Showing posts with label Kinh tế. Show all posts
Showing posts with label Kinh tế. Show all posts

Sô-cô-la một thời để nhớ

 Cứ đến giáng sinh là thấy thiên hạ mua sô-cô-la tặng bạn bè hay người thân khiến mình nhớ đến cây cà rem của tiệm bán nước đá Thuỷ Tinh, đối diện rạp Ngọc Hiệp. Dạo ấy, Đà Lạt có hại tiệm bán kem, Việt Hưng ở đường Thành Thái và Thuỷ Tinh. Việt Hưng chuyên bán kem ly còn Thuỷ Tinh thì bán nước đá nhiều hơn. Thấy từng khối độ nữa thước, chiều ngang độ15 phân. Khi nào nhà có khách thì hay chạy qua bên tiệm này để mua, bỏ trong bịch nylon rồi chạy cho nhanh về nhà nếu không lại tan hết. Về nhà thì lấy con dao bầu, trở cái lưng dao ra chặt từng mảnh nhỏ, bỏ vào cái thau.

Thường dân Đà Lạt ghé ngồi ở Việt hưng để ăn kem ly, nơi sân nhìn xuống đường Lê Đại Hành, có mấy cái dù quảng cáo bia và kem đánh răng Perlon. Hình như họ có kem cây nhưng mình không nhớ vì có ghé ăn của họ 1, 2 lần hồi nhỏ đi với người lớn. Dân Đà Lạt cần nước đá thì chạy lại tiệm Thuỷ Tinh mua về nhà hay mấy tiệm hay quán bán nước đá, đều mua tại đây. Như ông tàu bán đậu đỏ bánh lọt, bên hông rạp Ngọc Hiệp hay tiệm bán sinh tố của bà Tàu, phía bên kia hông rạp, nơi có đường hẻm phía sau rạp Ngọc Hiệp.

Tiệm Thuỷ Tinh bán cà rem cây nhiều hơn như kem đậu đen, đậu đỏ nhưng mình mê nhất là cà rem Eskimo. Họ có một cái khuôn có thể làm đâu 8 hay 12 cây kem một lúc, cứ bỏ chè đậu đỏ hay đậu xanh vào rồi cắm cây que làm bằng tre, bỏ vô ngăn đá. Khi đông thì lấy ra, bỏ vào mấy thùng nhôm, lót foam bên trong. Họ khuấy sô-cô-la rồi ịn cây kem vào để bọc vỏ kem bằng một lớp sô-cô-la. Gói giấy bạc lại để giữ kem cho lâu tan.

Ở đường Hai Bà Trưng, thường có ông bán cà rem, đeo cái bình to hơn cái thùng thiết nước mắm, làm bằng nhôm, phía trong có lót foam, để giữ lạnh lâu hơn. Cứ trưa trưa, sau ăn cơm là thấy ông ta đi ngang xóm, lắc lắc cái chuông, rao cà rem đây.

Mình và mấy đứa trong xóm chạy theo như đàn chó rượn đực hay ngửi mùi cứt. Lâu lâu có người hỏi mua, cả đám cứ đứng nhìn vào cái thùng đựng cà rem nhưng không thấy gì. Thấy mấy đứa mua, cầm cây kem mút mút khiến mình nuốt nước miếng thèm thuồng nghe ực ực. Sướng gì đâu khi được ăn chực.

 Lâu lâu có tiền chạy theo ông bán cà rem, mua cà rem nhất là Tết có tiền lì xì, tha hồ ăn cà rem sô-cô-la Eskimo. Ông bán cà rem, đặt cái thùng xuống, dỡ cái nắp đậy ra, mở cái bọc ny-lông rồi thò tay vào lấy. Lúc đó mới thấy ông ta chia hai ngăn, bên cà rem đậu đỏ và bên cà rem Eskimo. Lấy một cây đưa cho mình sau đó, bóc giấy bạc, bọc cà rem ra, từ từ lộ ra màu sô-cô-la. Cắn phần dưới trước để khi tan, không rớt xuống đất. Sau này ra hải ngoại, mình cứ tưởng người Eskimo giống như kem, ai ngờ họ thuộc giống da vàng. Chán Mớ Đời 

Nhắc tới kem đậu đỏ thì nhớ đến bà Tân Gầy, mẹ của thằng Đôn, ở xóm mình. Xóm mình, có hai ông tên Tân; một gầy và một ù nên trong xóm gọi để dễ phân biệt. Khi nhà này mua được cái tủ lạnh nhỏ, cở sinh viên để trong phòng cư xá. Dạo ấy, mình vào nhà này thấy cái tủ lạnh, thấy họ sang trọng, văn minh quá độ. Bà Tân ghét mình vì hay đập lộn với con bà, hay lên nhà mắng vốn với bà cụ mình nhưng khi mình gõ cửa mua chè thì bà ta nhìn mình với nụ cười tỏa nắng.

Nhờ cái tủ lạnh, bà Tân bán cho con nít trong xóm chè đậu đỏ. Bà nấu chè xong thì bỏ vào mấy cái bịch nylon nhỏ, cột dây thung lại, bỏ vào ngăn đá. Có tiền, mình hay chạy xuống nhà này mua. Cầm cái bịch nylon, cắn một lỗ rồi cứ mút mút từ đó. Phê không thể tả. Về Đà Lạt, mình có ghé lại thăm bác gái. Sau này, nghe cô con gái út nói nằm luôn, không nhớ ai nên không vào nhà thăm. Nghe bác ấy qua đời. Độ 10 năm về trước, khi mình về Đà Lạt thì có bác Hoà gái, và Bác Tân gái thuộc dân trước 75 còn sống sót ở xóm mình và cô Kim, vợ anh Bình, Lê Minh Sớm.

Hôm trước, có cô con gái tên Hương của bác Hoà liên lạc. Trong xóm mình dạo ấy có bác Hoà bán bột chiên và bác Tân gầy bán chè đá cho con nít lối xóm. Mình vác búa đi đóng thùng gỗ ở nhà ông Lào, có tiền lại bị hai bà hàng xóm vớt hết tiền. May sau này, mở được trương mục ở Đông phương Ngân Hàng nên mới có tiền dư, đến khi đi Tây, rút ra lên đến 40,000 đồng, gấp 2 tiền lương ông cụ.

Hôm trước, có cô nào, kêu là cháu ông Lào, hỏi thăm mình. Nghe nói, bác Mai, bố thằng Banh, về lại Đà Lạt ở. Chắc lớn tuổi nên con cháu đưa về Đà Lạt để dễ săn sóc. Tháng 2 năm 2023, mình sẽ ghé Đà Lạt có 2 đêm sau khi leo Sơn Đoòng. Nhiều người hứa sẽ nấu bún bò, đỗ cho ăn bánh căn nhưng không biết có ăn được của họ không. Chị cứ hứa nhưng chị đừng nấu. Chán Mớ Đời 

Trở lại vụ sô-cô-la. Sô-cô-la được làm bằng hạt cacao, màu trắng và màu nâu. Sang tây mình mới khám phá ra có sô-cô-la màu trắng. Khi xưa, cứ tưởng màu nâu. Sô cô la Thụy sĩ nổi tiếng nhưng có lẻ xứ Bỉ rất nổi tiếng về sô-cô-la. Đi Bỉ chơi, về phải mua sô-cô-la cho bạn bè. Mình chỉ thích sô-cô-la của thiên hạ mời ăn vì có mùi hương khói còn mua về ăn thì thấy hơi hơi tiếc tiếc tiền.

Người Bỉ nổi tiếng về praline, loại đậu,…được bọc sô-cô-la phía ngoài hay rượu mạnh phía trong. Đi Bỉ ăn sô-cô-la và khoai tây chiên là hai món nổi tiếng của xứ này.

Dạo ấy, nhà mình ăn sáng kiểu bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Mỗi đứa có ly sữa ông thọ pha nước sôi, và nữa ổ bánh mì Ngã Ba Chùa. Mỗi sáng, có ông bán bánh mì, đi ngang nhà với hai bao tải, đựng bánh mì, giữ cho nóng. Ông ta lấy mối ở tiệm bánh mì gần ngã ba chùa, gần tiệm Sơn Hà. Mấy anh em sáng dậy là vào bàn, lấy bánh mì, bẻ ra chấm với sữa. Sau này, mấy đứa em xin phần của mình để ra chơi ăn. Mình đành nhịn đói đi học, đến 11 giờ là bụng cồn cào nhưng có điểm lạ là học tân tiến hơn xưa. Sau này, mới khám phá ra nhịn đói giúp nhớ dai.

Công ty Nestle qua Việt Nam rất sớm

Dạo ấy, mỗi lần mẹ mình trúng mánh thì mua lon Ovaltine về để con cái uống. Sáng mỗi người nữa ổ bánh mì, và ly sữa nóng. Sang thì bỏ một muỗng Ovaltine vào khuấy uống. Anh em Việt Nam hay cành nanh nhau vì từ bé ăn uống đã lộn xộn, dành nhau. Ổ bánh mì được cắt ra làm hai. Ai cũng muốn thủ phần lớn nhất nên từ từ khi lớn lên, có sự ganh đua giữa anh em. Chán Mớ Đời 

Thời chiến tranh, lính Mỹ sang nên có vụ mua đồ hộp Mỹ, mẹ mình hay mua Ovaltine, về cho con uống nên anh em dành nhau, khuấy uống. Hình như Mỹ gọi là cocoa. Uống sao thấy hạnh phúc cực đỉnh. Mình nhớ có lần, ông cụ dẫn vào nhà thăm một người bạn khi xưa, cùng đơn vị, làm cho sở Mỹ. Nhà ông ta ở xóm Địa Dư, gần Grand Lycee, đối diện nhà ông Toản, dạy kèm mình hè. Vào nhà thấy cái tủ lạnh to đùng, ông ta mở ra như cái hang của tên cướp Alibaba. Toàn là đồ quốc cấm ở nhà mình. Nào là sữa tươi, nào là phô mát,… ông ta rót cho mình ly sữa tươi. Mình nhấp nhấp từ từ để tận hưởng cái hương vị uống sữa tươi lần đầu tiên trong đời. Ngon hơn sữa Ông Thọ.

Có dì Nghĩa, cháu bà Sáu Còm, có cái sạp bán đồ hộp Mỹ, cạnh cái bồn nước công cộng ở dưới chợ. Chồng dì là cảnh sát, ở khu giếng ông Ba Tây trên đường Thi Sách. Mỗi lần ra chợ, mình cứ đi ngang dang hàng của dì để ngắm nghía, định hướng mấy lon đồ hộp, được xếp chồng lên nhau như trái apricot, bưởi, hay mấy cái lon có bánh biscuit, có sô-cô-la hay peanut butter… sang Mỹ mình thích nhất là ăn peanut butter, đậu phụng mà họ ép ra, quét với bánh mì ăn cực đỉnh.

Khi qua tây mình mới ăn được sô-cô-la lần đầu tiên trong đời. Giáng sinh được gia đình tây mời đến nhà ăn và được họ cho ăn bánh sô-cô-la và kẹo. Ngon kể gì. Đúng là bờ thừa sữa cặn của thực dân đế quốc. Gia đình ông tây có thời đi lính viên chinh qua Việt Nam nên sau 75, ông ta thấy làn sóng tỵ nạn Việt Nam nên hỏi hội cựu chiến binh pháp, có ai độc thân, không gia đình vào mùa giáng sinh, ông ta mời lại ăn giáng sinh cùng với gia đình ông ta.

Bà cụ mua sữa Guigoz cho 10 đứa con uống, nghèo luôn.

Sau này, có gia đình, để giữ truyền thống của gia đình tây mình quen, mình hay mời bạn con mình có gia đình ở xa hay cặp vợ chồng bác quen, đi hỏi vợ cho mình đến nhà ăn giáng sinh, Tết vì con họ đi học xa. Hôm qua, mình được cử gửi tiền cho mấy người việt sinh sống tại Ukraine, có thể mua máy phát điện từ Ba Lan đem qua Ukraine để sống tạm qua ngày, đợi chiến tranh chấm dứt trong mùa đông giá băng ở xứ lạ quê người.

Sô-cô-la được ông Kha Luân Bố đem từ Mỹ châu về nhưng lúc đầu không ai biết ăn, nhất là đắng đến khi mấy tu sĩ sáng chế, bỏ đường thêm thì trở nên món ăn khói khẩu của giới quý tộc. Nên nhớ khi xưa, đường là một loại xa xỉ phẩm tại Âu châu cũng như mấy loại gia vị được nhập cảng từ Ấn Độ, Ba Tư. Bà hoàng hậu Marie Antoinette thích sô cô la đến khi lên đoạn đầu đài.

Dạo mình ở Thuỵ Sĩ, có kiếm Ovaltine để uống thì được biết ông Georg Wander, người Thuỵ Sĩ, chiết xuất ra mạch nha để bán đến đời con trai tên Albert, khuếch trương thương hiệu và chế nhiều loại sản phẩm để bán trong các tiệm thuốc tây để chữa trị bệnh họ, cúm,…

Sau này ông Albert tìm cách chế một loại thuốc trị bá bệnh, giúp bệnh nhân hưng phấn. Ông ta trộn mạch nha với sữa, trứng và cocoa và đến năm 1903, ông ta chế được sản phẩm gọi Ovomaltine, Ovo là trứng, Maltine thuộc về mạch nha. Từ từ sản phẩm này được bán trên các quốc gia dưới nhãn hiệu Ovaltine. Đến thế chiến 2, quân đội Hoa Kỳ dùng loại này để cho binh sĩ họ uống để bảo đảm sức khoẻ để chiến đấu. Kiểu ngày nay người ta cho người già uống sữa Ensure.

Sau này, công ty này được bán cho Anh quốc khiến người Thuỵ Sĩ không vui vì mất đi một danh hiệu quốc gia. Xứ này nuôi bò vắt sữa nhiều nên mấy loại sữa bột như Guigoz, Ovaltine,..ra lò rất nhiều. Cái hay là họ quảng cáo đủ thứ khiến chúng ta lầm tưởng, mua ào ào, giúp họ làm giàu. Họ bỏ chút cocoa còn thì pha đủ thức trò, nhất là đường khiến người ta ghiền. Sau này chính phủ Mỹ cấm vài chất dùng để làm ovaltine nên ngày nay không còn hương vị như hồi xưa.

Do khí hậu Âu châu không trồng được loại cacao, các đế quốc Âu châu, đem qua các thuộc địa họ để trồng, nhằm cung cấp cho mẫu quốc dùng. Đa số là ở phi châu. Hai nước trồng nhiều nhất cacao là Côte d’Ivoire và Ghana. Hiện nay, Côte d’Ivoire sản xuất 30% cocoa của thế giới. Vấn đề ngày nay là các nông dân ở mấy xứ này khai thác, phá rừng để trồng cocoa. Các nông dân phá rừng kiểu khi xưa, ông ngoại mình bỏ Huế vào Bảo Lộc, phá rừng trồng trà, thành lập đồn điền trà Nguyễn Đăng.

Vấn đề là phá rừng mà họ không lãnh tiền nhiều vì chỉ nhận có 5% giá thị trường. Mình trồng bơ bán chỉ nhận được 30% của giá thị trường, đã rên trong khi nông dân phi châu chỉ lấy có 5%. Còn bao nhiêu vào túi các công ty như Nestle, Lindt của Thuỵ Sĩ và môi giới. Người ta phá rừng để trồng cây Cocoa nhưng chất lượng không tốt vì tuỳ môi trường, đất đai nữa. Trước đây, người ta trồng hữu cơ nay thì bỏ phân bón cho đầy để được nhiều số lượng nên phẩm chất cũng bớt. 

Vấn nạn tương tự với cà phê, được bồi thêm hoá chất và thuốc diệt sâu, thế là mọi người tiêu thụ, sẽ mang bệnh đủ thứ bệnh trong tương lai.

Ngày nay, cả thế giới tiêu thụ sô cô la rất nhiều. Hoa Kỳ tiêu thụ hàng năm 2.8 tỷ cân anh. Tháng 4 vừa rồi mình đi Peru, thấy họ bán cocoa và cà phê đầy. Xứ này trồng rất nhiều, tương tự Equador, Mexico, Nigeria, Cameroon,… 

Chỉ có á châu là chưa bị ghiền sô-cô-la, có lẻ vì ngọt nhưng các công ty tây phương và Hoa Kỳ đang tìm cách bắt dân á châu ăn loại này để họ làm giàu. Khi mình ở Thuỵ Sĩ, có theo học khóa hậu đại học do công ty Nestle tài trợ tại trường Bách Khoa Lausanne. Họ nói đến Nam Dương, và mời một kinh tế gia xứ này đến nói chuyện. Ông này nói là xứ ông ta nuôi bò lấy sữa. Hóa ra sữa tươi Hoà Lan mà mình uống khi xưa ở Đà Lạt được cung cấp từ Nam Dương, cựu thuộc địa của Hoà Lan.

Loại sô-cô-la này được gọi là praline, nổi tiếng bên Bỉ, có nhân ở trong và rượu mạnh. Tối qua nhà mình có khách đến, có một hộp praline này nhưng ít ai ăn.

Việt Nam trồng cà phê rất nhiều nhưng không có tiếng trên thế giới về chất lượng, tương tự gạo Việt Nam có rất nhiều thạch tín và thuốc trừ sâu. Về Đà Lạt, thấy họ phá bỏ các cây mận Trại Hầm nổi tiếng ngày xưa để trồng cà phê. Vấn đề là người Việt mình không đa dạng hoá, chí chú tâm vào một loại canh nông như cà phê hay trà mà quên đi cacao rất bổ dưỡng và đắt hơn cà phê. Nam Dương nay thành công, trở thành nước xuất cảng nhiều về cacao ở A châu.

Ở Hoa Kỳ, công ty sô-cô-la lớn nhất là Hershey Co đang bị kiện ra toà vì không cảnh báo người tiêu dùng về sự hiện diện của chất chì và cadmium trong các thỏi sô-cô-la đen do họ sản xuất. Các công ty khác như Lindt, Ghirardelli cũng lâm vào tình trạng này. Mấy loại này được trộn chung để giữ màu không phai,…

Các báo cáo của người tiêu dùng cho biết là số lượng chất chì và cadmium quá cao so với lượng cho phép. Nếu hấp thụ nhiều cadmium sẽ bị ung thư phổi trong khi có chất chì thì con nít sẽ bị giảm thiểu năng, lớn chậm. Thế lại ngọng. Ngày nay, ăn cái gì cũng đưa đến cái chết. Chán Mớ Đời 

Á châu nay đã có Nam dương trồng cacao. người Tàu vẫn chưa quen sô-cô-la vì ngọt nhưng mấy anh ấn độ thì thích. Tây phương tìm cách xâm nhập thị trường Trung Cộng và ấn độ, 3 tỷ người.

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 







Sách điện tử đóng cửa thư viện tại Hoa Kỳ

 Trong thành phố của mình đang ở từ 20 năm qua, có 3 thư viện. 1 thư viện lớn và 2 thư viện vệ tinh nhỏ hơn để cho 140,000 dân cư sử dụng. Ngoài ra, Quận Cam có cho phép dân cư trong vùng mượn sách ở các thư viện trong Quận. Mình có thẻ thư viện của thành phố đang ở và thẻ thư viện của Quận Cam nên có thể mượn sách báo của các thư viện trong vùng. Ngoài ra, họ còn có xe thư viện di động, để đến những nơi dân cư không có xe, phương tiện đến thư viện để giới nghèo có thể mượn sách. Mình được biết là ngày nay, chúng ta có thể mượn sách điện tử ở khắp nơi trên Hoa Kỳ.

Dạo mấy đứa con còn bé, mỗi tuần đều dẫn chúng ra thư viện gần nhà để đọc sách hay mượn và trả sách. Lên trung học đệ nhất cấp, hè cho chúng xung phong giúp xếp sách trong thư viện. Có năm thư viện hết tiền, mình có tặng Mỹ kim cho thư viện để mua sách cho trẻ em đọc vào mùa hè. Chương trình mùa hè này khuyến khích con nít đọc sách thay vì chơi. Mấy đứa con mình đọc 5 cuốn sách thì được một phiếu ăn hamburger miễn phí do tiệm ăn In & Out tài trợ, và tiệm sách Barnes & Noble tặng một cuốn sách. Chỉ cần được quản thủ thư viện ký giấy mỗi lần mượn sách. Họ chỉ cho sách ế nhưng có sách là chúng mừng, muốn đọc thêm sách.

Dẫn con đi mượn sách nên mình cũng mượn sách để làm gương cho con, đến khi con lớn thì chúng mượn sách ở trường trong khi mình mượn sách điện tử từ thư viện, khỏi mất công bò lại thư viện, nhất là hạy quên, phải nộp phạt trễ. Lâu lắm rồi mình chưa trở lại thư viện. Tuần báo hay báo thường nhật, mình có thể đọc qua internet như The Economist, chỉ cần có cái App, rồi bỏ số thẻ thư viện của mình rồi tải về đọc. Đỡ tốn tiền mua như khi xưa.

Có internet mượn sách cũng đỡ. Chỉ cần bỏ tên mình rồi khi có sách, họ email cho mình biết để bò lại thư viện để làm thủ tục mượn sách. Dạo này đi chơi nhiều, mình đem theo sách để đọc vì ở ngoại quốc Internet không nhanh như ở Hoa Kỳ. Tìm lại cái thú khi xưa, ở Đà Lạt, trời mưa vào mùa hè, chỉ biết mướn sách của tiệm sách Minh Thu ở Phan Đình Phùng về đọc trên giường, lăn qua lăn lại để đọc, chỉ ngưng khi ăn cơm. Nhà mình đông anh em nên đến giờ ăn là phải chạy xuống nếu không thì hết cơm.

Hôm trước, đi trả sách, buồn đời, đứng nói chuyện với bà quản thủ thư viện vì bà ta kêu lâu quá không gặp mình, tưởng đã dọn nhà. Lý do bà ta nhớ là khi xưa mình có cho thư viện $2,000 để giúp chương trình đọc sách mùa hè. Họ mua thêm sách bằng tiếng Tây Ban Nha cho học sinh gốc la tinh đọc. Sách việt ngữ mình không xài nữa, cũng đem tặng thư viện.

Thư viện chính của thành phố mình đang ở. Mới được xây xong độ 10 năm

Nói chuyện với bà ta thì mình thất kinh, không ngờ Internet và sách điện tử đã thay đổi thư viện và cuộc sống của các nhà văn. Sách điện tử chỉ được phép cho mượn 26 lần trong khi sách mua thì có thể cho mượn hoài, đến 90-100 lần mới rách bìa, phải dán lại. Đưa đến tình trạng ngân quỹ thiếu hụt.

Các nhà văn không nổi tiếng lắm, viết sách thì cũng có người mua, thư viện mua về cho thiên hạ đọc nên cũng sống qua ngày. Nay mỗi năm thư viện chỉ có ngân sách là $400,000 để mua sách mà ai cũng muốn mượn sách điện tử thế là ngọng. Thư viện phải mua sách điện tử loại nổi tiếng, thế là nhà văn thường đói. Họ viết sách, tiểu thuyết bình dân học vụ người Mỹ đọc, cũng kiếm cơm qua ngày, nay thì không bán được cho thư viện thì ngọng.

Mình sống tại nhiều quốc gia thì công nhận người Mỹ đọc sách ít nhất. Ở Âu châu khi sinh nhật hay giáng sinh, bạn bè tặng nhau sách nên phải đọc nêu không lần sau gặp nhau lại, chúng hỏi là ngọng. Trong khi ở Hoa Kỳ thì tặng áo quần hay bánh kẹo khiến họ mập ra. Mình quen kiểu Tây nên hay mua sách tặng bạn bè khiến họ nhìn mình như bò đội nón. Chán Mớ Đời 

Có một nhà văn khởi đầu bán sách năm lên 50 tuổi và từ đó xuất bản được 13 cuốn sách, khỏi cần đi làm, chỉ viết tiểu thuyết là có cuộc sống thoải mái. Nay bà ta than là sách điện tử đã khiến tiền hoa hồng giảm rất nhiều.

Lý do là khi chúng ta mượn sách điện tử, độc giả không mua nhiều nên nhà xuất bản không trả tiền. Có anh bạn học cũ, bỏ công sức ra lựa những bài tiêu biểu nhất của mình, viết về Đà Lạt,…rồi làm thành cuốn sách mang tên Mực Tím Sơn Đen, rồi bỏ lên Amazon. Ai mua thì họ in ra rồi gửi đến. Nghe nói nhà xuất bản phải bán trên 1,000 cuốn thì anh bạn mới bắt đầu nhận hoa hồng. Mình biết vài người bạn học cũ của đồng chí gái, ở Việt Nam có gửi mua sách qua Amazon. Bán 1,000 cuốn chắc đến tết Ma-rốc quá.

Vấn đề ngày nay, thư viện cho mượn sách điện tử khoẻ hơn là sách in bằng giấy. Ít mất công bỏ lại chỗ cũ mà lại đến tay nhiều người đọc. Sự thay đổi sách điện tử rất quan trọng như khi ông Guttenberg chế ra máy in chữ. Có thể thay đổi cách sinh hoạt tri thức của chúng ta rất nhiều.

Khi chúng ta mua một cuốn sách thì theo luật bản quyền Copyright Act, chúng ta có thể cho thuê và bán tuỳ theo chúng ta thích. Có cuốn sách của một nhà đầu tư tại New York mà giới học nghề đầu tư địa ốc muốn mua, lên giá tới mấy ngàn đô la mà người bán không cần trả huê hồng cho tác giả hay nhà xuất bản. Mình có mượn ở đâu để đọc. 

Năm 2008, bà Oprah Winfrey, mời ông chủ Amazon lên chương trình của bà ta để chỉ cách đọc sách qua KIndle và từ đó mọi người đọc sách báo qua kIndle. Người Mỹ bắt đầu tập đọc sách qua sách điện tử và đã thay đổi cách chúng ta đọc và học từ đấy. Đi máy bay, thấy thiên hạ lấy kindle ra đọc khá nhiều. Đọc kindle, chúng ta có thể thay nét chữ, chữ to hơn, không như đọc sách in phải đeo kính đủ trò. Mình có iPad nên đọc qua IPad cũng ok.

Trung bình một cuốn sách in giấy có thể cho mượn từ 30-100 lần là te tua. Thư viện thường để bán hạ giá 1, hay 2 đô để tống khứ, đỡ tốn kệ sách. Trong khi sách điện tử thì không bị vấn nạn này, thiên hạ khỏi chặt cây để làm giấy, bảo vệ môi trường,…

Vấn đề là mua sách điện tử khá phức tạp. Để tránh người ta mua sách điện tử rồi xoay qua bán lại như sách in giấy, các nhà xuất bản khôn hơn, chỉ cho phép thư viện cho mượn 26 lần/ cuốn. Sau 26 lần thì cuốn sách điện tử sẽ biến trong danh mục của thư viện. Thư viện phải tốn $15-16 đô la để mua thêm. Ngân sách của thư viện nhỏ chỉ có $400,000/ năm, nay phải mua gấp 3 lần sách điện tử thay vì mua 1 lần sách in giấy.

Sách mới ra, độc giả đều hồ hởi đón đọc nhưng thư viện chỉ được quyền mua một cuốn sách điện tử trong vòng 8 tuần lễ đầu ra mắt sách. Do đó độc giả phải chờ rất lâu. Khi mình mượn sách giấy in thì chỉ tốn độ 2 tuần là có ngay còn sách điện tử thì đợi mấy tháng. Lý do là để tên ở thư viện thành phố và các thư viện khác của Quận Cam. Thế là ngọng. Dạo này mình mua sách điện tử để đọc nhanh hơn là mượn từ thư viện.

Các thư viện đang xin chữ ký để đòi hỏi các nhà xuất bản bỏ vụ 8 tuần lễ đưa đến tình trạng này, nhà xuất bản thích thư viện vì mua sách của họ, thư viện yêu thích các tác giả nhưng mọi người đều ghét Amazon. Chỉ ông thần này là làm tiền trên xương máu của tác giả, nhà xuất bản.

Có một cái App tên Libby mà mình sử dụng từ 10 năm nay để mượn sách thư viện, tải về, lên xe là mở sách để nghe hay mượn audio. Thời buổi này lười đọc sách thì bấm cái nút read là tự động điện thoại đọc sách cho mình nghe để khỏi buồn ngủ. Mình có thử viết một bài bằng đọc cho iPad nghe và viết lại. Hơi chậm một tí nên phải gõ.

Hôm qua, lái xe trên xa lộ, trời mưa, bổng phía bên tay trái có một chiếc xe thắng hay sao đó, quay vòng vòng trước xe mình. May quá chạy chậm và đã thấy nên hạ pedale nếu không thì chắc mệt.

Để khỏi đợi, độc giả có thể làm nhiều thẻ thư viện và cứ bỏ tên mỗi thẻ của thọ là không bao giờ phải đợi nhưng phải về hưu, có thì giờ để chuyển đổi trên máy điện toán. Mình ở Quận Cam nhưng có thể làm một thẻ thư viện ở New York, khắp nơi rồi cứ lên mạng ghi danh thì có thể mượn ngay. Vấn đề là mất dạy, không công bằng.

Lượng độc giả mượn sách đợi khắp nơi sẽ khiến nhà xuất bản không bán được sách, thư viện không cho mượn sách thì các quản thủ thư viện sẽ bị sa thải,…

Tương tự kỹ nghệ thâu băng nhạc để bán cũng lâm vào trường hợp này. Thiên hạ lên thư viện để mượn và nghe. Trước đây, mình hay mượn băng nhạc của thư viện để nghe trong xe với mấy đứa con để chúng làm quen với Schubert, Beethoven,… khi mình sang Pháp, chả biết gì hết khi nghe tây đầm học chung nói về âm nhạc hội hoạ nên khi có con phải cho chúng biết ngay từ bé để khỏi bị ngu ngu như bố chúng.

Trước đây mình thích mua sách điện tử vì rẻ nhưng nay thấy cũng đắt tương tự sách in nên mua sách in đọc cho đã. Hoá ra là các nhà xuất bản nghĩ là nếu bán sách điện tử rẻ thì họ không lời vì 45% sách của  nhà xuất bản MacMillan được bán cho thư viện. Thế là họ tăng giá lên vì thư viện chỉ có một ngân sách hạn định.

Tình trạng này đưa đến việc đóng cửa thư viện tại nhiều nơi. Có anh bạn kêu thư viện cua thành phố Yorba Linda đóng cửa, sau đó thì một tiệm ăn In&Out được mở như kiểu người Mỹ thích ăn hơn thích đọc. Chán Mớ Đời 

Có những tổ chức bắt đầu kêu gọi các đại biểu làm luật, bắt các nhà xuất bản bán rẻ sách điện tử cho thư viện. Hy vọng quốc hội sẽ can thiệp vụ này vì nếu không thư viện sẽ biến mất, sẽ giúp ngu dân trí người Mỹ. Hiện nay, người Mỹ đọc sách ít hơn người sinh sống tại âu châu. Thử tưởng tượng, người Mỹ mà đọc sách nhiều như người Âu châu, chắc xứ họ tiến xa hơn.

Theo thử nghiệm thì được biết người đọc sách sống lâu hơn người không đọc sách. Còn ai đọc bờ lốc của mực tím sơn đen thì chắc sẽ thọ rất lâu vì có nhiều người đọc cho biết là trên 80 tuổi. Có nhiều người như không ngủ vì mình mới tải một bài lên bờ lốc là đã thấy có người đọc. Bờ lốc https://www.muctimsonden.com/  là do hai anh chàng quen đọc bài mình viết nên bỏ công sức ra để chuyển tất cả những bài mình viết trước đây về bờ lốc để tìm kiếm cho dễ hơn trên facebook. Mình thì nông dân nên i tờ về thông tin công nghệ.

Tóm lại muốn sống lâu thì đọc bờ lốc của Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Vấn nạn giáo dục phổ thông tại Hoa Kỳ

Ông cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, có tham vọng trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hoà vào năm 2024, tuyên bố người nguy hiểm nhất hành tin là chủ tịch Công đoàn giáo chức Hoa Kỳ với chương trình 1619, khiến bà này nổi điên, chửi bới đủ trò. Ông này liên tục viếng thăm Đài Loan, chắc để xin tiền ứng cử vì thấy chụp hình với bà tổng thống xứ này và tuyên bố chửi Trung Cộng và ủng hộ Đài Loan. Nghe đâu bà tổng thống này đã từ chức chủ tịch đảng của bà vì thua trong lần bầu cử vừa qua tại Đài Loan.

Ông này bắt đầu bố trí tư tưởng cử tri Hoa Kỳ về nền giáo dục phổ thông Mỹ xuống cấp như bao ứng cử viên đi trước, rồi sau khi đắc cử, lại làm ngơ vì công đoàn giáo chức Hoa Kỳ quá mạnh. Họ tung tiền cho các ứng cử viên khác và quảng cáo để đánh sập những ai muốn cưỡng lại quyền lực của họ. Khi xưa, có con đi học, mình hay theo dõi vấn đề này.
Trước đây, hình như thời ông Obama, có một bà tên Michelle Rhee, gốc Đại Hàn được bổ làm trưởng học khu ở Hoa Thịnh Đốn, làm việc rất hay, đuổi các giáo chức dỡ đi sau khi thi tuyển lại, được phụ huynh khen nhưng rồi công đoàn giáo chức lobby để bà ta bay đi cánh chim biền biệt. Sau này ông Trump có mời bà ta làm bộ trưởng giáo dục nhưng bà ta hết dám nhận vì sợ bị báo chí đánh te tua.

Ở Hoa Kỳ, mỗi năm ai có bằng hành nghề như y sĩ, nha sĩ, tài chánh, địa ốc,…đều phải đi học thêm bổ túc văn hóa, cập nhật hoá các luật lệ, kỹ thuật mới của nghề nghiệp để bảo đảm các khách hàng. Do đó người ta muốn các giáo chức phải tiếp tục học trùng tu tại chức, để cập nhật hóa kiến thức để giảng dạy học sinh. Ngay chính bà Michelle Rhee cho biết là khi mới đi dạy, bà ta không được trang bị nghề nghiệp cách dạy, kiểm soát lớp cho nên thất bại. Bà ta chỉ muốn bỏ cuộc nhưng sau cố gắng, học thêm để hiểu cách khai trí các trẻ em.


Ở Hoa Kỳ công đoàn giáo chức rất mạnh, nền giáo dục phổ thông Mỹ bị chính trị hoá vì một quốc gia đa chủng tộc. Một số đại biểu và trí thức muốn các cộng đồng thiểu số hội nhập vào dòng chính của Hoa Kỳ, đồng thời muốn giữ bản sắc của người thiểu số nên gây nhiều tai hại và tranh cãi. Nguyên nhân chính là các giáo chức muốn bảo vệ quyền lợi của họ, không bị sa thải, hưu trí được nhiều quyền lợi. Nếu sa thải thì thường các giáo viên mới bị đuổi trước, còn ai đã thâm niên thì không lo ngại. Vấn đề là các giáo viên có thâm niên nằm trong nhóm cần được sa thải vì họ không cập nhật hoá tri thức, cách giảng dạy. 

Thật ra họ cũng có lý của họ, phải được lương bổng tốt thì mới có thời gian nghiên cứu để giảng dạy học sinh, vấn nạn là được chính trị hoá và tôn giáo hoá. Nhớ dạo thằng con học trung học, lâu lâu đi ăn ở tiệm ăn trong thành phố, gặp thầy của nó, làm bồi bàn thêm để kiếm tiền nuôi 5 đứa con của cô bồ. Sau này oải quá nên đành từ giả cô bồ 5 con. Khuyến mải Mua 1 tặng 5.

Người ta lý giải giáo dục cấp đại học của Hoa Kỳ được xem là số một trên thế giới vì các đại học được tự do dạy theo chủ trương của mỗi trường và tự lo về tiền bạc, chính phủ không dính dáng đến ngược lại nền giáo dục phổ thông thì miễn phí, được chính phủ tài trợ, bắt học đến 18 tuổi. Do đó giáo dục phổ thông Hoa Kỳ được định hướng tuỳ theo từng nhiệm kỳ và chủ trương của mỗi tổng thống nên te tua vì bị chính trị hoá, và bảo đảm quyền lợi của giáo chức. Thêm ở cấp tiểu bang, nhiều khi lại chống lại đường lối của chính quyền Liên Bang vì khác đảng. Cứ mỗi lần thay đổi tổng thống là thay đổi chủ trương và không có đường lối nào khá cả vì không đủ thì giờ để được áp dụng.

Các chương trình cải tổ chỉ thực hiện nữa vời như thời tổng thống Bush con thì kêu “No child left behind”, đến thời tổng thống Obama thì kêu gọi “Race to the top”. Sau đó ở trường, người ta cho xem phụ huynh xem phim “race to the death”, nói lên ảnh hưởng của chương trình cua rông Obama nên lại bỏ. Đến thời ông Trump thì muốn học sinh tự do chọn lựa trường mình muốn học. Mỗi năm chính phủ Hoa Kỳ dành quỹ đâu $5,000 cho mỗi học sinh phổ thông, đảng Cộng hoà thì chủ trương tự do giáo dục, cứ phát cho học sinh cái vouncher $5,000 để bố mẹ giao cho trường học nào họ muốn như trường tư hay trường công có chương trình họ thích hay gần chỗ họ làm. 

Mình nhớ khi con mình còn học tiểu học, được cô giáo cho thi trắc nghiệm để xem có nên cho học chương trình GATE hay không. Có lẻ chúng có gen của mẹ chúng nên đạt được số điểm. Thế là mình nhận điện thoại của hiệu trưởng và cô giáo, kêu không nên để con mình học trường GATE. Mình theo chủ nghĩa lười học từ bé nên cũng không muốn con mình theo học mấy chương trình này vì nghe nói rất nặng. Con nít thì nên cho chơi nhiều hơn là học học học như bác Lê Ninh bảo.

Mình trả lời là sẽ không cho con đổi trường. Tưởng êm ấm, ai ngờ trường học bên cạnh có chương trình GATE lại cứ réo. Mình đành hỏi con muốn học hay không. Nếu không thích thì trở lại. Thế là cho con đi học ở trường bên cạnh, mất công chở đi thay vì để chúng đi bộ đến trường.

Thật ra trường có chương trình GATE, thì chỉ dành ra một lớp riêng thôi còn mọi sinh hoạt đều giống nhau. Có trường thì ra chương trình rất nặng, trường thì tà tà. Con mình may học trường tà tà, cho đi viếng viện bảo tàng, dã ngoại,…nên thấy có lý, bạn học cùng trình độ nên học dễ hơn. Cô giáo kêu là bài tập ở nhà chỉ 20 phút. Nếu học sinh mất thì giờ hơn thì cho cô biết. Có tường thì theo chủ trương học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm khiến cha mẹ chới với. Họ nói như vậy giúp chúng quen cách học ở đại học. Nói chung thì học lớp này, được cái là họ dạy cách soạn chương trình, thời khoá biểu trong tuần cho mình. Mình đến 45 tuổi được công ty cho đi học bổ túc văn hoá lớp này vì thấy ngu quá.

 Nói chung thì không có chương trình nào thành công cả vì khi ra luật thì phải được quốc hội bỏ phiếu thuận nhưng công đoàn giáo chức rất mạnh, cúng tiền bầu cử cho đại biểu rất nhiều nên thua non. Ai cũng hứa khi ra ứng cử nhưng khi đắc cử thì trả nhớ về không đến 2 năm sau lại hát bài con cá sống vì nước lại. Đó là một trong những trở ngại của chế độ dân chủ.

     Người ta đổi lỗi nền giáo dục banh ta lông vì nạn Kỳ thị chủng tộc, có sự bất bình đẳng về lợi tức. Họ cho rằng học sinh của các cộng đồng thiểu số không thể nào thi đổ có điểm cao bằng học sinh các trường da trắng giàu có. Đưa đến sự bất bình đẳng trong xã hội ngay từ bé nên chính trị gia muốn giải quyết vấn nạn này dù Hoa Kỳ được xem là quốc gia của cơ hội cho mọi người. Lâu lâu, có học sinh điên điên vác súng vào trường học bắn chết lại khiến báo chí lên án và giáo dục phổ thông Hoa Kỳ lại được đưa ra mổ xẻ.

Vào đại học thì có những ưu tiên cho học sinh thiểu số. Vấn đề là người Á châu là thiểu số, chiếm độ 5.6% dân số Hoa Kỳ nhưng không được công nhận là thiểu số trong giáo dục. Trong khi đó, người Mỹ gốc La tinh lên đến 30.2% và người Mỹ da đen lên đến 12% lại được xem là thiểu số. Lý do là học sinh á châu học điểm cao hơn. Mình nói chuyện với anh bạn tốt nghiệp đại học M.I.T thì anh ta cho biết với những điều kiện của ngày nay thì chắc chắn anh ta không được vào đại học danh tiếng này.


Vì vậy mình thấy các ứng cử viên gốc việt cứ chửi nhau đâu đâu thay vì chú tâm đến tranh cãi về quyền lợi của cộng đồng A đông. Phải liên hiệp với các các cộng đồng khác Á Châu khác để bảo vệ quyền lợi của người Á châu. Nếu một người Mỹ gốc á châu không được vào đại học tại tiểu bang của mình thì phải đi học trường tư hay trường ở tiểu bang khác. Tốn thêm $20,000/ năm chưa kể tiền máy bay về thăm nhà,… 4 năm đại học là tốn thêm $80,000 hay mình phải đi làm $150,000, đóng thuế 45%.


Nhớ đi lãnh phần thưởng của mấy đứa con. Chúng học toàn kỳ trong năm được điểm A, mới được kêu lên lãnh bảng danh dự, trong khi một học sinh gốc Mễ, chỉ được có 3 điểm C, lại được khen thưởng đủ trò. Làm như vậy vô hình trung, các học sinh sẽ xem thường bạn học gốc Mễ, đưa đến sự kỳ thị từ bé về tri thức.


Họ giới hạn sinh viên Á châu vào các đại học danh tiếng. Mấy chục năm trước, khi người Việt mới sang thì được xem là thiểu số nên dễ xin vào đại học danh tiếng, nhất là phụ nữ nay thì rất châm. Phải học cực giỏi. Có anh bạn kể thằng con được nhận vào trường đại học ở Seatle, cho biết là họ cứ thấy học sinh á châu, có các sinh hoạt ngoại khoá như chơi dương cầm, vĩ cầm trong khi con anh ta chơi túc cầu nên được nhận còn nhiều đứa bạn, học giỏi hơn nhưng không được nhận. Thật ra, người ta muốn nhận sinh viên có sự khác thường thay vì cứ theo khuông của người Á châu, cho con học vĩ cầm hay dương cầm còn thể thao thì ơ hờ. May mình cho con học đàn bầu và đàn tranh nên khi viết tiểu luận xin vào trường đại học, nó kể nghe tiếng đan bầu lần đầu tiên,…


Cách đây đâu 10 năm, có một sinh viên gốc đại hàn kiện trường Princeton, anh ta thi SAT 100% điểm nhưng không được nhận trong khi một bạn học người Mỹ trắng, học điểm thấp hơn nhưng lại được nhận vào học.

 

Vấn đề giáo dục phổ thông xuống cấp, họ viện cớ đủ thứ về mặt tinh thần, kinh tế. Nào học sinh nghèo, sáng đến trường có thể ăn sáng miễn phí tại trường sẽ làm chúng mặc cảm nghèo khổ nên không học khá, thua xa bọn da trắng. Chính phủ có chương trình giúp học sinh nghèo, được miễn trả tiền ăn sáng và ăn trưa nhưng trên thực tế thì quỹ này rất ít nên các trường học phải mua loại thức ăn rẻ, khiến học sinh ăn vào lại gây ra bệnh béo phì. Con mình cũng như bạn của chúng không ăn vì dỡ nên mình phải làm cơm trưa cho chúng đem theo. Mình đã có kể.

Trên thực tế có những khu vực học sinh thiểu số thi đậu điểm cao hơn khu đông da trắng. Điển hình khu Bolsa, người Việt chiếm 50% học khu, có học sinh tốt nghiệp đậu ưu hạng, được vào các trường lớn. Nhờ đó các trường trung học phổ thông tại các vùng ngày được mang danh trường tiên tiến. Con của mấy người mướn nhà mình đều học Berkeley, UCLA,…

     Cuộc chiến giáo dục tại Hoa Kỳ từ bao nhiêu năm nay vẫn chưa có lối thoát. Người kêu phải dạy thánh kinh, đạo Đức ở trường. Người thì đòi dạy con nít về giới tính ở tuổi 5,6 để chúng không mặc cảm về sinh lý của chúng. Đủ trò. Do đó người Việt chúng ta cần dấn thân vào để tranh đấu theo tiêu chuẩn mình chọn lựa.

 Để hiểu rõ vấn đề, người ta mò tài liệu, thống kê từ năm 1899 để nghiên cứu cho một đáp án. Họ lấy thí dụ giáo dục trung học tại địa hạt Hoa Thịnh Đốn. Từ năm 1899, có 4 trường trung học tại Washington, D. C., 1 dành cho người da màu và ba trường kia dành cho người da trắng. Nên nhớ dạo ấy tuy Hoa Kỳ đã hủy bỏ chế độ nô lệ sau cuộc nội chiến nhưng đa đen và da trắng không có chung đụng kiểu Apartheid ở Phi Châu. Mình có kể vụ các ông cha dòng Jesuite của đại học John Hopkins vẫn có nô lệ làm nô dịch cho trường này và bị kiện, phải đền ná thở.

Họ nhận thấy học sinh trường da đen có điểm cao hơn hai trong ba trường da trắng. Họ xem lại kết quả thống kê của trường này từ năm 1870 đến 1955 và khám phá các môn thi điểm cuối năm đều bằng hay cao hơn điểm trung bình quốc gia khiến họ phải đặt lại câu hỏi về sự kỳ thị, nghèo giàu có ảnh hưởng thật sự đến trình độ học vấn của học sinh. Thế là bên Dân Chủ chửi bới và bên Cộng Hoà choảng lại, kêu gọi tự chủ tự do thay vì xã hội chủ nghĩa hoá học đường. Đảng Cộng hoà thì kêu gào đám giáo chức đang giảng dạy con cháu chúng ta xã hội chủ nghĩa, giới tính trong khi đó đảng Dân CHủ kêu gào tự do giới tính, tự do luyến ái, phá thai đủ trò.


      Năm 1890, trường này được mang tên M Street school và được đổi tên vào năm 1916 là trung học Dunbar nhưng học bạ của học sinh vẫn duy trì tốt đến cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Khi tiến sĩ Thomas Sowell, một người da đen, giáo sư đại học Columbia, đưa ra một nghiên cứu về trường này vào năm 1974 thì người ta cho rằng trường này toàn là học sinh của giai cấp thiểu số trung lưu không thể so sánh với giai cấp nghèo thiểu số. Các đại biểu da đen chửi ông này là không bảo vệ quyền lợi người da đen. Thật ra ông này lúc còn trẻ, là cử tri của đảng Dân Chủ, thậm chí có thể nói là cộng sản nhưng dần dần ông ta thấy sự sai lầm khi chính trị hoá học đường nên đổi sang đảng Cộng hOà nên bị các đại biểu da đen chửi là phản động, phản lại quyền lợi người da đen, cu li tay sai của người da trắng.


      Các giáo viên dựa trên các giáo điều chính trị đã được định hướng, học sinh đạt điểm cao vì thuộc giai cấp trung lưu hay giàu có. Không muốn tìm hiểu rõ thêm vấn nạn của đa số học sinh các khu vực nghèo. Người ta có thống kê về phụ huynh từ 1892-93, trong số 81 hồ sơ còn lưu lại, 51 phụ huynh là công nhân, 1 y sĩ cho thấy học khu này, không thuộc giai cấp trung lưu. 
     
      Theo năm tháng người da đen vùng hoa thịnh đốn từ từ đạt được giai cấp trung lưu và gửi con cháu họ học tại trường người da đen nói trên. Từ từ người ta tìm thêm tài liệu, cho thấy mẹ của đa số học sinh người da đen học trường này, làm ô sin cho các gia đình giàu có trong vùng thay vì có cha làm bác sĩ. 


     Qua bao nhiêu năm tháng, trường này chỉ có một giáo viên người da đen cho toàn District of Columbia. Đến năm 1948, 1/3 học sinh da đen trong vùng theo học trường này. Điểm sáng nữa là các vụ cúp cua hay đi học trễ của học sinh trường này rất ít, so với mấy trường dành cho học sinh da trắng. 


     Sự việc này được giải thích, nhờ truyền thống được thành lập bởi các hiệu trưởng tiền nhiệm. Trong số đó có một hiệu trưởng người da đen, người phụ nữ da đen đầu tiên tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ. Bà ta tên là Mary Jane Patterson, xuất thân đại học Oberlin năm 1862.


      Dạo đó trường đại học này chỉ có chương trình giảng dạy khác biệt dành cho nam và nữ sinh viên. Tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và toán học chỉ dành cho nam sinh viên còn nữ sinh viên không được theo học. Cô Patterson, yêu cầu trường cho cô ta theo học các lớp dành cho nam sinh viên. Trong suốt 12 năm làm hiệu trưởng của trường trung học dành cho người da đen, người ta đánh giá bà là một có một nhân cách rất cứng cỏi và làm việc không mệt mỏi. Những người như bà Patterson thay nhau tạo dần một truyền thống tốt cho học sinh để làm gương cho các thế hệ sau.


      Ngoài ra, các hiệu trưởng đầu tiên khác gồm một người da đen tốt nghiệp đại học Harvard năm 1870. 4 người khác tốt nghiệp Oberdin và hai người khác xuất thân đại học Harvard. Ngoài ra còn có 3 người tốt nghiệp tiến sĩ. 


Người hiệu trưởng rất quan trọng cho việc học hành. Cuối tuần qua, mình có gặp lại 2 người bạn học chung trường Văn Học Đà Lạt khi xưa, ai cũng nhắc đến thầy hiệu trưởng Chử Bá Anh, lái xe vòng vòng phố để xem có học sinh trốn học, chở về trường, quất roi mây khiến mấy tên này chừa bệnh cúp cua và mình nhớ có người đậu bình, kể là nhờ thầy hiệu trưởng vì trước kia anh ta học một trường tư khác, hay cúp cua với bạn học đi đánh bi-da.

       Nếu xét lịch sử của trường trung học dành cho học sinh người da đen này, cho thấy nếu các giáo viên và hiệu trưởng chú trọng và kiến tạo một nền móng học vấn vững chắc cho các học sinh và các cuộc thi để khảo nghiệm lại sự hiểu biết, sẽ giúp học sinh có một căn bản để sử dụng khi ra đời. Trong suốt 85 năm từ 1870 đến 1955, đa số 12,000 học sinh tốt nghiệp có rất nhiều học sinh tiếp tục lên đại học. Đa số theo học các trường sư phạm nhưng có một số khá cao được học bổng từ các đại học nổi tiếng. Năm 1916, có 9 sinh viên da đen toàn Hoa Kỳ theo học Đại học Amherst thì có 6 học sinh tốt nghiệp trường M Street.

 
      Từ 1918 đến 1923, có 25 học sinh trường ngày tốt nghiệp các trường đại học lớn như Amherst, Williams, và Wesleyan. Trong khoảng thời gian từ 1892 -1954, Amherst nhận 34 học sinh da đen của trường này. 74% tốt nghiệp và hơn 1/4 dành danh hiệu Phi Beta Kappas. Người ta khám phá ra đa số các tiến sĩ đầu tiên người Mỹ da đen đều xuất thân từ trường trung học này. 


     Những sĩ quan da đen tốt nghiệp đầu tiên West Point and Annapolis cũng xuất thân từ trường này. Tương tự giáo sư đại học danh tiếng đầu tiên người Mỹ da đen cũng xuất thân từ trường này  (Allison Davis, University of Chicago). Tương tự quan tòa liên bang đầu tiên hay tướng da đen hay bộ trưởng hoặc thượng nghị sĩ da đen đầu tiên cũng từ đây ra. Lịch sử của trường M street này chứng tỏ sự thành công về học vấn hay nghề nghiệp không phải vì gia đình ít lợi tức hay gia đình có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Học sinh học tập tốt nhờ giáo chức có lương tâm. Có hiệu trưởng người da trắng, có người da đen.


      Người ta đặt câu hỏi lý do tại sao trong quá trình lịch sử của trường này trong suốt 85 năm với những thành công đáng kể của học sinh da đen bổng nhiên ngưng hẳn hoàn toàn một cách rất nhanh chóng. Người ta lý giải là năm 1954 có sự cách ly về chủng tộc qua vụ án Brown v. Board of Education. Có sự xung đột và áp lực chính trị muốn loại bỏ sự cách ly chủng tộc tại học đường. Cuối cùng để dĩ hòa, các chính trị gia đồng ý để khỏi di chuyển thay đổi chỗ học, họ biến các trường học thành trường học của khu vực. Ai nấy ở đâu học ở trường gần đó.


Người Việt mình có lợi tức thấp nên ở mướn những nơi có học khu kém nên có một số người lấy địa chỉ của bạn hay người thân ở khu học tốt để cho con họ đi học tại đó. Sau này nghe nói có thanh tra để xem có ai gian dối hay không.

 

      Dạo ấy trường này, có lớp học hơi xuống cấp vì sau 85 năm hoạt động, không tu sửa nhưng chất lượng giáo dục vẫn cao hơn các trường xung quanh. Khi trường này được biến thành trường của khu phố thì học sinh theo học bị thay đổi hoàn toàn. Trước đây muốn vào học phải thi tuyển nay thì ai ở trong học khu, gần nhà thì được ưu tiên vào học. 

Các giáo viên bắt đầu hưu trí, các giáo viên mới không được tuyển chọn như trước và từ đó giáo dục của ngôi trường tiêu biểu này cho người Mỹ da đen bị thay đổi hoàn toàn và xuống cấp như bao ngôi trường trong các học khu nghèo để phù hợp với các giáo điều chính trị đương thời. 

      Khi xưa tại Đà Lạt khi vào trung học, học sinh phải qua kỳ thi tuyển để vào trường công lập như Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Học sinh nào rớt thì phải theo học trường tư tốn tiền. Do đó khi thi Tú tài thì học sinh các trường công lập đậu cao hơn các trường tư vì học sinh tương đối giỏi đều. Các chính trị gia muốn các học sinh thiểu số phải hòa nhập với các học sinh da trắng. Không còn sự phân chia về khả năng học vấn. Học trò giỏi hay dỡ đều nhập chung nên những học sinh giỏi chán nản vì giáo viên phải giảng dạy cho các học sinh kém, để đạt mục tiêu của trường.

     Vấn nạn này kéo dài đến ngày nay sau 68 năm, nền giáo dục xuống cấp, điểm thi cử xuống cấp đến nổi nay họ cũng bỏ điểm thi khi tuyển vào đại học. Cách đây mấy năm, có một học sinh kiện nhà trường vì không cho cô ta tốt nghiệp phổ thông. Lý do là học dốt, điểm thi quá thấp. Cuối cùng nhà trường thí cô hồn cho cô ta bằng phổ thông, để khỏi tốn cả triệu đô, ra toà trả luật sư phí.
      

Ngày xưa, ngân quỹ trường Dunbar rất hạn chế, mỗi lớp có trên 40 học sinh. Phòng ăn quá nhỏ nên học sinh đa phần phải ăn ngoài đường. Bảng trong lớp cũ bị nức nhưng đã đào tạo rất nhiều nhân tài cho quốc gia Hoa Kỳ.

Ngày nay, tiền bạc được bơm vào ngân sách hàng năm nhưng chỉ để quảng bá nhưng không đào tạo được nền giáo dục có chất lượng như xưa. Thằng con mình có thằng bạn học giỏi, được vào chương trình GATE nhưng lại chọn trường khác. Tại trường này, các học sinh gốc Mễ ghét bọn học sinh giỏi nên ra chơi đè xuống đánh hội đồng, khiến thằng bé sợ quá hết dám bò đi học, phải đô

Có một ngôi trường công 91 ở Brooklyn, New YOrk, toạ lạc trong một toà nhà cũ kỹ hơn ngôi trường Dunbar ở Hoa Thịnh Đôn. Trường này nằm trong một khu khá nguy hiểm, nghèo nàn nhưng các học sinh thi điểm đều cao hơn trung bình của học sinh toàn quốc.

Chỉ là một ngôi trường trong một ghetto, do một hiệu trưởng có lương tâm điều hành. Quan khách có thể đến xem xét lớp nào tuỳ ý, không phải được chỉ định như viếng thăm trường kiểu mẫu. Học sinh đến từ các nhà nghèo trong ghetto, ăn welfare. Tại trường học sinh nói anh ngữ rất rõ ràng, học lực cao hơn các học sinh trường khác cả năm. Có nhiều gia đình không có điện thoại vì không có khả năng trả nhưng con họ vẫn học giỏi.

Trong cuốn sách “No Excuses” do Heritage Foundation xuất bản năm 1970, có nêu lên hai trường công giáo phổ thông dành cho người da đen ở New Orleans, như St. Augustine, đã có học sinh da đen đầu tiên đoạt giải National Merit Scholarship, cũng như Presidential Scholar của tiểu bang. Xét ra là 20% của tất cả Presidential Scholars của tiểu bang Louisiana đều xuất thân từ trường học này. 

Mình có xem cuốn phim “Stand and deliver” nói về ông thầy gốc La tinh Jaime Escalante nói về một giáo viên gốc Mễ la tinh đã giúp các học trò của ông ta vượt qua những áp lực và buồn phiền của con nhà lao động để học cao, thay đổi cuộc đời cho cả gia đình.

Vợ chồng mình có tặng xe đạp cho một giáo xứ ở Việt Nam, để các cha mua xe đạp để các học trò gốc Chu Ru, có thể mượn để đi học hàng ngày vì trường học cách các buông của họ đến 5-10 cây số. Các cha nói chỉ mong giúp được một đứa khá, để sau này nó giúp đỡ đổi đời các gia đình của buông sau này.

Người ta kể là linh mục Grant, hiệu trưởng trường này, không cho phép học sinh tham gia cuộc đấu tranh Civil Rights vì không muốn mất thời gian, chỉ chú tâm vào đào tạo học sinh về giáo dục, không dây dưa vào chính trị. Ngược lại ngày nay người ta muốn con nít ở tiểu học phải học về giới tính, đồng tính đủ trò.

Người ta xét thống kê học lực học sinh trước 1970 thì học sinh ở các trường học nghèo vẫn có điểm tốt khi thi, hoc sinh đều có điểm trung bình tương tự các học sinh trường học ở khu giàu có hay da trắng.

Nói chung các nghiên cứu gia học đường cho rằng bố mẹ là yếu tố quan trọng cần thiết để giúp con em học khá. Có đọc cuốn sách và xem phim kể về cuộc đời ông bác sĩ da đen đầu tiên mỗ trẻ em sơ sinh đôi dính liền. Ông Ben Carson kể bà mẹ làm ô sin cho một ông Mỹ da trắng. Một hôm ông chủ khám phá ra bà ta không biết đọc nên dạy cho bà ta đọc và từ đó bà ta bắt anh em ông ta phải học. Trước đây, ông ta lười học nên bị bạn bè chế nhạo nhưng từ khi ông ta được bà mẹ dẫn đi mượn sách để đọc thì bắt đầu học giỏi và đậu trường y khoa John Hopkins.

Ngày nay, bố mẹ đều phải đi làm cả ngày nên không có thì giờ chăm sóc con cái làm bài tập. Trước năm 1940, đa số các người da đen lớn tuổi chỉ có học đến hết tiểu học, ít ai nghĩ đến học lên cao. Các cha mẹ di dân không biết anh ngữ nên không muốn đến trường gặp thầy giáo hay cô giáo hay làm mất mặt con họ khi đến trường, nói tiếng Mỹ bồi.

Các chính trị gia cho rằng phải mở các lớp song ngữ cho da đen, do người Việt, người Tàu, người Mễ,…cần ngân quỹ để mướn giáo viên nói tiếng tàu, tiếng Mễ, tiếng Việt,… nếu không sẽ bị dán cái nhãn kỳ thị chủng tộc. Nếu học song ngữ thì thời giờ đâu mà học các môn toán,.. mình nghe mấy người bạn sang đây còn trẻ, học trung học, tiếng anh không biết nhưng phải cố gắng, trường có những giờ dạy thêm thì độ 1, 2 năm sau thì rành tiếng anh. Thi vào đại học lớn, họ đâu có thông dịch viên để mình học ở Harvard,…

Trong cuộc chạy đua ở thee kỷ 21, Hoa Kỳ sản xuất 500,000 cử nhân hàng năm trong khi Ấn Độ sản xuất 1,500,000 kỹ sư hàng năm và Trung Cộng sản xuất 3,000,000 cử nhân hàng năm. Chính trị gia chỉ đấu với nhau về song văn hoá trong khi các nước lớn khác chú tâm đào luyện các kỹ sư cho mai sau.

Nói chung nền giáo dục Hoa Kỳ ở cấp đại học rất cao, có thể xem là số 1 trên thế giới khiến ai cũng muốn sang Hoa Kỳ học. Ngược lại ở cấp phổ thông thì có vấn đề. Phụ huynh muốn có tiếng nói trong việc giáo dục con cháu họ trong khi các giáo viên hay đúng hơn là công đoàn giáo chức cho rằng đó là thiên chức của họ.

Trong học khu của nơi mình ở có một trường được gọi là Charter School, do chính phụ huynh điều hành, đóng góp vào việc giáo dục con cháu. Do đó phải mất công , bỏ thì giờ để tham gia các sinh hoạt và tiền bạc, gây quỹ cho trường. Theo mình đọc thì các trường loại này rất thành công nên người ta muốn có thêm những trường như vậy.

Theo mình đổ lỗi nhà trường hết cũng hơi oan. Hoa Kỳ bắt buộc trẻ em phải đi học đến năm 18 tuổi. Đâu phải học sinh ai cũng muốn học hay có khả năng để hấp thụ những gì thầy cô giảng dạy trên bục. Mình thấy ở Âu châu, có điểm hay là học sinh chỉ bắt buộc học đến đệ tứ. Sau đó ai không muốn tiếp tục học chữ thì có các lớp dạy nghề để họ theo học, để có thể kiếm một nghề sau 18 tuổi.

Tại Hoa Kỳ các học sinh chán học, bị bắt buộc đến trường để học những gì mình không thích, mất thời gian và tiền bạc cua cha mẹ và chính phủ. Mình nhớ khi xưa, đi học thấy Chán Mớ Đời vì nghĩ học cho cố cũng đi lính rồi anh trở về dang dỡ đời em nên chả thích học. Đến khi gặp thầy Lưu Văn NGuyên, khuyên mình ráng hoc đi Tây nên mới chịu khó học lại và cuối cùng được học bổng đi tây.

Có những người có tiền thì gửi con đi học ở các trường tư. Người nào không có khả năng thì nghỉ làm, ở nhà dạy con học gọi là Home Schooling. Cuối năm thì cũng cho con đi thi điểm của tiểu bang. Có lẻ vì môi trường giáo dục hiện tại nên người Mỹ không muốn sinh con, chỉ nuôi chó mèo cho khoẻ dời, khỏi phải lộn xộn về trường học. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 


    

Khiêm tốn để học hỏi

 Nhớ đâu 20 năm về trước, sau khi mình viếng thăm Nam Dương về thì có vụ bạo loạn xẩy ra tại xứ này sau khi ông tổng thống gốc người Hoa từ chức. Khi viếng thăm xứ này thì bố mẹ người bạn học rằng bao nhiêu của cải, thương mại đều nằm trong tay của dòng họ tổng thống độc tài này khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng kêu gọi ông ta từ chức để có bầu cử tự do lại. Ở vùng Đông Nam Á, có nhiều lãnh đạo gốc người Hoa như Hun Sen của Cambuchia, Duerte của Phi Luật Tân, Suharto của Nam Dương,..

 Trong mấy ngày, người dân ở đây, đập phá tiệm buôn, hiếp dâm phụ nữ gốc tàu. Họ cho biết người gốc tàu là 5% dân số Nam Dương mà chiếm đến 80% tài sản xứ này, tạo ra bực tức, căm ghét của người sở tại. Trường hợp này không chỉ riêng tại Nam dương mà đa số các nước trong vùng đều lâm vào hoàn cảnh tương tự. Người Tàu chiếm lĩnh thị trường, kinh tế của các quốc gia này như thời Việt Nam Cộng Hoà, khiến ông thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ phải đem Tạ Vinh ra bắn mới làm giá gạo xuống. đám đầu cơ tích trữ này cũng bán gạo cho Việt Cộng,…

Mình nhớ học lịch sử với ông thầy Hà Mai Phương. Ông có cái tính ghét người Tàu. Thầy kêu tôi thà mua hàng ở tiệm người Việt dù đắt, thay vì mua ở tiệm người Tàu rẻ hơn. Mua của người Việt giúp người Việt làm giàu. Thấy chí lý nên mình đi mua đồ ở tiệm người Việt thì thấy đắt hơn tiệm tàu, nhất là chủ tiệm nhìn mình như khinh Bỉ, sợ mình ăn cắp đồ nên cuối cùng mình lại mua của người Tàu, vui vẻ. Mình hỏi mẹ mình thì bà cụ kêu người Tàu tin tưởng hơn. Mẹ mình bị nhiều người Việt giựt tiền, xù nợ nhưng tuyệt nhiên người Tàu thì không. Sau 75, chạy giặc về thì mất hết tiền bạc, may bà tàu bán tương ớt ở cầu thang chợ cho mượn tiền để buôn bán lại.

Người Tàu hay người Ấn Độ di cư đến một quốc gia lạ, như Fiji, Nam Phi, nghèo đói nhưng với sự chịu khó, từ từ họ chiếm lĩnh thị trường của xứ này. Nay ở Hoa Kỳ mới nhận ra. Các người di dân chịu khó nên tiết kiệm, làm ăn dần dần tạo ra một tài sản lớn.

Đi viếng Ý Đại Lợi, thấy mấy tiệm bán tạp hoá của người Á châu, mở cửa 24/7 trong khi người Ý thì lười, hay ở Tiệp, cũng thấy mấy người Việt có các cửa hàng tạp hoá nhỏ, mở cửa ngày đêm tạo ra một tầng lớp di dân giàu có dù không rành tiếng sở tại. Nghe nói đám da trắng kỳ thị cũng hay đập phá tiệm của người Việt.

Vào những thập niên 20 của thế kỷ trước, người gốc Do thái chiếm 6% dân số Hung Gia Lợi và 11% dân Ba Lan, nhưng họ có đến hơn 50% y sĩ của hai nước này, cũng như có mặt trong thương trường. Tương tự đầu thế kỷ 20, các công ty sản xuất lớn tại Ba Tây, đa số là người di dân gốc Đức làm chủ.

Vào thế kỷ 19, 3 nước Anh quốc, Hoa Kỳ và Đức quốc sản xuất tất cả sản phẩm bằng máy cho cả thế giới nhưng đến thế kỷ 20 thì 17% dân số trên thế giới sản xuất 80% sản phẩm tiêu thụ trên thế giới. Tại sao có sự khác biệt như vậy. Các nhà xã hội học hay kinh tế gia viện dẫn đủ chứng cớ nên rối đầu.

Vào thập niên 60, người Tàu ở MÃ Lai có bằng cấp kỹ sư, đại học gấp 100 lần người mã lai. Ở phi châu như Nigeria, chỉ 9% dân số học đại học. Dưới thời đế chế Áo-Hung, năm 1900, 40% dân Ba lAn mù chữ, 75 % dân Serbo-Croatian mù chữ trong khi dân gốc đức chỉ có 6% là không biết đọc. Nói cho ngay, người Áo nói tiếng đức nên người đức dễ học còn các giống dân khác toàn là nông dân.

Các nhà xã hội học hay chính trị gia kêu gọi sự bình đẳng nhưng khi số lượng người mù chữ hay có bằng cấp đại học khác nhau thì làm sao chúng ta có thể gọi bình đẳng về lợi tức khi có sự bất bình đẳng về học vấn. Việt Nam đã hiểu ra vấn đề nên đã cải thiện đào tạo trên 24,000 tiến sĩ. Tại Quận Cam, số lượng y sĩ gốc la tinh rất ít nên họ đi khám các phòng mạch người Việt. Mình bảo đảm y sĩ và nha sĩ, dược sĩ ở Quận Cam đông hơn các đồng nghiệp tại Đà Lạt.

Sự khác biệt, chênh lệch về học vấn không phải là yếu tố chính đưa đến sự chênh lệch giữa giàu và nghèo. Nhớ lên San Jose chơi, ở nhà người bạn, có cổng gác đủ trò. Hai vợ chồng là kỹ sư, ở nhà 2 triệu dạo đó. Mình chỉ con mình căn nhà trên đồi cao, nói bạn của bố mẹ là kỹ sư ở nhà hai triệu, còn người Việt bán bánh mì ở nhà 10 triệu. 

Trong thời trung cổ, ở các xứ đông âu, các giống dân đức, do thái sống trong các thành phố, còn các giống dân slavic thì ở ngoài ruộng, làm nông như mình. Sống trong thành phố thì người ta mới học các nghề thủ công, buôn bán mới phát triển về tài chánh như nghề kim hoàn, làm móng ngựa,… còn ở ngoài đồng, làm ruộng thì muôn đời vẫn không thay đổi, đói khát dựa vào thời tiết.

Xem thống kê thì các giống dân di dân đến Hoa Kỳ hay Úc Đại lợi vào đầu thế kỷ 20. Các người đến từ đông Âu và Nam Âu châu, lợi tức của họ chỉ bằng 15% các giống dân đến từ Na Uy, Hoà LAn, Thuỵ Điển và Anh quốc.

Trong thời kỳ Liên Xô, người ta nhận thấy vùng Trung Á có nhiều con hơn người nga da trắng hay các vùng Baltic do đó khó mà có sự bình đẳng như các chính trị gia kêu gọi. Muốn học cần có khả năng thu thập kiến thức. Khi xưa, vào lớp là mình ngáp vì thầy cô dạy chi chi mình không hiểu hay không có sự thông minh để thu nhập các thông tin từ thầy cô. Nay làm nông dân thấy đúng nghề hơn.

Người ta kêu gọi bình đẳng là sự không tưởng. Văn hoá của mỗi giống dân tuỳ thuộc vào địa lý và phát triển lâu dài và có nhiều hệ quả khác biệt về văn hoá. Làm sao một người sinh sống tại Bắc Âu có thể hiểu về lạc đà của người Bedouin trong sa mạc? Ngược lại người Bedouin làm sao biết câu cá, đánh cá như người Bắc ÂU. Một người Eskimo không thể nào hiểu trồng bơ như mình hay ngược lại mình khó mà sống trong mấy cái igloo vì lạnh.

Người ta cho rằng khác biệt về địa lý gây nên sự khác biệt về tài sản, văn hoá,.. Khi người Tây Ban Nha xâm chiếm đảo Canary, khám phá một bộ lạc gốc da trắng sống như thời đồ đá. Tương tự khi người Anh quốc tìm ra Úc châu thì khám phá ra người aborigine. Các thành phố là những điểm tiền vệ của sự phát triển của nhân loại vì là nơi giao thoa thương mại và các văn hoá. Ngày nay, giới trẻ không muốn đụng chạm đến các nhóm người này, họ muốn họ tiếp tục sống như tổ tiên họ, không điện nước, máy điều hoà không khí,…thay vì sống với tiện nghi ngày nay để nhân danh bảo vệ văn hoá.

Điển hình trên vườn mình không có điện, wifi thì làm sao tiến bộ, không cập nhật tin tức thêm làm việc ngành nông thì phải tranh thủ làm cho xong để về vì sợ kẹt xe.

Năm nay, mình đi ta bà khắp nơi nên học hỏi được nhiều thứ, những hiểu biết qua sách vở được kiểm nghiệm, chứng tỏ mình bị định kiến qua cái nhìn của tác giả các bài báo. Ai Cập , Jordan không như mình nghĩ trước đây tương tự Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ,.. trước đây mình như con ếch ngồi đáy giếng với tư duy tre làng. Nói đến Thổ Nhĩ Kỳ, may quá khi mình viếng thăm xứ này không bị gì dù kiểm soát an ninh. Nhớ có năm, vừa rời Luân đôn bay sang Venice, xem truyền hình thấy chất nổ ở ngay gần khách sạn hôm qua.

Từ thời con người biết làm thuyền bè để di chuyển cho nhanh thì các thành phố đều được thành lập been cạnh các con sông. Sau đó khi họ chế được tàu lớn để ra biển khơi thì các thành phố được mọc lên cạnh bờ biển. Thành phố Lutece (Paris) được thành lập cạnh con sông Seine. Di chuyển bằng thuỷ lộ rất quan trọng từ ngàn xưa, như con sông Nile đã giúp phát triển xứ Ai Cập, tạo dựng một nền văn minh cực đỉnh.

Khi người Anh quốc vượt Đại Tây Dương, và gặp các người Iroquois ở các vùng Gia-nã-đại và Hoa Kỳ ngày nay, họ sử dụng các tay lái tàu sáng chế bởi người Tàu, xem xét địa bàn lượng giác do người Ai Cập sáng chế, tính toán với toán học do người ấn độ sáng lập, nhất là sự hiểu biết của họ được ghi lại bằng chữ viết do người La Mã sáng lập Mẫu tự Latinh.

Trong khi đó các người dân bản địa sinh sống tại Bắc Mỹ, không có liên hệ với các thổ dân của nền văn minh Aztec hay Inca tại Nam Mỹ. Sự xung đột văn hoá đầu tiên tại châu Mỹ không phải văn hoá Anh quốc chống chọi văn hoá người bản địa mà là sự xung đột văn hoá tạo dựng cả vùng đất rộng của thế giới với văn hoá của một vùng bị cô lập. Do đó văn hoá của hai bên khác nhau như ai đó nói địa lý chưa bao giờ được xem là công bằng.

Hồi nhỏ học địa lý về nước pháp cũng như âu châu thì thấy mấy con sông dài, chảy vòng vèo qua các ánh đồng, liên kết với các kinh tế và văn hoá khác nhau như sông Danube chảy qua nhiều nước từ Lỗ MA Ni, Hung Gia lợi, Áo quốc đến Đức quốc,… sông Meuse chảy từ Đức quốc, qua Bỉ quốc rồi đến Hoà Lan,… chảy qua nhiều vùng với ngôn ngữ khác nhau. Các xứ này có 4 mùa nên nước chảy xuyên Âu châu quanh năm. Ngược lại các dòng sông ở phi châu như dòng sông Nile mà mình có dịp đi du thuyền 3 ngày 3 đêm tháng vừa rồi. Nước lên xuống rất nhiều và làm ngập nước, gây ngập lụt, phá hoại mùa màn. Các thành phố không được thành lập gần dòng sông. Thương mại đều phải đi qua sa mạc, sử dụng lạc đà,…không di chuyển hàng hoá nhiều tạo dựng một văn hoá thương mại khác biệt với người âu châu, sử dụng thuyền bè.

Phi châu to gấp 2 âu châu nhưng lại ít bờ biển hơn âu châu. Các hải cảng ở phi châu rất ít trong khi âu châu có rất nhiều hải cảng giúp cho việc mua bán, tàu bè cập bến dễ dàng. Do đó thương mại quốc tế ít phát triển tại phi châu trước đây. Điểm đặc biệt là dân số phi châu chiếm 10% dân số thế giới nhưng ngôn ngữ của họ chiếm 1/3 ngôn ngữ thế giới.

Nói về Trung hoa thì họ dẫn đầu thế giới về kỹ thuật, tổ chức trong nhiều thế kỷ chỉ mấy thế kỷ sau này, họ bị bỏ xa bởi Âu châu. Họ chế ra thuốc nổ để làm pháo bông trong khi người âu châu sử dụng để làm súng đạn. Vào thế kỷ 15, trung hoa có tàu lớn hơn cả tàu Âu châu, gửi các chuyến tàu đi xa hơn dưới sự lãnh đạo của đô đốc Dương Hệ trước Kha luân Bố cả 50 năm. Người ta cho rằng các thuyền buồm này, to lớn và đi nhanh hơn tàu Âu châu. Không biết vì lý do gì mà nhà Minh bế môn toả cảng, đốt hết tàu bè, và bỏ các vùng dân cư ven biển. Và từ đó tụt hầu đưa đến bị người Âu châu chiếm đóng mà ngày nay Trung Cộng đang tìm cách rữa hận như bán fentanyl cho người Âu châu và người Mỹ để trả thù khi xưa bán cho tổ tiên họ thuốc phiện,…

Lịch sử cho thấy các người di dân từ các vùng đông Âu đến Bắc Mỹ hay Úc Châu, đều có lợi tức thấp hơn người đến từ Tây âu. Nếu người phi châu di dân đàng hoàng, không bị bắt làm nô lệ, di dân như các người đông Âu, liệu lợi tức của họ cao hơn các người đến từ đông Âu.

Chắc chắn là người phi châu sẽ bị kỳ thị nhưng đừng quên các giống người di dân khác đến Hoa Kỳ và Úc Châu có lợi tức cao như người Tàu và người Nhật Bản hơn người Mỹ trung bình mặc dù người Tàu và người Nhật Bản bị kỳ thị bởi người Mỹ da trắng.

Người da đen bị treo cổ bởi người Mỹ da trắng mà họ gọi lynching. Đám đông tự quyết định xử tử người da đen chưa được toà án xét xử. Có năm lên đến 181 người bị xử tử bới đám đông da trắng. Người da đen đến Haiti được dành độc lập từ 200 năm trước thì trên nguyên tắc họ được tự do và có nhiều lợi tức hơn các người Mỹ da đen.

Trên thực tế thì người Mỹ da đen có lợi tức cao hơn các người da đen ở Trung Mỹ, được tự do trước nm da đen 200 năm. Hàng ngày chúng ta cứ nghe Black Lives Matter, các chính trị gia ăn có rồi chúng ta cứ tư duy theo truyền thông nhưng nếu đọc thống kê thì ta thấy Haiti bây giờ loạn. Du khách không dám tới vì bị bắt cóc chuộc tiền,.. lượng bổng người da đen ở vùng Trung Mỹ thấp hơn rất nhiều người Mỹ da đen tại Hoa Kỳ.

Khi xưa, có sự kỳ thị, chia cách ở miền nam giữa người da đen và người Mỹ da trắng. Một đứa bé da đen đi học 9 năm bằng một đứa bé da trắng đi học 6 năm. Học sinh da trắng học xong thì sách cũ được đưa sang trường da đen để sử dụng do đó chắc chắn thi cử đều khác nhau. Một đứa da trắng vẫn khá hơn học sinh da đen. Chưa chắc.

Thử xem khi học sinh gốc Nhật Bản và Mễ di dân đến California. Không có sự kỳ thị giữa hai giống dân này, đều làm ruộng canh nông. Họ đều học chung lớp nhưng thi cử lại khác, kết quả khác với người da trắng và da đen. Lý do? Người ta không biết rõ, chỉ đoán là vì văn hoá của mỗi cộng đồng.

Người ta cho biết năm 1899, khi các trường trung học tại hoa thịnh đốn được chia 3 trường da trắng và 1 da màu. Khi thi cử thì trường da màu được điểm cao hơn 2 trường da trắng dù trường học, thiết bị tệ hại hơn trường da trắng. Ngày nay, trường học này được xây cất mới lại như trường da trắng thì họ khám phá ra thi cử của trường này thấp hơn da trắng. Cho thấy khi nghèo, người ta cố gắng học để hy vọng có tương lai tươi sáng hơn.

Lịch sử, địa lý và văn hoá gây nhiều ảnh hưởng cho sự thịnh vượng của một quốc gia nhưng không phải là một tiền định. Các quốc gia đều có thể thay đổi từ tụt hậu đến tiên phong của các nền văn minh. Điển hình một nước dân ít, nhỏ bé, trên một hòn đảo nhỏ như Anh quốc, lạc hậu để rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh rộng lớn như đế quốc la mã. 

Nước Tô Cách Lan được xem lạc hậu nhưng đến thế kỷ 18, khi họ bị đô hộ bởi người Anh quốc thì họ tạo ra một thế hệ trí thức rất cao, không những về mặt kinh tế, y khoa và kỹ nghệ cho Anh quốc và cả thế giới.

Người Anh quốc cần nhiều thế kỷ mới tiếp thu các kỹ thuật tân tiến mang lại từ các người la mã, Norman hay các người di dân Huguenot, Đức, Do Thái để phát triển nền kinh tế của họ. Khi người la mã rút khỏi Anh quốc để bảo vệ đế chế của họ tại châu âu thì kinh tế và cơ cấu chính trị của Anh quốc sụp đổ. Phải đợi đến 1,000 năm sau, Anh quốc mới vực dậy, trở thành tiên phong trong cuộc cách mạng kỹ nghệ và kiểm soát 1/4 đất trên thế giới.

Khi chiếc tàu Commodore Perry tặng Nhật Bản chiếc xe hoả. Người Nhật Bản xem nó như một quái vật, lo ngại rồi từ từ họ đam mê và giác ngộ rằng họ thua người da trắng và sẵn sàng học hỏi từ người da trắng. 1 thế kỷ sau, xe lửa của họ vượt xa xe amstrack của Hoa Kỳ. Sách giáo khoa của họ dạy học sinh Nhật Bản về Lincoln và franklin dù bị Hoa Kỳ chiếm đóng thay vì hô hào đánh cho Mỹ cút. Người Nhật Bản, khiêm tốn, biết mình thua xa người Mỹ, học tập và làm việc từ nhiều thế hệ để vượt qua sự lạc hậu về kỹ thuật. Kết quả là họ đã vượt trội Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Đi Phi châu, trung đông thậm chí tại Hoa Kỳ, xe hơi, đồ điền tử của họ đầy đường.

Dạo này trên mạng thấy thiên hạ tải hình chiếc tàu của Panama rồi một công ty người Việt mướn, sơn phết lại để tên công ty họ khiến bà con nhảy vào chỉ trích đủ trò. Mình thấy nên ủng hộ, bắt chước cách làm ăn của người ngoại quốc, quảng cáo có gì lạ đâu. Mướn chiếc tàu rẻ hơn là mua. Người mình thích chê bai nhưng ít khi chịu khó làm. Trên mạng có người viết bài hay tải hình ảnh lên là bị ném đá. Kêu viết như cứt, chụp hình như mọi,… phải lý giải vì sao người ta viết như cứt để người viết hiểu và học tập rút kinh nghiệm.

Mình thích đọc bài của người ngoại quốc nhất là các phản biện để hiểu rõ hơn vấn đề. Người đọc đưa ra nhiều ý kiến khá lạ và sáng tạo. Ít ai nhảy vào kêu viết như cứt cả. Họ không đồng ý thì phản biện, đưa ra lý do để thuyết phục độc giả, có thể giúp người viết có cái nhìn khác mà họ chưa nghĩ tới.

Người tô cách lan bắt chước người Anh quốc 100% để rồi họ bức phá người Anh quốc về kỹ thuật và y khoa,.. lịch sử chứng tỏ khi muốn thành công, chúng ta phải tự xét mình là dốt, thua kém người ta thì mới để tâm ra mà học hỏi cho bì kịp người hơn mình. Phải khiêm tốn, để học hỏi. Thay vì ganh tị rồi chửi tìm cách hạ nhục, chê bai. Như trường hợp người nam dương, đập phá tiệm nhà cửa của người nam dương gốc hoa. Thay vì nhận ra mình thua kém, học hỏi cách làm giàu của người Tàu. Đập phá để nói lên sự bất lực của dân mình, ngu dốt không giúp chúng ta khôn lên hay giàu có.

Hồi nhỏ ở Việt Nam, nghe mấy ông thầy nói người Việt mình thông minh, đủ trò. Đến khi qua tây, học chết bỏ, vẫn thấy thằng tây con đầm văn hoá chúng quá cao. Mình học 10 nhớ 1 còn chúng thì nói thao thao bất tuyệt về nghệ thuật, về lịch sử, địa lý, chính trị khiến mình chới với. Từ từ mình nhận ra mình cực dốt, bị nhồi sọ bởi mấy ông thầy có tinh thần yêu nước quá khích nên hỏi tây đầm chỉ cách học mới lò mò ra trường chớ cứ khư khư kêu mình thông minh hơn Tây đầm như thầy dạy việt văn nói là hỏng đời trai. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


   
   


Tài phiệt và chính trị Hoa Kỳ

 Hôm qua, đi bầu dù biết người mình bầu sẽ không đắc cử. Xem như đi bầu tượng trưng, lá phiếu mình nói lên sự phản đối với tình hình chính trị tại Hoa Kỳ nhất là tại Cali. Lý do là chính trị Hoa Kỳ đều do mấy tên tài phiệt cầm đầu, lũng đoạn. Bầu bí cho có vẻ dân chủ. Bầu cử là sân chơi của mấy tên tỷ phú người Mỹ, thậm chí cả thế giới và các chính phủ ngoại bang. Tỷ phú, lúc đầu họ mua du thuyền, máy bay riêng nhưng mau chán nên nhảy vào trò chơi bầu cử, vừa được trừ thuế vừa được lợi. 

Các chính trị gia cần tiền để tranh cử, nhận tiền của mấy tên tỷ phủ thì khi đắc cử, phải trả lễ, gấp mấy trăm lần số tiền mà mấy tên tài phiệt bỏ ra. Cơ quan bất vụ lợi Open Secrets cho biết năm nay, số tiền chi phí cho bầu cử lên đến 167 tỷ đôla so với năm 2018 chỉ có 14 tỷ Mỹ kim. Kinh

Đi ra khỏi Hoa Kỳ thì mới thất kinh. Trung Cộng chiếm thị trường của Hoa Kỳ và tây phương. Hy vọng sau vụ Ukraine, thiên hạ quay đầu về với tây phương. Nếu không thì Trung Cộng sẽ chiếm lĩnh toàn cầu trong nay mai. Ta thấy Đức quốc chửi bới Trung Cộng, tuần rồi thủ tướng Đức quốc phải thân chinh sang Trung Cộng để thương lượng, bộ trưởng tài chính của Đức quốc, cúi rập người chào Tập thị.

Các tỷ phú bỏ ra cả tỷ đôla cho cuộc bầu cử này theo cơ quan American for Fairness. 18 tỷ phú đóng góp nhiều tiền là đảng Cộng hOà, trên 200 triệu Mỹ kim so với tỷ phú ủng hộ Dân Chủ như ông Soros bỏ ra $180 triệu cho các ứng cử viên Dân Chủ.

Trên thực tế tiền của mấy tài phiệt cho bầu cử còn nhiều hơn vì họ đóng góp tiền vào các tổ chức 501(c), không bao giờ báo cáo tên các người cho tiền. American For Tax Fairness cho biết nếu cuộc chơi Dân Chủ cho công bằng thì phải hạn chế tiền đóng góp của mấy tên tài phiệt.

Khi xưa, Hoa Kỳ là vùng đất hứa, vùng đất của cơ hội nhưng ngày nay là vùng đất chính trị của những kẻ giàu có. Chính trị gia cần tiền bạc của mấy tài phiệt để đắc cử, sau đó thì phải trả ơn, bằng cách đề cử các đạo luật mà do chính các tay tài phiệt, nhờ luật sư viết để mấy đại biểu trình bày rồi bầu chọn. Do đó bao nhiêu năm nay, chả bao giờ thay đổi.

Họ bày trò qua giới truyền thông để người Mỹ tranh luận chửi bới nhau, để họ quảng cáo kiếm tiền. Ngày nay, lên mạng thấy thiên hạ tin vào những fake news để choảng nhau. Kỹ thuật toán biết ai ủng hộ Cộng Hoà, ai ủng hộ Dân CHủ hay trung lập là họ bắn các tin tức đa số là fake news vào tài khoản của người Mỹ. Khi mở tài khoản ra, người Mỹ thấy tin tức này thì tin ngay rồi tải lại rồi thiên hạ nhảy vào chửi bới. Thậm chí người ngoại quốc làm tiền nhiều nhờ tạo ra những fake news từ các xứ như Nga, Croatia,…

Mình nhớ có lần mua một căn nhà tại Garden Grove. Chủ nhà biến thành một phòng mạch y khoa trên 40 năm. Khi về hưu thì bán nhưng không ai mua. Mình muốn đổi thành nhà cư ngụ lại. Chạy lên thành phố thì họ bảo đặt cọc $5,000 để hội đồng thành phố xét xử 6 tháng sau. Chưa chắc sẽ được chấp thuận. Mình hỏi chủ nhà, chủ nhà gọi lại 5 phút sau đó. Kêu thứ 4 tuần sau, đem bản vẽ lên thành phố, gặp mặt tên trưởng phòng vào lúc 10:00 sáng. 

Tuần sau, mình đem bản vẽ lên, gặp tên trưởng phòng Planning của thành phố. Vừa bắt tay xong, hắn kêu tên doạ mình đóng $5,000 và 6 tháng chưa chắc được chấp thuận. Tên này đóng dấu cái rầm, ghi vào sổ. Chả cần đóng $5,000 hay đợi 6 tháng, có giấy phép đổi thành nhà cư ngụ. Lý do chủ nhà là bạn của city manager. Chỉ cần một cú điện thoại đã thay đổi đời Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen. Xong om

Một lần khác, một khách hàng kêu vẽ lại căn nhà vì tên con rể làm thêm chi đó. Hẹn với chủ tịch thành phố. Ông này đến với hai tên của Planning và Building department. Hai tên này làm khó dễ mình nên báo lại cho chủ nhà. Chủ nhà hẹn với thị trưởng, có mặt hai tên này. Thị trưởng kêu ông chủ nhà là nhân viên cao cấp CIA thế là chả cần vẽ véo gì, được đóng dấu cái rụp.

1 lần khác, mình thấy một nghị viên thành phố Westminster, đến thành phố Garden Grove với hai tên người Việt khác. Đã lấy hẹn trước, mọi việc được chấp thuận ngay, chả cần đợi chờ gì cả. Xứ này cũng tham nhũng ná thở. Chỉ cần cúng tiền vào quỹ tranh cử là xong. Như hai vợ chồng Clinton có foundation, có tiền trên 2 tỷ đôla. Chán Mớ Đời 

Cuộc bầu cử năm 2020, các tài phiệt bỏ ra đến 3 tỷ Mỹ kim, 53% cho Dân chủ và 47% cho Cộng Hoà. Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema, Arizona, nhận được 2.3 triệu Mỹ kim từ đầu tư và đã ủng hộ bỏ phiếu cho đạo luật Inflation Reduction Act của ông Biden, giúp các công ty lớn trở nên lớn hơn, khổng lồ hơn như JP Morgan, Blackrock, Blackstone, KKR,…trong khi nhân công tại Hoa Kỳ càng ngày càng chới với vì lạm phát.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer nhận $1.28 triệu từ các người đóng góp vào quỹ bầu cử để đề luật cho tiền các chương trình về khí hậu. Luật này sẽ tốn $300 tỷ đô la thuế của người Mỹ trong vòng 10 năm tới, để trả tiền cho những công ty lớn về môi trường. 

Có một công ty tên là American Investment Council cho biết bà thượng nghị sĩ Sinema đóng vai trò rất quan trọng trong vụ biểu quyết luật về đầu tư như ngầm nói bà ta nên im lặng để tiếp tục nhận tiền từ các đầu tư. Các đại biểu quốc hội được biết trước tin tức công ty nào lên và sụp tiệm nên bán hay mua trước. Có luật cấm vụ này nhưng vẫn thấy họ làm như điên. Do đó có nhóm tài chánh, cứ theo dõi mấy địa biểu quốc hội mua hay bán cổ phiếu công ty nào là họ làm theo, kiếm khủng tiền.

Báo Wall Street Journal và New York Times đều đăng tin về bà nghị sĩ này, rất quan trọng cho các luật được thông qua, giúp các công ty tài chánh tránh bị đánh thuế cao và khấu hao tài sản nhanh. Chỉ đóng 15% thuế hàng năm nếu khấu trừ trên 1 tỷ đô la hàng năm thay vì 21%.

AdImpact cho hay bầu cử vừa qua tốn 9.7 tỷ Mỹ kim. Năm 2018 thì có 4 tỷ Mỹ kim và từ năm 2021 đến nay, các công ty tài chánh đã chi cho các quỹ bầu cử đến $610 triệu đôla.

Ông Robert Reich, bộ trưởng lao động dưới thời Bill Clinton, kêu là một “PURE SCAM”. Ông này có viết mấy cuốn sách khá hay, ông ta chửi vợ chồng Clinton quá cở dù khi xưa là bạn. Ông ta là Rhodes scholar, đi cùng thuyền với Bill Clinton sang Anh quốc. Các công ty tài chánh này dùng tiền người khác để đầu tư, không lo sợ thua lỗ, lại đóng thuế ít. Obama, Trump, Biden đều hứa cuội sẽ dẹp cái loopholes nhưng tại sao họ không dẹp. Tiền Nhiều. Bà thượng nghị sĩ chả đấu tranh gì có lợi cho dân tình ở Arizona, chỉ có những tên tài phiệt là vui vẻ chúc mừng nhau.

Năm 2017, ông Trump ra luật thuế để giảm cho người Mỹ. Trên thực tế người Mỹ trung bình vẫn đóng thuế kinh hoàng trong khi 82% dân giàu có hưởng lợi được từ thuế này.

Trong đạo luật Inflation Reduction Act, bà Sidema kêu phải loại bỏ phần đánh thuế 37% các tay tài phiệt xuống 20%, trước khi bà ta bỏ phiếu. Vụ này làm chính phủ Hoa Kỳ mất thu nhập từ thuế đến 14 tỷ Mỹ kim trong 10 năm tới. Bà này nhận $2.2 triệu từ năm 2016, khi còn là dân biểu, để bỏ điều khoản 1% thuế cho các công ty mua lại cổ phiếu của công ty của họ khiến các công ty như Apple Google,…tha hồ mà mua cổ phiếu của họ lại, chỉ trả 1% thuế lợi tức. Sau đây là các công ty mua lại cổ phiếu của họ năm vừa qua, chỉ trả 1%. Thí dụ một công ty ra IPO mỗi cổ phiếu là $50, sau mấy chục năm lên được $2,000, đóng thuế là 20% nhưng nêu sâu lại thì đóng có 1%

  • Apple: $91.3 billion.
  • Alphabet: $54.5 billion.
  • Meta: $53.2 billion.
  • Microsoft: $32.7 billion.
  • Bank of America: $21 billion…..

Các lobbyists về thuế vụ đông gấp mấy lần đại biểu quốc hội. Những nhóm này chỉ bảo vệ quyền lợi những tài phiệt còn dân ngu khu đen như mình thì chỉ có còng lưng ra mà đóng thuế. Người ta kêu ông Trump cho công khai hoá hồ sơ thuế của ông ta nhưng đến nay, ông ta chả thèm đưa.

Cơ quan thuế vụ, gửi thuế cho dân bình thường, kêu là thiếu $1,700 thì ai nấy đều gửi ngân phiếu thay vì bị cơ quan này hành. Xong om

Đi các nước khác thì Hoa Kỳ vẫn là số 1 để sinh sống. Chính trị tại thành phố, địa phương thì mình có thể bầu bí được nhưng ở tầm Quận trở lên thì bắt đầu khó.

Có người sinh sống ở Úc Đại Lợi, có cho biết như sau thấy đặc biệt nên tải lên đây.


Mỹ bầu cử người dân không bắt buộc phải bỏ phiếu, bầu bán hoàn toàn tự nguyện, không ưa thì nằm nhà ngủ - ngược lại xứ Úc không đi bầu phải có lý do, phải làm đơn xin phép - đi ngoại quốc, đi chơi xa cũng phải đi bầu, nằm nhà thương cũng có thùng phiếu mang đến cho mình bầu - không đi bầu sẽ bị phạt tiền $50 - khi bầu xong tất cả các lá phiếu đều được đếm, phiếu bầu qua bưu điện được đếm cho đến hai tuần sau khi ngày bầu cử, không sót một lá nào.


Ở Úc bầu cử kinh khủng lắm, ở đây bạn phải bầu cho tất cả các ứng cử viên có tên trên lá phiếu theo thứ tự từ 1 là người muốn nhất cho đến hết, không được bỏ sót một người nào - thí dụ vùng của bạn có 5 người ra ứng cử thì bạn phải bầu từ 1 đến 5 từ người mình ưa nhất cho đến người mình không ưa - khi đếm phiếu họ sẽ đếm số 1 trước sau khi đếm lần thứ nhất họ sẽ loại bỏ ứng cử viên có ít người bầu số 1 nhất, phiếu bầu cho người này sẽ được đếm lại để chia số 2 cho những người ứng cử viên còn lại, sau khi đếm lại lần thứ 2 ứng cử viên về hạng chót sẽ bị loại và cứ thế tiếp tục cho đến khi chỉ còn hai ứng cử viên- người được nhiều phiếu nhất sẽ trúng cử - bầu cử hoàn toàn bằng giấy bút, không sữ dụng máy bầu cử hay đếm phiếu - sự lựa chọn của bạn sẽ được tôn trọng tới mức tối đa. 

Trên là áp dụng cho việc bầu cử liên bang (federal election) trong các cuộc bầu cử Tiểu bang có nhiều tiểu bang  đơn giản hoá việc bầu bán bằng cách cho phép bạn không cần phải bầu cho tất cả mà có thể chỉ bầu cho ít nhất là 1 người - sau khi đếm xong lá phiếu của bạn sẽ “chết” nghĩa là không còn được đếm nữa nếu người bạn chọn không về được hạng 1 hay 2. Vì lối bầu cử này nên kết quả phải chờ ít nhất 2 tuần sau - sau khi tất cả phiếu kể cả những phiếu bầu trước (pre-poll) hay phiếu bầu qua bưu điện (postal votes) được đóng dấu trước hoặc đúng ngày bầu cử đếm xong. 

Kết quả bầu cử  liên bang sẽ do uỷ ban bầu cử quốc gia (Australian Election Commission) chứng nhận và tuyên bố - bầu cử tiểu bang nào thì do uỷ ban bầu cử của  tiểu bang đó chứng nhận (State Election Commission) 

Các Uỷ Ban Bầu Cử hoàn toàn độc lập không do chính quyền điều hành cho nên không bao giờ có vấn đề gian lận hoặc bầu giả dối - ai đi bầu nhiều lần sẽ bị trừng trị nghiêm khắc - phạt tiền và có thể bị bỏ tù (khi bạn bầu xong tên của bạn sẽ bị loại trong danh sách cử tri - dĩ nhiên nếu bạn bầu qua bưu điện bạn làm đơn xin phép đề được gởi phiếu trắng và bạn phải ghi rõ tên tuổi của mình) - Cần cũng nói thêm những lá phiếu không hợp lệ (informal) thí dụ bầu phiếu trắng, viết thêm trên lá phiếu hoặc bầu thiếu người trong cuộc bầu cử Liên bang, vv  sẽ bị loại bỏ, không được đếm.

Dân chủ là mình muốn đi bầu hay không là quyền của mình nhưng đứng trên phương diện khác, bắt phạt nếu không đi bầu là cũng có cái lý..

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Giá trả cho nền độc lập

 Đi Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ, Tanzania, Ai Cập và Jordan giúp mình có thời gian, cơ hội nói chuyện với người bản xứ và đọc sách báo về các nước này nhất là các nước dành độc lập sau đệ nhị thế chiến. Có người từ Guyana tự hỏi tại sao quốc gia của họ tương đương với Dubai, có dầu hoả nhưng sau 50 năm độc lập, Dubai, từ một nền kinh tế không đến 3 tỷ mỹ kim, đã tạo dựng một nền kinh tế gần 500 tỷ đôla. 1% lợi tức dầu hoả đóng góp vào GDP, 20% do du lịch, ngoài ra nhờ các dịch vụ, buôn bán nhờ vào hải cảng rộng lớn của xứ này. Dubai được xem là một trong những quốc gia giầu có nhất trên thế giới.

Dubai thường được xem là một làng đánh cá tương tự Guyana, cũng có dầu hoả nhưng sau 50 năm dành độc lập, Dubai trở nên một quốc gia giàu có, trù phú còn Guyana thì te tua. Theo mình thì Dubai, có một ông vua, có đầu óc cấp tiến, muốn cải tiến đất nước nên dễ dãi về các luật Sharia của hồi giáo. Không có nhân công để phát triển đất nước nên họ nhập cảng khối lao động đến từ Ấn Độ, Pakistan, Phi Luật Tân,…thậm chí từ Việt Nam.

Sau đệ nhị thế chiến, các nước âu châu được Hoa Kỳ giúp đỡ qua chương trình Marshall, đã phải nhập cảng nhân công từ các thuộc địa cũ hay Thổ Nhĩ Kỳ như Đức quốc, để phát triển nền kinh tế hậu chiến của họ. Dubai đã phải sử dụng chế độ này, mới thành công. Ngày nay, 90% dân số ở Dubai là người ngoại quốc đến lao động, làm giàu cho xứ sở này.

Khi xưa ở Châu Mỹ, họ phải đem nô lệ từ phi châu đến để giúp kinh tế mấy thuộc địa mới này, nếu không thì châu Mỹ la tinh hay bắc Mỹ không được như ngày nay. Dubai cũng đem người đến làm việc, được cái là họ trả lương hậu hỉ nên thu hút được người tài mà không có đất dụng võ ở xứ họ.

Lịch sử có khuynh hướng lập lại. Nếu như phong trào cực hữu của pháp hay Đức quốc, nói chung ở âu châu lên mạnh. Khi họ nắm chính quyền thì có thể họ sẽ ra các đạo luật như đuổi cổ mấy người Pháp, gốc Việt Nam, ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ,…về xứ như thể vào những năm 1960, người Algerie, đuổi cổ những người sinh trưởng tại Algerie, về Pháp.

Dubai có trên 10 triệu người mà 90% là dân ngoại quốc, đến đây làm việc. Để rồi một vài thế hệ nữa, con cháu những người di dân, ăn vạ ở xứ này thì có biến động chính trị ngay. Trung Cộng đi mướn các khu vực ở các quốc gia bạn, đem người Tàu đến sinh sống, 100 năm sau, biểu họ trả lại đất, có khả thi hay không hay là có cuộc đẫm máu xẩy ra. Chúng ta thấy Hương Cảng ngày nay được Anh quốc trả lại cho Trung Cộng, người Hương Cảng tự xem họ độc lập, không dính dáng gì đến anh Trung Cộng. Trước khi Hoa Kỳ và các nước khác công nhận Trung Cộng là thành viên chính thức của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Người dân Hương Cảng đâu muốn phục tùng Trung Cộng. Xem video trên mạng, thấy người dân Hương Cảng, chửi bới, miệt thị dân từ Trung Cộng sang (Main land)

Họ cho rằng có hai điểm quan trọng của sự phát triển quốc gia: nền chính trị và hệ thống kinh tế. Đọc mấy bài viết của người Tàu từ Trung Cộng, viếng thăm Đài Loan. Họ tự hỏi cùng nói tiếng quan thoại nhưng sao xã hội Đài Loan khác xa với Trung Cộng. Người Đài Loan viếng thăm Trung Cộng thì chắc chắn không muốn trở thành người Hán của Trung Cộng.

Mình có anh bạn tàu, kể về thăm quê ở vùng nào đó trồng trà. Anh ta lên xe lửa cao tốc mà chính phủ Trung Cộng quảng bá, tuyên truyền, hiện đại hơn xe lửa Nhật Bản. 1 tiếng sau, bước ra hành lang, anh ta thấy khạc nhổ của người Tàu ở trên xe lửa đầy, không dám, bước đi nữa. Đi xe lửa thường, người ta mở cửa sổ để khạc ra ngoài, còn cầu tiêu thì khỏi nói. Họ đợi ở ngoài lâu quá nên tè luôn trước cửa. Kinh

Dubai có nền quân chủ chuyên chế trong khi Guyana theo chế độ Dân Chủ tập trung. Nền quân chủ bảo đảm một nền chính trị vững chắc, thuận tiện cho sự làm ăn, đầu tư trong khi Guyana thì nền chính trị lộn xộn, tham nhũng đầy nơi.

Ngày nay 90% dân số tại Dubai là người di dân. Như Hoa Kỳ khi mới được thành lập, họ mua nô lệ từ phi châu, để bảo đảm lực lượng lao động sản xuất cho họ. Nếu không có nô lệ đến từ Phi CHâu thì Hoa Kỳ khó có được sự thịnh vượng như ngày nay. 

Dubai khởi đầu bằng xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại. Sang Dubai thấy phi trường, xa lộ rộng lớn giúp dân chúng di chuyển nhanh chóng. Nội mấy nhà ga nhỏ của các xe điện trên không đủ thấy đẹp. Ông vua của xứ này biết là dầu hoả có đó nhưng sẽ có một ngày sẽ cạn hết nên ông ta dùng dầu hỏa để đầu tư, tạo dựng một nền kinh tế lâu dài, không dựa vào dầu hỏa như các nước lân cận.

Nới lỏng sự khắc khe của luật Sharia của hồi giáo, Dubai cho phép người dân, du khách có thể ăn bận theo tây phương,… khiến các nước láng giềng bị các luật Sharia giam lỏng, buồn chán, chạy qua Dubai để được tự do trong những ngày cuối tuần, mua sắm, ăn chơi. Họ làm ra tiền mà không có gì để giải trí và 5 lần cầu nguyện thường nhật. Dubai trở thành thiên đường của các người giàu có trong khu vực.

Hôm ở Dubai, đồng chí gái thấy mấy bà bản xứ đi trong thương xá, bận toàn đồ đen từ trên xuống dưới, trừ hai con mắt đi nhìn đường mà đi. Đồng chí gái kêu họ chỉ có thể khoe được cái ví LV. Khi ăn họ vén cái màn che mồm lên để bỏ thức ăn vào miệng.

Dubai bắt chước Lý Quang Diệu, đã biến Dubai thành một Tân Gia Ba của Trung Đông, giàu có. Covid đến nhưng quốc gia chỉ đóng cửa có 3 tháng sau đó thì mở cửa cho du khách đến. Nếu không sẽ có bạo loạn. Hình như họ cho dân về lại nước họ mấy tháng.

Sau khi dành lại độc lập từ người Anh quốc, Guyana vẫn tiếp tục kỹ nghệ đánh cá. Năm 2019, kỹ nghệ đánh cá và nuôi cá lên đến 16 tỷ đôla nhưng hôm nay chỉ còn 7.7 tỷ đô la, xuống 52%. Nếu so sánh GDP Guyana với Dubai thì một trời một vược sau 50 năm. Cho thấy chính trị và kinh tế đi đôi với nhau.

Các quốc gia á châu như Tân Gia Ba, Đài LOan và Nam Hàn, Nhật Bản, khởi đầu họ cần một nền chính trị vững chắc để có thể thực hiện các chương trình cải cách kinh tế. Nhất là Đài LOan và Nam Hàn, bị áp lực của Trung Cộng và Bắc Hàn. Do đó họ cần một chính quyền độc tài để thanh lọc các phần tử thân cộng. Sau đó khi nền kinh tế khá rồi, quốc gia có được một giai cấp giàu có thì họ mới nới lỏng nền chính trị và dân chủ hoá xã hội như ngày nay. 

Mình nghe người lớn kể chuyện, có lẻ mật vụ của thời ông Diệm, đàn áp hơn thời đệ nhị Cộng Hoà, khiến bao nhiêu nằm vùng len lỏi vào các cơ quan của chính quyền và quân đội miền nam. Việt Nam Cộng Hoà cho phép đối lập trong quốc hội còn mấy nước như Nam Hàn và Đài Loan, lúc đầu không có sự đối lập.

Có hai thí dụ khác là Ấn Độ và Nigeria, 2 cựu thuộc địa của đế chế Anh quốc. Ấn Độ (dạo ấy có thêm Pakistan và Bangladesh). Khi người anh xâm chiếm hai xứ này, họ đem theo tôn giáo, kỹ thuật, nền hành chính và ngôn ngữ. Người Ấn Độ từ chối chấp nhận trở về đạo của người Anh quốc, ngược lại họ tiếp nhận kỹ thuật và văn hoá của người Anh quốc.

Người Ấn độ bắt chước người Anh quốc uống trà, giúp mẫu quốc làm giàu. Mình có tên bạn gốc Ấn Độ, hắn chửi Anh quốc như gì. Người Ấn Độ học tiếng anh, học đánh Cricket với giấc mơ trở thành người Anh quốc, kẻ cai trị mình. Tương tự người Việt khi xưa, bắt chước kẻ cai trị mình xổ tiếng tây, bận đồ tây, hút thuốc lá tây, học nhảy đầm như đám thực dân cai trị mình. Như vậy, họ tự xem mình thuộc giới cai trị, trưởng giả. Họ muốn tây hoá, tẩy sạch hết căn bản của tố chất việt của họ để được như người da trắng, đô hộ họ. Đó là cái nguy hiểm vì khi đã mất cái bản sắc Việt thì chúng ta sẽ bị lộn xộn, khủng hoảng căn cước, khó có thể tìm được một lối đi cho chính mình, chỉ vay mượn ở ngoại bang. 

Người Nigeria không học kỹ thuật của người Anh quốc, họ lại theo đạo của thực dân truyền giáo, họ sử dụng anh ngữ như ngôn ngữ chính của hành chánh và xã hội. Họ tự bào chửa là có nhiều bộ tộc và phương ngữ, nghe nói đâu trên 300 loại. Người Ấn Độ có trên 2,000 phương ngữ. Anh ngữ được sử dụng khá nhiều vì nhiều bộ tộc không hiểu nhau. Xem phim Ấn Độ, thấy họ phụ đề đủ loại tiếng chính được sử dụng tại xứ này.

Người Anh quốc, trước khi rời bỏ Ấn Độ, đã tìm cách chia 5 xẻ 7 xứ này khiến Ấn Độ và Pakistan, Bangladesh luôn luôn trong tình trạng đối nghịch, khó phát triển hoàn toàn. Theo mình hiểu thì văn hoá ở Ấn Độ còn giữ các giai cấp nên khó phát triển một cách rõ rệt. Kiểu xét lý lịch. Mấy người Ấn Độ, sang Hoa Kỳ, rất thành công, làm lớn trong các công ty Google, Pepsi, …

Nếu chúng ta nhìn bản đồ phi châu, sẽ thấy người tây phương chia cắt một cách vô lý. Họ cứ chia các biên giới theo đường thẳng, bất chấp sự khác biệt văn hoá giữa các vùng. Mình đoán là người tây phương cố tình, để gây xáo trộn, giúp họ làm ngư ông hưởng lợi. Từ khi các nước tây phương bị bắt buộc trao trả nền độc lập, chúng ta thấy chiến tranh, lật đổ đủ trò giữa các nước, bộ lạc với nhau.

Ở Á Châu, ông Lý Quang Diệu đã biết gom góp lại các người khác chủng tộc sinh sống lâu ngày tại hòn đảo này. Người Mã Lai, người Ấn Độ, người Tàu,.. tạo dựng một thể chế khiến mọi giới đều đóng góp, không bị kỳ thị, giúp đất nước này phát triển nhanh. Họ dùng anh ngữ để thống nhất các giống dân với nhau.

Lịch sử cho thấy các nước dành được độc lập thường sử dụng các chương trình do quan thầy thực dân cũ hay theo Liên Xô. Chỉ có những chính quyền vì dân, ít tham nhũng, không bị tây phương bẩy nợ thì mới phát triển nhanh chóng còn thì te tua, mắc nợ ngoại bang, dân tình khốn đốn. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn