Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

Chuyện đời xưa đến nay chấm dứt

 Hôm nay hai cha con nói chuyện về vụ áp thuế của chính phủ Hoa Kỳ. Thằng con nói sẽ gây suy thoái như năm 1929. Mình buồn cười nên giải thích là Hoa Kỳ sử dụng thuế quan vào năm 1930 vì thuế quan được ban hành trước đó nhưng chỉ hiệu lực và áp dụng vào năm 1930 nên báo chí không thẳng thắn khi gói ghém cho việc này. 

 Mình giải thích sau thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ chơi cha thiên hạ. Bao nhiêu binh sĩ chết tại Âu châu và á châu để chiến thắng quân trục đức, Ý và Nhật Bản nên họ ra chiêu chơi cha thiên hạ. Để lấy vốn lại như cuộc chiến ở Ukraine.

Thứ nhất, họ họp các đồng minh tại Hội nghị Bretton Woods, chính thức được gọi là Hội nghị Tiền tệ và Tài chính Liên Hợp Quốc, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 22 tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire. Hoa Kỳ cho mọi người tham dự ăn uống no nê nhất là uống rượu mạnh thả dàn. Mình có kể vụ này rồi. Hội nghị quy tụ 730 đại biểu từ 44 quốc gia Đồng minh nhằm thiết lập một trật tự tiền tệ và tài chính quốc tế mới sau Thế chiến II. Mục tiêu là ngăn chặn sự hỗn loạn kinh tế như trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến, đặc trưng bởi các cuộc cạnh tranh phá giá tiền tệ, chiến tranh thương mại và cuộc Đại Suy thoái, đồng thời thúc đẩy sự ổn định và hợp tác kinh tế toàn cầu. Sau đệ nhất thế chiến, các nước chiến bại, phải đền bù chiến tranh trong khi kinh tế họ te tua đã đưa đến sự hận thù khiến Đức quốc Xã ra đời đưa đến chiến tranh thế giới thứ 2. 


Kết quả chính là sự ra đời của hệ thống Bretton Woods, trong đó các đồng tiền được neo vào đồng đô la Mỹ, và đồng đô la được neo vào vàng với tỷ giá cố định 35 USD/ounce. Điều này biến đồng đô la thành đồng tiền dự trữ của thế giới, phản ánh sự thống trị kinh tế của Mỹ sau chiến tranh. Các quốc gia đồng ý duy trì tỷ giá hối đoái trong khoảng 1% so với mức neo này, chỉ được điều chỉnh trong trường hợp “mất cân đối căn bản” và phải được sự chấp thuận từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới thành lập. IMF được thiết lập để cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho các quốc gia gặp vấn đề về cán cân thanh toán, đảm bảo họ có thể ổn định đồng tiền mà không phải dùng đến các biện pháp cực đoan như phá giá. Thật ra IMF và Ngân Hàng Thế giới được thành lập để kiểm soát các nước trên thế giới. Mình có kể vụ này rồi. Cùng với đó, Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD), sau này là một phần của Ngân hàng Thế giới, được thành lập để tài trợ tái thiết và phát triển sau chiến tranh.


Hội nghị, do các nhân vật như Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Morgenthau Jr., nhà kinh tế học John Maynard Keynes (đại diện Anh), và Harry Dexter White (Mỹ) dẫn dắt, là một sự thỏa hiệp giữa các quan điểm đối lập. Keynes đề xuất một đồng tiền toàn cầu gọi là “Bancor” và một liên minh thanh toán bù trừ để cân bằng thặng dư và thâm hụt thương mại, nhưng Mỹ, với sức mạnh đàm phán lớn hơn, đã thúc đẩy một hệ thống tập trung vào đồng đô la. Liên Xô tham dự nhưng không phê chuẩn các thỏa thuận, báo hiệu căng thẳng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh.


Hệ thống này ban đầu hoạt động tốt, hỗ trợ phục hồi sau chiến tranh qua chương trình Marshall và tăng trưởng thương mại, nhưng đã sụp đổ vào cuối những năm 1960. Thâm hụt ngày càng tăng của Mỹ, do chi tiêu cho chiến tranh Việt Nam và các chương trình Xã hội Vĩ đại (Great Society) do tổng thống Johnson đưa ra, dẫn đến lượng đô la dư thừa ở nước ngoài, làm suy yếu niềm tin vào mức neo vàng. Có lẻ vì vậy họ ám sát ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy vì sợ các chương trình xã hội của Dân Chủ sẽ tiếp tục làm thâm thủng ngân sách nữa. Đến năm 1971, các chính phủ ngoại quốc nắm giữ nhiều đô la hơn lượng vàng mà Mỹ có để bảo chứng, khiến Nixon tạm dừng việc chuyển đổi đô la sang vàng, thực chất chấm dứt Bretton Woods trong sự kiện được gọi là “Cú sốc Nixon.” Thế giới sau đó chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. 

Henry Kissinger, trong thời gian làm Cố vấn An ninh Quốc gia và sau đó là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Nixon và Ford, nổi tiếng với cách tiếp cận chiến lược đối với các vấn đề phức tạp, thường yêu cầu nhân viên đưa ra lời ngắn gọn, khả thi. Mỹ bắt đầu ghi nhận thâm hụt thương mại vào những năm cuối 1960 và đầu 1970, thời kỳ mà Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại và kinh tế. Nếu xét về Việt Nam thì mình ghét hay thù ông này nhưng đứng trên quan điểm của người Mỹ thì mình thấy ông này có tài, xứng đáng là Metternich của thế kỷ 20. Mình đọc gần như các sách do ông ta viết.


Đến năm 1971, cán cân thương mại trở nên âm, và thâm hụt ngân sách liên bang cũng là mối lo ngại ngày càng tăng, trầm trọng hơn do chi tiêu cho chiến tranh Việt Nam và các chương trình trong nước. Dạo ấy ông ta là cố vấn an ninh quốc gia cho ông Nixon nên có xét về việc thâm thủng ngân sách nên có hỏi các cộng sự viên của ông ta, nặn óc viết nữa trang, cho biết cần phải làm gì, có biện pháp nào. Ông này cứ bắt cộng sự viên viết lại hoài trước khi ông ta đọc. Các cộng sự viên đều viết phải kết hợp các ý tưởng thực tiễn và chiến lược: tinh giản chi tiêu quân sự (yếu tố lớn gây thâm hụt lúc bấy giờ), thúc đẩy xuất khẩu qua các thỏa thuận thương mại, và dùng ngoại giao để duy trì giá năng lượng ưu đãi (ví dụ, sau khủng hoảng dầu mỏ 1973). Đó là một trong những cách mà ông ta muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam, rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam càng nhanh càng tốt và thương lượng bán MacDonald và coca cho Trung Cộng. Chỉ có một cận sự viên khác thường, kêu nhân gấp 3 thâm thủng ngân sách quốc gia và yêu sách được thực thi trong suốt 50 năm vừa qua, đến thời ông Trump thì thấy quá đà nên ngưng, bắt buộc thuế quan lại.


Cách tiếp cận của Kissinger với những thách thức kinh tế như vậy không tập trung vào các biện pháp tài chính trực tiếp, như tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu mà nghiêng về việc tận dụng chiến lược địa chính trị để củng cố nền kinh tế Mỹ. Ví dụ, năm 1971, ông ủng hộ quyết định của Nixon chấm dứt hệ thống Bretton Woods, tạm dừng việc chuyển đổi đồng đô la sang vàng. Nên nhắc lại 1 ounce vàng dạo ấy là $35 mà nay là $3,800. Cho thấy lạm phát như điên hơn cả 100 lần. Động thái này, thuộc “Cú sốc Nixon,” nhằm giải quyết thâm hụt thương mại bằng cách phá giá đồng đô la, khiến hàng xuất khẩu Mỹ rẻ hơn và hàng nhập khẩu đắt hơn. Đó không phải là cách “khắc phục” thâm hụt truyền thống mà là sự điều chỉnh vị thế kinh tế toàn cầu của Mỹ. 


Kissinger xem sức mạnh kinh tế gắn liền với ảnh hưởng ngoại giao, nổi bật là việc mở cửa với Trung Quốc năm 1972 để đối trọng với Liên Xô và tạo cơ hội thương mại mới, gián tiếp giảm áp lực kinh tế.


Thay vì đánh thuế các hàng nhập cảng, chính phủ Mỹ giảm thấp xuống khiến người Mỹ mua đồ ngoại quốc rẻ. Họ in tiền để trả. Mỹ kim là dòng tiền tệ được sử dụng để buôn bán trên thế giới tự do. Người Nhật hay người Tàu, Nai lưng ra, thức đêm để tăng ca, sản xuất bán đồ cho người Mỹ, thay vì đem tiền về xứ họ sẽ bị lạm phát nên họ mua trái phiếu của chính phủ Mỹ rồi khi nào đến hạn thì FED cứ in tiền ra cho chính phủ Mỹ mượn. Càng in tiền thì càng gây nên lạm phát. Mấy tên tư bản mới đột phá tư duy đem các nhà máy sản xuất qua các xứ nghèo, để không bị kiện tụng về phá hoại, Ô nhiễm môi trường lại rẻ, đóng thuế ít thế là họ ủng hộ ông Clinton lên tổng thống để khởi đầu cuộc toàn cầu hoá, biến các người dân trên thế giới làm trong các nhà máy, sản xuất sản phẩm để cho người Mỹ dùng. Các nhà máy sản xuất công ty đóng cửa khiến người Mỹ lao động mất việc, nợ chồng chất nhiều đem đến nhiều vấn đề xã hội như ma tuý, thuốc đau nhức hay an thần,…


Khi họ nói đến thuế quan, kêu gào các quốc gia đánh thuế sản phẩm làm tại Hoa Kỳ nhưng ít ai nhắc đến vụ Mỹ kim là tiền tệ phải được sử dụng khi xuất hay nhập cảng trên toàn thế giới và Mỹ bán trái phiếu để trả nợ. Vấn đề ngày nay, Hoa Kỳ nợ quá nhiều nên thay đổi chiến lược. Đánh thuế nhập cảng khiến các tư bản rút về Hoa Kỳ để xây nhà máy sản xuất, các nước khác cũng phải nhảy vào Hoa Kỳ đầu tư vì thuế sẽ từ 21% xuống 15%. Rất ít so với thế giới trung bình độ 31%. Các công ty Mỹ trở về lại Hoa Kỳ để sản xuất. Nhưng giới lao động không nên tin vào có công ăn việc làm. Lý do là họ sẽ người-máy-hoá trong chuỗi sản xuất. Dân lái Uber sẽ bị thay thế bởi taxi không người lái. Thợ làm xây cất, sẽ được người máy thay thế. Họ mới chế một người máy đầu bếp giá $5000, sau này sẽ có ô sin làm hết việc mình không thích. 


Nhưng có lẻ quan trọng nhất là dữ liệu vì trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Ta thấy chính phủ Mỹ muốn cấm Tik-Tok của người Tàu vì họ có đến 170 triệu người sử dụng nhất là giới trẻ, tương lai sẽ được mua nhiều. Nếu bán Tik-Tok cho người Mỹ thì sẽ được tiếp tục sử dụng còn không thì sẽ bị cấm tại Hoa Kỳ. Xem bài tại sao đốt Tesla.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện tình Ây-Ai


Dạo này lùng bùng vụ thiên hạ đốt xe Tesla, họ kêu nhóm nào đó trả tiền thiên hạ đốt phá đủ trò, có nhiều người căm thù giai cấp Tesla nên chơi trò đi ngang rồi lấy chìa khoá rẹt xe các Tesla chủ, bọn cường hào gian ác bá này nhưng vì họ không sử dụng Tesla nên không biết là xe này có 4 camera ở ngoài và quay liên tục dù đang đậu nên ai đậu bên hông hay đi ngang là sẽ thấy, ai làm gì bên cạnh trong lúc chủ đi đâu đều ghi hình nên họ chỉ cần tải lên mạng để kiếm người trong video và đưa cho cảnh sát.

Mình thấy biếm họa này hay ví như ngày nay tín đồ của ông Trump và các tín đồ bà Kamala nhìn quả trứng khác nhau

Trước bầu cử, năm 2022 ông Musk mua Twitter với giá $44 tỷ khiến mình thất kinh. Mình tự hỏi ông này giàu mà sao cứ chạy lung tung mua ba đồ lộn xộn làm trò chơi, đến khi bầu cử thì mới biết lý do. Trên X không bị kiểm duyệt, bài mình đăng trên Facebook là hay bị xoá, cấm vào mạng mấy ngày trong khi trên X thì vô tư. Cả hai bên đều được đăng đàn, vô tư chửi bới nhau khiến diễn đàn rất xôm tụ. Giúp bán quảng cáo nhiều nên họ vỗ tay reo mừng.


Gần đây, ông ta bán X (Twitter cũ) cho công ty trí tuệ thông minh xAI của ông ta với giá 33 tỷ đô La. Lúc này mới bắt đầu hiểu ông thần Tesla này là cực giỏi cho dù cổ phiếu Tesla xuống. Trên giấy tờ thì xem là một công ty được thay đổi, ông ta mua $44 tỷ nhưng bán lại có $33 tỷ, lỗ $11 tỷ. So với đại tỷ Phú như ông ta chỉ là chuyện bạc cắc. Lúc đầu mình nghĩ ông ta lỗ $11 tỷ để giúp ông Trump lên ngôi lại trong khi bà Kamala mất 2 tỷ của người ủng hộ. Quá rẻ. Vì sẽ có hợp đồng khác từ chính phủ Trump.


Vấn đề là khi mình xem lại những con số thì thất kinh:

  • X giá trị $33 tỷ khi bán cho xAI
  •  XAI bây giờ giá $80 tỷ, chỉ trong vòng vài tuần lễ.
  • Deal là các cổ phiếu được chuyển nhượng ngoài $12 tỷ nợ của công ty X (dùng khai lỗ, khấu trừ thuế)

Khởi đầu, ngu như mình thì lo ngại trong khi mấy người mình quen, Mỹ có việt có, có tinh thần chống người di dân nhảy tưng tưng, kêu gọi tống cổ tên Musk này về Nam Phi. Lý do là ông ta mua $44 tỷ và bán $33 tỷ, vậy là lỗ sạt gạch cộng thêm thiên hạ khắp nơi đốt xe Tesla, cổ phiếu xuống như vú phụ nữ về già. Có thể các công ty cạnh tranh cúng dường cho mấy nhóm này để họ đốt xe Tesla. Thiên hạ hoan hô vì mấy phần tử quá khích đốt hay phá các trụ sở của Tesla. Nếu chịu khó xem lại thì ông MUsk chỉ sỡ hữu có 12.8% phần cổ phiếu của công ty này, còn lại là thiên hạ, nhất là các công ty đầu tư, thường mua cho các quỹ hưu trí 401(k) cho thiên hạ. Biết đâu 401(k) của mấy người reo hò đốt Tesla này, cũng có quỹ hưu trí mua cổ phiếu Tesla. Thế là ngọng.


Nhìn lại là lối mua bán này không phải vì mạng xã hội như các công ty khác mua Instagram, YouTube,… mà vì dữ liệu data. Năm 2022, mình tự hỏi một ông chế xe Tesla, các phi thuyền bay vào không gian, hay Starlink, lại mua một mạng xã hội đang gặp khó khăn trong khi Facebook chuyển qua Meta, rồi cho mọi người sử dụng Facebook thêm AI xài miễn phí. Meta dùng AI để chận các bài mình viết, dù chủ đề vu vơ không có chống ai chửi ai. Nên có người nhắn tin hỏi sao không thấy mình viết bài, sợ mình bị đau. Nói họ lên bờ lốc đọc. Cảm ơn mấy bác đã liên lạc lo lắng cho em.


Bây giờ mới hiểu là Twitter (nay là X), Gú gồ vẫn giữ tên và huy hiệu Twitter khi mình tải bài lên. Twitter không chỉ là một mạng xã hội, mà là một cổ máy to đùng , với các dữ liệu thu thập trực tiếp. Với trên 600 triệu người sử dụng liên tục với các câu chuyện, ý kiến như các nhóm cứ tung ra là tài khoản của Elan Musk, Trump, Ivanka, …rồi hỏi ý kiến mọi người về đề tài gì đó. Ai đấu tranh chính trị quyết liệt thì nhảy vào cho biết ý kiến hay đề suất kiến nghị này nọ. Mình không trả tiền nên không được tham dự diễn đàn và cũng không có thì giờ nhất là vào mùa này. X là mõ vàng để huấn luyện cho các AI. Đó là lý do mà xAI cần để có thể thi đua với OpenAI, Anthropic, và Google.


Dạo này, mình nhận mỗi ngày vài cú điện thoại khơi khơi. Hôm qua đọc một bài về cách chận vụ này, cuối cùng họ bán ứng dụng. Trong iPhone có một cách là điện thoại nào không nằm trong danh sách mình có thì tự động nó chuyển vào Voicemail. Có nhiều người kêu là đừng có nhấn mua quảng cáo gì trên facebook. Vì họ bị mấy công ty này bán điện thoại của mình khắp nơi. Họ kêu từ ngày mua một lần trên facebook là nhận 50-70 cú điện thoại mỗi ngày.

Ông thần này bị bắt khi chủ xe đăng trên mạng xã hội và báo cảnh sát. Nghe nói ông ta là giáo sư. Tội, đi đâu về buồn đời rạch xe thiên hạ làm chi.

Mình đang học AI nên mò mò mấy ứng dụng nhưng có lẻ mình thích nhất Grok3 nhưng chưa trả tiền nên vẫn còn chưa được sử dụng hết chức năng của họ. Để xem có cần trả tiền hay không. Mình thuộc dòng keo kiệt nên đợi. Lý do là nếu trả tiền thì cứ phải sử dụng sản phẩm của  Tesla sau này như bị dính vào IPhone. Đang tính chuyển mua Samsung nhưng gặp vợ con xài IPhone không liên lạc được nhất là đồng chí gái thích Airdrop khi mình chụp hình mụ vợ. Xem như nô lệ của Apple. Để xem chắc phải mua Samsung để học thêm cách sử dụng khác để đầu óc mình mở mang thêm một tí. Nếu Tesla ra điện thoại di động thì mình sẽ mua. Đi ngoại quốc có thể gọi điện thoại không phải chuyển đổi. Nghe nói Việt Nam sắp sử dụng Starlink.

 

Mấy tháng trước, không nhớ, thấy trên mạng cho biết xAI có thêm 6 tỷ Mỹ kim với trị giá là $24 tỷ. Nay sau khi mua, thì trị giá lên đến $80 tỷ, xem như hơn gấp 3 lần. 


Tại sao vụ này quan trọng, vì dữ liệu. Dữ liệu là vàng ngày nay. Một công ty như Amazon, không có hàng hoá nhưng lại bán đủ thứ làm giàu cho chủ. Một công ty không có xe taxi như Uber lại là công ty lớn nhất thế giới để chở hành khách. Hay công ty AirBnB, không sơ hữu một phòng nghỉ nhưng lại cho mướn nhiều phòng nhất các khách sạn…


 Hầu hết các công ty AI đều phải vật lộn để thu thập được dữ liệu thực tế, chất lượng cao. Các mô hình của họ dựa vào các tập dữ liệu cũ, có từ trước, không phản ánh hành vi của con người theo thời gian thực.


Nhưng xAI hiện có thứ mà các đối thủ cạnh tranh của họ không có: một vòi rồng dữ liệu tương tác trực tiếp của con người. Trong tương lai mình có thể cho mướn xe Tesla mình khi không sử dụng. Điển hình đi làm từ 9 đến 5 giờ, có thể cho mướn xe kiểu taxi, tự động đến đón rước khách hàng gần nơi, kiếm thêm chút ít tiền trả nợ. Facebook chuyển qua Meta với AI, cứ cò mồi cho mình sử dụng.


Điều này có nghĩa là:

Nhiều mô hình AI giống con người hơn. Lợi thế cạnh tranh trong các ứng dụng thời gian trực tiếp. Khả năng đào tạo AI về thông tin mới nhất có sẵn ở bất kỳ đâu. Đó là con dao hai lưỡi cho mình xài miễn phí, bù lại họ lấy dữ kiện của mình để quảng cáo.


Sự hợp nhất này không chỉ là về một trợ lý AI bên trong X. Đó là nền tảng cho một thứ gì đó lớn hơn nhiều mà trí nông dân của mình chưa đoán được. Nhưng vẫn có nhiều người kêu tên ông Elan Musk ra chửi kêu ngu này nọ, dẫn độ về Nam Phi. Có thể lịch sử sẽ xem ông này như Leonardo Da Vinci của thời Phục Hưng. Internet được xem là máy in của ông Guttenberg khi xưa. Đọc lại lịch sử của thời Phục Hưng thì mình thấy các điều kiện lịch sử hôm nay tương tự như Quatrocento. Cũng may là có địa lợi là Hoa Kỳ nên mới khám phá ra khả năng của mình chớ ở Việt Nam thì ngọng. Do đó ai cũng muốn đến Hoa Kỳ là vậy. Dù họ rất giàu có. Nay phải trả 5 triệu, nghe nói có đâu trên 1,000 đã mua chiếu khán vào Hoa Kỳ. Ai buồn đời thì kiếm bài này trên bờ lốc của mình.


Nội dung và cuộc trò chuyện do AI thúc đẩy mua sắm. Mong đợi các đề xuất nội dung thông minh hơn, không chỉ hiểu những gì bạn thích mà còn hiểu lý do tại sao bạn thích. Thông tin chi tiết do AI tạo ra, kiểm tra thực tế theo thời gian thực và thậm chí là giải quyết tranh chấp tự động có thể thay đổi cách mọi người tương tác trực tuyến. Mỗi lần đồng chí gái mua hàng trên Amazon là mình biết loại gì ngay vì bị bắn quảng cáo đầy rần vì cô nàng dùng tài khoản của mình để mua. Amazon biết rõ về mình hơn cả chính vợ mình. Nó biết mình thích loại sách gì nên cứ đề nghị hoài, nên cứ phải đọc hoài Chán Mớ Đời hay đồ làm nông,… nó biết mình đang xem đá banh thì không nên kêu mình đi đổ rác hay này nọ.

X trở thành nhiều hơn phương tiện truyền thông xã hội. Điều này có thể thúc đẩy X trở thành một "ứng dụng mọi thứ" hoàn chỉnh, tích hợp các công cụ hỗ trợ AI để tạo nội dung, trợ lý ảo và thậm chí là giáo dục. Lý do này mà DeepSeek của người Tàu vượt hơn của thế giới vì bên tàu họ sử dụng mấy ứng dụng như ƯeChat, Alipay của Tencent để mua bán, mạng xã hội, tin nhắn này nọ, đều được chính phủ Trung Cộng quản lý. Có mấy người bạn đi Trung Cộng 1 tháng về, kêu là không sử dụng tiền tươi, hay thẻ tín dụng, phải có ứng dụng alipay rồi cứ lấy điện thoại quẹt mả số rồi chuyển tiền. Ở các nước Tây phương thì vì quyền lợi riêng tư nên họ phải hỏi khách tiêu dùng là có chấp nhận để họ lấy dữ liệu của mình này nọ nên còn hơi chậm nhưng khi đã đồng ý trả tiền hàng tháng cho X thì xem như đưa con vô nội, bao nhiêu dữ liệu về mình là chúng hốt hết.


Mình chạy Tesla nên thấy các ứng dụng của họ rất nhậy bén, họ biết mình hay đi đâu mỗi ngày mỗi tuần. Điển hình buổi sáng mình đi tập ở Đông Phương Hội là lên xe tự động vào 5 giờ sáng, xe tự động chỉ bản đồ đến võ đường. Nếu buồn ngủ cứ nhấn tự động xe chạy tự động đến trước võ đường rồi bấm đậu xe là nó tự động đậu vào chỗ đậu xe cho mình. Kinh. Hay thứ tư sau khi tập là mình đến họp hội Toastmasters, là lên xe tự động hiện ra đường đi đến nhanh nhất vì kẹt xe này nọ. Mà nếu mình không chạy theo ý của máy định vị thì chúng sẽ đổi lại đường mình thích sau này. Cho thấy các dữ liệu họ thu thập từ cá nhân mình khá nhiều do đó họ dễ kiểm soát hay truy ra ngay nếu có gì lộn xộn. Ở các nước như Trung Cộng thì chính phủ không ngại bị thưa kiện nên làm rõ ràng trong khi Hoa Kỳ cũng làm nhưng trong bóng tối mà ông Snowden đã cảnh báo. Có một chị quen, kể làm cho INS. Cứ 24 tiếng đồng hồ trước khi chuyến bay cất cánh là công ty hàng không gửi danh sách hành khách chuyến bay để họ rà xét ai có cơ nguy làm không tặc và những ai ngồi gần, có liên hệ với nhau. Công ty hàng không dùng chiêu này để dụ hành khách trả tiền để được ngồi chỗ tốt hay gần cửa sổ. Chán Mớ Đời 


Tưởng tượng sau này có tiền mua người máy, nó biết, hiểu hết về mình thì cũng có thể chán vì nó biết trước mình sẽ làm gì. Với đồng chí gái mình còn đối thoại đối chọi còn đây người máy lạnh lùng biết trước mình sẽ làm gì. Như khát nước, uống nước, đói bụng này nọ là nói đem lại cho mình. Kinh


Bằng cách cấu trúc thỏa thuận là xAI mua lại X (thay vì ngược lại), Musk định vị đây là một sáng kiến ​​do AI thúc đẩy chứ không phải là sự hợp nhất phương tiện truyền thông xã hội, có khả năng tránh được các rào cản về mặt quản lý.


Đây không chỉ là một vụ sáp nhập công nghệ khác. Đây là một động thái được tính toán để định vị xAI là một nhân tố chính trong AI, đồng thời sử dụng dữ liệu của X để tăng cường các mô hình của mình. Rồi Starlink, khi cho sử dụng khắp thế giới miễn phí hay rẻ sẽ thu thập dữ liệu của mọi người. Mình nghĩ khi Tesla ra đời điện thoại thì sẽ giết các công ty điện thoại thông minh khác. Do đó họ tìm cách để chống đối ông thần này. Kêu ông ta là phát xít bú xua la mua. Cái này thì đúng trên thương trường vì làm như vậy xem như ông ta độc quyền và chia ra thành nhiều công ty thay vì gom về một mối, không bị luật kêu là monopoly, sẽ bị chính phủ đánh phá. Mình tin là đối thủ của Tesla trả tiền cho mấy người đi phá tiệm, đốt xe Tesla. Đa số những người theo Dân Chủ yêu chuộng xe điện, năng lượng xanh, không lẻ họ ngu đến mức đốt xe điện.

Hoa bắt đầu ra trái cho mùa tới

Musk không chỉ cạnh tranh với OpenAI, Google và Anthropic. Ông ấy đang thay đổi hoàn toàn trò chơi. Được êm êm một tí, vụ ông Trump cho thị trường chứng khoán xuống khi bắt đầu lên lại thì mình sẽ mua cổ phiếu công ty của ông Musk. Nên nhớ ông này chỉ sở hữu 12.8% công ty này, còn lại là những công ty đầu tư cho 401(k). Cho nên nhiều người hoan hô đập phá hay đốt xe có thể thấy 401(k) xuống không chừng.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trăm năm chung một vườn Bơ


Hôm qua, buồn đời mở ứng dụng đã được cài đặt không biết tự bao giờ, tự động tính số bước chân của mình mỗi lần mình đi bộ hàng ngày, để xem hôm nay đi bộ trên vườn được nhiêu bao dậm. À nhớ rồi sau khi mua cái vườn. Vậy xem như mình mua cái vườn này đúng 11 năm vào ngày hôm nay. Bổng nhiên hiện lên số bước chân mình đã đi từ khi bắt đầu làm vườn khiến mình thất kinh. Thật ra nhiều khi đi bộ, mình không đem theo điện thoại cũng như đồng hồ đeo tay nên không có tự động ghi lại. Lý do là khi đi bộ với vợ mình không thích đem theo điện thoại vì muốn dành tất cả thời gian cho mụ vợ, vì hai vợ chồng chỉ có thời gian 3 dậm đi chung cho mỗi ngày. Lý do là đi bộ cứ 3 dậm là mụ vợ kêu mắt tè nên phải canh là vậy. Ra biển hay đi Đâu đều phải canh. Nay đồng chí gái mê tập đàn nên hai vợ chồng bớt đi biển hay đi bộ mỗi ngày trong khu vực.

Đọc cái này thất kinh

Mình đã đi từ ngày 22 tháng 9 năm 2016 đến hôm nay được 19,113,761 bước chân (7,843.2 dậm) sử dụng ứng dụng Pedometer++, xem như 12,548.80 cây số. Xem như gần 8.5 năm, trung bình mỗi năm đi bộ được 1,476.33 cây số hay là 123.03 cây số cho mỗi tháng hay trung bình 4.1 cấy số mỗi ngày. Xem ra cũng bình thường, không có chi là đặc biệt. Mà mình cũng cài đặt trung bình mỗi ngày phải đi 3 dậm. Có lẻ khi tập leo núi 3 ngày hàng tuần khi sắp sửa leo núi mới nhiều như vậy. Khi đi nhiều hơn, khi thì đi ít hơn vì có tập mỗi ngày nội công Hồng Gia và Thái Cực Quyền. Hay bơi mỗi tuần.


Ở trên San Jose, có một cặp vợ chồng gốc Đà Lạt, sáng nào hai vợ chồng đều leo núi. Hôm ghé lại nhà họ ngủ qua đêm, họ rủ leo núi nhưng đồng chí gái thức dậy không nổi vào giờ đó nên đành hẹn khi khác. Về Đà Lạt, lại nhận được tin nhắn của họ rủ đi bộ xung quanh hồ Xuân Hương nhưng cũng quá sớm cho đồng chí gái nên chịu. Đồng chí gái mà thức giấc, không có mình bên cạnh là mệt nên phải ở trong phòng, đọc sách đợi nàng thức giấc. Đi chỗ lạ là mụ vợ, yếu bóng vía, sợ đủ trò nếu ở một mình. 


Từ ngày mua cái vườn để chia lô bán, mình đi bộ mệt thở mỗi khi vào vườn. Tính chia lô bán nhưng không hiểu lý do, lại thích cái vườn vì mỗi lần vào đây mình thấy yên bình, hạnh phúc. Có người muốn mua nhưng lại tiếc nên thôi. Đợi vài năm sau, khi không làm nổi thì tính sau nhưng nay có thằng con đồng ý nối nghiệp làm nông dân nên để lại cho nó. Hít không khí trong lành, nghe tiếng chim, thấy rắn bò, sóc nhảy,… Cứ tính đi từ đầu vườn đến cuối vườn là 1 dậm, đi ngược lại là 2 dậm thêm dốc đồi nên mau oải lắm. Nhiều hôm đi tới lui cả 9 dậm. 


Lý do là mỗi khi vào vườn, mình phải đi vòng vòng xem có gì khác lạ như ống nước bị coyote cắn phá, thiên hạ ăn cắp bơ. Thường họ hái xong, bỏ vào trong thùng hay bao gạo để chỗ nào, lấy lá che lại hay để khơi khơi. Lý do nặng quá để khiêng, nên đợi kêu thêm người lại phụ hay có nhiều người hái buổi sáng rồi chiều đi làm về, ghé lại lấy thì mình đem về bán, khỏi mất công hái. Hay nhiều khi họ nghe tiếng động thấy mình đến nên bỏ chạy. Vườn rộng 20 acres nên không thể nào làm hàng rào được vì tốn tiền. So với số tiền bị mất bơ thì không đáng. Cho dù có rào đi nữa cũng bị mất trộm. Có vườn bơ gần vườn mình, rào dây kẽm gai đủ trò, thiên hạ cắt dây kẽm gai, de xe bán tải vào, rọi đèn pin hái, nhiều khi không nhớ để bao tải đựng bơ ở đâu. Quản lý sáng ra đi vòng vòng thấy, đem bán. Có báo cảnh sát thì họ cũng chả thèm điều tra. Ngay mình ở đó còn chưa bắt được vì quá rộng. 


Do đó khi đi tuần, thấy ống nước hư, lại phải đi bộ về nhà kho để lấy đồ nghề và vật liệu để sửa chửa. Cứ đi tới đi lui là hết ngày, bù lại thì có sức khoẻ. Nay mình có con ngựa sắt với cái rờ-mọt, kéo đồ nghề đi theo nên cũng khỏe. Con ngựa sắt là chiếc xe ATV mà thiên hạ dùng chạy băng đồi vượt suối. Hái bơ cũng bỏ lên xe rờ-mọt kéo, đỡ phải đi tới đi lui mất thời gian. Mình mua nhà, chủ nhà có hai chiếc này nên mình kêu họ tặng cho mình gây dựng tình cảm hữu nghị. Đem vào vườn sử dụng. Cũ người mới mình.

Con ngựa sắt và cái xe rờ-mọt

Tuần rồi mình có cho thợ đem xe máy cày, làm mấy con đường leo đồi để xe ATV có thể kéo đồ lên trên cao vì trước đây, phải đi bộ, đem đồ nghề lên khá châm nhất là khi hái bơ, vác mấy thùng bơ cả 100 cân đi xuống đồi là hơi mệt. Nay thì cứ cho thùng lên rồi thợ hái xong bỏ trong thùng trên đồi, rồi xe lên cẩu xuống hay mình đi sửa chửa ống nước cũng dễ. Để đầy đủ dụng cụ, đồ nghề, không phải chạy đi chạy lại kiếm. Được thêm có đường đi bộ dưới bóng mát của 1,200 cây bơ. Có một ông thần nào, về hưu, buồn đời, chạy vào vườn mình, hỏi có cần giúp gì không rồi mỗi tuần anh ta đến phụ giúp. Anh ta tự đi mua mấy các tag có số, rồi đi đóng mỗi số lên mỗi thân cây nên mới biết bao nhiêu cây trong vườn. Khi mua mình có đếm rồi nhưng sau này có trồng thêm. Lâu lâu anh ta đem thức ăn của vợ nấu vào cho mình đem về ăn với đồng chí gái. Chị vợ nấu ăn cực ngon. Muốn ăn bưởi quýt hay bơ thì cứ tự nhiên hái về cho vợ.


Khi xưa, mình chỉ làm cầm chừng, đủ vốn, đợi bán cho developers nhưng nay thằng con đồng ý theo nghề của mình nên bỏ thêm tiền sửa chửa lại và cải tiến, cập Nhật hoá với kỹ thuật ngày nay. Mình thay lại hệ thống tưới nước dùng ống nước schedule 40 để khỏi bị coyote cắn vì hệ thống drip của Do Thái được chủ trước sử dụng mau bị mục vì nắng. Mình mất thời gian mỗi ngày để sửa chửa. Nay thì khoẻ chỉ có lâu lâu phải thay cái đầu tưới. Bớt tiền và công sức bảo hành. Mình cho gắn hệ thống wifi trong vườn để ở nhà mình có thể dùng ứng dụng tắt mở hệ thống nước nếu thấy các thiết bị đo độ ẩm báo động cây ở khu vực nào cần tưới. Khi mình mua cái vườn thì chủ trước mướn một ông thợ, sáng ông ta đến vườn mở nước tưới khu vực này, đóng khu vực kia nên khá tốn nước vì mở 24 tiếng. Mình gắn đồng hồ tự động, chia thời khoá biểu, khu vực nào tưới mấy giờ rồi đến khu vực bên cạnh. Mình không cần phải vào vườn mỗi ngày, có thể đi chơi này nọ. Vấn đề là khi trời nắng nóng quá thì cần phải tưới thêm, hay trời mưa, không cần tưới thì mình phải chạy lên vườn. Do đó mình gắn hệ thống wifi để ở nhà ôm vợ, mở ứng dụng tưới hay tắt, không mất 2 tiếng đồng hồ chạy lên chạy về. Đi chơi mình mở ứng dụng ra xem rồi biết cần tưới hay không tưới. 

Hoa bắt đầu nở nên người nuôi ong đem các tổ ong mới đến. Họ làm mật ong nguyên chất không pha chế gì cả nên giá cả khá hữu nghị, đắt hơn ở Costco vì Costco cũng tốt nhưng cũng có pha nhưng ít hơn các chỗ khác bán.
Có ông Mễ đòi mua mật ong với cả tổ ong dù sáp ong chả bổ béo gì cả. Nhưng người nuôi ong không chịu làm vì mất thì giờ

Mấy cây bơ được chủ trước trồng trên 30 năm nên rất cao. Vấn đề là cây cao che hết ánh sáng mặt trời nên khiến chết nhiều cành nên không đâm trái, thêm các chất dinh dưỡng được cây hấp thụ dùng để nuôi thân cây nên trái nhỏ nên mình chặt cây thấp xuống để cây tự mọc mấy nhánh mới ra thấp hơn, cho nhiều trái to hơn trước đây, nên bán có giá hơn. Phải chịu khó không có trái 1 hay 2 năm nên phải chặt từng khu vực, năm nay là năm cuối cùng chặt hết các cây cao nên 2 năm nữa là xem bơ ra hoàn toàn trong vườn. Là vui vẻ cả nhà. Tỉa cây phải theo lời ông thợ là vào ngày rằm. Thấy cũng có lý vì cây tỉa vào ngày rằm thì sống lại, mọc nhánh nhanh còn không thì chết hay eo ọp mất hai ba năm mới sống lại được.


Cái duyên mua cái vườn giúp em tìm hiểu thêm về trồng trọt và sức khoẻ. Rồi cơ duyên lại đưa đẩy em leo núi. Nếu không leo đồi mỗi ngày tại vườn thì khó mà leo núi Kilimanjaro, Machu Picchu, Mount whiteney hay mấy chỗ khác. Em đang dự định đi bộ ở Bồ đào Nhà và Tây Ban Nha với thằng con tháng 9 này. Mỗi ngày đi 25 cây số. Sau vụ bơ bán xong em sẽ bắt đầu tập luyện. Mỗi ngày đi bộ trong vườn, sửa chửa hay cắt nhánh khô, dọn dẹp 10 dậm thì hy vọng trong vòng 3 tháng, hai cha con có đôi chân cứng cỏi để đi bộ trên con đường đến Santiago de Compostella.


Bác sĩ khuyên chúng ta đi bộ mỗi ngày trung bình độ 2 cây số. Để giúp điều hoà áp huyết, tim mạch lưu thông,… có vườn nên em không cần phải phấn đấu đi bộ gì cả. Phải lết vào vườn vì nếu không thì tốn nước, tốn tiền. Trung bình mấy năm đầu hệ thống tưới nước cũ nên cứ bị hư, chảy nước khơi khơi nên cực,  muốn bán. Nay với hệ thống tưới được thay mới nên khỏe đời, giờ chỉ cần chăm sóc cây, toả nhánh khô để có không gian cho nhánh khác ra trái là vui đời nông dân.

Do đó dạo này có mấy bác gửi tin tức cho em đọc nhưng không có thì giờ vì phải hái bơ bán. Em chỉ đọc tin tức làm ra tiền chớ tin tức chống trump hay bênh trump thì chịu. Không có thời gian để đọc thiên hạ chửi nhau. Người ta nói giàu nhờ bạn mà ngu cũng vì bạn. Đi chơi về, có anh bạn kêu Short Tesla thì em nghe theo và khi Tesla xuống thì em vui. Gửi cho anh bạn một thùng bơ. Cách đây mấy năm có anh bạn khác kêu mua cổ phiếu một công ty ở Gia-nã-đại, em nghe theo, rồi hai năm sau anh ta gọi còn giữ cổ phiếu này không. Em kêu 2 năm qua chưa xem. Mở ra thì thấy từ khi mua $126, nay lên $1,000 và anh ta kêu bán thế là em bán, tuần sau nó xuống te tua. Do đó em chỉ đọc tin nhắn của bạn bè nếu làm ra tiền còn mấy bác nào thương em, muốn bồi dưỡng thêm chính trị, trí tuệ cho cái não nông dân cho em thì em xin cảm ơn, mấy bác gửi tin tức làm ra tiền, đầu óc em không thích đọc dính dáng đến chính trị hay tri thức gì cả. Từ ngày lấy vợ, đồng chí gái đã cài đặt định hướng kinh tế thị trường trong não nông dân của em. Xong om

Mới tháng 3 mà rắn chuông đã ra rồi. Thường là tháng 6 trở đi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Bố giầu có thật không?


30 năm về trước, vô tình đi học đầu tư thì có một cuốn sách rất nổi tiếng được quảng bá cho những ai muốn làm giàu. Đó là cuốn sách mang tên “Rich Dad Poor Dad” của ông người Mỹ gốc Nhật Bản, tên Robert Kiyosaki. Ông ta viết chung với một bà CPA. Cuốn sách này nói về những căn bản tài chính mà người Mỹ sử dụng để trở nên giầu có. Giải thích ông ta có hai người cha, cha ruột thì học rất giỏi nhưng nghèo, còn ông kia, bố của tên bạn thân (dã tưởng), giàu có, dạy ông ta làm giầu.

Cuốn sách này có nhiều điểm hay nên đọc, vì đã được bình dân học vụ cho người bình thường, nông dân như mình hiểu. Nhưng sách được viết cho một loại thương mại mà 99% thất bại. Đó là thương mại của công ty đa hệ. Đúng hơn là cho công ty Amway. 


Dạo đó mình có đọc vài bài phê bình, thấy cũng có lý khi ông Kíyosaki nói là một ngày ông ta đi xem xét mấy trăm căn hộ để mua. Đúng là bựa vì không phải dễ xem xét mấy trăm căn hộ nhất là không có kinh nghiệm về xây cất để nhận ra vấn đề,… nội xem xét một căn nhà là mất 2 tiếng đồng hồ ít nhất. 100 căn nhà trong một ngày là chuyện bựa.


Ông ta giới thiệu sách của ông ta viết cho các nhà xuất bản nhưng không có ai chịu xuất bản đến khi công ty Amway đồng ý, được viết lại với một CPA thì được bán rất nhiều cho các doanh nhân đa hệ của công ty này. Mình được biết đến công ty này, khi một anh bạn, mới ra trường bác sĩ, bị tên bác sĩ nào dụ gia nhập rồi gọi mình. Mình có đi nghe một lần nhưng không vào. Họ kéo mình đến một buổi họp ở trong rạp hát hay đâu, rất đông người. Lúc đó mới hiểu người Mỹ thích làm giàu ra sao. Cuối cùng đồng chí gái mua bột giặt gì đó do anh bạn bán rồi kêu Costco rẻ hơn nên mình nói không mua nữa. Anh bạn sau này cũng bỏ luôn vì giải phẫu thẩm mỹ kiếm tiền đếm không hết.

Amway là cách buôn bán lẻ qua cách phân phối với người quen. Người ta kêu bạn bè và anh em trong gia đình gia nhập để mua các sản phẩm, rồi ăn lời trên số bán. Do đó sản phẩm rất đắt so với giá mua một loại tương tự ngoài chợ. Ai hên thì kéo vô mấy người được xem là “downline” rồi cứ khuyên khích họ mua để mình ăn lời. Đến khi không ai vô mà tiếp tục mua chất đầy nhà thì vợ chồng cãi nhau, bỏ công ty.


Amway đặt mua rất nhiều sách để bán cho người gia nhập công ty này khiến con số bán lên kỷ lục, kêu bestseller. Theo mình đọc mấy sách của ông ta, thì được biết ông ta cũng thua lớn khi gia nhập Amway, không thành công dù viết sách kiếm được tiền hơn.


Ông ta viết, khuyến khích về “passive income” như có công ty thương mại, mua nhà cho thuê này nọ. Vấn đề là 99% người tham gia các công ty đa hệ này đều mất tiền, chỉ có độ 0.1% người là có làm ra tiền nhưng chưa chắc như họ đã tuyên bố. Năm ngoái mình sang Ý Đại Lợi, anh bạn kể là cô vợ về hưu, tham gia một công ty đa hệ nào ở Hoa Kỳ, hỏi mình thì mình kêu không muốn dính vào, tốn tiền và thời gian. Già rồi nên dùng thời gian và tiền đi chơi thay vì cúng cho chúng.


Mình nhớ có dạo cũng mất vài người quen cũng vì công ty đa hệ. Mấy người quen có con đi hướng đạo chung đoàn với con mình nên cũng hay đi cắm trại với nhau này nọ. Một hôm, họ rủ đi dự buổi trình bày đầu tư lời tối thiểu 20% mỗi năm. Như bỏ vào 200K thì cuối năm có 40K, cho con đi học Harvard, khoẻ re. Mình bò lên mạng tìm công ty thì chả thấy đâu cả nên không đi thế là họ xù mình luôn. Không thấy rủ đi đâu đi đó nữa. Sau này nghe mấy người này rủ anh chị em vào rồi tên Mỹ đen, ôm tiền mấy triệu bạc chạy mất tiêu.


Lý do là những người tham gia các công ty đa hệ được xem là doanh nhân nhưng không làm toàn thời gian. Cái gì làm chơi chơi thì khó mà thành công. Người ta bỏ tiền làm ngày đêm 7 ngày mỗi tuần mà còn không thành công thì nói khơi khơi làm tà tà trở thành triệu Phú.


Báo chí tìm kiếm ông bố giàu mà ông Kiyosaki nói trong sách thì ở Hạ Uy Đi không có nhân vật nào như ông ta tả về ông bố giầu có. Chỉ là một nhân vật giả tưởng. Vấn đề là ông ta cho xuất bản rất nhiều cuốn sách dựa trên đề tài Rich Dad, kiếm khá nhiều tiền nhưng đâu năm 2012, ông ta bị bà CPA viết sách cùng với ông ta thưa kiện, vì ông ta không trả tiền, chia chác theo hợp đồng nên mất khá nhiều tiền đâu mấy chục triệu đô nên khai phá sản. Lâu rồi nên không nhớ. Trên 26 triệu.


Hình như ông ta có hợp tác với ông Trump thành lập trường Trump để dạy thiên hạ làm giàu. Mình nghe ông bạn kể là có lên Los Angeles nghe ông ta nói chuyện để bán seminar của ông ta. Cả tiếng đồng hồ, ông ta chửi khán giả là “losers “ để họ mua dự mấy seminar của ông ta mấy chục ngàn đô, rồi tham gia các chương trình Mentorship khiến nhiều người tan gia bại sản.


Mình biết ông Clyde Wilson, ông Jack Fullerton, ông Mic Blackwell,… mấy người này sẵn sàng giúp đỡ mình khi hỏi nên hay không nên mua căn nhà nào đang thương lượng. Mấy người này chả lấy tiền bạc gì cả. Hay mấy người dạy mình, lâu lâu mình gọi điện thoại hỏi thăm về cách thương lượng ra sao, họ vui vẻ giải thích, không lấy tiền gì cả.

Ông ta hay nói đến tài sản và nợ. Ông cho biết có hai loại nợ: nợ tốt và nợ xấu. Nợ tốt là mượn để mua tài sản còn nợ xấu để mua đồ chơi như xe hơi,… theo cách này thì cũng nhiều học trò của ông ta bị mất tiền rất nhiều. Cứ mắc nợ mấy chục ngàn để mua các chương trình làm giàu của ông ta.


Khi xưa, đi seminars, mình gặp nhiều tên bựa lắm, chỉ tìm cách bán seminar và các sách vở của họ hay những tên tìm cách mượn tiền của mình. Có người in sách, sang băng bán mua nhà này nọ mà không sở hữu một căn nhà. Có dạo ở Quận Cam, có một cặp cứ mở seminar mỗi tháng. Tên này ở Utah, còn cô bạn hắn ở quận Cam tổ chức mấy buổi nói chuyện ở khách sạn Double Tree. Cứ mỗi lần mình rảnh chạy đến thì nghe họ kêu tuần này mua được 100 cửa nghĩa là 100 căn hộ ở Utah này nọ. Mình thấy lạ vì cứ mỗi tháng họ kêu mua cả 100 căn khiến mình nể phục nên hết dám đi nghe họ nói chuyện. Mỗi lần đến thì phải trả $20. Đùng một cái thì thấy báo chí đưa tin họ kêu những người dự mấy seminars của họ, đầu tư, mua các căn hộ ở Utah rồi khi mấy người này đi xem thì chả thấy gì cả. Nay cặp này bị tù 20 năm thì phải.


Từ mấy năm nay, ông Kiyosaki cứ quảng cáo mua vàng, ông ta kể mua cả hầm mỏ vàng. Không biết thật hư ra sao. Chỉ biết là ông Trump dẹp đại học Trump để tranh cử tổng thống.


Nay con mình bắt đầu nghĩ đến đầu tư nên mình chỉ chúng đi học mấy người mà mình tin tưởng vì ngoài kia có rất nhiều đám chỉ muốn lấy tiền của mình.


Cho thấy chúng ta tìm cách đầu tư thì có nhiều tên tìm cách dụ dỗ vớt tiền của mình. Dạo đó cần phải thận trọng nhất là ngày nay về hưu, nhìn lại thì có thể sống thêm 20 năm nữa, nhiều người lo lắng cho tương lai nên dễ trở thành con mồi cho những tên lừa bịp này. Lâu lâu mình buồn đời coi chương trình “American Greed” thì thấy đa số nạn nhân là người về hưu. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn