Showing posts with label Ở Tây. Show all posts
Showing posts with label Ở Tây. Show all posts

Sự bất bình đẳng trong xã hội

 Cứ mỗi lần đến mùa bầu cử là các ứng cử viên sử dụng ngôn từ bất bình đẳng về lợi tức giữa giới tài phiệt và người Mỹ nghèo để kiếm phiếu rồi sau khi đắc cử họ bị bệnh trả nhớ về không cho đến mùa bầu cử sau. 

Các người được xem là anh hùng đấu tranh giai cấp như bà pelosi có tài sản trên 600 triệu, bà Feinstein là tỷ Phú, chồng bà ta như được phép lạ thắng vụ đấu thầu đường xe lửa cao tốc Nam Bắc tiểu bang Cali. Ông Obama khi chưa làm thương nghị sĩ thì theo hồ sơ thuế, hai vợ chồng làm chưa tới 200,000/ năm. Nay tài sản lên mấy trăm triệu. Nghèo nhất quốc hội là ông thượng nghị sĩ Sanders chỉ có 3 triệu. 


Buồn đời khiến mình nhớ khi xưa, ông Tây dạy sử địa, giảng về cuộc cách mạng long trời lở đất ở Pháp. Hôm trước ông ta ca tụng mấy ông như Robespierre và Danton là những nhà cách mạng tiên phong rồi tuần sau lại kêu mấy ông này là phản cách mạng khiến mình chới với, không biết đâu là bến bờ.

Ông ta kêu học trò về đọc truyện của Balzac, Zola, Hugo đủ thứ để hiểu về cách mạng. Dạo ấy sách Tây bán ở tiệm sách Hoà Bình và Liên Thanh rất ít lại đắt tiền nên chỉ nghe nhưng không đọc. Sau này nhờ trời được đi Tây nên lò mò vào thư viện để đọc, để có chút vốn văn hóa Tây mà nói chuyện với Tây. Mới hiểu lý do tây con thích xã hội chủ nghĩa.

Lò mò đọc thử ông Thomas Mathus nói về nhân số thế giới mà năm lớp 12 có học thì được biết Pháp quốc dạo đó có vấn đề dân số trước cuộc cách mạng. 


Năm 1700, dân số Pháp quốc có 20 triệu người và gia tăng đến 30 triệu dân trong vòng 80 năm. Người ta giải thích dân số gia tăng tạo ra nạn đói nghèo. Nghèo đói sinh ra cách mạng. 


Theo hồi ký của ông người Anh quốc tên Arthur Young đi du lịch ở Pháp quốc trước cuộc cách mạng 1789 thì người Pháp rất nghèo đói, nhất ở thôn quê và có thể đưa đến bạo loạn. Ông ta tin rằng chỉ có thể chế chính trị như Anh quốc mà giới quý tộc và giới thường dân có thể ngồi chung ở quốc hội thì mới có khả năng phát triển trong hòa bình. 

Sau cách mạng thì ông thần napoleon đem quân đi chinh phạt khắp nơi, nướng mấy triệu đàn ông pháp nên dân số Pháp quốc ngang ngửa cùng thời với Nhật Bản nay thua xa thêm ngày nay dân pháp không thích đẻ thế là xong om. Dân Tây trong tương lai là rệp, là mít, là châu phi chớ gốc chính con gà gaulois thì sẽ biến mất. 


Có một kinh tế gia có nhiều ảnh hưởng ở thế kỷ 19, tên David Ricardo, gốc do thái người Bồ Đào Nha cho biết sự nguy hiểm lâu dài khi dân số gia tăng, đất thì thuộc vào tay các địa chủ và tá điền phải thuê đất để canh tác. Từ đó lợi tức càng ngày càng lọt vào tay địa chủ và tá điên càng ngày càng cùng đinh.

 

Khi viết các nguyên lý về chính trị kinh tế và thuế vụ, ông Ricardo không ngờ sự phát triển kỹ thuật và cuộc cách mạng kỹ nghệ vào những thập niên tới. Cách mạng kỹ nghệ đã thay đổi văn hoá, kinh tế ở thôn quê, và tá điền trở thành nhân công trong xưởng máy hay hầm mỏ, không lệ thuộc vào địa chủ nữa.


Khi ông Karl Marx viết bản tuyên ngôn cộng sản thì đất của địa chủ không còn được tá điền mướn nữa như ông Ricardo tiên đoán. Ông ta dựa trên các yếu tố mà các nhà văn như Honore Balzac, Victor Hugo miêu tả trong các tác phẩm của họ. Một học sinh trung học, được giảng dạy văn chương, đọc các tác phẩm của họ thì chắc chắn sẽ xem các ông chủ nhà máy là kẻ thù của nhân dân. Đọc mấy tác phẩm này mình mới hiểu lý do đám bạn học chung ủng hộ Hà Nội. Dạo ấy đảng cộng sản pháp có đến 25% cử tri. Mình nhớ dạo ấy chủ tịch cộng sản pháp tên Georges Marchais cứ lên truyền hình kêu C’est un scandal.


Đất canh tác xuống giá bù lại nông dân vào thành phố để làm việc trong các cơ xưởng dưới những điều kiện tồi tệ như Balzac, Hugo đã kể qua truyện Germinal, les miserables…Trẻ em làm việc trong các hầm mỏ từ 8 tuổi. Tiền bạc tài sản thay vì lọt vào tay các địa chủ lại vào tay các chủ xí nghiệp hầm mỏ. 


Điểm trùng hợp với ngày nay là tiền lương nhân công không gia tăng trong suốt thời gian dài đến cuộc thế chiến thứ nhất. 


Người ta nhận thấy sự chênh lệch giàu nghèo tại Hoa Kỳ được rút ngắn lại khoảng thời gian 1913 và 1948. Lý do là Hoa Kỳ thành lập Quỹ Dự Trữ Liên Bang và đánh thuế lợi tức. Dần dần các luật thuế vụ được ban hành để giúp giai cấp chủ ông đóng thuế ít lại khiến sự mất thăng bằng lợi tức giữa giai cấp bị trị và chủ ông càng ngày càng gia tăng như ông Warren Buffett hay kêu gào ông ta đóng thuế ít hơn cô thư ký. 


Trong thời gian 1913-1948, giới 10% giàu có hàng đầu của Hoa Kỳ đóng góp vào ngân quỹ Hoa Kỳ từ 40-50% và vào thập niên 50 thì chỉ còn lại 30-35% và ngày nay càng ít hơn. Giảm 10% lợi tức quốc gia tương đương với 50% lợi tức của người Mỹ nghèo.


Trong thời gian chiến tranh lạnh, các nước Tây phương sợ bị cộng sản hóa nên đã theo chính sách dân chủ xã hội. Các công đoàn lao động được thành lập để bảo vệ công nhân giúp đời sống công nhân khá hơn. Một ông thợ làm cho một công ty sản xuất xe hơi, có thể nuôi vợ con, sắm được căn nhà và xe hơi. Hình ảnh ấy được quảng bá khắp thế giới như Giấc mơ Hoa Kỳ. 


Khi chế độ liên Xô sụp đổ thì các tay tài phiệt không lo sợ nữa nên lợi tức công nhân cứ ì lì trong khi chủ càng ngày càng được lương cao gấp mấy trăm lần nhân công. Các công nhân của công ty Benz Mercedes, kêu gọi đình công, đòi yêu sách làm 1 tuần 30 tiếng, và nghỉ hè hai tháng. Giới chủ kêu họ sẽ đem nhà máy qua Ba Lan, nhân công rẻ hơn thế là đành bỏ yêu sách cho đến ngày nay.


Ngày nay tài sản lọt vào tay các chủ ông về địa ốc ở thành phố và các chủ mỏ dầu hỏa và khoáng sản dùng cho kỹ nghệ. Dạo mình ở Luân Đôn thì  báo chí kêu la, mấy ông vua ả rập mua hết mấy khách sạn, căn hộ đắt tiền nhất của xứ họ.


Các chủ ông mỏ dầu bỏ tiền mua các bất động sản lớn nhất ở các nước Tây phương. 

Trong 3 thập niên vừa qua, Trung Cộng và các nước Á châu đã thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển, tạo dựng một giai cấp mới. Đâu đâu cũng thấy người Tàu mua bất động sản, nhà máy hay đất đai ở phi châu và các nước Tây phương. 


Việc này khiến các giới Tây phương lo ngại. Họ phải chia xẻ tài sản trên thế giới với các nước khác. 

Mình rất chú ý đến các tài sản của giới giàu có nga la tư bị Tây phương đóng băng. Không biết sau khi chiến tranh Ukraine kết thúc, họ có cướp luôn hay trả lại, hay đền bù chiến tranh. Họ sẽ ghi giá bèo rồi để công ty của họ thầu hết các công trình tái thiết Ukraine. Họ sẽ để Putin yên ổn tại chức, dễ làm việc chớ lộn xộn như Iraq thì khổ. Putin cầm quyền xem tên nào đòi hỏi là cho mò tôm hay nhảy lầu. 


Nay thì chắc chắn cuộc chiến Ukraine đang được thương lượng trong bóng tối như cuộc chiến ủy nhiệm Việt Nam khi xưa. Dân quân Ukraine chết khá nhiều và chưa chắc sẽ được vào NATO hay liên hiệp Âu Châu. Putin lại tiếp tục bán dầu hỏa rẻ cho Tây phương   Xong om


Ông vua Ả Rập Saudi rục rịch bắt tay với Trung Cộng, nga, ấn độ, ba Tây và nam phi để buôn bán dầu hỏa thì như có phép lạ, anh ba tư bắn phá vùng biên giới Saudi và không quân Mỹ đánh bom ở Syria. Ông vua trẻ ả rập kêu cứu Biden, bắt đầu hiểu là ngại vàng của mình phải dựa vào Tây phương và bán dầu rẻ. Trong tương lai gần sẽ đặt mua thêm súng ống Tây phương và trả bằng dầu hỏa rẻ.  CHÁn Mớ Đời 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Những nguy cơ khi sống lâu tại Hoa Kỳ

 Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, thấy mấy người đồng nghiệp lớn tuổi lo ngại về quỹ hưu trí. Họ nói đến ERISA và luật Revenue Act, thành lập 401(k) đã thay đổi các quỹ hưu trí của công ty tư nhân nên người Mỹ lo ngại về hưu trí. Các công ty có quỹ hưu trí cho các nhân viên đã về hưu khiến họ phải phá sản như Sears, các công ty sản xuất xe hơi như GM, Ford,..đã không có tiền bạc để phát triển các loại xe mới, mất địa vị thương trường trên thế giới so với xe Nhật Bản và Nam Hàn.

Mình nghĩ làm việc vài năm ở Hoa Kỳ rồi trở về Âu châu nên không để ý lắm. Hàng năm, có mấy đại diện công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí, đến công ty để thuyết trình, mình ngồi nghe, chỉ biết ngáp, không hiểu gì cả. Không ngờ cuộc đời sắp xếp mình định cư luôn tại Hoa Kỳ đến nay. Nay đồng chí gái nghỉ hưu sớm nên chú ý đến tiền bạc để hai vợ chồng có thể sinh sống đến khi theo ông bà.

Đa số người Mỹ thuộc thế hệ trước mình, đi làm cả đời cho công ty rồi khi hưu trí thì được công ty trả hưu trí nhất là bảo hiểm sức khoẻ nên khi mấy luật kể trên, được áp dụng vào thế hệ mình thì bở ngỡ. Lý do là tại trường học, người ta không dạy về tài chánh, đầu tư nên khi ra đời không ai được trang bị hành trang về kiến thức tài chánh, kinh tế để tự lo cho khi mình về hưu.

Nên nhớ giáo dục hiện tại bắt nguồn từ thời cách mạng kỹ nghệ, họ dạy chúng ta trở nên những người công nhân ngoan ngoãn, tận tuỵ cả đời cho công ty, một kẻ nô lệ của thế kỷ 19, 20. Công ty nói mình ráng chăm chỉ làm việc để khi hưu trí họ sẽ nuôi nấng mình. Hưu trí khi xưa là 65 tuổi, mà đa số người Mỹ chết trước 63.5 tuổi.

Ngày nay chỉ có những người nào làm cho chính phủ thì khi hưu trí được nhận tất cả những ưu tiên của người hưu trí còn những ai làm cho tư nhân là ngọng. Chúng ta là những người đi làm đóng thuế để nuôi họ. Giác ngộ cách mạng hơi bị trễ. Có phong trào tìm cách huỷ bỏ vụ hưu trí này nhưng cũng khó vì các đại biểu không muốn mất quyền lợi của họ.

Người ta cho biết 90% người Mỹ không có tiền để dành trên $5,000. Dù là hưu trí và tiết kiệm. Lý do là không được giảng dạy tại trường học nên khi đi làm nghe đến tài chánh là ngáp như mình.

Đa số dựa vào số tiền an sinh xã hội mà mình đã đóng 7.3% khi đi làm, đến khi hưu trí thì sống bám vào dù họ nới chỉ là lợi tức phụ. Vấn đề là khi chính phủ Hoa Kỳ thành lập quỹ an sinh xã hội, người Mỹ trung bình chết vào lúc 63.5 tuổi. Nghĩa là họ chết 18 tháng trước khi nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên. Nếu họ không có con cái, vợ hay chồng thì chính phủ lấy luôn. Người vợ may mắn sống lâu hơn thì nhận được số tiền an sinh xã hội của người chồng đến khi qua đời còn không thì chính phủ không phải trả. Người Mỹ già rất được các cô gái trẻ ở các nước khác yêu chuộng vì cứ bắt ông chồng già trả bài qua đêm thì sẽ theo ông bà, họ có thể lãnh tiền an sinh xã hội của người chồng quá cố đến khi chết.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học và y khoa, người Mỹ sống trung bình đến 76 tuổi và phụ nữ thì trung bình đến 82 tuổi. Tương lai có nhiều bất trắc về sức khoẻ, thị trường chứng khoán lên xuống bất thường, chúng ta lo lắng về số tiền có thể sống thoải mái đến mãn đời. Điển hình năm 2008, các nhân viên của công ty ENRON bị trắng tay khi công ty này bị phá sản. Vừa bị sa thải vừa trắng tay về quỹ hưu trí. Do đó chúng ta không nên tin vào công ty của mình đi làm. Amazon hôm qua là công ty ai cũng muốn vào làm việc, nay thì họ sa thải như điên. Dạo này người ta đánh Twitter sa thải nhân viên để quần chúng quên các công ty khác cũng đang sa thải nhân viên nhiều. Kinh tế đang te tua, họ chỉ cố cầm cự đến hôm nay để hốt phiếu, sau đó thì như JUdith Piaf  hát Non, je ne regrette rien. Mới đi bầu xong, dù biết người mình bầu sẽ không trung cử.

Một trong những nguy cơ của thế hệ thường được gọi là Babyboomers là sống lâu hơn thế hệ trước. Theo thống kê thì năm 1950, người Mỹ sống trung bình đến 68.14 tuổi và năm 2021 là 76.1 tuổi. Các công ty bảo hiểm nhân thọ cho biết là nếu cặp vợ chồng nào sống đến 65 tuổi thì một trong hai người có khả năng sống đến tuổi 93 (có đến 25% có khả năng sống đến 98 tuổi). Nguy cơ lớn nhất trong trường hợp này là người hưu trí có thể xài hết tiền để dành của mình. Sống 30 năm sau khi về hưu nhất là sức khoẻ yếu đi, bệnh hoạn nhiều hơn.

Các chuyên viên tài chánh đề nghị là nên chia ngân sách của mình ra làm 3 giai đoạn, nhằm đáp ứng cần thiết cho hôm nay, giải đoạn trong 5 năm tới và những gì cần thiết trong tương lai trong suốt 30 năm tới.

Ngoài ra, họ đề nghị là không nên lấy tiền an sinh xã hội khi mới về hưu, nên đợi đến 70 tuổi thì lãnh thì sẽ nhận thêm 8% cho mỗi năm. Vấn đề là không ai biết được mình sẽ sống đến khi nào để lo toan tài chánh để tránh lạm phát, thuế và các chi phí về y tế. Mình thì 62 tuổi đã nhận tiền này nên rất ít. Trên thực tế thì nếu sống lâu thì lấy tiền sớm lợi hơn. Mình đã làm con toán về vụ này rồi.

Lạm phát là kẻ thù vô hình của người hưu trí. Từ 1914 lạm phát trung bình mỗi năm là 3.24% khiến đồng tiền cua mình mất giá, nhất là năm nay lên đến 8-9%. Họ đề nghị chúng ta mua trái phiếu của chính phủ (TIPS) và Series I Bonds vì có lần lên 9.62%. Vấn đề là chỉ cho phép mua tối đa là $10,000 và hai vợ chồng là $20,000.

Nguy cơ thứ 2 là đóng thuế. Luật năm 2017 dưới thời ông Trump đã giảm thuế cho những người có lợi tức cao xuống 37% nhưng sẽ được xoá bỏ vào năm 2026. Người hưu trí và còn làm việc vẫn phải bị đánh thuế vào tiền hưu trí, tiền lời ngân hàng, municipal bond, và tiền rút ra từ quỹ hưu trí như 401(k), IRA và tiền an sinh xã hội, có thể bị đánh thuế nếu lợi tức cao.

Năm 2022, cá nhân từ $25,000-$34,000 hay cặp vợ chồng từ $32,000-$44,000, 50% tiền an sinh xã hội có thể bị đánh thuế. Nếu nhiều hơn thì có thể số tiền 85% an sinh xã hội sẽ bị đánh thuế. Mấy tên cố vấn tài chánh thường nói là khi về hưu, chúng ta đóng thuế ít lại vì không đi làm. Vấn đề là hai vợ chồng có thể sống tại Cali với lợi tức $44,000/ năm. Tiền nhà, tiền thuế, tiền bảo hiểm, tiền bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Đó chưa kể một loại thuế khác là phải đóng Medicare Part B premium, rẻ nhất là $170.10 và cao nhất là $578.30 cho mỗi tháng. Điển hình một người có MAGI (modified adjusted gross income) là $150,000 và năm 2020, họ phải đống Medicare Part B là $340.20 cho mỗi tháng, và năm 2023 sẽ xem MAGI của năm 2021. Cho nên ở xứ tư bản dẫy chết này thì phải nghèo cùng đinh hay giàu cực đỉnh thì mới sống yên vui tự tại. Nghèo thì chính phủ bao hết còn giàu thì trả $500/ tháng là vui vẻ. Mình có anh bạn bác sĩ về hưu sớm, trả hơn $2,000/ tháng tiền bảo hiểm sức khoẻ cho hai vợ chồng. Vợ mình trả obamacare, đợi đến 65 tuổi. Kinh

Do đó người ta khuyên là chúng ta nên chuyển từ từ 401(k) hay ỈRA qua Roth để trong tương lai, khi rút tiền từ quỹ Roth sẽ không bị đánh thuế. Nên thành lập HSA (health Savings Account) để trả tiền cho Medicare Part B sau này. Mỗi năm như 2022, được bỏ vào $3,650 cho mỗi người, hai vợ chồng có thể bỏ vào $7,300 nếu trên $55 tuổi thì thêm $1,000. Nên dùng Self-directed HSA. Cuối tuần này mình đi Puerto Rico để học thêm có cách nào sử dụng quỹ này để đầu tư thêm, sau này cần trả tiền nhà thương,… mình rất tiếc quỹ học vấn của con mình đã xài hết khi con vào đại học, thay vì giữ để chuyển qua cháu của mình. Ngu thì chịu. Tưởng tượng khi cháu nội hay ngoại đến tuổi học đại học có mấy chục triệu là vui rồi. Mình đóng bố mất 2 trương mục này đến khi gặp ông luật sư CPA chửi mới giác ngộ cách mạng.

Vẫn biết người tính không bằng trời tính nhưng thà tính trước để đỡ lo lắng, ngủ yên mộng mị đêm dài. Rồi chuyện gì đến sẽ đến, không tiếc nuối.

Nguy cơ về y phí khi về hưu trí. Người ta ước tính một cặp vợ chồng về hưu vào tuổi 65 vào năm 2022, cần $315,000 tiền để dành sau khi bị đánh thuế để trả chi phí các dịch vụ y tế trong tương lai. Về già thì bệnh tật đau nhiều, trả bảo hiểm Part B, tiền thuốc, đi bác sĩ phải đóng thêm (co-pay), bảo hiểm và những lặt vặt khác. Mình nói chuyện với nhiều người quen Mỹ, họ kể là mỗi tháng trả thêm tiền thuốc men là $600/ tháng hay $7,200/ năm sau khi đánh thuế xem như $10,000/ năm. Do đó chúng ta phải cẩn thận, nghĩ đến các chi tiêu về y tế. Có ông Mỹ quen, kể là có người em ở Ecuador, nên thuốc men gì nhờ ông em mua gửi qua Mỹ, rẻ bội phần.

Nguy cơ khác là về Long Term Care khi đến tuổi bận tả lại, đầu óc trả nhớ về không. Theo tin tức cho biết thì năm 2021 tiền ở trong các viện dưỡng lão, trung bình là $54,000 còn ở nhà thì $61,776 và một phòng riêng trong một viện dưỡng lão lên đến $149,947 và họ cho biết vào năm 2051 thì sẽ lên đến $230,347. Đó là ước tính năm ngoái nhưng năm nay lạm phát lên 9%. Tiếp tục như vậy sẽ lên một triệu một năm. Kinh hoàng.

Mấy cố vấn tài chánh khuyên mua bảo hiểm long term care, vấn đề là rất đắt và họ chỉ trả tối đa là 7 năm. Mình chết trước thì họ lời còn sống lâu hơn 7 năm vào viện dưỡng lão thì mình ngọng. Nói chung thì mình có tính gì đi nữa, vẫn không biết được ngày mai, ngày nào là ngày cuối cùng trên đời.

Chúng ta nên làm HSA để về già có thể trả tiền Medicare Part B, thuốc than. Tiền bỏ vào HSA được khấu trừ thuế. Chuyển dần 401(k) hay Ira qua Roth Ira để khi về già rút tiền ra không bị đánh thuế. Nên thành lập các trương mục Self-directed thay vì trương mục thường thì mình không có khả năng đầu tư vào những ngành khác thay vì chỉ có cổ phiếu và trái phiếu. Khi thành lập HSA, họ cho mình cái thẻ nên khi đi khám sức khoẻ, những gì cần phải trả thêm thì sử dụng thẻ này để thanh toán, không bị đánh thuế.

Các cố vấn tài chánh cứ dụ mình đổi 401(k) qua Annuity để họ ăn hoa hồng nhiều. Do đó nên tránh vụ này. Mình có kể vụ này rồi, ai tò mò thì kiếm trên bờ lốc của mình.

Từ khi mình có medicare, bác sĩ và nhà thương hay dược sĩ cứ gọi mình tới tấp, bảo đi khám đủ trò. Mình kêu là đã khám định kỳ rồi. Gặp bác sĩ thì họ kêu uống thuốc đủ trò. Hỏi một anh bạn bác sĩ thì được biết mỗi năm, mình có độ $8,000 của Medicare nên nhà thương và bác sĩ muốn triệt tiêu số tiền $8,000 của chính phủ nên gọi và doạ đủ trò.

Ai vào bị doạ sợ quá uống thuốc hay đi khám đủ trò rồi dính phải thuốc là coi như cả đời phải mua thuốc uống đủ trò. Mình đã kể rồi. Chán Mớ Đời 

Có mấy người ở Việt Nam, ngạc nhiên về những gì mình kể vì họ nghĩ Hoa Kỳ là thiên đường. Thiên đường cho những người vô sản. Ai di dân sang đây, không tiền bạc thì nhà nước lo hết. Về già, có người đến nhà tắm rữa, giặt áo quần, đi chợ cho mấy tiếng trong tuần. Hay chở đi bác sĩ,… còn ai mà làm việc, có chút tài sản thì đóng thuế để nuôi mấy người vô sản.

Do đó ở Hoa Kỳ, chỉ có hai loại người là sướng: vo sản và tư bản còn những ai trung lưu thì bị chính phủ đè lưng ra mà đánh thuế. Xong om

Lương y như Kế Mẫu 

Nguyễn Hoàng Sơn 

(opens in .

(opens .



Buồn vào hồn không tên

 Hôm nay mình chạy lên 29 Palms, để xem miếng đất 5 acres, định mua. Vùng này mình có đến 1 lần khi còn làm thợ vẽ nhà cho thiên hạ. Chỗ này nổi tiếng là căn cứ huấn luyện của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Gần biển San Diego thì có căn cứ Pendleton để họ tập luyện đánh nhau ở biển và núi. Dân di tản 75, có nhiều người được tạm trú tại đây.

Khi xưa, công ty mình làm việc có thiết kế sửa sang lại căn cứ này. Trại lính thì chán như con gián, chả có gì để vẽ cho đẹp cả. Tên chủ, lái máy bay bà già từ thành phố Fullerton, chở mình đến đây để khỏi mất công lái xe lâu 2.5 tiếng, khiến mình thất kinh, không dám lên máy bay nữa. Hắn mới đậu bằng lái máy bay, lần đầu tiên bay không có huấn luyện viên, cho biết mình là khách đầu tiên khiến mình chới với, chim dế biến mất khi ông ta đáp xuống phi đạo.

Một gia đình Mỹ trắng, mua miếng đất này để xây nhà để ở. Có cột điện chạy ngang miếng đất nhưng công ty điện lực bắt họ phải xây một phần nào của căn nhà tối thiểu 250 sqft thì họ mới câu điện vào đây. Không hiểu làm gì mà không xây được thế là họ phải dùng máy chạy điện Diesel, tốn đâu $800/ tháng. Mình không hiểu rõ vì họ có thể kêu một công ty tư đến, bắt một cột điện tạm thời như ở các công trường khi xây cất, giá rẻ hơn là $800/ tháng.

Nhìn chung thì xung quanh có nhà cửa nhiều, loại chiến đấu, lại nghe thiên hạ làm AirBnB nhiều. Mỗi weekend lấy $700, ngày lễ thì nhiều hơn. Hai vợ chồng chủ miếng đất làm nghề dọn dẹp, sửa chửa các căn nhà dùng cho AirBnB trong vùng được độ $4,000-$5,000/ tháng. Dân ở Los Angeles, Quận Cam, buồn đời, cuối tuần ra đây nhìn trời sa mạc. Đến mùa thì thấy thuỷ quân lục chiến tập trận, bắn đùng đùng. Mình đến đúng trong 5 acres có đúng 4 cây xương rồng.

Vùng này có một căn nhà được mệnh danh là căn nhà vô hình (invisible house) do hai tên nào ở Hồ Ly Vọng, xây rồi nay cho thuê. Hai vợ chồng mua đất nhà của mình làm cho căn nầy.

 https://www.invisible.house/

Đây một cái trailer rồi họ gắn thêm phía sau. Thấy thương người Mỹ sinh ra tại xứ sở này mà lơ bơ như vậy
Trailer thứ 2. Thấy có hai người trẻ độ 19, 18 tuổi, ở nhà không đi học. Cô con gái thì ôm một đứa bé, không biết là con hay là em. Hai vợ chồng đi làm, có ông chú từng làm thợ nước, nay bị thương tích nằm nhà.

Ông chuyên viên địa ốc, biết gia đình này từ lâu, vì lý do gì đó mà mùa dịch đến khiến họ không làm gì cả, xây cất. Ông ta đề nghị mình mua lại miếng đất này, rồi mua một căn nhà trên 2.5 acres ở cạnh Victorville, rồi bán lại cho họ dưới dạng Land Contract. Mỗi tháng họ trả cho mình tiền nhà với 9.5% trong vòng 5 năm rồi tái tài trợ, trả mình hết.

Căn đầu tiên tính mua rồi bán lại cho họ có mấy con heo nhưng chủ nhà cà chớn ra sao, mấy người mướn nhà không trả tiền nên bị ngân hàng xiết nhà. Mình thấy người mướn nhà không trả tiền cả 9 tháng và muốn mình đưa tiền để họ dọn ra nhưng thấy họ có súng ống đủ trò nên hơi ớn, kêu chủ nhà đuổi họ ra thì mới mua. Chủ nhà thiếu tiền thuế địa ốc thành phố, thiếu ngân hàng, hai vợ chồng đang trong thời kỳ ly dị nên bỏ buông luôn nên ngân hàng lấy lại nhà. Có liên lạc với ngân hàng để xem họ bán lại hay không thì không thấy hồi âm.

Ông chuyên viên địa ốc kiếm được một căn nhà khác gần đó nên mình có đến xem tuần rồi với cặp vợ chồng muốn mua. Họ đồng ý nên làm giấy tờ mua. Xem như miếng đất của họ sẽ dùng đặt cọc để mua căn nhà mình sắp mua rồi bán lại và cho họ vay. Căn này thì tương đối khá hơn căn kia nhưng chỉ có một phòng ngủ và một phòng tắm. Lúc đầu chắc mấy đứa bé ngủ trong nhà và tiếp tục ngủ trong mấy trailer rồi tính sau. Để dành tiền xây nới thêm nhà là ổn.

Nếu xét cho đúng thì miếng đất của họ ngon, có giá hơn hơn căn nhà họ muốn mình mua và bán lại cho họ. Hiện tại cả gia đình họ ở trong mấy cái trailer, có nước của thành phố thay vì phải mua nước hàng tháng từ công ty bán nước, chở lại bỏ trong mấy thùng chứa nước cho căn nhà kia. Trong tương lai, họ có thể đào giếng để lấy nước nhưng lại tốn tiền điện bơm nước. Phải làm năng lượng mặt trời.

Nhà đang tính mua để bán lại cho họ
Phía sau, có 2 cái thùng chứa nước, họ có thể gọi công ty bán nước, đem tới đỗ vào thùng, mình đoán độ 1,000 gallon. 

Mình bán nhà, cần mua nhà khác để khỏi đóng thuế nên đồng ý mua rồi bán lại cho họ. Hôm trước chạy lên xem căn nhà mua để bán lại cho họ nhưng lại quên xem miếng đất này nên hôm nay phải chạy lên. Hôm trước đi với đồng chí gái nên lật đật chạy về, vì vợ Chán Mớ Đời xem nhà đất xa xôi. Vợ mình thì thích đi mua sắm, còn mình chỉ thích đi xem nhà đất, đó là sự khác biệt giữa hai vợ chồng. Đồng chí gái chỉ thích xài tiền nên không thấy gì cả, ngồi ngáp ruồi trong khi mình xem đất thì nghĩ cách làm ra tiền từ miếng đất này. Vợ nhìn chưa tới 5 giây đã đòi đi về, hỏi ai mà sống ở đây trong khi cả đại gia đình đến xem căn nhà thì chạy lại cảm ơn mình, đã đồng ý giúp họ. Chán Mớ Đời 

Mình giúp người ta có chỗ ở, tạo dựng chút gì cho tương lai. Thật sự nhiều người muốn xây dựng tương lai nhưng không có người giúp. Khi xưa, mình có mấy người Mỹ giúp đỡ, bán nhà cho vay lại nên có lẻ nay đến phiên mình, giúp lại người Mỹ vừa kiếm tiền hưu trí.

Miếng đất này, mình mua của họ với giá $40,000 cho 5 acres, vùng chỉ xây được 2 căn nhà và 2 cái ADU với SB 9 và SB 10 thì có thể chia thành 4 lô. Xung quanh nhà cửa tươm tất, giá trên $350,000. Mình tính sang năm, không mua được nhà mới thì lấy tiền bán nhà vừa qua để xây 2 cái ADU làm AirBnB, để cho cặp vợ chồng này lo vụ dọn dẹp. Mỗi weekEnd có $700, một tháng được $2,800, trừ chi tiêu còn lại độ $2,000/ tháng.

Căn nhà mình đang mua để bán lại cho họ là $175,000. Họ đặt cọc 2 lô đất này là $40,000, xem như họ nợ $145,000, mình cho họ vay 9.5% trả trong 5 năm. Sau đó thì họ tái tài trợ trả tiền lại cho mình. Mình kêu chủ nhà bán căn $175,000, cho vay lại $20,000 để trong trường hợp, nhà có gì lộn xộn, hư hại thì mình có thể cấn qua số tiền $20,000 để sửa chửa. Bà goá chồng này, có anh bồ mới, kêu dọn qua Arizona, nên không biết đâu mà lần. 

Có thể mình sẽ cho xây một căn nhà làm bằng container ở đây, chồng lên nhau rồi cắt tường gắn cửa sổ, gắn đồ cách nhiệt, cho thuê AirBnB kiếm tiền nhiều hơn là gắn mobile home.

Hoa Kỳ là một nước giàu có. Như các nước khác vẫn có một tầng lớp người Mỹ, nghèo khó. Lý do là giáo dục, huấn luyện từ bé để trở thành một nhân viên trung thành cho các công ty. Không huấn luyện người Mỹ trở thành những người tự lập, phải sống theo đồng lương cố định do chủ trả. Họ quen nghe lời từ chính phủ, công ty điện lực,… điển hình là muốn câu điện vào đất của mình, chỉ cần như ở một công ty găn điện tạm thời cho mấy công trường mới khởi công. Họ chỉ nghe lời công ty điện lực nên phải đóng trên $800 tiền diesel mỗi tháng thay vì chưa tới $100 cho tiền điện.

Đi xem nhà đất xong, mình mời ông chuyên viên địa ốc đi ăn trưa. Nói mình là di dân mà may mắn hơn người Mỹ sinh trưởng tại xứ này. Nay có hai đứa trẻ của gia đình này ở xa tít mù khơi, không biết tương lai sẽ ra sao. Cứ rú rú trong nhà, chơi game. Đúng là nổi buồn không tên. Chán Mớ Đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Giá trả cho nền độc lập

 Đi Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ, Tanzania, Ai Cập và Jordan giúp mình có thời gian, cơ hội nói chuyện với người bản xứ và đọc sách báo về các nước này nhất là các nước dành độc lập sau đệ nhị thế chiến. Có người từ Guyana tự hỏi tại sao quốc gia của họ tương đương với Dubai, có dầu hoả nhưng sau 50 năm độc lập, Dubai, từ một nền kinh tế không đến 3 tỷ mỹ kim, đã tạo dựng một nền kinh tế gần 500 tỷ đôla. 1% lợi tức dầu hoả đóng góp vào GDP, 20% do du lịch, ngoài ra nhờ các dịch vụ, buôn bán nhờ vào hải cảng rộng lớn của xứ này. Dubai được xem là một trong những quốc gia giầu có nhất trên thế giới.

Dubai thường được xem là một làng đánh cá tương tự Guyana, cũng có dầu hoả nhưng sau 50 năm dành độc lập, Dubai trở nên một quốc gia giàu có, trù phú còn Guyana thì te tua. Theo mình thì Dubai, có một ông vua, có đầu óc cấp tiến, muốn cải tiến đất nước nên dễ dãi về các luật Sharia của hồi giáo. Không có nhân công để phát triển đất nước nên họ nhập cảng khối lao động đến từ Ấn Độ, Pakistan, Phi Luật Tân,…thậm chí từ Việt Nam.

Sau đệ nhị thế chiến, các nước âu châu được Hoa Kỳ giúp đỡ qua chương trình Marshall, đã phải nhập cảng nhân công từ các thuộc địa cũ hay Thổ Nhĩ Kỳ như Đức quốc, để phát triển nền kinh tế hậu chiến của họ. Dubai đã phải sử dụng chế độ này, mới thành công. Ngày nay, 90% dân số ở Dubai là người ngoại quốc đến lao động, làm giàu cho xứ sở này.

Khi xưa ở Châu Mỹ, họ phải đem nô lệ từ phi châu đến để giúp kinh tế mấy thuộc địa mới này, nếu không thì châu Mỹ la tinh hay bắc Mỹ không được như ngày nay. Dubai cũng đem người đến làm việc, được cái là họ trả lương hậu hỉ nên thu hút được người tài mà không có đất dụng võ ở xứ họ.

Lịch sử có khuynh hướng lập lại. Nếu như phong trào cực hữu của pháp hay Đức quốc, nói chung ở âu châu lên mạnh. Khi họ nắm chính quyền thì có thể họ sẽ ra các đạo luật như đuổi cổ mấy người Pháp, gốc Việt Nam, ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ,…về xứ như thể vào những năm 1960, người Algerie, đuổi cổ những người sinh trưởng tại Algerie, về Pháp.

Dubai có trên 10 triệu người mà 90% là dân ngoại quốc, đến đây làm việc. Để rồi một vài thế hệ nữa, con cháu những người di dân, ăn vạ ở xứ này thì có biến động chính trị ngay. Trung Cộng đi mướn các khu vực ở các quốc gia bạn, đem người Tàu đến sinh sống, 100 năm sau, biểu họ trả lại đất, có khả thi hay không hay là có cuộc đẫm máu xẩy ra. Chúng ta thấy Hương Cảng ngày nay được Anh quốc trả lại cho Trung Cộng, người Hương Cảng tự xem họ độc lập, không dính dáng gì đến anh Trung Cộng. Trước khi Hoa Kỳ và các nước khác công nhận Trung Cộng là thành viên chính thức của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Người dân Hương Cảng đâu muốn phục tùng Trung Cộng. Xem video trên mạng, thấy người dân Hương Cảng, chửi bới, miệt thị dân từ Trung Cộng sang (Main land)

Họ cho rằng có hai điểm quan trọng của sự phát triển quốc gia: nền chính trị và hệ thống kinh tế. Đọc mấy bài viết của người Tàu từ Trung Cộng, viếng thăm Đài Loan. Họ tự hỏi cùng nói tiếng quan thoại nhưng sao xã hội Đài Loan khác xa với Trung Cộng. Người Đài Loan viếng thăm Trung Cộng thì chắc chắn không muốn trở thành người Hán của Trung Cộng.

Mình có anh bạn tàu, kể về thăm quê ở vùng nào đó trồng trà. Anh ta lên xe lửa cao tốc mà chính phủ Trung Cộng quảng bá, tuyên truyền, hiện đại hơn xe lửa Nhật Bản. 1 tiếng sau, bước ra hành lang, anh ta thấy khạc nhổ của người Tàu ở trên xe lửa đầy, không dám, bước đi nữa. Đi xe lửa thường, người ta mở cửa sổ để khạc ra ngoài, còn cầu tiêu thì khỏi nói. Họ đợi ở ngoài lâu quá nên tè luôn trước cửa. Kinh

Dubai có nền quân chủ chuyên chế trong khi Guyana theo chế độ Dân Chủ tập trung. Nền quân chủ bảo đảm một nền chính trị vững chắc, thuận tiện cho sự làm ăn, đầu tư trong khi Guyana thì nền chính trị lộn xộn, tham nhũng đầy nơi.

Ngày nay 90% dân số tại Dubai là người di dân. Như Hoa Kỳ khi mới được thành lập, họ mua nô lệ từ phi châu, để bảo đảm lực lượng lao động sản xuất cho họ. Nếu không có nô lệ đến từ Phi CHâu thì Hoa Kỳ khó có được sự thịnh vượng như ngày nay. 

Dubai khởi đầu bằng xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại. Sang Dubai thấy phi trường, xa lộ rộng lớn giúp dân chúng di chuyển nhanh chóng. Nội mấy nhà ga nhỏ của các xe điện trên không đủ thấy đẹp. Ông vua của xứ này biết là dầu hoả có đó nhưng sẽ có một ngày sẽ cạn hết nên ông ta dùng dầu hỏa để đầu tư, tạo dựng một nền kinh tế lâu dài, không dựa vào dầu hỏa như các nước lân cận.

Nới lỏng sự khắc khe của luật Sharia của hồi giáo, Dubai cho phép người dân, du khách có thể ăn bận theo tây phương,… khiến các nước láng giềng bị các luật Sharia giam lỏng, buồn chán, chạy qua Dubai để được tự do trong những ngày cuối tuần, mua sắm, ăn chơi. Họ làm ra tiền mà không có gì để giải trí và 5 lần cầu nguyện thường nhật. Dubai trở thành thiên đường của các người giàu có trong khu vực.

Hôm ở Dubai, đồng chí gái thấy mấy bà bản xứ đi trong thương xá, bận toàn đồ đen từ trên xuống dưới, trừ hai con mắt đi nhìn đường mà đi. Đồng chí gái kêu họ chỉ có thể khoe được cái ví LV. Khi ăn họ vén cái màn che mồm lên để bỏ thức ăn vào miệng.

Dubai bắt chước Lý Quang Diệu, đã biến Dubai thành một Tân Gia Ba của Trung Đông, giàu có. Covid đến nhưng quốc gia chỉ đóng cửa có 3 tháng sau đó thì mở cửa cho du khách đến. Nếu không sẽ có bạo loạn. Hình như họ cho dân về lại nước họ mấy tháng.

Sau khi dành lại độc lập từ người Anh quốc, Guyana vẫn tiếp tục kỹ nghệ đánh cá. Năm 2019, kỹ nghệ đánh cá và nuôi cá lên đến 16 tỷ đôla nhưng hôm nay chỉ còn 7.7 tỷ đô la, xuống 52%. Nếu so sánh GDP Guyana với Dubai thì một trời một vược sau 50 năm. Cho thấy chính trị và kinh tế đi đôi với nhau.

Các quốc gia á châu như Tân Gia Ba, Đài LOan và Nam Hàn, Nhật Bản, khởi đầu họ cần một nền chính trị vững chắc để có thể thực hiện các chương trình cải cách kinh tế. Nhất là Đài LOan và Nam Hàn, bị áp lực của Trung Cộng và Bắc Hàn. Do đó họ cần một chính quyền độc tài để thanh lọc các phần tử thân cộng. Sau đó khi nền kinh tế khá rồi, quốc gia có được một giai cấp giàu có thì họ mới nới lỏng nền chính trị và dân chủ hoá xã hội như ngày nay. 

Mình nghe người lớn kể chuyện, có lẻ mật vụ của thời ông Diệm, đàn áp hơn thời đệ nhị Cộng Hoà, khiến bao nhiêu nằm vùng len lỏi vào các cơ quan của chính quyền và quân đội miền nam. Việt Nam Cộng Hoà cho phép đối lập trong quốc hội còn mấy nước như Nam Hàn và Đài Loan, lúc đầu không có sự đối lập.

Có hai thí dụ khác là Ấn Độ và Nigeria, 2 cựu thuộc địa của đế chế Anh quốc. Ấn Độ (dạo ấy có thêm Pakistan và Bangladesh). Khi người anh xâm chiếm hai xứ này, họ đem theo tôn giáo, kỹ thuật, nền hành chính và ngôn ngữ. Người Ấn Độ từ chối chấp nhận trở về đạo của người Anh quốc, ngược lại họ tiếp nhận kỹ thuật và văn hoá của người Anh quốc.

Người Ấn độ bắt chước người Anh quốc uống trà, giúp mẫu quốc làm giàu. Mình có tên bạn gốc Ấn Độ, hắn chửi Anh quốc như gì. Người Ấn Độ học tiếng anh, học đánh Cricket với giấc mơ trở thành người Anh quốc, kẻ cai trị mình. Tương tự người Việt khi xưa, bắt chước kẻ cai trị mình xổ tiếng tây, bận đồ tây, hút thuốc lá tây, học nhảy đầm như đám thực dân cai trị mình. Như vậy, họ tự xem mình thuộc giới cai trị, trưởng giả. Họ muốn tây hoá, tẩy sạch hết căn bản của tố chất việt của họ để được như người da trắng, đô hộ họ. Đó là cái nguy hiểm vì khi đã mất cái bản sắc Việt thì chúng ta sẽ bị lộn xộn, khủng hoảng căn cước, khó có thể tìm được một lối đi cho chính mình, chỉ vay mượn ở ngoại bang. 

Người Nigeria không học kỹ thuật của người Anh quốc, họ lại theo đạo của thực dân truyền giáo, họ sử dụng anh ngữ như ngôn ngữ chính của hành chánh và xã hội. Họ tự bào chửa là có nhiều bộ tộc và phương ngữ, nghe nói đâu trên 300 loại. Người Ấn Độ có trên 2,000 phương ngữ. Anh ngữ được sử dụng khá nhiều vì nhiều bộ tộc không hiểu nhau. Xem phim Ấn Độ, thấy họ phụ đề đủ loại tiếng chính được sử dụng tại xứ này.

Người Anh quốc, trước khi rời bỏ Ấn Độ, đã tìm cách chia 5 xẻ 7 xứ này khiến Ấn Độ và Pakistan, Bangladesh luôn luôn trong tình trạng đối nghịch, khó phát triển hoàn toàn. Theo mình hiểu thì văn hoá ở Ấn Độ còn giữ các giai cấp nên khó phát triển một cách rõ rệt. Kiểu xét lý lịch. Mấy người Ấn Độ, sang Hoa Kỳ, rất thành công, làm lớn trong các công ty Google, Pepsi, …

Nếu chúng ta nhìn bản đồ phi châu, sẽ thấy người tây phương chia cắt một cách vô lý. Họ cứ chia các biên giới theo đường thẳng, bất chấp sự khác biệt văn hoá giữa các vùng. Mình đoán là người tây phương cố tình, để gây xáo trộn, giúp họ làm ngư ông hưởng lợi. Từ khi các nước tây phương bị bắt buộc trao trả nền độc lập, chúng ta thấy chiến tranh, lật đổ đủ trò giữa các nước, bộ lạc với nhau.

Ở Á Châu, ông Lý Quang Diệu đã biết gom góp lại các người khác chủng tộc sinh sống lâu ngày tại hòn đảo này. Người Mã Lai, người Ấn Độ, người Tàu,.. tạo dựng một thể chế khiến mọi giới đều đóng góp, không bị kỳ thị, giúp đất nước này phát triển nhanh. Họ dùng anh ngữ để thống nhất các giống dân với nhau.

Lịch sử cho thấy các nước dành được độc lập thường sử dụng các chương trình do quan thầy thực dân cũ hay theo Liên Xô. Chỉ có những chính quyền vì dân, ít tham nhũng, không bị tây phương bẩy nợ thì mới phát triển nhanh chóng còn thì te tua, mắc nợ ngoại bang, dân tình khốn đốn. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 





Toàn cầu hoá hay nô lệ văn hoá

 Năm nay, sao thiên di chiếu vào cung mệnh của mình nên đi ta bà hơi nhiều. Từ Peru đến Dubai rồi qua Thổ Nhĩ Kỳ, lên đỉnh Kilimanjaro xuống các Kim Tự Tháp ở Ai Cập và Biển chết của Jordan. Chưa kể mấy chuyến đi nội địa ở Bryce Canyon, Zion, Mammoth Lakes hay MOunt Whitney. Tuần tới lại lò mò sang Puerto Rico, rồi tháng 12 lại đi đâu bên Mễ Tây Cơ. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, còn sinh viên tại Pháp, hè thì mình mang ba lô đi chơi khắp âu châu bằng quá giang xe, xe buýt hay xe lửa. Nói chung dạo ấy ảnh hưởng văn hoá của Hoa Kỳ không thấy xuất hiện nhiều, ngoài thiên hạ bận quần bò khiến cô bạn mỹ nói về Hoa Kỳ sẽ mua cổ phiếu Levis. Nước coca thì có thấy nhưng dân địa phương cũng ít uống.

Ngày nay thì dân sở tại mang giày Nike, quần bò, đội cap New York, nghe nhạc Rap, nói chung áo quần hàng hiệu Mỹ nhiều. Chỉ có điện thoại di động thì của Trung Cộng, có lẻ IPhone đắt tiền so với đồng lương của họ. Nói chung đi trên phố mấy xứ này, mình không cảm thấy khác biệt với Hoa Kỳ. 

Ngày nay, đi mấy nước đều thấy thiên hạ uống coca cola đầy, ăn Pizza Domino, Pizza Hút, còn các tiệm MacDonalds, Burger King thì mọc đầy. Sự khác biệt giữa mấy tiệm này ở các xứ này và Hoa Kỳ là dân sở tại xem như nhà hàng xịn, rất trân trọng, tiệm ăn trang hoàng hoành tráng hơn bên mỹ. Ở Cali, gần nhà có mấy tiệm Pizza Hut hay Domino, nhỏ xíu. Người dân gọi điện thoại đặt thức ăn rồi 15 phút sau ghé lại lấy hay kêu họ mang tới nhà. Ngược lại ở các xứ mình thăm viếng thì trang hoàng đẹp như thể ở Hoa Kỳ, vào tiệm ăn sang trọng.

Cho thấy sự toàn cầu hoá, khiến người dân các nước trên thế giới ăn uống như người Mỹ vô hình trung văn hoá ẩm thực mỹ đã toàn cầu hoá thế giới. Nghe nói tiệm ăn MacDonalds ở Champs Elysees, đông khách nhất xứ pháp. Khi xưa, bộ trưởng văn hoá của pháp, ông Jacques Lang kêu gọi chống lại sự hãm hiếp của văn hoá tư bản đang dãy chết. Kêu gọi cấm không được sử dụng từ ngữ anh ngữ trong sách báo Pháp.

Ngày nay, cháu mình ở pháp làm nhạc, viết bằng tiếng anh. Chán Mớ Đời 

Tiệm ăn Burger King trên đại lộ chính ở Istanbul. Bên trong rất sang trọng, chỉ ghé vào xem rồi đi ra

Lâu lâu mình có nghe hội thoại các chương trình tại Việt Nam thì khám phá ra người Việt tại Việt Nam, đúng hơn giới tinh hoa của Việt Nam, sử dụng tiếng anh rất nhiều trong câu chuyện của họ, trong khi mình thì tìm cách học thêm ngữ vựng Việt Nam. Tương tự thế hệ đi trước mình khi xưa, theo tây học, nói chuyện toàn xổ tiếng tây. Moi và Toi ỏm cù tỏi như moi đi xe lửa moi leo lên đầu toi, moi đái trên đầu toi,…

Dưới thời Pháp thuộc, các giới trí thức Việt Nam bắt chước văn hoá của kẻ đô hộ mình, học nhảy đầm, đọc sách tây, muốn bắt chước sống như người Pháp. Ngày nay tương tự, người Việt cũng nhảy đầm như khẳng định mình thuộc thành phần trí thức, trưởng giả. Nói chung người Việt tại Bolsa, không có gì để tiêu khiển, giải trí vào cuối tuần. Người Mỹ thì họ đi nghe nhạc ở hý viện, xem Opera, xem kịch,…nhưng không hợp khẩu với người Việt tỵ nạn. Khi xưa ở Pháp, nhảy đầm thường dành cho ngừoi bình dân mà họ gọi Bal Populaire khi có lễ ăn mừng cách mạng, 14 juillet nhưng người Việt mình lại đôn lên thành một loại tiêu khiển của giới trưởng giả.

Trong sự bành trướng của văn hoá mỹ, các nước e ngại, nhất là các nước độc tài. Họ đang tìm cách chống lại sự bành trướng của nền văn hoá mỹ tại quốc gia của họ. Như trong phim “invasion of the Body Snatchers", các người hành tinh kiểm soát và chế ngự cơ thể và bộ óc của con người trên địa cầu.

Các trí thức cho rằng sự mỹ hoá dưới dạng một văn hoá đế quốc như dưới thời đại La Hy, mà các công ty như Sony, Seagram, Bertelsmann,.. tuy không phải là công ty Mỹ, vẫn tiếp tục quảng bá các hình thức văn hoá của Mỹ.

Mình mở đài truyền hình địa phương để xem, thấy toàn là phim của Hồ Ly Vọng sản xuất. Khi xưa, ở Việt Nam, mình thích xem phim tây hay mỹ còn phim Việt Nam thì ít, người lớn chê phim Việt Nam, đồ lô-can. Mình nhớ ở Ma-rốc thấy dân tình mê BAy Watch hay khi xưa ở Pháp, người Pháp mê phim bộ Charlies’ Angels, Dallas. Báo chí trong tuần cứ hỏi về JR hay cô đào Fawcett.

Ngược lại người ta nhận thấy sự mỹ hoá, giúp người dân bản địa có tinh thần khai phóng, yêu văn hoá, tinh thần chống bạo quyền của văn hoá mỹ, bắt nguồn từ thời nước mỹ vẫn còn là thuộc địa của đế chế Anh quốc. Họ cho biết vào những năm 1950 của thế kỷ trước, văn hoá mỹ đã gây ảnh hưởng lớn cho giới trẻ tại Tây Đức, Pháp quốc,…đã giúp dân chủ hoá chính trị nước họ sau thế chiến. 

Tổng thống De Gaulle, sau khi bị ám sát hụt bởi nhóm OAS, đã cầm quyền rất cứng rắn, bỏ tù hết mấy ông tướng tá hay ai chống ông ta, khiến giới trẻ nổi loạn mà ngày nay người Pháp hay gọi Mai 68. Giới trẻ tại Hoa Kỳ, chống lại chiến tranh Việt Nam, bạo loạn, đốt giấy gọi nhập ngủ hay trốn qua Gia-nã-đại, tương tự ngày nay thanh niên Nga chống lại lệnh động viên của Putin, một số bỏ chạy qua các nước lân cận. Tương tự giới trẻ tại Nam Hàn và Đài Loan hay các nước Nam Mỹ, nổi loạn biểu tình chống lại chính quyền quân phiệt, giúp được sự dân chủ hoá đất nước họ.

Các chương trình như Simpsons đã giúp củng cố nền văn hoá mỹ trên thế giới với tinh thần chống lại quyền lực của chính phủ. Họ có thể chế nhạo tổng thống hay bộ trưởng, dân biểu,…biểu tượng của quyền lực. Mỗi thứ 7, mình đều xem chương trình Saturday Night Live, họ chế diễu các chính trị gia, tổng thống, đủ trò.

Văn hoá là một vũ khí rất nguy hiểm cho các chính quyền độc tài. Mình nhớ có xem cuốn phim Lỗ Ma ni, nói về một cô thuyết minh các phim mỹ và tây phương được đem lậu vào xứ này trong thời gian cầm quyền của Ceauscescu. Người dân trả tiền để xem lén tại nhà ai trong chung cư. Khi người ta xem các phim cấm thì thấy trong các siêu thị của tư bản dãy chết, thực phẩm để đầy, nhà cửa to lớn, xe cộ nhiều nên họ bắt đầu đặt lại sự thật về tuyên truyền của chính phủ và mất niềm tin và lãnh đạo để sau này họ xử tử hai vợ chồng ông lãnh đạo.

Có một anh gốc Tiệp trong chuyến leo núi Kilimanjaro, kể là bố anh ta, có dịp đi sang tây Đức thì khám phá ra siêu thị đầy nhóc thực phẩm, không phải xếp hàng như ở Praha nên mất niềm tin vào đảng, dù ông ta là đảng viên trung thành từ mấy chục năm qua, luôn luôn phấn đấu để trở thành một đảng viên tốt của xã hội chủ nghĩa.

Trong quá khứ, văn hoá được biểu hiện qua giai cấp ưu tú và giàu sang. Sách vỡ rất đắt, chỉ dành cho các giới quý tộc. Họ gửi con họ vào đại học để ngẩm nghĩ về cuộc đời, học tiếng la tinh hay tiếng Hy Lạp,.. nông dân như mình thì muôn đời, không biết đọc.

Văn hoá đại chúng (popular culture) mà người ta thường nói hay nhạc đại chúng (pop Music) thể hiện một loại văn hoá, xoá bỏ từ từ sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Như phong trào Hippie được xuất phát tại Hoa Kỳ rồi lan tới các nơi trên thế giới, để nói lên giới trẻ chống lại sự sai khiến của nhà cầm quyền, tiêu biểu nhất là đại nhạc hội Woodstocks, tiểu bang New York. Họ kêu gọi không gây chiến tranh, yêu chuộng hoà bình. Trong ánh mắt của chính quyền mỹ hay các nước khác là sự nổi loạn, bất tuân quyền lực của họ là phản động. Như Mai 68, ở âu châu, tạo thành cách mạng văn hoá khiến tổng thống De Gaulle phải ra lệnh cải cách.

Chính quyền lúc nào cũng lo sợ sự bất tuân dân sự của quần chúng. Mình xem trên mạng đăng tải các cuộc biểu tình vì vật giá leo thang tại Đức quốc, Pháp quốc, Hoà Lan, Ý Đại Lợi,…thậm chí nhiều biểu tình chống ủng hộ Ukraine nhưng không được đài truyền hình chính truyền tải. Họ tìm mọi cách để loại trừ như ở Gia-nã-đại, các tài xế xe tải đình công gì đó, chính phủ khoá tài khoản, trương mục của họ trong ngân hàng thế là mấy ông này phải bỏ về.

Trong tương lai chính phủ sẽ không dùng tiền mặt mà chỉ cho sử dụng tiền trên mạng, để kiểm soát quần chúng. Nghe kể ở Trung Cộng, ai mà lộn xộn là không được mua vé xe, máy bay hay thực phẩm, khiến chúng ta sẽ không dám đối kháng lại bạo quyền. Ở tây phương chắc sẽ không như vậy nhưng họ vẫn có thể khoá tài khoản của mình là ngọng.

Cải cách văn hoá thì các sách cổ điển về thi ca không cần thiết nữa như khi mình học trung học, ông tây bà đầm bắt học thuộc lòng các bài thơ của Corneille, Racine, Moliere, dù chả ăn nhập gì đến đời sống cá nhân. Gặp các người trẻ ở mấy nước thăm viếng. Họ hỏi lý do mình muốn thăm viếng xứ họ, mình kể đọc thơ của Homer, nói về các xứ này khiến họ như bò đội nón, vì chưa bao giờ nghe đến thi hào Hy Lạp Homer. Họ chỉ biết Kim Kardashian hay Kay West,… Chán Mớ Đời 

Các tiểu thuyết trở thành văn chương của giới trung lưu, thậm chí các tiểu thuyết được đăng báo thành các feuilleton như Francoise Sagan hay Colette,… văn hoá được bình dân học vụ, quần chúng hoá. Đọc tiểu thuyết dễ hơn đọc Albert Camus. Ở phi trường, vào mấy tiệm sách, chỉ bán tiểu thuyết nhiều, còn sách về thương mại, lèo tèo vài cuốn.

Đầu thế kỷ 20, sự phát triển của văn hoá giải trí như xi nê, ca nhạc kịch, các công viên du chơi như Disneyland, nhạc được phổ biến qua các phương tiện truyền thông như radio và truyền hình, giúp thu hút thêm khán thính giả đến với văn hoá đại chúng, dần dần tạo ra một ngôn ngữ chung cho loài người trên thế giới. Ngày nay với internet, thế giới như được gần lại với nhau, không xa lạ, khác biệt.

Có thể nói văn hoá mỹ là hệ quả đầu tiên của cuộc cách mạng văn hoá đại chúng hiện nay trên thế giới. Hoa Kỳ là một xã hội đa chủng tộc nên gom đủ các chủng tộc trên thế giới và từ từ được mỹ hoá, đúng hơn là tạo dựng một văn hoá đa chủng tộc. Lấy thí dụ nhạc Rock, ảnh hưởng của nhạc người da đen, nhạc country của người Mỹ trắng, hay nhạc Mễ như bản nhạc La Bamba. Họ lấy giai điệu, một bài hát của người Mễ rồi biến tấu lại. Dù là tiếng Mễ nhưng người Mỹ vẫn thích.

Trước 75, có ban nhạc Phượng Hoàng làm nhạc lời việt với sự ảnh hưởng của nhạc Pop Hoa Kỳ hay nhạc sến mà nay người ta gọi nhạc Bolero, cũng bắt nguồn từ nhạc cải cách, ảnh hưởng của nhạc tây phương,…

Một người gốc da vàng được tiếp cận đến nhạc Jazz của người da đen hay một người da trắng có thể nghe nhạc Mariachi và uống Tequila của Mễ. Từ từ các văn hoá của nhiều cộng đồng được gom lại, tạo ra một văn hoá đa chủng tộc.

Có lẻ lý do đó mà văn hoá mỹ được bành trướng dễ dàng tại các nước Âu châu, á châu hay phi châu,…vì có ảnh hưởng bởi các chủng tộc khác nhau, di dân tại Hoa Kỳ.

Nếu chúng ta nhìn văn hoá mỹ được gom lại các nền văn hoá khác nhau của người di dân từ khắp thế giới theo sự phát triển của Hoa Kỳ. Các nước khác muốn phát triển cũng phải mượn các văn hoá khác để tạo ra cho chính mình một văn hoá mới. Phải có sự cọ sát, giao thoa giữa hai nền văn hoá mới tạo ra cái mới.

Điển hình, người Hy Lạp chinh phục, đô hộ người Ai Cập. Họ mạnh về quân sự nhưng về văn hoá thì không bằng người Ai Cập có nền văn minh khá cao, lâu đời hơn. Người Hy Lạp học hỏi nền văn minh của người Ai Cập, để tạo ra nền văn mình HY Lạp gây ảnh hưởng cho thế giới ngày nay. Họ vay mượn kiến trúc Ai Cập để tạo ra những đền thờ kiến trúc tuyệt mỹ mà 3,000 năm sau vẫn là tuyệt tác.

Đến người la mã vay mượn của người Hy Lạp với kỹ thuật của họ đã để lại cho nhân loại biết bao nhiêu công trình tuyệt mỹ. Người âu châu bắt chước người Hy Lạp và La mã để tạo ra các kiến trúc thời Phục Hưng,…và cứ như thế đến ngày nay.

Sự cọ sát các văn hoá đa chủng tại Hoa Kỳ đã kiến tạo ra một văn hoá đại chúng, gây ảnh hưởng trên toàn cầu từ 30 năm qua. Có lẻ các văn hoá tại nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hóa Mỹ nhưng trên thực tế, các nền văn hoá trên thế giới đang tự biến hoá như văn hoá Mỹ mấy chục năm về trước.

Có lẻ lo sợ mất bản sắc hay bị văn hoá mỹ đô hộ nên có nhiều nước đang tìm cách ngăn cản, kiểm duyệt trên mạng. Nguy hiểm nhất là tinh thần bất phục tùng chính quyền mà chúng ta thấy qua Mùa Xuân Ả Rập. Hoa Kỳ còn nhiều quyền lợi nên chưa để các chính quyền thân mỹ rớt đài. Các nhà đầu tư tây phương lo âu nên không dám tiếp tục đầu tư nên Trung Cộng nhảy vào. Mình thấy đâu đâu đều có dấu vết của Trung Cộng như điện thoại Xaomi, xe hơi tàu xuất hiện trên đường phố Ai Cập và Jordan hay Tanzania. Biết đâu một ngày nào đó người Ai Cập sẽ hát nhạc tàu. Văn hoá họ sẽ biến thể vì ảnh hưởng văn hoá người Hán. Mình đọc ở đâu đó, cách đây mấy chục ngàn năm, một số dân từ Ai Cập, đã di dân về đến á châu , nay là Trung Cộng. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 




Người tính không bằng tính người

 Hôm nay, mình đi gặp 2 người con của ông thầy dạy mình mua nhà cửa. Ông này xem như 1 trong những người đỡ đầu của mình. Ông ta dạy mình mỗi thứ 6 khi đi ăn sáng chung và hàng tháng sau buổi họp, ông ta ở lại để dạy những người mới vào nghề như mình. Ông ta mới qua đời trước khi mình đi phi châu.

Ông này có dặn mình là phải chuẩn bị mọi thứ để con cái sau này, không bị phiền hà về tài sản mình để lại. Ông ta lấy thí dụ là mẹ ông ta để lại gia tài cho 3 người con mà không làm di chúc nên ông ta mất 3 năm trời để thu dọn tài sản, đóng thuế tài sản để mỗi người nhận được gần 100,000.

Tấm ảnh này khiến mình rất xúc động

Ông ta muốn hai người con gia nhập nhóm đầu tư địa ốc nhưng đời cha dạy học, đời con đốt sách. Hai người con này mình có gặp 1 hai lần. Nay ông ta qua đời để lại tài sản khá cao hơn 12.06 triệu mà chính phủ cho phép miễn thuế tài sản. Hai người con phải đóng thuế Chán Mớ Đời. Ông ta ly dị. tài sản đều được tạo dựng sau khi chia tay bà mẹ của hai đứa con trai. Cho thấy lập gia đình với người hôn phối rất quan trọng. Bà vợ chỉ thích mua sắm mà lương ông ta rất khiêm nhường với nghề huấn luyện viên thuỷ cầu (Water Polo). Sau khi ly dị thì ông ta mới phát hiện ra cái nghiệp dư mua nhà cho thuê và từ đó tậu được 20 căn nhà. Nhà quận Cam giá trị gần 1 triệu đô nên tài sản ông ta để lại quá số 12.06 triệu cho mỗi người. Nếu ông ta còn lập gia đình thì hai vợ chồng được trừ 24.12 triệu đô la thì hai người con khỏi phải đóng thuế.

Họ liên lạc với mình để bán lại vài căn nhà của ông cha để có tiền đóng thuế. Mình ngạc nhiên hỏi tại sao ông ta không bán cho hai anh nhà trước khi chết như ông Mic, cũng giúp đỡ mình rất nhiều. Hai người con nói là có nói với ông ta nhưng ông ta khư khư không chịu, bạn bè thân cũng nói nhưng ông ta vẫn kiên định không chịu.


Quà từ Ukraine.

Lý do là nếu ông ta bán bớt cho hai người con theo dạng Land Of Contract như ông Mic thì mấy căn nhà sẽ không còn nằm trong tài sản của ông ta, ít hơn 12.06 triệu thì con ông ta không phải lo bán nhà để đóng thuế. Nên nhớ là hai người con phải tìm ra 2 triệu đồng để đóng thuế cho số tài sản trên 12.06 triệu trong vòng 9 tháng sau ngày ông ta qua đời. Số tiền 12.06 triệu sẽ bị giảm lần trong tương lai vì chính phủ cần tiền đóng thuế, để trả cho những chi phí của vụ Covid vừa qua, thậm chí có đại biểu Dân Chủ đòi bỏ và bắt đóng thuế tài sản.

Mình nói bố hai anh dạy tôi là chỉ đặt cọc 10% nhưng nay nể ơn của ông ta đã dạy tôi nên đồng ý đặt cọc 20% còn thì hai anh cho vay lại (carry back). Họ đồng ý nhưng phải đời con của ông Rich Dad của mình, Clyde Wilson, làm nghề appraiser giảm định các căn nhà cho thuê của ông ta thấp hơn giá thị trường trong vòng 6 tháng sau khi ông ta qua đời, mới làm giấy tờ sang tên và đặt cọc tiền. Mình cũng có 6 tháng để làm 1031 exchange nên ok.

Hai tuần nữa mình sẽ bay qua Puerto Rico, học mấy ông luật sư, về mấy vụ này 1 tuần. Trên đường về, chắc sẽ ghé Houston thăm anh bạn hàng xóm khi xưa, bị đôn quân sau mùa hè đỏ lửa, mới liên lạc được năm nay.

Cho thấy chúng ta có khôn ngoan, tính toán nhưng khi về già, đau ốm, đầu óc không còn sáng suốt để nhận định vấn đề hay sức khoẻ để làm tiếp. Ông ta có kể cho mình vài năm trước khi qua đời là đau, nhất là ngủ không được, phải uống thuốc an thần. Do đó muốn chắc ăn thì nên làm khi mình còn minh mẫn, chưa đau nhức. Không ai biết mình trả nhớ về không khi nào, nhất là sức khoẻ làm chúng ta mất sức, ý chí phấn đấu. Mình có tài liệu của ông ta đưa đẻ làm cho việc hậu sự. Đã viết xuống như ông ta dạy.

Mua nhà của hai ông con thì mình được cái lợi là họ cho vay lại, sẽ đóng thuế điền trạch ít hơn vì ông bố đã bỏ trong Land Trust, mình chỉ đổi tên thành Successor Trustee là xong chuyện, vẫn tiếp tục đóng thuế như ông ta. Rẻ hơn nhiều.

Mình còn bị jetlag nên chạy về nhà ngủ một giấc đến khi đồng chí gái về kêu đi ăn sinh nhật một chị bạn từ Ukraine sang. Chồng chị ta thuộc hạt giống đỏ, được du học tại trường bách khoa Kiev, rồi ở lại sau khi Liên Xô sụp đỗ. Làm ăn khá giả nên về Việt Nam cưới chị ta, đưa sang Ukraine. Gia đình chị này khá giả ở Ukraine nhưng rồi theo dạng đầu tư EB-5 qua Hoa Kỳ nhưng vẫn đi đi về về Ukraine vì còn cơ sở làm ăn tại đây.

Chị ta kể là khi còn ở Ukraine thì có mướn 2 đầu bếp ở nhà; 1 đem từ Việt Nam sang và một là người U, nên học nấu ăn. Hôm qua chị ta đãi toàn là thức ăn U. Lần đầu tiên được ăn món crepe cuốn caviar, ăn rất đỉnh. Có anh cũng du sinh tại Ukraine, mình có gặp một lần, lấy vợ U, trẻ hơn đâu 15 tuổi, 3 con. Sau 2014, Bác Putin buồn đời, đánh chiếm phần đất Ukraine nên anh ta bắt chước một số đàn anh khác, chạy qua Hoa Kỳ. Nay làm nghề mua nhà cũ, sửa chửa lại rồi bán. Khá thành công.

Có một cặp vợ chồng từ Nga chạy qua mỹ. Thiên hạ tếu kêu đây là kẻ thù của người U. Anh này mình có kể rồi, có nhà máy làm xì dầu bên Nga, có đến 600 nhân công. Cũng đi đi về về xứ bác Putin.  

Ăn xong thì có màn hát hò. Một anh bạn đã từng đi tù Việt Cộng sau 75, vượt biển hát một bản nhạc, mình có nghe trên YouTube vài lần, nói về tình yêu của bộ đội, được một anh bộ đội ở tù chung dạy, sau đó anh ta hát một bản tình ca của lính Việt Nam Cộng Hoà. Anh ta giải thích cho cô vợ người U nhưng khá phức tạp cho cô ta. Trước khi về, mọi người yêu cầu anh ta hát thêm một bài. Anh ta hát bài “những dòng sông chia rẽ” của Phạm Duy trong Trường Ca Mẹ Việt Nam.

 https://youtu.be/3yvHVlXfXjs

Bài này mình nghe lần cuối lâu rồi do ban nhạc Ngàn Khơi thực hiện. Khá cảm động.

Nước đi là nước không về 
Chia đôi dòng nước chia lìa dòng sông 
Chia đôi bên bờ bến lạnh lùng 
Cho Ngưu Lang và Chức Nữ ngại ngùng 
Chia đôi dòng sông Thương 
Nước bên đục bên trong 
Nước ân tình đổi thành ra nước căm hờn.

Chia sông Gianh phân tranh mộng đồ vương 
Chia con sông Bến Hải buồn thương 
Nước yên vui từ nguồn 
Bỗng gây nên điều buồn 
Dòng lệ tuôn thành sông không có linh hồn 

Chia anh em vì quên tiếng gia đình 
Chia tay chân và cắt đứt ngang mình 
Chia thân hình yêu thương 
Cắt da thịt chia xương 
Trái tim buồn còn hằn in vết thương lòng 

Sông tang thương trôi nghiêng nhịp cầu sương 
Cho thê lương điếm cỏ Hiền Lương 
Nước sông trôi bềnh bồng 
Thiếu bao nhiêu mặn nồng 
Vì dòng sông, dòng sông chia rẽ đôi đường 

Lũ con lạc lối đường xa 
Có con nào nhớ Mẹ ta thì về. 

Ai nghe đều cảm động, xót xa cho thân phận người Việt bị chia rẽ bởi cuộc chiến uỷ nhiệm, đánh cho Tàu, cho Liên Xô và cho Mỹ, để rồi 2 bên chạy sang Hoa Kỳ sinh sống mới “Có con nào nhớ Mẹ ta thì về”. Nay ở Hoa Kỳ, hai bên mới có cơ hội gặp nhau ăn uống, nói chuyện với nhau tỏng tinh thần người Việt, nạn nhân của ngừoi ngoại quốc, để ngậm ngùi cho thân phân nô lệ da vàng như Phạm Duy đã viết đây “Lũ con lạc lối đường xa, có con nào nhớ Mẹ ta thì về”.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nữa đời hương phấn

 Hôm trước, đi Seminar, có tên bạn tàu, đặt mua thức ăn tàu đem lại khách sạn, để mời ông Rich Dad ăn trưa với hai đứa con của hắn. Ông ta nổi hứng không chịu ăn với gia đình hắn, lại muốn ngồi nói chuyện với mình. Không ngờ đó là buổi ăn cuối cùng với ông ta. Ông ta qua đời sau đó vài tuần. Mình nói thằng con đi ăn với mấy người học chung, để học hỏi ở họ. Cứ lẩn quẩn với bố thì không biết gì ngoài bố. Mình không ăn trưa, chiều học xong, đi ăn với đồng chí gái. 

Vợ ông Rich Dad, đi lấy thức ăn tàu về cho mình ăn chung với ông Rich Dad. Ăn thấy ngon, mấy món xíu mại, há cảo nên mình hỏi hắn mua ở tiệm nào. Hắn cho biết tiệm ở Costa Mesa nên qua hôm sau, mình chở đồng chí gái đi ăn.

Đến nơi thì mụ vợ kêu đã ăn ở tiệm này rồi, với cô cháu. Đồng chí gái có cô cháu rất thành công, cô ta đưa một thẻ tín dụng cho ông bố, để ông bố xài líp ba ga. Ngày nào mà con mình cho mình cái thẻ tín dụng như mình đưa cho nó, khi đi học xài chắc vui. Đồng chí gái có một người cháu khác, chả học đại học gì cả, mở công ty bán đồ gắp kít chó khi dẫn chó đi bộ. Buồn buồn có người mua 8, 9 triệu gì đó khiến nó bây giờ thất nghiệp ở tuổi 30. Đang mò mò xem có ý gì hay để kinh doanh.

Chuyện tình ở xứ 1001 đêm

Mình thuộc loại trùm sò nên ăn các quán bình dân cả đời, còn mụ vợ thuộc dòng Tôn Thất nên thích đi ăn mấy chỗ này. Vào ăn thì thấy chả có gì đặc sắc cả, ngoài khung cảnh sạch sẽ hơn Bolsa. Có lẻ khi ăn thức ăn của tên bạn tàu, có mùi trầm hương, hiệu lá bồ đề nên thấy ngon, còn khi trả tiền khá cao thì cái lưỡi của mình thấy khác khác, hơi đắng đắng, tiếc tiền. Tính mình lạ lắm, ăn cơm của người ta mời thì thấy ngon, còn ăn cơm mình nấu thì Chán Mớ Đời.

Ăn xong, mụ vợ kêu đi bộ cho tiêu cơm nên mình đi theo. Mụ kêu đứng đây, để mụ đi vòng vòng xem thời trang. Mình đứng xớ rớ, đọc tin tức nhà cửa rao bán, đợi vợ như mấy tên đàn ông khác, ngồi ghế, hát anh còn nợ tiền em shopping tháng trước chưa trả, anh còn nợ, anh còn nợ,… trong các khu mua sắm, như Costa Mesa, họ để mấy cái ghế cho mấy ông chồng ngồi ngáp ruồi khi mấy bà đi mua sắm.

Đợi cả tiếng, mụ vợ đi ra rồi kêu từ ngày anh bán miếng đất, đi vào Louis Vuiton, em không sợ nữa, rất bình tỉnh, mặt vênh váo lên như bộ đội vào Sàigòn. Đi Ý Đại Lợi, đồng chí gái kêu con gái vào tiệm Gucci, giống anh không sợ gì cả, hỏi đủ thứ trò, trong khi đồng chí gái từ ngày lấy mình, không tiền nên cứ lo ngay ngáy, chỉ mua áo quần ở Tj Max, khi hạ giá. Louis Vuiton mình có mua cái ví ở cửa hàng trên đại lộ Champs Elysees tại Paris cho mụ vợ, một cái khác Gucci khi đi Ý Đại Lợi nhưng lấy mình nên cô nàng sợ không dám xài, nay con gái cưỡng chế luôn. Lấy chồng nông dân nên sau 30 năm, bị nông dân hoá.

Nghe vợ nói khiến mình thương mụ vợ, phải chịu đựng nữa đời hương phấn từ ngày đăng ký quản lý đời mình. Nói cho ngay sống với mình rất khó. Đồng chí gái làm việc cật lực, cả năm để cuối năm lãnh tiền thưởng lao động vinh quang. Cô nàng vừa báo, nói để mua cái này sắm cái kia thì mình lấy tiền mua nhà cho thuê nên cô nàng chửi hoài. Vợ chồng tích góp mấy chục năm qua, nay mới sống nơi nới ra một chút. Suy thoái kinh tế sắp đến nên cũng chưa biết ra sao.

Có lần mụ vợ kể là lý do quyết định đong gạo thổi cơm với mình, vì có lần đi chơi với mình, thấy một tiệm ăn sang trọng, muốn vào ăn để xem có ngon hay không nhưng lại sợ họ không cho vào, không bận quần áo đàng hoàng. Đi với mình chỉ ăn phở gà, hay Pollo Loco. Ớn quá, không có lãng mạn chi cả. Mình kêu sợ thằng Tây nào, rồi kéo cửa bước vào. Món ăn âu châu thì mình rành nên giải thích cho cô nàng. Cô nàng chọn món Paella của Tây Ban Nha, ăn ngon nhớ đời nên quyết định lấy mình. Mình chả sợ ai hết, nhất là tây mỹ da trắng, mình chửi ráo hết. Mình rất sợ đụng chạm với người Việt nhưng gặp tây thì mình không sợ. Ai chửi mình trên mạng, mình cũng không muốn dây dưa với bò đỏ, bò vàng nhưng trên mấy trang của người Mỹ, người Pháp thì mình chửi búa xua la mua hết. Khôn Tây dại Việt. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đi học, có thầy Nguyễn Thạc, đánh đàn tây ban cầm rất chiến đấu, ngang ngửa với ông Đổ Đình Phương. Có hôm trong lớp, có tên nào xổ một câu tiếng tây khi thầy đang viết trên bảng. Tên này học Yersin qua nên hay xổ tiếng tây khiến thầy nổi khùng lên. Kêu ra đường gặp tây thì câm họng, quơ tay quơ chân nhưng gặp người Việt thì xổ tiếng tây bồi. Gặp tây phải mạnh dạn, nói tiếng tây không sợ, gặp người Việt thì nói tiếng Việt. Từ đó thấm vào đầu mình, qua tây là mình cãi lộn mệt thở với tây đầm. Gặp người Việt thì chả muốn tranh luận. Vì văn hoá biết bố mày là ai?

Mình kể cho thằng con đi kiếm vợ thì chơi trò như mình, cho đồng chí gái ăn toàn là Pollo Loco, mua 12 miếng cho đồng chí gái ăn mệt thở. Đi chơi với đồng chí gái trong thời gian đả thông tư tưởng, xét lý lịch trích ngang, trích dọc, mình đưa vào mấy quán như Pollo loco, MAc Donalds, vì có giữ mấy coupon “mua 1 tặng 1”. Phụ nữ mà nhất trí ăn quán nghèo thì nên lấy, còn mấy cô cứ đòi vào mấy tiệm sang thì không nên lấy. Họ thuộc loại tiêu tiền, sau này sẽ bỏ con, theo thằng khác có tiền nhiều hơn. Còn không thì con làm nô lệ đi cày trả nợ cho nó sắm đồ cả đời. 

Trước khi phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái, mình có quen mấy cô, toàn là dân thích đi ăn tiệm ngon, mua sắm loại chiến đấu, trả tiền nhà cho họ rồi cho gia đình họ, phải trả tiền mệt thở, đến khi thấy nợ thẻ tín dụng ngập đầu thì bỏ chạy mất dép chim về núi Nhạn, công viên ghế đá.

Mua 6 miếng gà, được tặng 6 miếng, đem ra biển ngồi gặm đùi gà. Không gì lãng mạn hơn. Nay mụ vợ cũng thích ra biển ăn nhưng ngồi có ghế đàng hoàng. Chỗ tiệm Lemonade ở Huntington Beach, có một chỗ có bàn ghế ngoài trời, ăn thoải mái, không đắt lắm.

Đồng chí gái lấy mình, suốt 30 năm mới hết mặc cảm nghèo. Họ hàng, bạn bè vợ chê mình như hủi, đi ăn kỵ, chả ai thèm nói chuyện, ngược lại mấy ông rể kỹ sư, bác sĩ thì được chăm sóc kỹ càng. Có lẻ đồng chí gái bị mặc cảm không bằng bạn bè, họ hàng về cung phu. Mình thì không để ý lắm vì thuộc dạng Anticonformist. Ai làm gì mình chả để ý. Mỗi người có một số phận, không nên phân bì hay so sánh. Nếu ai cũng giống ai thì không ai muốn làm cách mạng cả. 

Mình nhớ trong thời gian đả thông tư tưởng, duyệt xét lý lịch ngang dọc, đồng chí gái dẫn mình đến giới thiệu 1 ông anh họ. ông này, bác sĩ, chả thèm nói chuyện với mình, nói trước mặt mình để tao giới thiệu mi một ông bác sĩ. Đám cưới mình, ông ta không tham dự dù là anh em bạn dì. Kỵ giỗ gì, gặp mình không thèm nói chuyện.

Được cái là sau này, đồng chí gái ngạc nhiên thấy ông ta đến bắt tay mình, nói chuyện ân cần như kẻ thân tình, lâu năm gặp lại. Hỏi mình ông ta nói gì, mình cũng chả nhớ vì lo ăn bún bò, bánh nậm. U chau u chau cay hè. Mình khi vào đám đông thì chỉ ngồi yên, hóng chuyện thiên hạ, rất chánh niệm khi ăn nên chả để ý gì thiên hạ. Ai không thích mình thì mình tránh để họ khỏi mất công. Đóng kịch, xã giao nói chuyện với mình.

Bạn bè họ hàng đồng chí gái không ai thích mình cả. Bạn thì kêu mình thằng cốt cách nông dân, họ hàng thì kêu thằng nghèo nhưng không hiểu sao đồng chí gái vẫn kiên định lập trường, đạo đức cách mạng, không nghe lời của thế lực thù địch, phản động chọn mình làm đày tớ nhân dân. Rồi đồng chí gái đề xuất một kiến nghị, báo cáo khẩn trương với bố mẹ mình ở Việt Nam, ra city hall đăng ký quản lý đời anh, thề sông có cạn núi có mòn, song mối tình hữu nghị của đôi ta đời đời bền vững vì được bố mẹ vợ chấm.

 Ông bố vợ thì thích nói tiếng tây với mình, còn mẹ vợ thì nghe mình nói giọng Huế nên bà cụ mừng, có thằng rể đồng hương. Bình thường mình nói giọng Đà Lạt, gặp người miền nào thì mình nói giọng miền đó. Tự nhiên như vậy, không hiểu lý do. Tương tự, gặp Mễ mình nói tiếng Mễ, gặp Tây nói tây như hôm kia có ông Ý Đại Lợi ghé nhà thì nói tiếng ý. Cái đầu mình lạ lắm. Chắc thuộc gia đình thuần nông.

Nghèo nhưng cũng đi được Nam Cực đầu năm nay. Hôm kia đi ăn sinh nhật mấy người bạn, nha sĩ và bác sĩ, nghe họ than là không đi chơi được vì làm 3 ngày đầu của mỗi tuần để trả chi phí cho văn phòng. Thấy họ giàu có nhưng lại không đi giang hồ được.

30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày, nay về hưu, thong dong ở nhà làm vườn, đồng chí gái dạo này kêu không đi chơi với mình thì lỗ. Khi xưa, đi đâu cũng phải đợi mụ vợ rảnh. Mụ cứ kêu bận việc nên mình cứ đi một mình, khiến mụ Chán Mớ Đời, về hưu để đi chơi với mình. Lý do là mình không thể đợi đồng chí gái về hưu mới đi chơi, lúc đó thì sụm bà chè, không đi chỉ có lết.

Hôm kia, đưa mình ra phi trường, đi phi châu leo núi Kilimanjaro, đồng chí gái ôm mình, mi cứ như tây đầm. Thấy lạ! Thường thì như người Việt, chỉ chào vài câu. Dạo này, mụ vợ hát nhạc Bolero nhiều nên có vẻ hơi bị đầm hoá. 2 tuần nữa sẽ gặp mụ vợ tại phi trường Istambul, để bay qua Ai Cập đi chơi hai tuần.

Tuần trước tổ chức ngày từ mẫu cho đồng chí gái với mấy đứa con. Làm sớm để cuối tuần này khỏi phải đợi chờ khi đi ăn tiệm.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn