Trang

Đưa tiền vào Nam đánh Việt Nam Cộng Hoà

  Đưa tiền vào Nam


Có lần nói chuyện với anh Phong, đại đội trưởng đại đội trinh sát 302, và tiểu đoàn trưởng 204 Đà Lạt khi xưa. Anh ta kể có lần đi hành quân, lính anh ta bắt được một cái sacoche của Việt Cộng trong đó có mấy ngàn đô la, chia nhau cho cả đại đội xài. Có người kể là bộ đội đi vào miền nam chỉ đem theo vàng và tiền đô la để đưa cho nằm vùng mua thực phẩm cho bộ đội. Một lần khác ở Quảng đức, lính 302 bắt gặp xe Jeep của 1 thiếu tá, được ông tướng Nguyễn Văn Toàn quân khu 2, vua tham nhũng mà mình có kể về bài viết của tuỳ viên ông ta nói về vị chỉ huy của mình, đưa người đi thương lượng với Việt Cộng, trả tiền để cho người ông ta chặt cây bán cho ngoại quốc không bị phá. Trinh sát 302 bị phát hiện nên bắn chết cả Việt Cộng và ông thiếu tá khiến ông Toàn nổi điên, muốn bỏ tù thiếu tá Phong. Mất đâu 2 ngàn đô la. Ai buồn đời thì tìm đọc bài của vị sĩ quan tuỳ viên, mình có chép trong bài mình kể lại trên bờ lốc.


Nay mình mới hiểu vị trí của Việt Cộng trong thời chiến tranh vì khi xưa, cứ nghĩ họ núp bên Lào hay bên Cao Miên


Đà Lạt khi xưa có nhiều tiểu thương làm kinh tài cho bộ đội như cô Ba Chỉ tiệm Bình Lợi dưới chợ Đà Lạt, giữa tiệm Lộc Sơn và Nguyễn Văn Ngạch, đối diện đồn cảnh sát. Sau 75, cô ta làm lớn ở Đà Lạt rồi bị về vườn. Nghe cô ta kể là trước 75, đi du lịch qua Thái Lan, gặp bà Nguyễn THị Bình để nhận được chỉ thị kinh tài ra sao. Ngoài ra có nhiều tiểu thương khác nhiều khi bị bắt buộc nếu không bị giết hay cho nổ mìn như vụ cây xăng Ngã Ba CHùa. Mấy người nằm vùng mua gạo muối đường và lương khô rồi chở vào bưng cho Việt Cộng. Lâu lâu mình nghe ngoài chợ kêu đường tăng bo hay ai đó bị Việt Cộng tịch thu hết hàng hoá. Sau này mới hiểu họ chở vào bưng rồi kêu bị Việt Cộng tịch thu đóng thuế để qua mắt chính quyền miền nam.


Mình mình kể có lần cô Ba Chỉ kêu vào tiệm nói có 100 bao gạo mới về, ai hỏi thì bán lấy lời nuôi con. Độ 1 tiếng sau, có người đến hàng mẹ mình hỏi có gạo không muốn mua 100 bao. Thế là mẹ mình nói có và bán giá cao hơn cô Ba CHỉ đưa, kiếm tiền nuôi con và trả nợ cho chồng đánh bài thua. Sau 75, bà hay đến mua gạo là nằm vùng, làm lớn lắm. Ông cụ mình đi tù nhưng nhờ cô Ba CHỉ và mấy bà khi xưa nằm vùng đỡ đầu nên tai qua nạn khỏi với đám CM 30 ở chợ cũng như ở xóm.


Mẹ mình có mua gạo của Địa Phương Quân nữa. Có ông đại đội trưởng nào ở Đà Lạt, hay kêu mẹ mình để bán gạo. Gạo của lính ông ta, chắc có nhiều lính kiểng nên ông ta dư gạo nên kêu bà cụ bán rẻ. Có lần ông ta nhận tiền mà không cho lính chở gạo ra chợ nên bà cụ đi đòi, không được thì lên vị chỉ huy của ông ta, thì được biết ông ta đánh bài thua nên kiện củ khoai. Ngoài ra có mua gạo của mấy bà sơ và ông cha nhà dòng. Mỹ viện trợ ăn không hết nên đem bán cho bà cụ. Mẹ mình không có môn bài đại lý bán gạo nên bán chui, phải đi mua hàng kiểu này để bán lại.



Có lần một ông tài xế quen ngoài chợ, hay chở hàng cho mẹ mình từ Sàigòn về, bị bắt bỏ tù cả năm khiến bà vợ phải thuê tài xế, lái xe hàng đi Sàigòn. Sau này bà ta sinh con, người ta đồn là con của ông tài xế vì không giống mấy đứa con khác. Chán Mớ Đời 


Lâu rồi mình có đọc bài báo của báo Hà Nội kể các người nằm vùng đổi tiền ngoại quốc đi nhiều ngõ từ Paris, qua Hương Cảng, Cao Miên,… trước khi đưa về Sàigòn.

Xin trích một đoạn của báo Hà Nội do tác giả cuốn sách về những con đường Trường Sơn đặc biệt.


Đến thời điểm hẹn trước, một bộ phận đặc biệt chuyên trách vấn đề vận chuyển là đơn vị C.100 thuộc Đoàn 559 cùng B.29 tiến hành các thủ tục giấy tờ giao nhận, đóng thùng đặc chủng và chở đi. Trong giai đoạn đầu, tiền đi vào Nam theo một con đường khá "sang trọng": 


Con đường thường xuyên và gian khổ nhất của đại bộ phận đôla vẫn là tuyến đường Trường Sơn, bằng xe tải quân sự và đường biển trên những chuyến tàu không số, cất giấu dưới hầm tàu hai đáy trên con đường Hồ Chí Minh trên biển. 

Hành trình của các loại tiền kể trên từ Hà Nội vào Nam được phân bổ theo từng phân đoạn, theo quy định của trung ương: tiền tới địa chỉ nào thì nơi đó có đơn vị đặc nhiệm tiếp nhận và cất giữ. Trung ương phân bổ theo từng khu vực lớn là: Trị Thiên - Huế, Khu V, Tây nguyên, Nam bộ (B2)... Tại từng khu vực nói trên, việc cấp phát, phân bổ, sử dụng, chi tiêu là công việc nội bộ từng nơi, dưới sự lãnh đạo toàn diện của từng đảng bộ, với sự tham mưu chỉ đạo chuyên ngành là các ban tài chính hoặc ban kinh - tài trực thuộc. 

Khi có nhu cầu chi tiêu bằng biệt tệ mà số do trung ương đã đổi và chuyển vào không đủ, phải tiến hành "chế biến" tại chỗ. Việc "chế biến" này được thực hiện theo phương pháp phân tán nhỏ lẻ để khỏi bị lộ (trung ương không chủ trương tích giữ dài ngày đồng tiền Sài Gòn, bởi từ sau năm 1970 sự mất giá của tiền Sài Gòn xảy ra liên tục, tỉ lệ mất giá ngày càng cao). Việc quản lý thu, chi, theo dõi hạch toán kế toán, kho quỹ được thực hiện rất chặt chẽ. Tại ban kinh - tài hoặc cơ quan ngân tín được đảng bộ từng khu vực giao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác này, các bộ phận chuyên trách về kế toán và kho quỹ đều được thành lập. Kế toán từng khu vực đều tiến hành đối chiếu số liệu định kỳ với kế toán B.29.

Từ năm 1964-1965 chi phí cho miền Nam tăng lên rất nhiều, phương thức AM càng thêm khó khăn, tốn kém, kể cả sự hi sinh xương máu. Trong tình hình mới nó bộc lộ nhiều nhược điểm. Thứ nhất, Mỹ ra sức đánh phá các con đường trên bộ và trên biển, gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển. Thực tế đã xảy ra một số lần đối phương ném bom trúng xe chở hàng, trong đó có các thùng đựng tiền, vỏ thùng đựng tiền tuy không bị cháy nhưng sức nóng của lửa đã làm phân hủy số đôla bên trong. Từ giữa thập kỷ 1960 tình hình chính trị của Campuchia bất ổn, đặc biệt từ khi có đảo chính của Lonnol thì con đường này cũng chỉ có thể được sử dụng một cách rất hạn chế. Thứ hai, việc "chế biến" lần thứ hai từ đôla ra tiền Sài Gòn cũng gặp khó khăn, không thể nào "chế biến" một cách nhanh chóng một số tiền quá lớn trên thị trường miền Nam.

Phương pháp mới 


Từ 1965, Trung ương Cục có chủ trương phát triển các cơ sở tại nội thành. Những cán bộ chủ chốt của Ban Tài chính đặc biệt đã được đưa vào nội thành để bám trụ. Hai cán bộ là Mười Phi và Nguyễn Thanh Quang (còn gọi là Năm Quang, tức Dân Sanh) đã nảy ra ý định "chơi theo luật chơi", nghĩa là sử dụng chính hệ thống ngân hàng của thế giới và của chế độ Sài Gòn để chuyển tiền cho cách mạng. 

Phát hiện bất ngờ này được đề xuất với trung ương. Sau đó được trung ương chấp thuận cho thực thi, gọi là phương pháp mới, ký hiệu là FM. FM là phương thức chi viện tiền cho miền Nam bằng chuyển khoản. Chuyển khoản có hai chiều: nhận và trả.

Khâu nhận: Tiền Z (tiền Sài Gòn) được lấy ngay tại Sài Gòn qua một đường dây hoạt động nội thành của Ban Tài chính đặc biệt thuộc Trung ương Cục miền Nam (tức N.2683), sau đó hoàn trả cho nhà cung cấp tại nước ngoài bằng đôla. Nhà cung cấp tiền Z Sài Gòn là những chủ kinh doanh lớn sẵn sàng hợp tác với một đầu mối của N.2683 trong nội thành Sài Gòn, có mật danh là C.130 do Dân Sanh đảm nhiệm. Họ có tài khoản tại các ngân hàng thương mại nước ngoài và ở Sài Gòn. Theo sự thỏa thuận với N.2683, họ rút tiền Z từ ngân hàng để cung cấp cho cách mạng nhưng lấy lý do để sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp có những khoản lớn là tiền Z, không cần rút từ ngân hàng mà thu trực tiếp do bán hàng nhập khẩu. 

Tiền Z được giao tại những nơi quy ước là vùng giáp ranh ven đô Sài Gòn - Gia Định, có khi còn đi xa hơn, phân tán trong các kho nhỏ rồi tổ chức các chuyến ôtô đem đi. Phương pháp này được mang ký hiệu là FM vì FM vừa là tên gọi một kênh phát sóng ngắn hơn AM, vừa là chữ viết tắt của phương pháp mới (F: phương pháp; M: mới). Phương pháp này có nhiều thuận lợi hơn phương pháp AM: có thể giải quyết một vụ chuyển tiền lớn chỉ trong một ngày thay vì nhiều tháng hành trình đầy rủi ro của phương pháp AM, an toàn hơn, kín đáo hơn, không bị thiệt thòi do vấn đề tỉ giá, mà có trường hợp còn sinh lợi nhờ hưởng lãi suất phát sinh tại các ngân hàng (khoản lãi suất này trong mười năm tính ra tới gần 25 triệu đôla).

Để thực hiện FM cần phải có một hệ thống tổ chức rất tinh vi và dày công bố trí. Tại Hà Nội, bộ phận B.29 thuộc Vietcombank dùng các mật mã, điện đài để liên lạc với miền Nam và liên lạc với các ngân hàng trên thế giới để nhận và gửi các lệnh chi tiền, chuyển tiền. Bộ phận đó vẫn do ông Mai Hữu Ích điều hành và trưởng phòng thanh toán Nguyễn Nhật Hồng (còn gọi là Ba Hồng) trực tiếp phụ trách. 

Ở trong Nam, một bộ phận có bí danh là N.2683 do ông Mười Phi làm trưởng ban tài chính đặc biệt của Trung ương Cục phụ trách. Một bộ phận đặt tại Sài Gòn. Cơ sở này trực thuộc Trung ương Cục, gọi là Ban Công tác đặc biệt. Nó là một "đối tác" đặc biệt của B.29. Đầu mối và cũng là cơ sở của N.2683 là một đại thương gia có khả năng chi tiền mặt cho N.2683. Rồi theo thông báo của N.2683, B.29 lại chi trả cho họ bằng cách chuyển ngân vào tài khoản của họ ở các ngân hàng nước ngoài. 



Mình có quen một gia đình khi xưa giàu có ở CHợ Lớn, sau 75 thì ở Hải ngoại, có nhà ở Tây Ban Nha, ở Hồng Kông này nọ. Nên không biết khi xưa họ có chuyển tiền ra Hải ngoại bằng cách nào. Đưa cho nằm vùng Việt Cộng ở miền nam rồi họ ở ngoại quốc chuyển tiền vào ngân hàng Thuỵ Sĩ? Nay qua đời nên không biết hỏi ai.


Ông Mười Phi nhận định: "Đây cũng là một loại đường mòn Hồ Chí Minh nhưng không dùng ôtô, tàu thủy, máy bay hay đường ống nên không có vết chân nguời. Chỉ có những lệnh chuyển tiền thôi. Anh Phạm Hùng cho tôi danh sách năm người để tôi chọn. Tôi chọn anh Ba Châu và nhắc anh Phạm Hùng nên cho anh Ba Châu đi học thêm tiếng Khơme, học tình báo rồi hãy vào Phnom Penh giúp chúng tôi". 

Ông Lữ Minh Châu (Ba Châu) - phó Ban N.2683 - kể lại: "Chiến trường mở rộng, nhu cầu tiền càng nhiều, càng nhanh càng tốt và phải cung cấp cho nhiều nơi. Với biện pháp FM, nói cách khác, với hoạt động ngân hàng đặc biệt trong thời kỳ chống Mỹ tại miền Nam, chúng tôi "Ban Công tác đặc biệt" trực thuộc Trung ương Cục miền Nam với các loại bí số D.270 và N.2683, mà tôi là phó trưởng ban, anh Mười Thăng Long là trưởng ban, đã cung cấp các loại tiền nhanh chóng, đủ và đúng theo yêu cầu của Cục Hậu cần miền Nam".

ĐẶNG PHONG, tác giả cuốn sách nói trên. Ai buồn đời thì đọc để hiểu thêm về cuộc chiến Việt Nam ngày xưa.


Đọc tài liệu của Hà Nội nên biết thêm chút gì về cuộc xâm chiếm miền Nam:


Báo Thời báo Ngân hàng mô tả rõ vai trò của “Ngân hàng Ngoại hối” bí mật mang bí danh B.29, thành lập tại Hà Nội, tiếp nhận viện trợ quốc tế (USD, rúp, tệ…) rồi quy đổi và chuyển vào miền Nam thông qua hai đơn vị Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam: N.2683 (Ban Tài chính đặc biệt) và C.32 (Ban Ngân tín R). Các cán bộ như Mai Hữu Ích, Nguyễn Nhật Hồng, Nguyễn Văn Phi… đã xử lý hàng tỷ USD quy đổi và gửi vào chiến trường qua Đoàn 559  .


Bộ Tài chính Việt Nam thông tin rằng nhiệm vụ chi viện miền Nam được đánh giá là cốt tử trong chiến lược giải phóng, đặc biệt trong giai đoạn 1964–1965, tập trung cán bộ ưu tú để vận hành dòng tiền chiến lược này  .


Trung tâm Lưu trữ Việt Nam tại Texas Tech (VNCA) lưu giữ hàng triệu trang tư liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam, bao gồm các báo cáo tài chính, ghi chép nội bộ ngành ngân hàng, chứng minh tính xác thực và quy mô tài chính vận chuyển trong kháng chiến  .


https://www.vietnam.ttu.edu/


Sơ đồ tổ chức vận chuyển tài chính


1. Ở Hà Nội – miền Bắc

B.29 (Ngân hàng Ngoại hối bí mật): tiếp nhận ngoại tệ viện trợ từ quốc tế tại các đầu mối như Hong Kong, Paris, London, Bắc Kinh. Mình có đọc một bài báo của Hà Nội phỏng vấn mấy người khi xưa, chuyển tiền từ Paris, qua Hương Cảng rồi về Sàigòn. Nay tìm lại không thấy nữa. Quá lâu nên nằm ở dưới các tài liệu mới.

Quy đổi và gom tiền vào kho Bắc, chờ lệnh vận chuyển.


2. Đường vận chuyển qua Đoàn 559

Tài chính được vận chuyển cùng lương thực, vũ khí… qua Lào – Campuchia. Đường mòn Hồ Chí Minh vận hành liên tục từ năm 1959 – đặc biệt quy mô lớn từ 1967–1971  .

Tiền được giấu trong thùng kín đặc biệt, chia nhỏ để giảm rủi ro. Có cả đường dẫn dầu phục vụ xe, hệ thống trạm nghỉ…


3. Tại miền Nam – Trung ương Cục

N.2683 (Ban Tài chính đặc biệt) và C.32 (Ban Ngân tín R): tiếp nhận tài chính từ Bắc chuyển đến, kiểm đếm, bảo quản rồi phân phối đến các chiến khu, vùng giải phóng  .

Giao liên địa phương, cán bộ cơ sở trong mật danh F.M (phương pháp mới) phối hợp kinh doanh bình phong để lấy tiền công khai từ hệ thống tài chính Sài Gòn, rồi chuyển về xuôi phục vụ cách mạng  .


Cho thấy Hà Nội có rất nhiều đường tiếp tế vào nam trong khi Việt Nam Cộng Hoà thì nhận viện trợ từ Hoa Kỳ rồi nhiều tiền quá nên tướng tá tham nhũng. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét