Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts
Showing posts with label Văn nghệ. Show all posts

Tình báo mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, tình báo của Hà Nội rất mạnh, được cài đặt ngay trong phủ tổng thống, và khắp nơi, ngay cả quân đội như đại tá Phạm Ngọc Thảo hay vài ông tướng lộ hình sau 75. Ngược lại tình báo Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ thì rất hạn chế. Thêm các ngành an ninh tình báo của CIA và quân đội Hoa Kỳ không hợp tác nhau. Họ dấu nhau tin tức và ít có gián điệp trong hạ tầng cơ sở của guồng máy chiến tranh Hà Nội. Theo ông Snepp, cưu phân tích gia tình báo CIA tại Sàigòn, thì họ có một người ở Hà Nội.

Bao nhiêu điệp vụ, nhảy toán đưa người ra Bắc đều bị thất bại như điệp viên Đặng Chí BÌnh kể trong hồi ký Thép Đen. Sau này mới khám phá ra người tổ chức các cuộc nhảy toán là người của Hà Nội. Thậm chí các người huấn luyện tình báo cho các điệp viên như Đặng Chí Bình là người của Hà Nội cài vào. Theo hồi ký của ông này thì có hai điệp viên sống sót, ở tù ngoài Bắc, còn biệt kích thì đông như quân nguyên.

Được biết biệt kích của Đài Loan, của Tưởng Giới Thạch, được thả dù vào Trung Cộng nhưng không biết có thành công hay không. Chắc không, cùng chung số phận với các biệt kích Việt Nam Cộng Hoà. Vì trong lúc đầu, quân đội mỹ tham chiến tại Việt Nam, họ sử dụng các phi công đài loạn để thả các biệt kích tại Lào,… trong sự kiểm soát nghiêm chặt của chế độ cộng sản, có ai lạ đến là bị người dân báo cáo ngay.

Mình đọc đâu đó, các điệp viên của Việt Nam Cộng Hoà được thả ra Bắc. Có người mang bí danh Ayres, trở về vùng quê của ông ta để hoạt động. Được người em dấu nhưng hàng xóm, nông dân, phát hiện, báo cáo công an nên bị bắt. Hà Nội sử dụng ông này để báo tin giả nhưng một thời gian sau thì cũng phát giác là đã bị bắt nên cúp liên lạc.

Các thành phần chống đối chế độ cộng sản, đa số đều di cư vào nam hơn 1 triệu người. Hà Nội cài lại cán bộ của họ trong nam và có gia đình của trên 300,000 tập kết ra Bắc, làm nội ứng, hầu có tin tức của người thân đi tập kết.

Mình có xem phim tài liệu, phỏng vấn một ông mỹ, sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ. Ông ta kể không tin các tin tức do quân báo Việt Nam Cộng Hoà chia sẻ, ít khả tín vì thường được thổi phồng bởi các vị chỉ huy.

Có một phim tài liệu của một cựu CIA, nói về tình báo của Hoa Kỳ tại chiến trường Việt Nam tại đại học Washington. Ông ta cho biết là chính phủ Ngô Đình Diệm, được thành lập trong hoàn cảnh chính trị khá phức tạp tại miền nam. Các đám kiêu binh như giặc Bình Xuyên của Bảy Viễn, Ba Cụt,… Ông ta thay vì dùng các người chống cộng, lại theo văn hóa của người Việt, nhờ các người quen, thân tín trong gia đình, để giúp ông ta. Đưa đến sự chống đối chế độ gia đình trị của các giới trí thức miền Nam.

Nhìn lại thì thấy đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, vẫn phát triển khá so với thời sau khi bị lật đổ. Chiến tranh có đó nhưng ở xa thành phố, cường độ thấp hơn sau này.

Phần người Mỹ thi hành chiếm lòng dân bằng cách viên trợ, thành lập các ấp chiến lược,… nhưng đưa đến thất bại vì hoàn cảnh, địa lý, văn hoá khác biệt với xứ MÃ Lai. Người dân trong làng, tin tưởng các trưởng ấp, trưởng thôn mà chính họ hay cha ông tín nhiệm từ lâu. Tây thực dân, đến Việt Nam, vẫn tiếp tục sử dụng các ông tổng, ông lý trong làng nên chính quyền ông Diệm thất bại khi áp đặt các trưởng ấp mới, không xuất thân tại địa phương khiến người trong làng, ấp không phục tòng, thêm có người thân tập kết. Giúp cán bộ của Hà Nội tuyên truyền, chiếm đất dành dân.

Mình nghe chị Lệ Lý Hayslip kể khi còn ở làng Kỳ Là. Ban ngày thì học chương trình giáo dục Việt Nam Cộng Hoà do các thầy cô dạy. Tối thì mấy ông kẹ về, dạy chống mỹ cứu nước. Chị ta có hát mấy bài hát ban ngày và ban đêm thấy khá đặc biệt, tương phản. Bắt chị ta đứng gác lính quốc gia vào buổi sáng, ngủ quên nên bị Việt Cộng lên án tử hình. Xem như ban ngày thì sống theo quốc gia, tối thì sống theo cộng sản.

Có một bác quen kể, khi xưa làm giáo sư đại học Văn Khoa Sàigòn, được một ông bộ trưởng sau 1963, mời làm cố vấn. Bác đề nghị, cho các thầy giáo miễn dịch. Trong làng người ta trọng nhất là các thầy giáo. Nếu cho các thầy giáo miễn dịch thì họ nhớ ơn, sẽ ra tay kêu gọi ủng hộ chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, khiến người trong làng nghe theo. Các ông thuộc hội đồng quân nhân cách mạng, không chịu nên bác từ chối chức vụ làm cố vấn. Ông bộ trưởng cũng làm việc được vài tháng thì bị thay đổi. Dạo đó các chính phủ thay nhau như chong chóng, các cuộc chỉnh lý,…

Nếu mình không lầm thì các giáo chức sau này đều đi quân dịch nhưng được biệt phái về để dạy học tại địa phương. Dạo còn đi học, đa số các thầy dạy các trường Võ Bị,…rồi được mướn dạy thêm tại Văn Học. Nếu không thì các thầy đã lớn tuổi, quá tuổi quân dịch. Không có vụ này thì trường học không có giáo sư,…

Mình có kể về ông Võ Văn Ba, điệp viên số 1 của Việt Nam Cộng Hoà, mang bí số X-92. Sau khi đọc bài của ông thiếu tá Phan Tấn Ngưu, cảnh sát đặc biệt trên trang nhà của Cảnh Sát Quốc Gia. Gần đây, ông Frank Snepp, cựu nhân viên CIA tại Sàigòn trước 30/4/75, có viết và nói về ông điệp viên này. Lý do là Hà Nội đã kê khai ra ông này.

 https://www.muctimsonden.com/2021/08/tinh-bao-vien-x92-cua-viet-nam-cong-hoa.html

Mình có đọc báo Hà Nội, họ cho biết là ông Ba này, đã phá hoại, gây tổn thất khá nhiều cho Hà Nội. Ông ta không muốn rời Việt Nam khi Sàigòn sắp thất thủ. Sau này bị bắt vì một người làm việc cho CIA khai. Ông này, người Bắc làm thông dịch viên cho CIA tại Tây Ninh. Sau thì phát hiện ra mối tình hữu nghị với một cô gái ở vùng này, và muốn cưới làm vợ. Để bảo đảm an ninh, CIA phải thuyên chuyển ông này lên Ban Mê Thuột. Khi vùng này bị thất thủ thì ông ta bị bắt, và khai ra tông tích của X92. Ông Ba bị bắt và tự tử trong tù. Đọc 1 trong những bài báo của Hà Nội sau đây. Hình như ông người Mỹ làm cho CIA cũng bị bắt tại đây. Không nghe nói đến người này có được trao trả hay bị giết.

https://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Bai-1-Nguon-nuoc-khong-bao-gio-can-i362027/

Mình có xem cuộc phỏng vấn của Frank Snepp, phân tích gia chính của CIA tại Sàigòn sau 1969. Người thường xuyên báo cáo tin tình báo cho đại sứ mỹ dạo đó ông Martin. Mình có đọc cuốn sách của ông ta tại Pháp đâu năm 1978 thì phải, kể về sự thất thủ Sàigòn. Ông này bị CIA kiện và thua vì kể các dữ kiện bí mật hoạt động của CIA trong thời kỳ chiến tranh.

Ông này là một trong những người mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Chiếc trực thăng thấy trên tầng lầu là của Air America, thuộc CIA. Theo ông này cũng như ông Phan Tấn Ngưu, thiếu tá cảnh sát đặc biệt kể thì có gặp ông Ba tại Sàigòn. Ông ta phải nói là đi bệnh viện rồi được đưa ra băng ca lên xe cứu thương, lên máy bay đến Sàigòn để gặp ông Snepp. CIA huấn luyện ông này những căn bản của tình báo. Nghe ông ta kể là X92 thích hút thuốc Salem và uống bia Budweiser. Ông Snepp cho biết là người trực tiếp liên lạc với ông Ba rất giỏi, không gây nghi ngờ cho phản gián của Hà Nội.

Thật ra thì họ đã cho người theo giỏi ông Ba, nhưng cảnh sát đặc biệt đã bắt bà này thêm kêu cảnh sát đi nhậu để đêm đó ông Ba và Việt Cộng đặt chất nổ đồn cảnh sát để khỏi bị nghi ngờ… sau đó lấy tiền CIA để xây lại.

Ông này đến Sàigòn sau Mậu thân. Ông Phan tấn Ngưu kể là ông Ba cho biết trước cuộc tổng công kích Mậu Thân. Toà đại sứ Mỹ nhận được tin này nhưng không tin. Mình đoán là tính kiêu ngạo của người Mỹ, xem thường đồng minh, thêm nội bộ phía Hoa Kỳ không tin tưởng lẫn nhau. Trong khi đó cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà do đại tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy, tin nên ra lệnh cắm trại 100% nên ít bị tổn thất.

Sự việc Mậu Thân xảy ra cho thấy tình báo của Mỹ rất kém. Họ không có người cài trong hàng ngủ cộng sản như bên cộng sản. Thiếu tá Phong của đại đội 302 kể; khi xưa đi hành quân về hay ra tiệm hớt tóc Đồng Tâm trước rạp Ngọc Hiệp, mình quên tên ông này. À Nghĩa, mình chỉ nhớ cô con gái, mỗi lần đến đây thâu băng nhạc. He he  Phải đợi ông thần nằm vùng này cắt gội. Ông này hỏi đi đánh trận chỗ nào,…rồi thiếu tá cười, kêu mình kể cho nó nghe. Ai ngờ nó là nằm vùng gộc. Hình như sau 30/4, ông này làm chủ tịch chi đó của Đà Lạt và ông Kim, dưới Trại Mát, xây nhà cho bố mẹ mình đứng thứ 2. Còn ông thợ mộc trên số 4, cũng nằm vùng.

Ông Ba này cho biết Hà Nội bị thất bại sau 2, 3 lần tổng công kích, mà người dân miền nam không nổi dậy như họ dự đoán. Nghe nói thiệt hại trên 300,000 người nên người Mỹ, qua tin tức này mới thì hành Việt Nam hoá chiến tranh  cho nhanh, vì nghĩ Hà Nội cần thời gian để phục hồi. Tướng Giáp có kể trong hồi ký của ông ta là mỗi đêm cho bộ đội chèo thuyền để chiếm lại QUảng Trị, có đến 100 bộ đội bị tử thương hàng đêm nhưng bên trên vẫn ra lệnh tiếp tục.

Ông Snepp có phỏng vấn ông Shockley, một sĩ quan tuỳ viên quân sự DAO Hoa Kỳ. Ông này kể là tin tức của quân đội Việt Nam Cộng Hoà chia sẻ nhiều khi được thổi phồng vì các sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà không muốn mất mặt. Phóng đại các số tổn thất của Hà Nội. Hỏi xác người đâu thì họ giải thích thấy vết máu,… ngoài ra, ông ta nhận thấy có quân số ma, nạn lính kiểng. 

Nhớ khi xưa, mỗi lần nghe đài Sàigòn, tin chiến sự thì cứ thấy phe ta vô sự còn cộng quân thì chết và bị thương như rạ, bắt sống cũng nhiều. Cứ thấy Đà Lạt đưa đám ma những người tử trận.

Nhiều người đi quân dịch, rồi để vị chỉ huy lấy tiền lương của mình để được ở nhà, buôn bán. Nhất là người gốc Hoa. Khi nào cần thì vào đồn,… Tham nhũng khắp nơi. Một nước nghèo, bổng nhiên thấy tiền mỹ cho nhiều quá nên khó cưỡng lòng tham. Lo làm giàu thay vì chống cộng. Có người buôn bán cho Việt Cộng làm giàu như bán gạo đường,.. Hà Nội vào nam đánh trận nhưng chỉ đem theo vàng và đô la để đi mua nhu yếu phẩm, thậm chí do các sĩ quân Việt Nam Cộng Hoà bán. Ai tò mò đọc mấy bài của báo Hà Nội kể về vụ này. Mình có kể sơ sơ vụ này rồi. Nghe kể đại đội trinh sát 302 Đà Lạt, đi đánh trận bắt được một số tiền $500,000 đôla của Việt Cộng. Đọc mấy bài báo của Hà Nội kể về vụ này khá ly kỳ, từ Hà Nội qua HongKong, qua Pháp, rồi mấy ông hoa kiều Chợ Lớn chuyển về Sàigòn làm giàu rồi 1979, Hà Nội đuổi chạy mệt thở.

 Khi Hoa Kỳ thực hiện chương trình Việt Nam hoá chiến tranh, các cấp chỉ huy cứ phóng đại các quân dụng, đủ trò rồi đem bán, bỏ túi.

Có một điểm quan trọng, ông kể có nói chuyện với một nhân viên của ngoại trưởng Kissinger, đang đàm phán tại Paris. Ông ta nói ông Kissinger yêu cầu, cố gắng làm sao Việt Nam Cộng Hoà chống cự càng lâu càng tốt, để khỏi làm mất mặt người Mỹ. Kết cục thì đã định liệu trước. Người mỸ rút lui, mua bán với Trung Cộng làm giàu, giúp Trung Cộng phát triển, nay Trung Cộng quay lại chơi Hoa Kỳ. Chán Mớ Đời 

Mình có nghe buổi phỏng vấn ông Kissinger về Trung Cộng. Ông ta nói là không ngờ Trung Cộng tiến mau như vậy. Ông ta đoán Trung Cộng sẽ le te như các nước nghèo đang phát triển khác. Ông ta không bao giờ tưởng tượng trong vòng 30 năm, Trung Cộng phát triển nhanh như vậy.

Ông Ba cho biết Hà Nội sắp tấn công, vì Hà Nội không cần phải rút lui khỏi chiến trường miền nam khiến ông Thiệu nổi giận vì Kissinger đàm phán không báo cho Việt Nam Cộng Hoà biết. Hình như mình có đọc vụ này qua sách của ông cố vấn cho ông Thiệu. Vụ này khiến Hà Nội tỏ ra nghi ngờ thiện chí hoà đàm của Kissinger. Khiến ông Nixon phải bỏ bom Hà Nội liên tục để Hà Nội tiếp tục hoà đàm.

Có lẻ qua vụ này, Hà Nội mới khám phá ra có nội tuyến trong hàng ngủ của mình nên ông Ba bị theo dõi. Ông Snepp kể là ông Ba có trí nhớ rất tốt. Những tài liệu mật, ông đọc được nhớ rất nhiều và kể lại như được chụp hình.

Trong hồi ký của Kissinger, ông này kể là ông Hoàng Đức Nhã là tay không nghe lời. Ông Nhã là cựu học sinh Yersin, du học ở Hoa Kỳ nên anh ngữ rất khá. Mình nhớ xem truyền hình, thấy ông ta trả lời phóng viên ngoại quốc bằng anh ngữ, phục sát đất. Giỏi thơn mấy ông thầy dạy anh văn của mình. Ông ta dụ ông Nhã, muốn giới thiệu gái đẹp chi đó. Ông Nhã đưa ra điện thoại các người đẹp ông Kissinger muốn giới thiệu. 

Sau khi ông Nixon từ chức, ông Ford lên thế, Hà Nội tấn công thử để xem Hoa Kỳ phản ứng ra sao thì không thấy bỏ bom nên họ tràn qua biên giới và sông Bến Hải. Ông Shockley cho biết là Hà Nội cho phòng không và xe tăng vào miền nam. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà được huấn luyện đánh giặc theo kiểu Mỹ, dùng trực thăng, máy bay bà già để thám thính thì bị bắn rơi như lá rụng nên không còn làm chủ tình hình trên không nữa. Máy bay không bay thám thính, giúp phản lực cơ bỏ bom để yểm trợ quân đội đang chiến đáu giải vây.

Trong mùa hè đỏ lửa, xe tăng của nga sô bị Việt Nam Cộng Hoà hạ rất nhiều khi sử dụng súng M82 thì phải. Nga sô cho độ lại để các hoả tiễn của Việt Nam Cộng Hoà không bắn lũng xe tăng bọc thép của họ nên 1975, xe tăng của họ càng quét dữ dội mà súng bắn xe tăng của Việt Nam Cộng Hoà không phá hủy được. Mình đọc đâu đó trên mấy trang nhà của quân đội Việt Nam Cộng Hoà.

Việt Nam Cộng Hoà cử các đại biểu sang Hoa Kỳ để xin viện trợ, ai ngờ 1 trong người cầm đầu phái đoàn là nội tuyến của Hà Nội, kêu các đại biểu quốc hội Hoa Kỳ nên chối từ viện trợ cho miền nam. Ông này từng là thị trưởng Đà Lạt. Ông ta kể trên báo Việt Cộng về thành tích của ông ta, bao nhiêu tin tức quân đội đều được báo cáo cho quốc hội, do ông ta cầm đầu, và chuyển lại cho Hà Nội. Chán Mớ Đời 

Ông Snepp cho biết là nhờ ông Ba cho biết tin tức của Hà Nội nên người Mỹ có thể cho di tản một số người Việt ra khỏi Việt Nam. Nếu không thì chắc ít ai được sang Hoa Kỳ.

Trong bài diễn thuyết về sự thất bại của CIA tại Việt Nam, ông cho biết là Hoa Kỳ không rõ về văn hoá của đồng minh, áp đặt cách đánh trận nhất là mặt trận tâm lý chiến vào Việt Nam Cộng Hoà, đưa đến sự thất bại. Khi người dân, vẫn tiếp tế cho Việt Cộng thì khó lòng mà thắng cuộc chiến. Tương tự ngày nay, quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi Á Phú Hãn, sau 20 năm. Từ sau 1945, Hoa Kỳ chưa thắng một cuộc chiến tranh nào khác trên thế giới. Quân đội của họ hiện diện trên 50 quốc gia trên thế giới.

Sau đó, họ sử dụng chiến dịch đốt nhà cửa của dân trong làng, rồi đem người dân ra thành thị, cô lập hoá binh lính của Hà Nội. Chương trình này càng khiến dân quê căm thù thêm, khi phải sống trong những trại tỵ nạn và làm nội tuyến cho Hà Nội trong thành phố. Nhà mình, khi xưa có nuôi một chị giúp việc, gốc quảng, sau này chị ta biến mất, mới khám phá ra nằm vùng. Cũng có thể bố tên bạn của mình làm công an, nghi ngờ nên bỏ trốn.

Ông Snepp kể chính ông là người đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sân Nhất để đi Đài Loan. Anh ông ta làm đại sứ ở Đài Bắc. Sự kiện này đã giải mã 16 tấn vàng mà thiên hạ kêu ông ta chở đi. Tại phi trường, nghe phong phanh, người ta muốn ám sát ông Thiệu nhưng có ông Mỹ Xịa đi cạnh nên không dám ra tay.

Ông Thiệu làm tổng thống, gây ra nhiều ân oán giang hồ lắm. Mình có đọc hồi ký của ông Nguyễn Tấn Đời, kể bị ông Thiệu bắt trước 75,… 

Qua những gì mình đọc về á phủ hãn thì tương tự như Việt Nam. Hoa Kỳ vẫn nuôi dưỡng theo kế hoạch như xưa. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thiên tài Việt Nam ở đâu?

 Tuần lễ này, được tin học trò của nhạc sĩ Đặng Thái sơn, đoạt giải dương cầm nhạc Chopin, được tổ chức tại Ba Lan mỗi 5 năm, khiến mọi người nức nở. Hai người có chút gốc gác việt được tham dự giải âm nhạc này đều ở hải ngoại, còn Việt Nam dù có trên 100 triệu người vẫn không cử được một thí sinh sau ông Đặng Thái Sơn. Nghe nói vào giờ chót, một người học trò của ông ta đã đoạt giải quán quân. Thầy giỏi đào tạo ra học trò giỏi.

Trên thực tế, Hà Nội không muốn gửi ông Đặng Thái Sơn đi thi khi xưa, tốn tiền cho con tên phản động, chỉ khi ông ta thắng giải, mới kêu hãnh diện quá Việt Nam ơi. Theo mình đọc tài liệu của Việt Nam, thì được biết bố ông ĐTS, được quy vào thành phần phản động nên khi được ông thầy người Nga, đề cử đi du học tại Mạc Tư Khoa, cũng bị bác đơn vì lý lịch. Đến khi ông thầy người Nga doạ, không cho các người được Đảng tuyển, những “hạt giống đỏ” đi, ĐTS mới được chấp thuận cho du học.

Người ngoại quốc khi phát hiện ra nhân tài thì họ tìm cách giúp đỡ dù không thân thích, khác chủng tộc. Mình thấy tấm ảnh, các bạn đồng môn người Pháp của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, công kênh ông ta trên vai, khi ông đoạt giải khôi nguyên Grand Prix de Rome. Dạo ấy sau Điện Biên Phủ, người Pháp rất ghét người Việt tại Pháp quốc. Mình nghe kể người Việt đi ngoài đường hay bị tây con chận đánh. 

Người Việt mình thấy ai giỏi hơn mình là tìm cách vùi dập nên ít khi có nhân tài vì mới lộ trong trứng đã bị bóp nát. Nghe nói mấy người đoạt giải quán quân Olympia đều ở lại nước ngoài khi có cơ hội.

Nga Sô dạo ấy như một đế chế, cần tìm kiếm các tài năng của đế chế để đào tạo. Khi ông ĐTS đi thi, toà đại sứ của Việt Nam cũng không màng đến, ông ta phải đi tự túc từ Nga Sô đến Ba-Lan, được ông thầy giúp đỡ. Sau này, thành danh, ông ta có trở về Việt Nam, Hà Nội phát nhà ở cho bố sống được một thời gian ngắn trước khi qua đời. Bố ông ta được chế độ bớt hà khắc lại. Phản động thường sinh ra nhân tài.

Có một anh bạn kể; một người đậu đầu miền nam, có danh sách đi du học tại Nga Sô, đến khi các ông từ ngoài bắc vào, loại tên ra để con họ, những hạt giống đỏ, đi thế. Người bạn thủ khoa, tự tử chết. Anh ta xuống tàu vượt biển. Mình nhớ dạo đi dạy ở đại học bách khoa Lausanne, bà thư ký cho biết, phải cẩn thận vì có nhiều học trò từ phi châu ghi danh học cao học, lại có bằng cấp hữu nghị của Liên Xô cấp. Bà ta cho biết các sinh viên ngoại quốc sang Liên Xô học, đều được cấp bằng cả dù học dốt. Gọi là bằng hữu nghị.

Đọc trong cuốn “bên thắng cuộc” của Huy Đức, kể có anh chàng nào đậu thủ khoa tại miền nam, không được vào đại học, đổi tên, đổi thành phố cũng vậy, vẫn bị đánh rớt. Mình có cô em đậu vào trường kiến trúc Sàigòn nhưng vì lý lịch gia đình, không được đi học, ở nhà đan áo len nay bán cà phê. Mình còn bận cái áo len của cô ta đan cho lần đầu tiên về thăm nhà.

Không biết bao nhiêu nhân tài của Việt Nam, bị loại bỏ vì chế độ lý lịch. Mình nói chuyện với một bác, khi xưa có giúp các sinh viên việt du học tại Hoa Kỳ. Bác nói mình nghĩ giúp chúng sang đây, dù con mấy ông lớn đảng viên. Chúng sẽ học điều hay, sau này có thể thay đổi đất nước. 20 năm sau, bác về thăm Việt Nam, gặp lại mấy người này. Bác kêu chúng học được sự khôn ngoan của người Mỹ , nay chúng còn ăn chận nhiều, tham nhũng hơn thế hệ bố của chúng. Chúng còn dã man hơn bố chúng vì có học. Chán Mớ Đời 

Tuần này thấy báo chí Việt Nam đánh ông bác sĩ nào, của bệnh viện Bạch Mai, đôn giá tiền mua máy móc trợ tim gì đó. Trí thức, có học ở hải ngoại về, còn ăn hơn những kẻ không ra hải ngoại. Chán Mớ Đời 

Nói cho ngay, chế độ lý lịch đã khởi mầm từ thời phong kiến xưa. Điển hình, ông Đào Duy Từ, con của các nghệ nhân, mà chế độ phong kiến cho là phường xướng ca vô loại. Ông ta giỏi nhưng không được đi thi. Nghe kể, đi thi, phải được làng xóm đề xuất mới được ghi danh đi thi. Bà mẹ, nhờ tên chủ làng phường xóm chi đó, nhận làm con nuôi, để lấy tên họ của ông ta đi thi. Ông Duy Từ đậu thủ khoa, bà mẹ xù ông cán bộ trong làng nên ông này đi thưa. Ông Đào Duy Từ bị tước bằng cấp dù đã đậu, khác với các cán bộ ngày nay, có bằng tiến sĩ ma. Đọc báo Việt Nam, cho biết có trường học nào mà đến 23 giáo viên có bằng giả, chưa học qua được bậc tiểu học.

Ông Đào Duy Từ, vượt biên, xuống miền nam được Chúa Nguyễn trọng dụng, đã giúp Nhà Nguyễn tại vị đến 274 năm, với những Luỹ Thầy, để chống bọn phương bắc đánh phá, chiếm đóng, ăn cướp.

Ông Đặng Thái Sơn, ở lại Gia-nã-đại, tiếp tục sự nghiệp âm nhạc quốc tế, không dám về Việt Nam ở, nay có học trò đoạt giải dương cầm quốc tế.

Nếu khi xưa, không có ông thầy người Nga, có lẻ thế giới đã mất đi một Đặng Thái Sơn.


Bao nhiêu người ở Việt Nam không may mắn như Đặng Thái Sơn, được người thầy can thiệp, đã phải bỏ ngang tài năng đi cấy lúa, lao động. 

Hình ảnh khi gặp lại một anh bạn học cũ khi xưa tại Sàigòn khiến mình không bao giờ quên được. Anh ta kể đang học đại học y khoa tại Huế, công an vào lớp, gọi tên anh ta, đem sách vở đi theo. Anh ta không bao giờ được trở lại lớp học. Mộng làm y sĩ để chữa bệnh cho người Việt tại các làng quê nghèo của Huế tan theo mây khói. Phải đi lao động nuôi thân. Nghe anh ta kể với sự luyến tiếc, bao nhiêu ấp ủ của một người thanh niên, muốn vào đại học để thay đổi, xã hội cộng đồng, biến theo mây khói. Chỉ vì hai chữ Lý-Lịch. Anh ta đâu có tội tình gì. Chỉ sinh ra tại miền nam. Cũng như tại miền bắc, bố phải đi quân dịch, đánh nhau cho Mỹ, tương tự ngoài bắc, thanh niên lao ra chiến trường, để đánh cho tàu cho liên sô. Chán Mớ Đời 

Nghe nói có ai đi học, thi đại học được 30 điểm mà vẫn không được học tỏng khi những thí sinh khác ít điểm hơn lại đậu.


Nguyễn Hoàng Sơn 

Trứng tây Trứng mỹ

 Từ đầu năm nay, giá trứng tại Cali lên đến 40%, lại thấy đề trên các vĩ trứng “Free Range” (kiểu gà đi bộ, không nuôi trong chuồng), mình lấy làm lạ nên tìm hiểu. Hoá ra có Proposition 2, được 65% dân cư Cali bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2008, bắt đầu hiệu lực từ đầu năm nay. Có hiệp hội bảo vệ súc vật, chống cách nuôi gia cầm trong những điều kiện tồi tệ, đưa ra dự luật này và được dân cư Cali chấp thuận.

Dự luật 2 bắt các nhà chăn nuôi gà phải cho thêm 70% không gian cho mỗi con gà có thể di chuyển. Cho nên nghe “free Range”, không có nghĩa là gà đi bộ, được thả ra ngoài đồng mà có thêm chút chỗ trống để xê dịch. Xem các phim tài liệu, gà đứng một chỗ, được cho ăn no nên mập quá, đi không nổi, thậm chí bò cũng vậy.

Ngoài ra còn có chỉ thị cách thức nuôi gà mang số AB 1437, cấm bán gà nuôi trong chuồng chật hẹp. Các chuồng này gồm 90% gà nuôi tại Cali. Vấn đề này cũng áp dụng cho cách chăn nuôi bò và heo. Do đó có thể Cali sẽ không có thịt heo vì các nhà chăn nuôi chưa có khả năng tài chánh để cập nhật hoá theo các tiêu chuẩn chăn nuôi của Cali. Khi không phải xây thêm 70% chuồng nuôi heo, tốn tiền mà giá bán không lên.

Khi mình từ âu châu qua định cư tại Hoa Kỳ, rất ngạc nhiên khi thấy trứng bên mỹ phải để trong tủ lạnh trong khi bên âu châu thì để ở ngoài. Lúc đầu, mình tưởng để trứng ở ngoài vì sợ hư nhưng nhớ lại khi xưa ở Việt Nam, nhà mình có nuôi gà, gà ấp mất 3 tuần, đâu có tủ lạnh hay người ta ăn hột vịt lộn. Bên âu châu cũng vậy, mua hột gà về thì để trong tủ hay trên bàn tương tự các thỏi bơ cũng đâu thấy họ bỏ tủ lạnh. Mình ở âu châu 12 năm trời, đâu có tủ lạnh trong phòng Ô-sin, đâu có bệnh tật khi để bơ và trứng ở trên bàn học.

Sau này mới khám phá ra bên mỹ, họ bắt phải rửa trứng gà trước khi đem đi bán. Lý do: sợ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, do đó phải bỏ tủ lạnh để chống vi khuẩn tràn lan. Khi rửa trứng thì có khả năng làm vỡ vỏ trứng nên họ bắt phải bỏ tủ lạnh. Ngược lại bên Âu châu thì lại cấm rửa trứng gà vì sợ làm vỡ vỏ trứng và không được bỏ vào tủ lạnh. Thế lầy nà thế Lào?

Âu châu đúng hay Hoa Kỳ đúng? Chán Mớ Đời 

Trứng mua ở nông trại gần nhà ông nuôi ong, trứng gà họ mới lượm hồi sáng. Rẻ hơn ở siêu thị lại tươi như hoa 10 giờ.

Hoa Kỳ cho rằng gà được nuôi trong chuồng hay bị lây bệnh salmonella nên họ bắt phải rửa trứng gà trước khi đem bán. CDC cho rằng hàng năm có 79,000 vụ bệnh từ thực phẩm và có đến 30 người chết, bị ngộ độc vì ăn trứng dính vi khuẩn Salmonella Enteritidis. Ra lệnh phải rửa trứng và bỏ tủ lạnh khi di chuyển và trưng bày bán ở chợ. 

Ngược lại ở Âu Châu thì lại cấm rửa trứng. Lý do: có thể làm hỏng cái vỏ trứng, giúp các vi khuẩn có thể thâm nhập vào phía trong của trứng. Nói chung vỏ trứng rất đều, nội bất xuất ngoại bất nhập. Thậm chí dùng tia cực tím không thể xem là rửa. 

Người ta cho biết; trứng gà nuôi ngoài đồng, có nhiều sinh tố A, E, và D, omega-3, betacarotene  và ít cholesterol. Lý do là gà ăn côn trùng, ngoài đồng tốt, có nhiều sinh tố hơn là được nuôi bởi các bắp GMO,… các cholesterol trong trứng gà được xem tốt cho cơ thể. Tương tự bò được nuôi ngoài đồng, ăn thì thịt lại mềm, nhiều chất đình dưỡng tốt hơn là bò để nuôi trong mấy gian phòng, đứng một chỗ, ăn bắp GMO. Tương tự con người chỉ ăn mà không di chuyển.

Từ đầu năm đến giờ, mình mua hột gà ở trại gà gần vườn mình cho đồng chí gái ăn. Ăn trứng bổ, đủ các chất dinh dưỡng nên cô nàng ăn mỗi ngày. Mình nhận thấy sự khác biệt là trứng mua ở trại mới trong ngày thì tròng đỏ, màu rất đỏ như nghệ, còn tròng đỏ của trứng mua ở siêu thị thì màu vàng nhạt, lỏng le không dầy đặt. Trứng ở siêu thị thì nghe nói họ để tủ lạnh cả năm, nên có màn hạ giá khi gần hết hạn. Trước đây, mình thấy hạ giá là mua nhiều, nay thì sợ lắm rồi vì họ có thể để cả năm rồi.

Cạnh nhà ông nuôi ong, có trại gà của một gia đình Mễ nên mỗi lần mình đi lấy mật ong cho cô cháu hay bạn bè thì ghé mua cho vợ. Kệ chịu khó một chút nhưng bảo đảm chất lượng tươi. Mấy người này để cái quán ngoài đường bán, họ mua mật ong của ông nuôi ong và bán lại một thùng giá $60. Họ nói với mình, bán giá cao thì thiên hạ mới tin là mật ong nguyên chất, hữu cơ. Chắc mình cũng nên lấy tiền của bạn bè khi họ nhờ mua mật ong. Tốn tiền xăng, họ lại kêu rẻ quá, chắc không phải đồ thật.

Theo mình đoán là các công ty thực phẩm, lobby cho các cơ quan chính phủ, bắt rửa trứng để họ có thể bỏ lạnh, giữ lâu, chớ theo tiêu chuẩn y tế âu châu thì cấm rửa các trứng vì sợ truyền nhiễm. Chính phủ muốn nói sao cũng được để giúp các công ty thực phẩm làm giàu. Thôi mua trứng của các nông dân gần nhà cho chắc ăn. Vừa tươi vừa giúp họ có chút tiền thay vì các công ty thực phẩm ăn hết. Xong om.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Chợ Cây (chợ gỗ) Đàlạt

 Thấy mấy tấm ảnh của Chợ Cũ Đàlạt khiến mình nhớ mại mại, không gian thời bé nhất là lúc ông cụ đi diễn hanh với đoàn Thanh niên Cộng Hoà của Ngô tổng thống ở quảng trường Hoà Bình. Ông cụ đi ngoài, ngậm cái còi huýt ét ét trong khi thiên hạ đi hàng 4, một hai một hai. Ai nấy cũng bận bộ đồ kaki màu xanh. Mình có viết nhiều về khu Hoà Bình rồi, đây chỉ tải lên mấy tấm ảnh, tìm được sau này.

Đây là Chợ Cũ Đàlạt, còn được gọi là Chợ Cây vì mấy cái đà làm bằng gỗ. Phía ngoài thì tô xi măng.
Mẹ mình bán ở phía tay phải của 3 cửa sổ thông hơi, sau này là chỗ tiệm đồng hồ Tiến Đạt
Người Đàlạt gọi là Chợ Cây hay Chợ Gỗ vì mấy cái đà làm bằng gỗ theo hình vòm, rất hiện đại về kỹ thuật vào thời đó, nhất là tại Đàlạt. Tây mới bắt đầu xây cất các toà nhà bằng gỗ ép. Hình chụp năm 1937, thấy mấy bà ngồi chồm hổm trên sập. Kiến trúc sư người Pháp tên Louis Georges Pineau thiết kế.

Mấy cái sập dựng trên mấy cái chân, tối thì dọn mấy thùng đựng đồ bán dưới sập rồi lấy bao bố trùm lại và buộc dây thừng.
Bưu thiếp nhìn từ tiệm thuốc bắc Con Cua, thấy quảng cáo rạp Eden, tiền thân rạp Ngọc Lan, chiếu phim Victor. Sau này, họ nới đường Duy Tân thành hai chiều thì cột trụ điện bên phải được dời đi.
Toàn dân đoàn kết ủng hộ Ngô tổng thống. Kinh chỗ này là nơi thiên hạ đi diễn hành khi xưa đi xuống đường Lê Đại Hành. Mình nhớ rõ như hôm qua, ông cụ bận bộ đồ xanh của Thanh Niên Cộng hoà, đi diễn hành từ đây xuống sân vận động Cộng Hoà.
Thấy tây toàn quyền bận đồ trắng thêm vài chức sắc người Việt, áo dài khăn đóng. Ngày lễ chi của tây, chắc lễ “cặt to ru dê”
Không ảnh cho thấy chợ tràn Lan ra ngoài luôn. Dãy phố dọc bên dãy photo Hồng Châu, che gió cho họp chợ. Sau này, họ phá bỏ, theo mình là điểm sai lầm vì tây thiết kế rất đúng về thiết kế đô thị và chắn gió. Sau này họ phá vỡ, khu này te tua, chỉ có phía bên dãy phố Việt Hoa, nhà hàng Mekong là nhộn nhịp. Xem hình dưới 


Dãy phố bên phải làm không gian của Chợ Cũ rất gọn gàng, sau phá bỏ Chán Mớ Đời 
Chỗ này mình chứng kiến ông cụ đi một hai một hai. Cựu ngự lâm quân của Bảo Đại nên đi đẹp . Nghe kể, không ai tập mọi người đi đúng nhịp nên họ kêu ông cụ làm. Mình đoán làm cái bùng binh nhỏ sau khi phá bỏ dãy phố bên phải. Lúc này Photo Hồng Châu chưa lên lầu. Nếu để ý thì bên trái của Chợ Cũ, có vẻ Randa dài ra để che nắng vì hướng Tây.
Thấy xe kéo ở Đàlạt, lên dốc chắc chết quá. Đây là hình ảnh vào những năm 1940, khi họ xây các kiosk bên phải. Sau đó lại phá bỏ để xây dãy phố bằng đá, có vòm như ở trên.

Họp chợ ở ngoài trời thấy nhộn nhịp. Chợ cũng trống như sau này họ xây Chợ Mới.
Tương tự
Chợ khoảng cuối thập niên 30
Tây thực dân đi ắt ê. Chắc hình chụp trong ngày lễ mẫu quốc hay toàn quyền lên viếng thăm Đàlạt. Thấy cả hướng đạo sinh
Xe thổ mộ, mình nhớ có đi một lần từ đây lên ấp Xuân An. Mình tiếc nhất là dãy phố xây bằng đá ong bên phải bị đập bỏ sau 1960.

Chợ đang xây thập niên 30. Xây bàng hắc lô, thấy chất đầy xe tải sau gia đình nào đứng chụp hình
Cảnh tượng với dãy phố bên phải mà sau này họ đập bỏ. Chán Mớ Đời 

Theo mình phá bỏ dãy phố bên phải là một sai lầm lớn trong thiết kế đô thị. Không biết ai ra lệnh dẹp bỏ. Theo mình đấy phố này đẹp nhất của khu phố này.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sản phẩm của ong

 Hôm qua, mình dẫn thằng con đến nhà ông mỹ nuôi ong, cho nó mục thị về cách lấy mật ong, cũng nhiêu khê lắm. Từ các thùng ong để trong vườn bơ, ông ta phải bận quần áo, xịt khói để ong không chích, để chở mấy thùng tổ ong về nhà. Từ đó, mới bỏ vào cái máy, hớt các đầu xáp khỏi các thớt mật ong, nếu không thì sẽ không lấy được mật ong vì sáp của ong phủ kín các lỗ ong hình lục giác, hầu tránh mật ong chảy ra vì được dựng đứng trong tổ ong.

Sau khi hớt các mặt sáp phía ngoài của tổ ong, sẽ bỏ bào một cái thùng chạy máy ly tâm, để lấy mật ong ra. Mật ong chảy xuống một cái bể hứng mật ong, được sưởi ấm để bơm vào thùng phi. Từ thùng phi, ông ta sẽ chở đến nơi họ cho vào thùng. Chỗ này mình có đến, rất tinh khiết, được sát trùng kỹ lưỡng và được thanh tra hàng tháng bởi thành phố. Nhân viên bận đồ như trong phòng thí nghiệm. Sạch sẻ an toàn trên xa lộ.

 Thùng và nắp đựng mật ong, mua từ các công ty được phép bán và đã được khứ trùng trước đó. Lấy mật ong mà cứ thấy ong bay ào ào như phản lực khi xưa trên vùng trời để thả bom. Kinh

Mình học được sự bình tỉnh từ khi có cái vườn bơ. Đi qua các thùng nuôi ong thì đi từ từ, bình thường, không nhanh không chậm. Nếu đi nhanh thì chúng bay theo đốt ngay. Nay thì mình cầu cho cúng đốt, sẽ giúp hệ thống miễn nhiễm của mình mạnh hơn. Cái máy của ông ta hơi cũ vì loại mới ngày nay, có thể làm 4 lần nhiều hơn. Ông ta về già nên làm tà tà cho khoẻ cơ thể. 74 tuổi mà vẫn leo đồi, khiêng mấy thùng đồ nặng trong khi mấy tên cùng tuổi mình, lên vườn mình đi độ 50 mét là đứng hình, tạo dáng người nông dân anh hùng.

Khi xưa, ông ta có 2,000 tổ ong nay chỉ giữ lại độ 500. Mấy tên nuôi ong làm tiền mỗi năm nhờ đem tổ ong lên thung lũng San Joaquín, thủ đô hạnh nhân của Hoa Kỳ. Mỗi tổ ong sẽ được trả $225. Không có tổ ong thì hoa hạnh nhân sẽ không đậu trái. Có tên Mễ nuôi ong có đến 5,000 tổ, xem như được một triệu trong vòng 1 tháng nhưng vận chuyển 5,000 thùng tổ ong rất châm. Nhiều tên nuôi ong ở tiểu bang Florida, cũng lái xe chở hàng ngàn tổ ong trên xa lộ, chạy xuyên bang đến Cali để đặt tổ ong.

Tên này chỉ cho mình cái vườn trồng chà là ở Blythe, mà họ muốn bán nhưng mình không thương lượng được thêm mụ vợ cấm mua. Tên này có một vườn chà là, mỗi năm, đến tháng này mình mua chà là tươi của hắn ăn cực ngon, ít đường hơn. Mình leo núi, chỉ ăn có 5 trái chà là là khoẻ, không ăn cơm gì cả. Mỗi ngày làm 3 trái, có rất nhiều Potassium.

Tổ ong làm bằng sáp hình lục giác, mật ong nằm ở trong, sau đó được phủ lên một chất sáp khác. Do đó, phải bỏ vào máy, hớt phần sáp che tổ, hình lục giác. Loại sáp này dùng làm đèn cầy hay môi son để tránh bị khô môi. Ăn thì chả có chất bổ béo gì cả. Mấy tên nào khôn thì bỏ chút ít trong bình mật ong thì khách hàng tin hơn.

Mình mời hai vợ chồng ông nuôi ong đi ăn cơm trưa, nói với thằng con là lâu lâu nên mời họ đi ăn cơm để họ để tổ ong tại vườn, miễn phí. Thường các vườn bơ khác thì họ lấy $50/ tổ, đây không phải trả tiền nên phải ngoại giao một tí.

Ngoài mật ong ra, ong còn sản xuất những sản phẩm khác tốt hơn nhưng ít ai biết đến: sữa ong chúa, loại nguyên chất đắt tiền lắm, phấn hoa, khi ong đậu trên mấy cái hoa thì bụi phấn dính vào chân, từ từ khô nên khi bay về tổ thì chúng làm các phấn hoa thành những cục nhỏ khô, ăn hết chê, propolis cũng tương tự rất tốt cho cơ thể miễn nhiễm.

Sữa ong chúa, có màu vàng vàng, ăn rất the the, chua chua
Propolis hơi đắng
Phấn hoa, tròn tròn dính vào chân của ong, tha về tổ. Ai bị dị ứng thì nên ăn loại này, nhất là được sản xuất trong vùng mình ở vì phấn hoa của vùng sẽ giúp mình miễn nhiễm các bụi phấn sau này.
Glycemic Index của mật ong là 58, ít hơn đường chút đỉnh.

Mình có đọc mật ong có thể giúp giảm bệnh tiểu đường thì kết quả cho thấy chưa rõ ràng lắm. Bên Thổ Nhĩ Kỳ thì họ nghiên cứu với bệnh nhân có bệnh tiểu đường cấp 2. Họ cho ăn 5-25 gram mật ong mỗi ngày trong vòng 4 tháng, kết quả cho thấy giảm hemoglobin A1c (HbA1c). Một nghiên cứu khác ở Ai Cập thì lại cho thấy HbA1c lên. Tốt nhất là mình tự xem và thử lấy chính mình trước và sau khi thử máu. Mật ong có nhiều chất bổ sung tốt nhưng không nên dùng nhiều lắm vì đường.

Quan trọng là mua loại nguyên chất, đa số mật ong ngoài thị tường đều do Trung Cộng sản xuất, họ pha chế với đường nhiều lắm. Muốn biết mật ong nguyên chất thì cứ dốc ngược chai mật ong. Nếu mật ong chảy nhanh là đồ pha chế, còn nguyên chất như trong vườn mình thì đặt kẹo.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Rạp xi-nê Ngọc Lan


Có lần một anh bạn từ Đàlạt chở mình đến văn phòng của Phước “Ngọc Lan”, ở Bolsa, con ông bà chủ rạp xi-nê Ngọc Lan và Ngọc Hiệp. Anh bạn, thân với Phước Ngọc Lan từ bé, sau này anh bạn vượt biển sang Hoa Kỳ, Phước Ngọc Lan giúp đỡ lúc khởi đầu ở xứ Cờ Hoa. Mình có hỏi anh chàng về lịch sử của rạp xi-nê. Anh ta hứa sẽ email cho mình. Một ngày đẹp trời, anh ta gửi bài của mình viết về mấy rạp xi-nê của Đàlạt trước 75. Của Ceasar trả về Ceasar. Chán Mớ Đời 

Có ông nào còm trên Facebook. Bạn bè gọi là Phước Ngọc Lan vì tên Phước, con của chủ rạp Ngọc Lan.

Cám ơn Anh post bài viết về rạp hát Ngọc Lan, Ngọc Hiệp. Hai rạp nầy trước 75 thuộc về của em ông ngoại của tôi, ông Phạm Ngọc Sum.

Tôi rất ngạc nhiên trong bài báo ghi Họ là Phước thay vì Phạm. 

Hy vọng ông thần này cho mình thêm chi tiết vì tên Phước, gửi cho mình bài mình viết về 3 rạp xi nê thời xưa.

Cây che mất mặt tiền của rạp xi nê Ngọc Lan, chỉ thấy phần khách sạn Ngọc Lan. Nhìn từ Cầu Ông Đạo lên. Không phải trước rạp Ngọc Lan.

Theo mình hiểu thì rạp xi-nê Ngọc Lan, trước kia, thời Tây mang tên là rạp Eden nhưng khi tây về nước thì bố mẹ Phước Ngọc Lan mua lại và đặt tên tiếng Việt, có lẻ con gái tên Ngọc Lan. Dạo ấy, Đàlạt có rạp Kinh Đô ở đường Hàm Nghi, rạp LangBian ở đường Phan Đình Phùng, rạp Ngọc Hiệp thì không biết trước xưa tên gì. Ai biết cho em hay. Mình có học với một cô tên Ngọc Chân, nghe nói là con gái của rạp Ngọc Lan, sau 75 lấy tên bạn học chung Quang Hà, nay đã qua đời.

Có người kêu là rạp Lang Bian là tiền thân của rạp Ngọc Hiệp thì không đúng vì hai rạp nằm gần nhau, giữa hai rạp là hai tiệm ăn Như Ý và Kim Linh. Rạp Lang bian rất nhỏ, theo trí nhớ của mình khi mường tượng lại cây xăng Ngọc Hiệp, nơi họ phá bỏ rạp để xây cây xăng, chỉ độ phân nữa rạp Ngọc Hiệp, chỗ có con hẻm đi vào quán mì quảng nổi tiếng của ông Bắc Kỳ, mình có ăn vài lần ở đây. Mình có viết về hai rạp này rồi.
Nhìn tấm ảnh này khiến mình nhớ lại những lần đi xem xi-nê tại rạp Ngọc Lan. Đi từ đường Thành Thái đến, có con dường dốc bằng xi-măng đi lên bên phải rồi vào rạp. Hình như phòng bán vé ở bên phải nơi thiên hạ đứng đầy. Đối diện mặt tiền là các thang cấp, xem hình trên, đi ra bãi đậu xe. Những phim ấn tượng nhất, mình xem tại đây là Love Story, Woodstock, Les Deux Gamins, Cleopatre, mùa hè 42,…

Hồi nhỏ mình nhớ là họ có bán nước ngọt, đậu rang, cạnh chỗ bán vé.
Hình này chụp cho thấy họ làm phòng ngủ thêm sau này. Chỗ này bị đặt chất nổ một lần vì cho lính mỹ thuê. Về Đàlạt, nghe mấy cô học chung ở Yersin cho biết là một cô học chung tên Nguyệt Thu, nằm vùng, là người đặt chất nổ. Mình chả nhớ cô Thu này là ai. Kinh chỗ này có gửi xe gắn máy khi đi xem xi-nê đầy đặt.
Hình này chụp từ dốc Mình Mạng, cho thấy rạp Lang Bian bị dẹp bỏ, thấy tường bên hông của tiệm Đức Lập, bán vật liệu xây cất. Rạp Ngọc Hiệp có gánh cải lương Thủ Đô từ Sàigòn lên. Giữa 2 rạp là một con đường nhỏ đi vào sau chỗ sửa xe, có ông tàu bán xắp xắp,… thấy 2 tiệm ăn tàu Như Ý và Kim Linh rồi đến rạp Liang Bian, sau này bị đập bỏ, thế vào đó là cây xăng Ngọc Hiệp (Shell).
Thấy tờ chương trình cho thấy số điện thoại của rạp Langbian là 190, như vậy Đàlạt dạo ấy chỉ có vài trăm người có số điện thoại.
Đây rạp Langbian, người lớn nói là hát bội và cải lương nhiều hơn là xi-nê. Rạp giáp tường nhà tiệm Đức Lập, khi phá bỏ rạp thì có con đường đi vào hẻm phía sau, chỗ có mấy cái quán, một trong những quán bán, là mì quảng của ông bắc kỳ. Bắc kỳ không bán phở lại bán mì quảng. Chán Mớ Đời 

Phim này mình có đi xem, năm học Seconde thì phải. Mê Ali MacGraw từ đó, sau này thấy hình cô ta về già Chán Mớ Đời 

Tờ chương trình mà khi xưa hay xin về làm kỷ niệm. Hồi bé thì bà bán vé không cho vì con nít, sau này hình như họ không in nữa thì phải.
Rạp Kinh Đô ở số 55 đường Hàm Nghi. Mình chưa bao giờ xem ở đây. Sau này thì họ dẹp bỏ. Mình đoán là quá nhỏ để có lời, phải làm lớn ra như rạp Hoà BÌnh để chứa thêm khán giả để trả tiền mướn phim, thêm ghế cũ thiên hạ không đến.
Mình nhớ xem phim này ở rạp Ngọc Lan (Cleopatre) phim dài lê mê. Hai rạp đều chiếu chung phim này nên khi hết cuộn này thì họ cho người đem xuống rạp Ngọc Hiệp để đổi cuộn kia. Thiên hạ đợi lâu, họ bán nước cam vàng BGI hay xá xị. Mình không có tiền, khát nước nóng như điên. Thiên hạ la ó. Ở rạp Ngọc Hiệp thì không có chiếu phim với cảnh hun hít như ở rạp Ngọc Lan.

Ở đây có màn kiểm duyệt như phim “Mùa hè 42”, lúc chiếu cảnh cô vợ được tin người chồng chết, tên con nít hàng xóm đang ôm nhảy đầm rồi cúp mất. Họ lấy cuốn vỡ che ống kính lại rồi khi họ mở ra thì thấy tên con nít bỏ chạy thụt mạng xuống đồi. Sau này ra Hải ngoại, mình ó xem lại thì có cảnh rờ mó hun hít. Chán Mớ Đời 

Vé đi xem phim thời xưa ở rạp Eden, tiền thân của rạp Ngọc Lan. Thôi ngưng ở đây, hôm nào rảnh mình kể tiếp.

Hehe
I see the house where I lived with the brown little duck house on top of picture 
My uncle in law raised about 10 ducks for eggs 
The house behind the Ngoc Lan
Thanks 


Có người cho biết là mình có dùng hình ảnh của anh ta trong bài. Thú thật mình không biết của ai. Lý do là có người gửi cho mình 700 tấm ảnh xưa của Đàlạt. Xem tấm nào có kỷ niệm thì mình viết, rồi tải lên. Ảnh của ai thì cho mình biết để ghi tên của họ. Cảm ơn 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Ty Công Quản Nước Đàlạt

 Hôm trước, thấy tấm không ảnh của hồ Đội Có, khiến mình nhớ đến ông cụ. Bố mình làm việc ở ty Công Quản Nước, nhà máy lọc nước và bơm nước cho thị dân Đàlạt dùng. Ông cụ mình là công chức của ty Công Chánh Đàlạt, nhưng sau Mậu Thân, ông cụ được đổi qua ty Công Quản Nước, mình đoán cũng trực thuộc Khu Công Chánh Cao Nguyên Trung Phần. Trưởng ty là ông Nguyễn Văn Tùng, người Bắc, bố của tên Huân, học trên mình một lớp ở Yersin, nghe nói đã qua đời mấy năm rồi.

Tấm không ảnh cho thấy bên trái là đường Đinh Tiên Hoàng, từ đường Bà Huyện Thành Quan, chạy lên Giáo Hoàng Học Viện. Bên tay phải có đường Võ Tánh, từ Phan Bội Châu chạy xuống đến bùng binh ngay bờ hồ. Chỗ này là nơi bố mẹ và Thịnh, học chung với mình ở trường tiểu học Thanh Ngọc, tập lái xe, xuống dưới này rồi mẹ nó hoảng, đạp thắng không đạp, đạp ga bay xuống hồ, chết đuối cả 3. Sáng đó, mẹ mình sai người chở 5 tấn gạo vào cho bà ta ở đường Hàm Nghi, chưa kịp lấy tiền nên mất 5 tấn gạo. Chán Mớ Đời 

Thật ra khi lái xe mà có vợ ngồi bên cạnh hay gây tai nạn lưu thông vì đàn bà không muốn lái xe nhưng thích lái tài xế. Khiến tài xế nổi điên đâm vào lề.

Từ đường Bà Huyện Thanh Quan, có con đường nhỏ chạy vào bên cạnh hồ Đội Có, đến nhà máy lọc nước của Đàlạt. Mình có vào đây vài lần. Nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy ống nước lớn từ hồ Xuân Hương, để bơm vào nhà máy nước. Nếu mình không lầm thì có ống thông nước từ hồ Xuân Hương vào hồ Đội Có, để thoát bớt nước cho hồ Xuân Hương vào mùa mưa. Ông Đội Có giàu, có dãy nhà ở khu Hoà Bình đối diện nhà sách Hoà Bình, phía sau là bến xe Tùng Nghĩa.

Tìm ra rồi, hình chụp thấy hồ Xuân Hương, và hai hồ nhỏ bên kia đường: hồ Đội Có và hồ Tống Lệ

Mình vào đây thường là buổi tối, ông cụ đi thanh tra các nhân viên gác trực nhân dân tự vệ ban đêm. Mình đi ké vào xem. Ông cụ là đoàn trưởng nhân dân tự vệ của nhà máy nước nên chỉ xem xét, phát súng trong kho, ghi tên ai có mặt và ai vắng mặt rồi về nhà ngủ. Cũng vì cái chức này mà sau 75, ông cụ đi tù 15 năm.

Số là trước khi di tản khỏi Đàlạt vào tháng 3 năm 1975, ông cụ được lệnh chôn súng của các nhân viên của đoàn nhân dân tự vệ. Sau khi Việt Cộng vào Đàlạt, ông cụ trở về Đàlạt, rủ các người bạn quen, in truyền đơn chống Việt Cộng, bị bắt với súng ống của nhân dân tự vệ đã chôn khi xưa.

Dãy phố của ông Đội Có, phía sau lưng là bến xe đò. Mình bỏ trên đây để khi mình giải thích dễ nhận ra chỗ nào.

Hồ Đội Có và Hồ Tổng Lệ nằm đối diện bên đường hồ Xuân HƯơng, để hứng nước mưa từ trên đồi cù xuống, tránh kéo theo chất dơ, rác thải từ thành phố xuống hồ Xuân Hương. Mình đoán là do người Pháp thiết kế. Ở  âu châu hay Hoa Kỳ, mỗi thành phố đều có một hay nhiều hồ chứa nước mưa, sau đó họ lọc để tưới cây cỏ lại, gọi nước tái sinh. Thứ nhất là để tránh lụt lội vào mùa mưa vì nước ở trên cao đổ xuống các thung lũng.

Đàlạt xưa khi trời mưa thì các ống cống, mưa từ trên đồi chỗ Hàm Nghi, Mình Mạng chảy xuống Phan Đình PHùng, rồi xuống suối từ Số 6 chảy về. Nước thoát không kịp nên làm ngập hết các khu vườn rau ở  xung quanh. Xe mình bị ngập nước một lần ở cầu Cẩm Đô, phải sửa tốn khá nhiều tiền bà cụ. Bao nhiêu rác rưỡi thị dân ở Phan Đình Phùng, mang ra đổ nơi con suối, làm nghẽn con suối. Vào mùa khô, rác chất cao thành núi, đi ngang mấy cái cầu là hôi thối, ruồi nhặng đầy. Mùa mưa thì nước suối chảy siết bị nghẹt, khiến ngập nước. Mình thắc mắc khi về Đàlạt là rác thải ở đâu. Ống cống, rác đủ trò. Chỉ nghe là xứ Đan Mạch có viện trợ làm chỗ phế thải rác cống ở Cam Ly.

Khi xưa, khi trời mưa, cống rãnh từ Khu Hoà Bình đỗ xuống thung lũng trồng rau, sau này người ta xây Chợ Mới. Ống cống đều chảy ra suối Cam Ly, chỗ ấp Ánh Sáng. Nước cống rãnh ở đường Mình Mạng và Dốc Nhà Làng đều chảy xuống Phan Đình Phùng, thải xuống suối nước chảy về Cam Ly.

 Mình nhớ như in, khi đi lên Dốc Nhà làng là ống cống thối không thể tả, đen xì, ruồi nhặng. Vào mùa mưa thì đỡ hơn. Rác thiên hạ đổ ngay suối sau lưng đường Phan Đình Phùng nên mùa khô, chất thành núi rác, mùa mưa thì làm nghẹt suối nên nước dâng lên làm ngập ruộng vườn của mấy người làm vườn, xung quanh đó.

Nhìn tấm ảnh này mới để ý là con đường dẫn vào Thuỷ Tạ, nằm ngay trục của con đường đi thẳng lên Hôtel du Lac. Hình như không phải đường Võ Tánh ở khúc này, chỗ Phan Bội Châu chạy xuống là đường tên khác thì phải, quẹo phải là đường Nguyễn Thái Học. Có nhiều biệt thự rất đẹp. Hình như có nhà ông luật sư nào bị giết chết. Chắc Việt Cộng.

Vấn đề của cư dân Đàlạt khi xưa là nước. Khi tây thành lập thành phố sương mù này thì họ chỉ giới hạn ít dân số nên hệ thống nước đều đưa về những nơi người Pháp sinh sống như đường Trần Hưng Đạo, Yersin, Hùng Vương,…khu người Việt sinh sống thì xài giếng nước, chỉ có khu Hoà BÌnh là có. 

Sau Mậu Thân thì người dân đổ xô vào Đàlạt sinh sống khiến hệ thống nước của pháp xây dựng không đủ cung cấp cho khắp nơi Đàlạt. Thêm hạ tầng cơ sở bị sét rỉ, nghẹt ống. Nhà mình dạo ấy, ở trên đồi nên nước chảy như thằn lằn. Một đêm chưa đầy một thùng thiết nước. Phải đi gánh nước giếng. Dạo ấy mình đi xách nước mệt thở cho em út xài. Nước mưa thì để nấu ăn còn nước giếng thì để giặt quần áo,…

Hình như phía Chi Lăng cũng có một nhà máy nước nhỏ hơn để bơm nước từ hồ Than Thở cho thị dân vùng đó và trường Võ Bị. Mình thu thập được một số hình ảnh của tường võ bị, để hôm nào mình bỏ lên cho bà con xem lại.

Ông cụ mình có kể là dinh tỉnh trưởng ở trên cao nên nước không lên được. Ông Nguyễn Hợp Đoàn, kêu ông cụ lên xử lý. Ông cụ cho làm một cái château d’eau rồi hẹn giờ, chặn ban đêm, khi khu Hoà BÌnh đi ngủ, không xài nước, áp suất mạnh dành để bơm lên cho cả gia đình ông ta xài. Ông Đoàn khoái chí lắm, kêu ông cụ ra ứng cử hội đồng thị xã , bảo đảm đắc cử 100%. Ông cụ kể đi giám sát bầu cử, khi xe nhà binh đến chở thùng phiếu tại các trường học, thấy các thùng phiếu khác đầy nhóc phiếu, họ đổi thùng phiếu cho vẻ dân chủ nên các ứng cử viên của Đảng Dân Chủ thắng to. May ông cụ mình không nghe lời ông Đoàn nếu không đi tù lâu hơn thay vì 15 năm. Chán Mớ Đời 

Nghe nói ông Đoàn sang Mỹ, mở tiệm bán đồ trang trí nội thất, khá lắm, ở vùng Đông Bắc. Ở Quận Cam cũng có một ông tướng kinh doanh ngành này, giàu có, mới qua đời thì phải. Thằng con ông ta, học chung với mình, làm luật sư, nay đã về hưu.

Sau này Tây Đức viện trợ cho hệ thống ống nước mới để giúp giải quyết vấn đề nước trong thành phố. Đường Hai Bà Trưng, Duy Tân, được gắn hệ thống nước mới nên khá hơn, thêm máy lọc nước được nâng cao năng xuất. (Còn tiếp) 

Có người hỏi mình còn tiếp đâu. Mình có kể trong bài “ngày xưa Fan thị “ hôm nào rảnh, sẽ kể thêm. Chán Mớ Đời 

Chỗ hai ống nước lớn hút vào nhà máy nước gọi là cầu đen , ngày xưa đi học xong hay ra Thuỷ tạ bơi qua cầu đen , đứa nào bơi giỏi bơi qua thì quay đầu bơi về lại luôn không cần nghỉ .


Nguyễn Hoàng Sơn 

Cuộc giải cứu Bat 21 Bravo với Biệt Hải Việt Nam

 Lâu lắm rồi, mình có xem phim giải cứu Bat 21, một trung tá phi công mỹ Hambleton tại chiến trường Việt Nam, có nói đến một ông mỹ thuộc lực lượng đặc biệt và một người biệt hải của Việt Nam Cộng Hoà, chèo xuồng đi cứu thoát ông phi công mỹ bị bắn rơi, lẫn trốn trong vùng địch tạm chiến. Cuộc giải cứu phi công mỹ này được xem là cuộc giải cứu lâu nhất và đắt giá nhất vì họ phải hy sinh 11 người mỹ chết, 5 chiếc máy bay khác bị bắn rơi, chưa kể lính Việt Nam Cộng Hoà bị chết và bị thương vì họ ra lệnh vùng cấm khai hoả (no fire zone) trong vòng 27 cây số, để họ có thể tìm kiếm để giải cứu phi công của họ trong khi quân của Hà Nội , vượt vỹ tuyến 17 với 30,000 bộ đội chính quy.

Nay tình cờ đọc được bài của một biệt hải, có mặt trong cuộc tiếp cứu này nhưng không được nhắc đến trong phim nên kể lại đây.

Trong cuộc tiếp cứu hai phi công mỹ trong phi vụ Bat 21 này, Hoa Kỳ ra lệnh không được khai hoả trong chu vi 27 cây số, để họ đi tìm 2 phi công bị bắn rơi, vẫn còn liên lạc với cấp chỉ huy khiến quân đội Việt Nam Cộng Hoà bị Việt Cộng tấn công gây tổn thất khá nhiều trong 2 tuần lễ vì không được khai hỏa, yểm trợ của không lực, chống sự xâm nhập của 30,000 bộ đội tràn sang vĩ tuyến 17 nhưng không thấy người Mỹ nói đến. Chán Mớ Đời 

Phi công Hambleton, người được cứu sống sau khi nhảy dù ra khỏi máy bay bị phòng không Việt Cộng bắn hạ, trốn trong rừng đến 11 ngày, bị săn đuổi bởi cán binh Việt Cộng. Cuộc giải cứu này được dựng thành phim do tài tử Gene Hackman đóng vai Hambleton.
Bản đồ, địa điểm của hai viên phi công mỹ được giải cứu, ông Clark thì ngay bờ sông còn ông Hambleton thì cách bờ sông Miếu giang độ gần 1 cây số. Hai người lính Biệt Hải, 1 Mỹ và 1 việt, chèo ghe lên và đi tìm ông Hambleton, bỏ lên ghe, chèo xuống lại, cải trang là nông dân Việt Nam. Điều hay là ông Norris người Mỹ rất cao mà qua mặt được Cộng quân. Lâu quá không nhớ rõ chi tiết.

Theo người Mỹ thì cuộc tìm cứu ông phi công Iceal Gene Hambleton, bị bắn rớt khi lái chiếc EB-66 trong vùng tạm chiếm của Việt Cộng dài nhất trong chiến tranh Việt Nam. 5 máy bay khác bị bắn hạ trong cuộc tìm cứu ông Hambleton, khiến gây tử thương thêm 11 người mỹ, 2 người bị bắt tù binh và một phi công khác, đi tìm cứu chiến hữu bị bắn hạ.

Máy bay EB-66, có 6 phi hành đoàn, loại này được sử dụng để phá rối hệ thống phòng không SA của Liên Xô, nhưng mãi lo phá rồi hệ thống phòng không để phòng bị các pháo đài B 52, họ không kịp tránh đạn hoả tiễn của Việt Cộng. 5 người chết khi máy bay nổ tung khi lãnh quả hoả tiễn thứ 2, ông Hambleton kịp nhấn nút ghế bung ra sau khi máy bay trúng đạn thứ 1, được giải cứu sau 11 ngày.

Ngày 2 tháng 4 năm 1972, 2 chiếc phi cơ của không lực Hoa Kỳ EB-66 do hai phi công Robert Singletary, BAT 20 và Hambleton BAT 21, hộ tống 3 chiếc B-52 bay thả bom. Hai chiếc EB-66 này có nhiệm vụ phá rối hệ thống phòng không của bắc Việt. Chiếc BAT 21 bị hỏa tiễn SA-2 bắn rơi trên vùng đóng quân của Bắc việt. Ông Hambleton là người sống sót duy nhất trong số 6 người của phi hành đoàn, nhảy dù xuống vùng địch. Sau đó một ông phi công khác, tên Mark Clark đi kiếm ông Hambleton bị bắn hạ và được giải cứu bởi toán biệt nhái người Việt và ông Norris, cố vấn lực lượng đặc biệt. Dạo ấy, quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu rút lui, chỉ còn độ 10 người cố vấn lực lượng đặc biệt mỹ.

Máy bay B 52 bay trên cao còn EB-66 bay thấp hơn để phá rối hệ thống hoả tiễn SA

Ông Hambleton, 53 tuổi sắp về hưu, chuyên gia về chống hoả tiễn SAM, và biết về hệ thống vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ (USAF ICBM). Nếu ông ta bị bắt, dịp may cho Liên Xô. Theo ông này, nếu bị bắt thì chắc chắn sẽ không được đưa đến Hoả Lò mà đưa thẳng sang Liên Xô. Do đó bằng mọi cách không lực Hoa Kỳ phải giải cứu ông này. Để khỏi bị bắn nhầm, họ ra lệnh không được bắn trong chu vi 27 cây số, (No Fire Zone) trong thời gian tìm kiếm hai phi công còn sống sót, chưa bị Việt Cộng bắt làm tù binh; Ông Hambleton và một phi công khác tên Mark Clark, bị bắn rơi khi thi hành nhiệm vụ tìm kiếm ông Hambleton.

Trên nguyên tắc ông này không nên tham dự phi vụ này vì biết nhiều tin tức về quốc phòng Hoa Kỳ nhưng vì thiếu người, dạo ấy quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam nên ông ta phải tự lái. Xin nhắc lại là sau hiệp định Paris thì Việt Cộng xua quân qua vỹ tuyến 17 để đánh Việt Nam Cộng Hoà.

Đọc tài liệu mới hiểu hệ thống phòng không của Liên Xô trang bị cho bắc Việt khá chính xác nên họ mới bắn rơi rất nhiều phi cơ của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Bù lại Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ khá nhiều chiến xa của Liên Xô nhưng máy bay đắt tiền hơn. Nếu mình không lầm thì Hà Nội cho người sang Iraq để giúp quân đội Sadam Hussein, sử dụng súng phòng không để đối phó với không lực Hoa Kỳ, khi cuộc tấn công của Hoa Kỳ.

Trong cuộc giải cứu thành công hai phi công này, ông Thomas R. Norris của Navy SEAL được nhận huy chương Medal of Honor của Hoa Kỳ và người biệt nhái Nguyễn Văn Kiệt được tặng huy chương Navy Cross, người Việt duy nhất được tặng huy chương này trong chiến tranh Việt Nam. Có nhiều người Mỹ xem phim tài liệu về cuộc giải cứu này, thắc mắc lý do nào ông Nguyễn Văn Kiệt có công ngang như ông Norris, sao không được nhận Medal ờ Honor , có người giải thích là có luật chỉ có quốc tịch mỹ mới được nhận huy chương này. Nếu mình là con cháu của ông Kiệt thì sẽ làm đơn xin, vì ông ta đã đến bờ tự do, vào quốc tịch mỹ năm 1984. Có huy chương này thì con cháu sẽ nhờ đó mà vào các trường lớn và học bổng vì có công lớn cho Hoa Kỳ.

Theo mình được biết thì thiếu tá Phong của đại đội 302 Đàlạt xưa, khi sang định cư tại Hoa Kỳ, có mấy người đồng ngủ mỹ khi xưa ở đại đội 302, làm giấy tờ lại và được cấp lại 3 huy chương của quân lực Hoa Kỳ đã trao tặng trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

Thật ra trong cuộc giải cứu hai phi công mỹ, phim diễn lại chỉ có hai người, 1 mỹ và một Việt, không nói đến một toán biệt nhái của Việt Nam, gồm 5 người khác ngoài ông Kiệt, đi cùng toán ông Norris. Chắc để tiết kiệm tiền.

Trong cuộc Việt nam hoá chiến tranh của chính quyền Nixon, các cuộc tham chiến của quân đội Hoa Kỳ giảm rất nhiều tại Việt Nam. Bắc Việt ra lệnh tổng tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hoà vào ngày 30 tháng 3 năm 1972, khởi đầu cho chiến dịch Nguyễn Huệ của Hà Nội, Việt Nam Cộng Hoà gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, tràn qua sông Bến Hải, tiến chiếm Đông Hà với 30,000 lực lượng chính quy. Họ đem theo 2 tiểu đoàn thiết vận xa T 54 và PT-76, 75 chiến xa với hoả tiễn phòng không, 47 đại bác 130mm cộng với hoả tiễn SAM.

Khoảng thời gian này, đài Sàigòn phát thanh cứ mở những bài hùng ca như Cờ Bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu,… những địa danh lạ tai như Đông Hà, Cam lộ được người Sàigòn tiếp thu.

Thiếu phi công để tháp tùng các pháo đài B-52 nên ông Hambleton, sĩ quan cao cấp phải bay để phá rối hệ thống phòng không của Bắc Việt khi B-52 bỏ bom đèo Mụ Già. Vì lo phá rối hệ thống phòng không nên máy bay của ông Hambleton, không kịp thấy hoả tiễn SAM, bị SAM bắn hạ. Ông ta ra lệnh mọi người nhấn nút ghế thoát nhưng chỉ có mình ông ta là thoát còn 5 người kia tử nạn trên không.

Cuộc tìm kiếm ông Hambleton bắt đầu và sau 10 ngày thì không quân Hoa Kỳ bị tổn thất rất nhiều nên có một tướng quên tên, hình như Abrams ra lệnh ngưng cuộc giải cứu và một ông tá khác, đề nghị cho lực lượng đặc biệt, theo đường bộ vào khu địch chiếm đóng để giải cứu. 

Dạo ấy lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ đã rút về gần hết, còn độ 10 người cố vấn nên họ liên lạc với quân đội Việt Nam Cộng Hoà, xin giúp sức. Họ gửi 2 người: 1 thiếu tá Andy Anderson, và thiếu uý Tom Norris, Việt Nam Cộng Hoà có 5 người, ông Phong Trần, ông Tất, ông Châu, ông Nguyễn Văn Kiệt và ông Thọ, toán trưởng.

Theo ông Phong Trần, thuộc lực lượng BIệt Nhái của Việt Nam Cộng Hoà, tham gia cuộc tìm kiếm hai phi công mỹ này kể lại:

Mình đoán là hình của ông Phong Trần, tác giả bài viết kể lại sự tham gia của biệt nhái người Việt trong vụ giải cứu ông Hambleton và Clark. Ai có tin tức thì cho mình biết. Cảm ơn

Trưa ngày chủ nhật 8 tháng 4 năm 1972, ông ta đang ngồi ăn uống tại nhà người bạn tại Đà Nẵng thì một xe Jeep chạy đến và cho biết ông và ông Châu được lệnh trình diện bộ chỉ huy gấp. Khi đến bộ chỉ huy thì được biết là ngày mai, có công tác xâm nhập vào vùng địch để giải thoát hai phi công mỹ, bị bắn rơi tại vùng Quảng Trị, sông Cam Lộ. Máy bay Cessna để thả đồ tiếp tế và liên lạc với hai phi công còn sống.

Trưởng toán Thọ cho biết là tránh xa các thùng C-ration vì có gài chất nổ, chỉ có Cessna mới biết thùng nào với ám số để phòng bị khi bộ đội Hà Nội phát hiện. Trước khi đi họ nhận quần áo bộ đội, súng AK-47 để cải trang và lương khô cho 4 ngày…. Theo người Mỹ thuật lại thì họ thả bom bi, xung quanh khu vực ông Hambleton lẫn trốn. 

Ông ta liên lạc với phi cơ Cessna mỗi tiếng đồng hồ. Ông ta núp trong ruộng của người dân, ăn đậu bắp ngô của người dân để sống. Sau 11 ngày, ông ta mất 45 cân Anh.

4 giờ sáng ngày 9-4-1972, lúc 4:30 sáng có hai trực thăng do phi hành đoàn mỹ lái, bay từ đâu đến, để bốc toán Biệt Nhái người Việt , trong số người Mỹ có trung tá Andy Anderson và đại uý Tom Norris cố vấn cho nhóm Biệt Hải. Sau mấy giờ bay, trực thăng đáp xuống bộ chỉ huy tiền phương, 2 người mỹ và đại uý Thọ đi vào bộ chỉ huy, trong khi 4 biệt nhái người Việt ngồi đợi ở ngoài. Có một chuẩn tướng Việt Nam đi ngang cho biết sẽ có một chiếc M113 đến đón họ đưa đến vùng gần phi công mỹ bị bắn rơi. Trực thăng sẽ không được dùng vì phòng không của địch. Ông tướng này được lệnh giúp đỡ cuộc giải cứu nhưng không tin là hai phi công còn sống hay chưa bị bắt. Ông ta nói đang lo cả sư đoàn 3 bộ binh của ông ta, đang bị Việt Cộng đánh trong khi người Mỹ chỉ lo có 2 người của họ. Hình như ông tướng này tên Vũ Văn Giai, ông Phong chỉ nói tương chỉ huy của sư đoàn 3, nhưng người Mỹ nói tướng Vũ Văn Giai.

Không biết là hình ảnh chụp vào lúc ấy hay trong phim, thấy ông đại uý Norris., có biệt nhái người Việt bên cạnh. Chắc là phim vì dạo ấy không có phóng viên chiến trường tại đây.

 Độ 11:30 sáng; có chiếc xe thiết giáp M113 đến, họ cho lên xe tất cả ba lô, súng đạn rồi xe đưa đến điểm hẹn. Đại uý Norris muốn cho toán xuất phát vào 5 giờ chiều trong khi trưởng toán Thọ đề nghị xuất phát vào ban đêm thì tốt hơn. 7:00 tối thì toán gồm 6 người bắt đầu lên đường, di hành mỗi người cách nhau 3 mét. Ông Phong và Tất đi tiền sát, cách 15 thước thì đại uý Thọ, Norris sau đó thì đến Châu và Kiệt đi sau hậu vệ. Xem như toán chỉ có 6 người. Ông Anderson ở lại để liên lạc với máy bay Cessna và toán.

Họ lần mò đến Miếu Giang, độ 12:30 sáng thì toán đã đến mục tiêu và đợi. Được cho biết là tối nay sẽ có một trong 2 phi công sẽ thả trôi theo sông, khoảng từ 12 đêm đến 3:00 sáng. Việt Cộng nghe truyền tin của người Mỹ nên họ phải dùng ngôn ngữ để báo tin cho hai phi công bị bắn rơi. Như Shake (con rắn) là con sông, Esther Williams Go to Boston (đi về Boston là đi về hướng Đông) giúp phi công hiểu là bơi theo con sông về hướng Đông. Esther Williams là một nữ vận động viên bơi lội nổi tiếng Hoa Kỳ khi xưa, sau này có đóng phim đình đám. Các người truyền tin của Hà Nội, chắc không hiểu khi nghe họ dùng những nhân vật tại Hoa Kỳ nếu không thì họ đã cho người lục soát ven sông.

Bổng họ thấy giữa dòng sông có một chấm đen trôi nhanh đến chỗ họ núp, nghe cả tiếng thở. Ông cho Tất báo cho trưởng toán Thọ và ít lâu sau, ông Norris đeo chân nhái, bơi theo, độ 20 phút sau thì ông ta trở lại. Có lẽ dòng nước mạnh nên ông ta không bơi theo vật nổi kia nên quay lại. Lúc này ông Norris và ông Anderson nói chuyện qua điện đàm về sự việc này, trưởng toán Thọ ra lệnh rút lui.

Bổng nhiên họ thấy cách đó 8-10 thước có thân cây và mặt nước dao động nên theo dõi độ 10 phút sau đó ông Phong bò lại để xem xét tình hình thì nghe tiếng “no, no’ bằng anh ngữ. Ông thấy phi công mỹ đang ôm gốc cây và trông thấy hai người bận đồ bộ đội nên chới với. Ông ngồi đợi vì không biết anh ngữ, lại sợ ông mỹ rút súng ra bắn thì lại mệt, báo động cho bộ đội trong vùng và cho Tất về báo cho trưởng toán Thọ. Sau đó thì ông Norris và trưởng toán Thọ đến, ông ta chỉ vào bụi cây, ông Norris đi lại phía bụi cây, ông phi công và ông Norris ôm lấy nhau mừng rỡ. Sau 10 ngày bị truy lùng, ông này mừng như điên. 

7:00 sáng thì họ đưa ông phi công mỹ này đến vùng lính Việt Nam Cộng Hoà đóng, cho uống cà phê,… 10 giờ sáng thì M113 đến đón ông ta về hậu cứ. Mọi người kiếm thức ăn rồi ngủ để chuẩn bị cho đêm hôm sau đi tìm tiếp viên phi công mất tích còn lại.

Bổng nhiên Việt Cộng pháo kích thì họ thấy trung tá Anderson và đại uý Thọ từ ngoài chạy vào hầm, bị thương. Sau đó thì M113 đến chở hai người này và Châu về đơn vị. Theo các lính bộ binh cho hay, hồi chiều, thấy 2 người đứng trước hầm, xem ống nhòm, có thể đề-lô của Việt Cộng thấy nên pháo kích. Xem như toán mất đi 3 người, chỉ còn lại 4 người. Ông Phong, ông Tất, ông Kiệt và ông Norris.

Đại uý Norris thay thế đại uý Thọ làm trưởng toán khiến mấy người Việt lo ngại vì không biết tiếng anh, trong đêm khuya, không hiểu nhau, có thể bị lộn xộn khi di chuyển khiến ông Norris hiểu lầm, cho rằng họ không muốn đi giải cứu viên phi công mỹ còn lại. 4 người lên đường và theo lời Kiệt, ông Norris nói là phi công kia kiệt sức sau 11 ngày nên chắc họ phải đi lên phía trên chỗ hôm qua để tìm kiếm. Mình đoán là ông Kiệt hiểu anh ngữ hơn.

Họ đi lại con đường hôm qua nhưng cách xa độ 50 mét vì ngại địch quân theo dõi hôm qua, và gài mìn. Theo lời Kiệt thì ông Norris bảo tối này ông Hambleton sẽ thả trôi theo dòng nước như ông Clark hôm qua. Họ đến điểm đợi và chú ý hơn hôm qua.

Ngồi đợi, đến 4 giờ sáng không thấy gì cả nên đại uý Norris bảo qua lời của Kiệt, ông Phong và ông Tất trở về tiền đồn đợi lệnh, còn ông ta và Kiệt, đi tìm ghe để chèo ngược dòng sông lên tìm kiếm ông Hambleton.

Ông Phong và ông Tất về đến tiền đồn bộ binh vào lúc 7 giờ sáng. Ngày hôm sau, 13/4/72, độ 9 giờ sáng, thấy Kiệt đi vào hầm, kêu xuống đỡ ông Hambleton vào vì bị thương và kiệt sức. Ông Norris và Kiệt, kiếm được ghe, chèo ngược lên dòng Miếu Giang, cuối cùng tìm được ông Hambleton và đem về như kể trong phim. Nếu mình không lầm thì ông Hambleton bị thương, yếu lã người nên không di chuyển được, khiến hai người đi cứu phải dấu thuyền rồi đi tìm ông ta, đưa đến ghe, hình như có cộng quân đuổi theo bắn.

Theo mình hiểu thì ông Hambleton được hướng dẫn thoát khỏi sự truy lùng của cộng quân bằng cách đi theo lộ trình đánh cù trên sân Golf, được hướng dẫn qua vô tuyến. Ông này có chơi đánh cù nên hiểu được cách đi lòng vòng 18 lỗ sân golf tại quê nhà của  ông. Để tránh truyền tin của hắn nghe và biết địa điểm của ông Hambleton, họ hỏi ông này thích môn thể thao nào, ông này nói đánh cù và từ đó họ liên lạc với nhau qua ngôn ngữ chơi cù. Nhờ vậy ông ta mới thoát vòng vây của Việt Cộng.

Có điều mình không rõ là người Mỹ nêu tên Kiệt, người đi chung với ông Norris trong khi ông Phong kể, chỉ viết đến K. Không biết có phải ông Kiệt còn sống tại Việt Nam lúc ông này viết, để tránh Việt Cộng tìm kiếm ông Kiệt hay vì một lý do nào đó. Theo bài mình đọc trên trang của Nha Kỹ Thuật thì ông Phong Trần viết đăng ngày 23 tháng 6 năm 2009.  Mình lại đọc trên mạng của người Mỹ thì ông Kiệt đã đến Hoa Kỳ, vào dân mỹ năm 1984.

Đâu 1 tháng sau cuộc giải cứu này, ông Phong và toán của ông ta, trên 30 người được gửi sang Phi luật Tân, tại Subic Bay để được huấn luyện thêm mấy tháng.

Theo lời ông Phong kể khi xưa, lúc ông ta được lệnh đi giải cứu hai phi công Hoa Kỳ, chỉ đi vì nhiệm vụ được giao. Chỉ khi sang Hoa Kỳ sau bao nhiêu năm ở tù cộng sản, xem được phim Bat-21, nên kể lại những gì ông ta và người Việt chứng kiến trong vụ đi giải cứu phi công, như một chứng nhân của cuộc giải cứu tốn kiếm nhất của không lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà. Thường thì đại uý Thọ dẫn đường, biết anh ngữ, khi ông ta bị thương thì ông mỹ Norris làm trưởng toán nên lo ngại vì anh ngữ chớ không phải vì lo ngại mà không muốn đi tiếp cứu.

Khi Hoa Kỳ cấm không được yểm trở pháo binh cũng như không kích trong vòng 27 cây số, thì xe tăng của địch di chuyển thoải mái, và họ pháo kích các tiền đồn, cũng các đơn vị Việt Nam Cộng Hoà trong vòng 2 tuần lễ mà chúng ta không được trả đũa, khiến lính Việt Nam Cộng Hoà bị thương và chết khá nhiều để cứu hai người Mỹ. Người Mỹ chỉ quan tâm đến sinh mạng của lính họ, không để ý đến sự tổn thất của người lính Việt Nam Cộng Hoà. Làm phim họ nêu cao tinh thần của đại uý Norris, còn 7 người lính biệt nhái Việt Nam Cộng Hoà, không được nhắc đến ngoài trừ Kiệt, xem như tên chèo đò.

Ông ta chỉ viết để cho người Việt biết về cuộc giải cứu đó thành công, nhờ sự hy sinh của người lính Việt Nam Cộng Hoà. Mình đọc trên mạng là ông Nguyễn Văn Kiệt này được vào công dân mỹ năm 1984. Làm cho Boeing ở Seattle, và về hưu năm 2015.

Theo trung tá Hambleton kể lại thì khi ông Norris và Kiệt đưa ông ta lên xuồng, chèo về phía Việt Nam Cộng Hoà đóng quân thì ông cho biết Kiệt có đôi mắt nhậy bén nhất. Ông Kiệt ra lệnh ngưng vì thấy súng ông của Việt Cộng núp bên sông chờ đợi. Ông Norris mới cho máy bay mỹ thả bom và đạn khói để  che phủ cả vùng để họ chèo xuồng trốn về về phía Việt Nam Cộng Hoà. Không có ông Kiệt hôm đó thì cũng chết hết.

Cuộc giải cứu ông Hambleton, đã làm thiệt mạng 11 người mỹ khác, vài người Mỹ bị bắt làm tù binh, 1 người Mỹ bị thương ông Anderson và 1 người Việt là đại uý Thọ và Hoa Kỳ mất thêm 5 phi cơ khác trong cuộc giải cứu 1 phi công Hoa Kỳ. Còn lính Việt Nam Cộng Hoà bị hỏa lực Việt Cộng pháo kích chết vô số nhưng không được nhắc đến. Cho thấy người Mỹ bằng mọi cách để giải cứu người của họ, khi ra trận người Mỹ đều tin tưởng là nếu có vấn đề, họ biết là cấp chỉ huy sẽ không bao giờ bỏ rơi họ.

Hiện đang có một chương trình truyền hình Hawai 5-0 đang được yêu chuộng tại Hoa Kỳ, các diên viên gốc á châu tuyên bố ngừng đóng phim vì họ được trả lương thấp hơn các diễn viên da trắng. Có một anh diễn Gốc Việt, lên truyền hình kêu không muốn xem phim chiến tranh về Việt Nam. Lý do là cứ thấy cả đám người việt nằm chết la liệt, rồi chiếu mặt Tom Cruise buồn rầu.

Mình sẽ dịch ra anh ngữ để các cựu chiến binh mỹ tại Việt Nam đọc để hiểu thêm về người lính Việt Nam Cộng Hoà.

Xem link kể về vụ giải cứu này của người Mỹ

https://youtu.be/VehjTmZDUHA

Nguyễn Hoàng Sơn