chuyện vớ vẩn với đám ở đây lâu. Có con đầm hỏi mầy thích ở đây, mình gật đầu bú xua la mua, nhưng nói đồ ăn dỡ quá, thua tiệm ăn đại học. Có con đầm kêu mày ở lại thì được đi du lịch khác thế giới, truyền bá tin lành của đức chúa trời, đủ trò. Mày có thể về Việt Nam để rao giảng. Mình nói Việt Nam hiện nay là cộng sản, tao không biết bố mẹ tao còn sống hay chết. Tao mất liên lạc với gia đình từ ngày Sàigòn thất thủ.

Mình nói muốn về lại Paris, chừng nào xe đến chở về. Nó nói, về làm gì, ở lại đây để phụng sự, làm kẻ thừa sai, đi rao giảng lời của thiên chúa khiến mình lắc đầu, kêu ngày mai tao có thi. Nó nói để nó hỏi xem. Sau đó thì con đầm này kêu không có xe, mai mới có khiến mình chới với. Mình nói cho tao về vì ngày mai có thi, tuần sau, tao bò lên đây học giáo lý với tụi bây thêm. Mình hứa đủ trò. Hứa sẽ yêu thương chúa như nó.

Vào lớp chiều thì mình oải rồi, đầu nhức như búa bổ, ăn uống thiếu dinh dưỡng nên đầu óc bớt tiếp thu về cuộc đời của Chúa Giê Su, mình hết hỏi những câu hỏi ngu, chỉ muốn nằm ngủ.

Chiều đó ăn cơm, cũng súp kê thì mình bò ra chỗ gần cửa để hỏi vụ xe đưa về lại Paris. Chúng nói không có xe, phải đợi ngày mai. Bổng nhiên có thằng Tây đen kêu, tối nay, nó ra ngoài trời, nêu có chuyện gì xẩy ra cho nó thì bọn bây gánh chịu. Nghe thằng Tây đen nói rất phí phách như lời Chúa kêu gọi mình nên mình chạy theo nó, đứng bên cạnh, kêu nhất trí, tao cũng ở ngoài với mày. Hai thằng nhìn nhau như đồng chí lâu năm gặp lại, bắt tay lia lịa, chửi thề mút mùa lệ thuỷ.

Bổng nhiên có một đám, thấy mình chạy đến đứng bên cạnh, kêu nhất trí về lại Paris với mình và thằng tây đen. Thế là chúng gọi Paris, rồi bảo tụi này 3 tiếng nữa, có xe từ Paris lên đón. Mình và thằng Tây đen, nhất quyết đứng ngay cửa, ngủ gà ngủ gật vì mệt. Hai ngày nay, ăn toàn súp kê, người lã, nhức đầu. Hồi chiều học giáo lý, mình đuối, đầu nhức nên không cãi, đứng về phía Giu Đa nữa, chỉ muốn ngủ. Cứ đến lúc mình ngủ thì tên dạy giáo lý, ngưng rồi kêu bà con hát Santiano bú xua la mua.

Cuối cùng thì cửa mở, tên tài xế chở mình đến, bước vào kêu ai về Paris lên xe. Mình và tên tây đen chạy ra trước rồi thấy thiên hạ chạy theo nhưng xe chật, thằng tài xế kêu đợi chuyến sau. Mình thấy một đám tiu nghỉu nhìn theo xe van. Có tên Việt Nam kêu may quá, trốn được. Chúng bắt hắn ở đó mấy tuần rồi. Sau thấy mình, biết là mít nên chạy theo. Hắn kể học được mấy bài hát vui như mùa đông pAris.

Xe về đến Paris thì vào lúc 2, 3 giờ sáng. Mình lội bộ về nhà, ngủ được một chút xíu, sau đó dậy đi học vì có test. Hôm đó thi được điểm xấu, không được chúa hằng cứu rỗi gì cả nên mình bỏ, quên lời hứa trở lại lâu đài tình ái với thiên chúa tuần sau.

Vấn đề là suốt mấy tuần lễ, vào lớp mình cứ hát lèves-toi, viens vers la liberté. Hay Santiano, Cumbaya,..khiến mấy đứa học chung hỏi điên à. Mình thật tình kể chuyện lâu đài tình ái ở Normandie khiến chúng như bò đội nón. Có đứa hỏi Hari Khrisna, mình nói không. Dạo đó ở khu La-tinh hay thấy mấy đứa da trắng, cạo đầu hay để một lọn tóc, bận đồ như ấn độ, ôm trống đánh tùng tùng, kêu hari khrisna.

Đâu 1 tháng sau, khi những bài hát dần dần bay theo cánh chim biển, thoát khỏi trí nhớ của mình thì báo chí bên tây lên tin. Một bà mỹ nào sang tây, để bắt lại cô con đi theo một giáo phái nào, họ kêu là Moon. Lúc đó mình mới hiểu. Hoá ra có một ông mục sư gốc Nam Hàn, tên Kim Young Moon hay gì đó. Ông ta thành lập một nhà thờ, báo chí hay kể, làm đám cưới tập thể cho cả ngàn cặp trai gái ở Đại Hàn, đủ trò,..

Giáo phái này hay dụ dỗ giới trẻ đi theo họ để giúp làm kinh tài, về nhà lấy tiền cha mẹ đem đến cúng dường để cầu sao, giải vong đủ loại. Tụi học chung mới chạy lại hỏi có phải đám Moon này thì mình kêu đích thị. Thế là trong trường mình bổng nhiên nổi danh, tây đầm từ đâu, nghe đồn, chạy lại hỏi chuyện, khiến mình phải kể lại từ đầu của một kẻ thoát khỏi căn tu.

Năm mình sang Ý Đại Lợi làm việc. Một hôm lấy xe buýt từ sở về ký túc xá, bổng nhiên có một con ý rất xinh chận đường, hỏi mình nghĩ gì về tình yêu. Mình như bò đội nón nhưng thấy hấp dẫn, có con ý chận đầu hỏi tình yêu. Mình đứng lại nói về tình yêu trai gái, tình yêu platonic bú xua la mua, trong khi quan sát đồ nghề của cô nàng. Vú ngực cao to, mông đít dồi dào. Con ý bổng nhiên hỏi; mày nghĩ gì đến tình yêu của chúa.

Đang mãi mê ngắm dung nhan, thân hình con ý, mình chợt tái xanh như đít nhái. Hỏi mày thuộc giáo phái moon không. Một tia sáng loé lên trong ánh mắt con ý. Nó reo lên, sao mày biết, đến nhà thờ tụi tao chơi. Mình bỏ chạy mất dép. Đó là lần đầu tiên trong đời, mình gặp người đẹp mà bỏ chạy. Đồng chí gái cười khắc khắc.

Dạo ấy, thiên chúa không gửi thằng tây đen đến cứu mình, kêu ở ngoài trời. Mình thì sợ lạnh vì tháng 12, lạnh cóng đít. Biết đâu, hôm nay mình lại là một mục sư đi rao giảng tin lành với thế nhân. Chán Mớ Đời 

Sau này, qua New York, làm việc, gặp đám thanh niên thánh thể, cứ họp mặt là chúng cứ hát nhạc vào đời như bài gì mà gần nhau trao cho nhau tình loại người.

Gần nhau, trao cho nhau yêu thương tình loài người 
Gần nhau, trao cho nhau tin yêu đừng gian dối 
Gần nhau, trao cho nhau ánh mắt nhân loại này 
Tình yêu thương trao nhau xây đắp trên tình người. 

Cho dù rừng thay lá xanh đi 
Cho dù bầu trời thiếu mây bay 
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi. 

Cho dù đồi hay núi di đi 
Cho dù biển cạn nước bao la 
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi. 

Cho dù mùa xuân thiếu hoa tươi 
Cho dù rừng ngàn thiếu muông chim 
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi

Mình Chán Mớ Đời lắm nhưng cứ phải nhái theo dù chả hiểu gì cả. Sau này gặp mấy cô theo thiên chúa giáo, kêu trở về đạo thì chạy mất dép như trốn cô gái Ý Đại Lợi năm nào ở Torino. Có lẻ chúa không dành cho mình con đường làm mục sư, khiến mình thoát một căn tu. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tỷ lệ người Mỹ béo phì

 Hôm nay, đọc tin tức về tỷ lệ người Mỹ béo phì khiến mình thất kinh. Được xem là dân chúng béo nhất lịch sử loài người. Lần đầu tiên lịch sử loài người, con người chết không vì chết đói mà chết vì ăn nhiều. Thời kỳ đế chế la mã bị tan vỡ vì người la mã không thích đánh giặc mà chỉ thích ăn uống. Họ có xây những nơi gọi là vomitorium, để người la mã, đến đó nôn ói ra sau khi ăn để nhai tiếp tục nữa, suốt ngày, suốt đêm. Ngày nay, người ta cho biết 25% dân mỹ, không có khả năng chiến đấu vì béo phì, không đạt tiêu chuẩn của người lính thời nay. Mình có kể vụ này, thân hình béo phì thì khó mà di chuyển nhanh.

người Mỹ trưởng thành gần 40% béo phì. Bệnh này dẫn đến các loại bệnh khác như cao áp huyết, cao đường, cao máu.

Người ta cho rằng, đời sống thời nay, người Mỹ không có thì giờ nấu ăn tại nhà nên họ khoán cho các công ty thực phẩm, với tư duy làm tiền cho nhiều. Các công ty này dùng các loại bắp, đậu nành, đường,..qua thực phẩm công nghệ hoá, giúp họ đạt được nhiều lợi tức cao, bất chấp đạo Đức.

Gần đây, Liên Hiệp Âu Châu cho rằng chất Nitrite bỏ vào các súc xích jăm-bông, hay cái loại thịt công nghệ giúp bảo quản lâu ngày, gây bệnh ung thư. Các chuyên gia y tế dã cảnh báo hàng mấy chục năm qua.

Các sản phẩm dinh dưỡng thường nhật của người Mỹ.
Các công ty đa quốc gia về thực phẩm, chiếm gọn toàn thị trường thực phẩm thế giới. Họ quảng cáo hay đến nổi các nước nghèo cố gắng để mua ăn, nghĩ là tốt bổ. Sang Thổ Nhĩ Kỳ, đi đâu cũng thấy quảng cáo thức ăn này, nhất là ngày nay lạm phát, khiến đời sống người dân khó khăn hơn trước, phải ăn thực phẩm công nghệ.

Chỉ có một ít công ty thực phẩm, kiểm soát trên 30,000 sản phẩm dinh dưỡng mà chúng ta mua trong các siêu thị. Điển hình về thịt, chỉ có 4 công ty thực phẩm chính, kiểm soát 80-90% thịt của thị trường tiêu thụ. Họ làm áp lực với các nông dân, mua rẻ, bù lại nông dân phải sử dụng các thực phẩm nhân tạo, không tốt để có thể sống còn.

Có anh bạn, gốc Đà Lạt, về hưu, bán công ty thực phẩm Kosher của anh ta gầy dựng cho Tyson.

Cái nguy hiểm nhất của thực phẩm hiện nay, không có khái niệm về mùa màng. Chúng ta có thể ăn quanh năm những gì chúng ta muốn. Nông dân trồng một loại (mono-cropping), chúng ta không sống theo thiên nhiên như thế hệ cha ông, chúng ta có thể trồng quanh năm với nhà kính. Thăm viếng Thổ Nhĩ Kỳ, mình thấy dọc đường quốc lộ của họ, các nhà kính, đúng hơn nylon, trồng đủ thứ như chuối và các loại cây khác thuộc miền nhiệt đới.

Điển hình thiên nhiên cho chúng ta trái cây vào mùa hè, có fructose để tạo ra chất béo, dự trữ để chuẩn bị cho mùa đông, giúp tiêu thụ chất béo như các con thú ngủ đông. Nay chúng ta có thể ăn trái cây quanh năm nên chất béo được tạo ra trong cơ thể, không có thời gian, cơ hội được được phân huỷ, sử dụng, khiến chúng ta béo phì, kèm theo các hệ luỵ của nó.

Mình có kể vụ dầu ăn công nghệ này rồi, tạo ra omega-6, đưa đến tế bào ung thư

Chúng ta thay thế các chất béo tốt để nấu ăn như bơ, mỡ bởi các loại dầu ăn công nghiệp, sốt công nghệ hoá, được pha đủ loại chất hoá học như Nitrite mà gần đây, Liên Hiệp Âu châu, thú nhạn là gây ung thư và đang tìm cách ngăn chặn. Các công ty thực phẩm bỏ tiền cho các đại biểu tranh cử nên không dám cấm hoàn toàn. Ngay cả ông Bloomberg, cựu thị trưởng thành phố Nữu Ước, bà Obama muốn cấm các trường học, không được bán các chai nước ngọt quá lớn, đành phải câm mồm trước áp lực của các công ty thực phẩm.

Khi xưa, cứ sợ con mình bị béo nên cứ mua đồ ăn không có chất béo, lại mua mấy loại này cho chúng ăn. Càng nguy hiểm hơn vì toàn là đường hoá học và chất bảo quản, chất há học giúp chúng ta ghiền.

Các công ty thực phẩm mướn mấy tên bồi bút, để phỉ báng chống đối, tạo ra các phong trào phòng ngừa béo để bán hàng. Tạo ra phong trào “Fat-Free”. Bỏ loại các chất béo tốt, để thay thế vào đó đường hoá học, và tinh bột, mà ngày nay chúng ta biết tạo ra Glucose, fructose đưa đến chất béo, khiến bệnh béo phì.

Các nông dân Hoa Kỳ được chính phủ bảo trợ, bao cấp nhưng trên thực tế là các công ty thực phẩm, nhận được tiền bạc của chính phủ. Nông dân như mình chả được xu teng nào.

Chính phủ tạo cơ hội, giúp đỡ nông dân trồng trọt các loại bắp, lúa và đậu nành. Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều đậu nành nhất thế giới để tiếp tế cho guồng máy chế tạo thực phẩm. Chính phủ hổ trợ tiền cho các công ty thực phẩm, để trồng 3 loại cốc này từ năm 1995 lên đến 200 tỷ đô la. Với loại GMO này, họ có thể nuôi người Mỹ, nuôi bò, lợn, gà,..

Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích nông dân khai thác nông trại lớn thay vì nông trại nhỏ vào năm 1971, dưới chính quyền Nixon. Chủ đích này tập trung hoá cho hệ thống thực phẩm Hoa Kỳ, kiểm soát bởi một số nhỏ công ty đa quốc gia theo chủ nghĩa tư bản. Họ tìm mua hết các công ty cạnh tranh, để chiếm độc quyền thị trường tiêu thụ.

Nguy hiểm hơn là các công ty dược phẩm liên kết, thậm chí mua luôn các công ty thực phẩm như trường hợp công ty Bayer của Đức quốc, mua công ty Monsanto của Hoa Kỳ. Công ty Monsanto kiểm soát 80% các hạt giống GMO. Nếu nông dân không mua hạt giống của họ, mà tự tạo ra hạt giống, sẽ bị kiện cáo, bị phá sản.mình có xem một phim tài liệu, kể bên Ấn Độ, nông dân trồng lúa từ bao nhiêu đời, bổng nhiên ngày nay, bị ép phải mua lúa giống của mấy công ty đa quốc gia, nếu không thì bị phạt tù. Công ty này đã ghi danh bằng sáng chế về lúa giống.

Ngày nay, y khoa tây phương quan tâm nhiều hơn về chữa bệnh, thay vì phòng ngừa. Các bác sĩ trở thành những drug dealers, kê toa thuốc cho bệnh nhân. Mỗi năm bác sĩ tại Hoa Kỳ, kê 4 tỷ toa thuốc cho bệnh nhân, giúp các công ty dược phẩm làm giàu. Và người Mỹ bị bệnh tới khi chết.

Gặp bác sĩ là cứ kê toa, sau đó kêu tái khám 3 tháng sau để họ có thêm tiền và kê toa thuốc. Lương y như ác mẫu.

Điển hình, đi khám nghiệm máu của mình bình thường nhưng ông bác sĩ kêu phải phòng ngừa bệnh đột quỵ, đủ trò, kê toa cho mình uống statins. Mình kêu không, thà chết còn hơn uống thuốc. Chán Mớ Đời

Mấy bác sĩ còn chút y đức lên tiếng báo động thì bị truy tố ra toà, đòi rút bằng nên đa số phải câm họng. 

Chính phủ cấm người Mỹ uống sữa tươi, chưa được pasteurized, kêu là sợ vi khuẩn nhưng chúng ta được rao bán, tiếp thị mua các loại chết người.


Báo chí bồi bút lên tiếng kêu gào ăn thịt bò là tàn phá môi trường, kêu gọi bớt ăn thịt để bảo vệ môi trường. Họ cho phép nhà thờ 7 Day Adventists gây ảnh hưởng cho thực phẩm tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Họ cho rằng vườn địa đàng “Eden” chế độ dinh dưỡng nên khi xưa mình mua cho con ăn cho bổ, mau lớn. Toàn là đường với đường. Giúp con nít Hoa Kỳ béo phì như điên, chạy không nổi.

Nay mình giác ngộ cách mạng nên đọc thêm tài liệu ngoài luồng. Đi Thổ Nhĩ Kỳ, thấy họ ăn thoải mái, thức ăn tươi. Về lại cali. Hôm qua đến tiệm ăn thường mình thấy ngon nhưng thấy Chán Mớ Đời, thức ăn không tươi.


Nay quyết tự nấu ăn, bớt đi ăn ngoài. Mua đồ tươi từ nông dân như mình. Em bán bơ nhé, không phải đồ chùa nên muốn ăn bơ vườn em thì trả tiền. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Hạnh phúc trong tầm tay

Đi chơi kỳ này, không có con đi chung 2 tuần lễ cuối. Đồng chí gái và mình cùng một lứa bên trời lận đận từ 30 năm nay, bổng nhiên thấy tự do, như thời mới phát hiện mối tình hữu nghị Boston liền New York. Mình bổng nhiên hiền từ như vị linh mục, kiên nhẫn đợi vợ đi mua sắm, không bực mình như trước đây.

Kỳ này đi chơi, may mắn là tiền đô la lên giá so với ngoại tệ nên giá cả rẻ hơn mấy năm trước. Điển hình là đi khinh khí cầu tốn $180. Có người cho biết 4 năm trước họ trả $250/ người. Dạo ấy một Euro ăn 1.2 đôla, nay thì tương đương.

Đồng chí gái thích đi chợ, đứng tước cổng vào chợ lớn nổi tiếng Istanbul

Đi chơi, vợ cứ đi kiếm đồ nhái để mua, mình ngồi đợi, vẽ hay ghi chú những kiến trúc bên đường nên không thấy bực mình về sự rữa mắt cửa hàng của đồng chí vợ. Mình bắt đầu tìm ra cách sống quân bình khi đi chơi với đồng chí gái. Khi xưa thì bực mình vì phải đợi vợ con đi mua sắm, không vẽ véo gì được như xưa. Nay thì đem theo cuốn sổ tay, ghi chú những gì quan sát bên đường, kiến trúc lạ, chi tiết. Lâu lâu làm một vài tấm vì đồng chí gái kêu đi, sau khi bước ra tiệm.

Chụp hình thì có hướng dẫn viên chụp cho đồng chí gái, mình ngồi ghi lại mấy điều nhận thấy.

Hôm trước, viếng thăm một hợp tác xã về thêu dệt lụa, sau khi đồng ý bán giá mình trả 30% giá của họ rao. Ông giám đốc nói: “vous avez fait l’affaire du siècle”, mình nói không. Lấy mụ vợ mình mới là Áp phe của thế kỷ này khiến ông ta cười, vậy thứ 2 của thế kỷ. Nói chung ai ở Hoa Kỳ muốn đi chơi thì nên đi ngoại quốc thay vì ở Hoa Kỳ. Giá cả thoải mái hơn.

Nghĩ lại thì phải công nhận mình quá may mắn. Trên đường đời, đều gặp người ta thương mến, giúp đỡ mới có được ngày nay. Từ bé đã có hàng xóm kêu vào nhà cho mượn sách đọc để bớt ngu. Lớn lên được đi tây trước khi Sàigòn mất 4-5 tháng. Rồi ở Tây, ở khắp nơi, mình đều được người ngoại quốc giúp đỡ, cho cái phòng ô sin ở, không lấy tiền,… do đó mới có chút tiền gửi về Đà Lạt, giúp bà cụ nuôi mấy người em.

Lấy vợ như mua vé số, có khi trúng có khi không, hay trúng giải an ủi, mình lại trúng độc đắc. Lúc lấy vợ thì bạn bè đốc vào, cũng bắt đầu thấy lẻ loi vì đám bạn lần lượt lên xe bông cả. Nay nhìn lại thì công nhận mình trúng số độc đắc, lấy được mụ vợ gốc Các Mệ này.

Khi nhất trí thành lập hộ khẩu chung với mình, cô nàng phải đấu tranh tư tưởng khá nhiều, vì bị bạn bè và họ hàng dũa mệt thở. Kêu bác sĩ không lấy, đi lấy thằng nghèo đói. Mình nhớ không biết bao nhiêu lần đồng chí gái mời bạn bè, họ hàng đi ăn để mình trả tiền. Ăn chùa mà họ cứ phán là thằng này số mạt em ơi, để anh hay chị giới thiệu bác sĩ cho. Chán Mớ Đời từ đó.

Về chi tiêu cho ông bà cụ, nhiều khi mình quên vì công việc, đồng chí gái nhắc mình gửi tiền cho ông bà cụ ăn Tết, lì xì cho mấy đứa cháu. Nhất là khi về Việt Nam, đều mời cả đại gia đình đi chơi. Chỉ có năm nay hơi đặc biệt là cho đại gia đình đi Dubai là ý của đồng chí vợ.

Mình thấy bạn bè nhiều người bị vợ hay chồng quay như dế khi gửi tiền giúp gia đình còn ở Việt Nam.

Sau 30 năm nội chiến từng ngày, mối tình hữu nghị của đồng chí vợ vẫn môi hở răng lạnh. Bạn bè cùng lứa, có nhiều người đã chia tay nhau dù đám cưới linh đình, nhà hàng sang trọng. Thiên hạ ăn chơi ngày vui bên chiếc bánh cưới, trong khi mình thì lo đếm tiền “chào bàn” để trả tiền nhà hàng. Hú vía huề vốn. Hôm trước khi lên xe bông, chủ kêu vào đuổi vì hết việc nên mặt mình như người mất sổ gạo khi lên xe bông về nhà vợ. Ngày nhà đồng chí gái pháo nổ tâm hồn sơn đen rướm máu. Ôi nhát chém lay-off.

Đi chơi, nắm tay mụ vợ như thủa còn trẻ, chụp hình cho mụ vợ tạo dáng Chán Mớ Đời. Mụ vợ kêu mình khi xưa, quen tui, ôn chụp hình đẹp mà nay thì chụp bá vơ. Mình nói khi xưa, chụp hình để rữa, tốn tiền nên phải cẩn thận, canh ánh sáng nay già nhìn gần với kính cận, không thấy rõ trên màng hình nên chụp đại mấy cái, dính cái nào thì dính còn không thì xoá. Xong om

Đừng nhìn anh bằng con mắt hận thù.

Đồng chí gái thì cứ kêu sướng quá, khi lấy nhau đâu có nghĩ một ngày được sung sướng, đi chơi, không phải lo nghĩ gì cả. Không nghĩ đến con cái, không nghĩ đến công ăn việc làm vì đã từ chức, kêu nghỉ hưu. Đô la lên giá nên ăn uống, mua sắm thoải mái.

Hôm trước mình mua tấm tranh thêu lụa, tượng hình về cây của đời sống mà chúng ta hay thấy trong văn hoá người hồi giáo hay trong thiên hùng ca Gilgamesh. Với Mashua và Mashuane theo truyền thuyết của xứ Ba Tư. Trong kinh thánh Genesis cũng có nói đến. Mình mua để đánh dấu cuộc đời 30 năm qua với đồng chí gái.

Mình thương mụ vợ vì cô nàng có cái tâm rất tốt. Bạn bè, người thân cần gì là cô nàng giúp đỡ ngay, không suy nghĩ gì cả. Nhớ khi xưa, lúc mới lấy nhau, mình thì thất nghiệp lên thất nghiệp xuống, có người nhắn tin kêu có cô bạn khi xưa ở Việt Nam bị bệnh, cần mỗ. Đồng chí gái gửi tiền về liền, hai vợ chồng húp cháo. Trong gia đình, người thân túng thiếu là đồng chí gái giúp đỡ. Nhiều khi bị người quen lạm dụng, không trả tiền, xù luôn. Đồng chí gái thôi kệ, họ túng thiếu mới làm chuyện này.

Qua đồng chí gái mình thấy hình ảnh bà cụ của mình. Cũng bị người quen đến nhà khen vài câu, than túng thiếu rồi mượn tiền, xù luôn, trốn về Sàigòn ở. Mình về Đà Lạt, đi ngang nhà nào quen, là mình nhớ người này người nọ. Nhớ ai xù tiền bà cụ mình, rồi sau 75 là mất hết. Có bà nào khi xưa giàu ở đường Hàm Nghi, mượn tiền rồi không trả, rồi bán nhà HàmNghi, dọn về Thi Sách, mua nhà nhỏ, mở tiệm phở. Nghe nói mới qua đời, sau khi nằm liệt giường đến 10 năm. Hay chè Mây Hồng khi xưa, mượn tiền xây nhà để mở quán chè, xù luôn. 75 xong thì ai dám đòi nợ nhất là ông cụ bị Việt Cộng lên án 18 năm. Mình thì nghĩ kiếp trước mắc nợ ai nên kiếp này phải trả. Có lẻ nhờ vậy mà về già, mẹ mình có sức khỏe, yên vui bên con cháu vì không còn mắc nợ ai. Hình như đã trả hết nợ ngoại trừ nợ con cháu. Mình chỉ mong sau này được như vậy. 90 tuổi mà vẫn khoẻ, đi chơi với con cháu thay vì than lên than xuống.

Xeo phì cùng một lứa bên trời lận đận

Mình thuộc diện ăn theo, đồng chí gái làm việc thiện nên được ăn ké. 30 năm được đồng chí gái nuôi nên khoẻ đời. Nay về già không cần con cái lo. Cho thấy cuộc đời, giàu sang không quan trọng lắm. Vợ chồng còn gần nhau khi về già và có sức khỏe mới quý hơn. Nhất là phải đấu tranh tư tưởng, phấn đấu khi đấu khẩu, đấu tranh giai cấp hàng ngày. Đi chơi cô nàng sợ bị lạc, không biết tiếng thổ nên nhẹ nhàng bên chồng, về lại Cali là sẽ hét lại. Nghĩ đến đó là hết muốn bay về Cali.

Lấy mình đồng chí gái cũng phải phấn đấu tư tưởng lắm vì bạn bè, họ hàng đều chê mình. Có lẻ tình yêu đủ lớn nên cô nàng vượt qua mọi sự chê bai, để nuôi mình trong 30 năm qua. Nay về già bổng nhiên lại may mắn, trời đãi cho đi chơi thoải mái. Xong om

Hôm nay bay về Hoa Kỳ. Oải rồi, đi lâu quá nhớ nhà.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn theo chủ nghĩa Chán Mớ Đời 

Bửa ăn tối lạ thường

 Hôm qua đến Capadoccia, mình xem gú gồ thì thiên hạ đề nghị đi ăn ở tiệm khá độc đáo. Phải kêu taxi đi vì cách khoảng 10 dậm đường mà đồng chí gái thì oải rồi. Tiệm ăn nằm trong khu nghỉ dưỡng cực đỉnh nhất vùng này, không biết là nơi trồng nho hay có sân cù. Đánh cù ở đây chỉ có chết và bị thương. Nóng kinh hoàng nhưng được là vào buổi chiều mát không như ở các vùng ven biển nóng cả ngày.

Mình nhờ lễ tân đặt bàn cho hai người, khiến anh chàng buồn như mất sổ gạo, hỏi sao không ăn nhà hàng của khách sạn. Mình kêu mụ vợ muốn ăn chỗ kia. Từ ngày lấy vợ, mình có tật đổ lỗi cho mụ vợ mọi chuyện khi ra đường. Mình thương mụ vợ ở chỗ là cứ hứng bao nhiêu đạn bom dùm mình mà không hay biết.

Đi học về thương lượng, họ nói luôn luôn tìm người thứ 3 để đỗ lỗi, vẫn giữ được hoà khí đẻ tiếp tục thương lượng. Ngược lại đồng chí gái cũng cứ đỗ tội cho mình.

Lễ Tân gọi taxi cho mình. rồi xe chạy vèo vèo, qua các đồng quê. Nói chung thì cảnh đồng quê xứ Thổ Nhĩ Kỳ, không có gì đẹp. Những nơi mình đã đi qua thì có lẻ cảnh đồng quê đẹp nhất là vùng Toscana của Ý Đại Lợi. Xe đến cổng, có bảo vệ, hỏi đi đâu, mình nói đi ăn. Thấy mình, dáng nông dân chân chất nên hỏi vớ vẩn rồi cho vào.

Phải công nhận kiến trúc mới xây khá đặc thù, hình lục giác, khiến mình nhớ khi xưa có vẽ một đồ án ở bên Thụy Sĩ nhưng đó là chuyện thời xưa, kiếp trước của mình. Từ nhà hàng có cô lễ Tân chạy ra đón, đầy nổi Hân hoan. Hoá ra mình là thực khách đầu tiên của buổi cơm chiều. Vắng du khách vì ông thần Putin, đem quân đánh Ukraine để dạy một bài học, phụ Nga theo Âu châu nên 4 triệu du khách nga không đến được như hàng năm. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào đám du khách Nga nhiều nên họ trung lập không dám cấm vận bú xua la mua anh Putin. Chỉ bán các Drone để bắn giết lính nga thôi.

Trước khi ăn, họ rãi mấy loại hoa cỏ như là Lavender,…thấy thơm như tạo ra cái đói
Sau đó họ đem ra hai ly nước hơi ngọt của lavender và mint . Có lẻ để kích thích bao tử, khai vị

Vào nơi đây chắc còn sớm nên chỉ có hai vợ chồng mình. Họ đưa thực đơn thì khám phá ra có món ăn của Azarbejan nên mình kêu món thịt của xứ này để ăn. Có đến 5 tiếp viên phục vụ cho hai vợ chồng. Mình nói dân Việt Nam, họ kêu nhân dân anh hùng đánh mỹ cút ngụy nhào. Chán Mớ Đời 

Phần meze thì họ trộn 3 loại chung với tỏi bằm, cho ăn với khoai tây chiên rất mỏng và dầu olive, trộn tỏi như hình trên. Anh phụ bếp làm trước mặt mình khiến đồng chí gái kêu xem đó mà bắt chước, về nhà làm cho vợ ăn, mình gật đầu nhất trí. Cái này thì ngon hơn sấm của Mễ và bổ cho cơ thể.

Món này là artichaut nấu chín, lấy trái tim trộn với kem gì không biết, để trên củ cải đỏ, được đánh nhuyễn , thêm chút phô mát và sữa đánh nhuyễn để ăn khai vị với bánh mì Pita
Bổng nhiên nghe tiếng ngựa hí, hoá ra có một cô kéo chiếc xe chở rau cải đến bàn. Mình chọn loại nào thì cô ta bốc bỏ vào cái thố rồi mình kêu dầu olive, đem xà lách đến cho mình ăn. Ngon
Cái patio hình lục giác để sáng khách ở đây bò ra ăn, thấy có xe điện chở thiên hạ chạy vòng.
Xà lách tự chọn để họ trộn cho mình. Ước gì cả đời được ăn như vậy chắc sống thọ.
Món thịt nướng Azerbaijan được để trên cái thớt to và dầy, có lót miếng bánh Nam của Ấn Độ. Xứ này họ ăn cà tím rất nhiều, thấy nướng cả ớt nhưng ớt to thì không cay lắm
Món cá nướng của đồng chí gái 
Món thịt nướng để trên cái thớt, có lót một tấm bánh tráng mỏng. Ở giữa có cái chén đựng nước sốt làm với quả lựu. Có thể nói món thịt này ngon nhất trong chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ. Mình tính đi lại tối hôm sau nhưng anh chàng hướng dẫn viên đề nghị đến một tiệm ăn lãng mạn hơn để đồng chí gái nhớ đời.
Cuối cùng là món tráng miệng, họ đem ra một đĩa trái cây, trưng bày bắt mắt và cái bánh pistachio 

Tới đây bụng đầy nên hai vợ chồng nhờ họ kêu taxi, chở về lại khách sạn ở thành phố khác, rồi đi bộ cho tiêu cơm. Hai vợ chồng ăn tiệm cực đỉnh ở vùng này, ngon, chỉ bằng giá 1 tô phở ở bolsa cho mỗi người. Chán Mớ Đời 

Mình thích trải nghiệm thức ăn lạ còn đồng chí gái thì thích ăn ngoài phố đông người. Chiều này chắc bò ra phố để ăn để làm vừa lòng vợ. Xong om

Ăn cơm ở đây khiến mình nhớ đến bữa cơm xã hội tại Sicily. Dạo ấy, sau khi làm việc ở Torino, hè mình lấy xe buýt mà người ý gọi là Pullman, lý do là các xe buýt đều mang hiệu Pullman. Tương tự Đà Lạt khi xưa kêu xe đò Minh Trung, Mình Tâm. Ngồi xe buýt, buồn đời, mình vẽ hí họa ông tài xế, anh chàng lơ xe thấy nên xin, mình kêu miễn tiền xe. Họ nhất trí. Thế là mình có thể tuyên bố, tôi vẽ để đi xe buýt.

Xe đến một nơi nào, làng nào mình quên tên rồi, không có lữ quán thanh niên. Chỗ này là nơi họ bảo là cái làng của  ông thần trong vai chúa xã hội đen Corleone Miền nam Ý Đại Lợi, ít có lữ quán thanh niên vì ít dân hippie già nhưng các nhà nghỉ thì nhiều và rẻ. Mình lấy phòng xong thì theo Guide des  routards, thành phố này có 2 tiệm ăn. Tiệm rẻ nhất thì như cố ý không muốn tiếp mình, hôm đó đóng cửa. 

Khi xưa, đi Ý Đại Lợi, mình thích ăn mấy tiệm đề tên “Casalinga”, kiểu quán cơm gia đình, bình dân. Thực đơn có mấy món, rẻ, họ cho mình xin thêm bánh mì.

Mình đành bò lại tiệm mở cửa duy nhất hôm đó. Nhìn thực đơn thì thấy hấp dẫn nhưng không có thấy đề giá tiền. Mấy tiệm ăn sang thường họ không đề giá tiền. Có lẻ dân giàu có không bao giờ xem giá tiền khi ăn. Nghèo như mình thì quen nhìn giá tiền của thực đơn, tăn những món nào có khả năng trả thay vì ăn nhưng món gì mình thích. Mình đói vì từ sáng giờ ngồi xe buýt, không có miếng bánh mì trong bụng.

Mình tự nhũ, vào ăn một đĩa spaghetti xin thêm nhiều bánh mì. Vừa đẩy cửa vào thì ông bồi hỏi mình là sinh viên, mình gật đầu, nghĩ trong đầu có giá hữu nghị cho sinh viên. Ông ta chỉ chỗ cho mình ngồi. Mình nhìn thực đơn nhưng trong bụng hơi lo lo vì không thấy giá tiền như để ngoài cửa. Mình như ông hề Charlot, trong túi có mấy xu mà vào tiệm ăn không có giá tiền nên hỏi ông tiếp viên.

Ông này kêu đừng lo, nhà trường trả khiến mình càng cảm động, hơi lo lo. Mình là sinh viên bên Tây mà sao nhà trường bên Ý Đại Lợi lại trả nhưng nếu không trả tiền thì kêu món khai vị, đến món spaghetti, đặc sản của vùng này rồi chơi thêm món thịt, contorno rồi cuối cùng món bánh đặc sản vùng này.

Hôm sau ghé lại tiệm này, ăn ngon nhưng không bằng tiệm hôm qua, nhưng ngồi ngoài trời, cảnh đẹp khiến đồng chí gái thích, kêu chụp hình lia lịa. Từ từ hoàng hôn đỗ xuống, ánh sáng thay đổi rất đẹp.

Ăn ngon miệng vì đói nhưng cũng lo lo, nhà trường nào trả tiền cho mình. Từ từ mình đột phá tư duy, khi thấy đám học sinh Mỹ kéo vô đông lắm. Chúng không ngồi chung bàn với mình nhưng bu xung quanh mấy bàn khác, xì lì xì la.

Hoá ra là có một nhóm sinh viên, đúng hơn là học sinh Mỹ, đi viếng Ý Đại Lợi, có đặt sẵn cho nhóm họ ăn tối ở đây. Học sinh trung học ở Hoa Kỳ, thường vào năm lớp 11, họ hay tổ chức cho học sinh đi chơi, viếng Hoa Thịnh Đốn hay các nước ở Âu châu để chúng biết chút chút về những gì ngoài Hoa Kỳ, thêm có kỹ niệm với nhóm bạn trước khi rời trường. Con trai mình thì đi Hoa Thịnh Đốn, được đại biểu của vùng cali tiếp đón, giải thích về ngành lập pháp của Hoa Kỳ. Con gái mình thì đi Pháp hay Ý Đại Lợi, không nhớ.

 Do đó khi mình bò vào, tên bồi hỏi có phải sinh viên. Khi đã giác ngộ cách mạng, mình ăn lẹ lẹ rồi chuồng, khôgn thằng mỹ hay con mỹ nào ngồi chung bàn mình, sợ nhà hàng biết mánh. Tên tiếp viên, đem tờ giấy lại để mình ghi tên trong danh sách để đám sinh viên Mỹ trả tiền hộ cho mình. Sau này, mình đi viếng thăm mấy tên sinh viên ý quen ở ký túc xá, kể cho chúng nghe. Rồi chúng đồn với nhau nên khi trở về ký túc xá, cả đám cứ bu lại hỏi mình kể chuyện ăn cơm sinh viên Mỹ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen (dạo này đen như phi châu)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ngày đầu tiên

 Ngày đầu tiên

4:15, điện thoại khách sạn đánh thức dậy, chuẩn bị để xe của công ty du lịch đến đón, đưa lên nơi khởi hành đi bộ leo núi. Xe chạy cũng độ 2 tiếng trước khi ngừng ở đâu đâu. Thấy có bãi cỏ rồi họ kéo bàn, đặt ghế ra cho mọi người ngồi ăn. 


Hướng dẫn viên kêu xuống xe, thấy ông đầu bếp và vài người phụ làm điểm tâm. Nữa tiếng sau thì ăn trái cây tươi và trứng chiên giữa trời, xem như bữa ăn đầu tiên của cuộc du hành lên đỉnh núi.


Ăn xong bắt đầu leo núi. Đầu bếp và nhóm của ông ta được xe van chở lên đất cắm trại để chuẩn bị ăn trưa. Cả đám từ từ leo lên. Đa số là dân chuyên nghiệp đi bộ, leo núi nên họ đi như gió. Mình lẹt đẹt theo sau. Chán Mớ Đời 


Leo lên núi ở cao độ 11,600 bộ rất châm. Mình phải ngưng hoài để thở vì không khí quá loãng. Có hai hướng dẫn viên, người đi trước và người đi sau cùng. 


Nhóm có 9 người Mỹ đi leo núi trong chuyến này. 1 cặp vợ chồng già hơn mình nhưng đi khỏe hơn mình. Nghe họ kể đi núi everest bên Nepal đủ trò. 2 mẹ con từ New Hampshire, kêu vùng này có 48 cái núi thì họ đã leo lên 42 đỉnh núi. 2 tên Mỹ ở New York trẻ, 1 tên Mỹ bác sĩ kêu đã chạy trên 20 marathon, mình và tên bạn bác sĩ. 


Leo dốc mà hai lá phổi như muốn xé ra. Uống hết nước đem trong ba-lô luôn. Cuối cùng cũng đến nơi. Tổng cộng 8.7 dậm, độ 12 cây số. Kinh

Đồ ăn rất ngon, 18 bữa cơm mà không có món nào lập lại. Thức ăn của xứ này nổi tiếng ngon nhất miền Nam Mỹ, ảnh hưởng của người Tàu và Nhật Bản di cư sang đây.
Bữa ăn trưa đầu tiên tại trại, có nhà ăn đầy đủ, sau đó chỉ có cái lều để ăn cho đỡ muỗi.


Tới nơi, chạy đi tìm nhà tắm. Sạch sẽ. Đêm đầu tiên nên họ cho mình ngủ trong mấy cabin, có hai giường chiếc. Trần nhà làm bằng kính nên tối thấy sao trên trời. Đêm nằm thấy sao trời sao nhớ thời ở Đà Lạt, những đêm có sao ghê. Ôi quê hương biết bao giờ trở lại. Rồi ngủ khò tới sáng. 


Đi men theo con đường mòn mà người ta xây khi làm con kênh nhỏ bằng xi măng để dẫn nước từ trên núi về thành phố. Thấy xa xa đỉnh núi jatakantay cao 4,600 mét cao, xem như cao hơn Đà Lạt đến 3,000 mét cao độ. Đẹp tuyệt vời. Lúc chiều mặt trời lặn chụp được tấm ảnh của đỉnh núi quá đẹp. Có leo núi mới thấy thiên nhiên quá đẹp. Đường mòn thì đầy phân bò và ngựa. Người ta dùng ngựa và lừa để đem vật liệu lên núi. Thấy vài con bò to chắc để lấy sữa và ăn thịt, không ốm đói như ở Việt Nam.  


Khi họ ngừng mấy con ngựa và lừa thì họ bịt mắt con lừa lại, họ giải thích là để con lừa khỏi đá. Còn ngựa thì không nghe ngạn ngữ “ngu như ngựa”.


Ngày mai là ngày khó nhất, phải leo lên 1,200 mét cao độ và đi xuống núi dài độ 11 dậm, tổng cộng 13.2 dặm. Nghe ông hướng dẫn viên kêu nên bận áo ấm, đeo găng tay, đội mũ len. Mới nghe đã hoảng. Thôi thì vái trời chứ sao. 

Nhóm bắt đầu leo đỉnh đèo cao nhất chuyến đi.

Vô giường nằm viết lêu bêu một tí để tìm giấc ngủ để mai khỏe là tiếp tục leo. 8 giò cúp điện.

Ngày đầu tiên chỉ đi có 8.7 dậm như chạy rodage. Hôm sau thì te tua.

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Mua tranh Nhị-Trạng-Nguyên Nguyễn Quỳnh

 Hồi mình mới dọn nhà, nhớ đến một anh bạn thời đi làm tại New York, tên Nguyễn Quỳnh. Dạo ấy anh đang giảng dạy tại đại học Columbia. Mình không nhớ ai giới thiệu mình cho anh ta. Hình như ông Võ Văn Ái của tờ báo Quê Mẹ, ở Pháp. Ông Ái và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, sang Hoa Kỳ, mình có gặp nói chuyện thì họ rủ đi viếng một hoạ sĩ nổi tiếng người Việt tại New York.

Anh Nguyễn Quỳnh là hoạ sĩ đầu tiên, độc nhất, gốc Việt, được người mỹ mua tranh trong cuộc triển lãm tại New York năm 1984 và tặng cho bộ sưu tập thường trực của viện bảo tàng Guggenheim, Nữu Ước mà mình có xem khi sinh sống ở thành phố này. Ước ao gặp người tài hoa này. Các hoạ sĩ người Việt tại Hoa Kỳ, có dịp là nhờ anh ta xem tranh và phê bình. Lần trước anh ta sang Cali, có ngụ lại nhà mình nên được anh ta giới thiệu vài hoạ sĩ gốc Việt, được biết đến trong cộng đồng người Việt tại vùng này.

Mình thích nhất tấm này. Anh Quỳnh vẽ cô học trò, chị vợ cũng mê nên mình mua luôn
Lá thư mời gia đình anh Quỳnh được viếng miễn phí trọn đời

Mình có đọc đâu đó, nhà thơ Đổ Trung Quân, kể anh bạn nào di dân sang Hoa Kỳ, có để lại hai bức tranh của Nguyễn Quỳnh vẽ trước 75. Anh ta từng là hội viên của hội hoạ sĩ trẻ tại Sàigòn trước 75. Anh ta được học bổng của chính phủ Ý Đại Lợi, đi Roma để học thêm về hội hoạ nhưng bộ quốc phòng Việt Nam Cộng Hoà cuối cùng cấm xuất ngoại, có lẻ vì lệnh tổng động viên. Số anh ta là đi Hoa Kỳ.

Theo lời anh kể thì khi xưa anh đậu vào trường kiến trúc Sàigòn, làm đồ án thì thầy khen nhưng hỏi về cấu trúc thì anh ngọng nên cuối cùng thi vào trường mỹ thuật Sàigòn. Anh có khiếu bẩm sinh về hội hoạ. Tranh của anh thường xuất hiện các kiến trúc, toà nhà. Anh nghiên cứu ánh sáng của hoạ sĩ Gustave Courbet rất cẩn thận nên tranh của anh chịu nhiều ảnh hưởng của ông Courbet này. Có thể loại Cuntology rất độc đáo nhưng đồng chí gái không cho mình treo. Chán Mớ Đời 

1 trong những tấm tranh mình mua, treo ở phòng làm việc của mình. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh của anh cho mình.

Nói cho ngay, tâm hồn nghệ sĩ của mình đã tắt lửa lòng từ khi thằng con ra đời, phải kiếm tiền thêm mua sữa và tả cho nó. Mình không liên lạc với mấy nghệ nhân tại đây, vì không còn muốn vẽ víu gì nữa, chỉ thích làm vườn, làm đầy tớ nhân dân cho mụ vợ sai bảo.

Tấm tranh này của anh Nguyễn Quỳnh là tranh sưu tập thường trực tại viện bảo tàng Guggenheim, New York. Ai đến New York, thích hội hoạ thì ghé xem bức tranh của người Việt đầu tiên tại đây. Khá trừu tượng nhưng phảng phất các motif về Việt Nam. Mình có một tấm tương tự, cũng được vẽ vào thời đó.

Mình nhớ lần đầu tiên, viếng nhà anh Quỳnh ở vùng Harlem phía Tây, gần cầu gì nối qua tiểu bang New Jersey. Được anh ta cho xem tranh. Có loại rất tây phương và có những đề tài về Việt Nam như Thuý Kiều nhưng ánh sáng rất lạ. Các motif rất Việt Nam nhưng ánh sáng rất lạ. Anh ta có cho xem một bức ảnh về Thuý Kiều với 15 năm làm gái lầu xanh. Thuý Kiều ngồi đánh đàn trăng (Nguyệt), mà anh Quỳnh có dịp được giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu khi anh sang Pháp tham dự hội thảo về triết học. Có 15 bình rượu, lấy màu của bình rượu Việt Nam, toả ra ánh sáng, tượng trưng cho 15 năm đời lận đận của Thuý Kiều, vỡ bay xuống dòng sông Tiền Đường, sóng cuồng cuộng. Người mẫu là chị Bích, vợ anh ta, rất đẹp. Hình như ông Võ Văn Ái mua tấm tranh này. Nghe đâu ông ta chưa trả hết tiền mua tranh. Lờ luôn. Ai quen ông ái nhắn tin dùm. Cho mình mua lại, để trả tiền cho anh Quỳnh. Chán Mớ Đời 

Tấm tranh Kiều với 15 bình rượu tượng trưng cho 15 năm ở lầu xanh. Bình thứ 15 bị vỡ bay xuống sông Tiền Đường , hết kiếp làm gái lầu xanh. Ánh sáng từ các bình rượu toả ra người của Kiều. Tấm này ông Võ Văn Ái mua nhưng chưa trả hết tiền thiếu. Nếu được mình sẽ mua lại và trả tiền cho anh Quỳnh. Mình có mặt hôm ông ta hỏi mua và đem về Paris. Bình rượu là theo mẫu của bình rựou Việt Nam. Ánh sáng được sử dụng theo lối “Rais” của Gustave Courbet.

Tấm 1 trong 4 tấm (khổ 28 inch x 80 inch) tại nhà mình

Sau đó, mình gặp anh ta thường xuyên đi ăn phở, nói chuyện về nghệ thuật. Viết về nghệ thuật Việt Nam. Có lẻ từ anh mình mới bắt đầu về nguồn, tìm sách báo việt ngữ để đọc, học hỏi thêm về Việt Nam. Dạo ấy tiếng Việt mình rất yếu, không bú xua la mua như ngày nay. Khi mình được gia đình phật tử ở Connecticut nhờ vẽ chùa thì anh ta có cho ý kiến về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, vào ngôi chùa.

Học rất nhiều từ anh. Anh ta là giáo sư về lịch sử mỹ thuật tại Columbia. Anh ta có hai bằng tiến sĩ: một về giáo dục và một về triết học. Học một cái bằng tiến sĩ là đã khó ở Hoa Kỳ nay anh ta chơi luôn hai cái, mình hay gọi anh ta là Nhị-Trạng-Nguyên. Mình có quen một anh khác, cũng có hai bằng tiến sĩ; một bên tây và một bên Hoa Kỳ. Đề tài luận án tiến sĩ của anh về triết học tại Columbia University năm 1982 là (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art). Anh ta có dịch Tractatus của ông này nhưng khó đọc lắm.

Anh ta có một trí nhớ siêu việt. Mỗi lần gặp nhau, anh ta kể đủ chuyện ngày xưa bên tây bên tàu, chuyện nào anh cũng biết chứng tỏ anh đọc sách rất nhiều, không chụp hình tạo dáng câu Like. Anh kể khi xưa, sinh viên, anh ta mê một cô gái nhà giàu, đẹp lắm nhưng bị cô ta chê, bảo ngoài học vấn và hội hoạ, anh ta chết tiệt. 40 năm sau, anh gặp lại cô nàng, thì cô ta khóc, bảo anh đã thành danh, không chết tiệt như cô ta ngĩ. Anh ta có vẽ bức tranh của cô ta. Rất đẹp. Không biết anh ta còn bức này hay không. Chắc không vì anh ta đã tặng cô ấy.

Đây là bức tranh mà anh ta nghĩ đạt nhất, vẽ chị Bích, vợ anh ta. Đây chỉ 1 phần của tấm tranh, nay được treo tại nhà mình. Tấm đầu tiên mình hỏi mua là tấm này. Anh rất tâm đắc với tấm này, vẽ thuỷ mạc sử dụng chấm chấm như trường phái pointillisme. Cực đỉnh

Ở anh, mình học được cái tính học để tự trau dồi thêm, không phải bằng cấp. Anh ta nghiên cứu thêm về Emmanuel Kant nên ghi danh đi học thêm về Vật Lý tại trường đại học Columbia để hiểu rõ, có cái nhìn từ nhà vật lý học. Mình dính cái bệnh của anh ta nên hay đi học vớ vẩn để khỏi ở nhà bị vợ sai.

Tấm 2 trong 4 tấm

Theo mình hiểu khi gặp các hoạ sĩ được anh ta giới thiệu; anh ta khi xưa ở Sàigòn rất được giới trí thức trọng nể dù trẻ tuổi. Anh ta học đức ngữ nên hay lui tới toà đại sứ đức để thực tập đức ngữ và nói chuyện về văn hoá. Hình như anh ta có chân trong viện Goethe tại Sàigòn hay một hội văn hoá đức. Lâu ngày quá không nhớ.

Anh ta gốc Hải Dương, di cư vào nam. Là con một nên không muốn đi lính nên anh ta trốn quân dịch, ở nhờ nhà bạn bè. Bức tượng Trần Hưng Đạo ở Sàigòn là do anh ta vẽ. Một người bạn, em ông Chung Tấn Cang, hải quân được chỉ định vẽ bức tượng để đưa cho mấy ông lớn duyệt nhưng bí, nên tìm đến nhờ anh đang trốn lính. Buồn đời, anh vẽ giúp cho anh bạn kiếm được việc đúc tượng Thánh Trần cho hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Hôm ở nhà mình, anh ta thấy cái cốc in hình bức tượng của Trần Hưng Đạo ngoài bolsa nên kể cho mình câu chuyện này.

Anh kể có lần anh đi quân dịch, ra quân trường Dục Mỹ. Thượng sĩ già hỏi ai biết vẽ sơn, anh đưa tay lên. Thế là khỏi đi quân trường, anh ta vẽ sân khấu để tiếp đón tướng nào đến thăm. Đang vẽ thì ông tướng chỉ huy trưởng hình như Bùi Đình Đạm thì phải, lâu quá không nhớ tên, đi xe Jeep ngừng lại, kêu vô văn phòng. Kêu anh ta làm một “bas relief “ để mấy câu thơ cho quân trường. Cũng khắc tên đủ trò, được khen đủ trò.

Tấm 3 trong 4 tấm

Chỉ huy trưởng kêu anh ta không thích quân đội, anh trả lời vâng. Ông ký cho giấy đi phép mấy ngày thăm bố mẹ rồi anh ta trốn luôn, không trở lại trình diện. Anh ta học hàm thụ từ Sàigòn với một đại học tại Gia-nã-đại, tốt nghiệp B.A trước 75. Đến tháng 4/75, cả gia đình di tản sang mỹ. Nhờ có bằng B.A của Gia-nã-đại nên khi qua Hoa Kỳ, anh ta đi học lại lấy tiến sĩ. Chị vợ như vợ của ông Tú Xương, đi làm để nuôi anh đi học lại. Buồn đời anh ta học hai cái tiến sĩ. Chỉ có độc nhất một thằng con trai như bố mẹ anh ta.

Từ anh ta mình mới quen bác Huỳnh Sanh Thông ở Yale. Có lần tổ chức Á Châu nào mời chị Kiều Chinh đến nói chuyện với các nghệ sĩ lưu vong khác tại New York. Sau đó thì có đi ăn chung. Chị Kiều Chinh có lẻ biết anh ta từ Việt Nam. Vợ anh ta mê chị Kiều Chinh nên kêu anh ta vẽ chị Kiều Chinh. Mình có xem tấm tranh đó, rất đẹp. Anh ta có vẽ nháp đồng chí gái nhưng không đạt lắm vì ít thời gian. Lần sau gặp lại, hy vọng anh ta sẽ vẽ lại.

Tấm 4

Khi dọn nhà mới, có phòng khách rộng, tường cao. Nhớ đến anh ta nên hỏi có tấm tranh nào, bán cho em một tấm. Anh ta nói mình chụp hình cái bức tường muốn treo tranh, rồi gửi cho mình một tấm. Đồng chí gái nhìn vô chả hiểu gì cả, hỏi bao nhiêu. Mình nói giá làm mụ vợ muốn té xỉu, mặt xanh như đít nhái, kêu với số tiền đó, tui mua cả ngàn tấm. Mình mua là để sưu tầm còn mụ vợ mua tranh treo tường như quần áo. Không thích thì quăn, mua cái khác. Tranh mụ vợ mua giờ để chật ga-ra. Bán lạc-xoong không ai mua.

Tấm đầu tiên mình mua của anh treo ở nhà nhưng chả thấy ai hỏi khi đến nhà mình. Cách đây mấy năm, anh sang nhà mình chơi, có đem tấm tranh nhỏ, bảo là gắn thêm vào tấm trước. Anh ta nói phải mất 20 năm mới tìm được ý tưởng, cách kết thúc tấm tranh. Mình phải đem đi thay cái khung mới. Anh ta có mấy tấm vẽ thời New York, về 9/11 nhưng chưa xong. Mình mua mấy tấm đó, nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi nào xong em lấy như tấm đầu tiên.

Tấm tranh mình mua treo trên tường, chỉ có mình nhìn. Thú thật bạn đồng chí gái đến nhà, chưa có ai hỏi mình về tấm tranh cả. Họ chỉ khen mấy tấm tranh mụ vợ mua. Độc nhất hôm trước, có anh bạn ghé lại nhà lần đầu tiên, nhìn tấm tranh rất kinh ngạc. Anh ta sưu tầm một số tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng miền Bắc mà sau này tây sang mua rất nhiều. Anh ta nói có tấm nay người ta trả anh đến $500,000 nhưng không bán. Đấy là một cách đầu tư cho mai sau. Anh ta có một số tranh của một hoạ sĩ hiện đang ở Hà Nội, bị tai biến nhưng gia đình chưa dám báo tin. Đang lùng săn mua lại tranh của ông ta để đợi, khi ông ta ra đi.

Mình ngồi nói chuyện với anh ta về sưu tầm tranh, thấy có lý nên gọi cho anh Quỳnh, hỏi bán cho em thêm mấy tấm mà mình có dịp xem khi viếng thăm anh ở San Antonio. Anh Quỳnh mới bán nhà vì chị vợ qua đời, dọn về căn hộ nhỏ ở để khỏi phải chăm sóc nhà cửa như trước đây. Tranh đầy nhà, nay có người quen muốn sưu tầm nên đồng ý với điều kiện là khi Gallery ở New York triển lãm tranh của anh ta thì mình cho họ mượn để triển lãm về tranh của anh ta từ trước đến nay.

4 tấm ráp chung vào toàn bộ, treo trên tường ở phòng khách  96 inches x 82 inches. Mình chưa dám làm khung vì đợi sau triển lãm tránh của anh ở New York rồi làm.

Trước đại dịch, anh ta có sang Cali ở nhà mình mấy ngày thì đem theo một bức hoạ. Anh ta nói là tấm tranh anh bán cho em còn thiếu cái này. 10 năm qua anh mới có được ý tưởng để kết thúc bức tranh. Khiến mình phải đem ra cho thợ làm lại cái khung, khá lạ so với tranh thường.

Mình nghe lời anh bạn đề nghị, mua luôn một số tranh mình đã xem, làm Collector luôn. Anh ta vẽ thuỷ mạc rất chi tiết. Mất thời gian lắm, anh ta nghiên cứu về ánh sáng của Gustave Courbet nên bị ảnh hưởng khá nhiều của ông này.

Dạo anh ta ở New York, thì vài năm gallery-arts tổ chức triển lãm tranh của anh ta nhưng từ khi anh dọn về Texas thì không. Nay họ gọi anh ta để tổ chức triển lãm tranh của anh ta lại để xem anh đang vẽ loại nào. Khi nào họ tổ chức thì có dịp trở lại New York, luôn tiện thăm con gái luôn.

Tấm này vẽ về 9/11 tại New York,( Collection SƠn Đen)
Collection Sơn Đen
Collection Sơn Đen
Đây là 2 tấm tranh mà anh ta khởi đầu cách đây 15 năm nhưng chưa xong nhưng mình đã mua. Mình nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi xong thì mình sẽ lấy. Tranh nói về 9/11 tại Nữu Ước. Collection Sơn Đen

Gửi Sơn xem chi-tiết chưa vẽ xong của tấm trang 9-11 (9 feet by 40 inhces). Sẽ gửi Sơn xem mỗi ngày. Sang năm mình đi xe lửa với nhau. Và có lẽ sang năm xong tấm thứ hai cùng đề tài 9-ii

Mình dự định sẽ đi xe lửa với anh ta xuyên bang vùng tây Hoa Kỳ. Hy vọng năm tới vì anh ta nay sức khỏe cũng yếu rồi.

Mình viết lâu rồi, nay cập nhật hoá. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh còn lại của anh cho mình. Tổng cộng là 36 tấm. Với điều kiện là mình cho Gallery Art mượn để họ triển lãm tranh anh ta. Mình nhất trí. Mấy hôm nay, tranh gửi về nhận mệt nghỉ. Xem như mình có tranh nhiều nhất của nhị nguyên Nguyễn Quỳnh. Xong om

Đọc tin tức, có thể bị mưa, nghĩa là tuyết. Phải đeo cái ba lô nặng chưa kể 4 lít nước Chán Mớ Đời 
Bỏ vụ tranh ảnh, mình chuẩn bị leo núi Whitney ngày mai.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn