Giáo dục phổ thông tại Hoa Kỳ
Nhớ tổng thống Obama đọc diễn văn kêu phải tạo cơ hội cho tất cả giới trẻ tại Hoa Kỳ được vào đại học khiến mình buồn cười vì trò mị dân cua chính trị gia. Lý do là trên nguyên tắc ai ở Hoa Kỳ đều có cơ hội để thực hiện giấc mơ của mình. Vấn đề là khả năng và hoàn cảnh. Điển hình, mình muốn trở thành cầu thủ bóng rổ như Kobe Bryant để được giàu có nhưng không có khả năng thì cũng ngọng.Tương tự có người không có khả năng học cao, vào đại học nhưng lại có khả năng, có khiếu làm nghề tay chân như thợ mộc, sửa xe,… vẫn mở tiệm, buôn bán làm giàu, ngược lại có người không có khiếu làm việc tay chân nhưng có khả năng tính toán để trở thành kỹ sư. Ước mơ là một việc nhưng phải hiểu rõ khả năng của mình.
Theo thống kê thì chính phủ Hoa Kỳ chi trung bình $17,700 cho mỗi học sinh phổ thông với 119.1 tỷ đô la hay 13,6% cho ngân sách hàng năm còn lại 85,4% ngân sách dùng để trả lương giáo chức này nọ,…
The U.S. government spends roughly $17,700 per student annually on K-12 public education, with the federal government contributing about $119.1 billion or 13.6% of the total funding. This includes federal, state, and local government funding. For public postsecondary schools, the average per-pupil spending is $30,228,
Nền giáo dục Hoa Kỳ có sự nghịch lý như sau: nền giáo dục phổ thông thì te tua, chính phủ Hoa Kỳ trả tiền rất nhiều cho mỗi học sinh hàng năm nhưng lại ở vào hạng gần chót trên thế giới. Cứ tưởng tượng trên 3 triệu nam sinh tại Hoa Kỳ mỗi năm không tốt nghiệp trung học phổ thông. Đọc không thạo. Ngược lại chương trình giáo dục đại học được xem là số một trên thế giới. Hàng năm có trên 300,000 sinh viên đến từ Trung Cộng, 275,000 đến từ ấn độ,… hình như Việt Nam có đến 35,000 du học sinh. Người ta lý giải là giáo dục phổ thông đều tuân theo chỉ thị của bộ giáo dục liên bang còn đại học thì tự do, do các trường đại học tự chọn chương trình giảng dạy. Không phụ thuộc tiền bạc vào chính phủ.
Bộ giáo dục liên bang được thành lập vào năm 1979 dưới thời tổng thống Jimmy Carter. Ngày nay chúng ta có thể tranh luận là nền giáo dục Hoa Kỳ không khá hơn trước kia mà có thể tệ hơn trước khi bộ giáo dục liên bang được thành lập. Thật ra nền giáo dục Hoa Kỳ đã xuống dốc trước khi bộ giáo dục liên bang được thành lập, sự thành lập bộ giáo dục liên bang, giúp xuống dốc nhanh hơn và ngày nay chính phủ Trump 2.0 giải thể, để cho các tiểu bang tự lo liệu tại địa phương. Người dân địa phương hiểu rõ hoàn cảnh địa phương, từng học khu để lựa chọn cách giáo dục thay vì phải theo chỉ thị của chính phủ liên bang. Mình nhớ chính phủ Trump 1.0 có mời một bà gốc đại Hàn, nổi tiếng thay đổi nền gái dục ở Hoa Thịnh Đốn, nhưng sau đó bị công đoàn giáo chước làm áp lực nên từ chối lời mời của chính phủ Trump. Thay vào đó bà chủ công ty đa hệ Ámways, được bổ nhiệm là bộ trưởng giáo dục nhưng 4 năm chả làm được gì cả. Kỳ này giải thể luôn.
Nhớ dạo con mình còn đi học phổ thông, qua bao nhiêu chương trình của liên bang đưa ra như dưới thời tổng thống BUsh COn, như chương trình No Child Left Behind, hay Race To The Top, dưới thời tổng thống Obama mà bộ giáo dục tốn 4.3 tỷ đô la mà không đem lại kết quả, khiến bao nhiêu phụ huynh nổi điên. Các trường chạy theo thành tích, khiến học sinh tự tử. Con mình được giáo viên đề nghị theo học các chương trình GATE, hiệu trưởng và giáo viên gọi điện thoại kêu đừng đi, ở lại trường vì có chương trình dành cho học sinh giỏi này nọ. Lý do là muốn đạt thành tích có nhiều học sinh thi cuối năm đạt điểm cao chớ chả lo lắng gì về giáo dục con mình. Cali có chương trình GATE, để các học sinh có khả năng tiếp thu nhanh không phải chán nản vì thầy cô phải dạy chậm cho cả lớp theo kịp. Đây họ tách riêng các học sinh tiên tiến này để giảng dạy nhanh chóng hơn.
Có một phim tựa đề quên rồi, hình như Race to the Nowhere. Trong trường con mình do các phụ huynh mướn để cho xem, để hiểu áp lực của chương trình này khiến một cô học sinh gái da trắng, học giỏi nhưng vì điểm xuống nên tự tử. Khiến bà mẹ lên tiếng nhưng chính phủ Obama không màn. https://en.wikipedia.org/wiki/Race_to_Nowhere
Thật ra trước 1979, nền giáo dục Hoa Kỳ đã xuống dốc. Do đó chính phủ Carter đột phá tư duy sáng lập bộ giáo dục liên bang để lèo lái giáo dục. Thay vì thay đổi, bộ giáo dục liên bang lại giúp cho nền giáo dục xuống dốc nhanh hơn. Nếu một công ty tư nhân mà thua lỗ hàng năm thì sẽ bị phá sản còn bộ giáo dục Hoa Kỳ càng không đạt các chỉ tiêu thì họ càng ra thêm nhiều chính sách, tốn thêm tiền.
Thật ra hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ngày nay đã bỏ nền căn bản của giáo dục là dạy học sinh tư duy, suy nghĩ. Bù lại họ định hướng, muốn học sinh phải suy nghĩ như thế nào mới đúng. Thay vì nuôi dưỡng tư duy phản biện, critical thinking, học đường chú tâm vào cảm xúc, nhồi sọ học sinh về các sinh hoạt, đường lối chính trị. Như chúng ta thấy chủ nghĩa thức tĩnh được dạy hướng dẫn trong trường, họ khuyến khích học sinh hãy theo cảm tính giới tính của mình, muốn thay đổi giới tính,…. Thay vì học về toán học, các môn nhân văn, đạo đức, họ chú tâm hướng dẫn học sinh về ý thức hệ. Về xét lại lịch sử dựa trên căn bản đạo đức ngày nay. Lên án lịch sử,…
Tiền bạc thay vì dùng để trả cho các lớp học, xây với các phòng thí nghiệm, khoa học,… họ dùng vào trả tiền cho các chế độ quan liêu như các nghiên cứu thức tĩnh vớ vẩn. Mình nhớ có bà Mỹ quen, phải dạy con ở nhà (home schooling). Ai có tiền thì gửi con đến các trường tư, còn nghèo thì ngọng, để cho con mình học tập chủ nghĩa thức tĩnh về nhà chửi bố mẹ là kỳ thị này nọ,.. nhớ thời ông Bush con, đề nghị mỗi học sinh có một voucher, dạo đó $5,000/ học sinh mà chính phủ phải trả hàng năm. Họ đề nghị học sinh nhận voucher rồi muốn học trường nào thì cứ đem lại nộp cho trường đó để ghi danh học nhưng công đoàn giáo chức phản đối. Lý do là nếu như vậy phụ huynh đưa con đi đến các trường học tân tiến hết. Mấy trường kia là ngọng, không đủ học sinh thì sao.
Ở Cali, học khu nào có nhiều học sinh da vàng, thường các trường này có điểm cao, được gọi là Distinguished School. Điển hình là thành phố Irvine, do đó bố mẹ dọn về thành phố này để con đi học trường giỏi nên nhà cửa lên như điên. Các học khu có người Việt nhiều như thành phố Westminster hay Garden Grove đều có trường tốt nhưng không bằng Irvine vì có nhiều học sinh gốc Mễ, nên cân bằng lại tỏng khi Irvine thì đa số là da vàng.
Học sinh không hưởng được gì cả chỉ có các giáo viên là hưởng lợi, các công đoàn giáo chức, tranh đấu quyền lợi cho các hội viên giáo chức để họ khỏi bị sa thải. Lương cao thay vì giáo viên dỡ thì phải sa thải. Họ chống các trường Charter (có phụ huynh hợp tác), không cho phụ huynh góp ý kiến. Họ nghĩ họ là những trí thức, giỏi, biết con của chúng ta cần phải học gì. Họ chống vụ voucher cho học sinh. Mỗi học sinh có thể dùng cái voucher này để nộp cho trường mình muốn con mình theo học. Nếu làm vậy thì các trường có giáo chức dỡ sẽ phải đóng cửa. Nhớ có chị bạn ở Santa Ana nhưng lại lấy địa chỉ của người quen để con mình học ở trường Fountain Valley, có thầy giỏi hơn. Mình khi xưa, ở Westminster, sau phải chạy về học khu Villa Park để khỏi phải trả tiền trường tư.
Nếu không có liên bang dính vào thì tại địa phương, sẽ có sự tranh dành học sinh, tự do muốn học trường nào họ muốn thay vì bắt buộc ai ở đâu học tại đó. Mỗi học khu sẽ bầu cho ai có chương trình về giáo dục tốt, thay vì cứ chạy theo các chương trình do liên bang đưa ra. Không được uyển chuyển. Khi phụ huynh có sự lựa chọn, họ sẽ biết trường học nào tốt cho con họ. Ai cũng muốn mang lại cho con nhiều điều tốt đẹp. Lý do đó mà mình đồng ý việc huỷ bỏ bộ giáo dục liên bang, tốn tiền, quan liêu mà không đưa đến kết quả cụ thể và tích cực.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét