Hôm trước tình cờ đọc trên mạng bà Dương Nguyệt Ánh và bà Dương Vân Mai có họ hàng với nhau, xuất thân từ hai anh em Dương Khuê và Dương Lâm khiến mình tò mò về hậu duệ các người nổi tiếng có học thức khi xưa. Thú thật mình không biết hai ông họ Dương này chỉ nghe đến ông Dương Thiệu Tước , con trai của 1 trong ông này là nhạc sĩ tác giả bài “đêm tàn Bến Ngự” bất hủ.
Mình đọc đâu đó nhà Lý khi bị Trần Thủ Độ soán ngôi nên có một số người sống sót vượt biển chạy đến Đài Loan và Triều Tiên. Con cháu di tản trên hai chiếc tàu này sau này phụ giúp vua xứ Cao Ly xây dựng cơ đồ mà ngày nay có người làm đến chức tổng thống mà người Triều Tiên gọi dòng tộc này là Lee. Gặp ai họ Lee, người đại Hàn thì biết họ là hậu duệ của nhà Lý Việt Nam khi xưa.
Khi xưa đồng chí gái hay kêu mình đi dự “ngày nhớ Huế” do ông anh và mấy người đồng hương tổ chức thì khám phá các gia đình khoa bảng của Huế khi xưa như Hồ Đắc, Tôn Thất, Thân Trọng, Hà Thúc, NGuyễn Khoa…. Hàng xóm mình khi xưa có ông Hà Thúc Mãn, cán sự công chánh, nghe nói cháu của ông Hà Thúc Nhơn, người tử thủ ở bệnh viện Nha Trang thì phải, kêu tẩy trừ tham nhũng sau bị Lý Tòng Bá cho chiến xa bắn chết thì phải. Sau vụ này chú Mãn chửi thề mệt nghỉ. Nghe nói sau 76 chú về Sàigòn làm thầu khoán.
Nếu xét về khoa học thì có lẻ gen của gia đình di truyền. Cũng có thể là giáo dục hay cả hai. Mình nghĩ là giáo dục gia đình hơn là gen vì dòng tộc chỉ có một vài người đổ tú tài, cử nhân hay tiến sĩ chớ không phải cả họ. Cha hay ông nội đổ làm quan thì con cháu cũng phải học thì có đứa thông minh đậu cao, có đứa học ngu thì rớt.
Mỗi lần có kỵ bên vợ thì mình thấy con cháu tụ họp động đủ. Đa số là bác sĩ hay kỹ sư hay nha sĩ hoặc dược sĩ, chả có ai làm vườn nông dân như mình. Tuần rồi đi ăn cưới cháu kêu bằng ông cũng thấy toàn là bác sĩ kỹ sư thế hệ sau này. Có thể nói sang Hoa Kỳ hay thời nay, cơ hội học lên cao hơn xưa. Bạn học khi xưa ở Đà Lạt còn dân Đà Lạt mình gặp lại thì đậu tiến sĩ thì đông hơn quân tàu. Có hai cô, một cô là con gái tiệm cà phê ở đường Phan Bội Châu.
Không biết là nhờ gen hay giáo dục. Bên vợ mình thì được biết ông ngoại là dòng Tôn Thất, học đậu cao nên làm quan, bà ngoại là họ Hồ Đắc cũng nổi tiếng học giỏi ở Huế, có đông con gái và con trai. Mấy ông cậu là bác sĩ ngoại trừ một ông buồn đời sao học vẽ làm hoạ sĩ, tên Tôn Thất Đào nổi tiếng ở Huế, khi xưa dạy đại học mỹ thuật Huế. Mấy cô con gái đều được đi học trường Đồng Khánh sau này lấy chồng đều học cao, làm công chức đến chức phó tỉnh trưởng ,… con trai cũng đông, đa số qua Hoa Kỳ làm bác sĩ, có 1 người con trai thì đi theo cách mạng, làm tùy viên cho Võ Đại tướng, đổi họ thành nGuyễn thay vì Tôn Thất, con cháu đều học cao, có hai cô con gái đậu tiến sĩ ở Harvard chớ không phải mua bằng như đa số tiến sĩ ở Việt Nam. Đậu xong ở lại Hoa Kỳ vì về Việt Nam chả làm được gì cả phí đời.
Có thể cha mẹ có học nên cải thiện thêm gen và từ đời này sang đời kia gen từ từ khá lên chớ nông dân như mình thì con cháu đời đời là nông dân. Có học nên giáo dục con từ bé nên theo khuôn khổ. Nếu bố mẹ được sách, có sách trong nhà thì con Cái cũng bắt chước được sách, học tập thay vì đi chơi phá làng phá xóm như mình.
Mình có anh bạn học chung khi xưa kể là trong gia phả có ghi tên hai người đậu tiến sĩ nhưng không ghi tên. Đặc biệt là dặn con cháu sau này dù thời thế ra sao cũng phải cho con cháu ăn học. Sau 75 gia đình anh ta bị Trù dập không được đi học tiếp lên đại học nhưng anh ta vẫn lén nghe đài BBC và voa để học thêm anh ngữ. Sau đổi mới họ phải dùng anh ta vì biết tiếng anh nên nay có cuộc sống tươm tất. Sau này về Hà Nội, mới khám phá ra là hai vị tiến sĩ không ghi tên trong gia phả là hai ông Ngô Thời Nhậm và Ngô Thời Sỹ.
Có anh bạn khác kể sau 75 anh ta đậu thủ khoa Huế được giấy tờ đi du học liên Xô đến khi gần ngày đi thì mấy ông Hà Nội vào đá ra để con họ đi Chán Mớ Đời nên anh ta vượt biên nay giàu có. Ngược lại anh ta kể có thủ khoa Sàigòn không được đi nên anh thủ khoa miền nam Chán Mớ Đời tự tử. Con mấy ông lớn ở Hà Nội đi liên Xô chỉ buôn bán, gửi hàng về cho bố mẹ bán giàu có.
Đi ngày nhớ Huế thì khám phá ra các dòng họ Nguyễn Khoa, Hồ Đắc, Thân Trọng,.. đều có rể má với bên họ của vợ như rể hay dâu. Chỉ có mình, gốc làm vườn, nông dân lạc đâu vào gia đình cát mệ.
Lấy vợ dòng cát mệ mới khám phá ra người Huế rất chuộng khoa bảng. Ở Huế có hai dòng họ được gọi “nhất Thân nhì Hà” ý nói đây là dòng Thân Trọng và Hà Thúc. Hai dòng họ này chú tâm học để làm quan, cách tiến thân duy nhất của người xưa. Khi xưa thời phong kiến họ kêu nhất sĩ nhì nông tam công tứ thương nên ai cũng muốn học để làm Quan. Vì một người làm quan cả họ được nhờ.
Bên ngoại mình, chú ruột của bà cụ mình đậu kỳ thi Hương bên được bổ làm quan, triều đình đưa vào Blao để cai quản. Ông kêu anh em vào đây rồi phát mỗi người một mẫu đất trồng trà làm ăn. Bên nội mình thì thuộc dạng bần cố nông, sau này trong cuộc cải cách Ruộng đất được cách mạng phong lên giai cấp phú nông, suýt bị giết. Thấy trong gia phả có ghi một ông đậu tiến sĩ. Mình nhờ ông chép và dịch gia phả xem có đúng không thì được biết vào thời đại kể trong gia phả chả có ai đậu tiến sĩ mang tên của ông tổ này cả. Đoán là khi xưa, gia tộc làm ruộng buồn đời ai đó viết gia phả cho dòng tộc buồn đời ghi tên một ông tiến sĩ cho oai gia phả. Đâu có ai kiểm chứng.
Nói chung thì khi xưa muốn học đi thi đỗ ông nghè này nọ phải có tiền. Nghe kể mấy dòng họ Thân Trọng hay Hà Thúc hay đem cháu trong họ về nuôi ăn học vì đâu phải ai cũng có tiền. Khi xưa chỉ có nghề làm ruộng mà mấy ông con trai không làm thì đói.
Ngày nay thì học hành được phổ thông hóa nên bất cứ ai cũng có thể học. Học không được thì mua bằng. Khác với bên Tây đi học đại học chỉ cho rớt một lần trong hai năm đầu rớt quá 2 lần thì không Cho học nữa vì tốn Tiền chính phủ. Con bà chủ nhà cho mình mướn phòng ô sin rớt lần thứ hai là nghỉ nhà đi học nghề thợ mộc. Bên mỹ học trường tư nên tha hồ đóng tiền đến khi đủ điểm ra trường. Mình nghĩ học đại học tốn tiền ngoại trừ muốn đậu tiến sĩ , bác sĩ,..
Qua Mỹ tinh thần khoa bảng từ từ biến mất trong cộng đồng người Việt ở thế hệ thứ 2. Thế hệ thứ nhất thì cũng bắt con học y khoa hay nha khoa này nọ nhưng đến thế hệ sau thì quen với đời sống Hoa Kỳ nên chủ yếu là kinh tế vì phi thương bất phú. Mình có hai đứa cháu chả học đại học, mở công ty buôn bán sau đó một đứa bán một công ty với giá 27 triệu và một đứa ở tuổi 30 bán một công ty khác, bán dụng cụ gắp kít chó, thiên hạ dẫn chó đi bộ, lười gắp cứt chó nên mua đồ này gom cứt chó khoẻ ru, giá 8 triệu đô. Nay ăn xong đi chơi đây đó trong khi anh em họ làm nha sĩ, bác sĩ cày học gạch để trả nợ mượn tiền học đại học. Làm vài năm bằng thiên hạ làm cả đời.
Khi xưa người ta hay nhắc đến bài thơ của ông vua Tự Đức nói về các cô gái Kim Long.
Kim Long gái đẹp Mỹ miều,
trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi.
Ngày nay về Huế người ta lại nhái lại câu thơ trên biến thành
“Kim Long gái đẹp Mỹ miều ,
kiểm tra dân số đĩ nhiều hơn dân”
Đúng là vật đổi sao dời. Việt Cộng vô thay đổi hết truyền thống họ tộc theo đúng tinh thần cách mạng xóa Cái cũ làm cái mới. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Hắc Sơn tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét