Showing posts with label Đàlạt. Show all posts
Showing posts with label Đàlạt. Show all posts

Tấm không ảnh của Đà Lạt

 Có anh nào dân Đà Lạt tên Phú, cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo, gửi cho mình tấm không ảnh, lại khiến mình bay về miền quá khứ, nói như người Mỹ “back to the future”. Mình định không viết về Đà Lạt xưa vì toàn kể những kỷ niệm cá nhân, thấy bơ vơ quá nhưng lại có người liên lạc, gửi hình như thầm nói; viết tiếp. Có ông thần nào, người Sàigòn, yêu thích Đà Lạt nên cứ hỏi mình, rồi lượt gọt những từ phản động, rồi tải lên cho bà con ở Việt Nam đọc. Người Sàigòn còn chú ý đến sự tàn phá của Đà Lạt xưa nên mình kể tiếp.

Mình có tấm ảnh này nhưng thiên hạ gửi lại xem kỹ hơn thì thấy có nhiều điểm khác chưa kể. 

Tấm không ảnh này cho thấy 3 con đường: bên trái là đường Hàm Nghi trên đồi, bị cây che khá nhiều, ở giữa là đường Phan Đình Phùng mà khi xưa, thời Tây được người Việt gọi là Đường Cầu Quẹo và bên phải có một đoạn đường Hai Bà Trưng, từ trường Thăng Long (Hiếu Học) đến dốc Hai Bà Trưng. Sau khi giải ngủ, ông cụ mình đi học trường này ban đêm, lấy bằng tiểu học để vô ngạch công chức của ty Công Chánh Đà Lạt, được thêm lương mua sữa cho con. Tối mình hay đi đón ông cụ đi học ra. 

Trường này, nếu mình không lầm có lần do thầy Chử BÁ Anh làm giám đốc, sau này, dọn về đường Hoàng Diệu, đổi tên thành trường tư thục Văn Học mà mình có học tại đây hai năm cuối trung học đệ nhị cấp, được thầy Chử Bá ANh cho học miễn phí. Như có huông nên sau đó, được học bổng đi tây.

Mình đoán tấm ảnh được chụp từ trên máy bay, trước khi mình ra đời, vì thấy nhiều nơi khi mình lớn lên biến mất và những khu được xây cất thời mình còn nhỏ chưa được xây và sau Mậu Thân khi dân tình chạy giặc Việt Cộng, ở quê vào Đà Lạt.

 Nếu nhìn đường Hai Bà trưng từ bên tay phải sang thì thấy ít nhà cửa. Xa xa thấy dãy nhà của trường Thăng Long (Hiếu Học) xưa. Mình nhớ có học chung lớp hè với một cô nữ sinh trường Bùi Thị Xuân, ở khu chung cư này, tên Hoàng Lan thì phải. Khá xinh. Đối diện, trên đồi, có nhà của Hạnh, học chung khi xưa ở Yersin, mình có gặp lại một lần khi về Đà Lạt với con gái ga-ra STT, tên Phượng, chị của ca sĩ Lệ Thu bên Tây, có đến nhà mình một lần với Tú Anh, tại nhà con gái thầy Tạ Tất Thắng, thêm 1 trong hai chị em sinh đôi ở khu Nhà Chung. Cô chị thì nay ở Úc Đại Lợi.

Có con suối chảy song song đường Hai Bà Trưng, chảy về suối Cam Ly. Thật ra con suối này có chỗ được chia làm hai nhánh, 1 gần đường Hai Bà Trưng và một gần đường Phan Đình Phùng. Khu nhà thầy Thành Bắp Sú, chú Hồng dưới đồi lên nhà thương Đà Lạt, chưa được xây cất, ngay cả mấy nhà gỗ, nơi ông người Tàu, bán xắp xắp ở bên hông rạp Ngọc Hiệp ở.

Nói chung là phân nữa tấm ảnh bên phải là đất đai và nhà cửa của gia đình ông bà Võ Đình Dung. Ông này là thầu khoá có tiếng tại Đà Lạt khi xưa, người thầu xây cất nhà ga xe lửa Đà Lạt, và khu phố Hoà Bình (dãy nhà hàng Mekong, Việt Hoa và phía bên kia từ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn đến phòng răng ông Trình). Theo mình đọc hay hỏi thiên hạ còn sống tại Đà Lạt thì từ Mã Thánh đến trường Việt Anh, toàn là đất và nhà của ông bà Võ Đình Dung. Như vườn ông Ba Đà, gần xóm mình.

Có chị bạn, nhà ở đầu đường Hai Bà Trưng, nơi mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hay đạp xe đạp chở người em trai mà bạn bè hay gọi Vinh Kennedy đến thăm cô sinh viên đại học Đà Lạt, từ Sàigòn lên ở trọ sau này cưới nhau, cho hay là bố mẹ mướn nhà của ông bà Võ Đình Dung.

Chính ông bà Võ Đình Dung, đã hiến đất để xây chùa Linh Sơn và Linh Phong cho các phật tử Đà Lạt. Gia đình này có công xây dựng lên Đà Lạt khi xưa. Ông ta làm thầu khoán và nghị viên thành phố Đà Lạt dạo ấy nên biết rõ các khu vực được thiết kế, dành cho người Việt nên bỏ tiền ra mua hết đất đai và xây cất nên được xem là người giàu có nhất Đà Lạt.

Đây là rạp hát LangBian (Lâm Viên), sau này bị đập phá, biến thành cây xăng Ngọc Hiệp. Bên tay phải là tiệm Đức Lập, có cái hẻm đi vào, có tiệm mì quảng Thanh Bình thì phải của ông bắc kỳ nấu đồ ăn miền Trung, ngon có tiếng tại Đà Lạt. Mình có ăn 2 lần.

(Cảm ơn Sơn có nhắc đến rạp hát Langbian, hồi đó mình gọi là rạp Long Biên, là của ông bà nội chị là ông  Cai Sớm làm chủ. Sau vì thất bại trong việc xây dựng cơ ngơi nhà La Faro không được thanh toán sòng phẳng,  bà nội chị phải bán rạp hát lấy tiền trả công thợ. Lúc đó rạp Long Biên chiếu phim Việt Nam và phim Ấn Độ. Tụi chị vô xem khỏi mua vé. Lâu lâu cũng có hát cải lương.)

Nổi bật nhất là rạp xi-nê Ngọc Hiệp và rạp xi-nê LangBian. Giữa 2 rạp chiếu bóng nay là hai tiệm ăn của người Tàu tên Kim Linh và Như Ý. Sau này, rạp Xi-nê Lang Bian được phá bỏ để xây cây xăng Ngọc Hiệp, và dãy quán bên hông dãy phố Đức Tín, có quán mỹ quảng của ông bắc kỳ tên Thanh Bình thì phải.

Mình nghe một chị nữ sinh Yersin cho biết là con trai của rạp Xi-nê Ngọc Hiệp và Ngọc Lan, mới qua đời. Mình có nhắn tin cho Võ Hoàng Đa, bạn rất thân với anh chàng này từ bé nhưng không thấy trả lời.

Chỗ này, sau này họ xây một số nhà cửa trong hẻm này, đưa đến chiếc cầu nhỏ, băng qua vườn thiên hạ rồi đến đường Hai Bà Trưng, khúc trường Nữ Công Gia Chánh, không thấy trong ảnh. Hẻm này mình có học chung với Nguyễn Đình Tài, Lê NAm Sơn, Lê HÙng Sơn và Nguyễn Hùng. Mình có gặp lại Nguyễn Đình Tài, Lê HÙng Sơn và NGuyễn HÙng, còn Lê NAm Sơn thì nghe nói sau 75, làm CM30 nên bạn bè xa lánh, nay nghe nói ở Bảo Lộc, có tiệm mì rất nổi tiếng. 

Khu vực bên đường Hai Bà Trưng thì sau Mậu Thân thì thiên hạ cắm dùi xây nhà cửa nên khó nhận ra. Còn nay về thì chỉ biết tôi đi trong mưa sa.

Theo tấm ảnh thì khách sạn và tiệm ăn Cẩm Đô chưa được xây cất vì cao 2-3 tầng nhưng không thấy bóng dáng. Tương tự phía Hai Bà Trưng chưa thấy khu nhà của tên học chung khi xưa Vy Nhật Tảo. Ngược lại thì thấy tiệm bi-da Hồng Ngọc, nhà của bác sĩ Đào HUy Hách. Khu Dốc Nhà Làng hình như chưa được xây cất luôn. Có thấy mấy căn nhà gỗ mà anh bạn học chung khi xưa ở đó, cho thiên hạ thuê làm tiệm hớt tóc Như Ý, chưa thấy tiệm giầy Hồ Út.

Hôm trước, có đọc một bài viết của anh nào ở khu vực rạp Ngọc Hiệp, kể rất chi tiết các quán ăn, tiệm xung quanh. Ai tò mò thì lên tìm nhóm thân hữu Đà Lạt bắc Cali mà tìm đọc.

Bên phải đường phan đình PHùng, cận cảnh, sau dãy tiệm Đức Tín thì có dãy phố có tiệm sách Minh Thu. Mình gần như mướn và đọc hết sách của tiệm này vào mùa hè. Mình nghe nói con gái của tiệm này, học chung hay quen với Chử Nhất ANh tại Virginia, Hoa Kỳ.

Sau đó có tiệm Luồng Điện, của ông nội tên bạn học chung khi xưa tên Trần Trọng Ân. Mình có đến nhà hắn chơi bắn bi, xem hắn làm Sauce Mayonnaise. Phía sau có một con hẻm và vài căn nhà và đường đi ra ;hía sau vườn trồng rau. Hình như có một cô tên Bạch Tuyết, học trường Thành NGọc với mình. Lâu quá không nhớ rõ. Chán Mớ Đời 

Tên Ân này, nghe kể sau 75, làm công an, chửi bới bạn học khi lên văn phòng hắn, xin giấy đi đường chi đó rồi chết vì say rượu chi đó. Mình chỉ nhớ đi xem phim Độc Thủ Đại HIệp, Bambi với tên này. Hắn mê phim tàu lắm. Mình thì thích phim tây hơn. Sau này lên Grand Lycee thì hết chơi vì hắn học M1 còn mình học M2. Lâu lâu gặp mặt nhau thì cười một cái.

Kế bên tiệm Luồng Điện là tiệm sửa xe đạp và Honda, tên gì mà bổng nhiên quên tên. À Công Thành. Ông chủ là em của bác Cháu, có tiệm bán xe Honda ở đường Phan Bội Châu, bà con chi đó với mẹ mình. Chị em bạn dì chi đó nên mỗi lần gặp là phải chào. Hình gia đình này có một người em có tiệm sửa và bán xe Honda ở đường Mình Mạng, chỗ gần Photo Đại Việt, gần dốc Nhà Làng. Có nhà cậu Lan, từng làm trưởng ty cảnh sát Đà Lạt. Hình như là nằm vùng cho Việt Cộng.

Đại khái là khi xưa, bà cụ mình quen cả chợ Đà Lạt nên đi đâu cũng chào hỏi mà mình thì theo tục lệ xưa, phải cúi đầu chào đủ trò khi ra phố. Kể ra đây chắc ít ai còn nhớ những nhân vật này như bà Tư Bổ, bà Giáo Trình,…

Lâu lâu, đi ngang qua đây, mình hay đứng lại nghe thiên hạ chửi nhau bằng giọng Bắc và giọng Huế. Số là đối diện tiệm Công Thành có một tiệm khác, cũng sửa chửa và bán xe đạp, xe Honda. Thường thiên hạ đi hỏi giá tiệm này rồi qua tiệm kia hỏi gía, ai mất khách thì chửi thề rồi cãi nhau như mổ lợn. Thiên hạ bu lại xem rất đông. Mình nhớ cô gái tiệm Tân Tiến, chửi giọng Bắc kỳ mê luôn. Mình học để khi chửi lộn thì sử dụng. Mình học tiếng Việt nhờ nghe thiên hạ chửi lộn ngoài chợ và ngoài đường. Mình rất mê nghe thiên hạ chửi nhau nhất là phụ nữ. Họ chửi rất bài bản, có vần có điệu nên mình phục phụ nữ từ bé đến nay. Họ làm thơ qua những câu chửi. Ai buồn đời thì tìm mấy bài chửi của mình ghi lại, giọng bắc, giọng Huế đủ thứ. Chán Mớ Đời 

Có tên bạn học, con tiệm vàng Kim Thịnh, chửi tiếng Huế nghe cực đỉnh. Hắn hay đọc bài của mình nên kể lại đây để hắn tưởng niệm lại những ngày tháng năm cũ đã khiến nhiều tên trong lớp  nghe điếc con ráy. Nghe nói, sau này hai tiệm này, chuyên gia chửi ở đường Phan Đình Phùng làm sui gia, ký kết hiệp định tiệm sửa xe Honda, sinh đàn cháu mang tên Romeo và Juliet. Hôm nào buồn đời, mình kể chuyện tình của hai anh chị Romeo và Juliet đường Phan ĐÌnh Phùng. Kinh

Dãy phố cuối bên tay phải có tiệm may của ông Ba Hoà, chuyên may liểng đám ma, nay con ông ta nối nghiệp. Khi xưa, lính ra trận chết nhiều nên ông này giàu có vì Đà Lạt ít ai may liểng đám ma. Bên cạnh tiệm ông này là tiệm bán gạo, tạp hoá chi đó của gia đình một nữ sinh Bùi Thị Xuân, tên Liên, tập Thái Cực Đạo ở Thao Trường. Con trai Đà Lạt dạo đó hay gọi Liên Thái Cực Đạo, rất Tom Boy. Mình có gặp lại cô này tại Virginia, khi cô nàng chở vợ chồng Chử Nhị Anh đi xem nhà để mua. Mình không nhớ cô này có đẹp hay không chỉ nhớ là khá đẩy đà khi mình gặp lại.

Cạnh tiệm may của ông Ba Hoà, có con hẻm nhỏ mà người dân hay họp cho, thường được gọi là Chợ Nhỏ Phan Đình Phùng. Mình hay đi qua để về đường Hai Bà Trưng. Trong khu này có một tên học chung khi xưa ở Lycee tên Đào thì phải. Tên này lớn tuổi hơn mình, chở gái đi chơi khiến mình phục nức nở. Bố tên này có bồ hay sao ở Sàigòn. Mẹ hắn nhờ bà Dì mình, ở Sàigòn 20 năm, đi với bà ta xuống Sàigòn đánh ghen. Dạo ấy, dì mình, thợ may áo dài, từ Sàigòn lên, mướn chỗ may ở tiệm ông Ba Hoà. Kinh

Đặc điểm ở khu xóm này là nhà nào cũng xây một cái tường nhỏ trước cửa nhà để khi mùa mưa đến, bị lụt thì nước không tràn vào nhà. Phía sau khu nhà này có con suối. Dân xóm này, cứ đem rác ra đổ dưới suối, làm nghẹt nên mùa mưa là nước không thoát được, tràn lên bờ. Chuyện rất dễ hiểu, chỉ cần mọi người đồng ý đừng đổ rác xuống suối thì không bị lụt khi trời mưa nhưng dân khu đó theo chủ nghĩa mackeno. 

Đối diện tiệm may ông Ba Hoà thì mình không để ý lắm vì ít khi đi phía bên đó. Chỉ nhớ có tiệm giò chả An Lộc, tiệm Tân Tiến, tiệm gì làm nệm ghế Salon của một tên học Yersin khi xưa tên Châu. Nhà của ông thầy Tường dạy mình Thái Cực Đạo. Ngoài ra có tiệm bán vật liệu xây cất, tên gì có chữ Ký phía sau, bổng nhiêu quên tên. Không biết có phải Lưu Hội Ký, tiệm này hình như ở đường Minh Mạng, đối diện tiệm vàng Kim Thịnh. Cứ ghi xuống rồi khi nào tìm ra sẽ bổ sung. Cạnh tranh với tiệm Đức Lập bên kia đường.

Đối diện tiệm ăn Kim Linh và Như Ý thì chưa thấy dãy nhà phía sau có nhà Chú Cương, an ninh quân đội, bạn ông cụ mình. Thiên hạ hay gọi chú là Cương Đen, có lần chú được bổ sang Nhật Bản học về an ninh quân đội mấy tháng. Sau 75, đi tù rồi đi mỹ rồi về lại Đà Lạt và qua đời tại đây.

Đây là tấm ảnh nghe nói được chụp năm 1936, vị trí rạp Ngọc Hiệp, chỗ đường Mình Mạng quẹo xuống đường Cầu Quẹo, sau được đổi lại thành Phan Đình Phùng. Có chú thích bằng tiếng tây “quartier indigène “  mình có kể theo tấm ảnh này rồi.

Có anh nào, cựu học sinh Trần Hưng đạo, có kể rất chi tiết khu rạp Ngọc Hiệp nhưng không nói đến tiệm bảo hiểm Rồng Vàng của bác Nguyễn Đình Hoè, hay họ Võ thì phải, tay vợt số một bóng bàn của Đà Lạt khi xưa, nằm ngay góc con hẻm đi lên đường HÀm Nghi, chỗ tiệm phở Tùng. Mình có chơi với con trai của bác hồi nhỏ nhưng lớn lên thì quên. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Are You Sure?

 Hôm nay, mình ra viếng mộ bố mẹ vợ rồi chạy lên Los Angeles vì có hẹn với hai ông linh mục và một anh kiến trúc sư người Việt. Đáng lẻ tuần rồi gặp nhau, vào giờ cuối một ông cha nhắn tin xin hẹn lại tuần sau vì bận đám tang nhiều quá.

Mình đã đến chủng viện này vài lần, được xây cất từ lâu, hình như 1 năm trước khi mình ra đời. Sau này ít  chủng sinh theo học nên họ đóng cửa, chỉ làm thánh lễ và các buổi tỉnh tâm vào cuối tuần. Nói tổng quát, khuôn viên của chủng viện rất đẹp, nằm trên đồi, chỉ có vấn đề là xuống cấp vì không được tu sửa lại từ khi đóng cửa chủng viện.

Mình đến sớm nên có dịp trò chuyện với vị linh mục. Ông cho biết, trước khi Cô Vi thăm viếng thì mỗi tháng chỉ có 2 đám tang. Từ khi covid xẩy ra thì mỗi tháng lên đến 32 đám tang, còn bây giờ thì 60 cái đám tang. Lúc mình đến đã có một cái đám tang đang cử hành, ra về thì thấy 2 cái khác. Nhờ vậy, nhà dòng có chút tiền nên muốn trùng tu lại các cơ sở của chủng viện, hầu để có một trung tâm sinh hoạt cho các cộng đồng xung quanh.

Cấu trúc này được xây dựng tại Sevilla, do một kiến trúc sư người đức thiết kế. Chắc phải dẫn đồng chí gái đi viếng vùng này, mà khi xưa mình đã đi qua. Đang viết về chuyến đi này. Tuần tới sẽ tải lên.

Các buổi hội thảo tỉnh tâm, thiền quán, thanh niên họp mặt, trung tâm cho người lớn tuổi, đến sinh hoạt hằng ngày. Thế hệ Babyboomers về hưu rất nhiều và sống dai nhờ khoa học. Cali thì ít đất đông dân, do đó các trung tâm này cần thiết để giúp người Mỹ họp mặt thay vì xem truyền hình hay lướt mạng.

Ông cha cho biết là tang quyến phải đóng từ $8,000 - $15,000 cho “nhà quàn” mà không thấy mặt mũi người quá cố, nhiều nơi phải đóng $20,000. Kinh. May quá! Mình để trong di chúc là tặng cơ thể mình cho khoa học. Nếu họ không thèm thì cho vào đại học y khoa để sinh viên học mổ xẻ. Khỏi tốn tiền nhà quàn, đám ma đám quỷ, giúp vợ con khỏi tốn tiền làm đám tang, khóc lóc mỏi mồm.

Khi covid xẩy các con chiên qua đời thì không có nhà thờ nào nhận làm đám tang, chỉ có nhà thờ này, vẫn giữ vững niềm tin ở Thiên Chúa nên không sợ. Ai kêu đi làm lễ “xức dầu” trong nhà thương là bận đồ bảo hộ của BNLV may, bảo trợ cho chương trình Masks Save Lives. Họ muốn làm đám tang thì làm trong khuôn viên, ngoài trời, chỉ có nhà quàn và cái hòm, tang quyến thì nhìn qua zoom. Mình có anh bạn, có ông bố qua đời trong viện dưỡng lão, đến ngày làm đám tang thì không thấy mặt bố, vì nắp hòm đã đóng. Khóc như mưa bấc.

Sau cởi mở hơn thì cách giãn xã hội, 6 bộ nên có thể làm lễ trên sân cỏ, trước máng cỏ Thiên Chúa. Ở vị linh mục kể, có người tới hỏi cần mượn chỗ để đón tiếp 100 thân nhân đến dự. Ông ta hỏi: “are you sure?”. Lưỡng lự, rồi trả lời 150 người. Người khác đến hỏi, kêu 150 người, ông ta hỏi: “are you sure ?” Lại lòi ra 200 mạng. Cứ vòng vòng lên đến 350 người.

Một hôm, có người gọi, tự xưng là cảnh sát của Los Angeles, nghe nói nhà thờ nhận làm lễ đám tang lên đến 200 người. Ông ta hoảng quá, kêu cảnh sát hỏi thì tao phải trả lời “yes”. Ông cảnh sát xin hẹn đến gặp. Có đến 6 ông cảnh sát bò lại khiến ông cha hoảng loạn, lại thêm 2 đại diện nhà quàn. Hoá ra, họ tìm chỗ để làm đám tang cho cảnh sát viên, và con trai của vị cảnh sát trưởng tử nạn xe cộ. Hú vía! Được bề trên hổ trợ.

Ông cảnh sát nói độ 150 người nhưng hai ông đại diện nhà quàn kêu không đủ, phải 200 người. Ông cha lại hỏi: “are you sure?” Họ nói 250 người. Có một cảnh sát viên khác hỏi ông bố sắp chết, có thể mượn chỗ làm đám tang được không. Hỏi bao nhiêu? Ông ta kêu bố tôi chưa về đất Chúa nên chưa biết ngày giờ và số người. Cuối cùng thì ông bố cũng được Chúa gọi về, lên đến 300 ngươi.

Lên tới đất Chúa thì được tin hồ sơ mượn tiền để mua 6 căn hộ đã được duyệt, sẽ đưa cho mình ký ngày mai. Aleluiah! Bề trên hổ trợ.

Sau đó, vị linh mục bề trên và anh kiến trúc sư kia đến. Sau màn giới thiệu, họ dẫn mình đi vòng vòng khuôn viên của nhà dòng. Mình được giải thích là từ khi ngưng chủng viện thì trong nhà dòng, không ai tìm cách, khai thác nhà dòng để tạo nên một nơi sinh hoạt cho cộng đồng, người dân địa phương. Tự cô lập trong giáo xứ, thay vì mở cửa cho các cộng đồng khác trong khu vực sử dụng. Nay thấy các sư mượn chỗ nhà thờ để làm lễ đám tang,…

Họ muốn mình và anh kiến trúc sư kia, hợp tác để thiết kế một dự án phải triển tu viện. Sau đó sẽ thuyết phục giáo dân giúp để xây dựng một cơ sở để giúp giáo dân học tập lời dạy của Chúa.

Mình bỏ nghề kiến trúc sư đã trên 10 năm, mua cái vườn để học nghề làm nông dân, trở về với thiên nhiên. Nay bổng nhiên có hai người muốn mua cái vườn của mình để xây nhà. Chắc bề trên muốn mình bỏ nghề nông dân, trở lại thiết kế cơ sở hoạt động tinh thần ở vùng Los Angeles này.

Mình thích thiết kế mấy đồ án này thay vì mấy cái nhà xây cho rẻ để bán. Nếu Thiên Chúa muốn thì mình chìu theo. Nhưng cũng phải tìm cách giải thích cho các linh mục trên cao của giáo phận vì đa số là có tuổi nên viễn kiến của họ khá cổ lổ sỉ. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đà Lạt phố cũ

Sáng nay đi với vợ xuống tiệm trái cây của anh bạn học cũ ở Phan Đình Phùng, có đi ngang chỗ này thì thất kinh nên tải lại bài viết lâu rồi.

Không hiểu tại sao, khi thấy hình ảnh Đà Lạt ngày nay trên mạng thì mình không thích xem. Ngược lại những tấm ảnh xưa, thì lại chú ý như để nhận ra trong ký ức, chuyện gì đã xẩy ra tại góc phố này. Mùa Tết, thiên hạ đi du lịch lên Đà Lạt, thấy cảnh tượng hải hùng, khách sạn hết phòng, thiên hạ cắm dùi bên cạnh hồ Xuân Hương, đi vệ sinh ngay đó, khiến mình thất kinh. Thấy thiên hạ quay video, rác rưởi do du khách bỏ lại sau lưng, chỉ biết Chán Mớ Đời.

I collected some old pictures of Đà Lạt. This picture (1989), showing Duy Tân Street. I did biking up to this hilly street. On the left, there is a street named Thu Khoa Huan, where a classmate used to live there. Also a house which Dalatois used to call “Japanese house” has been demolished after 1975, owned by one of my classmates.

Tấm ảnh này, được chụp trên đường Duy Tân, phía bên tay phải từ Khu Hoà Bình đi xuống. Tấm ảnh do một nhiếp ảnh gia người Nhật Bản chụp sau 1975, hình như năm 1989. Đây là góc ngã ba, Duy Tân và Thủ Khoa Huân. 

Con đường Duy Tân này, mình ít khi đi qua ngoại trừ năm đậu B.E.P.C., bà cụ mua cho chiếc xe đạp maze Chợ Lớn thì mình có đạp lên dốc này đều đều đến khi mòn thắng thì hết dám chạy vì bị té một lần, bỏ chiếc dép lên bánh xe để thắng. Có dạo học tư chị của tên học chung Lê Huy Hà, nàh đi xuống chút nữa, gần ngã ba Phan Đình Phùng.

Hôm trước, mình có kể tìm lại được anh bạn khi xưa. Hỏi anh ta nhớ NGuyễn Thị Ri? Anh ta cười, kêu mày còn nhớ à. Tao quên cha nó mất, mày nhắc tao mới nhớ. Số là dạo ấy, anh ta thích cô này học chung lớp. Một hôm, anh ta đến nhà mình, kêu đến nhà cô này, có một tên khác tên Trần Văn Hiệp thì phải, thích Nguyễn Thị Đức. Hai cặp này viết thư cho nhau rồi nhờ mình chuyển thư dùm.

Hôm ấy sau ăn trưa thì Huỳnh Kim Sang ghé nhà mình kêu đến nhà cô bạn học tên Ri. Cô này, gốc Phan Rang, lên Đà Lạt ở trọ trên đường Thủ KHoa HUân. Con đường này mình không nhớ có trán nhựa hay không vì xem ảnh chỉ thấy đá và đất. Chắc là thời bao cấp nên xuống cấp. Tại đây, có tên Hiệp đang đứng đợi dưới đường. Nhà trọ của Ri, ở trên đồi, phải leo lên mấy thang cấp mới bò lên được. Mình nghĩ là có trán nhựa, có thể sau 75, không được tu sửa nên chỉ còn đá và đất.

Thế là hai anh chịu đèn hai chị, ngồi nói chuyện với nhau, còn mình đứng xớ-rớ, không biết làm gì, bò ra sân, nhìn xuống hồ Xuân Hương. Phía đường Cường Để, ấp Ánh Sáng. Chỗ này, mà đứng xem ông phi công tên Toàn ở ấp Ánh Sáng, lái F5, lượn về chào hàng xóm, rồi mất đà bay xuống hồ Xuân Hương luôn. Mình vẫn còn nhớ hình ảnh đó. Lúc đó độ 10 giờ sáng, ra chơi. Đang đứng trên sân trường với Trần Thiện Tân thì thấy một chiếc phản lực cơ F5, bay từ hướng Cam Ly về, rất thấp rồi bổng nhiên mình thấy khói lửa đỏ bay lên như thời Mậu Thân ở khu Số 4.

Sau đó thì một tiếng nổ long trời, không thấy chiếc phản lực cơ bay lên. Trưa đó, CBMT, ghé nhà mình kể máy bay nổ ở cầu Ông Đạo, làm mấy người chết nên mình bò đi xem. Sau đó thì thấy mấy quan tài, để cạnh cầu Ông Đạo. HÌnh như người Việt kỵ đem xác người thân chết ngoài đường về nhà.

Căn nhà đầu tiên bên tay phải, nhìn xuống đường Duy Tân được thiết kế theo kiến trúc Nhật Bản. Dân Đà Lạt hay gọi là căn nhà nhật. Sau này mình về thì được biết một tên bạn học chung khi xưa, làm chủ. Hắn cho phá căn nhà nhật để xây thêm, rồi cho thuê để người ta mở tiệm cà phê chi đó, có mấy cái bàn trên đồi. Lâu lâu có chạy lên đường này vì ăn thông ra đường Trương Vĩnh Ký.

This one has been taken after 1975. Based on the legend, was taken in 1989. I believe when I went home in 1992, I didn’t see like that. May be my memories failed me. On the right, was a dancing restaurant. On the left, not in the picture was the Modern Hotel, where GI’s were renting during their time in Đà Lạt.

Tấm ảnh này, cũng được chụp sau 75, mình đoán là sau 1992, năm ấy chưa đập phá khu phố này. Dạo ấy chưa thấy đập phá dãy phố do ông Võ Đình Dung xây cất rồi cho thuê hay bán lại. Theo hình ảnh thì do Yurika, chụp ngày 3 tháng 6, năm 1989. Kể cũng lạ. Xem như mình nhớ lầm.

Phía trước thấy hai chiếc xe Peugeot, taxi của Đà Lạt xưa. Sơn màu đen và trắng. Cầu thang do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Bên tay phải là nhà hàng và vũ trường La Tulipe Rouge. Dân Đà Lạt gọi tulipe cho ngắn gọn. Theo chỉ thị của kiến trúc sư Thụ, thì mấy dãy phố ở khúc này, không được xây quá 2 tầng, sẽ che cảnh quan của hồ Xuân Hương nếu đứng tại KHu Hoà Bình.

Chủ nhân tiệm La Tulipe Rouge, làm theo các chỉ thị, ngược lại, đối diện cầu thang là khách sạn Mộng Đẹp, của ông thầu khoán Nguyễn Linh Chiểu, người xây cất chợ Mới Đà Lạt. Ông này chơi cha xây thêm 1 tầng, trái với quy định, khiến người Đà Lạt đứng trên khu Hoà BÌnh, không thấy hồ Xuân Hương, bị khách sạn này che mất. Chắc ông ta chạy chọt nên được tha. Sau này, cho lính mỹ mướn chắc giàu to. Đà Lạt có hai khách sạn cho mỹ mướn là Ngọc Lan và Mộng Đẹp. Khách sạn Ngọc Lan, có thời bị đặt chất nổ. Nghe kể một cô tên Nguyệt Thu, học Yersin là tác giả vụ này. Kinh

Mình có gặp lại dượng Thụ lần chót năm 1992 tại Sàigòn, khi về thăm Việt Nam. Dượng cùng tuổi với ông cụ mình, còn dì Cơ thì cùng tuổi với mẹ mình. Sau 75, dượng Thụ có đi cải tạo, ở nhà dì Cơ qua đời. Mấy người bà con an ủi mẹ mình, kêu ráng để nuôi 10 con, khi ông cụ bị tuyên án 18 năm tù. Kinh

Bà Võ Quang Tiềm với Mệ Ngoại mình là chị em bạn dì hay chú bác chi đó. Dì Tân, con gái của bà Dụ, chị của bà Tiềm ở trong xóm mình.

Chỗ đi lên cầu thang, thấy căn nhà của ông nha sĩ Trình, bố của thằng Hy, khi xưa học Yersin với mình. Mình có vào nhà này chơi vài lần.

This one showing the Vietnamese quarter before the 1932 flood which damaged the area. French government moved the down town up the Peace area nowadays. I could see the garrison of the first French soldiers in Đà Lạt, later they used ít as a prison, where my mother has been hold there for few months when she got caught by French police. 

Tấm ảnh này, mình chỉ thấy tấm chụp phần trước. Tấm này thì thấy rõ khu phố người Việt đầu tiên tại Đà Lạt. Cận cảnh thấy cái đập mà tây gọi hồ lớn (Grand lac). Thấy lỗ thoát nước qua hồ nhỏ. Thật ra hồ nhỏ là để xã nước vào mùa mưa, khi hồ lớn đầy tràn. Hình này chụp trước 1932, vì Thuỷ Tạ chưa được xây cất.

Hình này thấy chỗ thoát nước qua hồ nhỏ. Xa xa trước khu phố người Việt, có con đường nhỏ cũng là bờ kè của đê chận nước vào mua mưa. Sau 1932, khi lũ lụt đã phá huỷ khu phố người Việt thì người Pháp mới cho phá cái đập chỗ Thuỷ Tạ và xây cầu ông Đạo. Dời phố người Việt lên khu Hoà BÌnh. Ấp Ánh Sáng được thành lập năm 1952.

Bên tay phải thấy trại lính của Tây, sau này được đổi thành nhà Lao, nơi người Pháp nhốt mẹ mình, và vợ chồng chú Phấn, tiệm thuốc tây Minh Tâm, tại đây mấy tháng khi tham gia Việt Minh, bị bắt. Trước đó thì thấy đường Nguyễn Thái Học. Thấy con đường lên dốc khu Hoà Bình sau này, được gọi là đường Lê Đại Hành. Sau đó thì có thể đường Trương Vĩnh Ký, có mấy dãy nhà màu trắng. Lý do mình đoán là khu Hoà BÌnh được xây dựng bởi ông Võ Đình Dung sau này. Cũng nghe nói là có trường học, chắc là trường Đoàn Thị Điểm.

Mình có kể về khu phố người Việt đầu tiên tại Đà Lạt. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Phía bên tay trái thì thấy con đường nhỏ sau này là đường Trần Quốc Toản, chỗ ngã NĂm, có một trạm xăng Esso của bố mẹ tên Nam, học chung với mình khi xưa. Bên tay trái có con đường chạy lên KHo Bạc, chỗ đường Yersin, sau lưng khách sạn Palace. Con đường này, được nhiều người chụp cảnh các nữ sinh đi học với ánh nắng xuyên qua các rừng thông. Chỗ này, mình có xem diễn lại vụ đánh cướp xe Ngân Hàng của ông Nguyễn Tấn Đời.

Họ đem ông tài xế, chở tiền lên Kho Bạc, giữa đường thì bị chận cướp. Cướp lấy tiền xong thì đem xe bỏ dưới đèo Prenn. Trói cổ ông tài xế. Ông cụ mình kể ông thẩm vấn viên nào của ty cảnh sát, đem ông tài xế vô phòng, khệnh cho vài cái là khai hết. Họ còng đầu mấy tên ăn cướp, đem tiền về Sàigòn. Có thể là Việt Cộng nằm vùng tổ chức đánh cướp. Mấy ông kinh tài cho Việt Cộng mới dám nghĩ mấy vụ này. 

Mình có quen một chú đi tù chung với mẹ mình khi xưa. Chú kể khi xưa, làm ăn có tiền thì chú gửi vào kho bạc kiểu bên mỹ, họ mướn các hộp sắt trong ngân hàng để đựng đồ quý giá hay tiền bạc. Sau 75, bị dân nằm vùng trong kho bạc, chỉ điểm, bị đấu tố tư bản mại sản, kẻ thù của nhân dân. Đành xuống thuyền vượt biển.

Mình có thấy khúc đường Lê Quý Đôn, có căn nhà ngay góc đường Yersin. Mình đoán là nhà của mấy người Tây hay nhà biến điện từ Cam Ly chạy về. 

Phía xa xa, không biết có phải trường Petit Lycee. Lười đi lục tài liệu hay bài mình viết về ngôi trường này. Hai trường học đầu tiên được xây cất tại Đà Lạt: một là trường Đoàn Thị Điểm sau này dành cho người Việt và trường Yersin, dành cho người Pháp và con nhà giàu người Việt.

This picture brought back a lot of memories. I guess it has been taken after 1975

Hình này thì mình thấy hoài, mỗi lần đi bộ ra chợ. Trước rạp Ngọc Hiệp. Thấy cái xe bán bánh mì thịt làm ình nhớ lại, bà này với tiền của mình khá nhiều. Bánh mì lấy từ lò bánh mì ở đường Phan Đình Phùng mà gia đình mình mua hàng ngày cho mấy em ăn điểm tâm. Thấy cái ghế đẩu để kê thùng kem. Mình đoán của tiệm Thuỷ Tinh, đối diện rạp Xi-nê.

Hôm trước thấy trên mạng của dân Đà Lạt xưa, một ông thần nào ở khu vực này, kể rất rành rọt về các quán ăn xung quanh rạp Ngọc Hiệp. Ai tò mò thì vào đó đọc.

Thấy bên kia đường là trạm biến điện, trên đường Duy Tân, chỗ trường Đoàn Thị Điểm cũng có một trạm biến điện. Cầu thang này mình đi lại không biết bao nhiêu lần, mỗi lần ra phố. Thấy có tiệm bi-da Hồng Ngọc, vớt tiền của mình khá nhiều khi xưa, lại đây chơi banh bàn.

Mình không biết là hình chụp trước 75 hay sau 75 vì thấy mấy chiếc xe ca. Khi xưa, chỗ mấy xe ca đậu, là bãi xe taxi. Còn xe bán bánh mì thì mình nhớ ở ngay góc tiệm ăn Như Ý.

Chỗ này, mình và cô em kế có lần ngồi đợi bà cụ. Hôm ấy, bà cụ kêu ở nhà đừng có đi đâu, phá làng phá xóm, giỏi tối về mẹ dẫn đi xem đại nhạc hội Trần Văn Trạch. Cả ngày, mình chỉ ở trong nhà, không dám ra đường, sợ chị người làm mét bà cụ là không được đi xem Trần Văn Trạch, hát xổ số kiến thiết trên đài phát thanh.

Tới chiều, không thấy bà cụ về. Hai anh em mới dẫn nhau xuống cầu Địa Dư đứng đợi. Đợi hoài không thấy bò sang rạp Ngọc Hiệp, ngồi đợi bà cụ nơi lề đường, ngay chỗ chiếc Lambretta. Vẫn không thấy bóng mẹ dù thiên hạ đã vào rạp, nghe hát om xòm ở trong đến khi bà cụ từ đâu hiện ra, ôm hai anh em chạy về nhà. Bà cụ kể là ngày đó, người ta kêu ở lại để bốc thăm dãy hàng ở Chợ Mới Đà Lạt. Họ mới xây xong, và dời mọi người ở Chợ Cũ (rạp Hoà BÌnh sau này). Mẹ mình đi bốc thăm nên về trễ. Về nhà, không thấy hai anh em nên chạy khắp nơi để kiếm. Gặp hai đứa con mừng như điên, cười cười tỏng khi mình Chán Mớ Đời vì không được xem Trần văn Trạch.

Sau này, người lớn dọa đừng có đi đâu vì “mẹ mìn” thì mình không sợ. Lý do là đen như phi châu, dân Việt Nam thì thích da trắng. Thôi ngừng ở đây. Hôm nào rãnh kể tiếp mấy tấm ảnh mới lượm trên mạng.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nhị thập ngũ Hiếu

Gần 50 cái Tết mình xa nhà. Mình dự định năm nay về ăn Tết với bà cụ và mấy em ở Việt Nam, nhưng đại dịch cô vít xuất hiện nên không biết chừng nào mới thực hiện được. Cứ thấy mùa hạ, báo chí nói chuyện nghỉ hè, đến mùa đông thì báo chí cứ phán đủ loại cô vít thay vì mùa cúm như xưa.

Tết khi xưa, kỷ niệm nhớ nhất là mấy trận đòn lì xì đầu năm từ ông bà cụ. Sau Mậu Thân không có màn đốt pháo nên ông cụ dường như muốn đốt phong long trước khi đi binh xập xám chướng, nên hay lôi cổ mình ra khệnh một trận. Kể ra đây thì dài dòng khiến ai đọc phải uống nhiều ly nước. Đánh thua về thì kéo đầu mình khệnh kiểu bài vè khi xưa: tháng giêng là tháng ăn đòn,..”

Trong những trận đòn, mình nhớ nhất là trận đòn chổi lông gà của bà cụ. Khi xưa, mỗi nhà đều có cái chổi chà để quét mương cống và chổi lông gà để quét bụi bàn thờ,…vì nhà nấu ăn bằng than nên tro bay bám vào cửa kính, cửa sổ và bàn thờ.

Chổi chà thì thường cuối năm, bà cụ kêu mình ra chợ, mua một cái đem về, còn chổi lông gà thì mua nhiều hơn. Lý do chổi được sử dụng để huấn luyện các con thành những nhị thập tứ hiếu mà đi học việt văn, cô giáo bắt phải mua cuốn sách để học trả bài. Cuối năm, mua chổi mới, quăn chổi cùn cho hên nhất là chổi lông gà trong năm sử dụng khá nhiều, để đánh đòn nên có phần bị tét mây. Quăn chổi như quăng những cái xui năm cũ.

Chổi lông gà được làm bằng lông gà. Họ thu mua lông gà ở các lò làm thịt gà, rồi lấy chỉ sâu các lông gà cùng cở lại rồi giặt cho sạch mùi gà hay máu nơi lông gà. Thường chổi lông gà trống đẹp hơn nên đắt tiền hơn. Sau đó thì họ lấy dầu hắc, chấm đầu lông gà, cắm vào thân cây tre hay mây rồi bó lại, giúp bố mẹ dạy con làm 24 Hiếu. Nhà mình khi xưa, mua toàn đồ hàng tốt, cao cấp làm bằng mây nên quất rất đau. Mỗi lần ông cụ hay bà cụ đánh là có khi bị tét roi. Kinh

Ngoài chợ, dưới đồn cảnh sát, có một bà bán chổi. Ôi thôi đủ thứ chổi. Chổi chà, chổi quét nhà, chổi cau, chổi lông gà, chổi tre, chổi xơ dừa, chổi đót,.. treo đầy. Ai mua chổi nào thì bà ta lấy cái cây có cái móc rồi lấy xuống. Nếu khôn thì đợi ra giêng mua rẻ hơn, 3 ngày tết thì giá khá cao, đợi ra Tết, trả rẻ bà bán chổi cũng bán mở hàng. Vấn đề là ai cũng muốn sắm đồ mới để khai trương cái chổi trong ba ngày Tết, để cả năm, có cái huông, giúp con mình nhớ dai. Ngày nay, mình nhớ dai chuyện ngày xưa vì bị khệnh, ăn chổi lông gà vào đầu năm. Nói chung là Tết năm nào cũng bị khệnh. Đi chợ, ai khôn thì đi vào lúc chợ mới mở hàng, mấy bà đều bán hết dù là giá vốn.

Lâu lâu thấy một ông người nam, gánh cái cây tre, treo mấy chổi lông gà, trước và sau đi trong chợ, rao bán. Mấy bà kêu lại mua, rồi uốn éo cái chổi, xem như có thể đánh con ở nhà được không. Mỗi lần như vậy thì mình kêu bà cụ, đắt quá, không nên mua nhưng mẹ mình có tính thương người nên ai rao cái gì cũng mua cho họ có tiền nuôi con, còn mẹ thì có chổi lông gà để quất mình.

Mình không hiểu lý do là 24 cái gương con hiếu thảo, đều ghi nhận toàn là đàn ông. Mình nghĩ người xưa hay nói: con gái là con người ta nên không hiếu thảo với cha mẹ, nên họ chỉ nêu gương con trai hiếu thảo. Thậm chí con gái đi lấy chồng, khi cha mẹ qua đời, về nhà, để tang cũng phải trùm tấm vải the che mặt để bố mẹ trên bàn thờ không thấy mặt. Ông thầy dạy việt văn giải thích như vậy. Kinh

Nay lớn lên mới hiểu. Tự nó, con gái bẩm sinh là đã có Hiếu, còn con trai thì có Hiếu với vợ. Nên khi xưa bên tàu, ông Quách Cư Nghiệp đã phải biên soạn, tìm khắp xứ tàu, mà chỉ được có 24 người con trai hiếu để với cha mẹ. 24 người này có chung một đặc điểm là Nghèo. Dường như chỉ có nghèo mới có Hiếu. Có thể vì nghèo nên không có á xẩm nào dám lấy nên phải ở với bố mẹ. Do đó, ông tàu viết kể 24 cái gương hiếu tử của người Tàu khi xưa chỉ tìm được có 24 tên nghèo xác xơ. Lấy vợ thì phải hiếu với vợ. Vợ nó giúp làm ăn, tiết kiệm,…mới khá lên được.

Từ cổ chí tân, không có cô gái nào, chịu lấy tên nào nghèo cả. Chuyện hai quả tim vàng và túp lều lý tưởng là hình ảnh do bà Tùng Long gợi ra để bán báo nhật trình. Cô gái nào cũng muốn làm Cinderella hay công chúa ngủ trong rừng để lấy hoàng tử. Ông Không hỏi chết khi xưa từng tuyên bố: Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”. Khi mình trên 30 tuổi, chẳng có gì cả, ngay chiếc xe hơi cũng không nên mấy cô đá lên đá xuống khi khám phá gốc 3 đời vô sản của mình. 

Khi xưa, mình đi kiếm vợ, gặp cô nào cũng hát: đừng yêu em, xin đừng yêu em, đời anh đó, có gì đâu mà em theo. May sao, gặp đồng chí gái, bố vợ kêu mình thật thà nên gả.

Có lẻ khi xưa, không có quỹ hưu trí nên người ta sinh con để cậy khi về già, thậm chí các cô chịu làm lẻ để sinh được mụn con mà nhờ như chị Vinh của ông Hoàng Cầm. Nay thì có an sinh xã hội, đi làm thì có quỹ hưu trí nên về hưu không cần đến con cái nuôi nên người ta bớt nhắc đến sự hiếu thảo. Về già con cháu đến thăm là vui rồi còn chúng lăm le, bảo bán nhà để chia nhau thì không nên nghe lời chúng. Bán rồi không đứa nào, mang về nuôi.

Thật ra, chúng ta có con vì hai vợ chồng nhất trí nên khi sinh ra thì chúng ta có bổn phận nuôi con. Con chúng ta đâu muốn ra đời nên theo lẻ thường tình, chúng không có trách nhiệm gì cả về người sinh ra chúng. Theo mình không nên trách con cháu bất hiếu. Về già, chúng nhớ đến mình thì là một bonus.

Ngày nay, mình thấy xung quanh hay thậm chí ở nhà mình, con gái đều lo cho cha mẹ còn con trai thì lo cho vợ. Con trai lo cho vợ nên vợ có thời gian lo cho cha mẹ vợ theo lẻ thường tình. Do đó, sinh con gái thì được nhờ. Người xưa, phán mấy câu như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là chắc mấy ông say rượu nên phán bú xua la mua. Mình ở xa, nghe bà cụ nói có mấy cô em hay ghé nhà, nấu món gì lạ thì sai chồng đem lại cho mẹ ăn, còn mình thì chỉ biết hỏi qua FaceTime “hôm ni ăn chi rứa mạ?” Xong om.

Ông cụ mình thích đánh bài và đánh đâu thua đó. Đầu năm, cứ độ mồng ba, sau khi đi chào thiên hạ xong là ông cụ đi đến nhà ai đánh bài. Khi thua hết tiền mới về. Giận cá chém thớt, cứ lấy mình ra làm thớt để khệnh. Sau này, lớn bằng ông cụ, lại tập võ nên ông cụ ngại, hết bị đòn. Ông cụ lại lôi thằng em kế khệnh. Vừa khệnh vừa kêu: thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Lại bồi dưỡng thêm câu cá không ăn muối cá ươn, con ăn đòn cha mẹ trăm đường đau mông. Hiểu chửa. Từ ngày bàn giao cho thằng em kế chức vụ làm thớt để khi ông cụ thua bài khệnh thì mình khoẻ đời.

Trong các trận đòn thì mình nhớ nhất trận đòn chổi lông gà, năm học 8ème. Hôm ấy, ông bà cụ dẫn mình đi xuống thăm ông bà Hai, hàng xóm khi xưa, ở ngay nhà mà gia đình mình đang ở. Khi họ dọn đi, họ bàn giao căn hộ lại cho gia đình mình, rộng hơn một tị, có sân chơi nên bố mẹ mình nhớ ơn. Mình căm thù bà Hai này lắm. Bà ta không có con cháu nên hay tỏ vẻ thương mình, cho roi cho vọt hàng ngày. Lâu lâu bà ta khệnh mình vì ăn cắp hoa cho con Thuý hàng xóm, bà trồng ở sau vườn.

Ông cụ là y tá trưởng của tiểu đoàn. Khi giải ngủ, có đem hộp cứu thương về nhà. Trong hộp có cái syringe để chích thuốc khi vợ con đau và cái kéo để cắt băng rất bén. Bà ta hay sang nhà mượn cái kéo của ông cụ để cắt mấy nhánh cây. Có lần mình  xuống nhà bà ta ở đường Nguyễn Trãi thì thấy cái kéo của ông cụ, bà ta chôm mất khiến mình bị ông cụ tẩn một trận nhớ đời, làm mất cái kéo. Mình chôm lại, đem về báo cáo cho ông cụ.

Từ dạo ấy mình mất lập trường cách mạng, không tin lời người lớn dạy dỗ nữa. Bà Hai khệnh mình khi bị con hàng xóm, kêu đi hái hoa của bà cho nó để chơi thờ ông bà gì đó. Nay bà ta chôm đồ nhà mình mà mình không có quyền dạy dỗ lại bà ta.

Tết xuống thăm. Nhà bà này, ở ngay ngã ba Nguyễn Trãi và đường Yersin, chỗ trạm xe đò Chi Lăng ngừng để học trò Grand Lycee xuống. Ông bà cụ gọi xe Lam từ chợ Đà Lạt xuống dưới đó. Mình không được đi đâu cả, bà Hai sợ mình đi chôm đồ của bà như cái kéo. Chán Mớ Đời 

Người lớn nói chuyện từ đầu năm Dần sang năm Tý. Ngồi chán quá, lại không được động đậy nên mình xin phép đến nhà hai anh em Phi Long, học trường Thanh Ngọc với mình buổi sáng. Dạo đó, mình học buổi chiều ở Yersin, sáng thì bà cụ sợ mình đi phá làng xóm nên cho đi học trường Thanh Ngọc. Thành ra mình ngu lâu dốt sớm từ bé, học cùng giáo trình sáng chiều mà vẫn không thông. Được cái mình không phải đi giang nắng 4 tiếng nên chỉ đen vừa thôi.

Nhà hai anh em sinh đôi, Bắc kỳ này ở ngay đường Phạm Hồng Thái, nối liền Nguyễn Trãi và đường Hùng Vương. Từ nhà bà Hai đến đây cho độ 100 mét, đi băng qua cái cầu có suối Cam ly chảy từ Chi Lăng về, ra hồ Xuân Hương. Có dạo nước lụt làm trôi cuốn theo mấy bao thuốc sâu của nhà vườn ở khu vực này, làm cá ở hồ Xuân Hương chết, nổi lên mặt hồ, thiên hạ đi vớt về ăn mệt thở cả thuốc sâu.

Mình và thằng em kế, chơi bắn súng với hai anh tên này trên ngọn đồi gần nhà có thông cao vời vợi. Mãi chơi quên vụ ông bà cụ ở nhà bà Hai. Cuối cùng hai anh em Phi Long về nhà ăn cơm chiều. Mình và thằng em mới chạy lại nhà ông bà Hai. Bố mẹ mình đã về. Hai anh em chạy bộ về Hai Bà Trưng khi trời tối. Lại phải đi ngang am Sohier, chim dế run như điên, khấn thần, khấn cô 7, khấn Phật đủ trò. Đến nhà thì mấy đứa em, kêu ba má đi qua nhà hàng xóm, chút về sẽ lì xì trận đòn mở hàng phong long đầu năm.

Mình lo lo cái bụng nhưng may là ông cụ đi đánh bài nên bà cụ sẽ lãnh nhiệm vụ lì-xì trận đòn đầu năm. Khi bà cụ về, kêu leo lên giường, nằm xuống, rồi kêu mấy đứa em lấy cái chổi lông gà treo trên tường xuống như lấy bảo vật gia đình. Mấy đứa em thì thường ngày hay bị mình khệnh nên hăng hái, đi lấy cái chổi lông gà để lập công cách mạng như dân CM30. Người lớn có cái tật hay trêu trẻ con. Bà cụ cứ nhịp nhịp cái chổi lông gà trên Mông mình như tra tấn tinh thần, chắc bị ảnh hưởng những ngày ở tù, bị mật thám tây bắt và tra tấn rồi nói, dạy bảo. Mình sợ đòn nên cứ mếu rồi nói dạ chừa, dạ chừa đủ trò.

Như người câu cá, cứ nhấp nhấp cái phao rồi bà cụ quất một cái đau điếng. Trong đầu mình bổng loé lên một tia sáng, tư duy cách mạng. Trong sách giáo khoa, có câu chuyện một ông tàu. Một hôm, mẹ đánh ông ta khóc như cha chết mẹ trối. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi tại sao mọi lần mẹ đánh, con lì lợm, không khóc. Sao hôm này, bị đánh con lại khóc. Ông này khóc như Lưu Bị, kêu khi xưa mẹ đánh đau con nên không khóc, nay mẹ đánh không đau nên con nghĩ mẹ mình nay đã già, mẹ con sắp xa lìa, buồn nên khóc.

Thế là mình bắt chước ông tàu, khóc như Tố Hữu khóc ông Xít ta Lin chết, thương cha thương 1, thương ông thương 10, để nghe mẹ mình hỏi câu của bà già tàu khi xưa. Ai ngờ, mình khóc thì mẹ mình kêu: Khóc hả rồi khệnh thêm mấy cái roi chổi lông gà đau điếng. Từ đó mình cạch đến già không dám làm người con có hiếu hay thập nhị ngũ hiếu thời đại. Không muốn làm người con hiếu thảo thứ 25.

May quá khi xưa, không có hàng bán trên mạng nếu không thì chắc bố mình gửi mua cả tá hàng tháng. Kinh

Sau này, mới hiểu ông cụ đi đánh bài nướng hết tháng lương Tết trước ngày 30. Cũng tội ông cụ, lương công chức ít, ông cụ muốn có thêm tiền cho vợ con ăn Tết, vui Xuân. Ăn tất niên trong sở xong thì có mấy người rủ xây sòng nên ông cụ tham gia, hy vọng kiếm chút tiền, mua áo quần mới cho vợ con, mua chả thủ, bia rượu cúng ông bà 3 ngày tết. Ai ngờ thần tài không gõ cửa nên nướng sạch tháng lương khiến bà cụ nổi điên, lấy mình làm thớt để đánh hả giận ông cụ. Chán Mớ Đời 

 (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Hàng xóm không quen

 Hôm nay, mình nhận tin nhắn chúc mừng giáng sinh, nhưng không biết là ai. Theo phép lịch sự, mình nhắn lại cảm ơn và cầu chúc gia đình chị ấy được nhiều sức khoẻ. Lại được hồi âm, kêu em nhỏ tuổi hơn chị Thuỷ, cô em kế mình. Đoán là chắc quen thân gia đình mình vì biết đến cô em kế của mình ở bên Tây. Nên hỏi tiếp mới khám ra một chị hàng hàng xóm, ở cư xá Địa Dư khi xưa, có bà mẹ bán bánh căng.

Mình nói, chỉ nhớ khi xưa xóm này có một bà bán bắp nướng. Chị ta kêu cũng là bà đó, khiến mình suy nghĩ khá nhiều, moi óc trí nhớ mình để xem có ai bán bánh căng khi xưa tại đây. Hoá ra, trước 75 thì bán bắp nướng, thơm dứa cắt từng miếng, rồi sau 75 thì bán bánh căng mà mấy cô em mình là khách hàng quen. Cứ kéo nhau xuống đây ăn chịu, rồi mẹ mình trả sau, kiểu khi xưa mình hay ăn ghi sổ ngoài chợ. Mình chưa có dịp ăn bánh căn của mẹ chị ấy. 

Khi xưa, công chức có đồng lương cố định nên nhiều bà vợ, phải buôn bán thêm. Xóm mình có Bà Ron đi bán thêm ngoài chợ, bà Phúc gánh nồi bún bò đi bán thêm mỗi sáng, chỉ tiếc mình không có tiền để mua ăn. Dì Tân, con bà Dụ cũng mở cái quán nhỏ trước nhà để bán tạp hoá, kiếm thêm chút tiền nuôi con. Mình đoán bà Chí cũng tương tự, chiều chiều, ra ngồi trước cư xá, ngay chỗ con hẻm đi qua Phan đình Phùng, bán bắp nướng. Mình cũng không có tiền để mua ăn nên chỉ nhớ mại mại, có thấy một bà bán bắp nướng.

Chị này cũng tốt bụng, chắc nhờ ăn bánh căn của mẹ khi xưa. Đọc bài mình viết về Đà Lạt, lên nhà mình chụp hình để gửi cho mình xem, đỡ nhớ nhà. Lâu lâu có gì lạ thì cho biết. Chị hứa khi mình về Đà Lạt, sẽ lên nhà đổ cho ăn bánh căng gia truyền của gia đình. 

Ảnh chị ta chụp trong sân nhà mình. Thấy hoa bà cụ trồng.

Mình có một cô hàng xóm xa xa một tị, cũng không biết nhau khi xưa, con Cò Đào, ở xóm hai ông thần Sơn Tánh, thợ may khi xưa. Chị này, khi mình đi tây chắc còn bận quần thủng đáy. Cũng tìm tin tức về Đà Lạt xưa, để gửi cho mình đọc. Họ biết mình thích hóng chuyện nên có gì là lạ về Đà Lạt xưa thì gửi cho mình. Còn chuyện ngày nay thì mình chịu.

Có nhiều người đọc bài của mình, lại biết mẹ mình nên hay gặp mẹ mình trò chuyện, giúp bà cụ có chuyện để nói, bớt nổi cô đơn khi về già. Bố mình đã ra đi, bạn bè, người quen cũng lần lượt ra đi, để lại cỏi trống vắng trong đời. Mình đi tây, gần 20 năm mới trở lại Đà Lạt nên bà cụ nhớ nhiều. Thích nói chuyện với mình để kể chuyện ai đó, nhắc đến mình.

Từ ngày, có hai ông thần làm bờ lốc cho mình thì làm quen người Đà Lạt khá nhiều. Họ gửi hình Đà Lạt xưa hay kể những mẫu chuyện ngày xưa tại Đà Lạt ra sao. Ai chết vì tình, ai chết vì yêu gái Đà Lạt, đủ trò. Nghe họ kể thì mình thất kinh vì không biết đến mấy chuyện này. Chuyện trong xóm thì nhớ còn chuyện ở ngoài phố hay phường khác thì chịu.

Mình nhớ nhất câu chuyện, một cô gái chết đuối ở hồ Xuân Hương. Có một cặp trai gái yêu nhau, thề non hẹn biển nhưng bố mẹ cô nàng không chịu. Kêu tên này không đàng hoàng, cứ ham chơi, chi đó. Thế là hai anh chị họp khẩn, đề suất một kiến nghị và cả hai nhất trí là tìm cái chết, lấy nhau ở suối vàng như Romeo và Juliet Đà Lạt. Để lại tuyệt mạng thư, xin hãy chôn chúng con gần nhau trên đồi thông để các cặp trai gái yêu nhau sau này lên Đồi Thông hai mộ, để đắp mộ cuộc tình sớm nắng chiều mưa. Sau đó, cả hai ra bờ hồ, đứng trên cầu chữ Y, hôn nhau lần cuối rồi nắm tay nhau nhảy cái đùng xuống hồ.

Cái khốn nạn là tên con trai, thề non hẹn biển nhưng lại biết bơi. Nên khi nhảy xuống hồ thì hắn theo thói quen bơi trốn qua bên kia bờ trong khi cô gái như cơn mưa phùn của Đức Huy, từ từ chìm theo cuộc tình. Tên con trai bơi qua Thuỷ Tạ, leo lên bờ, sợ quá, đi xe đò về Sàigòn. Mấy ngày sau, cảnh sát còng đầu ở Sàigòn, giải về Đà Lạt. Từ đó con trai Đà Lạt mang tiếng là hứa lèo nên mình bỏ đi Tây để khỏi mang tiếng ác. Chán Mớ Đời 

Hình chị hàng xóm gửi, chỗ Ấp Ánh Sáng, họ giải toả để xây nhà nhưng mới được phần bên của con đường Ấp Ánh Sáng. Trong khi chờ đợi, mua khu bên kia thì họ cho trồng hoa cho thiên hạ chụp hình.

Có mấy người Đà Lạt xưa, tính tổ chức, gặp mặt ngày mai, ăn bún bò. Con gái mình từ Nữu Ước về ăn giáng sinh với gia đình, kêu chắc dính covid. Hôm qua, nó bảo kết quả thử nghiệm là dương tính nên mình báo cho họ, hẹn khi khác. Giáng sinh năm ni sao thấy lạ. Con gái về, thường thấy nó vui, kể chuyện đủ trò, nay nằm trong phòng xem phim. Thằng con theo mình lên vườn, hái bơ cho cô cháu bán kiếm tiền ăn Giáng Sinh. 

Đồng chí gái thì bệnh, ăn uống không đủ chất bổ nên chở đi bệnh viện xem. Bác sĩ kêu thiếu Sodium và Potassium nên chóng mặt. Về nhà mình phải bồi dưỡng thức ăn. Mấy hôm nay ngủ được nên cũng mừng. Đồng chí gái bắt đầu tập Trạm Trang Công và thở nên thấy đỡ. Ngủ tương đối khá hơn trước. Mình nói tập Hồng Gia và Trạm Trang Công, không chịu vì lãnh đạo lúc nào cũng quang vinh, vĩ đại, không thể nghe thằng chồng nông dân. Đau quá, phải nghe nên bắt mình tập chung thì đỡ. Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời vợ lớn mà nghe lời chồng.

Dạo này, mình đang lo bán mấy căn nhà ở xa, lái xe cả tiếng để mua mấy căn hộ gần nhà mình, nên cũng lu bu, không nấu ăn cho vợ. Vợ làm việc ở nhà nên không nấu cơm được. Mới bán được vài căn ở xa để mua vài căn hộ khác thuộc thành phố mình ở. Đang truyền nghề cho thằng con.

Tuần trước, có hẹn với một cặp vợ chồng mỹ trên Torrance, họ bán 4 căn hộ thuộc vùng Rent Control nên mình không thích lắm nhưng họ có thể cho vay lại. Dẫn thằng con theo để họ nghề thương lượng. Mình kêu nó đem theo hồ sơ tất cả mấy căn nhà mình mua, do chủ nhà vay lại để đưa cho chủ nhà xem làm bằng chứng. Người già, họ rất cẩn thận nên phải rò trước những lo âu của họ.

Mình đoán là chủ nhà cần tiền để làm gì đó. Họ không có con cái. Họ muốn bán lấy tiền rồi đóng thuế cho khoẻ việc đời. Chắc sức khoẻ không khá vì mình thấy bà vợ, người quyết định, bố mẹ để lại, khuôn mặt không thấy khoẻ lắm. Khu này cho mướn mỗi căn hộ giá $1,750/ tháng mà họ chỉ cho thuê $650/ tháng. Chắc họ không lên tiền nhà từ 20 năm nay. Cuối cùng thì họ bán cho ai trả tiền liền, dù phải đóng thuế. Không có duyên mua thì đành chịu nhưng thằng con cũng học được chút gì.

Dạo này mưa đầu mùa nên phải lên vườn xem có hư hại gì không. Nên cũng bận. Mỗi ngày lên vườn đi bộ tối thiểu 4 dặm, để chuẩn bị leo núi Machu Pichu 7 ngày 6 đêm tại Peru trong 4 tháng tới rồi Đỉnh Whitney mà năm ngoái mình không thực hiện được vì họ đóng cửa các công viên tại Cali phòng cháy rừng.

Tối qua, mình nấu tôm hùm và cá hồi, cả nhà ngồi 4 góc bàn lớn để ăn giáng sinh. Uống champagne, sau đó hát karaoke, khá vui. Sau những giờ phút căng thẳng vì con gái dính covid. Hôm qua, 3 cha con đi bộ 4 dậm, che dù dưới mưa. Đi dưới mưa Cali, lại nhớ mưa Đà Lạt.

Đầu năm, chúc các anh chị cùng gia quyến được nhiều sức khoẻ.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chợ đêm xưa tại Đà Lạt

 Hồi nhỏ, trước Mậu Thân, Đà Lạt thường có chợ đêm trước Tết độ 2 tuần. Mình học buổi chiều về, ra chợ phụ mẹ mình. Nhiệm vụ coi chừng thiên hạ chôm đồ, hay khi mẹ cần hàng hoá thì mình chạy vào sập lấy đem ra. Mẹ mình thuộc dạng phụ nữ sinh năm một nên lúc nào cũng có bầu nên cúi xuống lấy hàng trong sập khó khăn, nhất là thiên hạ bu lại mua hàng vào chợ Tết đêm khá nhiều. Còn buôn bán, mời chào khách hàng thì mình mở miệng không ra.

Trong chợ, mấy bóng đèn to sáng, chỉ có khu hàng ăn thì họ gắn đèn Chợ Lớn nên vàng lè khè, hiu hắc tối tối nhưng lại là nơi đắt khách nhất. Mình hay ra đây, xem mẹ thằng Dư và con Thuý bán hàng cơm. Có lần được mẹ chúng cho tô cơm ăn chung với thằng Dư. Sau đó, thì độ 9 giờ tối, mình và thằng Dư về trước. Gần Tết nên trăng khuyết, trời tối, đi về, băng qua cầu quẹo, sợ ma khi ngang qua cái trang của mấy nhà làm vườn. Nhất là đường Hai Bà trưng, gần nhà mình, ngay cột điện, có ông lính nỏ lựu đạn chết.

 Mẹ mình dọn hàng về sau. Mình thích chợ đêm vì vui lại được ăn cơm ngoài chợ. Mẹ mình chỉ cho ăn hàng của ông Lìn. Ông này chỉ bán mì Triều Châu, sáng thì có cà phê, hột gà ốp-la hay thịt bò, còn toàn là mì hay hủ tiếu. Nói chung thời ra chợ, mình ăn mì của chú Lìn mệt thở luôn.

Đùng một cái, Mậu Thân đến. Việt Cộng tấn công vào Đà Lạt, khu Hoà Bình bị bắn cháy đủ trò. Sau đó, Đà Lạt có vụ thiết quân luật, giới nghiêm. Cứ 9 hay 10 giờ tối là không được ra đường đến 6 giờ sáng. Tới giờ là còi hụ trên rạp Hoà Bình, hú báo đến giờ không được ra đường.

Từ đó, mình không còn thấy chợ đêm đến khi đi Tây. Bù lại trước Tết, mẹ mình viết đơn xin bán chợ Tết. Bên ngoài chợ, họ chặn hai còn đường bên hông chợ, không cho xe cộ vào khiến xe hơi đi chợ, phải đậu từ ngoài cà phê Hạnh Tâm vào đến bùng binh. Mình đoán là chương trình này giúp các gia đình quân nhân và công chức, kiếm thêm tiền ăn Tết.

Họ chận đường lại, vẽ mấy ô cho thuê. Ai muốn bán thì trả tiền thuê cho một tuần thì phải rồi đem hàng ra bán. Mẹ mình có xin một cái rồi kêu chị người làm ra bán, đem hàng xén ra bán. Cuối tuần mình và cô em kế bò ra bán hàng. Sau này, khi khu công chánh cao nguyên trung phần dọn từ Ban Mê Thuột dọn về Đà Lạt. Mẹ mình khuyến khích hàng xóm, xin thuê chỗ, rồi lấy hàng mẹ mình ra bán, lấy tiền ăn Tết. Có hai gia đình xin phép. Cứ gần cuối năm, mẹ xin mấy tờ đơn rồi kêu mình đem qua đưa cho hàng xóm. Bán ngoài đường đắt hơn trong chợ nhưng thiên hạ thích mua. Tương tự ngày này, mấy ông Mễ đi bán hoa, trái cây ngoài đường, giá cao hơn trong tiệm, nơi họ mua hay lấy ra bán.

Tháng chạp thường là mùa cưới. Các nhà nào có con gái, như bom nổ chậm nên tống cổ đi sớm chừng nào là vui chứng nấy. Nhà trai thì có thể vênh mặt lên kêu mới tậu được cô con dâu. Dạo ấy, thiên hạ tổ chức đám cưới tại nhà, chỉ có nhà giàu mới mới làm tại nhà hàng. 

Họ che cái rạp rồi hàng xóm, bà con xúm lại nấy ăn đãi khách như kiểu ngày chạp mộ, các người trong làng xúm nhau về gặp nhau, nhận bà con. Vấn đề nhận bà con hơi mệt, đi đường ở Đà Lạt, đa số người Huế mình phải chào vì có họ hàng chi với mẹ mình hoặc bạn, khách hàng. Vì vậy, ngày nay mình mới nhớ vì phải chào người gốc Huế tại Đà Lạt. Ai mà dính dáng đến các làng An Lưu, An Cựu, Dưỡng Mong, Vĩnh Lại,..là bà con. 

Ngoài ra các công sở và quân đội cũng tổ chức tất niên. Họ ra chợ mướn chén đĩa của mẹ mình, sau đó thì trả công cho mình và cô em kế để rữa. Đêm đêm trời lạnh, hai anh em ngồi rữa xà phòng, ngay bồn nước của chợ. Rữa xong thì úp cho ráo nước, sáng hôm sau, lấy giấy báo để xen kẻ, chồng lên nhau để khỏi bị nức, rồi lấy dây lạt buộc lại, bán Tết. Xong om. Tuy lạnh nhưng có mấy chục bỏ túi. Mai đi ăn quà.

Bên tay phải, chỗ hai cầu thang lên chợ, ngay tường có cái bồn nước cho người trong chợ dùng. Mình và cô em kế, ra ngồi bên cạnh để rữa chén bát. Hình như vòi nước bị hư nên nước cứ chảy ngập khu vực này. Hàng mẹ mình ngày cầu thang chợ phía trong. Mấy mái tôn che là nơi các hàng quán ăn. Quán ông Lìn, mái thứ nhì, ngay cạnh hàng mẹ mình nên mấy năm ra chợ mình ăn mì của ông ta nhiều nhất, sau đến món bánh căn, cạnh hàng thịt. Con đường này, bị cô lập trong mấy ngày trước Tết. Họ kẻ mấy ô, cho mấy người mướn chỗ, để bán chợ Tết hàng năm, thường 7 ngày trước Tết.

Con càng ngày càng đông nên mẹ mình, ban ngày buôn bán, tối về làm thêm mức để bán chợ Tết, bỏ mối cho mấy tiệm như Thành Nhàn và bác Tế. Mẹ mình làm mức dừa, mức gừng, mức bí và đặc sản là món mức dâu Đà Lạt.

Mẹ mình luộc gừng với chút dấm để tránh bị đen. Gừng đã được bào thái từng lát theo đường nghiêng, xéo xéo nên mấy lác gừng to hơn. Sau đó lấy kim chỉ sâu lại rồi cho đường vào chảo để rim. Khi gần xong thì lấy ra rồi rẩy cho mau khô rồi cắt sợ chỉ, rãi ra mâm để giúp mau khô. Mức bí tương tự cũng phải luộc trước để chất dầu khỏi ra sau này. Bỏ vôi trắng vào ngâm rồi rim nên lúc nào cũng trắng và khô. Mức khoai lang tương tự.

Mẹ mình có món đặc sản là mức dâu tây Đà Lạt. Mẹ mua dâu loại còn cuống, rồi rim. Sau đó lấy giấy bóng đỏ mà người ta gói trà, bánh khi đám hỏi. Phải cắt từng miếng nhỏ. Mình lãnh vụ này. Rim mức xong thì cứng nên lấy giấy bóng goí lại, chừa cái cuống để người ta thấy mới mua. Sau đó phải cẩn thận bỏ vào hộp đậy lại, trình bày theo hình tròn, trái tim chi đó. Thiên hạ dành nhau mà mua. Nghĩ lại mẹ mình nên chú trọng mua dâu tây để làm mức, kiếm tiền nhiều hơn. Mỗi lần ai đám hỏi, đám cưới là lấy tờ giấy bóng đỏ, ép cho thẳng để dành đến Tết làm mức dâu.

Mỗi đêm, mẹ mình làm 10, 12 ký mức đến 1, 2 giờ sáng. Nay ngồi nhớ lại mới thấy thương mẹ. Không biết ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày. Sáng 7-8 giờ đã đi chợ, tối, 2 giờ sáng mới ngủ để nuôi 10 đứa con. Trong ngày, khi thưa khách thì đan áo cho con, thêu bọc gối cho thiên hạ đặt. Sáng ra, vừa hết giới nghiêm là thấy bà Ngự gõ cửa, lấy hết hàng. Đem ra chợ bán. Nghe kể sau 75 càng te tua nữa. Nuôi 10 đứa con thêm ông chồng ở trại cải tạo.

Khi bố mình bị bắt, cả xóm, bạn bè của gia đình chạy dài, xem như nhà mình là cùi hủi. Chỉ có gia đình bác Ngự, lên nhà mình, khuyên mẹ mình cố gắng, khắc phục để nuôi con. Gia đình rất mến gia đình chú Ngự khi gặp hoạn nạn mới biết ai là bạn thật. Khi bố mẹ mình sang Hoa Kỳ chơi, hai bác có đến nhà thăm.

Mẹ mình chơi hụi, chơi huê thì hay đợi đến cuối năm hốt lần chót để trả nợ, thanh toán hàng hoá, mua đồ sắm sửa cho Tết, mua áo quần cho con. Có lần mẹ mình làm chủ hụi vì thiên hạ tin mẹ mình hơn. Cứ thấy mỗi tháng, mấy bà ngoài chợ vào nhà mình, mặt mày rất hình sự, lo lắng, ngồi rồi nói chi đó, rồi có người cần tiền hốt hụi với giá cao. Mấy bà kêu trời sao lấy cao vậy nhưng trong lòng mừng vì đóng ít tháng đó. Chỉ có những người đã hốt hụi rồi thì buồn vì phải đóng hụi chết. Tiếc Bùi hụi.

Đời mình ở Đà Lạt chỉ thấy người lớn tụ nhà mình. Một là mấy ông quen ông cụ tụ lại đánh bài, còn bạn mẹ mình thì hốt hụi. Mấy bà hốt hụi xong là dọt còn mấy ông thì thâu đêm. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xóm tôi, con dốc nhỏ

 Mình có viết về mấy con hẻm Đà Lạt khi xưa nhưng chưa viết về mấy con dốc Đà Lạt xưa. Đà Lạt là xứ đồi núi nên đi đâu cũng phải leo dốc. Theo ký ức mình thì có vài con đường không có dốc như Phan Đình Phùng, Cường Để, Hoàng Diệu, dọc bờ hồ Xuân Hương. Ngoài ra đều có những con dốc nhỏ.

Theo mình, dốc cao nhất và khó đi nhất vào mùa mưa là dốc Sòng Sơn. Chỗ đường Triệu Việt Vương và đồn Quân Cụ đi vào Suối Tía. Mùa nắng thì đất đỏ, leo lên tới đầu dốc là mặt mũi mình bị bụi đỏ bám như mọi da đỏ. Còn vào mùa mưa thì xem như phải chụp ếch. Đường đất, chưa được tráng dầu hắc. Hay dốc vào đập Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu. Ngoài ra có mấy con dốc Đào Duy Từ, dốc Xuân An.

Dốc mình hay đi qua là Dốc Nhà Làng, từ đường Phan đình Phùng, ngay khách sạn Cẩm Đô đi lên đường Minh Mạng hay quẹo qua đường Duy Tân. Lối đi thường khi mỗi lần mình ra chợ. Sau này lớn lên, mẹ mua cho chiếc xe gắn máy thì chạy đường Phạm Ngủ Lão ra chợ. Ít dốc. Dạo ấy, xe chỉ có 50 phân khối, không như bây giờ, leo dốc Đà Lạt là một vấn đề. Hai chiếc xe của mình BS và Honda đều được độ lại nên mạnh hơn.

Dốc Nhà LÀng có căn nhà bà giáo Trình trước khi ông Đoàn và tiệm chụp hình Mỹ Dung xây ba căn nhà lầu 

Có lẻ con dốc mà mình nhớ mãi vì đi lại mỗi ngày. Con dốc này có đặc trưng: nối dài 3 con đường nổi tiếng của Đà Lạt: Hai BÀ Trưng, Thi Sách và Calmette. Đường Hai Bà Trưng nối liền với Thi Sách thì nối với đường Calmette. Khu vực này có thi sĩ Lệ Khánh và nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và một chị đậu tú tài hạng tối ưu, người Nùng, thêm thủ khoa của trường Võ Bị.

Mình có kể là khu vực dành cho người địa phương (người Việt hay người Thượng) mà Tây gọi là indigènes là khu vực dưới thung lũng, đất tương đối bằng như khúc đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng. Khu đất này kéo dài từ Mả Thánh đến đường Cường Để mà ông Võ Đình Dung mua rất nhiều và cho thuê các nhà vườn trồng xú, rau cải.

Mình đọc tài liệu tây thì được biết trong hội đồng thành phố dạo ấy, có 5 thành viên. 3 người Pháp và hai người Việt. Ông Võ Đình Dung là một. Ông ta lên tiếng khi thấy sơ đồ quy hoạch thành phố Đà Lạt, dành cho người Việt rất ít đất, và kích thước các nhà cửa trong khu vực này rất nhỏ so với khu vực người Pháp ở trên đồi xung quanh hồ Đà Lạt. Nhờ đó mà kiến trúc sư Hébrard mới sửa lại chút chút.

Dọc hai còn đường Phan Đình PHùng và Hai Bà Trưng là do người việt ở. Phan ĐÌnh Phùng thì xem là phố tiệm nên có hàng quán còn đường Hai Bà Trưng thì dành cho cư trú. người Pháp cho xây rất nhiều cư xá công chức làm việc tại ty Kiến Thiết, viện Pasteur, ty Bưu Điện, Nha Địa Dư, Ty Công Chánh,…

Giữa hai đường này là các vườn trồng rau cải nên có mấy con đường mòn để nối với hai đường trên để nhà vườn đem phân bón, rau cải ra xe hàng. Hai con đường này được nối với 3 cái chiếc cầu. 1 là trên Mả Thánh, cầu La Sơn Phu Tử, 2 là chiếc cầu ngay khách sạn Cẩm Đô, mà trước đây người Đà Lạt gọi cầu Cửu Huần và 3 là cầu Hải Thượng ngay trường Việt Anh. Giữa 3 chiếc cầu này thì có những con đường mòn nhỏ. 1 ngay chỗ ga-ra Phan Xứng, hãng cưa Xu Tiến đi qua đường Hai Bà Trưng, chỗ trường Đa Nghĩa. Con đường mòn này, ngày nay, xe hơi có thể chạy vào thì phải. Hôm trước nói chuyện với anh bạn Đà Lạt xưa. Gia đình anh ta được xem là 1 trong 100 gia đình người Việt đầu tiên đến định cư tại Đà Lạt. Mẹ anh ta nhận giấy khen thưởng khi xưa. Anh ta cho biết Mẹ anh ta thường gọi Cầu Quẹo là cầu chỗ đi qua Chợ Nhỏ, chỗ tiệm thuốc Tây Lâm Viên và tiệm may của ông Ba Hoà, chuyên may liễn.

2 là chỗ Ngã Ba Chùa đi băng qua vườn ông Ba Đà đến xóm Địa Dư và Công Chánh, 3 là chỗ chợ NHỏ, ngay tiệm thuốc Tây Lâm Viên, tiệm may của ông Ba Hoà, qua cư xá Địa Dư dường Hai Bà Trưng, 4 là chỗ cây xăng Ngọc Hiệp, đi qua tiệm mì quảng của ông Bắc Kỳ đến Hai Bà Trưng và một ngay gần trường Tân Sanh đi qua Hai Bà Trưng, chỗ trường Hiếu Học khi xưa.

Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang ở gần xóm mình, trên đường Calmette. Khi xưa, anh ta có làm một bản nhạc mang tên “tình tôi, con dốc nhỏ”. Có thể anh ta lồng cuộc tình vào những lúc đi về nhà, sau khi đến nhà đả thông tư tưởng một nữ sinh viên, từ Sàigòn lên Đà Lạt trú học tại nhà một chị bạn ở đầu đường Hai Bà Trưng.

Nhìn hình này thì mình đoán được chụp vào những năm 1950, trước khi gia đình mình dọn về đây. Nhìn hình thấy đơn sơ thật, nay thì Chán Mớ Đời. Thấy cư xá Bưu điện bên tay phải, đường Hai bà Trưng trước khi đến trường Đa Nghĩa. Còn trên đồi thì lãnh địa Đức BÀ (Domaine de Marie). Dãy nhà ông Lê, bà con chi với ông Tô trên đường Thi Sách, chưa được xây cất. Chỉ thấy nhà thằng Hiếu học Yersin khi xưa. Thậm chí dãy nhà Cao Quốc Tuấn, ông Định chưa được xây. Mình nghe người lớn kể là dạo mới dọn về đây, heo rừng, Nai thậm chí ông 30 về. Hình của Đà Lạt Xưa, lấy trên Facebook.

Hình này, có lẻ chụp từ đường Hàm Nghi. Cận cảnh cho thấy căn đầu của cư xá Địa Dư mà căn đầu tiên bên phải là gia đình ông Lào ở. Nghe nói ông ta mới mất đâu 3 tuần trước. Mẹ mình có đi đám.

Mấy căn nhà hình chữ A thuộc cư xá Công Chánh (8 căn). Mỗi nhà như vậy được chia làm hai căn kiểu duplex. Căn đầu tiên, số 42 bên tay phải của cư xá Địa Dư do nhà ông NHị ở, bên cạnh là ông Điện, bố của thầy Trịnh Minh Đức, dạy Pháp Văn. 

Bác Nhị có 3 người con trai và một cô con gái út. 3 người con trai là Bảo, Toàn và Miều còn cô gái út thì chịu không nhớ tên. Mình hay chơi với thằng Bảo khi xưa, học trên mình một lớp. Nghe nói hiện ở Vũng Tàu, Toàn thì nghe nói ở Hoa Kỳ, còn Miều bằng tuổi em trai mình thì nghe nói đã qua đời. Có lần mình ghé thăm bác Nhị Gái thì có thấy cô em út chăm sóc bác gái. 

Hồi nhỏ mình hay thấy ông Điện đi chiếc xe Lambretta. Thầy Đức có mấy cô con gái, con trai. Hồi nhỏ, thấy đi học trường Thanh Ngọc với mình, còn nhỏ lắm. Hình như có cô tên Thảo thì phải.

Căn thứ hai số 44 là gia đình Dì Tân, con bà Dụ, chị bà Võ Quang Tiềm, kêu Mệ ngoại mình bằng Dì, mới qua đời năm nay thì phải. Bà con với mình, chỉ gặp ở khi có kỵ giỗ hay tết ghé nhà đổ Xâm Hường. Dì có một người con trai tên Thăng, hơn mình một tuổi còn mấy chị kia thì chịu vì xa Đà Lạt quá lâu.

Nhà bên là gia đình ông Địch. Có hai người con trai: một tên Thắng, học y khoa và Võ Việt Điểu, hình như bằng tuổi mình hay nhỏ hơn một tuổi. Nay ở Virginia. Có mấy người chị, mình nhớ có người tên Lực, một cô em gái tên Thu. 

Căn tiếp 46 là nhà của gia đình bác Bửu Ngự và bên cạnh nhà của bác Bửu Duy. Cuối cùng là nhà của ông Sâm, trưởng ty Công Chánh. Có hai người con trai. Con trai đầu thì không nhớ tên, người thứ 2 tên Chiến, học Trần Hưng Đạo, trên mình một hay hai lớp.

Bác Bửu Ngự, đá banh giỏi lắm, bác Ngự Gái thì gia đình ở trong Hoàng Diệu, chỗ Lò Gạch, có người chị lấy bố của anh Phong, con dì Bê, bán chuối ngoài chợ. Lúc chưa lấy chồng thì bán lòng heo hay chi đó, có máu buôn bán nên sau này mở tiệm bánh Thành Nhàn ở Khu Hoà Bình. Con của bác thì để xem, cô gái đầu tên Mina, sau đó đến Hội, rồi một cô khác, rồi đến Huy,…chỉ nhớ tới đó thôi. Mấy người này rất thành công tại Hoa Kỳ.

Bên cạnh là nhà bác Bửu Duy, chuyên làm bánh Bông Lan bỏ mối cho mấy tiệm ngoài chợ Đà Lạt. Con đầu là Vinh, sau đó là Dũng, đến con gái đầu tên Hương, rồi đến Hải cũng tuổi với em trai mình, đến Hồ, rồi Hà. Có lần, Tết, ông cụ mình lì xì vài roi mây, đánh mình kiểu mở hàng đầu năm, đốt phong long. Đau quá mình chạy xuống nhà bác Duy. Bác kêu ngủ lại đợi ông cụ nguôi rồi về. Tối đó mình ngủ lại trên lầu với thằng Dũng, cùng tuổi mình. Thấy nhà ấm không lạnh như nhà mình giường nệm chi êm và ấm ghê. Mình thì ngủ trên giường có trải tấm chiếu rồi 3 anh em nằm như cá mòi. Sau này, mới hiểu vì không có lỗ thông hơi. Thường thì người ta hay bỏ mấy cục gạch trên cửa sổ hay cửa để cho không khí bay vào, để hạ thấp độ ẩm trong nhà nên ban đêm khá lạnh vì độ lạnh bên ngoài lan vào trong nhà.

Dãy nhà của cư xá Công Chánh đối diện cư xá Địa Dư. căn đầu tiên hình chữ A: số 41 A, nhà ông Mai, em ông Lào, ba của thằng Banh, cùng tuổi mình, hồi nhỏ hay chơi với nhau và bên cạnh là nhà ông Tân Ù số 41B, có cô con gái tên Trần Hoàng Giang, cùng tuổi mình. Sau đó đến số 43A, nhà ông Kham, bố của Thanh Tịnh và 43B, nhà ông Hiển, sau này chết thì gia đình ông Châu dọn đến. Trong xóm có hai ông tên Tân. Để dễ nhận khi nói chuyện, người ta gọi ông Tần Ù, khá to con và ông Tân Gầy, vì ông này gầy. Nói cho ngay thì gia đình mình không có liên lạc với gia đình ông Tân Ù vì ở xa. Nói chung là các nhà ở dưới đường Hai Bà Trưng, ngoại trừ mấy căn gần nhà mình.

Khi nào đầy tháng thì có mời ông Tước, ông Duy, ông Ngự ăn cơm hay khi cúng thì đem chén chè đĩa xôi sang mời lấy thảo.

Căn thứ 3, số 45A là nhà ông Quán, còn số 45B là nhà ông Ngần, hay chứa đánh bài, lấy tiền xâu. Có lần 302, đột nhập vào nhà chỉa súng lấy hết tiền mấy ông công chức đang binh xập xám. Lần đầu tiên về Đà Lạt, mình thấy mấy cô con gái ông bà Ngần, ông Nghi, đi tù với ông cụ mình, bán chỗ tiệm Đức Xương Long, nay chắc đi Mỹ hết.

Nhà ông Quán thì con đông lắm. Đa số là lớn tuổi hơn mình nên ít chơi với nhau. Mình chỉ chơi với tên Điệp, học Việt Anh, người con út tên Điềm. Hình con trai được đặt theo chữ Đ, nào là Đường, Độ, Điệp, Điềm. Hình như người con trai đầu tử trận thì phải. Nhỏ quá mình không nhớ rõ. Gần đây, có liên lạc với chị Liễu hơn mình đâu 2 tuổi. Còn chị Hoa, Nguyệt, Mai thì không biết ở đâu.

Sau đó là căn 47A, nhà của bà Tân gầy, mẹ của thằng Đôn, cùng tuổi với mình. Chị Lan, hơn mình 1, 2 tuổi gì đó rồi đến hai tên Ân, Ái, hình như có cô út tên gì quên rồi. Nhà này có hai người cậu thì phải, sinh đôi. Chỉ nhớ mại mại hồi bé có thấy họ khi đến nhà chơi. Mình có gặp một lần khi về Đà Lạt, cô ta chăm sóc mẹ ở nhà. Căn 47B thì người ra người vô nhiều lắm không nhớ rõ. Sau đó là căn cuối số 49A, 49B của nhà ông Hân và ông Ngọc. Mình có liên lạc được với hai cô con gái của ông Ngọc, hiện sinh sống tại Úc. Bà Ngọc đã mất, ông Ngọc, đánh bài, mấy ông hay kêu Robert. Chắc tên thánh của ông. Ông ta có một người con trai, bằng tuổi mình thì phải, tên Chân. Nghe nói chết ở Sàigòn trước 30/4, bị Việt Cộng pháo kích.

Nhà bác Hân thì đặt tên con theo chữ H. Con gái đầu là chị Huệ, sau đó đến chị Hương, sau này lấy thầy Tôn Thất Trai, nghe nói hiện ở San Diego nhưng không biết cách nào để liên lạc, đến 2 người con trai, không nhớ tên vì nhỏ tuổi hơn mình. Có một cô khác khá xinh, rồi nhiều người nhỏ quá không nhớ.

Nhờ bờ-lốc Sơn Đen mà mình tìm lại được khá nhiều hàng xóm ngày xưa. Nay mình khám phá ra căn nhà xây sau Mậu Thân, ngay vườn ông Bắc kỳ mang số 49 C. Ông thần ở nhà này không biết có nhớ thằng Hiếu, khi xưa học với mình ở Yersin, ở nhà 2 căn, ngay dốc hẻm đi vào khu nhà Cò đào.

Đó là những căn nhà thuộc cư xá Công Chánh, nằm ngay đường Hai Bà Trưng. Ngoài ra, còn một dãy nhà chung cư gồm 7 căn ở trên đồi, phía sau mấy căn nhà hình chữ A. Có một con dốc với thang cấp, nằm giữa nhà Bà Ngần và nhà bà Tân Gầy, đi lên ngay nhà ông Mãn, cán sự công Chánh, số 47/2. Trước đó chú Điềm, cán sự ở đó với một ông kiến trúc sư, dạy mình vẽ bản đồ và tô màu. Mình có liên lạc được với chú Điềm, nay ở Sàigòn. Khi gia đình mình dọn về đây thì ở tại căn này. Đến khi ông bà Hai, ở căn đầu tiên 47/1, dọn đi thì bố mình mới xin dọn qua. Rộng hơn nhất là có vườn, đất sân rộng. Bố mẹ có xây một căn bên cạnh. Nhờ đó mà khi Việt Cộng vào đuổi cổ đi, mới có nhà ở riêng, không phải đi kinh tế mới.

Bên cạnh là nhà bà Thường, số 47/3 có 4 cô con gái và một người con trai tên Dũng học Yersin trên mình đâu  5 lớp. Cô đầu tên Oanh, lấy ông chồng nào thổi sáo rất hay. Tối tối hai người ra trước mấy thang cấp, thổi sáo nghe phê không thể tả. Sau này, cô Oanh sinh con so. Bà Thường, mỗi sáng chạy qua nhà mình dựng cổ dậy, đưa cái bô để mình tè vào, cho cô Oanh uống. Nghe nói uống nước tiểu của mình tốt. Đó là lần đầu tiên trong đời mình được thiên hạ trân trọng nước tiểu. Sau này, có chú Nhân, đi Xây Dựng Nông Thôn, có cô vợ làm thư ký cho ty Công Chánh, dọn đến. Chú Thân hay kêu mình vô nhà, cho mượn sách của ông Hoàng Xuân Việt đọc. Nghe nói chú nay giàu lắm, có tiệm ăn hay nhà nghỉ to đùng cạnh nhà ông Mai. Mình có tìm chú khi về Đà Lạt nhưng chưa có duyên.

Bên cạnh số 47/4, là nhà ông Khoa, làm ty kiến thiết. Có 3 trai hai gái thì phải. Mình nhớ con đầu là anh Bình, sau đó đến Chú Sanh, chú Hành. Con gái thì chỉ nhớ cô Cúc, một cô khác đi lấy chồng ở xa nên chưa bao giờ gặp. Sau này, ông KHoa về hưu ở Ba Ngòi. Nhà để trống, mình và mấy đứa trong xóm chạy vào căn này chơi khi trời mưa. Sau này, khu công chánh cao nguyên trung phần từ Ban Mê Thuộc dọn về Đà Lạt, thì gia đình ông Tước dọn vào. Nhà này con đông như nhà mình. 7 gái 3 trai. Con đầu là anh Lâm, sau đi biệt kích rồi Biệt Cách Nhảy Dù, tham dự giải vây An Lộc, Phước Long, nay ở Hoa Kỳ.

Kế đó là chị Gái, hay cho mình mượn sách việt ngữ đọc với điều kiện là phải trả sáng hôm sau. Nhờ vậy mà mình đọc sách rất nhanh. Trung bình một cuốn sách là 2-4 tiếng đồng hồ. Sau đó là thằng Bi, Tí Chị, Tí Em cùng tuổi với mình, rồi đến Bé Lớn, Bé Nhỏ, thằng Tèo, nghe nói đang ở Bolsa, con Nguyên, và Con Oanh, đang ở Bolsa, chưa gặp lại. Mình có liên lạc lại chị Gái, tự kêu là fan cứng của mình, Tí Em, Bé Nhỏ và Nguyên.

Kế đó là 47/5 là nhà ông Kiếm. Bà Kiếm hay kêu mình vào nhà, nhờ xỏ chỉ luồng kim cho bà vì mắt kém hay nhổ tóc bạc cho bà. Bà có một người con trai độc nhất tên Sửu lớn mình đâu 4 tuổi. Sau này, về hưu, nghe nói về lại Quảng Trị. Mình không nhớ gia đình nào dọn về đây.

47/6 là nhà con Thuý, thằng Dư. Thằng Dư hơn mình đâu 3-4 tuổi, có con em nhỏ hơn mình 1 tuổi tên Thuý, hay chơi với mình hồi nhỏ. Thằng Dư hay dẫn mình sang Chùa, hay lên trường Bùi Thị Xuân nghe hướng đạo Lâm Viên chơi văn nghệ. Mẹ nó bán cơm ngoài chợ. Mỗi lần chợ đêm vào trước Tết, mẹ mình nhờ nó đưa mình về nhà. Sau này, gia đình này dọn lên Ban Mê Thuột. Khi khu Công Chánh Cao Nguyên Trung Phần dọn về Đà Lạt, mình hy vọng con Thuý cũng dọn về nhưng bặt tin. Mình có kể về chuyện con này bắt mình cho nó xem chim đa đa của mình. Sau đó gọi mình là thằng cu đen.

Căn này sau đó có nhà bà Hoà dọn đến. Nhà này cũng con đông. Con đầu là chị Hợp, học Văn Học, sau đó đến chị Hiền, nay ở San Jose, mình có gặp lại một lần. Kế đó là Phương, cùng tuổi mình, học Bùi Thị Xuân, rồi đến thằng Hiếu, thua mình 2 tuổi, rồi thằng Hậu, rồi mấy cô con gái nữa nhưng không nhớ tên. Hình như có một cô tên Hằng. Nhà này đặt tên con theo chữ H tương tự nhà ông Hân.

47/7 là nhà của ông Nhân, người Bắc. Có hai đứa con gái. Một đứa tên Oanh hơn mình 1 tuổi và con em tên Hoà thì phải thua mình 1 tuổi. Sau này, dọn về Sàigòn trong cư xá Thanh Đa. Gia đình ông Vinh dọn đến. Nhà này có 3 gái 3 trai. Để xem có nhớ tên hay không. Người đầu tên Thanh, đi pháo binh, sau đó anh Tú, học đại học khoa học Sàigòn, đến chị Tân, rồi đến thằng Tiến, thua mình một tuổi, học Trần Hưng Đạo. Đến con Tâm, rồi con Tuyết. Sau này, dọn về đường Phan CHu Trinh, xây cái nhà to đùng. Mất liên lạc từ đó.

Ngoài ra, có gia đình anh Bình, con ông Khoa. Khi ông Khoa còn đi làm, thì gia đình anh Bình ở chung với ông Khoa. Sau ông Khoa về hưu, dọn về Ba Ngoài thì anh Bình chiếm miếng đất, phía sau cầu tiêu của xóm, làm một căn nhà để ở. Nhà này thì con đầu là Đắc, thua mình 1 tuổi, đến Thái, Thu Oanh, rồi Trâu,…Thu Em, mấy người con sau nhiều quá, không nhớ tên. Mình có thăm cô Kim, em dâu của Dì mình.

Bên kia con dốc, đối diện nhà mình thì có nhà bà Phú. Sau này dọn qua đường Phan Đình PHùng, cạnh tiệm thuốc tây Lâm Viên, bán gạo đường gì đó. Con đầu là chị Mẫn, sau này lấy chồng là cháu bà Tước. Kế đến có một chị khác rồi đến thằng Phúc, rồi một tên nữa rồi sau này bà Phú còn sinh ra mấy trự thì không nhớ vì đã ở bên đường Phan Đình Phùng. Nay cả gia đình ở vùng Seattle. Chị Mẫn là người đầu tiên tìm ra mình. Sau đó nói lại với con bác Tước, rồi có con bác Ngọc ở Úc Dại Lợi.

Nhìn tấm ảnh trên, thấy cột điện trước nhà ông Hiển (Châu) khiến mình nhớ đến vụ ông lính tự tử ở đây. Hình như ban đêm, nghe tiếng nổ cái đùng lớn. Tuy hoang man nhưng không ai làm gì cả. Sáng ra, dì Gái, con bà Cáp, nhà trên phía trường Đa Nghĩa, đi chợ hay ghé vào nhà mình, rủ mẹ mình đi chung. Hôm đó, mặt dì xanh như đít nhái khi vào nhà mình, nói không ra hơi. Dì kêu có cái xác ông lính nào chết, nằm dưới đường. Mình nghe đến là chạy xuống ngay. Thấy có ông lính bị nữa cái mặt bay mất tiêu, máu me tùm lum đường. Cho đến giờ này, mình không biết lý do. Nghe đồn tùm lum, người thì kêu ông ta thất tình nên đến trước nhà người yêu, cho nổ lựu đạn. Ai biết thì cho em xin. Chỉ tội cho mình là mỗi lần đi ban đêm về là phải đi ngang cột điện này, mình phải vái, đọc kinh kêu đủ thứ Phật về phù hộ cho mình. May quá ông này chết không linh, nếu không đã có người cho xây cái am nhỏ rồi.

Khi gia đình bà Phú dọn đi thì gia đình bà Ron, em của ông bà Phú dọn về đây. Ông Ron có vợ bé nên lâu lâu mới về, kiếm nhà cho vợ con ở rồi dọt đi nhà vợ bé. Bà Ron, bán cơm ngoài chợ. Có toàn con gái, người trừ một tên con trai tên Long. Bên cạnh nhà bà Ron, là nhà thằng Hoàng thì phải, cùng hay hơn mình một tuổi. Hắn hay rống bản nhạc: “cớ sao buồn này Kim, ai yêu em hơn anh mà tìm,…” chị nó đẩy đà, nghe ai uống dấm nhịn ăn sao đó, lăn đùng ra chết. Sau đó thì gia đình này dọn đi đâu mình không nhớ.

Nhà mình thuộc về Hai Bà Trưng nhưng lại gần đường Thi Sách. Do đó mình chơi với đám con nít trên đường Thi Sách nhiều hơn là đám dưới đường Hai BÀ Trưng. Ngay đường Thi Sách, ngay con dốc là nhà của bác Đinh Gia Lành. Sau này ông đi Pháp nên để lại căn nhà này cho gia đình Đinh Gia Lành chăm sóc rồi cho ai ở. Sau 75 thì mất luôn.

Đi lên dốc về phía Calmette thì bên cạnh là nhà ông Ấm Thảo, người Huế. Mình hay ghé lại nhà này. Trước sân có cái trang thờ mà mẹ mình đem cái thai bị xẩy đến đây chôn và thờ. Ông Ấm Thảo có tài tán gái, có đến 3 bà vợ. Mình nhớ con đầu tên Ngữ, đi Thuỷ Quân Lục Chiến, bị mất một con mắt khi tái chiếm Quảng Trị. Sau đó thì nhớ có hai tên khác, tên Hậu thì phải rồi đến thằng Thọ, thua mình một tuổi, rồi tên con út, con bà thứ 3.

Cạnh đó là nhà thằng Trí thì phải, bố làm nha Địa Dư, có mẹ bán ngoài chợ. Nghe nói đi vượt biển cùng tàu với em mình, định cư tại Úc đại Lợi. Rồi đến nhà Hồ Thanh  Hy, Hồ Thanh Hải,.. rồi đến nhà thằng Thạch, hơn mình đâu 2, 3 tuổi, học Yersin. Sau này đi 302, sau 75 cãi lộn với ai bị đâm chết. Nhà hắn ngày đầu đường Calmette.

Tấm ảnh này hơi mờ nhưng cho thấy rõ ràng 3 dãy nhà cư xá Địa Dư nhất là 3 con đường song song: Hai Bà Trưng, Thi Sách và Calmette mà con dốc đi ngang nhà mình đã nối liền 3 con đường mà mình đã đi qua rất nhiều lần, hằng ngày. Nhà Phạm Ngọc Liên và Văn Tài Phát, nằm ngay căn giữa. Dãy bên trái, có nhà ông Thạc, thợ thiết. Dãy cuối có nhà ông Lào, chú Be.

Phía sau chỗ đường Thi sách, thấy có nhà hội của cư xá Pasteur, nhà của thằng Cường lùn. Nhà ông Đề, giám đốc trung tâm thẩm vấn.

Trên 3 dãy nhà Địa dư là dãy nhà của cư xá Pasteur. Giữa nhà ông Mai và một căn của cư xá Pasteur, con dốc đi lên từ đường Hai Bà Trưng lên Thi Sách, qua nhà ông Tác, nhà thằng Thạch, bà Thủ.

Thấy con đường mòn từ Phan đình Phùng, chỗ Cầu Quẹo, băng qua mấy cái vườn, qua con suối rồi lên mấy thang cấp giữa hai dãy cư xá Địa Dư. Thấy bên phải ngay vườn có nhà Cậu Liễu, bán thuốc Cẩm Lệ, con bà Dụ, chị bà Võ Quang Tiềm. Cứ đến mù mưa thì chỗ này bị lụt. Nước dâng lên đến chân khu cư xá Địa Dư. Thôi ngưng ở đây.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tổ Tiên Chính Giáo Đại Đạo Sinh Tồn

 Nghe kể; hồi bé mình hay bị đau ốm. Ông Phúng kêu bán vía mình cho mấy Cô, mấy Cậu trên am Mệ Cai Thỏ ở đường Nguyễn Công Trứ, ấp Hà Đông. Cứ mỗi lần lên đó, họ cúng lá bùa gì đó, rồi sau đó đốt cháy thành tro, đổ nước lạnh, khấn xong cho mình uống như cà phê nên da mình đen như cột nhà cháy. Chán Mớ Đời 

Nói vậy chớ vui lắm, mình thích ra am Mệ Cai, chơi với mấy tên cùng lứa lại được Ông Chín, cõng nhảy tưng tưng. Sướng kể gì. Ông Chín xem như Bố Đỡ Đầu.

Đến năm Mậu Thân, thằng em mấy tháng bổng nhiên lăn đùng ra chết. Bác sỹ cho rằng đau màng óc. Thế là phải đem đi chôn ở Mả Thánh. Chôn em ở đây mới khám phá ra đám chăn bò, những Đinh Bộ LĨnh thời nay. Phải cho chúng ăn cơm, trái cây cúng để chúng lấy, không đem về vì nếu không chúng làm loạn cho bò lại đạp bể cái mộ.

Chôn em xong thì phải cúng thất tuần. Tuần nào cũng phải làm mâm cổ để cúng, mời mấy đạo hữu lại tụng kinh. Mình là anh đầu nên quỳ lạy đủ trò, tụng kinh cả hơn tiếng đồng hồ. Sau này, gặp đồng chí gái, đi chùa, cô nàng thấy mình tụng kinh như Ba Tây nên mẹ vợ nhất trí cho cưới.

Ngay chỗ ngã ba Cường Để và đường Thành Thái, có cái dốc và mấy bậc thang bên trái, để leo lên tổ đình  của Tổ Tiên Chính Giáo Đà Lạt. Tại đây, mình thường đến đay khi còn bé, sinh hoạt với nhóm hướng đạo TTCG. Hai bác Nguyễn Đình Thừa cũng hay đến đây nên thân với bố mẹ mình từ đó. Địa điểm toạ lạc tại số 2 Cường Để. Đi tới một chút là Ấp Ánh Sáng, có con đường Bà Triệu với cầu BÁ Hộ Chúc Bắc ngang con suối Cam Ly chảy về thác Cam Ly.

Tụng kinh đây là kinh của Tổ Tiên Chính Giáo. Không phải kinh Phật Giáo như mình thường đọc cho Mệ Ngoại mỗi ngày trước khi đi ngủ. Mệ Ngoại mình không biết chữ nên tối nào cũng kêu mình đọc kinh cho Mệ nghe. Mệ còn sống đến ngày nay thì chỉ mở You-tu-be ra là nghe đủ loại kinh hay nghe Pháp Thoại, khỏi cần cúng dường cho thầy vì You-tu-be trả tiền quảng cáo cho thầy rồi.

Đạo này có Tổ Đình ở số 2 Cường Để, Đà Lạt, ngay cuối ấp Ánh Sáng, cuối đường Thành Thái. Có mấy thang cấp leo lên khuôn viên của Tổ Đình. Chỗ này là nơi người ta rước Thánh Mẫu với xe hoa đủ trò về các am tại Đà Lạt như trên Số 4, am Mệ Cai ở Ấp Hà Đông,... Khi xưa, mình hay đi theo mấy chiếc xe hoa này lắm, lại được ăn vì có ông Phúng. Ông thấy mình là hay dúi kẹo bánh chi đó cho ăn. Dạo ấy, Dì Thanh, cậu Mạnh chưa có con nên mình được xem là cháu đầu nên ông bà Phúng thương lắm.

Tụng kinh xong thì có màn cầu cơ chi đó, đợi hương tàn. Có một ông đội khăn màu đỏ, phủ lên đầu, tay cầm chiếc đũa, ngồi trước mâm gạo. Một ông ngồi cạnh để đọc những gì ông ta viết lên mâm gạo. Nếu đọc sai thì ông ta lấy chiếc đũa đánh xuống cái mâm. Một ông lấy viết ghi xuống, kêu là thơ của Mẹ hay ông thiên tướng nào như Đức Thánh Trần về báo. Họ gọi các mục này là cầu cơ chấp bút khiến sau 75 Việt Cộng rất sợ vì có thể nói ra những tư tưởng phản động chống họ nên dẹp ngay.

Tổ Tiên Chính Giáo ra đời ngày 1 tháng 1 năm 1964 tại tổ đình toạ lạc tại số 2 đường Cường Để, thị xã Đà Lạt. Mình hay đến đây chơi và đi hướng đạo của Tổ Tiên Chính Giáo. Đạo này dựa trên đấng siêu nhiên Hạo Nhiên thượng Đế, và các chư Phật, Tiên, Thánh thần và thượng phụ quốc tổ Hùng Vương. Truyền cơ bút thông qua một đồng tử để khai đạo như mình thấy ở nhà mình. Rồi lan rộng khác nơi ở miền Nam.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ra nghị định ngày 26 tháng 4 năm 1966, cho phép đạo này được phép hoạt động như một hiệp hội.

 Chỉ nhớ có thằng Châu, nhà ở đâu trong Dốc Nhà Bò làm đội trưởng. Tên này đi hướng đạo Lâm Viên với anh hắn làm đoàn trưởng. Không biết sau này có còn hoạt động hay không vì mình đi mấy tháng thì chán ba vụ họp đoàn này nên nghỉ, ở nhà đi đá banh, thả diều.

Mình nghĩ mấy người di cư từ Huế vào, đem theo các lễ nghi từ làng xã của họ theo rồi từ từ, làm ăn khá, họ bắt đầu xây các am để thờ thần hoàn của quê. Am Mệ Cai Thỏ, ở ấp Hà Đông, thờ Thánh Mẫu rồi lan toả ra, người Đà Lạt khi ấy với chiến tranh nên tìm một chỗ dựa tinh thần. Hàng năm, có lễ rước Thánh Mẫu, từ Tổ Đình về các am hay đền ở các ấp ở Đà Lạt vào buổi tối với các xe hoa đủ màu. Sau Mậu Thân hình như không được tổ chức nữa hay mình không tham gia nữa.

Việt Nam có hai tôn giáo chính: Phật giáo và Thiên Chúa giáo nhưng dân gian lại thờ Thánh Mẫu, được truyền tụng qua văn hoá truyền khẩu từ xưa. Sau này, họ bắt đầu ghi lại kinh sách,…nên mới có chút gì khái niệm. Mình nghe kể có 3 vị thánh mẫu chính: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải mà người ta hay gọi Tam Mẫu Tứ Phủ. Sau này, họ thêm mấy vị khác, nghe nói lên đến 60 vị. Nghèo tới là ngưng vì không nhớ nổi.

Bố mẹ mình theo đạo này nhưng mình không rành lắm vì đi Tây sớm nên không có thời gian đi theo ông bà cụ đến tổ đình. Người hướng dẫn bà cụ mình vào đạo tổ tiên chính giáo là ông Phúng. Ông cụ mình chỉ vào sau 1975 rồi đi tù. Sau này về nhà thì rất tin tưởng vào đạo Tổ Tiên Chính Giáo, chịu khó đi làm lễ, đọc kinh,…

Người ta giải thích người Việt tôn thờ người mẹ trên hết. Không hiểu lý do. Khi xưa thuộc chế độ mẫu hệ. Có thể, trong lịch sử Việt Nam, can qua xẩy ra quá nhiều. Hết đánh tàu thì đến tây, hết tây đến mỹ, rồi đến campuchia rồi tàu lại,… cha đi đánh trận, ở nhà một mình, người phụ nữ Việt Nam, phải gánh vác hết. Nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ chồng, buôn bán như hình ảnh thiếu phụ Nam Xương. Có lẻ nhờ đó mà người con gần gửi mẹ hơn.

Mình nhớ khi xưa, ông cụ ở trong quân đội, lâu lâu mới về phép. Sau này, làm công chức trên Ban Mê Thuột, lâu lâu mới gặp. Ban ngày, mẹ đi bán ngoài chợ, chỉ tối về mấy mẹ con hủ hỉ với nhau. 

Người ta thờ Mẹ Núi để đi rừng, gặp mấy con thú, vâng lời Mẹ Núi, không giết hại mình. Người đi biển, đi hồ đánh cá thì thờ Mẹ Nước để hà bá không bắt mình. Sau này, người ta thờ Mẹ Trời, để tránh mưa to gió lớn, làm hư hại mùa màn, lụt lội. Nay mình trồng bơ thì không biết phải thờ Mẹ Nào? Mẹ Bơ hay Mẹ Núi để mấy con sóc không ăn bơ của mình. Mình nghe một ông sư kể, ông nào có vườn ra kêu mời mấy ông đi, đừng ăn trái của tui, thì chim bỏ đi. Mình bắt chước kêu mấy ông sóc, đừng có ăn bơ của tui. Không bẩy hay cho thức ăn triệt sản, chúng sinh đẻ mệt thở luôn. Chán Mớ Đời 

Có lẻ từ đó, các bà Mẹ nói trên được huyền thoại hoá, trở thành Mẫu Thượng Hoàng, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên. Họ dành cho mỗi bà này mỗi Phủ, toà nhà thiêng. Tam Toà được xem như 3 cõi Trời, Non, Nước. Từ đó xuất hiện việc thờ Mẫu Tam Phủ,… sau đó người ta nghĩ đến một phủ khác là Địa Phủ nên biến thành Tứ Phủ.

Có thể khi Phật Giáo du nhập nói đến Niết Bàn, Âm Phủ cũng có thể khi Thiên Chúa Giáo du nhập vào Việt Nam, nói đến Thiên Đường và Địa Ngục khiến dân gian kèm thêm vào các đạo thờ của mình. Ở miền Nam, nghe nói có đạo thờ ông Victor Hugo, mặt trời,…

Theo mình hiểu từ “mẫu” rất bao quát, được đại diện qua Thiên Phủ (miền Trời), được gọi là Mẫu Thượng Thiên. Địa Phủ (miền Đất), được gọi là Mẫu Địa, Thoải Phủ (miền sông biển) được gọi là Mẫu Thoải và Nhạc Phủ (miền núi), được gọi là Mẫu Thượng Ngàn. Người Đà Lạt thờ Mẫu Thượng Ngàn nhiều nhất.

Nghe kể; muốn vào đạo thì phải trên 18 tuổi, phải tình nguyện, không bị cha mẹ ép buộc. Nhờ vậy mình thoát vụ này. Đạo không phân biệt giai cấp, miễn là người muốn vào đạo phải theo các quy định của đạo Tổ Tiên CHính Giáo. Người muốn gia nhập đạo phải lương thiện, chấp nhận các nội quy của đạo. Khi mình về lại Đà Lạt thì bố mẹ mình xin tiền cúng cho tổ đình thì cứ đưa nhưng mình cũng không biết rõ ất giáp gì về đạo của bố mẹ theo.

Họ học giáo lý về vua HÙng Vương, quốc tổ của người Việt nên tổ chức ngày giỗ tổ mỗi năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngoài Bôn Sa, mình thấy có cái đền HÙng. Nếu mình không lầm bác Đức, khi xưa thầu khoán ở Sàigòn, cũng là đạo hữu của Tổ Tiên Chính Giáo đã đóng góp, xin tiền các cộng đồng để xây tổ đình (mướn chỗ). Nay mỗi ngày có người đến mở cửa để người Việt có thể ghé thăm, thắp hương cho tổ phụ.

Khi mẹ mình sang Hoa Kỳ chơi có gặp bác mấy lần. Nay không biết bác còn sống hay không. Lần cuối, mình ghé thăm bác ở thành phố Santa Ana trong khu người già. Ngày nay, họ giải mả cho thấy các vị vua hÙng được bịa ra. Trong cuốn sử ký Việt Nam đầu tiên, không thấy nhắc đến 18 ông vua này, tính ra thì mỗi người cai trị trung bình 183 năm. Bên tàu, nước Sở có 18 vị Sở HÙng Vương nên người Việt mình kéo đại vào để tô điểm thêm cho quá khứ giàu sang của tổ tiên mình. Mấy vụ Sùng Lãm , Âu Cơ đều được chế ra hết. Tương tự Phù Đổng Thiên Vương,… trong sách sử cận đại, chúng ta thấy có nhiều nhân vật được tạo ra như Lê Văn Tám, ngọn đuốc cách mạng,…

Mình chỉ nhớ có mấy người chính trong Tổ Tiên Chính Giáo là ông Nguyễn Văn Phúng, mẹ mình kêu bằng cậu, em của bà Võ Quang Tiềm, ông Đỗ Quang Tế, ông Lê Sơn Tùng, hình như ông này là người đồng tử, trùm khăn. Lâu quá chả nhớ ai ra ai. Người em lăn đùng ra chết, mình phải tụng kinh cho nó được đi đầu thai sớm.

Mình nhớ, quỳ cả mấy tiếng đồng hồ, bụng đói hương tàn mà mấy ông không chịu ngưng để ăn. Cứ tiếp tục đọc thơ, ông thì cầm cái bút lông viết lên mâm gạo, ông thì đọc. Nếu đọc sai thì ông Đồng Tử, trở cái bút lông lại, khỏ khỏ trên cái mâm, báo hiệu là đọc sai.

Mấy người lớn kêu là Thánh Thần, Phật, các vua HÙng Vương bút thông qua một đồng tử thực hiện việc khai đạo. Ông mà ngồi trùm khăn đỏ, được xem là đồng tử. Sau này được phát triển xuống các tỉnh miền nam, nay có nhiều người theo lắm. Dạo ông cụ mình chưa mất, hay đi xuống các vùng này thăm các đạo hữu. Khi ông cụ mất, nghe nói các phái đoàn từ các tỉnh về dự đám tang đông như quân Nguyên. Mình thấy họ phong ông cụ mình chức gì trên Thiên Đình. Kinh

Ở ngoài Bolsa, lâu lắm rồi, mình thấy hai vợ chồng chạy chiếc xe Jeep màu xanh, có gắn mấy con rồng trên mui xe, chạy vòng vòng tự xưng thiên tướng, tướng nhà trời được giáng xuống Bolsa để làm chi đó. Có chỗ để họ lên đồng lên bóng ở đường Hazard. Có bà mời mình đến nhà, chỉ cái giường, có tượng gỗ ông tướng nào nằm. Hỏi ai thế, bà ta bảo là vua Quang Trung, chồng của bà ta. Bà là công chúa Ngọc Hân. Hỏi chồng hiện tại thì được biết là chồng cỏi tạm. Kinh. Đồng chí gái mà biết vụ này, chắc cũn kêu mình là chồng cỏi tạm, tối cho ra salon ngủ, thỉnh ông vua nào khi xưa về.

Có lần, đồng chí gái bị đau, kêu mình chở đến chỗ nào ngoài bolsa. Có một ông nào từ Texas đến, kêu mở luân xa cho. Ông ta kêu mọi người nhắm mắt lại còn mình thì hé hé để xem họ diễn ra sao. Đâu 3 phút sau, ông ta mở công tắc đèn màu vàng bật lên. Thế là mở luân xa, rồi thiên hạ đưa cái giỏ cúng tiền. Mình thấy toàn tờ $100 không nên sợ, kéo mụ vợ đi về. Mụ vợ kêu đang nhắm mắt bổng nhiên thấy màu vàng. Mình nói thì họ bật đèn vàng thì nó lên màu vàng. Cuối cùng mụ vợ vẫn đau dù có người mở luân xa. Chán Mớ Đời  bắt mình đấm bóp, mỗi cả tay mỗi ngày.

Sau 75 thì Việt Cộng cấm, và tịch thâu cái đình ở số 2 đường Cường Để. Nghe nói các người trong đạo đang tìm cách xin lại để thờ phụng, chắc tốn tiền sửa chửa bộn vì đã trên 45 năm. Chắc họ không cho vì miếng đất này là kim cương chớ không vàng.

Hình như Hà Nội ngày nay chủ trương cho tôn giáo lập lại nhưng để họ kiểm soát, kiểu tu theo kiểu quốc doanh nên nghe nói đã phát triển ra ngoài bắc. Ở làng Vĩnh Phúc, Phú Thọ có đền thờ. Khi con người càng mê tín thì không chạy theo ba cái tư duy về nhân quyền, dân chủ, dân công chi cả. Họ cứ tin thần thánh giúp đỡ làm giàu, thoát kiếp, hết đau bệnh. Xong om

Các tôn giáo như công giáo do toà thánh Vatican lãnh đạo vẫn bị Hà Nội làm khó dễ. Về Đà Lạt, mình có đi thăm mấy tu viện, nhà thờ thì được kể lại như vậy.

Mình nghe kể sau 75, tổ đình khắp nơi bị Hà Nội tịch thu nên các đạo hữu nhóm họp lén lút tại tư gia. Cứ như khi xưa, mấy người theo đạo Ki-tô bị quan quân nhà Nguyễn lùng bắt. Mấy người chính như ông Đổ Quang Tế, trốn ra Nhà Trang hay đâu đó rồi cuối cùng cũng bị bắt. Ông cụ mình thì cũng bị lên án 18 năm về tội phản động, đi tù được 15 năm thì trại cải tạo hết người nên được thả về sớm.

Tò mò tìm tài liệu đọc mới khám phá những gì xẩy ra xưa, còn nhỏ không hiểu gì cả. Người lớn bảo gì thì làm theo. Vấn đề ngày nay, mình dã sống tại hải ngoại gần 50 năm. Văn hoá, phong tục Việt thì không rành, chỉ lắc đầu không hiểu như một tên mất gốc.

Trong lịch sử nhân loại, chúng ta sống nhờ qua các câu chuyện kể. Một loại văn hoá truyền khẩu. Con người nhỏ bé trước thiên nhiên, không giải thích được các hiện tượng xảy ra thường nhật. Họ nghĩ có đấng thần linh nào đó đã gây ra nên cúng thờ các vị này để được yên ổn làm ăn.

Các chức sắc trong làng tạo ra các điều lệ, phong tục như mỗi làng đều thờ Thần Hoàn, thờ những ai thi đậu để họ giúp con cháu, người trong làng học giỏi,… ngày nay, người ta khám phá ra, chỉ cần bỏ ít tiền là có thể đậu bằng tiến sĩ, khỏi cần học hành gì cả.

Đà Lạt do các người di cư từ miền Trung vào rất đông. Người Đà Lạt đầu tiên đem theo tục lệ trong làng của họ theo. Khi làm ăn khá khá một chút thì họ đóng góp để xây các am miếu như am Mệ Cai Thỏ ở đường Nguyễn Công Trứ. Mỗi khu vực đều có nhưng am miếu như trên số 4 cũng có. Nếu mình không lầm thì ông Phúng và các người làng An Lưu, có làm một nhà thờ họ của làng trên Số 4, đường Ngô Quyền để hàng năm, các người gốc An Lưu có thể đến đó hội họp, nhận nhìn bà con.

Hay làng Dưỡng Mong, trong Ấp Xuân An mà mình hay đi vì làng của Ông Ngoại. Bên Mệ ngoại là An Lưu bên nội của mẹ mình là Dưỡng Mong. Bố ông Nguyễn Chánh Thi là anh ruột của ông cố ngoại mình ở làng Dưỡng Mong. Khi ông làm chức vụ gì ở miền Trung, có xây cái cổng làng to đùng cho làng Dưỡng Mong. Gần đây, mình thấy mấy cô hàng xóm của mình khi xưa, có về làng này để tu sửa lại cổng làng,… hoá ra ngày nay, sinh con gái được nhờ, chăm sóc làng quên cha đất tổ.

Vía mình được bán cho Ông Chín ở am Mệ Cai Thỏ hồi nhỏ, nên không biết nay đã lên chức gì trên thiên đình chưa. Thần cai vườn bơ chắc. Có người muốn mua vườn bơ của mình. Biết đâu sang năm đúng ngày vía của mình sẽ bán cái vườn bơ để đi chơi cho khoẻ đời. Mình chỉ biết là hiện nay đang theo đạo Sợ VỢ. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn