Có một giáo sư người Mỹ gốc da đen mà mình đọc gần hết sách của ông ta để hiểu cuộc hành trình của một người thiểu số, từ một người mê đắm chủ nghĩa mát xít để trở thành người bảo thủ. Đó là giáo sư Thomas Sowell. Một người được bạn học gọi là “the Marxist guy”. Ông ta say mê chủ nghĩa mát xít, đọc không biết bao nhiêu sách để thông hiểu cuộc chiến đấu giai cấp, để giúp người da đen đạt sự thịnh vượng như người Mỹ da trắng. Ông đã tốt nghiệp đại học Harvard, đại học Chicago và Columbia và gặp gỡ Milton Friedman. Cuối cùng ông ta thay đổi. Đó là hành trình một người đam mê chủ nghĩa mát xít đến phản tỉnh.
Hồi còn trẻ ông ta làm việc như một người messenger ở New York. Bỏ học trung học phổ thông vì nghèo, chạy xe đạp để đưa thư từ cho các công sở nhanh chóng. Ông ta đi làm từ Harlem, một trong những phố nghèo nhất của thành phố New York đến Manhattan, khu phố của những người giàu sang nhất thành phố này. Ông ta tự hỏi lý do nào mà có sự cách biệt kinh tế giữa hai khu phố của thành phố New York.
Ông ta gặp Friedman tại đại học HarvardChủ nghĩa Mát Xít giải đáp câu hỏi của ông ta. Áp Bức, bốc lột của Tư bản đối với lao động. Rất hợp với tư duy của một người tìm sự thật, thậm chí về mặt đạo đức. Ông ta tìm hiểu sâu hơn qua các sách, lý thuyết và tranh luận. Gần như là sự thật của xã hội. Sau này ông ta đi lính đánh trận ở Triều Tiên. Giải ngủ được đi học lại với G.I. Bills tương tự ông phó tổng thống JD Vance. Đen trắng gì mà nghèo, đi lính vài năm được luật cựu chiến binh giúp đi học lại và mua nhà cửa không cần tiền đặt cọc.
Tốt nghiệp ông ta đi làm cho chính phủ, tại bộ lao động Hoa Kỳ. Công việc của ông ta là nghiên cứu về lương tối thiểu của hòn đảo Puerto Rico. Câu hỏi chính: tại sao thất nghiệp gia tăng?
Câu trả lời có thể là:
- Lương tối thiểu được luật pháp ban hành làm mất công ăn việc làm
- Bảo tố đã làm hư hao mùa màn. Khiến thất nghiệp gia tăng.
Ông Sowell có một ý định rất giản dị: phải thực nghiệm. Nếu sau khi cơn bão đi qua, các vườn tược vẫn tồn tại thì đáp án là luật pháp được ban hành. Ông ta không dùng ý thức hệ, chỉ cần dữ liệu để làm thống kê, tìm ra đáp án cho vấn đề.
Ông ta đề nghị ý định này với các cộng sự viên. Sự việc này khiến ông ta thất kinh. Lý do là các cộng sự viên không tò mò mà lo lắng. Lý do là nếu lương tối thiểu gây trở ngại cho người nghèo thì bộ lao động có thể là vấn đề. Đã là vấn đề thì phải được giải thể. Do đó không một ai muốn nói lên sự thật này để tồn tại, không mất việc.
Dạo này DOGE tìm cách giải thể các cơ quan phí lãn của chính phủ Hoa Kỳ khiến nhiều người lên tiếng chỉ trích. Trên thực tế những gì ông Sowell này nghiên cứu và viết đã khơi mào rất nhiều ý tưởng thanh lọc buồn máy quan liêu. Mình đọc các chương trình của các think tank bảo thủ, đề cập đến các vấn đề mà chính phủ Trump 2.0 đang thanh lọc, để phù hợp với AI và điện toán trong tương lai.
Một cơ quan chính phủ muốn tồn tại thì cần ngân sách để hoạt động mỗi năm, giúp nuôi sống các công chức. Nếu không có chương trình thì họ sẽ mất việc. Do đó họ phải đẻ ra nhiều chương trình để nuôi sống cán bộ công chức. Do đó chúng ta lấy làm lạ khi thấy những chương trình của chính phủ Mỹ qua USAID như giúp đổi giới tính ở Guatemala,…chả ăn nhập gì đến việc viện trợ giúp xứ này phát triển. Càng đọc các chương trình do DOGE khui ra ,chúng ta thấy quái đản.
Mình nghe nói ở Việt Nam cũng đang cải tổ hành chính để giảm bớt chi tiêu cho chế độ hành chánh quan liêu và sử dụng internet. Nhiều người sẽ mất việc hay bị buộc về hưu sớm như DOGE đang thực hiện.
Giáo sư Sowell giác ngộ cách mạng: chính phủ không được lèo lái bởi sự thật, hay dữ liệu hay vì lợi ích công cộng của người dân. Từ đó người mát xít này chới với và từ từ biến thành một người cấp tiến theo chủ nghãi tự do khiến những người bạn của ông ta lên tiếng chỉ trích. Ông ta không bao giờ nhận được dữ liệu về mùa màng ở Puerto Rico mà nhận nhiều điểm hay hơn: giáo dục thế giới thực trong các ưu đãi, chế độ quan liêu và lợi ích chính trị. Và từ đó ông ta bỏ hết đời mình để giải thích cho người Mỹ qua những sách ông ta viết và dạy sinh viên. Lần chót mình nghe ông ta nói chuyện, tuy trên 90 tuổi sức khoẻ có vẻ yếu nhưng thần sắc vẫn tốt. Ông ta có nói đến vài tiêu cực cua chương tình của chính phủ Trump 2.0.
Đồng chí gái khi xưa có đi làm cho chính phủ được 3 năm. Vợ mình kêu làm chán lắm vì chỉ có chính trị bè phái trong sở. Làm việc thì họ đến văn phòng, pha cà phê đọc báo xong mới làm tà tà nên khi hết suy thoái kinh tế thì xin việc khác ở công ty tư nhân. Anh lên chức hay lương bổng nếu quen đúng người đúng nhóm, thay vì nhờ tài năng của mình.
Những lập luận của ông ta sau này bị người Mỹ da đen lên án rất gắt gao, cho rằng ông ta là tay sai, Mỹ gian của bọn da trắng. Mình có kể về vụ này rồi. Ông ta đưa dữ liệu về trường học của ông ta ở Harlem khi xưa, được xem là một trường trung học khá tốt, đào tạo rất nhiều người da đen có học thức và đóng góp rất nhiều vào cho đất nước. Điển hình là ông ta đã tốt nghiệp tiến sĩ đại học danh tiếng. Nhưng với tư tưởng của các chính trị gia người Mỹ da đen sử dụng chiêu bài là hậu duệ của người nô lệ, đòi được bồi thường khiến cộng đồng, văn hoá của người Mỹ da đen banh ta lông như ngày nay. Cho thấy văn hoá, tư duy rất quan trọng để hướng về tương lai.
Muốn cải tổ một cộng đồng, cần nhất là tư duy, giáo dục và thực hành chớ treo mấy tấm biểu ngữ này nọ chả đưa đến đâu cả. Người xưa hay nói “có thực mới vực được đạo”. Thực đây là là thực hành nếu đọc câu này bằng chữ Hán nhưng người Việt mình thì nghĩ chữ “thực “ là ăn nên cứ cắm cổ mà ăn.
Thế hệ đầu tiên người Việt hay người di cư đến Hoa Kỳ đều được xem là thành công vì họ có một ý tưởng làm lại cuộc đời tại Hoa Kỳ, vùng đất hứa với sự tự do buôn bán hay duyệt xét lý lịch …. Nhưng đến đời thứ 3 là có vấn đề. Ai buồn đời, tìm trên bờ lốc.
Hôm qua có ông Mễ đến vườn mua bơ về để vợ con bán cho cuối tuần. Ngồi nói chuyện ông ta kêu tất cả đều là giáo dục. Ông ta kêu bố ông ta không bao giờ dạy ông ta gì cả. Ông bố để ông ta tự tìm lấy con đường. Ông ta kể từ ngày quen mình. Cách đây đâu 15 năm, mình mua nhiều căn nhà do ngân hàng tịch thu bán rẻ lúc khủng hoảng kinh tế thời Obama thì mướn ông ta thay cửa sổ các căn nhà cũ này. Và quen từ đó, dùng ông ta để thay cửa sổ hay sửa chữa cửa này nọ. Một hôm ông ta hỏi đang ở đâu kêu ở nhà, ông ta chở bà vợ lại rồi hỏi mình giải thích làm sao mua nhà cho thuê. Lý do là vợ ông ta không tin những gì ông ta kể cũng như mụ vợ mình kêu tiền đâu mà mua nhà. Vì mình mu anh à do chủ nhà không muốn đóng thuế khi bán và cho vay lại.
Mình nói tiếng Mễ cho bà vợ hiểu, sau đó tặng mấy cuốn sách và băng đĩa mình mua khi xưa để ông ta nghe trên xe. Sau đó thì độ 2 năm sau họ để dành tiền được một ít và mình giúp họ mua được căn nhà, xa thành phố nhưng có đất để trồng cây ăn trái và nuôi gà, nuôi dê, cừu. Lâu lâu ông ta cho một lít sữa dê.
Cách đây mấy tháng ông ta hỏi mình đang ở đâu, kêu ở vườn, ông ta chạy lại than, mụ vợ tiêu xài quá cỡ thợ mộc nên lại hẹn gặp vợ chồng ông ta và thằng con. Tên này muốn lấy vợ, mà lấy vợ thì xem như hết học đại học. Mình phải giải thích sự việc, hy sinh đời mẹ củng cố đời con, cho chúng lên đại học này nọ mới đổi đời được. Người con cũng thấy có lý, không muốn lấy vợ nữa và tiếp tục đi học đại học. Hôm qua ông ta ghé lại lấy bơ kêu từ mấy tháng nay, thắt lưng buột bụng, trả được cái nợ của hai thẻ tín dụng của mụ vợ, còn hai cái nữa. Mình mừng cho ông ta. Ông ta kêu nhờ mình giúp thằng con và mụ vợ giác ngộ cách mạng. Nếu không thì đời cháu của ông ta sẽ tiếp tục sống không mục đích như đa số người Mễ. Cứ tiêu xài thả cửa rồi đi làm trả nợ cả đời. Để rồi về già không có gì cả.
Mình có kể vụ người Nhật uống cà phê như thế nào vì bị bon tư bản đế quốc Sài lang dụ dỗ ra sao. Thì có người còm, kêu ly cà phê muối gì đắt vậy. Mình không trả tiền vì được người quen qua mạng rủ đi uống cà phê muối. Họ nói mình chớ đâu biết giá bao nhiêu. Con gái mình kể năm ngoái thằng Bồ đi Nhật Bản, kêu rẻ quá, một ly margarita giá $6 khiến mình thất kinh. Mình hỏi thằng con, nó cho biết ở Mỹ giá $16 làm mình suýt bị đứng tim. Mình không uống rượu nên không biết giá. Để cuối tháng này đi chơi với hai đứa con sẽ bắt chúng làm tính. Thằng con mình đi với mình cứ bị mình bắt lấy cái máy tính tài chánh ra, để làm tính. Thằng con kỹ sư mà làm tính nhẩm thua bà nội nó. Bà cụ mình khi xưa, chả bao giờ đến trường học mà làm tính nhẩm ở tuổi 90 rất nhanh, cũng vận tốc với mình. Kinh. Mình nói thằng con học làm tính nhẩm để khi đi mua nhà mình chỉ cần làm tính nhẩm tỏng đầu là biết tiền nhà trả mỗi tháng bao nhiêu, thêm thuế, bảo hiểm. Vấn đề là nó học ở Hoa Kỳ nên đầu óc lúc nào cũng máy tính.
Mình nghe nó nói $16 một ly rượu Marguarita. Mình nói đi làm $32 đóng thuế, và an sinh xã hội 50% còn $16. Rồi còn cho tiền boa thường là tờ giấy $20 là cho luôn $4 xem như một ly rượu giá $40. Ngày nao cũng happy hour là bay mất $40. Một tháng 30 ngày là xem đi đong $1,200, một năm $14,400. Dùng số tiền đó đầu tư mua cổ phiếu có phải hay không. Mỗi năm trung bình được 12% thì 30 năm sau được trên 4 triệu đô. Về hưu thoải mái. Nói chung thì con mình cũng thuộc dòng keo kiệt nhất là doạ này chúng muốn mua nhà cho thuê. Ra trường thì thèm tiêu xài cho đã, bù lại những năm tháng sống với bố mẹ. Nhưng nay nhìn lại thì thấy phí tiền, nghĩ lại bố thuộc dòng keo kiệt nên điện thoại hỏi bố làm cách nào tiết kiệm để có tiền mua nhà.
Dạo này con gái với thằng Bồ hồ hởi đi kiếm nhà cho thuê để mua. Chúng bay đi Florida học mấy ông thầy của mình khi xưa. Cứ đi xem căn nào là quay video gửi cho bố rồi hỏi phải nói chuyện ra sao với người bán, người cò địa ốc,…khiến mình nhớ đến ông Rich Dad mình khi xưa. Mình cứ hỏi ông ta hoài về cách thức thương lượng để mua mấy căn nhà khi xưa. Bây giờ mình mới thấy ông ta rất tốt, trả lời mình. Chớ con gái mình cứ 2, 3 phút là gọi, nhắn tin hỏi đủ thứ. Làm bố mình phải trả lời. Nhưng cũng mừng.
Ông Mễ rên con gái sang năm vào đại học, mình nói đem lại mình giải thích là học 2 năm đầu ở đại học cộng đồng để dành tiền, ít nợ rồi chuyển qua đại học chính để bớt tiền đại học. Vì mình cũng sắp đi chơi với vợ con. Kỳ này đi thì chắc bắt mấy đứa con làm tính mệt thở như khi xưa ông rich dad bắt mình làm tính mỗi khi ngồi trên xe với ông ta.
Trong cuốn “Illiberal reformers” của ông Thomas C Leonard có nghiên cứu về sự ủng hộ mức lương tối thiểu của người Mỹ da trắng từ đầu thế kỷ 20. Đó là chính sách của người Mỹ da trắng nhằm để loại trừ người da đen, người nhập cư và người khuyết tật khỏi công ăn việc làm. Chúng ta thấy từ khi chính phủ ban lệnh lương tối thiểu thì các công việc nặng nhọc tay chân bị thay thế bởi máy móc. Vào MacDonald là thấy họ có ứng dụng để mau hay có máy để mình gọi thức ăn. Không còn thấy một hay hai người đứng lấy món gọi của thực khách.Điển hình giới trẻ khi xưa, chưa biết gì về công ăn việc làm, 16 tuổi đi làm bán thời gian trong khi đi học làm lương tối thiểu rẻ nhưng học được cách tiếp cận với khách hàng, quản lý mọi việc. Đó là khởi đầu cho người mới lớn, để có kinh nghiệm. Tương tự các chương trình internship giúp sinh viên thực tập về ngành của mình để khi ra trường kiếm việc được. Chớ sinh viên ra trường đi xin việc, không có kinh nghiệm đâu ai mướn. Cho nên những gai làm luật về lương tối thiểu không hiểu gì về thương mại, đời sống thật sự. Họ chỉ đọc sách rồi ngồi trong cơ sở có máy điều hoà không khí rồi viết những luật không phù hợp với thực tế. Lương tối thiểu thì các công ty gia tăng hàng hoá lên, lạm phát lên cũng bằng không nhiều khi khiến các người nghèo mất việc thêm khó khăn. Phải xin trợ cấp mà xin trợ cấp thì suốt đời bầu phiếu cho những người ra luật bảo vệ người nghèo nhưng thực chất là để nuôi họ. Họ khui ra các đại biểu hai bên có tài sản quá nhiều dù cả đời không làm việc . Điển hình ông Bernhard Sanders, thượng nghị sĩ, của đời chưa bao giờ đi làm có tài sản gần 10 triệu
Đó là lịch sử được ghi chép lại của mức lương tối thiểu. Vào đầu những năm 1900, những người theo chủ nghĩa tiến bộ của Mỹ không tập trung vào việc giúp đỡ người nghèo. Họ bị ám ảnh bởi thuyết ưu sinh học. Và họ cần một cách để đẩy những người "không phù hợp" ra khỏi lực lượng lao động. Thậm chí có người tuyên bố là không nên để giai cấp này sinh sổi nẩy nở. Công cụ của họ dùng mức lương tối thiểu. Các nhà kinh tế học tiến bộ coi nhà nước không phải là trọng tài trung lập mà là công cụ để thiết kế xã hội. Điều đó có nghĩa là quyết định ai xứng đáng được làm việc và ai nên bị loại trừ. Giáo sư Henry Seager của Columbia đã nói rõ ràng:"Những người không có việc làm... phải bị ngăn cản không được đảm bảo việc làm".
Ngày nay, mọi người nói rằng mức lương tối thiểu là mức sàng. Hồi đó, họ sử dụng nó như một cái sàng. Tăng lương đủ cao và những người lao động có năng suất thấp sẽ bị đẩy ra ngoài. Đó không phải là lỗi. Đó là vấn đề. Bà Beatrice Webb, đồng sáng lập Trường Kinh tế London, đồng ý: “Chính sách [tàn phá] nhất đối với cộng đồng là cho phép [những người không có việc làm] cạnh tranh không hạn chế với tư cách là người kiếm tiền lương.” Bà coi tình trạng thất nghiệp trong số những người không đủ khả năng là dấu hiệu của “sức khỏe xã hội”. Họ muốn loại trừ:
— Những người nhập cư Nam và Đông Âu. Đa số không biết tiếng của người địa phương.
— Phụ nữ
— Người khuyết tật
— Bất kỳ ai chấp nhận mức lương “thấp”. Những người di cư, di dân lậu ngày nay.
Ngày nay các chương trình đuổi người di dân lậu này nọ. Tăng lương gái cao để người Mỹ chính cống, da trắng được hưởng nhưng đám này rất là lười. Mình hỏi ông thợ mộc của mình sai không mướn da trắng. Ông ta kêu chúng lười, hở một tí là đau chân đau vai đi nghỉ hè được bảo hiểm tai nạn trả trong khi đó ông ta phải trả tiền bảo hiểm. Khôgn chịu làm tăng ca, nếu làm thì đòi gái 200%,…kiểu này chỉ có lỗ.
Điều này không được ẩn trong các chú thích. Họ đã nói điều đó một cách tự hào, trước công chúng, trong sách giáo khoa, trên các tạp chí.
Sự khác biệt hay sự đồng thuận của chủ nghĩa xã hội và Phát xítCuối thế kỷ 20, chúng thấy chủ nghĩa thức tĩnh và DEI ra đời và ngày nay, người ta đang lo toan về AI, người máy sẽ thay thế một số lớn người lao động trong tương lai. Giới lao động chân tay, ít lương này sẽ làm gì. Nổi loạn? Đó là sự lo sợ của chính quyền khắp thế giới ngày nay.
Mình nghĩ có thể vụ covid là một âm mưu chính ngừa thiên hạ trên thế giới để từ từ vi trùng giết các người nghèo già cả. Người giàu có công ăn việc làm sẽ được cứu chữa còn nghèo thì về thiên quốc sớm hơn dự định.
Trở lại vụ giáo sư Thomas Sowell, cuộc hành trình tư tưởng cua rông ta từ một người đeo đuổi, đam mê lý thuyết cộng sản từ khi đi học đến khi đi dạy đại học vê kinh tế. Nhưng gấu khi làm việc cho chính phủ, khám phá ra chính phủ, guồng máy quan liêu, cai trị người Mỹ mới là vấn đề chính, chớ không phải giàu nghèo, giai cấp bốc lột nhau. Ai cũng cần nương tựa nhau để sống còn. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn