Showing posts with label Ngẫm và nghĩ. Show all posts
Showing posts with label Ngẫm và nghĩ. Show all posts

Du hành với mẹ tại Nhật Bản

 Hôm nay, Facebook nhắc đến chuyến viếng thăm Nhật Bản với mẹ 3 năm về trước. Chuyến đi nhớ đời. Mình nghe lóm mẹ nói chuyện với cô em qua điện thoại; anh cho mạ đi nhiều nơi rồi, ni cho đi thêm Nhật Bản nữa là mạ mãn nguyện, không đòi hỏi chi nữa. Người ta có tiền chưa chắc là đi được, vì không có sức khỏe, người có sức khoẻ lại không có khả năng đi. Mạ nhứ rứa, không tiền không bạc mà đi được là vui. Xong om

Mọi lần khi mẹ viếng thăm Cali xong thì mình đưa mẹ ra phi trường dặn dò hãng máy bay để họ lo cho mẹ trên chuyến bay về Sàigòn. Kỳ này, mình đưa mẹ về Việt Nam, luôn tiện giỗ ông cụ. Máy bay sẽ ghé phi trường Nhật Bản nên mình tư duy đột phá sao không đưa mẹ quá cảnh thêm vài ngày tại Nhật Bản. Mỗi lần về Việt Nam, gia đình mình đều quá cảnh mấy ngày tại Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng,… Nghe đi chơi ở Nhật Bản khiến mẹ mình sung sướng và nói chuyện với mấy cô em.


Khi đi xin chiếu khán cho mẹ tại toà lãnh sự Nhật Bản ở Los Angeles rất nhiêu khê vì phải lên đó đến 4 lần mới được vì mẹ có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ nhưng vẫn sử dụng sổ thông hành của Hà Nội. Bị toà lãnh sự hành nhưng mình đành ngậm câm, nụ cười hàm ếch với họ.


Mỗi lần gặp mẹ, đều có đi chơi ở Hoa Kỳ, ở Cam Bốt, Việt Nam nhưng phải công nhận chuyến đi đột xuất tại Nhật Bản để lại cho mình đầy ấp kỷ niệm với mẹ nhất là được mẹ kể chuyện đời xưa, từ bé đến khi vào Đà Lạt, làm ô sin cho người bà con, sau đó ra riêng, lấy chồng, lo cho em ăn học, cho ông bà ngoại. Nghe kể là có những chuyến du hành từ 20 năm về trước, mẹ vẫn nhắc đến với bạn ở Đà Lạt hay Sàigòn.


Nói chung cuộc đời mẹ rất đặc biệt. Là một cuốn sử qua các thời đại của thế kỷ 20. Sinh ra trong thời Pháp thuộc, trải qua những năm tháng việt minh, rồi Nhật Bản chiếm đóng, đến thời Việt Nam Cộng Hoà, khổ nhất là thời Việt Cộng vào Nam sau 75. Chồng học tập cải tạo 15 năm thăm nuôi, một mình lo cho 10 đứa con. Nay tuổi xế chiều mới có chút nghỉ ngơi. Ở tù vì theo Việt Minh, rồi bị Việt Nam Cộng Hoà bắt, rồi bị đồng chí khi xưa, tập kết, về lại đì chết bỏ vì lấy chồng ngụy quyền.


Đi Nhật Bản với mẹ, chỉ có hai mẹ con, mình nhận ra những điều rất thường đối với mình nhưng lại xa lạ với mẹ. Nhìn mẹ đi máy bay hạng thương gia lần đầu khiến mình thương. Cứ hỏi bao nhiêu rứa con, đi hạng thường, để tiền xài. Cả đời mẹ tảo tần nuôi con ăn học, rồi nuôi 10 đứa con, nuôi chồng cải tạo 15 năm nên không bao giờ dám xa xỉ tiêu xài như bao người khác ở cùng xóm. Đó là tấm gương hy sinh đời mẹ củng cố đời con, không bao giờ nghĩ đến mình, chỉ buôn bán, cần kiệm để dành cho những bất trách cuộc đời dành cho mẹ từ bé.


Ra phi trường, không phải đợi lâu để làm thủ tục lên máy bay vì đi hạng thương gia nên thủ tục nhanh chóng, có người đẩy xe mẹ vào phòng đời, có thức ăn, champagne,… mẹ nhìn thức ăn nhất là thấy thiên hạ trong phòng đợi riêng uống bia, champagne, mẹ hỏi có phải trả tiền không. Mình nói đã trả hết trọn gói rồi, cứ tự nhiên. Nghe thế, mẹ bảo “răn mình không làm một ly Champagne hè?” mình đi lấy champagne cho mẹ. Mẹ ngồi nhấp nhép ly champagne nhìn về xa xăm, không biết mẹ nhớ tới kỷ niệm nào.


Mẹ hỏi hoài về giá tiền hạng thương gia nên cuối cùng mình phải trả lời để mẹ khỏi hỏi nữa, ai ngờ khiến mình thất kinh. Mẹ như bị trúng gió, mặt xanh như tàu lá, lấy chai dầu xanh trong ví ra xoa xoa. Mình phải giải thích khi có công ty riêng thì khi đi máy bay hạng sang, giá tiền tương tự như hạng thường của người đi làm công cho thiên hạ.


Điển hình một người đi làm như vợ con, mỗi tháng lãnh $10,000, đóng thuế và an sinh xã hội, bảo hiểm,…mất 48%, còn $5,200 để mua cái vé đi Việt Nam, đại loại $1,000, phải cộng thêm 48% tiền đóng thuế, xem như $2,000. Con làm thương mại trả gấp đôi cũng $2,000, được khấu trừ trước khi đóng thuế, nhiều khi lại rẻ hơn là người đi làm công. Nói như vậy nhưng mẹ mình chắc không hiểu vì quen lối sống tại Việt Nam.


Lên máy bay, được chiêu đãi viên đến lấy áo ngoài đem đi cất, sau đó đến hỏi uống gì. Champagne hay nước ngọt. Mẹ hỏi có phải trả tiền không mình nói không thế là mẹ reo lên Ờ cho mạ ly champagne để nhớ trước 75, mỗi lần sinh con đều mua một chai champagne uống ăn mừng.


Uống xong Champagne, mạ kêu răn mà ghế bự rứa hè, dành riêng cho mình thôi. Mẹ tự động mở truyền hình xem phim Việt Nam, đeo headphones khiến mình vui.


Có lẻ hôm mẹ vui nhất là mình mướn bộ đồ kimono cho mẹ đi dạo phố và chụp hình ở Studio. Mẹ tung tăng như đứa bé được quà. Thường là mẹ lo tốn tiền nên lúc nào cũng hỏi giá tiền rồi tính nhẩm trong đầu. Mẹ mình tuy chưa bao giờ cắp sách đến trường nhưng làm tính nhẩm nhanh như chớp sau bao nhiêu năm buôn bán. Nhất là ở tuổi 86.

Mẹ bận trang phục Nhật Bản, không thua gì người Nhật Bản.

Hôm ấy, mẹ thay vì chụp 3 kiểu như mọi người, mẹ thấy người ta chụp thêm kiểu cầm dù nên đòi thêm 2 kiểu nữa. Dẫn mẹ ra đường, bận Kimono như bà nhật, đeo dép xúm xính rất dễ thương.


Có hôm ở Đông Kinh, mình có dắt mẹ đến toà nhà International Forum, mà mình có dịp thiết kế khi làm việc cho kiến trúc sư Rafael Vignoly ở New York. Thấy nụ cười của mẹ trên môi, kêu con vẽ cái ni. Mình nói vẽ chung một nhóm lận. Mẹ kêu chụp cho cái bóng.

Mẹ trước tiệm cho thuê áo Kimono

Mẹ lên Facebook 


Khi đi viếng hoàng cung Nhật Bản, trời mưa, thấy mẹ cầm cái dù thấy thương, miệng cứ kêu đẹp hơn Thành nỘi mình.


Đi đến viếng Hiroshima, nơi Hoa Kỳ bỏ trái bom nguyên tử, mẹ thấy người ta lấy cái chuỳ đánh cái chuông. Cũng cuốc bộ với mình được 9 cây số trong ngày.

Mẹ leo núi một mình, không cần mình vịn

Thăm viếng Tokyo International Forum, do mình và một nhóm kiến trúc sư khác thiết kế khi xưa tại New York, năm 1990-1991. Mình hy vọng công ty gửi mình sang Nhật Bản nhưng cuối cùng thì một tên đồng nghiệp người nhật, được gửi đi để lo phần xây cất. Dự án này được thắng qua concour.
Mẹ dống cái chuông để cầu nguyện cho các linh hồn đã chết trong vụ nổ bom nguyên tử

Hôm đi Kyoto chơi, đi suốt một con đường cạnh bờ sông, đầy hoa đào, mẹ cứ đứng bên hoa kêu mình chụp đủ kiểu. Có lần leo núi có mấy cái cột đỏ đầy lối, mẹ ngồi nghỉ bên ghế đá, bổng mẹ kêu hai vợ chồng người Úc, ngồi bên cạnh rồi chỉ mình rồi chỉ ngực kêu “maman”. Hai vợ chồng người Úc kêu chúc mừng đi chơi với con. Mẹ cứ cười cười dù chả hiểu gì.

Cặp vợ chồng từ Úc 


Mình nghĩ có diễm phúc để đi chơi với mẹ. Sau này có giàu có mà mẹ không đi được hay trả nhớ về không thì cũng trễ. Thật ra, không cần đi nơi sang trọng. Một cô em mình, đột xuất, xin nghỉ rồi đưa mẹ ra Nha Trang chơi, tắm biển, mua cua cá về nhà, nấu ăn, cũng có những giây phút bên nhau rất trân trọng. Những giây phút này rất chậm, tạo thành những kỷ niệm riêng tư, khó quên.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh trả nhớ về không như người bạn của ông Đổ Trung Quân.


Mình đang lo đi Dubai, làm cuộc họp mặt các anh em và các cháu hè này. Mình sẽ chi hết cho mọi người để mẹ có một tuần lễ thấy con cháu xum vầy bên mẹ. 


Còn nhiều chuyện nữa mà mình đã kể, sẽ tải lên đây lại trong tuần này. Tuần sau mình sẽ leo núi Machu Pichu nên sẽ không có bài trong vòng 10 ngày.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Đời là vô thường?

 Mình thường nghe mấy người quen lớn tuổi, khi nói chuyện với nhau, hay chép miệng bảo đời là vô thường, rồi gật gật cái đầu như tâm đắc về lời nói rất “vô thưởng vô phạt” của họ. Mình hay nghe mấy ông sư dùng cụm từ “vô thường” này khi thuyết pháp, khiến lơ mơ lơ mơ về cụm từ này.

Mình nhớ nhất lần đầu tiên, xem truyền hình tại Hoa Kỳ, ở nhà cô bạn mỹ quen từ khi còn ở Paris. Vận tốc nói chuyện của các xướng ngôn viên tại Hoa Kỳ rất nhanh, rồi quảng cáo ào ào, khác với các đài BBC tại Anh quốc khiến mình chới với không hiểu chuyện gì xẩy ra.

Sau này, sang Hoa Kỳ làm việc và định cư luôn thì mới hiểu xã hội Hoa Kỳ, được định hướng theo chủ nghĩa hưởng thụ, tiêu thụ vô tội vạ. Thiên hạ làm việc cực hơn, nhiều giờ hơn dân âu châu, để có tiền, mua sắm những thứ mà xét ra không cần thiết lắm. Họ như bị làn sóng lớn, cuốn họ theo cuộc chạy đua, mua sắm, để tạo ra chút hạnh phúc trong chốc lát mà Hà Nội hay tuyên truyền là phồn vinh giả tạo. Ở  Âu châu người ta ăn xong là lo tính đi nghỉ hè.

Cuộc sống tại Hoa Kỳ quá nhiều đòi hỏi khiến người Mỹ bị stress, đi mua sắm như thể kiếm chút Dopamine khiến họ bị nghiện luôn. Vợ chồng bỏ nhau vì tài chánh. Nghe báo chí kể, nữ giới đi mua sắm, phải làm giả các biên lai để chồng không bất bình,…

Trẻ em xem truyền hình cũng bị tẩy não bởi các món quà, đồ chơi đủ trò. Chính phủ có ra luật, cấm truyền thông, quảng cáo cho thiếu nhi trên truyền hình. Ngày nay, con nít mới 1 tuổi đã bấm loạn xạ, đầu óc cứ chăm chú vào cái iPad thì tương lai của chúng khó mà lường. Chúng ta càng ngày càng bị điều kiện hoá bởi cái điện thoại. Đã được gắn vào đầu tư tưởng hưởng thụ, tiêu thụ, mua sắm, đòi hỏi. Theo nhà Phật thì cái Dục là khởi đầu cho sự đau khổ. Người tây phương chạy theo lối sống hưởng thụ chốc lát nên hay bị khủng hoảng tinh thần, trầm cảm,… đọc báo chí á châu thì người dân ở các xứ này dần dần lâm vào tình trạng các nước tây phương, bận đồ hiệu, không đủ tiền thì bận đồ hàng nhái.

Người Mỹ bị truyền thông quảng cáo, tiếp thị khiến họ phải chạy đi sửa mông, sửa ngực đủ trò, để có cảm tưởng là cô đào nào trên phim bộ. Người ta lên mạng, chụp hình tạo dáng. Giới trẻ ngày nay nhất là phái nữ, gia tăng tỷ lệ tự tử hơn 168% vào năm 2014 so với 2008. Lý do là chụp hình tạo dáng, bỏ lên mạng bị chê là xấu hay điên,… ai có tỷ lệ năm 2021 thì cho em xin.

Mình sống tại vài nước ở âu châu trước khi định cư tại Hoa Kỳ. Sau 36 năm, có lẻ mình chưa bị hệ thống xã hội của Hoa Kỳ nhồi sọ hoàn toàn nhờ đã sinh sống tại các nước ở Âu châu. Khi gặp người quen, bạn bè tại nhà ai, mình không biết gì về xe cộ, thời trang hay bóng bầu dục, thậm chí không biết nhậu nên đám quen biết Chán Mớ Đời mình lắm. Không rành nên mình chỉ ngồi ăn, ít lên tiếng.

Tại Hoa Kỳ, người Mỹ hay nói đến quốc gia này là số một trên thế giới, Giấc Mơ Hoa Kỳ,… ra Bolsa, mình thấy người Việt đi xe chiến đấu, xịn, đeo LV giả, đủ trò để loè thiên hạ mình là người thành đạt.

Thế nào là thành đạt? Giàu có? Đi xe xịn? Bận áo quần hạng xịn? Tuỳ theo định nghĩa của mỗi cá nhân, ……….

Đúng Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh nhất thế giới, có nền kinh tế mạnh nhất, có thể thua Trung Cộng vì người Tàu họ không cho tiền tệ của họ theo giá chính thức thị trường. Giấc mơ Hoa Kỳ có thể đúng với một thiểu số, còn lại thì khá châm. 

Ông Elon Musk, một người Nam Phi, thành công bậc nhất trên thế giới, nhờ sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu ông ta ở lại Nam Phi thì chắc chắc sẽ không ngất đầu lên được vì đa số là người da đen, người Nam Phi da trắng là thiểu số. Hoa Kỳ hùng mạnh vì tôn trọng tự do, và cho phép người di dân một cơ hội để tạo dựng cuộc sống, thực hiện giấc mơ của họ. Ở âu châu, một người ngoại quốc, dù có quốc tịch của nước sở tại, cũng khó mà thành công như ông Elon Musk.

Lên Los Angeles thấy dân vô gia cư rất nhiều. Hôm trước, chạy xe mình thấy số người vô gia cư, trước đây ở Anaheim, nay bị đuổi, chạy về đây.

Xã hội Hoa Kỳ được định nghĩa bởi bọn con buôn qua sự trung gian của giới truyền thông. Truyền thông cứ rao rao các nhân vật của thế giới điện ảnh, truyền hình để bán áo quần, giầy dép, xe cộ,.. nói chung người Mỹ thích mua sắm hơn là chú ý về tinh thần.

Tấm ảnh này nói lên sự quảng cáo về tâm lý khiến người Mỹ chạy đi mua đồ mà họ không cần thiết nhưng vì thấy khuyến mải, nghĩ mình không mua là dại dột. Họ đâu có biết là công ty tăng giá rồi ghi hạ giá 50%.

Cứ thấy mỗi kỳ lễ Tạ Ơn và giáng sinh xong là có màn chen lấn, đứng đợi, đem lều ra ngủ qua đêm để được là những người đầu tiên vào các siêu thị đang rao khuyến mại. Người mỹ gọi là Black Friday. Việt Nam mình có Tháng Tư Đen, Hoa Kỳ có Thứ Sáu Đen mỗi năm, để các siêu thị bán tháo đồ trong năm còn ứ đọng. Hình ảnh thiên hạ, dành nhau để mua một món hàng, đủ trò. Mình nhớ có lần đi mua đồ chơi cho thằng con hồi nhỏ, đi không biết bao nhiêu tiệm vẫn không tìm ra. 

Mình nhớ khi dọn về căn nhà ở thành phố Orange. Mình thất kinh vì trong đời không bao giờ nghĩ sẽ ở trong căn nhà to đùng như vậy. Cái phòng đựng quần áo của hai vợ chồng, to hơn căn phòng ô-sin của mình ở Paris trong 8 năm. Mụ vợ kêu phía bên này, là đồ của tui, còn phía bên kia là đồ của anh. Quay đi quay lại, mình thấy đồng chí gái bành trướng, quần áo của mụ xâm lược qua phần của mình, đến nổi mình không còn chỗ, phải đem ra ga-ra treo mấy cái để đi vườn.

Chúng ta cứ đi mua sắm vô cớ, mua vì thấy bán khuyến mại, tự nghĩ là đã mua một món đồ rẻ, dù không cần thiết lắm. Sau đó, bỏ cả đống, không bao giờ đụng đến. Chúng ta sống với cảm tính nhiều hơn là so sánh, đắn đo những gì cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta mất phương hướng của cuộc đời, chúng ta bị lôi cuốn bởi bạn bè, truyền thông, tự tạo ra cảm giác, đưa đến sự tha hoá về tâm thần.

Không cần ở nhà cao cửa rộng, chỉ cần một mái ấm là hạnh phúc.

Dạo mình mới sang Cali, nghe thiên hạ kể nhiều người lái xe cũ, không có máy lạnh nhưng vẫn đóng cửa sổ vào mùa hè, để thiên hạ tưởng đi xe xịn, có gắn máy lạnh. Tại sao phải tự làm khổ chúng ta? Sợ người ta chê cười? Không có mợ chợ cũng đông. Chả ai để ý chúng ta ngoài đường. Chúng ta sống trong sự hoang tưởng là người quan trọng, của thời cuộc. Trên thực tế thì chả ai để ý gì đến mình. Tại sao phải tự hoang tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.

Mình nhớ đi chơi với đồng chí gái trên chiếc xe cũ, chỉ có một cuốn băng cassette của Út Trà Ôn hát bản “tình anh bán chiếu” khiến đồng chí gái kêu đi xe tui cho xong.

Dạo này, giới trẻ tìm về sự đơn thuần, tối giản mà họ gọi chủ nghĩa tối đơn giản (minimalism). Có ông kể rất thành đạt, làm quản lý trên 100 người. Một hôm, có điện thoại, thấy mẹ ông ta gọi nhưng bận quá nên ông ta nghĩ tối sẽ gọi lại. Không ngờ đó là lần cuối ông nghe giọng mẹ của ông ta. Bà mẹ bị lộn xộn ra sao đó, nên gọi ông ta sau đó bị đứng tim chết. Xong om

Những câu chuyện như trên như để cảnh tỉnh chúng ta cứ chạy đua với cuộc sống tiêu thụ. Chúng ta phải có cái điện thoại mới ra ra đời, phải có cái kính RayBan, cái ví Louis Vuiton, đủ trò. Tại sao? Để khẳng định chúng ta là người thành đạt? Nói như Việt Cộng là phồn vinh giả tạo. Đeo mấy cái này, có giúp chúng ta khá hơn hay không? Về mặt đạo đức? Về Tài chánh? Chắc chắn là mất một số tiền lớn, để đầu tư.

Ông anh cột-chèo của mình, nha sĩ kể là có người bà con hỏi cái đồng hồ Rolex của anh ta là thiệt hay giả. Anh ta kêu đồ thật. Người bà con là bác sĩ, nói anh cũng có một cái nhưng giả. Mình đeo giả nhưng thiên hạ tưởng đồ thiệt. Nghe tới đó, mỗi lần đi ăn uống ở đây, mình hết dám trầm trò thiên hạ bận đồ, trang sức. Nghe nói có cô ca sĩ nổi tiếng nào mua áo quần xong bận đi diễn rồi đem trả lại.

Hình này cho rằng, để râu không có nghĩa là nam giới khi để một phụ nữ mang thai đứng trong xe điện. Tương tự bận đồ hiệu chưa chắc giúp chúng ta có phong độ, thành đạt.

Mình nghĩ cái mặt cà-bưng, nông dân của mình thì bận đồ hiệu vào cũng lòi ra cái dốt, cái ngu, phong cách nông dân của mình. Cho nên chả cần bận đồ hiệu. Cứ vào tiệm Goodwill mua đồ phát chẩn có mấy đồng để bận làm vườn. Xong om

Có anh bạn linh mục kể với mình. Có ông nào bị ung thư nên người em gọi, nhờ ông ta đến nhà, an ủi chi đó. Ông bị ung thư kêu là con cảm ơn Chúa đã cho con bệnh ung thư để hiểu về cuộc đời. Con mãi mê làm tiền nên không để ý đến vợ con. Nay con lớn chỉ cho chúng tiền mua xe xịn, áo quần nhưng cha con không bao giờ nói chuyện với nhau. (Còn tiếp)


Bận quần áo hàng nhái. Nhà thiết kế thời trang Tây, nhắn tin cho cô người mẫu Việt Nam, nổi tiếng là không nên sử dụng hàng nhái của mẫu do chính ông ta thiết kế rồi bỏ lên cái hình người mẫu của ông ta bên cạnh.Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Song Tịch hay Đa Tịch

 Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh vừa kết thúc, người Mỹ bắt đầu bàn đến vấn đề song tịch của cô lực sĩ Eileen Gu (Cốc Ái Linh). Có người tàu chê cô ta, nhất là cô lực sĩ gốc tàu khác, trượt băng nghệ thuật, bị ngã khi tranh tài, khiến đội Trung Cộng về hạng thứ 5. Người thì ca tụng cô Gu như anh hùng lao động được đảng và nhà nước đào tạo. Họ cho rằng, cô Gu đã được Trung Cộng cho phép đặc biệt, có song tịch để thi đấu cho Trung Cộng. Lý do là Trung Cộng không cho phép song tịch. Trung Cộng đi tắt để được một nữ lục sĩ, có khả năng đem về cho họ 3 huy chương. Nói chung thì với chế độ độc tài thì ít khi họ theo  luật lệ của họ đưa ra.

Truyền thông Trung Cộng cho rằng Giấc Mơ Hoa Kỳ đã chết, khiến cô gái sinh tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng. Vạn tuế Giấc Mơ Trung Cộng. Chán Mớ Đời 

Người thì cho biết, các lực sĩ nào của Trung Cộng thi đấu cho các nước khác, còn giữ quốc tịch Trung Cộng hay không. Mình thấy có nhiều tay vợt bóng bàn gốc tàu, đánh cho Hoa Kỳ, Lỗ Ma Ni, Tiệp,.. vấn đề là họ không đoạt gì cả. Sau đó thì về lại Trung Cộng sinh sống hay ở lại Hoa Kỳ hay các nước mà họ thi đấu để sống khi về già. Mình ít để ý mấy vụ này, chỉ thấy khi thế vận hội đang tranh tài thì thấy toàn là tên tàu thay vì tên mỹ họ tàu.

15 ngày tham dự thế vận hội, cô Gu bỏ túi 15 triệu và số tiền khổng lồ sẽ đến nữa. Chưa kể 31 triệu trước khi tham dự và các công ty ngoại quốc nhảy vào thị trường Trung Cộng, mướn cô ta làm tiếp thị.

Cô Gu này mới 18 tuổi nên không thể nào bảo cô ta đã từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ vì chưa đến tuổi vị thành niên nên không làm được. Nếu mình không lầm có một cô lực sĩ đánh quần vợt khác, mang tên Naomi Osaka, sinh tại Hoa Kỳ và thi đấu cho Nhật Bản. Cô này dạo này bị áp lực khá nhiều nên tranh tài hay bị loại. Mình có xem một phim tài liệu về cô ta. Mẹ người nhật, bố người Mỹ da đen. Cho thấy khi chính trị xía vào thì mới có những câu hỏi quốc tịch được đặt ra.

Thường thì không thấy người Mỹ chỉ trích vụ này lắm vì họ tôn trọng tự do chọn lựa của mỗi cá nhân. Kỳ này Hoa Kỳ không đoạt nhiều huy chương nên có người bực mình nên báo chí khơi mào, đánh bú xua la mua. Không như Naomi, họ vẫn xem là đấu thủ người Mỹ dù thi đấu cho Nhật Bản.

Có nhiều người lên tiếng chỉ trích các lực sĩ tham dự thế vận hội, im lặng không chỉ trích Trung Cộng vi phạm nhân quyền, đàn áp các người Uighurs nếu không sẽ bị truật xuất, không được tranh tài. Cả đời họ luyện tập để có một vé tham dự thế vận hội nên họ bỏ quên hết những căn bản đạo Đức con người để thi đấu giúp Trung Cộng thành công trong việc phô trương thanh thế.

Thậm chí Nga Sô dù bị cấm thi đấu nhưng họ vẫn nể sợ Putin, cho phái đoàn Nga Sô thi đấu dưới danh nghĩa uỷ ban thế vận hội Nga Sô. Thế giới khiếp sợ trước Mạc Tư Khoa. Họ lại biết cô bé trượt băng nghệ thuật bị dính doping nhưng phải thi đấu. May quá, cô ta không thắng nếu không thì thế giới lại bị mất mặt. Putin đợi sau Thế VẬn Hội mới tấn công Ukraine. Dù muốn dù không, Hoa Kỳ không có khả năng bảo vệ Ukraina. Hỏi người Mỹ xem có ai muốn chết để bảo vệ tự do cho người Ukraina. Chắc chắn sẽ không có ai tham gia. Bao nhiêu người Mỹ biết nước Ukraina nằm ở đâu.

Hoa Kỳ không thể nào chịu thêm một cuộc chiến nữa. Trung Cộng đã mạnh lên khi Hoa Kỳ bị sa lầy tại trung đông từ 9/11/01 đến nay. Hôm trước, nghe đài France culture của pháp, họ cho biết chủ nghĩa thực dân pháp đã kết chung tại Phi Châu. Lính pháp rời khỏi các thành phố phi châu như lần cuối tại Đông Dương vào năm 1956. Họ cho biết; ngày nay Trung Cộng và Nga Sô đã thay thế hoàn toàn nước Pháp tại các thuộc địa cũ của xứ này.

Có rất nhiều người Mỹ sinh sống ở hải ngoại, muốn bỏ quốc tịch mỹ nhưng rất khó khăn về thủ tục hành chính. Thậm chí ông Paul Getty, một thời giàu có nhất Hoa Kỳ cũng từ bỏ quốc tịch mỹ khi về già. Một trong nhưng khó khăn của việc từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, là phải đóng thuế hết nhưng cái gì nợ nước mỹ trước khi được huỷ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ. Anh có thể sống cả đời anh tại hải ngoại, nhưng anh vẫn phải đóng thuế lợi tức cho chính phủ Hoa Kỳ trên nguyên tắc hàng năm.

Nếu anh ở Hoa Kỳ, sau khi đóng thuế xong thì có thể xin từ bỏ quốc tịch, chạy về Việt Nam hưởng già. Bằng không thì mỗi năm, anh phải khai thuế. Khai thuế, anh phải kèm theo tờ khai thuế của nước đang sinh sống để sở thuế chiếu theo mà đánh thuế lợi tức anh hàng năm. Anh quên đóng thuế vì nghĩ ở Việt Nam là ngọng. Buồn đời, anh về lại Hoa Kỳ tại phi trường sẽ được sở thuế hỏi thăm. Nghe nói có nhiều người Mỹ ở ngoại quốc muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ nhưng rất khó. Họ có thể có song tịch, quốc tịch tại địa phương đang sinh sống nhưng muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì phải đóng cho hết thuế, nghĩa vụ công dân.

Ai trên đời đều chạy theo cơ hội kiếm tiền, giúp đời họ thoải mái hơn. Mình được Pháp quốc cho học bổng, đào tạo nhưng khi ra trường, không tìm được việc làm nên bò đi xứ khác kiếm ăn rồi đưa đẩy mình sang Hoa Kỳ. Không lẻ mình thuộc dạng ăn cháo đá bát? Mình vẫn không quên ơn của nước Pháp nhưng vì miếng ăn phải sang Thuỵ Sĩ, Anh quốc, Ý Đại Lợi,… rồi định cư tại Hoa Kỳ. Do đó, khi có cuộc tranh tài thể thao mình đều ủng hộ các đội tuyển Pháp, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc. Pháp đoạt vô địch túc cầu thế giới, mình cũng ăn mừng bằng cách ra tiệm mua cái phô mát và bánh mì baguette về ăn mừng chiến thắng.

Mấy người khi xưa, chửi bới Việt Cộng đủ thứ, vượt biển. Sau này, thấy có cơ hội làm ăn tại Việt Nam thì bò về, chi cho công an, để làm ăn. Mình có mấy người bạn về Việt Nam làm ăn, rên là phải chi cho mấy ông để được bảo kê làm ăn. Đó là sự chọn lựa của họ. Có nên trách họ hay không? Họ trốn ra khỏi Việt Nam cũng vì muốn tìm một cuộc sống khá hơn tại Việt Nam. Đó là tỵ nạn kinh tế như các người di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Khi Cao Uỷ Tỵ Nạn hỏi thì họ phải nói là tỵ nạn chính trị. Người chống cộng thật sự thì không về Việt Nam làm ăn. Mình nghe nhiều ca sĩ hải ngoại về Việt Nam, bị đì mệt thở, cấm hát chỗ này, chỗ kia nhưng vì miếng ăn họ phải chấp nhận để có chút tiền vào tuổi già. Ở Hoa Kỳ, ít có khán giả vì đã quá tuổi. Mình nên cảm thông họ. Thậm chí mấy người đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, giúp đỡ người nghèo, cũng phải mềm mềm với công an khu vực để có thể giúp người nghèo. Thằng con mình đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, mới khám phá ra Việt Cộng là ai. Nếu mình nói Việt Cộng dã man,…thì nó sẽ không hiểu nhưng khi chung đụng 15 ngày làm việc tại Việt Nam thì nó mới hiểu tại sao mẹ nó phải bỏ nước của đi.

4 năm nữa, chưa chắc cô Gu sẽ còn cơ hội thi đấu vì sóng sau đẩy sóng trước. Đó là luật đào thải. Cô ta có  một thời gian ngắn để hái tiền. Chưa đoạt huy chương đã lãnh được 31 triệu đô la, nay thì chắc vài trăm triệu. Lại có màn P.R., được đại học Stanford nhận vào. Đại học thì họ nhận các lực sĩ số một để thi đấu, quảng cáo cho đại học của họ để kiếm thêm tiền của bá tánh.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy anh bạn theo dõi túc cầu Việt Nam, thậm chí thức khuya để xem. Mình thì chỉ xem đội tuyển Hoa Kỳ đá còn đội tuyển Việt Nam thì không. Theo mình thì tài nghệ còn thua xa thế giới lắm. Nam Hàn và Nhật Bản đang bắt kịp thế giới. Mình thích nhất là xem mấy đội phi châu đá.

Năm tới, có giải túc cầu nữ mà đội tuyển Việt Nam đã dành vé tham dự. Nếu đội tuyển đụng đội tuyển Hoa Kỳ thì mình sẽ ủng hộ ai? Nói đại khái thì ai đá hay thì mình ủng hộ. Chủ nghĩa huề vốn. Nhớ lần trước, khi đội tuyển Pháp đá với hội tuyển Hoa Kỳ thì mình có sự xung đột, không biết ủng hộ phe nào. Khi Hoa Kỳ thắng thì mình thở phào, vui mừng. Có lẻ mình mỹ hơn mình nghĩ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ăn cây nào rào cây nấy

 Thế vận hội mùa đông đang diễn ra tại Bắc Kinh. Thiên hạ xem truyền hình cũng tham dự bộ môn “ném đá (tuyết)” các lực sĩ sinh tại một nước lại thi đấu cho một nước khác. Có rất nhiều lực sĩ, muốn tranh tài tại thế vận hội nên đã đổi quốc tịch trước đây. Kỳ này có hai lực sĩ người Mỹ, gốc tàu đã đổi quốc tịch bị ném đá như điên. Có một cô trượt băng nghệ thuật, bị té khi thi tài khiến Trung Cộng về thứ 5, bị dân cư mạng tàu kêu mấy đời ra chửi mấy đời hay ông Nathan Chen, đọat huy chương vàng cho Hoa Kỳ cũng bị dân tàu chửi. Ngược lại họ ca tụng cô Eileen Gu (Cốc Ái Linh) như có bác Mao trong ngày vui đại thắng. Kinh

Có một người còm trên bờ-lốc như sau: “ Bài viết của Anh làm mình nhớ lại cách đây k lâu khi đội tuyển Túc Cầu Nam của Hoa Kỳ đụng độ với đội Mễ Tây Cơ.  Tôi mới hỏi Anh bạn làm chung hãng người gốc Mễ tên Juan là "You ủng hộ đội nào"  Anh ta ngập ngừng khoảng 30 giây và trả lời là "dỉ nhiên là đội tuyển Túc Cầu Nam Hoa Kỳ" mình tỏ vẻ ngạc nhiên là Anh không ủng hộ đội của quê hương Anh nên mình hỏi luôn "tại sao là đội Mỹ không phải đội Mễ Tây Cơ"  Anh liền trả lời "nước Mễ Tây Cơ luôn ơ trong tim tôi vì đó là quê hương"  nhưng tôi và gia đình đang sống và được đất Hoa Kỳ chiêu đãi thì làm sao tôi quay lưng không ủng hộ đội Hoa Kỳ"  Anh còn hỏi ngược lại Tôi, theo You thì You ủng hộ đội nào nếu You là Me/Juan.  Tôi gật gù mấy lần và bắt tay Anh rồi nói "Juan, You nói đúng lắm và Tôi cũng có vài lần suy nghĩ nếu như 1 ngày nào đó mà đội tuyển của VN/bất cứ chơi môn nào đấu với đội tuyển Hoa Kỳ thì tôi sẽ bắt đội nào và tôi cũng bắt như Anh bắt là đội tuyển Hoa Kỳ"  tôi còn nhớ 1 câu mà Mẹ của tôi thường dạy khi tôi còn nhỏ mà chắc suốt cuộc đời này không quên được là câu "Ăn cây nào, rào cây đó"  người Mỹ cũng có 1 câu tương tự như vậy "Don't bite the hand that feeds you".

Eileen Gu, siêu người mẫu cho các công ty thời trang danh tiếng, làm trên 30 triệu đô năm ngoái. Nay với 3 huy chương tại Thế Vận Hội thì biết đâu, một ngày nào có thể trở thành tỷ phú nếu không bị áp lực nặng, xài tiền, hay sì-ke.

Trong thế chiến thứ 2, những người gốc Nhật Bản, sinh sống tại Hoa Kỳ, bị nhốt trong các trại giam vì sợ làm nội tuyến cho Nhật Bản. Thậm chí các cựu chiến binh gốc nhật trong thế chiến thứ 1 cũng bị giam cầm trong các trại tập trung. Nghe nói có một số người gốc đức cũng lâm vào tình trạng tương tự. Sau này, thời chiến tranh Việt Nam, các người Mỹ gốc á châu đều bị đi quân dịch. Năm 1988, có đạo luật bồi thường $20,000 cho những nạn nhân sống sót. Hôm nào, buồn đời mình sẽ kể vụ này. Chúng ta phải hiểu lịch sử Hoa Kỳ, khá kỳ thị về chủng tộc da vàng để con cháu phải cẩn thận. Thay vì kêu con cháu học y khoa, dược khoa, nên khuyến khích chúng tham gia chính trị để bảo vệ quyền lợi của công đồng gốc vIệt.

Trại lính dùng để nhốt hơn 100,000 người Mỹ gốc Nhật Bản trong thế chiến thứ 2.

Tình trạng anh bạn đồng nghiệp của người còm, cho thấy hơi ngoại lệ, có thể sinh trưởng tại Hoa Kỳ hay đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng về câu trả lời,… thông thường khi có trận đá banh tranh tài giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ hay các quốc gia miền Nam Mỹ Châu, mình thấy cờ xí Mễ đầy đường trong khi cổ động viên của Hoa Kỳ là thiểu số. Những năm gần đây, túc cầu trở nên phổ thông với người Mỹ nên ủng hộ viên người Mỹ bắt đầu đông với những câu U.S.A vang trời.

Mình thấy có nhiều cầu thủ người Mỹ, gốc Mễ, lúc đầu đá cho đội tuyển thiếu niên Hoa Kỳ rồi đổi quốc tịch để đá cho Mễ Tây Cơ tương tự cầu thủ McTominay của đội Mờ U. Lúc đầu cho đội tuyển Anh quốc rồi đổi qua đá cho đội tuyển Tô Cách Lan. Còn nhiều cầu thủ khác nữa. Theo mình thì vì quyền lợi nhiều hơn là tình cảm. Ông McTominay khó có thể được tuyển trong đội tuyển A của Anh quốc vì có nhiều cầu thủ Anh quốc đá hay hơn, có thể quảng cáo tại xứ Tô Cách Lan. Các công ty bảo trợ cho các cầu thủ đều khuyên họ làm gì để ký giao kèo, hợp đồng hoành tráng hơn.

Thiên hạ chửi cô Eileen Gu, tàu lai mỹ vì sinh tại Hoa Kỳ, lại chọn thi đấu cho Trung Cộng, đoạt 2 hủy chương. Cô này lại được ủng hộ tại Trung Cộng, đẹp, giỏi, được nhận vào đại học Stanford. Mẹ cô ta, du học sinh rồi ở lại Hoa Kỳ. Không ai biết về bố của cô ta. Họ đoán là bà mẹ lấy chồng mỹ để có quốc tịch để ở lại. Bảo lãnh bà ngoại sang mỹ sinh sống.

Năm ngoái, cô ta đã được trả trên 31 triệu để làm người mẫu cho Louis Vuitton, Tiffany & Co. Nay đoạt 3 huy chương thì chắc sẽ giàu to. Trong đời người, người ta chỉ có một lần khi trẻ để làm tiền thì không nên ném đá bú xua la mua. Nếu thi đấu cho Hoa Kỳ thì ít tiền vì Hoa Kỳ có quá đông lực sĩ thêm thị trường người á châu rất ít. Mình đoán công ty quản lý nghề nghiệp cô ta ta đề nghị nên thi đấu cho Trung Cộng để làm giàu. 4 năm nữa ai cũng sẽ quên cô ta nên tìm cách hốt bạc ngày nay. Louis Vuitton,… đánh vào thị trường Trung Cộng có đến 1.4 tỷ người. Cô này lai, mắt xanh, tóc vàng, không biết có nhuộm hay không, sẽ là thần tượng của các cô các bà tại Trung Cộng và á châu.

Cách đây 10 năm, có một sinh viên Harvard tên Jeremy Lin, cầu thủ bóng rổ, nổi đình nổi đám, tạo ra một giấc mơ cho giới trẻ người Mỹ gốc da vàng, mơ trở thành cầu thủ bóng rổ, tạo ra hiện tượng “Linsanity”cũng hái ra tiền khi sang Trung Cộng thi đấu, làm ăn. Nay có cô Gu, người ta gọi “Gusanity”. Mình không thích tàu nhưng phải công nhận là nên để họ có khả năng làm tiền trong giai đoạn này, độ 4 năm. Thế vận hội kỳ tới lại có vô địch mới, người ta lại quên cô ta như đã quên những người nổi tiếng một thời.

Có lần, mình thấy hai cô em mình ở Việt Nam, chụp hình tạo dáng với hai cái áo thung đỏ với ngôi sao vàng trước một trận đấu túc cầu tại Việt Nam khiến mình thất kinh. Mình ở hải ngoại, khi về Việt Nam, thấy lá cờ đỏ là mường tượng đến bài thơ “Nhất định thắng” cuả ông Trần Dần: 

….Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
       không thấy phố
              không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
           trên màu cờ đỏ…..

Khi mình về Đà Lạt, đến rạp Hoà Bình trong cơn mưa phùn của Đà Lạt, mới cảm được bài thơ của người ở phố Sinh Từ.

Trong thời chiến tranh, một người sinh ra miền Nam thì đi lính cho Việt Nam Cộng Hoà, còn người sinh ra tại Bắc Việt như chú mình thì đi bộ đội rồi chết trên đường mòn Hochiminh. Họ không có quyền chọn lựa như người Việt tại hải ngoại. Dạo ấy, cộng đồng người Việt được chia thành 2 nhóm: nhóm thân cộng được Việt Cộng gọi là Việt kiều yêu nước và người chống cộng. 2 phe đa số là sinh viên đánh nhau chí choé. Cứ Tết đến, tại rạp Maubert là hai bên đánh nhau khi tổ chức Tết.

Ngày nay, người Việt hải ngoại vẫn sống giữa hai quê. Do đó họ quan tâm đến tình hình tại quê nhà, thế hệ thứ hai như con mình chỉ nhớ đến Tết vì được lì-xì, họ hàng gặp nhau vui vẻ, đánh bầu cua cá cọp được một ngày rồi ai nấy về nhà nấy. Gia đình bà chị vợ của mình ở Boston, hàng năm là về Cali để trốn lạnh và họp mặt gia đình. Đồng chí gái dự tính bán được đất thì mời cả dòng họ đi du lịch một tuần. Hàng năm, đồng chí gái đều tổ chức họp mặt gia đình ở Cali.

Mình có anh bạn, thức khuya để xem đá banh khi đội tuyển Việt Nam tranh tài. Mình thì chịu vì theo mình trình độ đá còn thấp so với Âu Châu hay Mỹ Châu. Chỉ xem tóm lược 10 phút. Trên kênh Paramount +, mình thấy đủ loại. Ngay khi các đội tuyển Ba Tây, Á Căn Đình đấu mình cũng không xem vì thấy thua Âu Châu ngày nay. Túc cầu thế giới thì bỏ công xem hết các trận còn thường thì chịu.

Mình sống tại nhiều nước trước khi định cư tại Hoa Kỳ nên khi có các cuộc tranh tài, mình ủng hộ Pháp quốc, Anh quốc, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Đức quốc lại có bạn ở Hoà Lan nên cũng ủng hộ. Mình có đi viếng vài nước tại Phi Châu nên cũng hay xem các nước này tranh tài.

Tranh tài có một yếu tố quan trọng là “may mắn”. Đội tuyển Đức quốc tấn công liên tục, vây hãm khung thành, nhưng không đá vào trái nào. Khi thì banh đụng xà ngang, đụng cột thành hay thủ môn bay đỡ mà thường ngày chưa chắc đã bắt hay cứu nguy được. Bà rá sao, banh trúng chân một cầu thủ Đức quốc chạy đến chân của một cầu thủ Nam Hàn, đang ở vị trí việt vị nhưng vì banh do cầu thủ Đức quốc chuyền nên không bị việt vị. Xong om 

Xem đội tuyển Việt Nam đá với Trung Cộng thì thấy Trung Cộng tấn công, áp đảo trong khi Việt Nam phản công lần nào là lọt vô trái đá. Thấy chụp hình, thiên hạ, ủng hộ viên đến sân Ba Đình, đem đồ cúng ai đó không biết. Chắc tổ đá banh nên Việt Nam thắng nhờ Phật độ hay chúa độ hay vua Lê Lợi không chừng.

Lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ, đoạt huy chương vàng nhờ một lực sĩ khác nhường cho cô ta thi đấu bộ môn này. Nói lên tình đồng đội, thân hữu, thay vì nghĩ mình bớt đi một đối thủ cho huy chương vàng. Đó là hình ảnh mình cảm nhận nhất về tinh thần thể thao.

Có lẻ câu chuyện về cô lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ đoạt huy chương vàng. Lẻ ra cô ta không được tham dự thế vận hội nhưng một lực sĩ khác trong phái đoàn nhường quyền thi đấu bộ môn trượt băng 500 mét. Cô ta đã đoạt huy chương vàng nhưng chắc sẽ không giàu lắm vì các công ty sẽ không bảo trợ. Bao nhiêu người Mỹ da đen có thể chơi bộ môn này. Rất đắt tiền! Mình có cho thằng con chơi môn này một vài tháng nhưng đắt quá lại xa nhà, phải chạy lên Los Angeles. Hình ảnh cô ta chào quốc kỳ Hoa Kỳ và khóc khiến mình mình cảm động. Có lẻ mình rất Mỹ hơn mình tưởng.  

Rốt cuộc, mình chỉ mong ai giỏi thì thắng nên trung lập. Đồng chí gái hỏi mình xem đá banh sao ngồi yên trong khi ông anh cột chèo, anh vợ đều nhảy cà tưng la hét. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bệnh nổ của người Việt?

Hôm trước, đọc báo Việt Nam, ông cán bộ nhớn nào kêu Việt Nam sẽ đi trước thế giới về chế độ 6 Gờ, khiến mình thất kinh. Nghĩ lại thì thấy đúng. Lý do là thế giới đang mò mò chưa biết ảnh hưởng 5 gờ ra sao. Người ta nhận biết các từ trường, sóng của các hệ 3, 4 gờ đã làm biến mất chim rừng rất nhiều. Người ta phỏng đoán đâu 30%. Người ta thí nghiệm, bỏ cái điện thoại thông minh vào một tổ ong thì ong không bay về tổ lại trong khi đó ngày nay ong thì chết rất nhiều. Nghe nói lên đến 50% so với 2 thập niên trước.

Thế giới còn đang mò mò 5 Gờ, xem có nên sử dụng không vì các từ trường, phóng xạ tạo ra bởi các làn sóng, có thể gây bệnh ung thư. Tại Úc Đại lợi, trong điện thoại, các công ty cung cấp điện thoại phải báo động cho khách hàng, như các công ty bán rượu và thuốc lá: sử dụng điện thoại có thể đưa đến bệnh ung thư nhất là những người nghe điện thoại bên tai. Mình có kể vụ này rồi. Việt Nam đốt giai đoạn chơi tới bến luôn 6 Gờ. Thế giới 15 năm nữa mới bắt kịp Việt Nam. Quá chuẩn.

Các công ty hàng không đang yêu cầu tổng thống Biden: khoan cho sử dụng chế độ 5 Gờ tại các phi trường mà Hoa Kỳ đã trễ so với các nước tại á châu. Đi viếng các xứ như Nam Hàn, Nhật Bản, chế độ điện thoại cầm tay của họ nhanh hơn tại Hoa Kỳ. Có anh bạn người đại hàn, làm về IT, cho mình biết là 5 Gờ rất nguy hiểm nếu sử dụng trong nhà. Hiện nay chế độ 3, 4 Gờ là đã hơi nguy hiểm rồi. Đến 5 Gờ, các làn sóng sẽ không xuyên qua tường mà lại dội ngược lại. Mình lãnh đủ. Để mò xem về tài liệu mấy vụ này. Bác nào có tin tức về vấn đề này thì cho em xin.

Qua vụ Covid,chính phủ Hoa Kỳ ra đạo luật CHIPS Act để xây các nhà máy sản xuất các semiconductor. Nghe nói công ty Intel đang thực hiện một nhà máy sản xuất tại tiểu bang Ohio nhưng chưa biết lúc nào mới xong. Nghe nói 3-4 năm và giá lên đến mấy chục tỷ đôla. 

Một điều mình nhận thấy là người Việt mình có cái bệnh nổ, thích cưa bom kinh hồn mà chính mình khi xưa cũng đã từng mắc cái bệnh trầm kha này, đến khi ra hải ngoại, với thời gian thì bệnh này bớt dần. Lâu lâu lên đài truyền hình nổ vài cái cho vui nhà. Không biết cái bệnh “nổ” của người Việt đến từ đâu.

 Hồi nhỏ, mình bị bấn loạn tinh thần, đâm ngu từ đó. Lý do là học trường Tây. Mỗi tuần có học 2 tiếng môn Việt văn. Đi học, ông tây bà đầm thì phán câu: “nos ancêtres sont des gaulois” với những truyện hoạt hoạ Obelix, to béo luôn luôn ăn cái đùi thịt heo rừng, khiến mình tư duy đột phá một ngày nào đó sẽ về mẫu quốc để gặp lại tổ tiên người Gaulois, được xơi đùi heo rừng.

Lớn lên 1 tị, được học thêm việt văn, ông thầy lại kêu tổ tiên chúng ta là ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ đẻ ra 100 cái trứng. Mẹ mình thì sinh năm một nhưng không thấy trứng đâu trong khi đó gà nuôi trong chuồng thì cứ ngày đẻ ngày một. Học Leçons des Choses, bà đầm kêu gà chỉ đẻ một trứng một ngày nên đoán bà Âu Cơ, chắc đẻ liên tu ti 3 tháng 10 ngày thành 100 cái trứng. Lại nghe đám hướng đạo bắt mình tập hát: “anh em ta cùng mẹ cha, 100 cái trứng,..” rồi đi vòng vòng như người thượng. Phần múa người thượng này thì mình hay bị các đoàn sinh, xung phong mình làm mọi hay Việt Nam Mới vì da cực đen xì. Sáng ra, nghe gà tục tác là bò vô chuồng gà, mò mò đi tìm trứng. Để trưa, chị người làm luộc rồi bỏ trong chén nước mắm, dầm ăn cả nhà với bắp sú luộc. Con gà mái cũng phản động, không đẻ một chỗ mà mắc chỗ nào là rặn ra chỗ đó như phụ nữ đẻ rớt. Mỗi lần gà ấp trứng là mình sợ lắm vì bị mạc đốt. Chán Mớ Đời 

Mình thắc mắc về tổ tiên ông bà là dân tốc Gaulois mà sao tóc mình không vàng như những ông tây bà đầm, da mình thì như lọ nồi của phi châu thay vì giống hề Fernandel. Còn tổ tiên người Việt là bà tiên đẻ 100 cái trứng như gà thì sao không thấy mẹ mình sinh ra trứng. Hỏi người lớn thì bị ăn tát, kêu con nít hỏi vớ vẩn hay thêm một bợp tai kèm theo câu hỏi: “sao mày ngu thế”. 

Lớn lớn hơn một tị thì được học là tây thực dân, sang Việt Nam đô hộ ông bà mình nên cái thuyết tổ tiên của mình là người Gaulois được triệt khai ra khỏi cái đầu của mình. Mình lại được học tập căm thù thực dân nhưng ông thầy dạy việt văn, nói hùng hồn lắm nhưng mỗi lần gặp ông tây hiệu trưởng là cứ Oui Monsieur mút mùa lệ thuỷ, đứng khép nép khi ông ta vào lớp để thông báo gì đó hay phát bảng danh dự. 

Vấn đề là ông Lạc Long Quân với bà Âu Cơ thì mình chưa thống nhất được. Ông thầy dạy Vạn Vật, kêu hai loại thú khác nhau, không thể tạo sinh ra con được. Cứ kéo dài đến khi mình sang Hoa Kỳ, mới tìm sách báo đọc. Dạo ấy mình có quen chị Chấn, quản thủ thư viện đại học Harvard, về sách việt-ngữ nên hay mượn về đọc. Lâu lâu lên Boston chơi thì trả lại rồi chị đưa cho chục cuốn, mang về đọc. Nghe chị kể là mấy tiệm bán sách ở Cali, cứ gửi thư mượn sách của thư viện Harvard, rồi họ in lại bán kiếm tiền. Dạo ấy sách vỡ hiếm nên học kiếm tiền kiểu này khá giàu.

Một ông là rồng và một bà là Tiên, lấy nhau đẻ 100 cái trứng, nở ra 100 thằng con trai, được gọi là Bách Việt. Thế không có con gái lấy đâu người mang bầu mà đẻ vì mình không thấy gà trống đẻ trứng. Chỉ thấy nó gáy vào buổi sáng, rồi lâu lâu kêu con gà mái lại, xoè cánh chạy một vòng như các matador của xứ đấu bò, lấy cái mỏ gà, mổ trên đầu gà mái rồi phi thân lên lưng, đạp con gà mái như Vương Vũ trong phim quảng cáo kem Hynos hay Perlon ngày xưa. Khiến mình đã ngu lại, càng ngu bền vững, ngu có lập trường cách mạng.

Mình thắc mắc hoài, cứ lùng bùng trong đầu. Rồi thầy dạy mấy ông thần như Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Gióng,.. thầy giảng là khi giặc Ân đến xâm chiếm nước ta, khiến mình càng ngu tối hơn. Trong lịch sử oai hùng của người Việt được thầy dạy từ đời con rồng lên rừng vớt bà tiên, từ đời này sang đời kia, chỉ nghe thấy người Tàu và người Mông Cổ, cuối cùng thì thực dân Tây sang xâm chiếm đất ta còn giặc Ân thì chưa được thầy giảng dạy. 

Buồn đời mình hỏi thì ông thầy nhìn mình như bò đội nón rồi mặt đỏ như trái gất, đuổi cổ mình ra cửa đứng. Đang còn thắc mắc, tại sao mình chỉ hỏi, thầy không trả lời, lại cho ra cửa đứng thì ông Tây, hiệu trưởng đi tè ở sau Préau, thấy mình đứng ngoài cửa, bò lại cho 2 cái tát tai khiến mình hiểu phải căm thù thực dân tây ra sao. Mình lại nghe thầy cô kêu thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi khiến mình cứ muốn cô thầy ghét mình vì họ thương, lại tát tai. Từ đó mình sợ đến già, không dám hỏi thầy cô nữa đến khi đi tây.

Sang tây thì mình quên bén vụ tổ tiên con rồng con tiên. Bắt đầu chấp nhận, thấm nhuần, chắc tổ tiên mình là người Gaulois, vì cứ xổ tiếng tây hàng ngày. Cứ Si Si, Non Non mút mùa lệ thuỷ cứ như tây đầm. Đến khi.

Vâng đến khi mình qua Hoa Kỳ chơi thì phát hiện ra một đối tượng gốc mít. Mình như giác ngộ cách mạng tình yêu, đầu óc cứ lơ tơ mơ về đối tượng. Trở về Luân Đôn, mình bổng như lá rụng về cội, bò vào thư viện, mượn sách báo việt ngữ về đọc. Đọc lại sách báo việt ngữ như tìm về nguồn thì những câu hỏi phản động, không nên hỏi khi xưa, từ đâu lại trở về. Cả năm trời, đả thông tư tưởng với đối tượng đại học B.U., mình đọc ngấu nghiến sách báo việt ngữ như tìm tình yêu trong thi ca Việt Nam. Càng đọc thì mình càng ngu.

Mình bắt đầu đọc Lĩnh Nam Chích Quái, một loại chế biến, nói theo từ ngữ đương đại là văn mẫu của một cuốn sách về lịch sử truyền khẩu của tàu. Quên tên rồi, lười đi lục lại đọc ở đâu.

Mình bắt đầu đọc cuốn sử của ông Ngô Sĩ Liên. Ông này sống dưới thời vua Lê Thánh Tông, hoàn thành cuốn sử vào cuối thế kỷ 15, nhưng sau đó có nhiều người bổ sung, đến cuối thế kỷ 17 (1697), nghĩa là hơn 200 năm sau mới được xuất bản cho bà con đọc. Cho nên không biết phần nào của ông ta viết, phần nào do các tên văn lại khác bơm, chế vào. Trong sách lại phán một câu xanh rờn: 

"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Ông thần Ngô Sĩ Liên kêu: trộm nghĩ khiến mình thất kinh. Ông ta kêu đã dựa theo cuốn sử của ông Lê Văn Hưu, đời nhà Trần, để soạn lại theo lời vua Lê. Lịch sử đều được viết bởi kẻ chiến thắng, bên thắng cuộc. Ông Ngô Sĩ Liên này được xem như bộ trưởng tuyên truyền của ông Lê Lợi, khi sơ tán, lập chiến khu, kháng chiến quân Minh. Tương tự như ông Trần Huy Liệu sau này với cuộc kháng chiến chống tây.

Mình nghĩ ông Ngô Sĩ Liên sống lâu, thì chắc chắn không phải người như anh em Thôi Bá, Thời Thúc,.. thời Đông Chu Liệt Quốc, thà chết để viết đúng sự thật. Cứ lấy gương ông Nguyễn Trãi kia là đủ hiểu nhà Lê ra sao.

Ông Ngô Sĩ Liên lại rảnh rỗi nên viết thêm Ngoại Ký. Trong cuốn này, có thể ông ta thấy lịch sử nhà Trần do ông Lê VĂn Hưu viết quá ngắn ngủi mà quân ta vừa chiến thắng đại quân tàu. Ông ta được lệnh của vua Lê, phải viết sử cho hoành tráng, ca tụng đại đế anh hùng áo vải như Tố Hữu khóc ông Xít ta Lin nên phải bựa chuyện để hoành tráng hoá về người anh hùng áo vải. Vua Lê không phải nông dân bình thường, mà là con cháu rồng tiên. Vua bận áo vải thay vào áo tơi như đám bần cố nông. Vua được thần Kim Quy trao cho cái gươm để đánh đuổi giặc Minh. Xong chuyện thì phải trả lại cái gươm thiêng cho trời đất.

Mình không nhớ ông Ngô Sĩ Liên này có đi tàu hay không. Nếu có hay nhờ ai đi xứ mang về truyện kiếm hiệp Lĩnh Nam Chích Quái như Kim Dung sau này. Ông buồn đời, chế lại lịch sử Việt Nam, chêm thêm mấy chuyện của Lĩnh NAm Chích Quái, biến con cháu sau này thành Con Rồng Cháu Tiên. Chưa hết, ông lại vác mấy ông vua nước Sở hay nước Hạ bên tàu vào, chế lại các vua Hùng Vương, để cho thấy văn hoá người Việt cũng gần gần hay bằng người Tàu.

Dạo này, bổng nhiên mấy quan lớn cưa bom, kêu trong 5 năm nữa, Việt Nam sẽ đoạt giải văn chương Nobel, và thành lập chế độ 6 Gờ trước cả thế giới. Kinh. Hình như có nghe nói họ sẽ làm hệ thống tên “Sen” hay Lotus gì đó mà đến này, chưa thấy cho ra ràng.

Sử Việt Nam mà chúng ta được thầy cô dạy ở trường thấy không đúng sự thật lắm. Toàn là dựa đâu đâu để dạy. Khiến mình hay thắc mắc và bị bợt tai.

Nghe kể mấy quan nhớn chạy bằng cấp nên phải mướn người bựa khi xưa, nhà nghèo đi bắt đom đóm, bỏ vào cái chai bia 33, đen xì, để có ánh sáng để học. Khi xưa, mình có thấy đom đóm vào chạng vạng nhưng không bắt được. Điện hay bị cúp nên học bài thường là đèn hột vịt nên sáng dậy phải rữa mũi vì lọ nghẹ. Không cần phải như bà tiến sĩ nào kể trên đài truyền hình là khi xưa, bố bà ta lấy gạch nung lửa để sưởi ấm mùa đông để ngủ. Hay con lãnh đạo lại lãnh đạo là hồng phúc dân tộc.

Mình thấy thiên hạ hay chỉ trích vụ lấy gạch nung để sưởi ấm mùa đông. Khi xưa, ở phòng ô-sin ở Paris không có lò sưởi. Tối mình đắp hai ba cái mền, bận mấy cái áo len. Đến khi mình sang Ý Đại Lợi chơi, mùa đông ghé lại nhà bạn ngủ ở miền quê. Tối thì bà mẹ nấu cho nồi nước nóng, bỏ trong cái bình bằng cao su, mà mấy người ốm hay để dằng trên bụng. Họ bỏ cái bình cao su này vào trong chăn. Đến khi đi ngủ thì bớt lạnh vì cái bình nước ấm toả trong mền. Có lẻ khi xưa, người ta dùng cục gạch để nung rồi cuộn giấy hay khăn, bỏ trong chăn để giúp chăn ấm, ngủ vào mùa đông.

Sau này, mình đọc sách của ông Kim Định, mới hiểu “tiên” có nghĩa là chim nên mình vẽ chùa ở Connecticut theo dạng tổ chim với những con rồng bay 4 phương trời. Dần dần, mình đọc thêm sách của  ông Kim Định, nhận thấy tinh thần quá yêu nước, cứ ca tụng đủ trò người Việt, giỏi này nọ nhưng quên đặt câu hỏi là người Việt thông minh, giỏi nhưng tại sao lại Nghèo, đi làm công cho thiên hạ. 90,000 người hàn quốc làm chủ hãng tại Việt Nam, còn 90,000 người Việt tại hàn quốc, làm lao động vì dân họ không muốn làm những công việc tay chân. Ông ta cũng có cái bệnh “nổ” trong gien như mọi người Việt chính thống. Cái gì Việt Nam cũng nhất. 15 năm nữa Thái Lan mới bắt kịp Việt Nam. Tự hào quá Việt Nam ơi. Hình như sáng nay, Việt Nam bị Úc Đại Lợi cho ăn 4 cái hột vịt. Kinh

Mình mới xem về thứ hạng quân đội trên thế giới. Năm 1975, Việt Cộng được xem là quân đội mạnh nhất thứ 5 trên thế giới. Nay thì đứng hàng thứ 24, GDP thì 128 hay chi đó. Tại sao chúng ta không dạy con nít, học sinh là chúng ta nghèo, phải cố gắng xoá đói giảm nghèo, các phương cách thoát nghèo thay vì ngọn đuốc cách mạng bớ vơ. Dạy con nít căm thù.
Mình thấy trên mạng cho biết nữ chiến sĩ công an, chưa chồng chưa con mà có sữa cho em bé bú khiến mình tò mò, muốn gặp cô này xin chút sữa tươi. Vợ mình sinh hai đứa con, mình mua máy về vắt sữa mà không ra. Đây cô không có con mà có sữa cho trẻ em bú. Cái này, phải đưa cho thế giới biết để họ nghiên cứu để giúp trẻ em thế giới thoát đói khát sữa. Khi hết sữa thì chạy sang nhà hàng xóm kêu cho con mình bú dùm. Như câu tục ngữ phi châu, cả làng nuôi một đứa bé.

Mình đọc một bài viết do chính ông Trần Huy Liệu ký tên, cho rằng khi đánh tây. Ông ta bắt chước Ngô Sĩ Liên, kêu ông Lê Lợi ra hồ Gươm, đi thuyền chơi rồi kêu mấy ông đánh cá, giả làm con rùa , bò lên đưa cái gươm cho ông Lê Lợi, giúp nhân dân tin tưởng mà theo, đóng góp gạo cho nghĩa quân. Ông Trần Huy Liệu mới chế ra ngọn đuốc cách mạng Lê văn Tám để tuyên truyền, giúp người Việt hồ hởi phấn khởi mà đong gạo, nuôi cách mạng. Rồi có ông Trần Quốc Vượng nào, nghe nói là sử gia gộc cũng lên tiếng.

Chuyện là thằng Tây nấu ăn, buồn đời sao làm cháy bếp, lan tới chỗ đựng xăng bom nổ long trời. Thế là ông Trần Huy Liệu chế ra một ngọn đuốc cách mạng chớ hôm ấy không có thằng an nam mít nào chết trong đồn của lính Tây cả. Sau này, ông ta Chán Mớ Đời nên nói đã đến lúc chúng ta cần nói ra sự thật về các anh hùng bựa nhưng không thấy ai nghe. Vẫn có đường và trường học mang tên ngọn đuốc cách mạng Lê VĂn 8. Nếu bỏ thì hoá ra nhận mình là dân bựa. Đã chơi thì phải chơi tới bến. Chán Mớ Đời 

Khi đánh được quân Minh, ông Lê Lợi sợ đám cận thần khi xưa biết hết sự thật về cuộc đời khiêm tốn của mình nên đem ra chém đầu hết, thậm chí còn giết ba đời Nguyễn Trãi. Trước khi chém ông Bình Ngô Đại Cáo này thì phải đổi tên họ từ Lê sang Nguyễn mới chém.

Ngày nay, người ta khám phá ra Lê Lai, giả dạng Lê Lợi, chạy ra đánh quân Minh để ông Lê Lợi trốn thoát vào chiến khu khác. Cái khổ là Lê lai không chết như kịch bản mà sống sót, do đó Lê Lợi truy tìm Lê Lai và cả dòng họ để giết thêm các cận thần để bịt mồm. Khi chó săn không cần nữa thì phải giết.

Ở hải ngoại, lâu lâu gặp một vài người thuộc thế hệ bố mình. Họ kêu khi xưa, là tướng là tá gì đó mà không ai biết đến. Sau có người cho mình biết, họ cứ theo năm tháng, rồi tự thăng họ lên lon. Andrew Lam, con của tướng Lâm Quang Thi, có kể trong cuốn sách của anh ta về một anh Việt kiều về Sàigòn thăm nhà. Trời mưa, không biết đi đâu, có cô gái hàng xóm, kêu cậu con cũng là Việt kiều ở mỹ về. Mời chú qua nhà nói chuyện với cậu con cho đỡ buồn. Anh ta nghe, bò sang nhà hàng xóm. Thấy một anh Việt kiều, bận bộ đồ vét như Ngô tổng thống đi kinh lý dù trời nóng như thiêu đốt. Anh ta cho biết qua mỹ đâu 3, 4 năm rồi. Tiếng Anh thì khạc không ra hơi, lại thấy trên tường treo bằng của đại học Harvard mà người ta có thể mua trong tiệm bán thư phẩm rồi in ra. Kinh

Trong lịch sử loài người, lịch sử đều được viết, kể lại bởi kẻ chiến thắng. Kẻ thua cuộc đều bị sát hại. Kẻ thắng cuộc tha hồ mà bú xua la mua vì không ai kiểm chứng. Do đó khi đọc lịch sử một nước, tốt nhất là đọc thêm về các nước lân cận. Điển hình người Pháp và người Đức, thường đánh nhau trong lịch sử nước họ. Có phần đất cạnh biên giới của hai nước này là vùng Alsace và Lorraine. Khi thì thuộc Đức quốc khi thì Pháp quốc. Đọc sử của người Pháp thì nói như thế này, đọc sử người Đức thì nói như thế kia. Mình có cái nhìn chung chung, ít thiên vị.

Người Mỹ và đồng minh chiến thắng trong đệ nhị thế chiến. Mình xem phim, kể lính mỹ oai hùng bú xua la mua. Nay mình lò mò đọc sách và xem xi nê của người Đức, người Nga để hiểu thêm về đại chiến thế giới thay vì nghe một chiều. Khám phá ra lính mỹ cũng giết lính đức dù đã đầu hàng. Lính nga cũng tàn bạo,… nói chung thì lính bên nào cũng tàn bạo trong chiến tranh.

Buồn buồn mình hay tìm sách sử Trung Cộng viết về Việt Nam thì khám phá nhiều cái lạ để kiểm nghiệm về những gì mình đã được thầy cô dạy từ bé. Tại đại học UCLA, có ông tàu nào nghiên cứu, nói về cách viết sử của ông Lê Văn Hữu và ông Ngô Sĩ Liên. Kinh. Mình, người Việt chả biết gì hết, cứ mở miệng là dân ta anh hùng. Đây lại có mấy ông tầu bên mỹ, nghiên cứu về cách viết sử của sử gia người Việt. Kinh

Được biết miền nam của sông Dương Tử, có một nước tên Sở, làm vua đến 18 đời, gọi là Sở Hùng, thế là các nhà viết sử của ta, tư duy đột phá thêm vào Hùng Sử Việt, mà mấy ông này học văn nên dốt toán. ông Thời Sỹ, thắc mắc từ Kinh Dương Vương đến 18 ông vua họ Hùng Việt Nam, được cải biến, trung bình trị vị đến 138 năm. Không thấy ai nói gì cả, có lẻ vì vậy ông ta bị đì chết bỏ. Thời xưa, người ta sống đến 40 tuổi là đại thọ, đây tổ tiên anh hùng của chúng ta sống đến 138 năm mỗi người. Gien của người Việt sống lâu nhất thế giới.

Có người lại cho vua Hùng Vương được xuất hiện trong Việt điện u linh tập qua truyện SƠn Tinh Thuỷ Tinh của Lý Tế Xuyên. Theo ông Hoàng Xuân Hãn: “Lý Tế Xuyên là quan Thủ Đại Tạng Kinh Trung Phẩm Phụng Ngự nhà Trần, ông giữ hương hoả bất tuyệt, ghi chứng tích các vị thần qua đền miếu, khảo dị qua Giao Châu Ký của Tăng Cổn là Thứ sử Giao Châu vào đời Đường, Qua chức vụ ấy, ông ghi lại trong Việt điện u minh tập với hậu ý mong trừ dâm thần, tà quái, yêu ma, vọng quỷ trong dân gian….”

Khi người tây phương đến xứ Tàu thì mới khám phá ra người Tàu có học, nhưng không biết làm tính. Chỉ có mấy ông đi buôn thì tự học làm tính qua cái máy Abacus mà ông Sở khi xưa, dạy mình làm tính, để tính tiền mấy tên học chữ thì chống đối bọn thương buôn nên dốt toán.

Khi ông Ngô Sĩ Liên được vua Lê ra lệnh viết sử. Ông ta lấy cuốn sử của ông Lê Văn Hưu để làm nền tảng, nhưng vua Lê lại chơi ngon, kêu phải viết nước ta có lịch sử ngang hàng với tàu nên phải lùi về đến 2,200 năm. Buồn đời, ông ta nhớ đến một cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái. Từ đó ông ta bựa ra truyện họ Hồng Bàng, nguồn gốc Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân. Mấy chuyện nầy đều được kể trong Lĩnh Nam Chích Quái. Thế là dân ta cứ tin như sấm.

Mình nghe kể trong trại cải tạo có một ông bị đi tù lâu nhất dù cấp bậc thấp nhất. Lý do là ông ta hay hỏi quản giáo những câu hỏi cực ngu. Điển hình, một quản giáo dạy về lịch sử cách mạng; cho rằng bà Triệu Ẩu lấy ông Lạc Long Quân, sinh ra 100 người con. 50 người đi xuống miền làm tay sai cho Mỹ Diệm, và 50 người con, sơ tán, chạy lên rừng, lập chiến khu kháng chiến đánh cho mỹ cút, ngụy nhào. Ông tù kêu là chính sử và dã sử không thể lấy nhau được. Bà Triệu Ẩu là chính sử còn Lạc Long Quân là dã sử. Thế là đi tù mọt gông về tội cãi lời giảng của quản giáo.

Bổng nhiên cuốn sử của ông Lê Văn Hưu mất biến, phi tang. Họ cho rằng người Tàu lấy về để bán ve chai. Cứ đỗ tội cho tàu là khoẻ việc. Ngày nay, không ai thấy dấu vết cả. Nhiều khi chưa chắc đã có ông Lê Văn Hưu nào viết lịch sử Việt Nam. Họ chế ra, rồi kêu dựa theo sách của ông Lê Văn Hưu. Họ nói quân Minh, lấy đem về tàu để bán lạc xoong. Chán Mớ Đời 
Có anh bạn ở Việt Nam, gửi cho mình tin tức này khiến mình hãnh diện quá. Có thể công ty này đã có 75,000 người đặt cọc. Mình có đặt cọc để mua chiếc bán tải Ford 150 Lightning, chạy bằng điện. Chỉ đặt cọc có $100. Vấn đề là không biết chừng nào mua được xe. Năm nay hay năm tới vì họ chưa sản xuất. Nghe nói tháng 4 này mới cho ra lò.

Sự tích Trọng Thuỷ Mỹ Châu lấy từ truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam Chích Quái. Hay tích Lý Ông Trọng được lấy từ Hiệu uý trong U Hiệp tập. Vụ đại sư Minh Không chữa bệnh cho Lý Thần Tông , được lấy từ truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không trong Lĩnh Nam Chích Quái. Hay chuyện Lý Thân được cử sang tàu cho vua Tần, bú xua la mua. Hôm nào mình kể vụ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, toàn bựa không.

Có dạo, một ông lang gốc An-na-mít, bên tây nổi đình nổi đám, kêu được Tây trả tiền, đi qua Trung Cộng, đến mấy chỗ thờ hai Bà Trưng, trống đồng,… ông ta kêu là ông ngoại dạy sử Việt Nam từ bé bằng chữ Nho. 7 tuổi đã tinh thông Tứ Thư NGũ Kinh. Ông mò mò đến Động Đình hồ, sông Tương, tìm ra một con sông tên là Âu Giang. Thế là ông ta kêu chim Hải Âu và tất nhiên ông ta chia vét-bờ, giải mã Âu Cơ là hoàng hậu của chim Hải Âu. Thế là chim thì phải đẻ ra trứng. Mình muốn thử nghiệm DNA của mình có thuộc mà số di truyền học, có đúng như mã số DNA của vua HÙng Vương. Mình tốn khá tiền để mua sách của ông ta, mang họ Đông-A. Chán Mớ Đời 

Được cái là ông ta viết về đông y dễ đọc, dễ hiểu nên mình mua sách ông ta để học thêm. Những câu chuyện ông ta kể thì cũng nổ vang trời. Như là biết cách ấn huyệt khiến phụ nữ nổi tà dâm. Ông ta gặp cô đào tài tử tàu nào đẹp nức nở, rồi ông ta nắm tay bấm vào huyệt chi đó khiến cô ta mê ông ta dù thua mấy chục tuổi. Từ ngày Internet rộ lên thì không thấy tin tức ổng ta nữa. Chắc về hưu. Nghe nói ông ta đổ 3 bằng đại học và y khoa trong vòng 1 năm tại Sàigòn khi xưa.

Sau đó ông ta viết mấy cuốn như Anh Hùng Lĩnh NAm,… mình có mua đọc nhưng ông ta viết về Đào Kỳ không hấp dẫn như Kim dung nên Chán Mớ Đời, ngưng đọc. Mình đoán ông ta xa Việt Nam lâu ngày, hãnh diện làm người Việt nên bựa chuyện ra để viết đề cao người Việt. Tương tự ông Kim Định, cứ thấy cái gì là chia vét-bờ của người việt. Cái này có cái nguy hiểm là sẽ không giúp người Việt thoát khỏi các mặc cảm thấp hèn của một nước nhược tiểu. Có người lại kêu Kinh Dịch, Tử Vi,… là của Việt Nam.

Theo sử gia Đặng Văn Lung cho rằng một số tác giả: Họ thường lấy truyền thuyết làm lịch sử, thậm chí có người đã sửa lịch sử lại cho đúng với truyền thuyết. Truyền thuyết là truyền thuyết, lịch sử là lịch sử, không thể đồng nhất được”. Theo ông ngay trong sử thời Hồng Bàng dường như cũng có hiện tượng này: “Theo tôi truyền thuyết cái bọc trăm trứng đoạn đầu nói Lạc Long Quân là con Lộc Tục, và Lộc Tục là con vua Thần Nông, một vị vua mở đầu lịch sử Trung Quốc, theo sử cũ, thì đó là do các sử gia thêm thắt vào. Lại lối đặt tên như Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, v…v… cũng là do các sử gia ấy bịa ra”.

 

Nói chung là đầu óc mình bị lộn xộn vì những thắc mắc khi nghe thầy cô giảng, không dám hỏi vì sợ bị ăn tát tai nên sau này buồn đời đi kiếm tài liệu đọc để bớt điên điên. Càng đọc về lịch sử Việt Nam được viết khi xưa càng thất kinh. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cha mẹ và con cái bất hoà thời a còng

 Điều khiến mình ngạc nhiên nhất khi sang Hoa Kỳ làm việc. Tỷ lệ Người Mỹ ly dị rất đông, nghe nói đâu 50%, nghĩa là khi lập gia đình, xác suất hát bản nhạc: ‘người đi qua đời tôi” đến 50%. 60% các hôn nhân lần thứ 2 đưa đến ly dị, và 73% hôn nhân lần thứ 3 cũng phải hát nghìn trùng xa cách. Thậm chí có người ly dị đến 3, 4 lần mà mở miệng ra là cứ “lạy Chúa tôi”. Ông nuôi ong trong vườn mình có đến 4 bà vợ. Kinh

Những cuộc ly hôn này gây ảnh hưởng đến con cái vì vợ chồng ly dị, chửi nhau, dùng con cái để chửi thằng chồng mất dạy hay con vợ bú xua la mua khiến con nít chới với, lớn lên bị ảnh hưởng tâm lý mà ngày nay, các nhà xã hội học Mỹ rất quan tâm về sự tẻ nhạt, bất hoà giữa cha mẹ và con cái. Mình có tên mỹ ở chung nhà khi xưa ở New York, cho biết bố mẹ hắn bất hoà khiến hắn phải nghiện ngập, uống rượu.

Trên thực tế, có nhiều vấn đề, nguyên cớ đưa đến sự bất hoà giữa bố mẹ và con cái. Lớn lên, chúng không về nhà, không điện thoại thăm hỏi,… người ta phỏng vấn nhiều người Mỹ lớn tuổi. Có người cho biết là con họ không liên lạc cả 5 năm trời.

Thêm đại dịch xảy ra, bố mẹ lo sợ mà con cháu, không liên lạc với cha mẹ rất đông. Ai theo chúa thì gọi đứa con hoang đàng, ai theo phật thì gọi cái nghiệp. 

Cá nhân mình thì 17 tuổi, đã đi Tây đến 20 năm sau mới gặp lại gia đình nên quen sống một mình, không thích ai quản lý, sai bảo, phải làm cái này, làm cái nọ. Nay, con lớn mình cũng không xía vào chuyện của tụi nó. Chúng muốn làm gì, cần ý kiến mình thì trả lời còn không thì thôi.

Điển hình, con gái mình muốn dọn sang New York ở, không hỏi mình, chỉ nói với mẹ nó để chuyển ý lại cho mình. Mình cũng không nói gì. Mình hiểu tính nó, có lẻ tương đồng với mình. Thích độc lập đến khi lập gia đình thì đồng chí gái cứ đi theo kêu làm cái này, làm cái kia khiến mình theo chủ nghĩa Chán Mớ Đời.

Người ta cho biết, gia đình là nền tảng của xã hội mà nếu gia đình không thống nhất, không hoà thuận thì xã hội sẽ có kết quả khá lo ngại.

Trong cuốn: “Why a Adult Children Cut Ties and How to Heal the Conflict”, tóm tắc của cuộc thăm do của đại học Wisconsin. Người ta nói nguyên do sự bất hoà giữa cha mẹ và con cái vì lối giáo dục con cái từ bé, khiến lớn lên chúng nghĩ lại và có thể hận cha mẹ. Cha mẹ đánh chúng hay bỏ rơi vì lo làm việc. Người giàu thì lo làm ăn để kiếm được nhiều tiền còn người nghèo thì phải Nai lưng làm 2, 3 Jobs để có đủ thu nhập trả hoá đơn hàng tháng. Chẳng bù lại trước đây, người cha đi làm và người mẹ ở nhà chăm sóc con cái.

Con cái khi trưởng thành không muốn dính dáng đến cha mẹ quá kiểm soát. Muốn thoát ly khỏi ách đô hộ của người cha phản động, người mẹ mất lập trường đạo Đức cách mạng. Việt Nam mình thì theo lối giáo dục ảnh hưởng bởi nho giáo, đưa nặng “chữ Hiếu làm đầu”.

Đại thể, trong xã hội mỹ, nếu người ta mong đợi hay bắt buộc người con lo chăm sóc cho cha mẹ khi về già, sẽ vi phạm các quyền nhân bản cá nhân của đứa con. Điển hình luật bắt buộc con cái phải chăm sóc cho người già, cha mẹ của Trung Cộng được ban hành năm 2013, sẽ vi phạm quyền cá nhân của người Mỹ. Với chế độ 1 con, người Tàu phải lo cho bố mẹ rồi lo ông bà ngoại và ông bà nội. Một cặp vợ chồng phải lo cho 6 cặp người lớn tuổi thêm thằng con hay đứa con gái. Kinh

Hay luật của Đức quốc cho phép người cha để lại gia tài cho người bạn gái, dù người con đã bỏ rơi cha mẹ từ 40 năm qua sẽ vi phạm quyền tư hữu của người Mỹ. Anh Chị có thể bỏ rơi cha mẹ, không chăm sóc nhưng khi cha mẹ qua đời, gia tài phải thuộc về anh chị. Do đó đưa đến rất nhiều vụ lộn xộn gia đình, anh em choảng nhau về tranh chấp gia tài. Xứ mỹ này kiện cáo tùm lum.

Có một nghiên cứu quốc tế trên 2,700 cặp cha mẹ trên 65 tuổi, được phát hành năm 2010, cho thấy tỷ lệ cha mẹ người Mỹ có vấn đề với con cái gấp đôi các xứ khác như Anh quốc, Do Thái, Tây BAn Nha…

Người ta quy vào cái tội ly dị quá nhiều ở người Mỹ, đã khiến con cái mất niềm tin ở cha mẹ. Khi chứng kiến bố mẹ, miệng thì kêu I love you mà ngoại tình, đủ trò. Người ta gọi văn hoá chất lỏng (liquid culture) khi mà các thể lệ được thay đổi nhanh chóng và các tiêu chuẩn hàn gán với cá nhân xưa kia không còn hiệu lực. Khi ra nhà thờ tuyên bố trước bá quan là sẽ bên người bạn đời suốt đời dù khó khăn hay hạnh phúc rồi đưa nhau ra toà sau đó. Có nhiều người sống chung, bồ bịch cả 10 năm nhưng khi quyết định lấy nhau thì mấy tháng sau đâm đơn ly dị. Họ không chịu được sự đòi hỏi tuyệt đối từ người phối ngẫu.

Lối dạy con rất khó vì thay đổi liên tục theo sự chuyển đổi của xã hội. Thay vì khích lệ, khuyến khích chúng ta muốn con mình nghe lời cho khoẻ đời. Vì không có thì giờ để giải thích cũng như không có kinh nghiệm nuôi con. Khi người ta có cháu ngoại, cháu nội thì họ hiểu rõ phải dạy con nít ra sao. Do đó, cháu với ông bà rất thân nhau. Những gì ông ngoại hay mệ ngoại mình kể cho mình thì nhớ rất lâu, có ảnh hưởng đến ngày nay. Ông bà về hưu nên có thì giờ để chăm sóc cháu.

Ngoài ra, xã hội Hoa Kỳ ngày nay có rất nhiều stress. Đi làm, về nhà lo con rất bận nên không có thì giờ thăm hỏi bố mẹ. Vì khi hỏi thăm lại mang thêm một cái stress khác. Cha mẹ trách móc đủ trò. Gặp cha mẹ, lại trách sao người ta có Phước. Con người ta giàu có, thành đạt,…

Miệng thì cứ nói là Đời là Vô Thường nhưng lại trách móc con mình không bằng con người ta. Mình chỉ thấy bề nổi nhưng không thấy sự thật bên trong. Biết đâu, con người ta cũng te tua, chỉ đóng kịch.

Cách đây mấy năm có bà giáo sư đại học Yale, ra cuốn sách dạy con mà người ta gọi bà ấy là Hổ Mẫu (tiger mom). Bà ta kể bắt con gái bà ta làm bài tập, tập đàn dương cầm ra sao. Thiên hạ khen đủ trò, muốn áp dụng phương cách dạy con của bà ta. Sau này, người ta phỏng vấn bà ta thì con gái lớn lên, bỏ bà đi mất tiêu, không hỏi thăm gì cả vì bà ta chỉ nghĩ đến bà ta, muốn được người ta khen có con học giỏi bú xua la mua.

Đại học Harvard, có làm một thử nghiệm vào năm 2015. Họ hỏi các giới trẻ dưới 40 tuổi, 48% cho rằng giấc mơ Hoa Kỳ đã chết. Mặc dù là thế hệ họ học cao hơn các thế hệ trước, có bằng đại học cao hơn các thế hệ trước nhưng họ cảm thấy nghèo hơn, không có tài sản. Chỉ có 25% là tự cho mình hạnh phúc, thoả mãn.

Mỗi lần, gặp bạn bè, là thấy họ rên. Con cái ngày nay như vậy như kia, không như mình hồi mới sang đây. Thật ra, tuổi trẻ, ai cũng có giấc mơ nhưng ngày nay, chúng phải cạnh tranh khắp thế giới. Khi xưa, thế hệ người Việt đầu tiên sang Hoa Kỳ. Đi học, chỉ cạnh tranh với học sinh Hoa Kỳ, nay muốn vào đại học lớn, phải cạnh tranh với các sinh viên đến từ Trung Cộng, Ấn Độ,…

Ra trường đi làm, chủ hãng mướn rẻ vì có thể mướn kỹ sư ở Ấn Độ, …rẻ hơn nhiều. Đồng chí gái thì cứ than thở, khi nghe mấy bà bạn khoe con mình làm hãng này hãng nọ trong khi mình thì khuyến khích thằng con học đầu tư, mua nhà mua cửa cho thuê. Chả cần chức to hãng lớn. Cứ có độ 10-20 căn hộ cho thuê, để người khác đi cày nuôi mình. Xong om

Có bà giáo sư xã hội học bên Anh quốc cho rằng sự bất hoà giữa cha mẹ và con cái vì giá trị, mong muốn của nhau không tương đồng. Người thì kêu làm tất cả để con mình có tất cả những gì mình mong muốn khi xưa nhưng đứa bé lại lạnh nhạt vì nó lại không thích đồ chơi, áo quần, xe cộ,…như bố mẹ mơ ước khi còn trẻ.

Nguyên do chính là bố mẹ lạm dụng rượu bia hay đánh bài. Say vào là kéo con ra khệnh. Đầu óc không minh mẫn. Nói theo kiểu người Việt là thương cho roi cho vọt. Dạo này thiên hạ đang đánh vụ vợ chồng ông nào khệnh đứa con gái 8 tuổi chết. Hàng xóm thì kêu chuyện xảy ra như cơm bữa nhưng họ không can thiệp. Nay thì kêu tội nghiệp đứa bé. Ở Hoa Kỳ thì hàng xóm đã gọi điện thoại cho cảnh sát và toà cho đứa bé vào viện mồ côi hay ai nhận đem về nuôi. Đánh con hay đánh vợ là đi tù ngay.

Về mặt tâm lý thì giới trẻ ngày nay không tìm được sự an toàn trong đời sống. Công ăn việc làm bấp bênh không như thế hệ xưa. Làm việc cho một công ty đến khi về hưu, nay công ty có thể được mua bởi công ty khác nay mai, bị sa thải.

Thật ra ngày nay, đời sống bị stress quá nhiều khiến các bệnh tâm lý đến với chúng ta khá nhiều. Chúng ta chỉ nghĩ bệnh đau ốm nhưng bệnh tâm lý khá phức tạp và ít ai chịu chấp nhận sự việc.

Trước đây, khi người ta gặp vấn đề nội tâm, gia đình thì họ cầu nguyện đến chúa, Phật để tìm được sự an ủi tinh thần, niềm tin. Ngày nay, vấn đề đức tin bị giảm bớt khi khoa học lên ngôi, con người tìm đến các nhà tâm lý học như các cố đạo đương đại để được giải đáp thắc mắc, chữa bệnh tâm thần.

Nhìn lại, mình thấy khi xưa, sợ con hư nên phải cho chúng sinh hoạt thể thao, hướng đạo, học việt ngữ,… nay, nếu được làm lại, có lẻ mình để con mình đi chơi với mình nhiều hơn. Dạo này, mình dạy thằng con nghề mua nhà, và cho thuê. Thấy nó lấy sách của mình từng đọc khi xưa, cha con nói chuyện nhiều hơn xưa.

Người ta cho biết, con cái khi ra đời, chúng chạy theo danh vọng, mưu cầu hạnh phúc, làm việc để đạt được giác mơ của chúng. Ngoài ra, vấn đề xã hội và chính phủ. Vào những năm của tổng thống Reagan, chính phủ và công ty chuyển các nhiệm vụ an sinh cho chúng ta. Trước đây, chúng ta được dạy là học cho giỏi, kiếm mảnh bằng, đi làm cho chính phủ hay một công ty. Sau này về hưu thì chính phủ và công ty lo hưu trí.

Những năm 80 của thế kỷ trước, người ta dẹp bỏ mấy vụ này. Các công ty lớn như Sears khai phá sản vì phải trả tiền hưu trí cho cựu nhân viên nên họ bắt chúng ta phải tự lo 401k, lo quỹ hưu trí cho tương lai. Chúng ta đánh mất tinh thần liên đới, chúng ta chỉ tự trách nếu không thành công. Chúng ta bắt đầu học tính ích kỷ, lo cho thân mình nên gia đình, cha mẹ trở thành một gánh nặng. 

Dần dần đưa đến sự vô cảm. Chúng ta chỉ nghĩ đến quyền lợi chúng ta, quên đi tình người. Xung quanh hàng xóm của mình, chỉ liên lạc với mấy người hàng xóm gài về hưu, gặp nói chuyện còn các hàng xóm khác, chỉ dơ tay rồi chạy. Chúng ta trở thành những con ốc đảo nhỏ với Internet.

Ngày nay, khi gặp nhau trong các buổi họp mặt gia đình. Chúng ta thấy mỗi người, cầm cái điện thoại thông minh. Kỹ nghệ thông tin đã nối kết chúng ta với những kẻ xa lạ, chưa từng gặp nhau ngoài đời, ngược lại chúng ta không cần các người thân trong gia đình. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nhị thập tứ hiếu xét lại

 Có lần nghe một người dì của đồng chí gái kể về một bà bạn. Khi con trai cưới vợ, bà ta tặng cho cuốn sách Nhị Thập Tứ Hiếu, thay vì vàng bạc khiến mình thất kinh. Lý do là khi xưa, thầy giáo việt văn bắt mua cuốn sách này để đọc và sẽ khảo bài. Khi đọc có nhiều bài khiến mình rợn tóc gáy mà thiên hạ gọi đó là 1 trong 24 cái hiếu của người Tàu. Chúng ta cần phải bắt chước, làm theo cho trọn chữ Hiếu.

Điển hình, ông Quách Cự. Không biết ông ta làm gì mà nhà sa sút nên bà mẹ bớt phần cơm để mớm cho thằng cháu nội 3 tuổi ăn. Thấy mẹ mỗi ngày mỗi hao mòn nên hai vợ chồng bàn: con thì có thể sinh lại, còn mẹ thì không nên nhất trí đào hố chôn sống đứa con để mẹ có cơm để ăn. Khi đào cái hố để chôn sống thằng bé thì tình cờ thấy cái chum như trong phim tàu, đề trên cái chum: “Hiếu tử Quách Cự, Hoàng Kim nhất hủ dung dĩ tứ nhử.” Mình không biết ông bụt nào mà thản nhiên chấp nhận tư tưởng giết con, để dành cơm cho mẹ và tặng chum vàng.

Từ bé, qua các câu chuyện hiếu tử, họ đã gieo hạt mầm gian ác, tàn bạo vào đầu óc các đứa bé ở tiểu học như mình. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi có cặp vợ chồng nào mới đây, đánh chết đứa con vì được dạy từ bé “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.

Thế là đứa bé được cứu sống, họ có tiền để nuôi mẹ già. Thảo nào, ngày nay người ta đem con bán qua biên giới cambuchia. Nuôi không được thì bán, gỡ vốn. Không biết bên tàu, hay Việt Nam có bao nhiêu đứa bé bị giết để bố mẹ có cơm mà ăn, cha mẹ đứa bé tin vào lối tư duy giết con để nuôi bố mẹ, sẽ được ông bụt giúp cho cái chum vàng.

Nếu tên Quách Thị này có hiếu thì phải nhường cơm lại cho mẹ, hay đi tìm thêm việc làm, lao động kiếm thêm tiền để nuôi mẹ. Đây đáp án của kẻ được tôn sùng là đại hiếu. Con thì có thể sinh lại, giết đi, đỡ 1 miệng cơm. Đó là con trai, còn con gái chắc họ đã giết từ lâu.

Hồi nhỏ, mình được giảng dạy câu chuyện tình bạn như Lưu Bình Dương Lễ. Ai nấy đều khen hay, giúp bạn ăn học bú xưa la mua nhưng ít ai nói đến khía cạnh một thằng chồng xem con vợ như ô sin, kêu đi qua nhà thằng bạn làm ô sin, nuôi nó ăn học. Từ bé, đã dạy con nít vợ chỉ là ô sin thì lớn lên, chúng chỉ đi bia ôm thay vì về nhà rữa chén bát cho vợ. Xem bạn trên vợ. Về Việt Nam, thấy sau 4 giờ chiều, đàn ông ngồi quán nhậu, đủ loại. Có lẻ do tinh thần Lưu Bình Dương Lễ học từ mấy anh ba tàu.

Dạo này, thiên hạ đang chửi bới công ty gì làm đồ thử nghiệm giả covid thì các chiến sĩ an ninh mạng, định hướng dư luận qua ông thần nào đánh con gái bị chết. Bựa chuyện đủ trò để ém vụ kít giả thử nghiệm đi.

Con nít như mình khi xưa, mũi còn thòng lòng, đã được nhồi nhét câu chuyện Tấm Cám. Mẹ ghẻ con chồng. Hai chị em cùng cha khác mẹ chơi nhau tới bến, giết hại lẫn nhau, rồi làm mắm gửi cho kế mẫu ăn thì chuyện hai vợ chồng khệnh đứa bé gái đến chết là chuyện đương nhiên. Không có chi là đặc biệt. Nếu không có vụ khám phá ra công ty làm đồ xét nghiêm covid dởm thì chắc không ai nhắc đến.

Mình mới 10 tuổi đầu, thầy cô đã gieo vào đầu nên giết con, để dành cơm cho mẹ ăn. Kinh. Do đó một ông học trò của ông Khổng Khâu, có nói là con người vốn ác độc. Cuộc đời học sinh mình, không biết bao nhiêu lần bị thầy cô đánh thước trên đầu ngón tay và bảo là thương cho roi cho vọt. Đó là bạo lực học đường.

Có chuyện ông Lão Lai Tử. Ông này già 70 tuổi mà bố mẹ còn sống. Ông ta rất có hiếu nên ăn bận đồ như con nít, hát hò trước mặt bố mẹ để bố mẹ tưởng họ còn trẻ. Ngày nay, người ta gọi ông này là bệnh thiểu năng trí tuệ. Họ vẫn viết sách khen tặng, cho rằng ông này hiếu thảo.

Hay vụ ông Lục Tích. Năm 6 tuổi theo cha đến nhà Viên Thuật. Thấy trái cây, tham quá bỏ vào túi áo. Khi ra về, chào chủ nhà thì trái quýt rớt ra. Viên Thuật hỏi sao giấu quýt như thế? Lục Tích kêu là mẹ tôi thích ăn quýt này nên tôi lấy trộm đem về. Tại sao không dạy trẻ em, xin chủ nhà ít trái đem về thay vì trộm lấy. Rồi dạy con nít ăn cắp mới là hiểu thảo hay nói láo. Kinh

Ăn cắp là một tội, nhưng kêu đó là hiếu thảo vô hình trung chúng ta khuyến khích ăn cắp tương tự giết người dù giết con là một tội lớn, đi tù nhưng được đề cao là hiếu thảo, lại được bồi dưỡng thêm vàng. Kinh

Chuyện ông thần 8 tuổi, nhà nghèo nhiều muỗi. Sợ cha mẹ bị muỗi đốt nên tối đi ngủ, ông nằm phơi trần người để muỗi bu lại hút máu của ông, để cha mẹ ngủ ngon. Thứ nhất cha mẹ mà để con 8 tuổi như vậy là cha mẹ ác độc. Hai, dạy con nít cởi trần để muỗi cắn là dạy cho nó ngu thêm. Mất máu, bị sốt rét chết thì ai nuôi dưỡng mẹ già. Mới 8 tuổi đã phải nuôi cha mẹ? Hoá ra họ sinh con ra để làm nô lệ, nuôi họ.

Nói chung thì 24 gương hiếu tử của người Tàu thì mình thấy chả có gì là hiếu thảo, đáng nêu gương. Thiên hạ diễn giải đủ trò, khen tặng lại còn mua sách tặng cho con dâu ki về nhà chồng. Có mấy người học trò của ông Khổng Khâu như Tăng Sâm, Tử Lộ cũng được ghi vào đây. Thấy chả có gì cả. Hôm nào rảnh mình lôi ra cho anh hàng phở nấu.

Chuyện mẹ ghẻ con chồng mới có ở Việt Nam, chớ bên này mình thấy không có chuyện ganh ghét nhau lắm. Mình có ông anh vợ. Ông này bỏ vợ lớn lấy vợ hai. Vợ hai có con với chồng trước. Bình thường. Khi con bà vợ hai đi đẻ, chồng đang làm nội trú nhà thương ở tiểu bang xa nên không thể ở bên cạnh. Thằng con vợ lớn, phải túc trực nếu con bà mẹ kế, chuyển bụng thì gọi nó, nó chạy lại chở vào nhà thương. Đi chơi với nhau cả gia đình, mình thấy chúng vui vẻ bên nhau. Không như ở Việt Nam, con ghẻ con ruột bú xấu la mua.

Tuổi trẻ Việt Nam được nuôi dưỡng căm thù từ bé nên lớn lên phải căm thù. Gặp cảnh mẹ ghẻ con chồng là mệt. Phải căm thù tới bến. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn