Showing posts with label Đầu tư. Show all posts
Showing posts with label Đầu tư. Show all posts

Đội tuyển tây đen bất đắc dĩ

 Vậy là xong. Không phải xem đá banh nữa. Trận chung kết năm nay quá đỉnh. Tưởng là xong khi Á Căn Đình dẫn 2-0, ai ngờ đội tuyển Pháp mà mình là cổ động viên, gỡ huề như Hoà Lan, rồi đưa đến đá luân lưu. Vẫn giữ sổ thông hành Pháp.

Đội tuyển pháp trong hiệp 2, thấy toàn là mấy ông tây đen, ngoại trừ thủ môn khiến thiên hạ kêu đội tây đen. Nhiều người kêu toàn là tây đen đá cho nước pháp nhưng ít ai hiểu lý do.

Cầu thủ Mbappe sinh tại Paris, bố là gốc Cameroon và mẹ là Algérie, đá cho đội tuyển pháp

Cầu thủ Kylian Mbappe, sinh tại Paris, đoạt giải chân vàng có ông bố gốc xứ Cameroon và bà mẹ gốc Algerie. Ông bố tuyên bố đâu 4 năm trước khi con ông ta đoạt chức vô địch thế giới với đội tuyển Pháp. Ổng ta muốn con trai đá cho đội tuyển Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng khi liên lạc với tổng hội túc cầu xứ Cameroon, họ đòi tiền lại quả nhưng ông ta không có nên khi đội tuyển Pháp gọi, không đòi tiền thì ông chấp nhận.

Nay xứ này kêu gọi khúc ruột ngàn dậm nhưng ông Mbappe con từ chối, kêu “Je suis Français”. Thế là mình dân Cameroon ném đá kêu mất gốc. Chán Mớ Đời 

Tương tự cầu thủ Breel Embolo của đội tuyển Thuỵ Sĩ, cũng gốc Cameroon, bằng một đường phản động đã tung lưới đội Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng thay vì chạy như điên, ông ta chỉ dơ tay lên (xem hình) trong khi các cầu thủ Thuỵ Sĩ reo mừng chạy như điên khùng, chạy lại ôm cổ ông ta. Bàn đá lọt lưới phản động, phản quốc khiến người dân Cameroon, muốn đến nhà gia đình của ông ta ở Cameroon để đốt. 

Bà mẹ của ông ta lên tiếng, để con tôi yên, Thuỵ Sĩ huấn luyện con tôi, còn muốn đá cho đội tuyển Cameroon, phải chi tiền cho mấy cán bộ điều hành. Cameroon chỉ muốn đòi tiền mãi lộ để được đá cho xứ này. Cứ như được ban phát một đặc ân để đá cho đội tuyển nên phải chạy tiền. Không biết bao nhiêu cầu thủ của đội tuyển xứ này phải trả tiền cho mấy cán bộ bóng đá.

Cầu thủ Embolo, gốc Cameroon nhưng lại đá cho đội tuyển Thuỵ Sĩ, không dám reo mừng theo phép lịch sự của đá banh, không reo mừng khi đá lọt lưới đội mà mình từng đầu quân.

Tham nhũng lan tràn tại các đội tuyển phi châu. Nhớ mấy năm trước, các giới thẩm quyền của đội tuyển phi châu, không trả tiền cho cầu thủ khiến họ phải làm reo khiến bộ trưởng phải bay đến với Vali tiền để trả cho họ, nếu không cầu thủ không tập dợt hay ra sân cỏ. Nếu họ thắng thì các quan lớn bỏ túi hết tiền thưởng. Năm nay các đội phi châu đá Chán Mớ Đời, chỉ có đội Ma-rốc là làm nên cháo, nhờ rất nhiều cầu thủ sinh tại Âu châu, đá cho các câu lạc bộ nổi tiếng.

Cũng nên nhắc sự thành công của đội Ma-rốc không phải bà rá mà do sự đầu tư lâu ngày của xứ này vào túc cầu. Năm 2007, nghĩa là 15 năm về trước, vua Mohammed VI, chi đâu 15 triệu đô la để thành lập một trung tâm huấn luyện, đào tạo cầu thủ túc cầu xứ này với sự trợ giúp kỹ thuật của câu lạc bộ Lyon, Pháp quốc. Mục đích để đào tạo một thế hệ tương lai túc cầu cho Ma-rốc. Các cầu thủ trẻ xuất thân từ các trường huấn luyện của xứ này, được các đội tuyển Âu châu chú ý, mua. Năm nay, Xứ Ma-rốc này đã có tết vì đã vào bán kết, là quốc gia phi châu đầu tiên đứng thứ 4 trên thế giới, có rất nhiều người hâm mộ, ủng hộ.

Mình nhớ ông Guillou, cựu cầu thủ của đội tuyển pháp và huấn luyện viên của đội tuyển Nice, đã đề nghị tổng hội túc cầu pháp, cho ông ta mở các trung tâm huấn luyện túc cầu ở phi châu nhằm đào tạo các cầu thủ vùng này để đá cho câu lạc bộ tại pháp, để câu khán giả phi châu. Không ngờ 40 năm sau, Phi châu sản xuất các cầu thủ rất giỏi, đá cho câu lạc bộ Âu châu.

Cầu thủ Timothy Leah, đá lọt lưới cho đội Hoa Kỳ tỏng trận tranh với đội tuyển Wales, là con trai của tổn thống xứ Liberia. Bố cậu ta từng là cầu thủ nổi tiếng của xứ Liberia, đá cho đội Milan ngày xưa. Sau nhường tiếng tăm của đời cầu thủ, ông ta đắc cử tổng thống nhưng người con trai sinh và lớn lên tại Hoa Kỳ nên muốn đá cho hội tuyển của Hoa Kỳ.

Trước đây, dưới thời huấn luyện viên Klinsman, túc cầu của Hoa Kỳ còn yếu vì mới được thương mại hoá sau giải túc cầu năm 1994 nên Hoa Kỳ đi tìm các cầu thủ bên Đức quốc, có bố mẹ là người Mỹ. Các cầu thủ này hạng B, khó có khả năng đá cho đội tuyển Đức quốc nên đầu quân cho đội tuyển Hoa Kỳ, nhiều người chả biết tiếng Mỹ. Nay nhờ các trung tâm huấn luyện toàn quốc nhất là trung tâm ở Florida của nhà quảng cáo nên Hoa Kỳ sản xuất cầu thủ đá cho các đội bóng Âu châu.

Người Mỹ lấy chất xám trí tuệ của thế giới còn Âu châu thích lấy chất đen của Phi Châu để đá banh cho họ xem như đế chế la mã khi xưa, tìm kiếm, huấn luyện các tay giác đấu để mua vui cho nhân dân quên đi sự đóng thuế.

Ma-rốc có tầm nhìn xa, không cầu mong các Thánh Gióng túc cầu, xuất hiện để giúp quốc gia họ đoạt giải vô địch túc cầu. Còn tham nhũng tại các quốc gia phi châu thì đừng mong thành vô địch dù họ có thể có nhiều cầu thủ giỏi tương tự các chế độ có chế độ xét lý lịch thì không bao giờ có hiền tài để giúp đất nước phát triển cho kịp thế giới.

Mình nhớ có đọc bài phỏng vấn một cầu thủ trẻ đang lên của Lỗ Ma Ni, có ông bố người Việt và bà mẹ người lỗ ma ni. Ông ta kêu sẽ đá cho Lỗ Ma ni, còn Việt Nam thì không. Trong đội tuyển Nhật Bản, có câu thủ họ Doan khiến mình tưởng sau đọc tên theo chữ Nhật thì Chán Mớ Đời 

Nếu các nước phi châu không bỏ tính cách tham nhũng, chú tâm đến sự ích lợi quốc gia, thay vì quyền lợi cá nhân thì sẽ không bao giờ đoạt giải túc cầu thế giới hay bất cứ điều gì khác. Kỳ này, không có đội tuyển Côte d’Ivoire nên không thấy vụ cầu thủ làm reo, đòi trả tiền. 

Nghe nói năm nay vô địch thế giới sẽ được lãnh đâu trên 400 triệu đô la chưa kể tiền quảng cáo sau này. Chưa kể là thường sau khi đoạt giải vô địch thì GDP lên vì các nước khác mua đồ của nước vô địch. Mình nhớ năm 1982, Ý Đại Lợi vô địch, mình đi chơi ở xứ này cả 3 tháng, có bản nhạc nổi tiếng, nghe suốt mùa hè L’italiano. 2 tuần nữa mình sẽ viếng thăm Chí Lợi và Á Căn Đình, tha hồ nghe thiên hạ ca tụng Messi dù lạm phát lên trên 100%.

4 năm tới giải vô địch sẽ được 3 nước bắc Mỹ tổ chức chung, mình sẽ cố nhớ, mua vé xem trận chung kết. Hy vọng ở Los Angeles.

Sau đây là danh sách các cầu thủ gốc phi châu đá cho đội tuyển Âu châu. 

ANGOLA
William Carvalho (Portugal),
Blaise Matuidi (France)
CAMEROUN
Breel Embolo (Switzerland),
François Moubandje (Switzerland),
Samuel Umtiti (France)
CAPE VERDE
Eliseu (Portugal),
Gelson Fernandez (Switzerland),
João Mário (Portugal),
Nani (Portugal),
Renato Sanches (Portugal)
IVORY COAST
Johan Djourou (Switzerland),
Jonathan Tah (Germany)
EGYPT
Stephan El Shaarawy (Italy)
ETHIOPIA
Theodor Gebre Selassie (Czech Rep)
GHANA
Jérôme Boateng (Germany)
GUINEA
Paul Pogba (France)
GUINEA BISSAU
Danilo Pereira (Portugal),
Eder (Portugal)
KENYA
Martin Olsson (Sweden),
Divock Origi (Belgium)
MALI
Moussa Dembélé (Belgium),
Ngolo Kanté (France),
Moussa Sissoko (France)
MORROCCO
Marouane Fellaini (Belgium),
Adil Rami (France)
NIGERIA
David Alaba (Austria),
Dele Alli (England),
Angelo Ogbonna (Italy),
Rubin Okotie (Austria),
Hal Robson-Kanu (Wales)
Ross Barkley(England) *Ross Barkley's great grand parents had ancestral roots from Nigeria*
DR CONGO
Michy Batshuayi (Belgium),
Christian Benteke (Belgium),
Jason Denayer (Belgium),
Christian Kabasele (Belgium),
Jordan Lukaku (Belgium),
Romelu Lukaku (Belgium),
Steve Mandanda (France),
Eliaquim Mangala (France),
Denis Zakaria (Switzerland)
SENEGAL 
Patrice Evra (France),
Bacary Sagna (France),
Leroy Sané (Germany)
TUNISIA
Sami Khedira (Germany)
TANZANIA
Marcus Rashford (England).

Nguyễn Hoàng Sơn 



Tại sao làm Family Limited Partnership để con cháu thừa kế?

 Tuần này, trên đài truyền hình Little Sàigòn, mình sẽ nói chuyện về đề tài thừa kế tài sản tại Hoa Kỳ với luật bắt đầu năm 2017 “Tax Cuts and Jobs Act”, tài sản thừa kế được miễn thuế cho con cháu khi qua đời là 11.06 triệu/ người, hai vợ chồng thì được 22.12 triệu nhưng đạo luật này sẽ hết hạn vào năm 2025, để trở lại luật trước 2017 là 5.49 triệu/ người hay 10.98 triệu cho hai vợ chồng.

Con số này không ảnh hưởng đến 90% người Mỹ, nhưng số còn lại cần phải xem lại di chúc, cách thức quản lý tài sản của mình vì trong 9 tháng con cháu phải tìm ra số tiền để đóng thuế thừa kế tài sản.

Nếu trên số tiền được miễn thuế thì phải đóng lên tới 40% số tiền. Số tiền được miễn thuế đến năm 2025 là 12.06 triệu/ người. Sau đó thì trở lại 5.49 triệu/ người 

   Ông Jack Fullerton dạy mình mua nhà đầu tư vừa mới qua đời tháng 7 vừa rồi. Hai người con trai hưởng gia tài, thừa kế mấy căn nhà của ông ta nhưng họ cần 2 triệu để đóng thuế. Mình đang thương lượng với hai người con để mua vài căn nhà để họ có tiền trả thuế. Mình hơi ngạc nhiên là ông ta dạy mình nhưng khi qua đời vẫn bị sở thuế hành con ông ta. Có lẻ về già, đau ốm nên không có đủ sức để làm giấy tờ chuyển sang cho hai người con. Mình nhớ ông ta hay than với mình là ngủ không được. Về già mà ngủ không được thì hại não đêm dài.

Mình biết có nhiều người, về già cứ lo sợ, không dám viết di chúc. Họ cứ đọc bài viết trên mạng, kêu gọi đừng giao hay chuyển tài sản qua cho con họ, sợ con dâu hay rể cho ra đường ở. Mấy người viết nói thêm, nói quá để câu like. Ở Hoa Kỳ, khi có giấy tờ thì không ngại vụ này.

Hôm qua mình đi chơi với ông nuôi ong trong vườn, sau đó ông ta mời đi ăn sáng. Mình hỏi ông ta đã làm Living trust chưa, vì có dạo ông ta hỏi mình và có đưa số điện thoại của luật sư đã làm LT cho mình. Ông ta kêu sợ chết nên chần chừ. Từ từ ông ta giải thích ở với bà vợ này là bà thứ 3. Mỗi lần ly dị là tốn tiền nên nhà và tiền bạc của ông, không có đứng tên bà vợ hiện nay. Trong khi đó, bà vợ đương thời, lo ngay ngáy, nói với mình là ông ta có di chúc cũ với bà vợ trước, nay đã chết sau khi bỏ ông ta. Ông ta chưa làm lại di chúc còn Living trust thì thua non.

Mình giải thích cho ông là bà Betty, bán nhà cho mình cho vay lại. Khi chết, con bà ta không có tiền trả luật sư để làm giấy tờ, xoá cái trust của bà Betty để mình có thể trả tiền hết cho họ. Ông cứ lo ngại thì khi ông bị coma hay chi đó, vợ ông không thể quyết định, không thể rút tiền để chi tiêu, lo cho ông.

Ông cho biết là khi qua đời, ông ta muốn những gì của ông thuộc về bà vợ thứ 3. Vấn đề là ông không muốn tiền của ông lọt vào tay con riêng của bà vợ hiện nay vì chúng ghét ông ta. Ông ta muốn khi bà vợ chết thì tiền của ông để lại, sẽ được chuyển cho con trai của ông ta. Ông ta do dự làm di chúc là nguyên cớ này.

Mình nói như vậy, ông có thể ghi trong di chúc, là sau khi ông qua đời, căn nhà của ông sẽ bán lại cho tôi, và cho vay lại. Hàng tháng, tôi trả tiền lời cho vợ ông vì bà ta sẽ về Philadelphia để sống với con cháu. Bà ta có an sinh xã hội của bà và của ông thêm số tiền tôi trả hàng tháng sẽ có một cuộc sống vui vẻ. Sau khi bà ta qua đời thì tôi sẽ trả tiền cho con trai ông ở Colorado.

Một vụ khác mình gặp. Hôm trước, đi học văn hoá bổ túc, mình ghé nhà anh bạn học cũ Đà Lạt chơi vài ngày, anh ta kể về gia cảnh nhất là ông bố của anh ta. Bà mẹ thì chết lâu rồi. Ông bố có căn nhà ở Cali, hè ông ta bay về chơi với con cháu, rồi mùa đông thì bay về miền đông bắc. Căn nhà ở Cali thì bỏ trống. Ông bố không biết là nhà bỏ trống hơn 30 ngày thì bảo hiểm sẽ không đền nếu có hư hao gì (nếu họ khám phá ra).

Con cháu nói ông ta về Cali ở để lỡ có chuyện gì thì con cháu còn chạy qua chạy về chớ ở miền đông bắc thì ngọng. Anh bạn kêu ông bố không muốn làm living trust vì sợ chết. Khi ông ta qua đời thì con cháu phải mất thì giờ bay qua vùng Đông bắc để lo hậu sự, tốn tiền con cháu. Ngoài ra phải ra toà thừa kế ở hai tiểu bang, tốn tiền gấp hai. Tiền bạc ông ta để lại sẽ bị bán tháo rẻ tiền để trả tiền luật sư. Chưa kể đến con cháu tranh dành gia tài, chia của. Bây giờ thì ai cũng nói ngon lắm, không cần nhưng khi đụng trận là giông bão nổi lên trong gia đình. Do đó phải làm giấy tờ sớm chừng nào hay ngày ấy. 

Ông bố người bạn ở tiểu bang khác, lại có nhà ở Cali. Khi qua đời thì con cháu phải lo hai cái Probate; một ở tiểu bang ông ta ở và một ở Cali vì tài sản nằm ở đây. Tiểu bang Cali không đánh thuế thừa kế nên tốt nhất là dọn về Cali ở, bán căn nhà ở tiểu bang mưa tuyết.

Đi chơi gặp nhà cửa ở Á Căn Đình rẻ, muốn mua nhưng lại ngại vì sau này, khi mình đi xuống địa ngục thì vợ con phải bay qua bên đó làm thủ tục bán nhà, đóng thuế đủ trò. Gặp hai ông cựu giám đốc ngân hàng Citi, kêu nên mua nhà ở Salt Lake City hay Park City vì sẽ tổ chức thế vận hội trong vài năm tới. Thấy thì ham thiệt nhưng nghĩ lại nên dạy mấy đứa con nghề của mình thì tốt nhất và đi chơi với đồng chí gái đến khi hết còn lết được.

Hôm qua, vừa xuống phi trường, được tin ông Rich Dad của mình vừa qua đời. Ông ta dạy mình rất nhiều trong cách mua bán, cho thuê nhà cửa. Con gái mới báo tin là một ông Mỹ quen, khi mấy đứa con còn đi bơi ở trung học. Ông ta nói vơi mình là khi về hưu, sẽ bán căn nhà ở Cali rồi dọn về một nơi nào đó rẻ sống hưởng tuổi già. Năm ngoái, ông ta gọi hỏi thăm tin tức con mình và cho biết tình hình con của ông ta, rủ đi ăn thì ông kêu bận đi làm. Cho thấy đời rất ngắn và cũng rất dài. Chỉ có vấn đề là không biết ngày giờ bị gọi.

Anh bạn còn kể là ông bố hay lên mạng đọc mấy bài báo viết từ Việt Nam, kêu con cái bất hiếu, đừng chuyển gia tài sản cho chúng, sẽ bị đuổi ra khỏi nhà,.. khiến ông ta đâm nghi ngờ con cháu. Thế là từ 10 năm nay, con cháu kêu ông bố làm di chúc nhưng chả nhúc nhích. Ông bố biết mình, nói anh bạn cứ nói ông bố liên lạc với mình rồi mình giải thích vấn đề cho ông bố. Mình thích hóng chuyện thiên hạ từ bé.

Nguy hiểm khi đọc tin tức trên mạng. Đừng có dại nghe vớ vẩn rồi tiền mất tật mang như trường hợp ông Mễ, chuyển tên nhà cho con trai rồi thằng con lăn đùng ra chết, cô con dâu bán nhà cho mình. Mình có 1 ông thuê nhà người Việt, để con gái đứng tên để ăn trợ cấp. Một ngày đẹp trời, bị ra đường, phải mướn ga ra cho rẻ vì vợ chồng cô con gái đánh bài thua ở Las Vegas, mượn nợ thế chấp căn nhà và không trả bị ngân hàng tịch thu.

Nếu ông bố, mua nhà rồi chuyển tên qua cho con gái, bắt hai vợ chồng ký giấy nợ giá trị giá tiền của căn nhà, chỉ được xoá khi ông ta qua đời thì cô con gái sẽ không được mượn nợ, không mất nhà nếu ly dị. Ông  Jeffrey, nha sĩ mà mình quen, cho con gái tiền để mua nhà như giúp đỡ, không bất hai vợ chồng cô con gái ký giấy nợ. Một ngày đẹp trời, mây đen kéo đến, thằng rể đâm đơn ly dị, chia gia tài thế là ông ta ngọng. Tiền nhổ răng mấy ngàn người theo mây khói.

Trở lại vấn đề của ông bố người bạn. Khi ông bố nằm xuống, con cháu phải lo vụ ra toà thừa kế vì ông bố không chịu làm living trust, tốn tiền rồi anh em cãi nhau vì phải ứng tiền ra trước để lo luật sư toà án đủ trò. Sau khi toà tuyến bố thì mới có thể lấy tiền, tài sản của ông bố để lại với các chi phí. Cuối cùng thì con cháu hưởng chút đỉnh còn vào tay luật sư hết. Nên nhớ có tài sản hai nơi thì phải ra toà thừa kế hai nơi. Cho nên ai có nhà cửa ở nhiều tiểu bang thì nên gộp lại một nơi cho con cháu dễ thở sau này.

Cho thấy càng về già, chúng ta không có chủ lực để làm những việc rất đơn giản như ông Jack. Ông ta dạy mình đủ thứ nhưng vẫn không làm quyết định cuối cùng, nay 2 người con phải bán nhà để trả thuế thừa kế.  2 triệu đô la, giúp cháu ông ta ăn học trường cao cấp. Nay mình học được cái gì thì áp dụng ngay nếu đợi vài năm nữa, con đến thăm, hỏi Ai rứa? Chán Mớ Đời. 2 triệu đô la khá nhiều, nếu giữ được 2 triệu đô la thì con cháu ông ta hưởng, có thể cho cháu đi học trường tư,…đại học đủ trò.

Hai người con nhận được mấy căn nhà cũng điên đầu vì di chúc để lại là không được bán nhà. Chán Mớ Đời 

Lý do là luật thừa kế cho miễn 11.18 triệu đô la (2022) và còn lại thì phải đóng thuế tài sản thừa kế, lên đến 40% thuế Liên Bang và Cali thì bắt đóng mệt thở. Ông ta có trên 15 căn nhà cho thuê nên tài sản chắc chắn là trên 11.18 triệu. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, luật thừa kế tài sản chỉ được trừ 1 triệu đôla còn lại phải đóng thuế. Khi ông Bush con lên thì ký sắc luật đến trên 10 triệu rồi lên từ từ. Có một năm miễn thuế thì tự nhiên có nhiều người Mỹ giàu có, ngay cả tỷ phú, lăn đùng ra chết, con cháu không phải đóng thuế. Tưởng tượng, con cháu đóng thuế 40% trên 1 tỷ đô la. Đến khi Obama lên thì giảm xuống 11.18 triệu và từ từ đi xuống đến 5.2 triệu vào năm 2025.

Vấn đề là khi Covid xẩy ra, chính phủ Hoa Kỳ mượn tiền để cho thiên hạ khi bị cấm cung nên trong tương lai, có thể chính phủ Hoa Kỳ sẽ giảm nữa, và bắt đóng thuế đủ trò để có tiền trả nợ. Năm nào, ngân sách chính phủ đều thâm thụt cả, phải mượn thêm tiền. Họ sẽ ra luật đánh thuế tiếp, có thể giảm xuống 1 triệu như xưa. Nhà ở Cali trung bình đã 1 triệu với lạm phát thì vài năm nữa có thể lên 2 triệu.

Nếu ông Jack chết vào năm 2025 thì hai người con đóng thuế mệt thở, thêm 3, 4 triệu nữa. Xem như gia tài bay theo cánh chim biền biệt 50%.

Hai lô đất mình mới mua ở vùng Opportunity Zone, sẽ xây 2 căn nhà trên 2 lô để cho thuê. Nếu khá khá thì sẽ làm thêm ADU, thành phố cho phép thêm 2 ADU hoặc 3. Một căn tốn $120,000, cho thuê được $1,200/ tháng xem như 10% tiền lời. Có điện và nước, chỉ cần làm hầm phốp là xong.

Theo đạo luật ban hành năm 2018 Tax Cuts and Job Act thì khi hai vợ chồng qua đời thì tài sản được miễn thuế 11.18 triệu cho mỗi người, hai vợ chồng thì xem như trừ được $22.36 triệu đô la. Ông Jack ly dị vợ nên bao nhiêu nhà ông ta để lại thì hai người con chỉ được miễn 11.18 triệu, và còn lại thì đóng thuế đến 2 triệu đô la. Họ phải tìm ra 2 triệu đô la để đóng thuế trong vòng 9 tháng sau khi ông bố qua đời. Nay nhà xuống nên chắc phải bán nhiều nhà hơn dự định.

Nếu ai có một căn nhà thì không ngại lắm, vấn đề là lạm phát. 30 năm về trước khi mình đi cua đồng chí gái thì một gallon xăng chưa đến 1 đô la, nay là 5 đô, xem như nhân gấp 5 lần. Thí dụ ai có căn nhà hiện tại giá 1 triệu ở Cali thì 30 năm nữa khi lăn ra, đi Tây thì có thể căn nhà lên đến 5 triệu, chưa kể mấy loại tiền hưu trí, xe cộ, đủ thứ,…

Mình đi học văn hoá bổ túc, trùng tu cho nông dân tại chức ở Puerto Rico vừa qua thì mấy ông thần luật sư, cho biết là nên sử dụng Family Limited Partnership để hoạt động, sẽ giúp con cháu sau này không bị vụ 5.2 triệu lộn xộn. Mình có thể cho con mình vào partner trong tổ hợp gia đình nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Mỗi năm có thể cho mỗi đứa $16,000, hai vợ chồng cho 2 đứa con mỗi đứa $32,000 không phải đóng thuế qua giấy tờ. Năm 2023 thì lên đến $17,000/ đứa con, xem như hai vợ chồng cho mỗi đứa con được $34,000, hai đứa thì $68,000. Khi xưa, mình có làm pháp nhân này để xây nhà cửa nhưng không rành về kế toán lắm, mấy đứa con còn nhỏ nên chuyển qua dạng S Corporation. Nay thừoi cơ chins muồi nên phải đổi lại.

Vợ mình về hưu nên có thể được công ty trả lương và dùng đó để trả lương giúp chuyển 401(k) của đồng chí gái qua Roth 401(k), để khỏi phải đóng thuế.

Làm như vậy thì có thể làm solo 401(k) cho mỗi đứa để có thể bỏ vào để được phép trừ thuế lên đến năm 2023 là $330,000. Sau này mình đi Tây thì tự động mấy đứa con có thể thay thế điều hành công ty của gia đình, không phải thuế má, lo sợ thuế thừa kế gì cả. Cách đây mấy năm, báo chí có đăng vợ chồng ông chủ Facebook đã thành lập vụ này để chuyển tài sản dài dài vĩnh cửu.

Trong trường hợp mấy đứa con cà chớn, không biết điều hành thì mình có thể ghi lại di chúc là trả tiền cho một pháp nhân nào đó mình tin tưởng để điều hành, còn mấy đứa con thì cứ lãnh tiền hàng tháng mà xài, nuôi cháu mình. Một trong 3 ông dạy mình, có nói là ông nội để lại di chúc qua cái trust mà đến nay, con trai tức là chắt của ông ta vẫn còn lãnh tiền hàng tháng từ Trust ông này thành lập.

Hôm nay, mình có nói chuyện với ông cố vấn tài chánh mà mình đi học, có thằng con ngồi cạnh để nghe. Cuối cùng thì mình nhờ ông ta thành lập Family Limited Partnership để mình chuyển tài sản sang, có hai đứa con trong ban quản trị nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Chỉ có đồng chí gái và mình có quyền quyết định.

Thật ra khi xưa, khi khởi đầu, mình đã làm FLP nhưng vợ còn đi làm, mấy đứa con nhỏ nên thấy hơi lộn xộn nên chuyển qua S Corporation. Nay thì vợ về hưu và mấy đứa con lớn, hiểu chuyện một chút. Thằng con mình chịu khó đi học thêm nên cũng bắt đầu hiểu thêm nên hy vọng sẽ để nó quản lý sau này.

Người bán miếng đất để lại mấy chiếc này. Mình kêu một tên quen, biết sửa xe, lên kéo về để sửa lại, công hắn một chiếc và mình mình một chiếc. Họ đã đến dọn sạch hết

Hôm trước mình có nhờ ông luật sư CPA, bạn ông này làm Opportunity Zone funds, thật ra là trả cho ông ta luôn, để chuyển số tiền lời mình mới bán lô đất hồi tháng 9 vừa qua, để có thêm thời gian lựa chọn mua nhà cửa, sửa chửa để 10 năm sau bán không phải đóng thuế. Trên nguyên tắc tháng 3 năm tới là chết hạn cho mình mua nhà khác để thay thế theo luật 1031 exchange. Nay có opportunity zone funds thì mình có thêm 18 tháng để thực hiện. Nhà sang năm sẽ xuống nhiều hơn, sẽ có cơ hội mua được giá tốt.

Mình có mua được 3 căn còn bao nhiêu tiền lời thì chuyển qua O.Z.F.

Cuối cùng đồng chí gái nghỉ hưu, có 401(k) của sở, phải chuyển qua Solo Roth 401(k) từ từ để khỏi phải đóng thuế nhất là vào năm 70.5 tuổi, không phải lấy ra nếu không sẽ bị phạt.

Hôm qua, mình chạy lên vùng 29 Palms để gặp tên làm nhà tiền chế. Sáng nay mình chạy lên city với thằng con để hỏi chuyện xây hai căn nhà tiền chế, cho thuê rồi 10 năm sau bán không phải đóng thuế vì thuộc vùng Opportunity Zone. Thằng con chịu khó học nên chắc sau này nó khá hơn mình, thoát cảnh làm nông dân khu đen như bố.

Nếu ông Jack thành lập Family Limited Partnership, bỏ tên hai người con trong thì nay chúng không phải bán nhà để kiếm 2 triệu đóng thuế. Không phải lộn xộn với toà án thừa kế bú xua la mua. Ai không có nhà cửa, tài sản nhiều thì làm living trust là xong. Còn nếu tài sản nhiều thì nên sử dụng FLP.  Lấy vợ lấy chồng, ly dị cũng không sợ bị mất tiền trong FLP vì dâu rể sẽ không có tên trong sổ phong thần của công ty.

Bà Betty bán cho mình nhà cửa, cho vay lại. Có làm living trust nhưng không hiểu sao con bà ta chưa làm xong vụ thừa kế. Nghe hắn kể là chưa có tiền trả luật sư. Chắc là hắn tiêu xài nhiều, nay mới mỗ tim xong nên chả thiết làm gì. Mình muốn trả hết số tiền nợ bà ta nhưng chưa được vì hắn chưa thuê luật sư để làm vụ này. Cho thấy làm living trust cũng phải chi tiền cho luật sư mà nếu con mình xài bố nó hết tiền để lại thì cũng mệt.

Hôm kia nói chuyện với anh bạn quen. Anh ta than là thằng con độc nhất, kêu nó không thành công tại Hoa Kỳ là vì nó sinh ra tại Hoa Kỳ. Nay nó chỉ bám vào bên vợ. Vợ anh ta qua đời lâu rồi. Anh ta về Việt Nam gặp cô nào lấy, bảo lãnh nhưng không biết chừng nào sang. Anh ta mới bán căn nhà, mua cho cô vợ ở Hà Nội 1 căn hộ mấy trăm ngàn. Thằng con chả được gì nên chửi thể, từ bố luôn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Thành lập Quỹ Opportunity Zone

 Năm nay, địa ốc Cali lên cao quá, thiên hạ kêu mình bán nhà và đất ở xa cho họ, có lời nên phải đóng thuế. Ở Hoa Kỳ, có luật 1031 exchange, giúp không đóng thuế bằng cách mua lại nhà cửa để thay thế, giá bằng hay cao hơn giá mình bán. Vấn đề là nhà cửa ở Cali bị đứng vì tiền lời ngân hàng cho mượn lên gấp 2 nên không ai có thể mua nhà với tiền lời cao, ngoại trừ họ có tiền tươi.

Các kinh tế gia tiên đoán là sang năm 2023, thị trường địa ốc sẽ xuống, để bình thường hoá lại thị trường địa ốc lên như điên từ 12 năm qua. Người ta hay nói: đừng bao giờ tiên đoán nhưng phải chuẩn bị cho tương lai. Vấn đề là mua nhà lại bây giờ thì mượn tiền lời quá đắt mà nếu mua tiền mặt thì sang năm có thể xuống 30-40% như thể bị đóng thuế. Lại mất công đi đuổi người thuê nhà và trả tiền ngân hàng. Không ai biết được tương lai. Mình đang tính có lẻ nên đóng thuế rồi giữ tiền tươi, đợi khi nào nhà xuống, chạy ra mua, sẽ có nhiều cơ hội tốt để mua nhà rẻ. Hiện tại thiên hạ chưa hiểu rõ thị trường, cứ đòi giá trên trời như mấy năm qua. Có căn nhà gần nhà mình để bán từ đầu năm đến nay, vẫn chả có ai mua, chẳng bù lại năm ngoái, chưa bỏ lên bán đã có cả chục người mua với giá cao hơn giá rao bán.

Năm 2007, mình có bán 2 căn nhà rồi giữ tiền tươi đến năm 2009, 2010 chạy ra mua nhà rẻ, từ $25,000 đến $50,000/ căn. Đang tính làm lại cách này nhưng hơi phân vân nên mò mò vòng vòng thì gặp tên bạn gốc Tàu, rủ sang Puerto Rico, học mấy ông luật sư chuyên về thuế vụ mình biết vì đã từng đi học từ mấy chục năm nay. Thế đành bay qua đó học bổ túc văn hoá.

Buồn đời, mình bay qua Puerto Rico, học mấy ông luật sư CPA, chuyên về thuế và cố vấn tài chính. Học mấy cái này thì những ai có khúc mắc, vấn đề đều được họ giải cho đáp án nên mình có thể học thêm từ những trường hợp của người khác. Trong trường hợp mình thì họ khuyên mình thành lập một Opportunity Zone Funds, rồi chuyển tất cả tiền mà hiện nay đang gửi ở Accommodator (công ty giữ tiền của mình).

Để mình giải thích vụ này để những ai chưa quen thì có thể hiểu. Khi bán căn nhà đầu tư thì công ty escrow. Công ty trung gian để lấy tiền của người mua để trả cho mình, sau khi hai bên ký giấy tờ chuyển nhượng nhà đất. Họ sẽ gửi cho mình cho mình ngân phiếu hay chuyển tiền qua trương mục ngân hàng của mình. Nhận tiền này, nếu mình có lời thì cuối năm phải đóng thuế trên số tiền lời của mình.

Để tránh vấn đề này, mình phải báo cho escrow chuyển tiền qua một công ty có bằng hành nghề về giữ tiền trong khi chờ đợi mình tìm nhà để mua. Mình có 45 ngày sau khi bán căn nhà đầu tư của mình để chỉ định những căn nhà nào mình có muốn mua để làm 1031 exchange. Mình phải báo cho accommodator biết mấy căn nhà này. Sau đó mình có 6 tháng để mua lại nhà khác để khỏi phải đóng thuế.

Có nhiều người thắc mắc về bán nhà không phải đóng thuế. Nếu bán nhà mình đang ở trên 2 năm, thì theo luật Section 121, mỗi người đứng tên sẽ hưởng miễn đóng thuế $250,000. Hai vợ chồng là $500,000. Thí dụ: nhà mua 30 chục năm về trước là $180,000, nay bán $800,000. Xem như lời $600,000. Hai vợ chồng sẽ được miễn $500,000 và phải đóng thuế trên số tiền lời $100,000. Nếu trong 30 năm ở trong căn nhà, nếu mình có sửa chửa nhà cửa, mà giữ lại các hoá đơn thì có thể trừ vào số tiền đó. Điển hình là làm lại nhà bếp, thay mái nhà, sơn phết, nhà tắm mới,…

Mình có mua được 3 căn nhà tuần này. Accommodator đã gửi tiền để trả cho chủ bán. Mình xem nhà của người bán có cái nợ với tiền lời rẻ 3%. Mình mua nhà của họ, với điều kiện là tiếp tục trả tiền nhà cho cái nợ của họ. Mình chỉ trả số tiền cách biệt với giá tiền bán nhà. Vấn đề là vẫn còn tiền mặt, chưa xài hết số tiền lời mới bán. Nếu không mua thêm cho hết số tiền lời thì phải đóng thuế trên số tiền còn lại.

Hôm qua, mình mới khám phá ra 5 acres mới mua, nằm trong vùng opportunity zone nên khỏi cần phải chạy đâu. Cuối tuần này đi chơi ở Mễ Tây Cơ, tuần tới khi về sẽ liên lạc với công ty xây mấy nhà tiền chế rồi đem lại đây, xây móng và gắn điện nước rồi cho thuê hay làm airbnb. Để mình hỏi xem có thể chuyển vào opportunity zone funds được không.

Theo mấy người luật sư về thuế, họ khuyên mình thành lập một Opportunity zone funds, rồi chuyển tất cả số tiền còn lại qua cái Quỹ này trước để tránh đóng thuế năm nay và được giữ đến 31 tháng 12 năm 2026 (4 năm nữa). Sau đó, có thời gian từ từ mua nhà cho thuê. Nếu nhà xuống thì trời thương, sẽ mua nhà rẻ. Tìm những căn nhà hay căn hộ, hay cơ sở thương mại ở vùng Opportunity Zone để mua. Sau đó, sửa chửa lại cho thuê. 10 năm sau, bán sẽ không bị đánh thuế vào tiền lời.

Thế là xem như trời thương mình, đưa đẩy để mình tìm được người giúp mình ý kiến.

Thật ra 5 acres đất và 5 căn hộ mà mình mới bán, cũng thuộc vùng opportunity zone nhưng mình mua 3 tháng trước khi đạo luật opportunity zone ra đời. Đang tính lập một công ty để mua lại. May là chưa làm vì nếu làm cho đúng phải thành lập cái opportunity zone fund rồi dùng quỹ này để mua. Làm sai thì khó được miễn thuế.

Mình co viết về Opportunity Zone rồi, ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình. Đại khái là các thành phố có những khu phố cũ, bị bỏ hoang vì người ta phát triển ở ngoại ô. Nay chính phủ Hoa Kỳ muốn tái phát triển lại các khu phố cổ của thành phố nên ra luật, giúp các nhà đầu tư tái thiết lại các khu vực này tỏng thành phố. Sau 10 năm thì bán sẽ không phải đóng thuế.

Một tên dạy mình về tài chánh có thành lập một quỹ Opportunity Zone ở Puerto Rico lên đến 51 triệu. Mình có đi xem vài nơi họ đang sửa sang lại nhưng mất công vì ở xa. Nếu mình chuyển qua quỹ cua họ thì sau này bán vẫn bị tiểu bang Cali bắt đóng thuế tiền lời. Thêm cho chắc ăn, mình tự làm cho mình ở Cali, tự kiểm soát tiền của mình cho chắc ăn.

Mình mới trả tiền cho luật sư để họ làm quỹ này, ngày mai sẽ nói chuyện với luật sư để xem cần gì để họ làm cho mình. Xem bản đồ của mấy vùng này trên toàn nước Hoa Kỳ.

https://opportunitydb.com/tools/map/

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



 

Những nguy cơ khi sống lâu tại Hoa Kỳ

 Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, thấy mấy người đồng nghiệp lớn tuổi lo ngại về quỹ hưu trí. Họ nói đến ERISA và luật Revenue Act, thành lập 401(k) đã thay đổi các quỹ hưu trí của công ty tư nhân nên người Mỹ lo ngại về hưu trí. Các công ty có quỹ hưu trí cho các nhân viên đã về hưu khiến họ phải phá sản như Sears, các công ty sản xuất xe hơi như GM, Ford,..đã không có tiền bạc để phát triển các loại xe mới, mất địa vị thương trường trên thế giới so với xe Nhật Bản và Nam Hàn.

Mình nghĩ làm việc vài năm ở Hoa Kỳ rồi trở về Âu châu nên không để ý lắm. Hàng năm, có mấy đại diện công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí, đến công ty để thuyết trình, mình ngồi nghe, chỉ biết ngáp, không hiểu gì cả. Không ngờ cuộc đời sắp xếp mình định cư luôn tại Hoa Kỳ đến nay. Nay đồng chí gái nghỉ hưu sớm nên chú ý đến tiền bạc để hai vợ chồng có thể sinh sống đến khi theo ông bà.

Đa số người Mỹ thuộc thế hệ trước mình, đi làm cả đời cho công ty rồi khi hưu trí thì được công ty trả hưu trí nhất là bảo hiểm sức khoẻ nên khi mấy luật kể trên, được áp dụng vào thế hệ mình thì bở ngỡ. Lý do là tại trường học, người ta không dạy về tài chánh, đầu tư nên khi ra đời không ai được trang bị hành trang về kiến thức tài chánh, kinh tế để tự lo cho khi mình về hưu.

Nên nhớ giáo dục hiện tại bắt nguồn từ thời cách mạng kỹ nghệ, họ dạy chúng ta trở nên những người công nhân ngoan ngoãn, tận tuỵ cả đời cho công ty, một kẻ nô lệ của thế kỷ 19, 20. Công ty nói mình ráng chăm chỉ làm việc để khi hưu trí họ sẽ nuôi nấng mình. Hưu trí khi xưa là 65 tuổi, mà đa số người Mỹ chết trước 63.5 tuổi.

Ngày nay chỉ có những người nào làm cho chính phủ thì khi hưu trí được nhận tất cả những ưu tiên của người hưu trí còn những ai làm cho tư nhân là ngọng. Chúng ta là những người đi làm đóng thuế để nuôi họ. Giác ngộ cách mạng hơi bị trễ. Có phong trào tìm cách huỷ bỏ vụ hưu trí này nhưng cũng khó vì các đại biểu không muốn mất quyền lợi của họ.

Người ta cho biết 90% người Mỹ không có tiền để dành trên $5,000. Dù là hưu trí và tiết kiệm. Lý do là không được giảng dạy tại trường học nên khi đi làm nghe đến tài chánh là ngáp như mình.

Đa số dựa vào số tiền an sinh xã hội mà mình đã đóng 7.3% khi đi làm, đến khi hưu trí thì sống bám vào dù họ nới chỉ là lợi tức phụ. Vấn đề là khi chính phủ Hoa Kỳ thành lập quỹ an sinh xã hội, người Mỹ trung bình chết vào lúc 63.5 tuổi. Nghĩa là họ chết 18 tháng trước khi nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên. Nếu họ không có con cái, vợ hay chồng thì chính phủ lấy luôn. Người vợ may mắn sống lâu hơn thì nhận được số tiền an sinh xã hội của người chồng đến khi qua đời còn không thì chính phủ không phải trả. Người Mỹ già rất được các cô gái trẻ ở các nước khác yêu chuộng vì cứ bắt ông chồng già trả bài qua đêm thì sẽ theo ông bà, họ có thể lãnh tiền an sinh xã hội của người chồng quá cố đến khi chết.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học và y khoa, người Mỹ sống trung bình đến 76 tuổi và phụ nữ thì trung bình đến 82 tuổi. Tương lai có nhiều bất trắc về sức khoẻ, thị trường chứng khoán lên xuống bất thường, chúng ta lo lắng về số tiền có thể sống thoải mái đến mãn đời. Điển hình năm 2008, các nhân viên của công ty ENRON bị trắng tay khi công ty này bị phá sản. Vừa bị sa thải vừa trắng tay về quỹ hưu trí. Do đó chúng ta không nên tin vào công ty của mình đi làm. Amazon hôm qua là công ty ai cũng muốn vào làm việc, nay thì họ sa thải như điên. Dạo này người ta đánh Twitter sa thải nhân viên để quần chúng quên các công ty khác cũng đang sa thải nhân viên nhiều. Kinh tế đang te tua, họ chỉ cố cầm cự đến hôm nay để hốt phiếu, sau đó thì như JUdith Piaf  hát Non, je ne regrette rien. Mới đi bầu xong, dù biết người mình bầu sẽ không trung cử.

Một trong những nguy cơ của thế hệ thường được gọi là Babyboomers là sống lâu hơn thế hệ trước. Theo thống kê thì năm 1950, người Mỹ sống trung bình đến 68.14 tuổi và năm 2021 là 76.1 tuổi. Các công ty bảo hiểm nhân thọ cho biết là nếu cặp vợ chồng nào sống đến 65 tuổi thì một trong hai người có khả năng sống đến tuổi 93 (có đến 25% có khả năng sống đến 98 tuổi). Nguy cơ lớn nhất trong trường hợp này là người hưu trí có thể xài hết tiền để dành của mình. Sống 30 năm sau khi về hưu nhất là sức khoẻ yếu đi, bệnh hoạn nhiều hơn.

Các chuyên viên tài chánh đề nghị là nên chia ngân sách của mình ra làm 3 giai đoạn, nhằm đáp ứng cần thiết cho hôm nay, giải đoạn trong 5 năm tới và những gì cần thiết trong tương lai trong suốt 30 năm tới.

Ngoài ra, họ đề nghị là không nên lấy tiền an sinh xã hội khi mới về hưu, nên đợi đến 70 tuổi thì lãnh thì sẽ nhận thêm 8% cho mỗi năm. Vấn đề là không ai biết được mình sẽ sống đến khi nào để lo toan tài chánh để tránh lạm phát, thuế và các chi phí về y tế. Mình thì 62 tuổi đã nhận tiền này nên rất ít. Trên thực tế thì nếu sống lâu thì lấy tiền sớm lợi hơn. Mình đã làm con toán về vụ này rồi.

Lạm phát là kẻ thù vô hình của người hưu trí. Từ 1914 lạm phát trung bình mỗi năm là 3.24% khiến đồng tiền cua mình mất giá, nhất là năm nay lên đến 8-9%. Họ đề nghị chúng ta mua trái phiếu của chính phủ (TIPS) và Series I Bonds vì có lần lên 9.62%. Vấn đề là chỉ cho phép mua tối đa là $10,000 và hai vợ chồng là $20,000.

Nguy cơ thứ 2 là đóng thuế. Luật năm 2017 dưới thời ông Trump đã giảm thuế cho những người có lợi tức cao xuống 37% nhưng sẽ được xoá bỏ vào năm 2026. Người hưu trí và còn làm việc vẫn phải bị đánh thuế vào tiền hưu trí, tiền lời ngân hàng, municipal bond, và tiền rút ra từ quỹ hưu trí như 401(k), IRA và tiền an sinh xã hội, có thể bị đánh thuế nếu lợi tức cao.

Năm 2022, cá nhân từ $25,000-$34,000 hay cặp vợ chồng từ $32,000-$44,000, 50% tiền an sinh xã hội có thể bị đánh thuế. Nếu nhiều hơn thì có thể số tiền 85% an sinh xã hội sẽ bị đánh thuế. Mấy tên cố vấn tài chánh thường nói là khi về hưu, chúng ta đóng thuế ít lại vì không đi làm. Vấn đề là hai vợ chồng có thể sống tại Cali với lợi tức $44,000/ năm. Tiền nhà, tiền thuế, tiền bảo hiểm, tiền bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Đó chưa kể một loại thuế khác là phải đóng Medicare Part B premium, rẻ nhất là $170.10 và cao nhất là $578.30 cho mỗi tháng. Điển hình một người có MAGI (modified adjusted gross income) là $150,000 và năm 2020, họ phải đống Medicare Part B là $340.20 cho mỗi tháng, và năm 2023 sẽ xem MAGI của năm 2021. Cho nên ở xứ tư bản dẫy chết này thì phải nghèo cùng đinh hay giàu cực đỉnh thì mới sống yên vui tự tại. Nghèo thì chính phủ bao hết còn giàu thì trả $500/ tháng là vui vẻ. Mình có anh bạn bác sĩ về hưu sớm, trả hơn $2,000/ tháng tiền bảo hiểm sức khoẻ cho hai vợ chồng. Vợ mình trả obamacare, đợi đến 65 tuổi. Kinh

Do đó người ta khuyên là chúng ta nên chuyển từ từ 401(k) hay ỈRA qua Roth để trong tương lai, khi rút tiền từ quỹ Roth sẽ không bị đánh thuế. Nên thành lập HSA (health Savings Account) để trả tiền cho Medicare Part B sau này. Mỗi năm như 2022, được bỏ vào $3,650 cho mỗi người, hai vợ chồng có thể bỏ vào $7,300 nếu trên $55 tuổi thì thêm $1,000. Nên dùng Self-directed HSA. Cuối tuần này mình đi Puerto Rico để học thêm có cách nào sử dụng quỹ này để đầu tư thêm, sau này cần trả tiền nhà thương,… mình rất tiếc quỹ học vấn của con mình đã xài hết khi con vào đại học, thay vì giữ để chuyển qua cháu của mình. Ngu thì chịu. Tưởng tượng khi cháu nội hay ngoại đến tuổi học đại học có mấy chục triệu là vui rồi. Mình đóng bố mất 2 trương mục này đến khi gặp ông luật sư CPA chửi mới giác ngộ cách mạng.

Vẫn biết người tính không bằng trời tính nhưng thà tính trước để đỡ lo lắng, ngủ yên mộng mị đêm dài. Rồi chuyện gì đến sẽ đến, không tiếc nuối.

Nguy cơ về y phí khi về hưu trí. Người ta ước tính một cặp vợ chồng về hưu vào tuổi 65 vào năm 2022, cần $315,000 tiền để dành sau khi bị đánh thuế để trả chi phí các dịch vụ y tế trong tương lai. Về già thì bệnh tật đau nhiều, trả bảo hiểm Part B, tiền thuốc, đi bác sĩ phải đóng thêm (co-pay), bảo hiểm và những lặt vặt khác. Mình nói chuyện với nhiều người quen Mỹ, họ kể là mỗi tháng trả thêm tiền thuốc men là $600/ tháng hay $7,200/ năm sau khi đánh thuế xem như $10,000/ năm. Do đó chúng ta phải cẩn thận, nghĩ đến các chi tiêu về y tế. Có ông Mỹ quen, kể là có người em ở Ecuador, nên thuốc men gì nhờ ông em mua gửi qua Mỹ, rẻ bội phần.

Nguy cơ khác là về Long Term Care khi đến tuổi bận tả lại, đầu óc trả nhớ về không. Theo tin tức cho biết thì năm 2021 tiền ở trong các viện dưỡng lão, trung bình là $54,000 còn ở nhà thì $61,776 và một phòng riêng trong một viện dưỡng lão lên đến $149,947 và họ cho biết vào năm 2051 thì sẽ lên đến $230,347. Đó là ước tính năm ngoái nhưng năm nay lạm phát lên 9%. Tiếp tục như vậy sẽ lên một triệu một năm. Kinh hoàng.

Mấy cố vấn tài chánh khuyên mua bảo hiểm long term care, vấn đề là rất đắt và họ chỉ trả tối đa là 7 năm. Mình chết trước thì họ lời còn sống lâu hơn 7 năm vào viện dưỡng lão thì mình ngọng. Nói chung thì mình có tính gì đi nữa, vẫn không biết được ngày mai, ngày nào là ngày cuối cùng trên đời.

Chúng ta nên làm HSA để về già có thể trả tiền Medicare Part B, thuốc than. Tiền bỏ vào HSA được khấu trừ thuế. Chuyển dần 401(k) hay Ira qua Roth Ira để khi về già rút tiền ra không bị đánh thuế. Nên thành lập các trương mục Self-directed thay vì trương mục thường thì mình không có khả năng đầu tư vào những ngành khác thay vì chỉ có cổ phiếu và trái phiếu. Khi thành lập HSA, họ cho mình cái thẻ nên khi đi khám sức khoẻ, những gì cần phải trả thêm thì sử dụng thẻ này để thanh toán, không bị đánh thuế.

Các cố vấn tài chánh cứ dụ mình đổi 401(k) qua Annuity để họ ăn hoa hồng nhiều. Do đó nên tránh vụ này. Mình có kể vụ này rồi, ai tò mò thì kiếm trên bờ lốc của mình.

Từ khi mình có medicare, bác sĩ và nhà thương hay dược sĩ cứ gọi mình tới tấp, bảo đi khám đủ trò. Mình kêu là đã khám định kỳ rồi. Gặp bác sĩ thì họ kêu uống thuốc đủ trò. Hỏi một anh bạn bác sĩ thì được biết mỗi năm, mình có độ $8,000 của Medicare nên nhà thương và bác sĩ muốn triệt tiêu số tiền $8,000 của chính phủ nên gọi và doạ đủ trò.

Ai vào bị doạ sợ quá uống thuốc hay đi khám đủ trò rồi dính phải thuốc là coi như cả đời phải mua thuốc uống đủ trò. Mình đã kể rồi. Chán Mớ Đời 

Có mấy người ở Việt Nam, ngạc nhiên về những gì mình kể vì họ nghĩ Hoa Kỳ là thiên đường. Thiên đường cho những người vô sản. Ai di dân sang đây, không tiền bạc thì nhà nước lo hết. Về già, có người đến nhà tắm rữa, giặt áo quần, đi chợ cho mấy tiếng trong tuần. Hay chở đi bác sĩ,… còn ai mà làm việc, có chút tài sản thì đóng thuế để nuôi mấy người vô sản.

Do đó ở Hoa Kỳ, chỉ có hai loại người là sướng: vo sản và tư bản còn những ai trung lưu thì bị chính phủ đè lưng ra mà đánh thuế. Xong om

Lương y như Kế Mẫu 

Nguyễn Hoàng Sơn 

(opens in .

(opens .



Buồn vào hồn không tên

 Hôm nay mình chạy lên 29 Palms, để xem miếng đất 5 acres, định mua. Vùng này mình có đến 1 lần khi còn làm thợ vẽ nhà cho thiên hạ. Chỗ này nổi tiếng là căn cứ huấn luyện của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Gần biển San Diego thì có căn cứ Pendleton để họ tập luyện đánh nhau ở biển và núi. Dân di tản 75, có nhiều người được tạm trú tại đây.

Khi xưa, công ty mình làm việc có thiết kế sửa sang lại căn cứ này. Trại lính thì chán như con gián, chả có gì để vẽ cho đẹp cả. Tên chủ, lái máy bay bà già từ thành phố Fullerton, chở mình đến đây để khỏi mất công lái xe lâu 2.5 tiếng, khiến mình thất kinh, không dám lên máy bay nữa. Hắn mới đậu bằng lái máy bay, lần đầu tiên bay không có huấn luyện viên, cho biết mình là khách đầu tiên khiến mình chới với, chim dế biến mất khi ông ta đáp xuống phi đạo.

Một gia đình Mỹ trắng, mua miếng đất này để xây nhà để ở. Có cột điện chạy ngang miếng đất nhưng công ty điện lực bắt họ phải xây một phần nào của căn nhà tối thiểu 250 sqft thì họ mới câu điện vào đây. Không hiểu làm gì mà không xây được thế là họ phải dùng máy chạy điện Diesel, tốn đâu $800/ tháng. Mình không hiểu rõ vì họ có thể kêu một công ty tư đến, bắt một cột điện tạm thời như ở các công trường khi xây cất, giá rẻ hơn là $800/ tháng.

Nhìn chung thì xung quanh có nhà cửa nhiều, loại chiến đấu, lại nghe thiên hạ làm AirBnB nhiều. Mỗi weekend lấy $700, ngày lễ thì nhiều hơn. Hai vợ chồng chủ miếng đất làm nghề dọn dẹp, sửa chửa các căn nhà dùng cho AirBnB trong vùng được độ $4,000-$5,000/ tháng. Dân ở Los Angeles, Quận Cam, buồn đời, cuối tuần ra đây nhìn trời sa mạc. Đến mùa thì thấy thuỷ quân lục chiến tập trận, bắn đùng đùng. Mình đến đúng trong 5 acres có đúng 4 cây xương rồng.

Vùng này có một căn nhà được mệnh danh là căn nhà vô hình (invisible house) do hai tên nào ở Hồ Ly Vọng, xây rồi nay cho thuê. Hai vợ chồng mua đất nhà của mình làm cho căn nầy.

 https://www.invisible.house/

Đây một cái trailer rồi họ gắn thêm phía sau. Thấy thương người Mỹ sinh ra tại xứ sở này mà lơ bơ như vậy
Trailer thứ 2. Thấy có hai người trẻ độ 19, 18 tuổi, ở nhà không đi học. Cô con gái thì ôm một đứa bé, không biết là con hay là em. Hai vợ chồng đi làm, có ông chú từng làm thợ nước, nay bị thương tích nằm nhà.

Ông chuyên viên địa ốc, biết gia đình này từ lâu, vì lý do gì đó mà mùa dịch đến khiến họ không làm gì cả, xây cất. Ông ta đề nghị mình mua lại miếng đất này, rồi mua một căn nhà trên 2.5 acres ở cạnh Victorville, rồi bán lại cho họ dưới dạng Land Contract. Mỗi tháng họ trả cho mình tiền nhà với 9.5% trong vòng 5 năm rồi tái tài trợ, trả mình hết.

Căn đầu tiên tính mua rồi bán lại cho họ có mấy con heo nhưng chủ nhà cà chớn ra sao, mấy người mướn nhà không trả tiền nên bị ngân hàng xiết nhà. Mình thấy người mướn nhà không trả tiền cả 9 tháng và muốn mình đưa tiền để họ dọn ra nhưng thấy họ có súng ống đủ trò nên hơi ớn, kêu chủ nhà đuổi họ ra thì mới mua. Chủ nhà thiếu tiền thuế địa ốc thành phố, thiếu ngân hàng, hai vợ chồng đang trong thời kỳ ly dị nên bỏ buông luôn nên ngân hàng lấy lại nhà. Có liên lạc với ngân hàng để xem họ bán lại hay không thì không thấy hồi âm.

Ông chuyên viên địa ốc kiếm được một căn nhà khác gần đó nên mình có đến xem tuần rồi với cặp vợ chồng muốn mua. Họ đồng ý nên làm giấy tờ mua. Xem như miếng đất của họ sẽ dùng đặt cọc để mua căn nhà mình sắp mua rồi bán lại và cho họ vay. Căn này thì tương đối khá hơn căn kia nhưng chỉ có một phòng ngủ và một phòng tắm. Lúc đầu chắc mấy đứa bé ngủ trong nhà và tiếp tục ngủ trong mấy trailer rồi tính sau. Để dành tiền xây nới thêm nhà là ổn.

Nếu xét cho đúng thì miếng đất của họ ngon, có giá hơn hơn căn nhà họ muốn mình mua và bán lại cho họ. Hiện tại cả gia đình họ ở trong mấy cái trailer, có nước của thành phố thay vì phải mua nước hàng tháng từ công ty bán nước, chở lại bỏ trong mấy thùng chứa nước cho căn nhà kia. Trong tương lai, họ có thể đào giếng để lấy nước nhưng lại tốn tiền điện bơm nước. Phải làm năng lượng mặt trời.

Nhà đang tính mua để bán lại cho họ
Phía sau, có 2 cái thùng chứa nước, họ có thể gọi công ty bán nước, đem tới đỗ vào thùng, mình đoán độ 1,000 gallon. 

Mình bán nhà, cần mua nhà khác để khỏi đóng thuế nên đồng ý mua rồi bán lại cho họ. Hôm trước chạy lên xem căn nhà mua để bán lại cho họ nhưng lại quên xem miếng đất này nên hôm nay phải chạy lên. Hôm trước đi với đồng chí gái nên lật đật chạy về, vì vợ Chán Mớ Đời xem nhà đất xa xôi. Vợ mình thì thích đi mua sắm, còn mình chỉ thích đi xem nhà đất, đó là sự khác biệt giữa hai vợ chồng. Đồng chí gái chỉ thích xài tiền nên không thấy gì cả, ngồi ngáp ruồi trong khi mình xem đất thì nghĩ cách làm ra tiền từ miếng đất này. Vợ nhìn chưa tới 5 giây đã đòi đi về, hỏi ai mà sống ở đây trong khi cả đại gia đình đến xem căn nhà thì chạy lại cảm ơn mình, đã đồng ý giúp họ. Chán Mớ Đời 

Mình giúp người ta có chỗ ở, tạo dựng chút gì cho tương lai. Thật sự nhiều người muốn xây dựng tương lai nhưng không có người giúp. Khi xưa, mình có mấy người Mỹ giúp đỡ, bán nhà cho vay lại nên có lẻ nay đến phiên mình, giúp lại người Mỹ vừa kiếm tiền hưu trí.

Miếng đất này, mình mua của họ với giá $40,000 cho 5 acres, vùng chỉ xây được 2 căn nhà và 2 cái ADU với SB 9 và SB 10 thì có thể chia thành 4 lô. Xung quanh nhà cửa tươm tất, giá trên $350,000. Mình tính sang năm, không mua được nhà mới thì lấy tiền bán nhà vừa qua để xây 2 cái ADU làm AirBnB, để cho cặp vợ chồng này lo vụ dọn dẹp. Mỗi weekEnd có $700, một tháng được $2,800, trừ chi tiêu còn lại độ $2,000/ tháng.

Căn nhà mình đang mua để bán lại cho họ là $175,000. Họ đặt cọc 2 lô đất này là $40,000, xem như họ nợ $145,000, mình cho họ vay 9.5% trả trong 5 năm. Sau đó thì họ tái tài trợ trả tiền lại cho mình. Mình kêu chủ nhà bán căn $175,000, cho vay lại $20,000 để trong trường hợp, nhà có gì lộn xộn, hư hại thì mình có thể cấn qua số tiền $20,000 để sửa chửa. Bà goá chồng này, có anh bồ mới, kêu dọn qua Arizona, nên không biết đâu mà lần. 

Có thể mình sẽ cho xây một căn nhà làm bằng container ở đây, chồng lên nhau rồi cắt tường gắn cửa sổ, gắn đồ cách nhiệt, cho thuê AirBnB kiếm tiền nhiều hơn là gắn mobile home.

Hoa Kỳ là một nước giàu có. Như các nước khác vẫn có một tầng lớp người Mỹ, nghèo khó. Lý do là giáo dục, huấn luyện từ bé để trở thành một nhân viên trung thành cho các công ty. Không huấn luyện người Mỹ trở thành những người tự lập, phải sống theo đồng lương cố định do chủ trả. Họ quen nghe lời từ chính phủ, công ty điện lực,… điển hình là muốn câu điện vào đất của mình, chỉ cần như ở một công ty găn điện tạm thời cho mấy công trường mới khởi công. Họ chỉ nghe lời công ty điện lực nên phải đóng trên $800 tiền diesel mỗi tháng thay vì chưa tới $100 cho tiền điện.

Đi xem nhà đất xong, mình mời ông chuyên viên địa ốc đi ăn trưa. Nói mình là di dân mà may mắn hơn người Mỹ sinh trưởng tại xứ này. Nay có hai đứa trẻ của gia đình này ở xa tít mù khơi, không biết tương lai sẽ ra sao. Cứ rú rú trong nhà, chơi game. Đúng là nổi buồn không tên. Chán Mớ Đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Giá trả cho nền độc lập

 Đi Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ, Tanzania, Ai Cập và Jordan giúp mình có thời gian, cơ hội nói chuyện với người bản xứ và đọc sách báo về các nước này nhất là các nước dành độc lập sau đệ nhị thế chiến. Có người từ Guyana tự hỏi tại sao quốc gia của họ tương đương với Dubai, có dầu hoả nhưng sau 50 năm độc lập, Dubai, từ một nền kinh tế không đến 3 tỷ mỹ kim, đã tạo dựng một nền kinh tế gần 500 tỷ đôla. 1% lợi tức dầu hoả đóng góp vào GDP, 20% do du lịch, ngoài ra nhờ các dịch vụ, buôn bán nhờ vào hải cảng rộng lớn của xứ này. Dubai được xem là một trong những quốc gia giầu có nhất trên thế giới.

Dubai thường được xem là một làng đánh cá tương tự Guyana, cũng có dầu hoả nhưng sau 50 năm dành độc lập, Dubai trở nên một quốc gia giàu có, trù phú còn Guyana thì te tua. Theo mình thì Dubai, có một ông vua, có đầu óc cấp tiến, muốn cải tiến đất nước nên dễ dãi về các luật Sharia của hồi giáo. Không có nhân công để phát triển đất nước nên họ nhập cảng khối lao động đến từ Ấn Độ, Pakistan, Phi Luật Tân,…thậm chí từ Việt Nam.

Sau đệ nhị thế chiến, các nước âu châu được Hoa Kỳ giúp đỡ qua chương trình Marshall, đã phải nhập cảng nhân công từ các thuộc địa cũ hay Thổ Nhĩ Kỳ như Đức quốc, để phát triển nền kinh tế hậu chiến của họ. Dubai đã phải sử dụng chế độ này, mới thành công. Ngày nay, 90% dân số ở Dubai là người ngoại quốc đến lao động, làm giàu cho xứ sở này.

Khi xưa ở Châu Mỹ, họ phải đem nô lệ từ phi châu đến để giúp kinh tế mấy thuộc địa mới này, nếu không thì châu Mỹ la tinh hay bắc Mỹ không được như ngày nay. Dubai cũng đem người đến làm việc, được cái là họ trả lương hậu hỉ nên thu hút được người tài mà không có đất dụng võ ở xứ họ.

Lịch sử có khuynh hướng lập lại. Nếu như phong trào cực hữu của pháp hay Đức quốc, nói chung ở âu châu lên mạnh. Khi họ nắm chính quyền thì có thể họ sẽ ra các đạo luật như đuổi cổ mấy người Pháp, gốc Việt Nam, ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ,…về xứ như thể vào những năm 1960, người Algerie, đuổi cổ những người sinh trưởng tại Algerie, về Pháp.

Dubai có trên 10 triệu người mà 90% là dân ngoại quốc, đến đây làm việc. Để rồi một vài thế hệ nữa, con cháu những người di dân, ăn vạ ở xứ này thì có biến động chính trị ngay. Trung Cộng đi mướn các khu vực ở các quốc gia bạn, đem người Tàu đến sinh sống, 100 năm sau, biểu họ trả lại đất, có khả thi hay không hay là có cuộc đẫm máu xẩy ra. Chúng ta thấy Hương Cảng ngày nay được Anh quốc trả lại cho Trung Cộng, người Hương Cảng tự xem họ độc lập, không dính dáng gì đến anh Trung Cộng. Trước khi Hoa Kỳ và các nước khác công nhận Trung Cộng là thành viên chính thức của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Người dân Hương Cảng đâu muốn phục tùng Trung Cộng. Xem video trên mạng, thấy người dân Hương Cảng, chửi bới, miệt thị dân từ Trung Cộng sang (Main land)

Họ cho rằng có hai điểm quan trọng của sự phát triển quốc gia: nền chính trị và hệ thống kinh tế. Đọc mấy bài viết của người Tàu từ Trung Cộng, viếng thăm Đài Loan. Họ tự hỏi cùng nói tiếng quan thoại nhưng sao xã hội Đài Loan khác xa với Trung Cộng. Người Đài Loan viếng thăm Trung Cộng thì chắc chắn không muốn trở thành người Hán của Trung Cộng.

Mình có anh bạn tàu, kể về thăm quê ở vùng nào đó trồng trà. Anh ta lên xe lửa cao tốc mà chính phủ Trung Cộng quảng bá, tuyên truyền, hiện đại hơn xe lửa Nhật Bản. 1 tiếng sau, bước ra hành lang, anh ta thấy khạc nhổ của người Tàu ở trên xe lửa đầy, không dám, bước đi nữa. Đi xe lửa thường, người ta mở cửa sổ để khạc ra ngoài, còn cầu tiêu thì khỏi nói. Họ đợi ở ngoài lâu quá nên tè luôn trước cửa. Kinh

Dubai có nền quân chủ chuyên chế trong khi Guyana theo chế độ Dân Chủ tập trung. Nền quân chủ bảo đảm một nền chính trị vững chắc, thuận tiện cho sự làm ăn, đầu tư trong khi Guyana thì nền chính trị lộn xộn, tham nhũng đầy nơi.

Ngày nay 90% dân số tại Dubai là người di dân. Như Hoa Kỳ khi mới được thành lập, họ mua nô lệ từ phi châu, để bảo đảm lực lượng lao động sản xuất cho họ. Nếu không có nô lệ đến từ Phi CHâu thì Hoa Kỳ khó có được sự thịnh vượng như ngày nay. 

Dubai khởi đầu bằng xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại. Sang Dubai thấy phi trường, xa lộ rộng lớn giúp dân chúng di chuyển nhanh chóng. Nội mấy nhà ga nhỏ của các xe điện trên không đủ thấy đẹp. Ông vua của xứ này biết là dầu hoả có đó nhưng sẽ có một ngày sẽ cạn hết nên ông ta dùng dầu hỏa để đầu tư, tạo dựng một nền kinh tế lâu dài, không dựa vào dầu hỏa như các nước lân cận.

Nới lỏng sự khắc khe của luật Sharia của hồi giáo, Dubai cho phép người dân, du khách có thể ăn bận theo tây phương,… khiến các nước láng giềng bị các luật Sharia giam lỏng, buồn chán, chạy qua Dubai để được tự do trong những ngày cuối tuần, mua sắm, ăn chơi. Họ làm ra tiền mà không có gì để giải trí và 5 lần cầu nguyện thường nhật. Dubai trở thành thiên đường của các người giàu có trong khu vực.

Hôm ở Dubai, đồng chí gái thấy mấy bà bản xứ đi trong thương xá, bận toàn đồ đen từ trên xuống dưới, trừ hai con mắt đi nhìn đường mà đi. Đồng chí gái kêu họ chỉ có thể khoe được cái ví LV. Khi ăn họ vén cái màn che mồm lên để bỏ thức ăn vào miệng.

Dubai bắt chước Lý Quang Diệu, đã biến Dubai thành một Tân Gia Ba của Trung Đông, giàu có. Covid đến nhưng quốc gia chỉ đóng cửa có 3 tháng sau đó thì mở cửa cho du khách đến. Nếu không sẽ có bạo loạn. Hình như họ cho dân về lại nước họ mấy tháng.

Sau khi dành lại độc lập từ người Anh quốc, Guyana vẫn tiếp tục kỹ nghệ đánh cá. Năm 2019, kỹ nghệ đánh cá và nuôi cá lên đến 16 tỷ đôla nhưng hôm nay chỉ còn 7.7 tỷ đô la, xuống 52%. Nếu so sánh GDP Guyana với Dubai thì một trời một vược sau 50 năm. Cho thấy chính trị và kinh tế đi đôi với nhau.

Các quốc gia á châu như Tân Gia Ba, Đài LOan và Nam Hàn, Nhật Bản, khởi đầu họ cần một nền chính trị vững chắc để có thể thực hiện các chương trình cải cách kinh tế. Nhất là Đài LOan và Nam Hàn, bị áp lực của Trung Cộng và Bắc Hàn. Do đó họ cần một chính quyền độc tài để thanh lọc các phần tử thân cộng. Sau đó khi nền kinh tế khá rồi, quốc gia có được một giai cấp giàu có thì họ mới nới lỏng nền chính trị và dân chủ hoá xã hội như ngày nay. 

Mình nghe người lớn kể chuyện, có lẻ mật vụ của thời ông Diệm, đàn áp hơn thời đệ nhị Cộng Hoà, khiến bao nhiêu nằm vùng len lỏi vào các cơ quan của chính quyền và quân đội miền nam. Việt Nam Cộng Hoà cho phép đối lập trong quốc hội còn mấy nước như Nam Hàn và Đài Loan, lúc đầu không có sự đối lập.

Có hai thí dụ khác là Ấn Độ và Nigeria, 2 cựu thuộc địa của đế chế Anh quốc. Ấn Độ (dạo ấy có thêm Pakistan và Bangladesh). Khi người anh xâm chiếm hai xứ này, họ đem theo tôn giáo, kỹ thuật, nền hành chính và ngôn ngữ. Người Ấn Độ từ chối chấp nhận trở về đạo của người Anh quốc, ngược lại họ tiếp nhận kỹ thuật và văn hoá của người Anh quốc.

Người Ấn độ bắt chước người Anh quốc uống trà, giúp mẫu quốc làm giàu. Mình có tên bạn gốc Ấn Độ, hắn chửi Anh quốc như gì. Người Ấn Độ học tiếng anh, học đánh Cricket với giấc mơ trở thành người Anh quốc, kẻ cai trị mình. Tương tự người Việt khi xưa, bắt chước kẻ cai trị mình xổ tiếng tây, bận đồ tây, hút thuốc lá tây, học nhảy đầm như đám thực dân cai trị mình. Như vậy, họ tự xem mình thuộc giới cai trị, trưởng giả. Họ muốn tây hoá, tẩy sạch hết căn bản của tố chất việt của họ để được như người da trắng, đô hộ họ. Đó là cái nguy hiểm vì khi đã mất cái bản sắc Việt thì chúng ta sẽ bị lộn xộn, khủng hoảng căn cước, khó có thể tìm được một lối đi cho chính mình, chỉ vay mượn ở ngoại bang. 

Người Nigeria không học kỹ thuật của người Anh quốc, họ lại theo đạo của thực dân truyền giáo, họ sử dụng anh ngữ như ngôn ngữ chính của hành chánh và xã hội. Họ tự bào chửa là có nhiều bộ tộc và phương ngữ, nghe nói đâu trên 300 loại. Người Ấn Độ có trên 2,000 phương ngữ. Anh ngữ được sử dụng khá nhiều vì nhiều bộ tộc không hiểu nhau. Xem phim Ấn Độ, thấy họ phụ đề đủ loại tiếng chính được sử dụng tại xứ này.

Người Anh quốc, trước khi rời bỏ Ấn Độ, đã tìm cách chia 5 xẻ 7 xứ này khiến Ấn Độ và Pakistan, Bangladesh luôn luôn trong tình trạng đối nghịch, khó phát triển hoàn toàn. Theo mình hiểu thì văn hoá ở Ấn Độ còn giữ các giai cấp nên khó phát triển một cách rõ rệt. Kiểu xét lý lịch. Mấy người Ấn Độ, sang Hoa Kỳ, rất thành công, làm lớn trong các công ty Google, Pepsi, …

Nếu chúng ta nhìn bản đồ phi châu, sẽ thấy người tây phương chia cắt một cách vô lý. Họ cứ chia các biên giới theo đường thẳng, bất chấp sự khác biệt văn hoá giữa các vùng. Mình đoán là người tây phương cố tình, để gây xáo trộn, giúp họ làm ngư ông hưởng lợi. Từ khi các nước tây phương bị bắt buộc trao trả nền độc lập, chúng ta thấy chiến tranh, lật đổ đủ trò giữa các nước, bộ lạc với nhau.

Ở Á Châu, ông Lý Quang Diệu đã biết gom góp lại các người khác chủng tộc sinh sống lâu ngày tại hòn đảo này. Người Mã Lai, người Ấn Độ, người Tàu,.. tạo dựng một thể chế khiến mọi giới đều đóng góp, không bị kỳ thị, giúp đất nước này phát triển nhanh. Họ dùng anh ngữ để thống nhất các giống dân với nhau.

Lịch sử cho thấy các nước dành được độc lập thường sử dụng các chương trình do quan thầy thực dân cũ hay theo Liên Xô. Chỉ có những chính quyền vì dân, ít tham nhũng, không bị tây phương bẩy nợ thì mới phát triển nhanh chóng còn thì te tua, mắc nợ ngoại bang, dân tình khốn đốn. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn