Showing posts with label Kinh tế. Show all posts
Showing posts with label Kinh tế. Show all posts

Đô la lên giá

 Sắp đi Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ nên mình có đổi một ít tiền của nước sở tại để tiêu khi mới đến phi trường thì khám phá ra đồng mỹ kim lên giá so với các ngoại tệ khác khiến mình thất kinh. Lò mò xem sao vì trên nguyên tắc khi có lạm phát tại Hoa Kỳ thì tiền mỹ kim sẽ mất giá, đây lại ngược lại. Tuần này họ cho biết lạm phát Hoa Kỳ lên đến 9.1%. Tiền Euro xem tương đương với mỹ kim, khác với trước đây trung bình một Euro ăn 1.2 mỹ kim. Có khi lên đến 1.5 mỹ kim. Năm nay ai ở Hoa Kỳ đi nghỉ hè thì nên đi ngoại quốc thay vì Hoa Kỳ.

Xem hối đoái thì khám phá ra tiền Thổ Nhĩ Kỳ, đổi qua đô la xuống tới 27% và tiền Á Căn Đình xuống đến 30% nên mình chọn đi Thổ Nhĩ Kỳ. Hy vọng sang năm sẽ đi Á Căn Đình. 

Mình nhờ một công ty du lịch Thổ Nhĩ Kỳ soạn chương trình riêng cho gia đình mình đi chơi 2 tuần. Cứ thấy họ kêu trả tiền mặt bằng mỹ kim được bớt mấy chục nhưng mình không chịu, kêu sẽ trả bằng thẻ tín dụng. Lý do là nếu họ có tiền tươi thì lợi hơn vì lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay lên đến 72%. Hôm qua xem trên YouTube, một cặp vợ chồng, gốc Nga thì phải, làm video, chắc năm ngoái kêu rằng vật giá gia tăng khủng khiếp. Nghe nói du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ hàng năm rất đông, năm nay chắc ít.

Họ ước lượng hàng năm có đến 7 triệu du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ, du khách nga chiếm đến 4 triệu, du khách Ukraine thì 2 triệu. Từ Nga, Ukraine đến Thổ Nhĩ Kỳ rất gần vì nằm xung quanh bờ biển chết. Cái tháp Eiffel, được xây cho một cuộc đấu xảo, sau đó người Pháp tính phá vỡ nhưng thấy tốn tiền nên họ giữ lại. Nay trở thành biểu tượng của Paris, có đến 14 triệu du khách đến Paris để được chụp ảnh trước cái tháp, suýt bị phá bỏ.

Mình mò tin tức để xem sao thì khám phá ra các nước khác cũng bị lạm phát như điên, khiến thiên hạ rủ nhau đi đổi tiền nước họ qua mỹ kim để cất giữ, đưa đến tình trạng giá trị tiền mỹ kim gia tăng. Khi gia tăng thì các công ty mỹ sẽ gặp khó khăn hơn khi xuất cảng vì giá cao hơn so với các sản phẩm của các xứ khác.

Giá dầu tăng từ mấy tháng nay vì chiến tranh ở Ukraina nên thiên hạ lại chạy đi mua mỹ kim để cất giữ. Vấn đề là lạm phát càng gia tăng thì tiền mỹ kim lại lên giá. Theo mình hiểu thì tiền đô la với giá chợ đen ở Việt Nam nay lên đến 24,500 đồng dù hối đoái chính thức là 23,500. Mình đang đợi khi nào tiền lời giảm sẽ mua vàng vì dạo này vàng xuống vì Mỹ kim lên.

Mình có kể vụ trước khi thế chiến thứ hai kết thúc, quân đội đồng minh đã tiên liệu trước chiến thắng nên đã họp mặt tại Bretten Woods để bàn về chia đất đai, tiền bạc. Họ cho thiên hạ uống rượu say suốt mấy ngày rồi vào giờ chót, kêu lấy đồng đô la làm tiền chính thức cho các thương vụ quốc tế. Đá tiền nữ hoàng Elizabeth đệ nhị ra. Đại diện Anh quốc cay cú như cà cuống, kêu phải dựa mỹ kim trên vàng, đâu 1 lượng vàng được đổi thành 34 mỹ kim thì phải.

Thế là từ đó, mỹ kim được sử dụng trong các dịch vụ thương mại. Ai muốn mua đồ ngoại quốc, đều phải trả bằng tiền mỹ kim do đó số lượng mỹ kim trên thế giới còn nhiều hơn tiền đôla sử dụng tại Hoa Kỳ. Ai bán đồ cho người Mỹ thì sợ đem tiền về nước họ sẽ gây lạm phát nên mua trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ bán ra.

Cứ lấy thí dụ, anh ba tàu và anh Nhật sản xuất đồ bán cho người Mỹ cứ như người ta ăn hàng rồi ghi sổ. Đến ngày giờ trả tiền thì chính phủ mỹ in trái phiếu thêm để trả. Nếu kinh tế Hoa Kỳ, tiền đô la phá sản thì chỉ biết khóc cho vơi đi những của nợ. Không có ai chơi cha thiên hạ như người Mỹ. Các nước như Ấn Độ, Ba Tây, Trung Cộng và Nga sô, họp lại làm nhóm BRIC, để tìm cách thoát ra sự lệ thuộc vào tiền mỹ kim. Vấn đề là các xứ này sản xuất thì chỉ bán cho ông mỹ xài. Các nước khác theo nền kinh tế xuất cảng để phát triển, chỉ có bán chớ không mua.

Hôm qua đọc báo thấy Saudi Arabia, gia tăng mua dầu của Putin gấp đôi, bất chấp lệnh cấm vận khiến ông Biden, phải bò sang thương lượng. Mấy năm trước, ông này hùng hổ chửi bới ông vua dầu hoả vì đã giết một nhà báo chống đối của nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chán Mớ Đời 

Mình sống tại Hoa Kỳ nên bị báo chí mỹ tuyên truyền nên phải đọc thêm báo chí ngoại quốc để hiểu thêm các xứ khác nghĩ gì về Hoa Kỳ và các nước tây phương. Điển hình là dạo này báo chí tây phương kể vụ bẫy nợ của Trung Cộng khiến thủ tướng gì ở Sri Lanka, từ nhiệm khi bị dân chúng xuống đường. Thấy thiên hạ ở mấy xứ này và phi châu kêu là Trung Cộng bẫy nợ nhưng ít ra còn xây cất vớ vẩn trong khi tây phương cũng bẫy nợ nhưng chả xây cất gì cả, ngoài lấy tài nguyên của xứ họ.

Mình có kể vụ sát thủ kinh tế của Hoa Kỳ và tây phương với sự thành lập IMF và Ngân Hàng Thế Giới, để bẫy nợ các xứ đang phát triển. Trung Cộng cũng theo chính sách này nhưng lấy rẻ hơn Hoa Kỳ và các nước tây phương.

Mỹ kim và euro gần bằng nhau 

Năm 1971, Nixon chơi cha thiên hạ, huỷ bỏ vụ tiền mỹ kim dựa theo giá vàng khiến năm 1974, mình đi du học, đổi tiền rẻ hơn giá vàng.

Sự thành hình mỹ kim khá là lạ. Tiền đô la được phát hành lần đầu tiên trong thời nội chiến. Chính phủ Lincohn cho rằng in tiền là điều cần thiết, để trả cho các chi phí. Có nhiều sự chống đối vì tiền mỹ kim mà người Mỹ gọi là “greenback” vì in bằng màu xanh, không được bảo chứng bởi vàng hay bạc.

Mỹ kim được in lần đầu tiên vào năm 1862, sau khi luật Legal Tender Act được tổng thống Abraham Lincohn ký và được ban hành vào ngày 26 tháng 2 năm 1862. Đạo luật này cho phép chính phủ in $150 triệu tiền giấy. Một năm sau lại hết tiền thế là đạo luật thứ 2 được ký và ban hành cho phép in thêm $300 triệu đô la.. kinh hoàng


Chính phủ miền bắc (Lincohn) bắt đầu kêu gọi nhập ngủ vào năm 1861, mấy chục ngàn binh sĩ được trang bị súng ống, quần áo, trả lương. Các tàu bè, súng ống đều được các công ty miền bắc sản xuất. Mọi người không ngờ cuộc nội chiến lại kéo dài lâu nên bộ trưởng Salomon Chase, đề nghị bán trái phiếu để có tiền đầu tư vào chiến tranh nhưng miền nam vẫn ngoan cố đánh đấm lại như thể Ukraine ngày nay.

Năm 1861, miền nam thắng trận Bill Run nên bộ trưởng tài chính của Lincohn, gặp các ngân hàng, đề nghị in và bán cổ phiếu nhưng không ăn thua gì cả vì chiến tranh ngốn tiền như cá uống nước. Chính phủ Lincohn đột phá tư duy cho rằng nên in tiền để trả nợ khiến nhiều người chống đối vì sợ gây ra hậu quả kinh tế không tường được. Cuối cùng thì họ phải chơi liều, ra luật Legal Tender Act.

Đến năm 1862, tiền được chính phủ Lincohn in thêm, không còn bị chống đối nữa. Ngược lại thì tiền in mới khả tín hơn loại tiền đã được in trước đây bởi các ngân hàng địa phương. Tiền mỹ kim, loại 1 đô la có in hình bộ trưởng tài chính Salomon Chase, hình ông Alexander Hamilton được in trên tờ 2,5, 50 đôla. Hình tổng thống Lincohn thì được in trên tờ 10 đôla.

Lý do in màu xanh vì khó làm giả và khó bị phai màu.

Các tiểu bang miền nam, ly khai khỏi Hợp chủng quốc, bảo vệ chế độ nô lệ, cũng có nhiều vấn đề tài chánh nên cũng bắt đầu in tiền. Tiền của dân quân miền nam được xem là tiền rác, vì là của bên thua cuộc thêm rất dễ làm giả.

Tại Philadelphia, miền Bắc có một chủ tiệm in tên Samual Upham, in một số tiền giả của miền nam, rồi bán cho vui. Tiền ông này in giả tương tự như tiền của phe miền nam, được đem xuống miền nam sử dụng. Tương tụ tiền của phe miền Bắc, lúc đầu bị chống đối nhưng sau vẫn được sử dụng, thậm chí dân miền năm thích xài hơn.

Sự in tiền giấy trong thời gian chiến tranh giúp cân bằng nền kinh tế nhưng sau khi chiến tranh kết thúc thì có vấn đề và họ dự định đổi tiền giấy sang vàng.

Đến năm 1870, một đảng chính trị mới ra đời, được gọi là Greenback Party, nhằm cổ động giữ tiền đô la xanh. Mình đoán là các tài phiệt bịa ra vụ này để tuyên truyền cho họ. Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) là một ngân hàng tư, không phải ngân hàng quốc gia của Hoa Kỳ. Khi cơ quan này in tiền là do các tài phiệt in ra, lấy công khố phiếu của chính phủ Hoa Kỳ. Mình không rõ mấy trái phiếu này được bảo chứng ra sao hay là chính phủ Hoa Kỳ trả nợ bằng cách cho họ khai thác, dầu hoả, hầm mõ,… ai có tin tức về vụ này thì cho em biết.

Nói chung người Mỹ nhất là nông dân ở miền tây, cảm thấy sử dụng tiền giấy tốt hơn là dùng các đồng bạc cắc bằng vàng,… nhớ mấy phim cao bồi, cướp chận đánh cướp mấy xe đò trong đó có toàn là mấy rương tiền nặng nề trong khi tiền giấy thì nhẹ hơn, dễ di chuyển.

Khởi đầu ngày 2 tháng giêng năm 1879, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu đổi tiền thành đô la giấy, cũng có một thiểu số người dân đến các ngân hàng để đổi lại tiền vàng. Dần dần, tiền giấy được người Mỹ sử dụng thay cho vàng. Đến thế kỷ 20 thì mực xanh được phổ biến và không phai màu.

Các sử gia cho rằng khi người Mỹ sử dụng tiền giấy do chính phủ in và phát hành đã nói lên sự tin tưởng vào chính phủ thay vì các tiền bạc được in bởi các ngân hàng tư. Các nước khác mà dân đổ Xô đi mua mỹ kim là hơi mệt.

Ở thế kỷ 21 thì xuất hiện một loại tiền tệ mới được gọi là cryptocurrency mà chính phủ đang tìm cách đánh cho sụp vì không thể kiểm soát dòng tiền này được hay đánh thuế. Chán Mớ Đời 

 Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

San Francisco ngày nay

 2 thành phố mà mình muốn viếng lần đầu tiên khi đi du lịch sang Hoa Kỳ là New York và San Francisco. Lý do là kiến trúc tại hai thành phố này rất nổi tiếng, đẹp nhất vào dạo ấy trên thế giới. Nay thì phải ghé lại Thượng Hải hay Dubai. Sau này, chán ở New York, định dọn qua Cali. Mình có xin việc ở đây nhưng không có công ty kiến trúc nào nhận ngoại trừ ở Los Angeles nên dọn về Nam Cali và lập gia đinh với đồng chí gái.

Lần chót đến đây với đồng chí gái để gặp lại một anh bạn cũ, con trai gà Gala Đà Lạt khi xưa. Mình thấy thành phố khác xưa nhiều lắm, dân vô gia cư đầy đường và cờ của nhóm đồng tính bay khắp nơi. Nhà cửa đắt không thể tả.

Gần đây thấy báo chí cali nói là khu thương mại, tài chính của thành phố này đang thoi thóp vì các cơ sở thương mại, văn phòng giảm đến 290%. Các cuộc hội thảo trong các khách sạn sang trọng giảm đến 86%, thậm chí hệ thống hạ tầng cơ sở như xe điện ngầm BART mà dân thành phố này rất hãnh diện vì sạch sẽ, tối tân hơn hệ thống xe điện ngầm của Nữu Ước, nay giảm 75% người sử dụng. Nguy hiểm nhất là dân số thành phố giảm đến 6.5% trong một năm, dù đại dịch đã không còn hoàn hành nữa.

Những sát xuất này dựa trên 6 tháng đầu tiên của năm 2022, chớ không phải trong thời đại dịch. Đa số các thành phố khác của Cali đã gần như phục hồi hoàn toàn sau một thời gian bị bắt buộc ngừng hoạt động, cách giãn xã hội.

Người ta lý giải có 3 nguyên do như sau: một số đông nhân viên có thể làm việc tại nhà, kỹ nghệ du lịch và làm ăn dịch vụ cần có nhân viên để phục vụ và quan trọng nhất là hậu quả của các chính sách xã hội và kinh tế của thành phố đã đưa đến tình trạng hiện nay như đánh thuế để giúp các người nghiện ngập, như phát ống chích như ở Hoà LAn, âu châu, cho phép tội ác gia tăng khiến người Mỹ không còn muốn sinh sống hay làm việc trong thành phố vì giá thành quá đắt nên đã dọn sang tiểu bang hay thành phố khác.

Thành phố Cựu Kim Sơn thường được xem chốn có nhiều công ăn việc làm vì có nhiều chất xám về kỹ thuật, tài chánh, luật, kỹ sư và cố vấn. Nhân viên làm việc trong ngành du lịch, tiệm ăn, khách sạn và các ngành nghề khác giúp cho thành phố là điểm tới của các doanh nhân và du lịch. Ai trên thế giới đều muốn viếng thăm chiếc cầu Cựu Kim Sơn cả dù ngày nay so với các chiếc cầu trên thế giới rất tầm thường.

Sau đại dịch thì xem như 50% các hoạt động kinh tế đã đóng cửa, du khách ít đến, thêm nạn kẹt xe nên thiên hạ không muốn đến đây nữa. Mình nhớ chạy xe đến thành phố này kẹt kinh hoàng nhất là lúc gần bến tàu. Chỉ muốn bỏ xe, đi bộ.

Một thành phố rất đẹp nhất trên thế giới 40 năm về trước, là nơi mọi du khách trên thế giới muốn đến. Nay chỉ còn là rác, vô gia cư, dân nghiện chích đầy đường. Vài năm nữa sẽ như Detroit. 

Cái gì mà chính phủ dính vào, can thiệp vào, ra luật lệ là hỏng ngay. Ông Biden lên, cấm không cho đường dẫn ống dầu Keystone hoạt động, viện cớ môi trường vớ vẫn khiến 11,000 nhân viên bị sa thải. Nay ông ta kêu các công ty dầu hoả phải giảm giá dầu khiến mình buồn cười.

Khi cấm người Mỹ khai thác dầu hoả thì tự nhiên cung cầu thay đổi giá dầu sẽ lên. Mình nhớ hai năm về trước, giá dầu xuống te tua, rẻ chưa từng thấy vì các công ty dầu Mỹ khai thác với kỹ thuật mới Fracking, khiến Saudi Arabia phải xuống giá dầu để làm phá sản các công ty khai thác dầu hoả của người Mỹ.


Dân vô gia cư nằm đầy đường thì khách hàng sao dám đi vào làm ăn.

Đùng một cái, ông Biden đắt cử, các công ty tài Chánh mà mình mua tin tức của họ, kêu mua dầu hoả, bán hết mấy công ty tài Chánh như SHopify, … nay như họ tiên đoán giá dầu lên như điên. Họ lại cấm vận dầu hoả Nga Sô nên càng chới với. Trung Cộng và Ấn Độ tha hồ mua dầu hoả rẻ của Nga Sô với 25% rẻ hơn trước.

San Francisco mà te tua thì thung lũng Silicon cũng sẽ nối bước theo. Nhiều công ty ở vùng này đã chạy qua Texas . Hình như Tesla đang xây một nhà máy lớn ở Texas, công ty lớn nhất Đài Loan cũng dự đinh xây nhà máy tại Texas để sản xuất chip điện tử.

Tổ chức Advanced SF, đang tìm cách hợp tác với các chính trị gia vùng này để cứu vãn tình hình kinh tế. Kêu gọi doanh nhân trở về trung tâm tài chánh. Đỗ lỗi cho Covid rất dễ hay tìm cách giúp các chủ tiệm về thuế vụ hay tài chánh, chỉ là cách tạm thời. Trên thực tế, người ta cho rằng, thành phố này tự làm cho mình suy thoái với những tư tưởng cấp tiến của những người không bao giờ làm kinh tế. Các luật lệ được các chính trị gia đưa ra, rất phản cảm đã khiến người dân bỏ chạy, không trở lại.

Điển hình, anh đi ăn với vợ hay người yêu tại một tiệm sang trọng, bổng nhiên thấy vài người vô gia cư ngồi trước cửa tiệm hay thậm chí còn cắm lều là thấy mất vẻ đẹp dù thịt bò dát vàng,… đi làm về ban đêm bị dân vô gia cư rượt theo xin tiền để mua sì ke,… nghe nói họ cũng đã hốt một mớ đem đi đâu đó.

Kim chích ma tuý được phân phát bởi thành phố và được quăng bên đường, thành phố lại tốn tiền đi hốt

Nhớ hồi có vụ vô gia cư đông ở Los Angeles, thành phố cho mỗi người vô gia cư $50 để họ đồng ý lên xe buýt để họ chở xuống thành phố San Bernardino. Tại đây, thành phố cũng cho $50, để dân vô gia cư leo lên xe buýt để chở về Los Angeles. Cứ xà quần như vậy tốn tiền dân đen đóng thuế.

Dân vô gia cư, trong tương lai sẽ đông hơn khi các người máy thay thế họ hay các hoạt động được tự động hoá. Muốn có việc, anh phải đi học lại những nghề cần đến mình. Dân quê làm tay chân, khó mà đi học lại, bị stress rồi bị bệnh tâm thần rồi sì ke ma tuý sẽ đưa họ ra khỏi nhà, và trở thành vô gia cư.

Vài năm trước đây, hội đồng thành phố, bắt chước Hoà LAn và các nước Tây Âu, mua kim chích để tặng cho người nghiện ma tuý. Lý giải là khi có kim chích mới thì sẽ không bị truyền nhiễm HIV. San Francisco là một thành phố nổi tiếng, được xem là thủ phủ của giới đồng tính, được áp dụng và thi hành. Các người sử dụng ma tuý không bị bắt bỏ tù như ở các thành phố khác.

Khác với Los Angeles, San Diego hay quận Cam ở miền nam Cali, có nhiều Disneyland, Hollywood ,… để câu khách du lịch nên San Francisco dựa trên các khách sạn, bến tàu để thu hút du khách nhất là các gia đình thăm viếng để tiêu tiền ở thành phố đắt đỏ này.

Người Việt vô gia cư tại Quận Cam, có chiếc để ngủ. Sáng nay thấy bài của Ánh Đổ, con gái của ông Đổ Ngọc Yến viết. Ra biển mình thấy nhiều người Mỹ có xe Trailer, họ mua thẻ đậu xe ở biển một năm $195. Sáng họ chạy vào đây đậu, tắm ở mấy chỗ tắm đi cầu. Tối 10 giờ đóng cửa thì họ chạy kiếm chỗ nào vắng vắng, đậu xe ngủ qua đêm và sáng mai lại chạy vào biển. Mình thấy nhiều người việt vô gia cư tại đường Bolsa và ngay góc Brookhurst và Hazard. Nhiều người bị mất việc hay bệnh trầm cảm,…từ từ ra đường ở.

Người ta cho biết mỗi năm, thành phố đã phát không gần 5 triệu mũi kim để chích ma tuý trong số đó có đến 2 triệu mũi kim được quăng ngoài đường phố. Theo luật thì người nghiện ma tuý phải đem kim đã sử dụng lại giao cho các trung tâm phát kim chích mới nhưng khi đã say ma tuý rồi thì họ quăng tùm lum ngoài đường, khiến thiên hạ đạp lên như trường hợp ông thị trưởng thành phố. Thành phố lại tốn hơn 1 triệu đô la để mướn người đi hốt để quăng.

Nay thành phố San Francisco phải xuất mỗi năm 1 triệu đô la để đi lượm kim chích do dân nghiện ma tuý quăn đầy đường. Theo phóng sự của đài NBC, thành phố có 153 blocks thì có đến 41 block đã có kim chích. Ngoài ra họ tìm thấy phân người hơn 96 block đường của thành phố nghĩa là cứ đi 5 góc đường là 99.5% là có khả năng đạp cứt chó như khi xưa mình ở Paris, ra đường phải nhìn xuống đường. Đi chơi với bạn gái cũng phải nhìn xuống đường nếu không là phải đến lề đường cạ cạ giày. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra còn các loại thuốc fentanyl được bán khơi khơi ngoài đường, trong chợ như siêu thị không sợ cảnh sát bắt. Các nơi này đều thuộc các tay xã hội đen cầm đầu. Theo báo San Francisco Chronicle thì thành phố này thuộc vào thành phần 2% dưới đáy các thành phố có nhiều tội ác. Fentanyl đa số là do Trung Cộng sản xuất bán qua Hoa Kỳ và các nước âu châu để trả thù vụ người tây phương bán thuốc phiện cho người Tàu khi xưa.

Cứ xem nước Venezuela, giàu có nhờ dầu lửa mà khi họ áp dụng chủ nghĩa xã hội thì te tua như Detroit trước đây. Lên Los Angeles chơi, cũng thấy đầy dân vô gia cư xung quanh toà hành chính của thành phố. Đi xe lửa lên rồi đi bộ là ớn ớn da gà. Chán Mớ Đời 

Nạn vô gia cư cao gấp 12 lần các thành phố bình thường ở Hoa Kỳ. Trước đại dịch, San Francisco mất hợp đồng tổ chức hội thảo có thể mang đến 100 triệu lợi tức cho thành phố. Lý do là ban tổ chức ngại tội ác và vệ sinh môi trường. Dân đi làm thích ở nhà làm qua mạng, khách du lịch thì đi nơi khác cho chắc ăn thay vì bị đập xe và kẹt xe. Chán Mớ Đời 

Trong gia đình, khi con hư, thay vì tìm cách giúp nó cai nghiện, đây bố mẹ lại đi mua kim chích về cho con. Con ị trong nhà thì đi dọn,… hoan hô tinh thần cấp tiến. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thị trường địa ốc Cali

Tuần này, mình sẽ được chương trình tài chánh của đài Little Sàigòn về đề tài này. Viết xuống đây đẻ khi họ hỏi thì biết đường trả lời. 

Hôm qua có người cháu bên vợ đến nhà hỏi mình có nên mua nhà trong thời gian này hay không. Anh ta vai vế cháu nhưng lại lớn tuổi hơn mình, cứ kêu chú xưng cháu thấy là lạ. Mình hỏi lý do mua nhà, anh ta nói là vợ chồng cô con gái muốn mua nhà nhưng lại sợ nhà xuống. Mình nói mua nhà để ở khác với mua nhà đầu tư.

Để ở là hai vợ chồng xây dựng một cuộc sống thoải mái, tạo dựng một mái ấm gia đình khác với mua nhà cho thuê. Nếu thích căn nào thì cứ mua mà ở để xây dưng mái ấm gia đình, khó định giá được, hạnh phúc gia đình là vô giá. Còn mua nhà cho thuê, nếu kiếm được căn nào được giá thì mua.

Có người từ Gia-nã-đại nhắn tin hỏi mình về mua nhà bên đó khiến mình thất kinh. Lý do là mình không biết gì cả về bên đó. Mình đọc đâu đó là thị trường địa ốc bên đó đang xuống. Ở Nam Cali thì mình còn hiểu được chút chút vì mỗi tuần đi ăn sáng với mấy tên chuyên gia địa ốc nên họ mớm mình tin tức về thị trường địa ốc ở đây. Nói chung thì không ồ ạt như năm ngoái, mùa hè nên vẫn còn người đi xem nhà mua vì con cháu đổi trường học.

Từ mấy tuần nay, thị trường địa ốc Cali bị đứng hình, không còn ào ào như trước, thiên hạ dành nhau, trả hơn giá bán rất nhiều, có khi lên đến 10%. Lý do là tiền lời mượn ngân hàng nhảy cái vèo lên 40% trong vòng 3 tháng cho người bình thường có lợi tức khá, còn người không có tín dụng tốt thì còn cao hơn. Có người quen kêu mình xem căn nhà ở Fountain Valley, chủ nhà đồng ý cho mình tiếp tục trả cái nợ của họ vì tiền lời rẻ nhưng họ bắt mình phải trả tiền vốn có họ đặt cọc khi mua nhà năm ngoái. Họ cho biết là rao bán cả 3 tháng nhưng chưa được.

Mình có người trả mua miếng đất của mình ở Moreno Valley, trong vòng 60 ngày phải xong thủ tục chuyển giao giấy tờ nên phải kiếm nhà để mua lại để tránh đóng thuế thì thấy thị trường địa ốc cali thấy đề cụm từ “mới giảm giá” khá nhiều. Mình có 3 tháng rưỡi để kiếm và 6 tháng để chung tiền nên chưa lo lắm. Hy vọng sẽ kiếm được mối ngon qua hè.

Thằng con nói mình may mắn bán được cuối năm ngoái mấy căn nhà ở những khu kém an ninh, để mua lại mấy căn ở gần nhà, khá hơn. Khi kinh tế suy thoái thì nhà ở khu kém an ninh mà người Mỹ gọi là vùng chiến tranh (war zone) sẽ bị lộn xộn trước. Người mướn sẽ bị mất việc, khó cho mướn. Anh chàng mua 1 căn nhà của mình mấy tháng trước, sửa chửa lại để bán, không biết đã có người mua chưa. Anh ta có chụp hình, gửi kêu đã tân trang xong. Thiên hạ mua nhà và ngân hàng chỉ xét xem khả năng của họ có thể trả được hay không vì trả thêm 40% thì hơi mệt. Mình nghe anh ta là đã có 5 người muốn mua, nay bỏ chạy hết. Buồn đời, mình kêu vào vườn mình chơi, anh ta hái bơ một thùng đem về cho vợ con.

Điển hình, căn nhà mình bán cho anh Mễ, hai tháng trước giá $450,000 nay sau khi bỏ vài chục ngàn để sửa chửa tân trang lại thì anh ta muốn bán giá $550,000. Thử làm tính xem:

Giá nhà $450,000 với tiền lãi là 4.5% cho 30 năm, đặt cọc 20% là $90,000, mượn $340,000. Thì mỗi tháng phải đóng mỗi tháng là -1,824.07/ tháng. Tiền thuế địa ốc là $600/ tháng, bảo hiểm là $100/ tháng tổng cộng là -$2,524/ tháng nay phải đóng thêm 40% là -$4,206.67. Xem như là phải đóng thêm $1,000/ tháng. Họ phải đi làm $1,500/ tháng, đóng thuế $500 mới còn lại $1,000. Xem như họ phải làm ra độ $5,000/ tháng trước khi đóng thuế để trả tiền nhà hay $60,000 lợi tức hàng năm. Vậy hai vợ chồng phải làm trên $180,000 mới được ngân hàng cho phép mua căn nhà này nếu họ không nợ tiền mua xe cộ để đi làm.

Nhà Cali khi mình ra đời, giá $7,900 nay 1 triệu đô. Đó là lạm phát Chán Mớ Đời 

Chính phủ của ông Biden muốn chống lạm phát nên đưa chương trình tăng tiền lời để thiên hạ bớt mua nhà, giảm bớt cơn sốt địa ốc. Bên Gia-nã-đại, nhà lên như điên, còn kinh hoàng hơn Hoa Kỳ, nay đọc báo WSJ thì họ cho biết nhiều nơi đã giảm 20%.

Hoa Kỳ mất trên 200 năm để nợ 7 ức đôla trong khi từ tháng 3 năm 2020 đến nay đã nợ thêm 7 ức đôla. Kinh hoàng. Con cháu mình sẽ trả nợ về số tiền thế hệ của mình mượn. Chán Mớ Đời 

Người bán nhà, để lâu trên thị trường nên nóng lòng, phải giảm giá để bán cho nhanh. Nếu một người giảm gía thì người khác cũng bắt chước và hạ giá thấp hơn theo lối cạnh tranh, khiến thị trường đi xuống . Được cái là địa ốc không đi xuống nhanh như cổ phiếu của thị trường chứng khoán nên từ từ theo quy trình. Chán Mớ Đời 

Theo tin tức mình đọc thì có đến 25% nhà đang rao bán trên thị trường đã phải hạ giá, khác với giá nhà lên như diều từ 2 năm qua. Đơn cử thí dụ của San Jose, Cali thì một căn nhà bình thường ở thời điểm tháng 5 vừa qua là $1,500,000. Lên 23.7% so với năm 2021, và năm 2019 thì mỗi căn nhà trung bình chỉ độ giá $1,090,000. Tiền lời của chính phủ lên nên bắt đầu loại thành phần muốn mua nhà lần đầu. Tuần trước, quỹ dự trữ liên bang tăng 0.75% tiền lời, cao nhất từ 1994 để giảm lạm phát.

Mình nhớ năm 2006, mình rao bán căn nhà giá $600,000 nhưng sau 1 tháng không có ai mua nên hạ giá xuống $550,000 thì có người mua vào ngày cuối cùng của listing, người mua cần làm 1031 exchange. Sau đó thì giá nhà lên đến $700,000. Mình bị đồng chí gái chửi là bán quá sớm. Khi bán hai vợ chồng cúng vái mệt thở nhưng sau đó thì đồng chí gái chửi mình. Đến năm 2008 thì banh ta lông hết. Mình mừng húm. Dùng tiền bán nhà, chạy ra mua nhà giá $25,000/ căn hay $50,000/ căn tối đa. Ông thần Obama bổng nhiên in tiền ra, cho vay rẻ như bèo khiến thị trường địa ốc lên lại. Chán Mớ Đời 

Gia đình mình sắp hội ngộ với toàn đại gia đình từ Việt Nam, Pháp quốc tại Dubai sau đó sẽ ghé Thổ NHĩ Kỳ trong vòng 2 tuần. Thổ NHĩ Kỳ cứ để lạm phát lên như điên, không hạ giảm tiền lời. Mình không rõ nguyên nhân lắm, để qua đó hỏi han xem. Lạm phát bên đó nghe nói lên đến trên 72%. Do đó sẽ đem tiền đôla đến, không đổi ra tiền của nước sở tại sớm. Lạ một điều là mấy côngty du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, cứ kêu nếu trả bằng tiền tươi thì bớt tiền. Mình thì kêu cứ trả bằng thẻ tín dụng để mình còn khai thuế.

Thông thường khi bán nhà, 1/3 người bán đều chấp nhận xuống giá khi người trả giá. Khi thị trường nóng lên thì xuống 25% nhưng thị trường địa ốc Cali thì khác lạ. Lý do là không có nhà để mua. Theo chính phủ Cali thì cần đến 3.5 triệu căn hộ cho 40 triệu dân Cali. Thường chúng ta quên dân số ma, 5.5 triệu người di dân bất hợp pháp hiện đang sống tại Cali.

Các tay địa ốc đề giá bán ít hơn giá thị trường một tí khiến thiên hạ ham chạy lại và bắt đầu trả giá cao hơn giá bán rất nhiều. Đó là mánh bán đấu giá. Từ 2 năm qua, người bán đưa giá quá đắt so với thị trường nhưng vẫn có người sẵn sang mua như những năm 2006.

Thiên hạ ngưng tìm nhà. Mình đoán là sau mùa hè, thiên hạ hết tìm nhà vì trẻ em đi học lại thì giá nhà sẽ xuống như mùa thu lá bay. Theo công ty địa ốc Redfin thì hiện nay có đến 21% người bán hạ giá. Tỷ lệ này cao tương đương với năm 2015.

Nói vậy chớ ở Cali chưa đến nổi tệ như các tiểu bang khác nhưng giá nhà không lên nữa. Phải xem qua tháng 8, khi học sinh đi học lại, người Mỹ không còn đổi nhà nữa để xem. Thông thường ở Cali người ta mua nhà, đổi nhà từ tháng 4 đến tháng 8. Lý do là con học lên cấp trên, có thể phải đổi trường học, xa nhà hơn nên họ mua nhà cho gần trường để đưa đón dễ hơn.

Ông Flipper (người mua giá rẻ, tân trang lại để bán kiếm lời), mua mấy căn nhà của mình thì kêu đang kẹt căn nhà mua cách đây 2 tháng. Ông ta nói có 5 người muốn mua nhưng nay chỉ còn 1. Hy vọng sẽ thông suốt cho anh ta. Hai tháng qua đã tốn trên $50,000 để sửa chửa, sơn phết lại, thêm đóng bảo hiểm, thuế. Lạng quạng công ty bảo hiểm không tiếp tục bảo hiểm vì nhà trống quá 30 ngày, rất nguy hiểm. Dân chơi có thể phá cửa sổ mới, nhày vào ở trong đó, phải mất thời gian có thể lên đến 1 năm mới đuổi ra.

Theo nghiên cứu thường niên của đại học Chapman của Quận Cam thì vào hè năm 2023, giá nhà của Quận Cam từ $1.03 triệu sẽ xuống độ $891,000, hay giảm 14%, các thương vụ mua bán sẽ giảm 20%. Một đặc điểm là công ăn việc làm được gia tăng thêm 81,000 vào năm nay. Vấn đề là các công ăn việc làm này trong ngành du lịch nhiều hơn vì COVID-19 nên họ cho nghỉ việc khá nhiều, nay du khách bắt đầu đến viếng Disneyland và các khu giải trí khác.

Ngoài ra từ 4 năm qua, số cư dân Quận Cam thuyên giảm 6,000 người hàng năm vì nhà cửa quá đắt đỏ. Mình theo dõi sự nghiên cứu của đại học Chapman này từ 30 năm qua để xem dự đoán về kinh tế Quận Cam nhất là nhà cửa. Ông giáo sư nổi tiếng đã qua đời nhưng vẫn có những giáo sư khác tiếp nối công việc này nên hơi lo. Chắc phải mua vàng cho chắc ăn vì một khi FED giảm tiền lời thì cha con lại chạy đi mua vàng. Dạo này tiền lời lên nên vàng hơi xuống nên mình mua được một ít.

Lấy thí dụ một căn nhà trung bình ở Quận Cam giá $760,000, đặt cọc 20% thì đầu năm nay, người mua phải trả tiền nợ ngân hàng là $3,493, kiêm tiền thuế và bảo hiểm. Đến tháng 3 thì tiền lời lên nên phải trả thêm $506, tháng 4 thì trả $655 và tháng 6 lên đến $1000 là $4,428.

Mình tính đi chơi cho hết năm nay. Tháng 7 này đi Dubai họp mặt gia đình rồi ghé qua Thổ Nhĩ Kỳ chơi thêm 2 tuần. Tháng 9 thì tập dợt để leo núi kIlimanjaro, sau đó sẽ lên San Jose vì đồng chí gái có họp mặt với mấy người bạn xưa. Hy vọng gặp lại vài người bạn trên đó. Leo núi Kilimanjaro xong thì mình sẽ đi Ai Cập 10 ngày. Tháng 11 sẽ đi Puerto Rico để học về luật lệ, thuế vụ. Sang năm thì sẽ về Việt Nam leo Sơn Đòng rồi tính sau.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lạm phát và chiến tranh Ukraine

2 tháng trước đi Peru, mình dùng cái App để kêu xe Uber đi khắp nơi ở xứ này, đến khi về Hoa Kỳ, kêu Uber đưa về nhà vì 7 sáng, không muốn con ra đón. Đến nhà họ chặt $150 khiến mình thất kinh vì trước đây chỉ độ $80. Buồn đời mình mò tìm tin tức thì khám phá.

Lý do chính là lạm phát mà Hoa Kỳ chưa nếm mùi từ lâu khiến người Mỹ quên mất Lạm Phát là gì. Khi mình sang Hoa Kỳ làm việc thì lạm phát hàng năm CPI là 3%, đến năm 2005 thì lên đến 5% nhưng từ 2012 đến năm vừa rồi chỉ loang quanh 3% khiến Quỹ Dự Trữ Liên Bang tìm cách tạo nên lạm phát thay vì phòng ngừa. Do đó, mỗi năm công ty tăng lương lên 2-3% để kịp thời giá sinh hoạt đời sống chớ không có thằng chủ nào thương mình để tăng lương cả.

Lý do không có lạm phát vì người Mỹ mua đồ sản xuất từ Trung Cộng và các nước khác, nghèo. Trong 10 năm qua, người Mỹ bị nghiện tiêu sắm đồ sản xuất từ Trung Cộng, chỉ phải đối diện thường trực sự tăng giá các chi phí về y tế, nhà cửa,…


Lạm phát không lên nhiều trong mấy năm qua nên dạo này thiên hạ cứ kêu rên lạm phát. Thật ra nếu để ý thì đi ăn phở, giá tiền gia tăng đều đều nhưng ít, không như dạo này. Hồi mình mới sang Cali, dẫn đồng chí gái đi ăn phở để đả thông tư tưởng, xét lý lịch trích ngang, trích dọc, giá 1 tô phở có $3.5 nay lên đến $15/ tô. Chán Mớ Đời nên mình hết muốn ăn phở dù thèm. Hôm trước đi viếng vùng Utah, có một chị đi chung, nấu phở ngon kinh khủng. Hy vọng ngày nào đẹp trời, chị ta kêu lại nhà ăn phở đổi bơ của mình.

Sau vụ khủng hoảng kinh tế 2008, Quỹ Dự Trữ Liên Bang chơi trò giảm phát, tiền lời gần 0% khiến nhà cửa và cổ phiếu thị trường chứng khoán lên như diều. Quen với tiền lời rẻ nên từ đầu năm đến nay FED tăng 3 lần, có 1 lúc .75% tiền lời, đã thay đổi cách làm ăn của người Mỹ nên khi lạm phát đến ai nấy chới với. Cái này, họ bắt chước Nhật Bản và âu châu. Nghe nói ở Đức quốc, Nhật Bản muốn bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm, khách tiêu dùng phải trả tiền cho ngân hàng thay vì được lãi như xưa. 

FED và các ngân hàng khác cho vay rẻ, gây ra một ảo tưởng về kinh tế. Tiền lời rẻ không nhắc đến thời gian nên nay FED không thể nào tiếp tục in tiền, cho vay rẻ. Từ ngày ông BIden lên, mình nghe lời những công ty tài chánh mà mình mua thông tin, bán hết các công ty về công nghệ, mua toàn cổ phiếu công ty về dầu hoả.

Người đầu tư lúc nào cũng quan tâm đến lạm phát hay suy thoái kinh tế vì ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Ngoài thị trường chứng khoán ra có những công ty tư có lợi tức cao nhưng không muốn IPO trên thị trường chứng khoán. Đầu năm 2022, Hoa Kỳ có 2,800 công ty có lợi tức hàng năm trên $100 triệu có mặt trên thị trường chứng khoán New York và trên 18,000 công ty riêng cũng có lợi tức trên 100 triệu đô. 

Mình muốn mua cổ phần công ty mua bơ của mình nhưng không có người chịu bán nên phải đợi ai đó buồn đời bán. Họ mua của mình 1 đô, bán ra 3 đô. Hàng năm mình đi dự tiệc báo cáo tài chánh năm vừa qua, khiến mình thèm thuồng muốn mua cổ phần của họ.

Mình có anh bạn trên San Jose, mỗi lần lên trên đó thì rũ nhau đi ăn phở. Anh ta kể đang tìm cách làm cái App về viện bảo tàng,.. anh ta nói là dân ở đây giàu lắm, có tiền nhiều, ai có ý tưởng lạ làm tiền là họ bỏ tiền ra đầu tư. Nếu hết tiền thì họ đưa thêm.

Điển hình là công ty Amazon ra đời do các Venture Capitalist (VC) đưa tiền cho phát triển công ty này dù lỗ suốt mấy năm trời. Người ta nói đến ông Bezos giàu có mà ít ai nghĩ đến những tên đầu tư tiền cho ông ta. Tương tự khi đi mua nhà, nếu cái deal tốt thì kiếm tiền rất dễ, cứ gọi mấy tên quen có tiền là chúng cho mượn hay hùn.

Trở lại vụ Uber lên giá tiền, cao hơn Taxi. Mình đi Uber tốn $150, Taxi $100 từ phi trường về nhà. Năm 2021, Uber cho biết là thu vào $1.8 tỷ trước khi trả thuế,…. Lỗ đến $489 triệu phần giao hàng, chuyên chở và đốt khoảng $1.9 tuỷ mỹ kim về hành chánh, nghiên cứu và phát triển. Cho thấy các công ty này đâu có lời, các thiên thần tài chánh, mượn tiền ngân hàng với tiền lời thấp, đưa cho Uber xài. Mình ước gì có khả năng mượn tiền thẳng như các đám tài phiệt này, từ FED thì chỉ trả tiền lời là 0%. Mình mượn tiền mua xe hơi chỉ trả 1%. Cho thấy các tài phiệt như các công ty bán xe hơi mượn 0% và cho mình vay lại 1%.

Nếu mình được vay tiền lời mua nhà 1% như mua xe hơi (5 năm) thì sướng chết. Mua 1 căn nhà giá $500,000 vào năm 2015, tiền lời có 1%, chỉ trả $5,000/ năm mà cho thuê được $24,000/ năm rồi còn được khấu hao, xem như mỗi căn nhà bỏ túi được $24,000/ năm. 5 năm sau bán giá $1,000,000, bỏ túi $500,000 cộng 5 năm tiền thuê nhà $120,000, tổng cộng $620,000. Mấy tờ báo cứ chửi bới là càng ngày người giàu ở mỹ càng giàu. Lý do thì họ không cho biết hay không hiểu. 

FED in tiền cho vay 0% nên thiên hạ mượn cho vay lại hay đầu tư, mua cổ phiếu thị trường chứng khoán, nên lên như điên, chớ không phải nội các của ông Obama, Trump tài giỏi gì cả. Thiên hạ cứ tưởng lầm mình giàu có. Vì vậy sau 2008, người giàu càng giàu to vì tiền lời trả quá ít hay 0% nên họ mượn tiền của chính phủ không phải trả tiền lời, để đầu tư vào các công ty hay mua nhà cửa. Giá nhà lên như điên. Năm ngoái có nơi lên 29% năm ngoái. Năm nay có nơi xuống cũng đến 29%. Kinh

Tiền lời lên nên các công ty Start-up hay công nghệ chưa làm ra tiền phải thay đổi cách làm việc và đầu tư. Tổng giám đốc Uber, Dara Khosrowshahi cho biết công ty cần xét lại cách hoạt động của công ty. Nghĩa là trước đây mình đi Uber chỉ tốn có $80, là vì công ty chịu lỗ để mình quen sử dụng, để họ lấy khách hàng quen. Nếu lỗ thì các tay tài phiệt bỏ thêm tiền vào và chia thêm phần cổ phiếu. Nay thì họ không muốn bị lỗ nhiều nữa nên phải lấy theo thời giá thì đắt hơn đi Taxi. Tương tự nay đi chơi, mình ngủ tại khách sạn cho khoẻ vì AirBnB thêm đủ lệ phí.

Hình này cho thấy 87% công ty tại Hoa Kỳ là công ty tư, không có tên trên thị trường chứng khoán.

Mỗi lần con gái mình đặt Pizza qua Postmate giao tới nhà là được các công ty ở Silicon Valley hổ trợ cho đời sống tiện nghi cho thế hệ con mình vì quá rẻ. Cứ mở cái App ra để nhấn nhấn. Xong om

Các công ty này lúc đầu thì họ theo chủ nghĩa xã hội, bao cấp cho khách hàng rồi dần dần họ sẽ chuyển qua chủ nghĩa tư bản để lấy tiền thiên hạ, đã quen sử dụng mấy cái App. Quan trọng nhất là dữ liệu mà lấy của mình. Amazon biết rõ về mình hơn là chính mình, Facebook, YOuTube, biết mình thích xem phần nào để quảng cáo.

 Tiền lời rẻ nên họ tha hồ mượn ngân hàng để đưa tiền cho các công ty Start-up để đầu tư vài năm và hy vọng sẽ như Amazon. Đó là chế độ bao cấp cho thế hệ Millenial của con mình.

Nay tiền lời lên cao với lạm phát nên các công ty như Uber phải ngưng chế độ xã hội chủ nghĩa và lấy tiền theo đúng với cách làm ăn. Do đó họ lấy mình $150 thay vì $80 như trước đây. Trước đây, mình hay gọi mấy người Việt, chạy đưa đón khách từ phi trường, giá $70 nhưng phải gọi đặt trước, mất công. Có Uber mình chỉ gọi khi đã chuẩn bị hành lý thì vài phút là họ đến.

Khi xưa, Amazon ra thị trường chứng khoán, nếu ai có tiền bỏ ra $10,000 thì ngày nay, có trên $20,000,000 nhưng ít ai nhớ đến những người đã từng bỏ ra 1 triệu trước khi Amazon ra thị trường chứng khoán. Nếu chúng ta xem thị trường chứng khoán xuống thê thảm từ mấy tháng nay, các công ty tư, cũng te tua lắm. Họ sẽ sa thải nhân viên, thất nghiệp sẽ lan tràn, cho nên chúng ta cần chuẩn bị một cuộc suy thoái sắp đến. Họ nói sẽ te tua, song song chiến tranh ở Ukraine thì chúng ta có một cuộc chiến vô hình đó là cuộc chiến năng lượng,

Năm 2014, kỹ nghệ khoan giếng dầu thay đổi vì kỹ thuật cao nên rất rẻ để khoan do đó Saudi Arabia, bảo vệ quyền lợi của họ nên hạ giá dầu xuống nên giá dầu xuống kinh hoàng chúng ta có dầu hoả rẻ, có dạo xăng ở cali xuống đến 3 đô khiến các công ty khoan dầu Hoa Kỳ, banh ta lông. Nay thì gấp đôi.

Nếu không có vụ tiền lời rẻ trong suốt thập niên vừa qua, dầu hoả cao thì các công ty dầu hoả làm tiền bộn.

Theo mình đoán cuộc chiến Ukraine là một sự chuẩn bị của đám công ty dầu hoả, toa rập với Putin. Sáng nay nghe tin một số nước Âu châu chống vụ xe hơi phải chạy bằng điện năm 2035. Ông Biden vừa kêu là cấm vận mua vàng của Nga Sô. Trong khi đó thì Ấn Độ tìm mua vàng của Nga Sô và hôm kia Putin kêu sẽ thực thi các cam kết của BRIC, khối 4 nước có dân đông nhất thế giới Ba Tây, Nga Sô, Ấn Độ và Trung Cộng. Mình đọc đâu đó, Nga sô sản xuất vàng nhiều nên trong thời gian chiến tranh, họ viện trợ cho Hà Nội. Bộ đội vào miền nam, thượng uỷ của họ chỉ việc đem vàng và đô la đi mua gạo cho bộ đội. Dân miền nam, ham tiền bán gạo thực phẩm cho bộ đội chiếm đóng miền nam. Chán Mớ Đời 

Các công ty dầu hoả không như các VC , họ không tính lời mai sau. Họ thấy cao trào giới trẻ yêu chuộng năng lượng xanh hay bảo vệ môi trường gì đó. Có lẻ vì vậy, họ muốn lời ngay hôm nay vì sẽ có suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến tại Ukraine sẽ giúp Nga Sô và các công ty dầu hoả trên thế giới giàu to. 

Đức quốc và các nước ở âu châu, Ấn Độ, Trung Cộng,… vẫn mua dầu ga của Nga Sô dù có lệnh cấm vận đủ trò. Báo kinh tế mình đọc thì họ kêu mua cổ phiếu các công ty dầu và bán máy móc khoang giếng dầu từ hai năm nay. Nay thì thấy các công ty này lên khủng nên đoán các tập đoàn dầu hoả, giựt dây để bán dầu hoả kiếm tiền. Chiến tranh xẩy ra vì quyền lợi kinh tế cả. Cho nên mình không thích cổ vũ bên Nga hay bên Ukraine. Chỉ tội là lính chết trẻ với người dân vô tội. 

Trung Cộng mới ra lệnh cấm xuất khẩu thép. Ai cũng biết Trung Cộng là nước sản xuất thép nhiều nhất thế giới. Thế là phải chạy đi mua cổ phiếu các công ty thép. Đài Loan mới cho biết sẽ xây dựng một trung tâm sản xuất chip điện tử tại Texas, Intel thì nghe đâu ở Ohio. Hoa Kỳ sợ Trung Cộng đánh chiếm Đài Loan để làm bá chủ nền sản xuất điện tử nên Hoa Kỳ phải cấp tốc cho ra mấy nhà máy tại Hoa Kỳ nhưng phải đợi vài năm nữa mới hoạt động được. Chán Mớ Đời 

Nói chung thì mình rất lo về cuộc suy thoái kinh tế sắp tới. Có lẻ sẽ còn điên hơn những năm đầu mình mới đến Cali. Dạo 1994, khi mình mới vào nghề mua nhà, kinh tế xuống, thiên hạ bỏ của chạy lấy người, nhà bị tịch thu nhiều không thể tả. Chỉ tiếc là không có tiền để mua.

Năm ngoái, mình bán mấy căn nhà ở xa, mua 6 căn ở gần nhà khi tiền lời còn rẻ. Hôm nay mình liên lạc với tên mua nhà của mình, hỏi đã bán nhà chưa. Hắn kêu chưa vì tiền lời lên, mấy người muốn mua nay bỏ chạy hết. Mình an ủi kêu đến vườn, hái bơ về cho vợ con ăn. Hắn mua xong thì sửa sang lại mất mấy tháng thì đúng lúc tiền lời lên 40% nên nay ngọng. 

Có chị dâu, chuyên làm giấy nợ cho khách hàng, gọi kêu là khách hàng của chị, mượn $50,000 của mình với tiền lời 12%, trả được 1 tháng nay sắp tái tài trợ lại. Họ xin bớt 2 tháng tiền lời vì trong giấy tờ ghi là trả sớm vẫn phải trả hết số tiền lời của 12 tháng còn lại. Tính ra thì còn 10 tháng hay $5,000. Mình nói thôi bớt hữu nghị một tháng nên sẽ nhận $54,000 trong 2 tuần nữa. Xem ra cho vay được 50% tiền lời, còn hơn xã hội đen. Kinh

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đóng thuế khi về hưu

 Đồng chí gái đang chuẩn bị về hưu nên mình đọc thêm tin tức về đóng thuế lợi tức ra sao nên ghi lại đây để ai biết rõ hơn, cho mình ý kiến để binh đời cao niên già khụ. Hôm qua, có anh người Việt sẽ leo núi Kilimanjaro với mình, nhắn tin hỏi có muốn đi SOn Doong ở Việt Nam với anh ta vào năm tới. Mình nhất trí. Anh ta kêu 20 năm qua đi leo núi chỉ một mình, nay có mình đi theo nên vui lắm. Đi cho tới khi nào hết leo nổi.

Khi về hưu thì chúng ta không còn lĩnh lương theo diện “active income”, lợi nhuận tích cực nên bị đánh thuế khác vì chỉ dùng tiền trong quỹ hưu trí (401k, IRA, ROth-IRA, ..) và an sinh xã hội mà mình đã đóng trong thời gian đi làm 6.2% và công ty cũng đóng 6.2% cho mình, xem như 12.4% trong suốt thời gian mình đi làm.

Khi về hưu, không còn làm ra tiền hàng ngày nên người ta phải thay đổi lối sống, suy nghĩ đến cuộc sống của mình, hạn chế chi tiêu hay muốn đi chơi, du lịch, bú xua la mua. Nhiều khi không đủ tiền nên có nhiều người dọn đi xứ khác để ở. Có người thích á châu thì dọn về Thái Lan, Mã Lai Á hay về các nước Nam Mỹ như Peru, Ecuador,.. hay Bồ Đào Nha rẻ nhất âu châu với ngân sách hàng tháng độ $2,000 là có thể sống thoải mái. Còn không thì phải tiếp tục đi làm bán thời gian, các công việc vớ vẩn.

Đồng chí gái không biết gì cả về việc chi tiêu trong nhà, nay chuẩn bị về hưu sớm nên mình bắt đầu bồi dưỡng cho cô nàng về các chi tiêu hàng tháng cho gia đình. Nào là tiền nhà trả cho ngân hàng, tiền thuế nhà đất, tiền bảo hiểm, tiền bảo hiểm sức khoẻ, lạm phát, thuế và các linh tinh khác.

Do đó, gầy dựng và nuôi một quỹ hưu trí để chúng ta có thể sống thoải mái khi hưu trí là công việc khó nhất của đời người, nhất là khi chúng ta có những việc phải giải quyết, chọn lựa.

Hôm trước, ở đài truyền hình Little Sàigòn, trong lúc lên hình, chị phỏng vấn mình về Heloc (home equity line of Credit), cho biết là người Việt mình mất nhà rất nhiều khi giúp con ăn học đại học. Họ không hiểu về tài chánh nên mượn tiền này ra để trả tiền cho con đi học đại học vì sợ con mắc nợ.


Khi con mình đi học, mình để chúng mượn tiền vì chúng chỉ trả tiền sau khi tốt nghiệp, trong khi mình mượn tiền cho chúng đi học thì sẽ phải trả ngay hàng năm. Nếu thương con thì đợi chúng ra trường rồi tái tài trợ lại căn nhà để trả nợ ngay cho chúng vì trong 4 năm đại học, giá nhà có thể gia tăng. Do đó người Mỹ hay mua một căn hộ gần trường, đứng tên con để chúng đi học, cho thuê mấy phòng khác để trả tiền ngân hàng. Sau 4 năm, chúng tốt nghiệp thì chỉ việc bán căn hộ, tiền lời dùng để trả món nợ mượn đi học. Không phải đóng thuế vì con mình làm chủ.

Có chị bạn kể; người chị thương con, rút tiền quỹ hưu trí để trả cho con đi học. Rút tiền thì lợi tức cao hơn thì phải đống thuế cao hơn. Nay về già không có tiền hưu trí. Con gái lấy chồng mỹ, kêu mẹ nói anh ngữ khó nghe. Chị bạn tức kêu là nó lấy mỹ trắng nên tưởng là mỹ trắng luôn, chê bai mẹ nó lo làm nail nuôi nó. Chán Mớ Đời 

Đa số người Mỹ có tiền hưu trí qua tiền để dành và đầu tư, an sinh xã hội,.. cái mất dậy ở Hoa Kỳ là có nhiều loại thuế tuỳ theo các chương trình hưu trí của mình. Do đó chúng phải điều nghiên kỷ lưỡng để hạn chế số tiền bị đánh thuế. Tốt nhất là có một chiến lược rút tiền từ các quỹ này để giảm thiểu thuế, và không đóng thuế. Sau đây là những tiền hưu trí bị đóng thuế:

* Quỹ hưu trí chính như 401(k), 403(b), IRA và SEP IRA có nhiều điểm lợi cho thuế vụ. Khi chúng ta bỏ vào thì được trừ vào lợi tức khi đi làm nên giảm thuế lợi tức vào lúc ấy. Chúng ta đầu tư vào các cổ phiếu, mutual funds hay trái phiếu,…thì không bị đóng thuế. Vì lý do nào đó chúng ta rút ra trước 59.5 tuổi thì sẽ bị phạt 10%. Khi về hưu chúng ta phải rút ra xài thì bị đóng thuế theo lợi tức. Nếu chúng ta không rút ra thì đến 70.5 tuổi thì sẽ bị phạt vì chính phủ muốn mình đóng thuế. Chán Mớ Đời 

* Lương hưu (pension): đa số là do chủ trả trước khi đóng thuế. Nếu chúng ta may mắn được cái quỹ này thì sẽ đóng thuế theo như lợi tức thường. Nếu lấy ra nhiều thì sẽ bị đánh thuế cao tuỳ theo số tiền rút ra.

* Trương mục đầu tư thường (brokerage accounts): nếu chúng ta mua cổ phiếu, trái phiếu hay mutual funds bằng tiền đã bị đánh thuế và để hơn 1 năm thì sẽ bị đánh thuế theo tiêu chuẩn lãi vốn “capital gains”, tuỳ trường hợp 0%, 15% hay 20%. Thí dụ: nếu lợi tức mình dưới $41,675 cho độc thân hay $83,350 cho cặp vợ chồng thì năm nay sẽ không bị đánh thuế trên lãi vốn của mình. Nếu chúng ta rút ra trước 1 năm thì sẽ bị đánh thuế lợi tức thường.

* tiền an sinh xã hội: 60% người Mỹ không có tiền để dành trên $10,000 nên khi về hưu, họ chỉ dựa vào tiền an sinh xã hội. Vấn đề là tiền an sinh xã hội rất ít. Nếu ai may mắn đã trả hết nợ ngân hàng, sở hữu chủ căn nhà của mình thì đáng mừng. Có xe cũ đã trả hết thì càng tốt nhưng phải đóng tiền bảo hiểm, đủ trò. Ai bệnh tật thì cứ tính độ $600/ tháng tiền thuốc men dù có Medicare,…

Tiền an sinh xã hội nhận được sẽ bị đánh thuế tư 0% đến 85%, xem như tối thiểu có 15% số tiền nhận được không bị đánh thuế. Năm nay thì phân nữa tiền nhận được hàng năm sẽ bị đánh thuế, nếu chúng ta chỉ lãnh có $32,000 cho cặp vợ chồng thì không bị đóng thuế an sinh xã hội. Còn độc thân thì $22,000 sẽ không bị liên bang đánh thuế. Có nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau nhưng chung sống cùng nhà thì được miễn thuế với lợi tức $44,000 mỗi người, bớt được $12,000. Nhưng phải khai cho khéo để lỡ một người qua đời thì người còn lại vẫn nhận được tiền an sinh xã hội của kẻ quá cố. Mình biết nhiều người bỏ nhau nhưng ở chung vì nhận trợ cấp thôi.

Nếu ai ở trong 37 tiểu bang, không đánh thuế an sinh xã hội thì nên gọi là may mắn. Đa số người về hưu, dọn về tiểu bang Florida vì được nhiều quyền lợi, không đóng thuế lợi tức tiểu bang.

* Giá trí tiền mặt của bảo hiểm nhân thọ: mua bảo hiểm nhân thọ khi con còn bé tên là Variable Universal Life vừa mua bảo hiểm nhân thọ vừa đầu tư vào các mutual funds nên khi về già, tiền mặt (cash value) mình có thể mượn ra, không phải đóng thuế. Vấn đề là khi về già thì tiền bảo hiểm họ lấy khá nhiều.

* tiền hưu trí không bị đánh thuế: cách đây 20 năm, mình có mở trương mục hưu trí Roth IRA  nhưng loại Self-directed (SD-Roth-IRA), tiền mình bỏ vào sau khi đóng thuế nên khi về hưu rút ra thì không bị đánh thuế. Lý do mình dùng Self-directed vì có thể cho vay tiền, mua nhà cửa, mua cổ phiếu,…, không bị bắt buộc phải mua cổ phiếu. Nhờ vậy mà ông Mitt Romney mới tạo dựng một tài khoản Roth IRA trong một thời gian ngắn được lên mấy chục triệu vì mua và bán các công ty. Ai không có tài khoản này thì nên làm vì tỏng tương lai, có thể quốc hội sẽ bỏ vụ này để đánh thuế.

Sở hữu các tài khoản này thì khi rút tiền xài thì không bị đánh thuế. Khác với ROth IRA, các tài khoản khác không bị giới hạn bất chấp lợi tức của mình hàng năm. Mỗi năm Roth-Ira được bỏ vào $6,000, trên 50 tuổi thì được thêm $1,000.

* Quỹ tiết kiệm y tế (Health Savings Accounts HSA)

Người đi làm có thể có tài khoản này, để trả tiền cho các y phí, được khấu trừ cho lợi tức trước khi đóng thuế. Có thể khấu trừ $3,650 cho cá nhân và $7,300 cho toàn gia đình. Trên 55 tuổi, có thể đóng thêm $1,000.

* Trái phiếu địa phương (Municipal Bonds). Tiền lời khi mua trái phiếu loại này (Muni-bonds) thì không bị đánh thuế liên bang và tiểu bang.

* Reverse Mortgage: khi về hưu hay trên 62 tuổi, nếu có “equity” nhiều trong căn nhà của mình, kiểu của chìm. Chủ nhà có thể làm chương tình “Reverse mortgage”, mượn tiền của ngân hàng và không trả tiền đến khi qua đời thì ngân hàng lấy căn nhà của mình. Được cái là tiền nhận của ngân hàng hàng tháng để tiêu xài thì sẽ không bị đánh thuế. Hiện nay, người Mỹ bắt đầu sử dụng chương trình này.

* Section 121: bán nhà đang ở được khấu trừ $250,000/ người. Thí dụ: chủ nhà mua căn nhà 30 năm về trước giá $200,000. Nay bán được $800,000. Xem như lời $600,000. Nếu hai vợ chồng ở trên hai năm, được khấu trừ $250,000/ người, tổng cộng là $500,000. Còn $100,000 phải đóng thuế, người trừ còn giữ giấy tờ những gì đã sửa chửa căn nhà như thay mái nhà, sơn phết,…để khấu trừ các chi phí này.

Hôm nay là đúng 30 năm, mình mua căn nhà đầu tiên trước khi lấy vợ. Dạo ấy mua $180,000, nay giá đâu $800,000. Tổng suốt 30 năm mình trả tiền đến $336,233 tiền lời + $36,000 tiền đặt cọc xem như $400,000 với tiền lợp mái nhà, sơn phết, sửa chửa nhà bếp, nhà tắm,… xét ra mình chỉ lời có $400,000 nếu bán. Dạo ấy tiền xăng giá $1/ gallon nay thì $6/ gallon, gấp 6 lần. Nếu bán thì trừ được $500,000, phải đóng thuế lãi vốn trên $100,000. Căn này mình cho thuê nên nếu bán sẽ không được khấu trừ $500,000, phải đóng thuế toàn diện.

Tóm lại tại Hoa Kỳ, có một điều chắc chắn, sông có cạn, núi có mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi, đó là Đóng Thuế. Làm ra tiền cũng đóng thuế, tiêu tiền cũng đánh thuế, tức quá để dành, tiết kiệm cũng bị đánh thuế, tức quá chết rồi cũng bị đánh thuế.

Thường chúng ta ít để ý đến chuyện hưu trí. Có người cứ nghĩ khi về hưu sẽ đóng thuế ít vì không đi làm nhưng có lẻ chưa bao giờ ngồi xuống làm tính. Đúng là không đi làm thì chúng ta không có lợi tức tích cực nhưng trên thực tế, các khoản tiền như an sinh xã hội, quỹ hưu trí người trừ Roth IRA là phải bị đánh thuế lợi tức thụ động.

Do đó, cách tốt nhất là không nên lấy tiền hưu trí của mình để trả tiền cho con đi học. Hoặc mượn tiền dùm con. Mình mượn thì phải trả ngay còn con mình thì đợi đến khi nó ra trường mới bắt đầu trả. Tiền dư thì bỏ vào quỹ hưu trí, để khi hữu sự có thể rút ra để tiêu dùng trong hoàng hôn đời mình.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Khan hiếm sữa bột trẻ em

Thấy tin tức trên mạng, kêu Hoa Kỳ thiếu sữa bột trẻ em khiến mình ngạc nhiên nên tò mò tìm hiểu vấn đề. Con cái nay lớn hết nên không để ý đến dinh dưỡng con nít như xưa. Thấy lạ lần đầu tiên nghe Hoa Kỳ  có vụ này, chỉ bị lộn xộn khi đại dịch xẩy ra.

Có một bà nào ở Texas, cần sữa bột trẻ em mà không ra, lên Gú Gồ, lập ra 1 nhóm người mẹ cần sữa. Khi vừa làm xong thủ tục các nhóm và đơn ghi cần những gì, đã có trên 200 người ghi danh, kêu gọi người Mỹ có sữa nhiều, chia với những gia đình thiếu sữa bột trẻ em. Cho thấy chúng ta sống ở thời đại mà nhân loại không còn xa xôi, họ có thể giúp đỡ nhau khi cần thiết như tường hợp này, phân phối chia xẻ các sản phẩm dinh dưỡng cho nhau.

Hoá ra cuộc khủng hoảng bột sữa cho trẻ em xẩy ra vì chính phủ. Chính phủ có chương trình dinh dưỡng giúp các bà mẹ không có sữa và trẻ em. Nhất là các bà mẹ đơn côi, ăn trợ cấp chính phủ. Hồi con mình mới ra đời, mình không biết đến chương trình này, nếu biết thì nay vẫn là kiến trúc sư thay vì làm nông dân.


Theo tin tức thì 50% tổng số bột sữa trẻ em sản xuất tại Hoa Kỳ được chính phủ mua để hổ trợ cho các bà mẹ và trẻ con vô hình trung gây ảnh hưởng rất nhiều cho thị trường sữa bột trẻ em. Người Mỹ mua sữa bột này rất đắt vì lỗi của chính phủ.

Giáo sư David Davis của đại học tiểu bang Dakota, nghiên cứu về thị trường sữa bột trẻ em từ 2 thập kỷ qua cho biết. Chính sách hổ trợ dinh dưỡng của chính phủ Hoa Kỳ, được gọi là WIC (Women, Infants and Children) là nguyên nhân của sự khủng hoảng sữa bột. Chương trình này cho tiền để mua thực phẩm và sữa bột trẻ em nghèo, cũng như thử nghiệm y tế cho phụ nữ có thai, những bà mẹ và con nít đến 5 tuổi. Mình thấy nhiều văn phòng của các chương trình này, thiên hạ bu lại đông như ruồi. Ước chi mình có căn phố cho họ mướn. Mấy cô con gái của mấy nhà thuê nhà, không chồng có con, ra đây lãnh.

Hổ trợ các bà mẹ cho con bú sữa mẹ là phần quan trọng nhất của chương trình. Nhiều gia đình gặp khó khăn về sữa cho trẻ em. Đồng chí gái không có sữa cho con bú nên phải mua sữa bột để khuấy. Bác sĩ khuyên cho con bú bằng sữa mẹ tốt hơn vì giúp hệ thống miễn nhiễm của đứa bé. Khi xưa, mình nhớ mỗi lần mấy người em khóc đêm, mẹ mình phải thức giấc, cho con bú tỏng khi bố mình thì ngủ thẳng cẳng. Khi mình có con thì đêm khuya phải thức giấc, khuấy sữa cho con. Không ní cho đồng chí gái được vì cô nàng không có sữa. Mình không có lý do nằm ngủ để vợ thức. Chán Mớ Đời 

Thời đại này phụ nữ đi làm, nên khó cho con bú sữa mẹ. Nếu mình không lầm thì nay họ cho phép cho con bú ở sở hay nơi công cộng. Chương trình WIC hổ trợ cho các gia đình có lợi tức thấp, nhiều khi chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của chương trình này để cho con trẻ uống sữa hay ăn. Vấn đề là có sự lạm dụng như các chương trình cho người cao niên.

Mình nhớ có bác kia quen mẹ vợ mình, mẹ vợ kêu về ở chung để hầu bạn. Bác này cũng xin đâu được các loại sữa Ensure, uống không hết nhưng cứ đi lấy, về kêu mình uống, hay bác ta gửi về Việt Nam. Sau này, bác đòi mình trả tiền cho bác thì mới chịu ở làm bạn với mẹ vợ nên mấy anh em mướn 2 người lo cho mẹ vợ.

Theo nghiên cứu của giáo sư Davis, từ những năm 1980 đến nay thì giá của sữa bột gia tăng nhanh hơn lạm phát. Các chương trình WIC vớt 1 phần lớn của tiền chính phủ. Nghe đâu 8 tỷ đô la hàng năm. Hiện nay, các tiểu bang đang tìm cách giảm giá của sữa bột. Theo mình thì khó vì các công ty bán sữa bột này lobby các đại biểu quốc hội.

Các WIC tại tiểu bang xin các nhà cung cấp giảm giá bột sữa thì ngược lại các công ty này đòi được độc quyền cho toàn tiểu bang. Để được công bằng, năm 1989 luật liên bang ra chỉ thị đấu thầu, các công ty đấu thầu theo cách im lặng, bỏ giá của họ trong phong bì và được mở ra trước công chúng. Ai cung cấp rẻ nhất thì được trúng thầu. Công ty trúng thầu sẽ được độc quyền cung cấp sữa bột cho toàn tiểu bang. Xin nhắc lại cho toàn tiểu bang.

Vấn đề là WIC là một chương trình lớn cho nhiều khách hàng nên các siêu thị dành các kệ để trưng bày bột sữa của công ty trúng thầu để các gia đình có phiếu tem do chính phủ cung cấp đến đổi nên không có sự cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác trên toàn tiểu bang. Các gia đình không nhận được sự trợ cấp của chính phủ đành phải mua bột sữa của công ty trúng thầu, không có sự lựa chọn, phản lại chủ nghĩa tự do thị trường. Mình nhớ hồi xưa, đi mua thức ăn hay bột sữa cho con, chỉ có một hiệu tên Gerber thì phải, một chi nhánh của công ty đa quốc gia Nestle nên không có sự cạnh tranh. Nay mới hiểu vấn đề. Nghiên cứu cho biết có 15% sản phẩm của các công ty khác được bán trong tiểu bang. Nguy hiểm nhất là các công ty thực phẩm chiếm lĩnh toàn quyền các sản phẩm được bán ra thị trường, không có sự cạnh tranh nên khách tiêu dùng phải trả giá cao.

Cái mất dậy là các tiểu bang hợp nhau để cho đấu thầu chung để cho rẻ như tiểu bang Washington, thuộc nhóm 24 tiểu bang để đấu thầu nên công ty Abbott thắng hết cho 24 tiểu bang, và chiếm 40% thị trường sữa bột và thức ăn cho trẻ em.


Vấn đề là các công ty cung cấp cho chính phủ lại giảm giá khá cao giúp các tiểu bang có tiền như trường hợp tiểu bang Washington được lại quả 108% khiến mình như bò đội nón. Lý do là công ty Abbott nhắm vào các gia đình không nhận được hỗ trợ từ WIC, sẽ mua các sản phẩm của họ với giá khủng. 40% trẻ em được lãnh bột sữa miễn phí, bù lại số 60% kia sẽ trả giá hơn gấp đôi để bù lại số tiền họ hỗ trợ cho chính phủ. Chính phủ tiểu bang được thêm tiền cho ngân sách tiểu bang nên ok, một hình thức tham nhũng có bài bản.

Công ty và tiểu bang nhảy Tango chung, làm tiền vui vẻ đến đầu năm nay công ty Abbott, kêu gọi thu hồi về sản phẩm của họ được sản xuất tại Sturgis, tiểu bang MIchigan vào tháng 2 vừa rồi. Nghe nói có 4 loại vi khuẩn dính vào sản phẩm, khiến 2 đứa bé tử vong. Công ty này ra mặt xin lỗi và đề xuất 5 triệu đô la để giúp các gia đình có con em bị nằm nhà thương khi uống sữa bột của họ.

Có đến 15,000 trẻ em tiêu thụ loại sữa bột của công ty Abbott tại tiểu bang này. Thế là các gia đình ngọng vì trong siêu thị chỉ có bán loại sữa bột của Abbott, mà nay lại bị thu hồi nên các quầy kệ trống trơn. Chính phủ cho phép người dân được đem hộp sữa lại siêu thị để đổi lấy tiền mặt lại,… vấn đề là nhà máy sản xuất đóng cửa nên không cho ra lò loại mới vì đang điều tra nguyên nhân.

Báo chí cho biết là thiên hạ chạy đi tìm mua sữa bột cho con, nhiều khi phải lái xe xa mấy tiếng đồng hồ.

Chính quyền Biden, tuần rồi ra lệnh, sử dụng luật Defense Production Act để gia tăng sản xuất bột sữa cho em bé. Người ta thấy máy bay quân sự từ Âu châu bay về với các lô hàng sữa bột em bé. Các bố mẹ vẫn còn chới với vì cuộc khủng hoảng chưa chấm dứt, họ vẫn tiếp tục chạy đi tìm mua sữa cho con thêm giá xăng lên như diều gặp gió.

Công ty Abbott mới thương lượng với FDA để tái sản xuất lại nhưng phải đợi 2-3 tháng mới đem lại sự quân bình.

Mình đoán là các công ty nhỏ sẽ nhân cơ hội này, lên tiếng đòi hỏi thay đổi cách mua bán, đấu thầu dành cho các công ty lớn như Abbott. May quá mình đã bán cổ phiếu của công ty này mấy năm về trước. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm nông bất đắc dĩ tại Cali

 Hôm kia, có tên mỹ trẻ, quen ở hội Toastmasters, email hỏi mình về ý định của hắn, muốn bán cái condo để mua một cái vườn nho nhỏ. Mình kêu không nên nhưng hắn ngoan cố, tuy biết làm vườn không làm tiền nhiều nhưng vẫn cương quyết muốn làm nông dân, thay vì làm kỹ sư. Phần này thì hắn hơi lơi khơi.

Mình làm nông dân bất đắc dĩ, còn hắn muốn làm nông dân theo thuyết lãng mạn, kiểu hoàng hậu Pháp, vợ của vua Louis 16, Marie Antoinette, muốn làm dân giả, nuôi cừu, vắt sữa để rồi lên đoạn đầu đài với chồng. Hô to khẩu hiệu hãy giữ cái đầu thẳng trên vai. Chán Mớ Đời 

Mình mua vườn bơ để chia lô để bán vì thuộc vùng thổ cư. Mình định dùng lợi nhuận của vườn để lo vụ chia lô nhưng vườn cũ nên có nhiều vấn đề cần sửa chửa. Trong khi chờ đợi thì mình phải tưới nước không cây chết. Cây chết thì phải chặt và nghiền nát để tránh hỏa hoạn nếu không lại bị hàng xóm gây phiền não vì họ sợ cháy lan đến khu nhà của họ. Họ nằm sát bên cạnh vườn mình nên rất khó mua bảo hiểm hoả hoạn. Do đó mình phải giúp họ, giữ gìn vườn tươi.

Cuối mùa bơ nên vỏ trái bắt đầu đổi màu tím. Lúc này ăn rất ngon vì có đầy đủ chất béo, cơm của trái màu vàng, rất chắc thay vì xanh xanh. Mỗi ngày mình chơi 3-6 trái. Bơ trong chợ màu tím là vì đã hái lâu rồi. Có thể mấy tháng trước khi được chuyển đến chợ từ các nước như Mễ tây Cơ hay Peru.

Vườn trên 30 năm nên phải sửa chửa khá nhiều, cập nhật hoá kỹ thuật ngày nay. Lý do chính là nước tưới, tốn tiền nhiều vì mỗi cây bơ lớn, uống trung bình 250 gallon nước mỗi tuần. Mình được thành phố giảm 50% tiền nước mà vẫn khóc. Lúc mua về, mỗi tháng mùa hè trả gần $8,000 tiền nước.

Mỗi ngày ăn 3-6 trái

Mình phải gắn đồng hồ tưới tự động. Trước đây, chủ trước, có thuê một ông thợ bán thời gian. Mỗi sáng ông ta vào vườn, tắt một hệ thống tưới và mở một hệ thống khác, xem như tưới 24/24 nên tiền nước trả như điên.

Mình gắn đồng hồ tự động tưới nên không cần lên vườn mỗi ngày. Vấn đề là hệ thống nước cũ, bị mấy con coyote cắn phá nên hay bị bể, thoát nước. Do đó mình phải lên vườn thường xuyên, đi vòng vòng xét nước bị thoát, hệ thống nước bị cắn phá, bể để sửa chửa. Mất thì giờ, không có thì giờ làm chuyện khác như tỉa nhánh cây khô để giúp mọc lại cành khác.

Một hôm tên thợ ống nước, nói với mình nên xin chính phủ Cali tiền để sửa chửa hệ thống nước khiến mình ngơ ngơ ngáo ngáo. Buồn đời, mình lên mạng kiếm thì họ cho người đến nghiên cứu vườn của mình. Lúc đó mới biết là đo áp suất, hiệu năng hệ thống tưới cây ra sao. Họ đề nghị mình nên sửa chửa này nọ.

Mình nộp đơn, tưởng là cho có lệ. Ai ngờ trúng số, chính phủ cho nhưng phải đợi đến năm sau vì quỹ năm  đó đã hết. Mình xin tiền để thay hệ thống dẫn nước từ đường cái vào vườn. Lý do là tên làm hệ thống ống nước tưới mấy chục năm trước, gắn ống nước tiêu chuẩn 25 thay vì 40 nên sau bao nhiêu năm, hay bị bể ống làm thoát nước nhiều mà lại không tưới cây gì cả.

Hôm qua, vào vườn làm lại con đường đi vào. Chính phủ cho tiền để sửa chửa lại

Thay xong phần này là mừng, mình tặng bơ khi họ đến kiểm tra xem có làm theo chương trình hay không để giao hết số tiền còn lại. Mình hỏi có chương trình nào khác. Họ nói mình có thể xin thay thế hệ thống tưới. Thế là họ gửi giấy tờ để nộp đơn. Bà rá, chính phủ lại chấp thuận nên làm lại hoàn toàn hệ thống tưới với ống nước thay vì hệ thống Drip của xứ Do Thái. Ống nước dày 40 nên coyote không biết đường mà mò đến ngưng cắn. Từ dạo đó, không còn lo vụ hệ thống nước bị cắn phá bởi coyote. Có thì giờ mới tỉa cây khô, cắt cỏ,…chăm sóc mấy cây thanh long. Năm nay thanh long ra hoa nhiều.

Tiền nước giảm độ 40% khiến mình mừng, dùng tiền đó để mượn một anh thợ 1 ngày 1 tuần. Anh ta làm cho công ty làm lại hệ thống nước cho mình. Chủ Nhật muốn làm thêm để gửi tiền về Guatemala cho vợ con đã không gặp từ 14 năm qua. Chủ của anh ta nói với mình, khó mà tìm được một người thợ như anh ta. Chịu khó, siêng năng. Nhiều khi mình không vào vườn, anh ta tự động làm những việc cần phải làm, hết việc mới về. Nhiều khi 4, 5 giờ vẫn thấy anh ta trong vườn, nhắn tin hay gọi điện thoại hỏi vài chuyện.

Thay hệ thống nước, mình gắn thêm các thiết bị đo độ ẩm, được báo cáo qua vệ tinh nên dựa vào đó mà tưới nước nên giảm được lượng nước tưới thừa. Cây bơ chỉ có rể từ 8 đến 12 inches dưới mặt đất. Trước kia mình cứ tưới nhiều, tốn nước nhưng nước chảy xuống dưới rể cây nên bù trớt. Tốn nước mà không tưới rể. Nay mình xét vệ tinh để xem độ ẩm thì ngưng hay tưới.

Dựa theo độ ẩm do vệ tinh báo cáo nên mình có thể tưới chính xác hơn, tốn ít nước, cây lá xum xuê, trái ra nhiều, khác với mọi năm. Mất mấy năm mới hoàn thiện được cái vườn. Mình muốn thằng con lo cái vườn vì có tiền hơn là đi làm cho công ty nhưng trẻ không nghĩ chuyện đó. Nó muốn làm giàu cho chủ thay vì làm giàu cho nó. Vẫn thích làm với cái chức vị Kỹ Sư. Chán Mớ Đời 

Hôm trước, cán bộ của cơ quan Cali đến vườn mình để bàn qua chương trình mà chính phủ Cali cho mình tiền để tu bổ con đường chính vào vườn và các máy đo độ ẩm. Mình tặng ông ta một bịch bơ, hỏi còn chương trình gì nữa không. Ông ta nói có, email hôm qua đơn để điền, ghi danh liền, kêu thành phần nông dân gốc á đông, thiểu số. Hy vọng kiếm được thêm tiền sửa chửa tu bổ. Thật ra mình cũng không biết chương trình cho tiền để làm gì. Cứ xin rồi sẽ biết. Cán bộ cần nông dân xin tiền để giữ công việc, mình cứ xin rồi tính sau. Nếu không xin thì năm sau, chính phủ cắt, họ ít việc làm.

Bây giờ đang xem có chương trình nào để gắn hệ thống Internet với năng lượng mặt trời để có điện trong vườn. Bác nào biết thì cho em xin. Xin cảm ơn trước. Có người muốn mua cái vườn để xây nhà nhưng mình đợi đến tháng 10, để xem thành phố có đổi zone từ R-1 (xây nhà đơn) qua xây căn hộ. Nếu họ đổi thì giá lên thì bán. Lấy tiền đi chơi với vợ.

Mình đang nhờ cô em ở Việt Nam, lo vụ hội ngộ gia đình, cho bà cụ gặp lại con cháu từ 4 phương trời tại Du bai tháng tới. Mình là nhà tài trợ hết. Thấy bảo giá là muốn xỉu nhưng để được thấy nụ cười sung sướng của mẹ thì đành chuyển ngân. Mai mốt, có tiền nhiều mà mẹ mình không đi được thì lại bắt chước các thi sĩ, đổi thiên thu đổi lấy nụ cười của mẹ.

Từ nhà em đến vườn mất 40 phút nên nhiều khi trời nóng, cần phải tưới. Em phải chạy lên vườn. Nếu có hệ thống này thì chỉ nằm nhà với vợ, mở điện thoại ra nhấn nút là tự động tưới, tự động ngừng. Xong om

Từ ngày làm nông dân bất đắc dĩ, mình đi bộ trung bình 4, 5 dậm mỗi khi lên vườn nhất là leo đồi nên sức khoẻ có vẻ khá hơn, leo núi bú xua la mua nên không biết có nên bán vườn hay không hay để tới khi nào đi hết nổi rồi bán.

Có người cho biết bơ ở Việt Nam rụng không ai thèm lượm. Bên này, làm nông, mua bảo hiểm thì cuối mùa bị lổ thì được đền. Nếu không có vụ này thì nông dân đã hoá thành người tiền sử.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nên hay không nên cho mượn tiền?

Mình có kể vụ của chìm của nổi. Muốn sử dụng của chìm thì nên mượn cái nợ HELOC (home equity line of Credit) trên căn nhà mình đang ở, nhằm gặp trường hợp khẩn cấp, cần tiền để chi tiêu khi bị ốm đau, thất nghiệp. Về già muốn đi chơi, du lịch, không có tiền thì cho thiên hạ mượn tiền, lấy lời. Cho thiên hạ vay lấy 12%, trả ngân hàng 6%, lấy tiền lời 6% để đi chơi. 

Thí dụ: mượn ngân hàng $100,000 để cho vay trong vòng 1 năm. Không bao giờ cho vay lâu hơn 1 năm. Ngân hàng lấy của mình 6% hay $6,000/ năm, mình cho vay 12% được $12,000. Mình trả tiền lời cho ngân hàng $6,000, còn $6,000 mình đi chơi, đi du thuyền mấy lần vào những lúc ít ai đi. Hình như người Việt gọi là mượn đầu heo nấu cháo.

Đừng bao giờ tự đứng ra cho mượn tiền cả. Nhờ một người có bằng địa ốc làm,  họ có bằng để tránh lộn xộn. Người mượn tiền trả họ huê hồng 2%. Thí dụ họ mượn số tiền $100,000, mình đưa cho họ $98,000, và đưa người làm giấy tờ  $2,000.

Hôm kia, mình nhận nhắn tin của chị quen, chuyên gia mượn nợ dùm thiên hạ, ăn Huê Hồng. Chị ta kêu vợ chồng mượn tiền năm ngoái, tuần rồi đã tái tài trợ căn nhà của họ, đã trả dứt nợ mình. Nay muốn mượn lại tiền của mình. Họ còn bồi một chi tiết là trả lại số tiền 5 tháng tiền lời, mà họ bắt buộc phải trả khi tái tài trợ lại căn nhà.

Mình đưa cho thằng con xem, hỏi nó có nên cho mượn tiền hay không, dù mình đã trả lời cho người ta là ‘Không” vì thấy không ổn trên giấy tờ họ đưa. Mình tập thằng con, điều nghiên để nó học tập một tí. Cuối cùng thằng con đưa đến kết luận: Không.

Salvador Dali

Họ muốn mượn $275,000 để mua thêm một tiệm UPS khiến mình hơi lo. Họ đòi mình trừ lại số tiền họ đã phải trả khi tái tài trợ lại căn nhà của họ. Nếu thấy hợp lý thì mình sẽ mượn đầu heo HELOC số tiền này để cho họ mượn như trước hay lấy quỹ hưu trí ROTH-IRA cho mượn, không phải đóng thuế trên tiền lời. Để giải thích vấn đề.

Tháng 11 năm ngoái, mình cho họ vay $125,000, với tiền lời 12%, xem như một tháng họ trả $1,250 hay $15,000/ năm. Họ đã trả 7 tháng tiền lời ($8,750) thì tái tài trợ nợ chính của căn nhà của họ. Khi tái tài trợ thì sẽ phải trả cái nợ chính, nợ thứ nhì họ mượn của mình sẽ trở thành nợ thứ nhất nên ngân hàng không chịu. Họ muốn nợ của họ đứng đầu để lỡ người mượn không trả được thì họ làm giấy tờ ra toà, tịch thâu căn nhà, bán đi để lấy lại vốn và lời. Do đó họ bắt buộc chủ nhà phải trả cái nợ của mình. 

Trong giấy nợ mình có đề điều khoản là nếu họ trả sớm thì phải trả hoàn toàn 12 tháng tiền lời. Nghĩa là tổng cộng $15,000. Họ đã trả trước $8,750, nay còn thiếu $6,250 cho đủ 1 năm.

Lý do mình phải ghi điều khoản này trong giấy nợ. Sau khi mượn được tiền của mình, họ kiếm ai cho họ mượn tiền với tiền lời thấp hơn 12%, họ sẽ mượn và trả tiền nợ cho mình, để bớt tiền lời. Mình bù trớt. Do đó các nợ thường có đoạn đề Penalty nếu trả sớm. Mình mua nhà do chủ nhà vay lại, họ đều đề phải bù cho họ một số tiền để tránh bị đóng thuế sớm.

Nay họ muốn mượn thêm $275,000, cấn vào một căn nhà khác của họ. Tiền lời 12% hay là trả $2,750/ tháng hay $33,000/ năm. Họ muốn mình khấu trừ lại số tiền $6,250 xem như mình chỉ lấy $33,000 - $6,250 = $26,750 cho 12 tháng. Hay tiền lời là 10%. Trả tiền lời cho ngân hàng là 6%, chỉ có 4% mà bị mất ngủ vì địa ốc đang đứng, với tin tức kinh tế suy thoái toàn cầu. 

Ngay bên Âu châu, nay họ tăng tiền lời lên sau mấy chục năm với tiền lời thấp. Kinh tế Hoa Kỳ giảm từ đầu năm đến giờ, lạm phát,… các nhà đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu vì NASDAQ xuống 30% từ đầu năm. Họ chỉ đợi cuối tháng 7 này là xụp tiệm để mua lại. Mình bán hết cổ phiếu, chỉ giữ các cổ phiếu công ty  dầu khí, lên như điên từ khi ông Biden lên.

Nghe họ ra điều kiện này thì không cần xét căn nhà, mình từ chối ngay. Đang có $6,250 trong mồm, nay phải nhả ra. Người mượn tiền không khôn lắm. Khi mượn tiền gấp của người ta để đầu tư vào một việc để sinh ra lợi tức cho mình thì phải cảm ơn, sẵn sàng chấp nhận bỏ con cá nhỏ để bắt được con cá lớn. Đây họ tiếc chút tiền nên khó mà mượn tiền. Cũng nói lên khả thi, họ đang gặp khó khăn về tài chánh nhất là thời buổi này, mở thêm mấy tiệm UPS trong vòng mấy tháng. Chán Mớ Đời 

Họ mua căn nhà này 2 năm về trước với giá $569,000. Nợ chính là $390,586. Nếu họ mượn thêm của mình $275,000 thì xem như họ nợ tổng cộng $665,586, hơn cả số nhà của họ mua, xem như họ đã lấy vốn lại. Lỡ có chuyện gì thì họ xù. mình sẽ hát nức nở đừng bỏ em một mình, nợ nhiều quá nợ nhiều quá.

Thị trường địa ốc Cali hiện tại đang đứng. Tổng thống Hoa Kỳ kêu từ ngày ông ta nhậm chức đến nay, người Mỹ để dành rất nhiều tiền, sống hạnh phúc hơn,…  mình chỉ biết trước khi ông ta lên thì giá một gallon xăng là $4 nay trên $6, xem như lên 50%. Đỗ bình xăng mỗi tuần, tốn trên $100, trước kia chỉ có $50.

Trước đây, nhà chưa bỏ lên mạng đã có 3, 4 cái offer, nay để cả tháng chả có thằng tây nào rờ. Gần nhà mình thấy có căn nhà để giá bán, mấy tuần nay. Mấy tháng trước, thấy để bảng “SOLD” trong vòng 24 tiếng, nay chỉ biết ngáp ruồi như đàn bà ế chồng. Lúc còn thanh xuân thì trai mò tới nhà, đánh nhau trước cửa nhà. Nay ngồi nhìn qua cửa sổ để khóc cho vơi đi những cuộc tình.

Tiền lời lên nên tự dưng người Mỹ phải trả thêm 30-40% tiền nhà thì ai chịu mua, phải đợi. Họ không hiểu nhiều về tài chánh nên cứ để ngân hàng trả tiền thuế và bảo hiểm cho họ. Do đó họ trả đắt hơn là nếu họ tự trả thuế điền Trạch và bảo hiểm hoả hoạn.

Nhà họ trả tổng cộng $2,896/ tháng, cho thuê độ $3,000. Nếu họ mượn tiền của mình thì phải trả thêm $2,750, xem như mỗi tháng họ phải bù vào $2,500. Trong giấy tờ ngân hàng mà họ gửi cho mình đã thấy họ bị trễ tháng vừa rồi. Tháng này họ phải trả 2 tháng cộng tiền phạt đâu $150. Mình đoán họ tái tài trợ lại căn nhà, để trả cái nợ cho mình và còn chút đỉnh trả tiền căn nhà kia. Giá nhà có thể là $750,000. Nếu giá nhà xuống $600,000 vào năm tới thì họ sẽ bỏ của, chạy lấy người. Mình sẽ mãi mãi là người đến sau. Nợ trước ($390,000) sẽ xiết nhà của họ, mình sẽ không có đồng xu nào cả. Khi ngân hàng (nợ nhất) xiết nhà thì mấy cái nợ sau họ xem như bị xoá hết, nếu họ bán lại căn nhà giá cao hơn số tiền chủ nhà nợ họ thì sẽ đưa cho mình. Khó lắm.

Ăn chắc mặc bền, mình từ chối cho xong. Nếu họ bán thì mình mua với điều kiện tiếp tục trả cái nợ của họ. Nói chi ngay cái nhà cũng xa lắc xa lơ nên cũng không ham. Cứ đợi, sang năm, tha hồ mua nhà. Qua năm mình sẽ liên lạc họ, có muốn bán nhà hay không vì mình chắc chắn là họ sẽ bị trễ, chỉ mua với tiền nợ của họ $390,000. Xong om

Hôm qua, mới đọc về suy thoái kinh tế Hoa Kỳ từ xưa đến nay. Cho thấy ngoại trừ thời Great Depression, thường thị trường chứng khoán xuống chỉ có 8 tháng. Chỉ có năm 2008 là kéo dài đến 1 năm rưỡi. Họ cho biết là trong thời suy thoái, người Mỹ vẫn uống rượu bia nên họ khuyên nên mua cổ phiếu của một công ty bán bia nổi tiếng Hoa Kỳ. Càng suy thoái, người Mỹ càng uống bia rượu nhiều.

Dạo này, mình chuyển quỹ hưu trí của vợ qua các Funds dễ thở. Trước khi ông Biden lên thì mình đã nghe lời tin tức của những tập đoàn tài chánh mình mua hàng tháng, mua mấy cổ phiếu của các công ty dầu xăng. Nay lên như điên. Có nhiều tập đoàn nghiên cứu tài chánh, mình phải mua tin tức hàng năm của họ. Họ cố vấn cho mình nên mua hay bán. Khi xưa, mình hà tiện không mua nhưng ngày này, chịu khó bỏ mấy ngàn mỗi năm để mua thì số tiền quỹ hưu trí khá lên.

Không rành thì kiếm mấy tên chuyên nghiên cứu rồi mua cho khoẻ đời. Nói cho ngay, cũng có khi họ tính sai, được cái là họ cho mình biết ngay, bán liền để khỏi bị lỗ nhiều.

Mình mới nghe chị bạn kêu là bà chủ đã mượn tiền được từ một người khác. Mình chúc mừng bà ta.

Có người kêu mình cho vay cắt cổ với 12%. Thật ra giới đi mua nhà để bán lại, đều mượn tiền kiểu này cả. Mình không phải Flipper nên không mượn thôi. Tên mua mấy căn nhà của mình vừa rồi, đều mượn tiền kiểu này nhưng họ chỉ cho vay 50% giá thị trường.

Ở Hoa Kỳ, các công ty tín dụng ứng trước cho mình 30 ngày để trả, xem như là họ cho vay 30 ngày lấy tiền lời lên đến 24% mức luật cho phép nếu không sẽ bị phạt qua luật “Usuary”.

Nợ có hai loại: Nợ Tốt và Nợ Xấu. Nợ Tốt là mình mượn để làm ra tiền còn Nợ Xấu, mình mượn để đánh bài hay tiêu xài, không có lợi nhuận để trả lại.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


100 năm trong cỏi người ta, chữ giàu chữ nghèo khéo là ghét nhau.

Hôm nay đi họp Toastmasters thì được ông chuyên gia địa ốc tặng cho cuốn sách do chính ông ta là tác giả: why rich people stay rich and poor people stay poor (giàu hoàn giàu, nghèo hoàn nghèo). Ông ta viết để cho khách hàng đọc để đầu tư vào địa ốc.

Ông ta kể về cha mẹ khi xưa nghèo, gốc Mễ và Ý Đại Lợi nên chấp nhận “nghèo” là số phận. Bố mẹ nghèo, họ hàng bà con ai cũng nghèo nên tư tưởng muốn thành giàu có, không có trong cuốn tự điển gia đình. Ông ta cho rằng muốn thoát ra vòng kim cô của cái nghèo thì cần phải đứng riêng một mình và thoát ly khỏi môi trường tiêu cực của họ hàng, bà con và gia đình. Như câu chuyện con cua khó mà thoát ra khỏi cái chậu vì bị mấy con khác kẹp càng, giữ lại.

Giáo dục Hoa Kỳ và âu châu nhằm đào tạo nhân công, làm công cho chủ tư bản.

Người giàu có một điểm lợi hơn người nghèo khổ là họ sinh ra trong môi trường, đã có sẵn. Người giàu không đặt câu hỏi: “tôi có thể giàu?” Vì họ đã sống trong nhung lụa từ bé. Ngược lại người nghèo khổ thì phải tự thay đổi tư duy và phải vượt qua nhiều thử thách để trở thành giàu có.

Mình nhớ khi xưa, nói chuyện với bạn bè thì cứ nghĩ sau này đi lính đến khi có ông hàng xóm, kêu vào nhà, cho mượn mấy cuốn sách học làm người, từ đó mình bắt đổi thay đổi tư duy, và muốn đi du học. Khi nói đi du học thì đám bạn chơi thân dạo đó cười như điên.

Mình đã kể trường hợp ông MIc. Ông ta khi xưa là một tên du đảng, lấy vợ lêu bêu, sống trong một Mobile home. Một ngày đẹp trời, hai vợ chồng chán cảnh nghèo nàn, bị cán bộ xã hội hạch sách mới cho ăn trợ cấp. Hai vợ chồng chỉ sống vào một đồng lương, đồng lương còn lại thì để dành. Sau 3 năm họ để dành được chút tiền và mua một căn nhà rồi từ từ có 50 căn nhà cho thuê.

Mình nhớ khi xưa, đi làm ở Thuỵ Sĩ. Có anh bạn đồng nghiệp người Hoà Lan. Mỗi tháng lãnh lương thì anh ta bỏ tiền vào trương mục để mua cổ phiếu của các công ty lớn ở Âu châu. Trong khi mình thì bỏ vào quỹ tiết kiệm. Lý do là anh ta quen với cảnh bố mẹ, đầu tư của anh ta đầu tư từ bé, còn mình thì chỉ biết bỏ vào tiết kiệm của Đông Phương Ngân HÀng ở khu Hoà BÌnh, Đà Lạt xưa.

Người nghèo không biết làm sao để đầu tư. Muốn biết thì cần hỏi các chuyên gia tư vấn về đầu tư. Vấn đề là các người này chỉ tiếp nếu mình có $200,000 trở lên. Người giàu có, có lợi điểm là đi học các trường nổi tiếng, kề cần các sinh viên nhà giàu khác trong khi ở trung học không có dạy môn nào về tài chánh.

Ai cũng biết là quản lý tiền bạc, tài chánh rất quan trọng nhưng không có một trường học nào tại Hoa Kỳ dạy chương trình này ở cấp trung học. Lý do là chương trình giáo dục học đường ở Hoa Kỳ và âu châu nhằm đào tạo các người làm công. Thầy giáo khuyến khích chúng ta học cho giỏi, vào đại học danh tiếng, kiếm cái nghề kỹ sư, bác sĩ,… trong khi đó con cháu nhà giàu chúng được huấn luyện về quản trị tài chánh, đầu tư,…

Nếu một đứa trẻ con nhà nghèo khát khao có được một cuộc sống khá hơn cha mẹ thì chỉ học và học để rồi làm nô lệ cho đồng tiền, bán sức lao động của mình để kiếm được đồng lương. Trong khi con nhà giàu học cách dùng tiền để sinh ra tiền.

Con gái mình kể là khi đi qua New York, thăm cô bạn quen ở USC, thấy nhà có bà giúp việc, có tài xế,… khi họ nói chuyện thì vào đại học HArvard, USC ,…như chuyện đương nhiên, khác với con nhà nghèo chỉ mơ được vào các trường danh tiếng này.

Một bên thì học cách đi làm tiền, dành dụm để mua con gà mà ăn trong khi một bên thì học cách nuôi con gà đẻ ra trứng rồi nở ra con. Hai tư duy rất khác biệt.

Ngoài ra, các luật lệ của Hoa Kỳ có khuynh hướng giúp đỡ người Mỹ da trắng nhiều hơn người da màu. Điển hình luật G.I., được ban hàng sau thế chiến thứ 2, giúp các cựu chiến binh được đi học lại, và mua nhà không cần tiền đặt cọc. Các cựu chiến binh da màu chỉ chiếm đâu 1.3% thành phần được luật này giúp đỡ.

Ngày nay thì họ có ra luật để giảm các bất công này nhưng với tên là lạ thì vẫn liệt kê vào những trường hợp đặc biệt. Ngân hàng có thể viện lý do là nhà nằm ở khu vực mất an ninh nên không cho vay. Vào các khu da trắng, bị kỳ thị.

Người da trắng được chính phủ giúp đỡ qua các chương trình nói trên, được mua nhà, được đi học đại học, lương bổng cao hơn, ở khu an ninh hơn, có học khu tốt. Thế hệ con của họ hưởng được những tài sản do bố mẹ nên thăng tiến hơn các người da màu.

Dạo này thiên hạ choảng nhau về vụ luật phá thai có thể bị tối cao pháp viện huỷ bỏ. Ít ai biết là luật cho phép phá thai được ra đời vì chính phủ Hoa Kỳ muốn hạn chế người da màu sinh sản. Ngày nay, họ khám phá ra người da trắng không muốn sinh con nên đưa ra lại luật cấm phá thai, nhân danh tôn giáo,… 

15 năm sau khi luật phá thai ra đời thì người ta thấy các tội ác, tệ nạn xã hội ở các thành phố lớn như New York, CHicago giảm rất nhiều. Họ ca tụng mấy ông bà thị trưởng là giỏi, bú xua la mua như ông Giuliani ở New York,.. khi người ta xem lại trên thực tế thì khác. 

Có ông tiến sĩ Thomas Sowell, giáo sư đại học Columbia New York, người da đen nhưng lại theo đảng Cộng Hoà, có viết nhiều sách về người nghèo tại Hoa Kỳ. Ông ta khuyên người nghèo không nên nghe lời tuyên truyền của đảng Dân Chủ, tự nạn nhân hoá mình, đổ lỗi cho người giàu có. Phải gột bỏ tư duy mình là nạn nhân của nền chính trị của Hoa Kỳ. Phải tự vươn lên trong xã hội thay vì để các chính trị gia chăm lo cho mình. Bà Pelosi làm hạ nghị sĩ từ mấy chục năm nay, có tài sản trên 300 triệu đô la, bà Feinstein là tỷ phú,…

Các chương trình xã hội nhận tiền của chính phủ nhằm hạn chế sinh sản người da maù. Lý do là ít các bà mẹ đơn côi vì một cô gái vị thành niên, dính bầu có thể phá thai. Nếu giữ thai thì khi sinh con, cô ta không có bằng cấp, ăn trợ cấp để nuôi con. Con lớn lên không cha thì sẽ phải ở trong các khu nghèo nạn, với nhiều tệ đoan xã hội, dần dần ăn cắp, sì ke đi tù.

Các chính trị gia đều kêu gào Hoa Kỳ là một đất nước vĩ đại để hốt phiếu nhưng nếu chúng ta để ý, sẽ thấy nhiều người vô gia cư, sống rãi rác dưới các gầm cầu,.. theo ước tính của chính phủ vào năm 2007 thì 49% người Mỹ không có tiền để dành hơn $10,000, 29% không có đến $1,000 và 25% thì chả có đồng nào. Ngày nay thì theo mình con số này gia tăng nhiều hơn vì thấy người vô gia cư gia tăng nhiều sau đại dịch. Cứ lên thành phố San Francisco hay Los Angeles là biết ngay.

Người ta cho biết là trong các trại giam tạm, có nhiều người tù gốc dân da màu. Lý do là gia đình không có $500 để đóng lệ phí cho họ được tại ngoại hầu tra, đợi ngày xét xử. Anh vào tù mấy tháng đến 1 năm trước khi được xét xử thì đã bị nhiễm với đời sống tù tội, có được tha ra, cũng phải theo cách người tù, buôn sì ke ma tuý rồi vào tù lại.

Quốc gia này vĩ đại đối với ai chịu khó.

Người ta giải thích sự khác biệt giữa người giàu có và nghèo khổ ở Hoa Kỳ như sau: người Mỹ không tiết kiệm tiền lương và không có khái niệm về tài chính dù ở trình độ bình dân học vụ. Hoa Kỳ là một xã hội tiêu thụ, người ta phải bận đồ hiệu, cứ nghe khuyến mãi là chạy đi mua dù chả cần gì cả. Dạo này, thấy báo chí đăng đại hội điện ảnh Cannes bên Tây, các cô đào phơi mông, phơi đủ thứ,… quảng cáo khuyến mãi đủ trò.

Hôm nay, mình được phỏng vấn trên đài truyền hình về mượn nợ. Người phỏng vấn hỏi có nên dùng HELOC để trả tiền cho con đi học đại học. Mình nói không nên thì được chị ta cho biết nhiều người Việt, rút tiền dòng vốn chủ sở hữu từ nhà ra để trả tiền cho con học đại học và cuối cùng bị mất nhà.

Con mình đi học, mượn tiền, chỉ trả tiền lời sau khi ra trường đi làm, còn rút tiền của dòng vốn chủ sở hữu ra thì phải trả ngay, thay vì đợi 4 năm. Chán Mớ Đời 

Thử làm tính xem: con đi học $40,000/ năm ở Cali, 4 năm là $160,000. Năm đầu tiên mình phải trả thêm: $444/ tháng hay $5,328/ năm. Nên nhớ chúng ta phải làm ra $8,881 một năm rồi đóng thuế trước khi trả số nợ $5,328/ năm. Năm thứ 2 thì nhân gấp đôi là phải làm ra $17,763 và năm thứ 4 nhân thêm gấp đôi là $35,526. 10 năm là $355,260. Xem như hơn cái nợ $160,000.

Bây giờ nếu để đứa con mượn tiền đi học. $40,000/ năm, 4 năm là $160,000. Ra trường đi làm thì chúng bắt đầu trả cho 30 năm. Mỗi tháng chúng trả $959 hay $11,511/ năm. Phải đi làm ra độ $16,000, đóng thuế rồi mới trả. Số tiền ít hơn và được kéo dài 30 năm. Với lạm phát và từ từ lương của con mình lên thì trả nhẹ thở hơn. Ngoài ra, con mình đi học, mượn tiền thì khi trả nợ, sẽ giúp chúng tăng Credit lên để sau này có thể mượn tiền mua nhà, mua cửa,… và được khấu trừ vào tiền lương.

Vấn đề là đa số người Mỹ không có khả năng về hưu. Trước đây, các công ty có quỹ hưu trí nhưng nay thì hết rồi. Họ dồn trách nhiệm cho nhân viên qua các chương trình 401(k),… quỹ hưu trí thì công ty còn mướn một chuyên gia về tài chánh để đầu tư tiền hưu trí của mình. Nay họ dồn trách nhiệm cho nhân viên đầu tư mà không có một chút kiến thức về tài chánh thì khi về hưu vào tuổi 65-67 là ngọng. Chỉ trông chờ vào tiền an sinh xã hội. Thế là ngọng. Nếu có dịp đi vào các tiệm ăn mở về đêm như MacDonalds hay Wal-mart,.. chúng ta sẽ thấy các nhân viên đã hưu trí và đi làm để kiếm thêm tiền để xài. Ban ngày họ ngủ ban đêm đi làm. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đời là vô thường?

 Mình thường nghe mấy người quen lớn tuổi, khi nói chuyện với nhau, hay chép miệng bảo đời là vô thường, rồi gật gật cái đầu như tâm đắc về lời nói rất “vô thưởng vô phạt” của họ. Mình hay nghe mấy ông sư dùng cụm từ “vô thường” này khi thuyết pháp, khiến lơ mơ lơ mơ về cụm từ này.

Mình nhớ nhất lần đầu tiên, xem truyền hình tại Hoa Kỳ, ở nhà cô bạn mỹ quen từ khi còn ở Paris. Vận tốc nói chuyện của các xướng ngôn viên tại Hoa Kỳ rất nhanh, rồi quảng cáo ào ào, khác với các đài BBC tại Anh quốc khiến mình chới với không hiểu chuyện gì xẩy ra.

Sau này, sang Hoa Kỳ làm việc và định cư luôn thì mới hiểu xã hội Hoa Kỳ, được định hướng theo chủ nghĩa hưởng thụ, tiêu thụ vô tội vạ. Thiên hạ làm việc cực hơn, nhiều giờ hơn dân âu châu, để có tiền, mua sắm những thứ mà xét ra không cần thiết lắm. Họ như bị làn sóng lớn, cuốn họ theo cuộc chạy đua, mua sắm, để tạo ra chút hạnh phúc trong chốc lát mà Hà Nội hay tuyên truyền là phồn vinh giả tạo. Ở  Âu châu người ta ăn xong là lo tính đi nghỉ hè.

Cuộc sống tại Hoa Kỳ quá nhiều đòi hỏi khiến người Mỹ bị stress, đi mua sắm như thể kiếm chút Dopamine khiến họ bị nghiện luôn. Vợ chồng bỏ nhau vì tài chánh. Nghe báo chí kể, nữ giới đi mua sắm, phải làm giả các biên lai để chồng không bất bình,…

Trẻ em xem truyền hình cũng bị tẩy não bởi các món quà, đồ chơi đủ trò. Chính phủ có ra luật, cấm truyền thông, quảng cáo cho thiếu nhi trên truyền hình. Ngày nay, con nít mới 1 tuổi đã bấm loạn xạ, đầu óc cứ chăm chú vào cái iPad thì tương lai của chúng khó mà lường. Chúng ta càng ngày càng bị điều kiện hoá bởi cái điện thoại. Đã được gắn vào đầu tư tưởng hưởng thụ, tiêu thụ, mua sắm, đòi hỏi. Theo nhà Phật thì cái Dục là khởi đầu cho sự đau khổ. Người tây phương chạy theo lối sống hưởng thụ chốc lát nên hay bị khủng hoảng tinh thần, trầm cảm,… đọc báo chí á châu thì người dân ở các xứ này dần dần lâm vào tình trạng các nước tây phương, bận đồ hiệu, không đủ tiền thì bận đồ hàng nhái.

Người Mỹ bị truyền thông quảng cáo, tiếp thị khiến họ phải chạy đi sửa mông, sửa ngực đủ trò, để có cảm tưởng là cô đào nào trên phim bộ. Người ta lên mạng, chụp hình tạo dáng. Giới trẻ ngày nay nhất là phái nữ, gia tăng tỷ lệ tự tử hơn 168% vào năm 2014 so với 2008. Lý do là chụp hình tạo dáng, bỏ lên mạng bị chê là xấu hay điên,… ai có tỷ lệ năm 2021 thì cho em xin.

Mình sống tại vài nước ở âu châu trước khi định cư tại Hoa Kỳ. Sau 36 năm, có lẻ mình chưa bị hệ thống xã hội của Hoa Kỳ nhồi sọ hoàn toàn nhờ đã sinh sống tại các nước ở Âu châu. Khi gặp người quen, bạn bè tại nhà ai, mình không biết gì về xe cộ, thời trang hay bóng bầu dục, thậm chí không biết nhậu nên đám quen biết Chán Mớ Đời mình lắm. Không rành nên mình chỉ ngồi ăn, ít lên tiếng.

Tại Hoa Kỳ, người Mỹ hay nói đến quốc gia này là số một trên thế giới, Giấc Mơ Hoa Kỳ,… ra Bolsa, mình thấy người Việt đi xe chiến đấu, xịn, đeo LV giả, đủ trò để loè thiên hạ mình là người thành đạt.

Thế nào là thành đạt? Giàu có? Đi xe xịn? Bận áo quần hạng xịn? Tuỳ theo định nghĩa của mỗi cá nhân, ……….

Đúng Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh nhất thế giới, có nền kinh tế mạnh nhất, có thể thua Trung Cộng vì người Tàu họ không cho tiền tệ của họ theo giá chính thức thị trường. Giấc mơ Hoa Kỳ có thể đúng với một thiểu số, còn lại thì khá châm. 

Ông Elon Musk, một người Nam Phi, thành công bậc nhất trên thế giới, nhờ sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu ông ta ở lại Nam Phi thì chắc chắc sẽ không ngất đầu lên được vì đa số là người da đen, người Nam Phi da trắng là thiểu số. Hoa Kỳ hùng mạnh vì tôn trọng tự do, và cho phép người di dân một cơ hội để tạo dựng cuộc sống, thực hiện giấc mơ của họ. Ở âu châu, một người ngoại quốc, dù có quốc tịch của nước sở tại, cũng khó mà thành công như ông Elon Musk.

Lên Los Angeles thấy dân vô gia cư rất nhiều. Hôm trước, chạy xe mình thấy số người vô gia cư, trước đây ở Anaheim, nay bị đuổi, chạy về đây.

Xã hội Hoa Kỳ được định nghĩa bởi bọn con buôn qua sự trung gian của giới truyền thông. Truyền thông cứ rao rao các nhân vật của thế giới điện ảnh, truyền hình để bán áo quần, giầy dép, xe cộ,.. nói chung người Mỹ thích mua sắm hơn là chú ý về tinh thần.

Tấm ảnh này nói lên sự quảng cáo về tâm lý khiến người Mỹ chạy đi mua đồ mà họ không cần thiết nhưng vì thấy khuyến mải, nghĩ mình không mua là dại dột. Họ đâu có biết là công ty tăng giá rồi ghi hạ giá 50%.

Cứ thấy mỗi kỳ lễ Tạ Ơn và giáng sinh xong là có màn chen lấn, đứng đợi, đem lều ra ngủ qua đêm để được là những người đầu tiên vào các siêu thị đang rao khuyến mại. Người mỹ gọi là Black Friday. Việt Nam mình có Tháng Tư Đen, Hoa Kỳ có Thứ Sáu Đen mỗi năm, để các siêu thị bán tháo đồ trong năm còn ứ đọng. Hình ảnh thiên hạ, dành nhau để mua một món hàng, đủ trò. Mình nhớ có lần đi mua đồ chơi cho thằng con hồi nhỏ, đi không biết bao nhiêu tiệm vẫn không tìm ra. 

Mình nhớ khi dọn về căn nhà ở thành phố Orange. Mình thất kinh vì trong đời không bao giờ nghĩ sẽ ở trong căn nhà to đùng như vậy. Cái phòng đựng quần áo của hai vợ chồng, to hơn căn phòng ô-sin của mình ở Paris trong 8 năm. Mụ vợ kêu phía bên này, là đồ của tui, còn phía bên kia là đồ của anh. Quay đi quay lại, mình thấy đồng chí gái bành trướng, quần áo của mụ xâm lược qua phần của mình, đến nổi mình không còn chỗ, phải đem ra ga-ra treo mấy cái để đi vườn.

Chúng ta cứ đi mua sắm vô cớ, mua vì thấy bán khuyến mại, tự nghĩ là đã mua một món đồ rẻ, dù không cần thiết lắm. Sau đó, bỏ cả đống, không bao giờ đụng đến. Chúng ta sống với cảm tính nhiều hơn là so sánh, đắn đo những gì cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta mất phương hướng của cuộc đời, chúng ta bị lôi cuốn bởi bạn bè, truyền thông, tự tạo ra cảm giác, đưa đến sự tha hoá về tâm thần.

Không cần ở nhà cao cửa rộng, chỉ cần một mái ấm là hạnh phúc.

Dạo mình mới sang Cali, nghe thiên hạ kể nhiều người lái xe cũ, không có máy lạnh nhưng vẫn đóng cửa sổ vào mùa hè, để thiên hạ tưởng đi xe xịn, có gắn máy lạnh. Tại sao phải tự làm khổ chúng ta? Sợ người ta chê cười? Không có mợ chợ cũng đông. Chả ai để ý chúng ta ngoài đường. Chúng ta sống trong sự hoang tưởng là người quan trọng, của thời cuộc. Trên thực tế thì chả ai để ý gì đến mình. Tại sao phải tự hoang tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.

Mình nhớ đi chơi với đồng chí gái trên chiếc xe cũ, chỉ có một cuốn băng cassette của Út Trà Ôn hát bản “tình anh bán chiếu” khiến đồng chí gái kêu đi xe tui cho xong.

Dạo này, giới trẻ tìm về sự đơn thuần, tối giản mà họ gọi chủ nghĩa tối đơn giản (minimalism). Có ông kể rất thành đạt, làm quản lý trên 100 người. Một hôm, có điện thoại, thấy mẹ ông ta gọi nhưng bận quá nên ông ta nghĩ tối sẽ gọi lại. Không ngờ đó là lần cuối ông nghe giọng mẹ của ông ta. Bà mẹ bị lộn xộn ra sao đó, nên gọi ông ta sau đó bị đứng tim chết. Xong om

Những câu chuyện như trên như để cảnh tỉnh chúng ta cứ chạy đua với cuộc sống tiêu thụ. Chúng ta phải có cái điện thoại mới ra ra đời, phải có cái kính RayBan, cái ví Louis Vuiton, đủ trò. Tại sao? Để khẳng định chúng ta là người thành đạt? Nói như Việt Cộng là phồn vinh giả tạo. Đeo mấy cái này, có giúp chúng ta khá hơn hay không? Về mặt đạo đức? Về Tài chánh? Chắc chắn là mất một số tiền lớn, để đầu tư.

Ông anh cột-chèo của mình, nha sĩ kể là có người bà con hỏi cái đồng hồ Rolex của anh ta là thiệt hay giả. Anh ta kêu đồ thật. Người bà con là bác sĩ, nói anh cũng có một cái nhưng giả. Mình đeo giả nhưng thiên hạ tưởng đồ thiệt. Nghe tới đó, mỗi lần đi ăn uống ở đây, mình hết dám trầm trò thiên hạ bận đồ, trang sức. Nghe nói có cô ca sĩ nổi tiếng nào mua áo quần xong bận đi diễn rồi đem trả lại.

Hình này cho rằng, để râu không có nghĩa là nam giới khi để một phụ nữ mang thai đứng trong xe điện. Tương tự bận đồ hiệu chưa chắc giúp chúng ta có phong độ, thành đạt.

Mình nghĩ cái mặt cà-bưng, nông dân của mình thì bận đồ hiệu vào cũng lòi ra cái dốt, cái ngu, phong cách nông dân của mình. Cho nên chả cần bận đồ hiệu. Cứ vào tiệm Goodwill mua đồ phát chẩn có mấy đồng để bận làm vườn. Xong om

Có anh bạn linh mục kể với mình. Có ông nào bị ung thư nên người em gọi, nhờ ông ta đến nhà, an ủi chi đó. Ông bị ung thư kêu là con cảm ơn Chúa đã cho con bệnh ung thư để hiểu về cuộc đời. Con mãi mê làm tiền nên không để ý đến vợ con. Nay con lớn chỉ cho chúng tiền mua xe xịn, áo quần nhưng cha con không bao giờ nói chuyện với nhau. (Còn tiếp)


Bận quần áo hàng nhái. Nhà thiết kế thời trang Tây, nhắn tin cho cô người mẫu Việt Nam, nổi tiếng là không nên sử dụng hàng nhái của mẫu do chính ông ta thiết kế rồi bỏ lên cái hình người mẫu của ông ta bên cạnh.Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn